Nhà báo Nguyễn Đức Hiển và “Đừng hát trên những xác người”

RFA

Nguyễn Minh

13-8-2021

Hình minh hoạ: Quan tài chở xác người trong mùa dịch COVID-19 ở TP HCM năm 2021. Nguồn: HCDC

Tựa đề bài viết “Ép giá xử lý tử thi: Đừng hát trên những xác người” đăng trên báo Pháp luật TP HCM ngày 6/8/2021 là một cú đá dưới thắt lưng vào nghề mai táng ở TP HCM.

Bức tường Berlin (Phần 2): Biên giới Đức – Đức

Nguyễn Thọ

14-8-2021

Tiếp theo Phần 1

Nhiều người nhầm lẫn, coi bức tường Berlin là biên giới Đức-Đức. Lý do là bức tường đó được bất ngờ dựng lên trong một đêm, như một quả bom hạt nhân nổ khiến cả thế giới nói về nó, coi như một biểu tương của chiến tranh lạnh. Còn biên giới Đức-Đức thì khổng lồ hơn nhiều, cứ ngấm ngầm len lỏi, lớn dần lên giữa các làng mạc trong vòng 7 năm liền nên ít ai để ý đến nó.

Tính pháp lý của Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01?

Mai Bá Kiếm

14-8-2021

Ngày 12/8, các báo đưa tin BV Dã chiến điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 01 – đặt tại trường PTTH Phú Nhuận, có chức năng thu dung, sàng lọc, khám bệnh, cách ly, điều trị, chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn quận.

Cần thận trọng khi kêu gọi lãnh đạo tiêm vắc-xin Sinopharm làm gương

Nguyễn Vi Yên

14-8-2021

Có không ít ý kiến kêu gọi các lãnh đạo chính trị nên đứng ra tiêm vắc-xin Sinopharm để làm gương, như một cách thuyết phục công chúng chọn tiêm loại vắc-xin này.

Nhân sự kiện một cô giáo ở Đại học Duy Tân bị đuổi việc, tản mạn về phần tử trí thức đại học

Viet-Studies

Trần Văn Chánh

 13-8-2021

Trong những ngày chống dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội (đợt IV từ 27.4.2021) tại TP.HCM, tôi cũng đã tham gia vừa tiêu cực vừa tích cực vào chiến dịch “chống dịch như chống giặc” đại quy mô này bằng cách… ở yên tại nhà, nhờ vậy có thì giờ theo dõi kỹ hơn các thông tin về dịch bệnh, thấy được chỗ hay chỗ dở trong hành động của chính quyền, sự tích cực của đội ngũ y tế, công an, tình cảnh khốn đốn của người dân, kể cả những chuyện thế thái nhân tình trong thời đại loạn.

Fidel là người thế nào? (Phần 1)

Nguyễn Thông

14-8-2021

Khi đặt cái tít như trên, đầu tôi lởn vởn những câu trong bài hịch của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, một tác phẩm lịch sử đám học trò xứ An Nam ai nấy đều thuộc làu. Để đánh giá bản chất những con người từng lừng lẫy một thời, Đại vương không đưa ra lời khẳng định theo lối mòn mà chỉ đặt câu hỏi, kiểu như “Vương Công Kiên là người thế nào, Nguyễn Văn Lập là người thế nào, Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào, Xích Tu Tư là người thế nào?”… Kẻ hậu sinh này mạo muội bắt chước, học người xưa về cách ấy, nên đặt “Fidel là người thế nào?”

Chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ (Phiên bản @)

Mai Quang Hiền

13-8-2021

Chức Nữ là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần (tức là đẹp nhất khi ở trần), nàng là ái nữ của một gia đình quan chức quyền quý. Ngưu Lang là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, sau khi có trong tay 2 bằng đại học và 1 bằng thạc sỹ, chàng được nhận vào làm tại một hãng xe ôm công nghệ. Người ta gọi chàng là Ngưu Lang bởi vì hàng ngày chàng phải cày như trâu (ngưu) và lang thang khắp nơi.

Minh bạch và thật thà với dân

Vũ Kim Hạnh

14-8-2021

Một tấm bảng ghi rõ loại vaccine được tiêm tại một trường học. Ảnh trên mạng

Phải nói là càng ngày mình càng thương người dân Sai Gòn đứt ruột. Dù nhỏ lớn mình sinh ra và vẫn sống ở đây. Những con số tử vong lạnh lùng không làm mình đau đớn và tím tái trong lòng bằng những câu chuyện thật về những trường hợp ra đi của nhiều người thân và quen.

Vaccine và dàn nhạc không có nhạc trưởng!

Blog VOA

Trân Văn

13-8-2021

Phần 1: Sinopharm và dịch là… chuyện nhỏ

Người sử dụng mạng xã hội đang chuyển cho nhau xem video clip ghi lại phản ứng của dân chúng phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM sau khi nghe nhân viên hữu trách tuyên bố: Hôm nay, chúng tôi chích Vero Cell của hãng Sinopharm! Sau tuyên bố vừa kể, có ai đó trong đám đông đang ngồi chờ được chích vaccine ngừa COVID-19 hỏi: Vaccine của nước nào? Một vài người đáp: Của Trung Quốc!… Có người nhắc: Trung Quốc thì nói Trung Quốc!..

Sau đó, thiên hạ bắt đầu đứng dậy bỏ về… Đám đông càng lúc càng ồn ào với những thắc mắc, kiểu như: Tại sao không thông báo là chích vaccine Trung Quốc?.. Có người chất vấn nhân viên hữu trách: Đâu phải chỉ mình ông. Ở đây còn biết bao nhiêu mạng, sao không thông báo cho dân biết?.. Khi nhân viên hữu trách đáp lại: Giờ có thuốc để chích là may rồi, đừng đòi hỏi… lập tức có người phản bác: May thì mày chích, mày chích mà chết mày chịu không (1)?..

***

Sự hỗn loạn vừa xảy ra vào sáng 13/8/2021 ở điểm chích vaccine ngừa COVID-19 tại phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM, minh họa cho thực trạng càng ngày càng hỗn loạn trong phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam: Muốn đưa sinh hoạt xã hội trở lại trạng thái bình thường thì phải sớm nâng tỉ lệ fully vaccinated (chích đủ lượng vaccine cần thiết và chờ đủ thời gian cần thiết để vaccine giúp cơ thể có thể kháng cự COVID-19) trong dân chúng lên cao và lên nhanh…

Tuy nhiên hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đã cũng đang như một dàn nhạc mà các nhạc công sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau, thi nhau chơi theo sở thích, khả năng của họ và không có ai muốn làm… nhạc trưởng! Cứ nhìn vào cách hành xử đối với Vero Cell của Trung Quốc nói riêng và vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc nói chung có thể thấy mức độ hỗn loạn thế nào và tại sao không có… nhạc trưởng.

***

Ngày 3/6/2021, khi TP.HCM đã tê liệt vì dịch COVID-19, Bộ Y tế Việt Nam loan báo đã đồng ý cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm như loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba có thể dùng tại Việt Nam do tình huống khẩn cấp (hai loại kia là AstraZeneca và Sputnik V) (2). Kể từ đó, vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm bắt đầu được chích cho người Trung Quốc đang hiện diện tại Việt Nam, người Việt cư ngụ tại khu vực giáp biên giới Việt – Trung.

Việc tiếp nhận – cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc đã từng tạo ra một trận bão dư luận về hai khía cạnh: Chất lượng vaccine, trách nhiệm phê duyệt!.. Bão dư luận tạm lắng cho đến ngày 31 tháng 7 thì bùng lên trở lại sau khi TP.HCM được tặng một triệu liều vaccine của Sinopharm và sẽ còn được tặng thêm bốn triệu liều nữa. Năm triệu liều vaccine này cũng là quà nhưng nơi tặng là Vạn Thịnh Phát – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam mua tặng chứ không phải chính quyền Trung Quốc!

Trước sự phản ứng dữ dội của công chúng, ngày 3/8/2021, đại diện chính quyền TP.HCM cho biết, TP.HCM sẽ tiếp tục dùng các loại vaccine như AstraZeneca, Moderna,… để ngừa COVID-19, chưa sử dụng vaccine của Sinopharm vì đang chờ Bộ Y tế thẩm định về tính an toàn. Đồng thời nhấn mạnh rằng, chỉ chích vaccine của Sinopharm cho những người muốn được chích loại vaccine này (3). Quyết định vừa kể giúp bão dư luận lắng xuống thêm một lần nữa.

Quyết định chưa dùng vaccine của Sinopharm tuy giúp chính quyền TP.HCM được dân chúng hoan hô, nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì có thêm cơ hội được chích các loại vaccine ngừa COVID-19 không phải do… Trung Quốc sản xuất nhưng điều đó vẫn cho thấy một vấn đề đáng ngại trong… dàn nhạc: Tại sao đầu tháng 6, Bộ Y tế đã thẩm định, cho phép sử dụng vaccine của Sinopharm mà đến đầu tháng 8, TP.HCM phải chờ Bộ Y tế thẩm định, cho phép sử dụng lại?

Giới hữu trách không có bất kỳ lời giải thích nào và vì thế người ta tin rằng, nguyên nhân dường như chỉ nằm ở chỗ, dân chúng TP.HCM có thể nổi loạn nếu vaccine của Sinopharm dẫn tới những biến chứng nguy hại đến sức khỏe, tính mạng sau khi chích. Đáng lưu ý là những sự kiện diễn ra sau đó chẳng khác gì hỗ trợ cho suy đoán ấy: Ngày 6/8/2021, Bộ Y tế loan báo đã nhận được yêu cầu phê duyệt đề nghị giải trừ trách nhiệm cho Sinopharm và Sapharco – nơi được ủy nhiệm nhập vaccine của Sinopharm.

Bộ này yêu cầu chính quyền TP.HCM trả lời những vấn đề liên quan đến giao dịch giữa Sapharco và đại diện cho nhà sản xuất Sinopharm, năm triệu liều mà Sapharco nhập cảng theo đơn đặt hàng của Vạn Thịnh Phát chỉ sử dụng ở TP.HCM hay những nơi khác, nguồn tiền dùng để mua và nếu là tài trợ thì có điều kiện nào đính kèm, nơi nào chịu trách nhiệm trả các loại chi phí liên quan đến thương vụ, kể cả chi phí phát sinh liên quan đến miễn trừ trách nhiệm cho Sinopharm (4)…

Ba ngày sau, hôm 9/8/2021, chính quyền TP.HCM có văn bản trả lời Bộ Y tế. Giống như văn bản của Bộ Y tế gửi chính quyền TP.HCM, văn bản chính quyền TP.HCM trả lời Bộ Y tế cũng được chuyển cho báo giới để họ giới thiệu, giúp công chúng… thưởng lãm. Không cần tinh ý thì đọc lược thuật về nội dung văn bản trả lời trên hệ thống truyền thông chính thức vẫn có thể thấy, Bộ Y tế cố tình… kiếm chuyện và chính quyền TP.HCM không ngại… trả đũa…

Đại loại, giữa tháng 6, Văn phòng Chính phủ đã cho phép chính quyền TP.HCM tìm mua và sử dụng vaccine ngừa COVID-19. Sapharco là một doanh nghiệp nhà nước chuyên nhập cảng dược phẩm đã từng được chính Bộ Y tế cho phép nhập cảng vaccine. Chi phí liên quan đến mua, vận chuyển, xuất – nhập,… năm triệu liều vaccine của Sinopharm thì theo cam kết của nhà tài trợ và theo hợp đồng mua bán. Nói chung Bộ Y tế không cần phải lo, nếu vẫn còn lo thì Bộ Y tế cứ mở hồ sơ ra mà đọc.

Có một điểm đáng chú ý là trong văn bản vừa đề cập, UBND TPHCM đề nghị Bộ Y tế xem xét ký bản cam kết miễn trừ trách nhiệm của nhà sản xuất vaccine theo đề nghị của Sapharco và văn phòng đại diện cho nhà sản xuất Sinopharm tại Hà Nội GIỐNG NHƯ ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LÔ VACCINE PHÒNG CHỐNG COVID-19 KHÁC MÀ VIỆT NAM ĐÃ NHẬP TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY (5). Đề nghị này chính là minh họa đắt giá cho thấy, với các viên chức hữu trách tại Việt Nam, hậu quả, thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra đối với dân sinh, kinh tế, xã hội dẫu có nghiêm trọng thế nào cũng là… chuyện nhỏ. Với họ, chuyện lớn là chuyện phải đốn nhau!

(Còn tiếp)

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=344852980461295&id=100048097861219

(2) https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847912-270

(3) https://tienphong.vn/tphcm-vac-xin-sinopharm-chua-duoc-dua-vao-chien-dich-tiem-chung-post1362102.tpo

(4) https://plo.vn/suc-khoe/bo-y-te-de-nghi-lam-ro-mot-so-van-de-lien-quan-den-vaccine-vero-cell-1006751.html

(5) https://laodong.vn/y-te/tphcm-phan-hoi-bo-y-te-ve-viec-mua-vaccine-vero-cell-940090.ldo

Chống Covid phú

Cao Bồi Già

13-08-2021

Vi khuẩn vi trùng;

Cô veo cô vít.

Chuyển đơn kiến nghị của các Luật sư về vụ án Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Trần Hồng Phong

13-8-2021

Cách nay khoảng 2 tuần, Ls. Lê Văn Hoà cùng khoảng 40 Luật sư khác đã gửi Đơn kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải đến Liên đoàn Luật sư VN, nội dung đề nghị kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét lại vụ án này.

Con của Bí thư Thành ủy lên đường du học trong đại dịch Covid-19

Mai Hoa Kiếm

13-8-2021

Nhà nước Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng tuyên truyền, bài xích “tư bản giãy chết”. Hệ thống tuyên giáo khổng lồ của đảng ngày đêm định hướng kiểu, “nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam”. Thế nhưng quan chức cao cấp của Đảng nói một đường, làm một nẻo.

Đôi điều về chuyện chống dịch ở Việt Nam

Trịnh Dương

13-8-2021

Cho đến nay, khi chủng Delta đang hoành hành trên toàn cầu, có thể nói chưa một quốc gia nào chiến thắng được đại dịch Covid. Chỉ có những nước như Mỹ, liên minh châu Âu, Do Thái là những nước có thể khống chế phần nào, khi tỉ lệ chích ngừa trong dân khá cao, trên dưới 70% hoặc hơn.

Từ vụ ‘bác sĩ Khoa’, nói về ‘chia sẻ cảm xúc’ và ‘bịa đặt’

Blog VOA

Trân Văn

13-8-2021

Càng ngày, thông tin, hình ảnh ghi lại sự khốn cùng của nhiều người Việt trong đại dịch lẫn những mất mát, đau thương không thể đo, đếm của họ càng nhiều. Cảnh những người đang sống trong các khu vực bị cách ly được phép ra khỏi nhà để… quì trên vỉa hè, lòng đường, tạ từ thân nhân mới uổng mạng trước khi xe chở linh cữu đến lò thiêu (1) làm người ta nẫu lòng… Những thông tin, hình ảnh đó khiến kẻ viết bài này liên tưởng đến vài vấn đề khác…

Tại sao có nhiều người tin vào những lời nói dối?

Việt Linh

12-8-2021

Nhà khoa học xã hội Michael Bang Petersen giải thích về lý do tại sao mọi người biết những lời của Trump nói ra là những lời nói dối, không có thật, nhưng họ vẫn tin?

Bức tường Berlin (Phần 1): Nước Đức chia cắt

Nguyễn Thọ

12-8-2021

Vào ngày này cách đây 60 năm, đêm 12, rạng sáng ngày 13.08.1961, bức tường Berlin đã bất ngờ được dựng lên, chia thành phố này ra Đông và Tây, gây đau khổ cho hàng vạn gia đình Đức.

Nước Mỹ với một di sản tệ hại hơn cả đại dịch Covid-19

Việt Linh

12-8-2021

Nước Mỹ đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng liệu mọi thứ có trở lại bình thường như trước hay không?

VIPDERVIR-C: Chiêu kinh doanh “dược” thông minh nhất Việt Nam từng được biết tới

Nguyễn Anh Tuấn

12-8-2021

Công ty Vinh Gia này cực thông minh và giàu kinh nghiệm, trong lĩnh vực kinh doanh Thực phẩm chức năng (TPCN). Họ không quảng cáo Vipdervir-C là thuốc. Đương nhiên, ngu gì!

Sa thải cô giáo vì phát ngôn, một tiền lệ nguy hiểm, đi ngược sự tiến bộ xã hội

Nguyễn Thanh Huy

12-8-2021

Sự việc cô giáo phát ngôn trong giờ dạy trực tuyến, nói về công tác chống dịch, dẫn đến kết quả là công an đã mời cô lên làm việc và sau đó là trường Đại học Duy Tân đã sa thải cô với lý do “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về công tác chống dịch”.

Gửi cô giáo Trần Thị Thơ

Mạc Văn Trang

12-8-2021

Cô Thơ thân mến,

Là nhà giáo, đồng nghiệp với Cô, thấy Cô bị sa thải chỉ vì một sự cố nghề nghiệp nhỏ nhoi, tôi rất buồn và xin được chia sẻ nỗi bức xúc với Cô.

Trục lợi từ thiện

Dương Quốc Chính

12-8-2021

Hôm nay thấy thủ tướng ‘chém’ trên TV có câu: “Các đồng chí phải biến nguy thành cơ”. Thế là nhiều anh em cũng triệt để quán triệt, đặc biệt là anh em làm từ thiện mùa dịch. Có mấy thủ đoạn như sau:

Những vết cắt không tuôn máu

Tuấn Khanh

12-8-2021

Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Văn Nên

Jackhammer Nguyễn

11-8-2021

Kính gửi ông Nguyễn Văn Nên,

Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh

Tôi, Jackhammer Nguyễn, là một người cầm bút tự do sống tại Hoa Kỳ, nhưng tôi đã từng là một công dân của thành phố mà ông đang quản lý.

Tính “ưu việt”của chế độ XHCN đâu rồi?

Lý Trần

10-8-2021

Những người tuyên truyền cho chế độ XHCN luôn miệng nói về “tính ưu việt của chế độ XHCN”. Vậy, cái tính ưu việt ấy bao gồm những đặc tính gì?

Ai Gián Nghị, ai Hòa Thân?

Đặng Đình Mạnh

11-8-2021

Chuyên chế, độc tài… chẳng ai có thể qua mặt được các ông vua thời quân chủ. Cái gọi là nguyên tắc tam quyền phân lập với các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm chống lại sự chuyên chế, độc tài thì cả ba quyền ấy đều tập trung vào tay ông vua dưới thời quân chủ.

Chính trị và Khoa học

Huy Đức

11-8-2021

Con số bệnh nhân Covid tử vong ghi nhận hôm qua là 388, riêng Sài Gòn, 308 người. Xin nhắc lại chuyện tháng 3 năm ngoái, Phó Giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường bị kỷ luật vì ký công văn yêu cầu các cơ sở hỏa táng chuẩn bị cho tình huống xấu này, để thấy, chống dịch mà lấy chính trị trấn áp khoa học thì có ngày trở tay không kịp.

Vì sao Việt Nam bùng phát dịch mạnh?

Lê Ngọc Luân

11-8-2021

Quay trở lại quá khứ, thời điểm Thế giới, đặc biệt là Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc… điên loạn vì hàng triệu, hàng chục ngàn người mắc Covid mỗi ngày, tạo ra sự chết chóc khủng khiếp. Sinh mệnh thiêng liêng của con người coi như để trời cao định đoạt. Lúc đó Việt Nam “ngạo nghễ” khống chế con Virus thành công với chiến dịch đánh du kích cùng khẩu hiệu “chống Covid như chống giặc”. Thế giới ca tụng không tiếc lời, chúng ta thấy mình thật hạnh phúc biết bao.