“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

Tác giả: Bill Hayton

Hiếu Bá Linh, biên dịch

12-10-2019

Ông Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton ở Anh. Ảnh: Manila University

Đó là nhận định của ông Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton ở Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức).

Bản tin ngày 9-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing có bài: Cuộc đối đầu tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Mỹ – Trung. Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch thay thế 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio bằng 12 tàu ngầm lớp Columbia. Các tàu ngầm lớp Ohio đòi hỏi phải được nâng cấp, bổ sung nhiên liệu hạt nhân; nhưng với lớp Columbia, các SSBN được trang bị lõi phản ứng hạt nhân, bảo đảm vận hành trọn đời mà không cần nạp nhiên liệu.

Tin Biển Đông ngày 31-5-2021

BTV Tiếng Dân

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Trung Quốc kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông. Hoàn Cầu Thời báo dẫn nguồn tin từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương TQ (CNOOC), thông báo, việc lắp đặt các thiết bị lên giàn khoan “Biển sâu số 1” đã hoàn tất vào ngày 29/5, đồng thời tuyên truyền rằng đây là giàn khoan khai thác nửa chìm nửa nổi đầu tiên lớn nhất thế giới.

Việt Nam 2017: Họa nhiều hơn phúc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

22-11-2017

Repsol ngừng khoan lô 136-03 của Việt Nam. Ảnh: internet

Năm 2017 sắp kết thúc. Vài tuần chỉ trong “chớp mắt”, thời gian nhanh tựa tên bay. Nhanh hay chậm chắc không phải do thời gian bị rút ngắn, mà do tâm thức con người. Tư duy truyền thống không thể theo kịp các sự kiện bất thường và hệ quả bất định. Có lẽ đã đến lúc điểm lại các sự kiện quan trọng trong một năm “họa nhiều hơn phúc”, để nhìn lại bức tranh toàn cảnh với nhiều gam màu hỗn độn, hy vọng nhìn thấy lối thoát cuối đường hầm.

Tin Biển Đông: Bắc Kinh sẽ kiện Hà Nội? Lãnh đạo VN cũng xài bản đồ lưỡi bò?

BTV Tiếng dân

9-11-2019

RFI đưa tin: Biển Đông: Bắc Kinh tố ngược Việt Nam là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TQ Cảnh Sảng nói: “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn, đồng thời tránh những hành động có thể làm phức tạp vấn đề, xáo trộn đại cục hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ song phương”.

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (Phần 1)

Diplomat

Tác giả: Christelle Nguyen

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ NCQT

19-1-2024

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam.

Tuy nhiên, khán giả Việt Nam ít ai biết rằng vai diễn đầu tay của ông lại là trong một bộ phim điện ảnh ra mắt năm 1976. “Nam Hải Phong Vân” (Bão Biển Đông), do xưởng phim quân sự duy nhất ở Trung Quốc sản xuất, mô tả lại Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa Trung Quốc đại lục và Việt Nam Cộng hoà.

Đường Quốc Cường đã vào vai một ngư dân lạc quan và chăm chỉ, sống ở một quần đảo giàu tài nguyên mà tiếng Trung gọi là “Tây Sa” còn tiếng Việt gọi là “Hoàng Sa.” Nhân vật của ông đã chứng kiến sinh kế và gia đình của mình bị ảnh hưởng sau những đợt quấy rối liên tục của quân đội Việt Nam Cộng hoà ở Biển Đông. Quyết tâm trả thù, ông trở thành thủ lĩnh của Hải quân Trung Quốc. Và thế là, những ngư dân kiên cường, được rèn luyện bởi tinh thần Cách mạng Văn hóa, và được truyền cảm hứng từ tài lãnh đạo của Mao Trạch Đông, đã góp phần vào chiến thắng của Trung Quốc trước đội quân “đế quốc” do Tổng thống Việt Nam Cộng hoà tham nhũng và hèn nhát Nguyễn Văn Thiệu gửi đến.

Kịch bản của bộ phim được xây dựng theo phiên bản chính thức của Trung Quốc về trận hải chiến xảy ra vào ngày 19-20/01/1974, dù thật ra giao tranh đã diễn ra từ vài ngày trước đó, nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo lúc bấy giờ chưa có người ở. Phía Trung Quốc gọi trận chiến ngắn ngủi này là “Cuộc phản công tự vệ Tây Sa,” trong khi người Việt gọi nó là “Hải chiến Hoàng Sa”.

Suốt nhiều năm, chính quyền Việt Nam chọn cách giữ im lặng về trận chiến, và thậm chí còn ngăn chặn những nỗ lực quy mô lớn để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh, những người đã chiến đấu thay mặt cho Việt Nam Cộng hoà. Nhưng giờ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tưởng nhớ Hải chiến Hoàng Sa đã bị lãng quên từ lâu, tất nhiên là phải làm điều đó một cách thận trọng và có chọn lọc.

Một mặt, Hà Nội cần bằng chứng lịch sử về hành vi xâm lấn của Trung Quốc để khẳng định yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông vốn đang ngày càng căng thẳng. Nước Việt Nam thống nhất do ĐCSVN lãnh đạo được kế thừa các yêu sách lãnh thổ của Việt Nam Cộng hoà đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, đảng phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan khi thừa nhận chính phủ Việt Nam Cộng hoà, vốn là kẻ thù của họ trong và thậm chí sau Chiến tranh Việt Nam.

Lịch sử của những trận chiến, trận chiến của những lịch sử

Theo cuốn sách xuất bản năm 2009 của Chen Meifang, “Defending Xisha: PLA’s Self -Defense Counterattack Operations in Xisha Islands” (Các chiến dịch Phản công Tự vệ của PLA tại Quần đảo Tây Sa), Mao Trạch Đông khi ở tuổi 80 đã đưa ra quyết định tham chiến cuối cùng của mình khi viết hai chữ “đồng ý” lên báo cáo của Chu Ân Lai, cáo buộc rằng Việt Nam Cộng hoà “bá quyền và bành trướng” ở vùng lãnh hải của Trung Quốc. Sau đó, Mao giao trọng trách lại cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình, người vừa được phục chức sau Cách mạng Văn hóa.

Trong trận chiến diễn ra sau đó, Trung Quốc đã nhanh chóng đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hoà, mà khi đó gần như đã bị các đồng minh bỏ rơi. Hơn 100 lính Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng hoặc bị thương, trong khi 48 người khác và 1 sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt giữ, so với 18 lính Trung Quốc thiệt mạng và 67 người khác bị thương. Trung Quốc đã rất tự hào khi giành chiến thắng trong trận chiến trên biển đầu tiên của mình.

Kể từ đó, người Trung Quốc đã đến sinh sống ở khu vực này. Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất ở Hoàng Sa, hiện có dân số thường trú là 1.000 người. Nó cũng là nơi có Thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính mà Trung Quốc tuyên bố là đang kiểm soát tất cả các thực thể biển ở Biển Đông.

Nhà sử học George J. Veith, tác giả cuốn “Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams” (Rút kiếm ở phương xa: Những giấc mơ tan vỡ của Việt Nam Cộng hoà) xuất bản năm 2021, cho biết rằng bất chấp những nỗ lực kéo dài nhiều năm của chính quyền Sài Gòn nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì đây vẫn là một quần đảo rất khó bảo vệ. Vào thời điểm xảy ra xung đột, Việt Nam Cộng hoà đã bố trí một lực lượng đồn trú nhỏ trên một hòn đảo và duy trì hoạt động tuần tra hải quân trong khu vực.

“Tàu Hải quân Việt Nam là những chiếc tàu cũ thời Thế chiến II do Mỹ cung cấp, nhưng quần đảo này rất khó tiếp tế, và các máy bay chiến đấu F-5 gần như đã đạt đến giới hạn nhiên liệu khi bay từ sân bay Đà Nẵng đến Hoàng Sa. Vậy nên, dù Sài Gòn muốn kiểm soát quần đảo và đã cố gắng làm điều đó, thì họ vẫn gặp nhiều khó khăn”, Veith nói qua email.

“Mặt khác, Trung Quốc lại có thể đưa tàu đến gần quần đảo. Sau nhiều lần Trung Quốc hành động khiêu khích, trận hải chiến ngắn ngủi đã kết thúc với thất bại cho chính quyền Nam Việt”.

Khi đó, Việt Nam Cộng hoà sắp sụp đổ đã bị bỏ mặc để tự thân vận động. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tới Bắc Kinh và bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhật Bản cũng có động thái tương tự, dù Tokyo vẫn tiếp tục ủng hộ Sài Gòn cho đến khi chế độ này sụp đổ năm 1975. Về phần mình, Pháp công nhận Trung Quốc và kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973, nhiều nước phương Tây bắt đầu hợp tác với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Bắc Việt). Đài Loan, một đồng minh của Nam Việt, không nêu rõ lập trường của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, dù nhiều nguồn tin từ Trung Quốc đại lục cho rằng chính phủ Tưởng Giới Thạch đã ngầm hợp tác với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào thời điểm đó, Đài Bắc vẫn tin vào giấc mơ hoang đường là tái chiếm đại lục, và do đó, một chiến thắng của PLA sẽ được coi là bàn đạp để Trung Hoa Dân Quốc giành được quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.

Mọi nỗ lực yêu cầu Mỹ hỗ trợ quân sự của Tổng thống Thiệu đều vô ích. Trong khi đó, lính Việt Nam Cộng hoà bị kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần. Vũ Văn Lộc, nguyên đại tá của chế độ Sài Gòn phụ trách hậu cần sau khi Mỹ rút quân, tiết lộ rằng quân đội Việt Nam Cộng hòa lúc đó chưa chuẩn bị tốt cho trận chiến.

Tiến sĩ Sean Fear từ Đại học Leeds đồng ý với nhận định này, và nói qua email: “Tôi cho rằng tinh thần của binh lính Việt Nam Cộng hòa tham gia trận đánh này không cao, chủ yếu dựa trên ấn tượng của tôi về các sự kiện ở nơi khác vào cùng thời điểm”.

Trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng, Việt Nam Cộng hoà đã phản đối tại Liên Hiệp Quốc, nhưng Trung Quốc, vốn có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an – nơi Bắc Kinh thay thế Đài Loan kể từ năm 1971 – đã ngăn chặn mọi nỗ lực đưa vấn đề này ra bàn luận. Theo Giáo sư Nguyễn Thị Hạnh của Học viện Ngoại giao Việt Nam trong cuốn “Les Conflits Frontaliers Sino-Vietnamiens” (Xung đột Biên giới Trung-Việt) xuất bản năm 2018, Liên Hiệp Quốc đã từ chối can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1/1974.

Bắc Việt cũng không tham gia nỗ lực này, vốn diễn ra trong thời kỳ căng thẳng với Trung Quốc. Sáng kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn nhằm thảo luận vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa với Phó Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 9/1975, sau khi Sài Gòn thất thủ, đã bị bác bỏ. Đặng nói rằng lập trường của mỗi nước “đã rõ ràng”.

Năm 1977, Chính phủ Việt Nam ra “Tuyên bố về Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền kinh tế, và Thềm lục địa”, trong đó khẳng định quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Anh hùng hay kẻ thù?

Thất bại trong Hải chiến Hoàng Sa mâu thuẫn với quan điểm chính thức ở Việt Nam, rằng họ đã giành chiến thắng trong nhiều trận chiến khác nhau, chủ yếu là chống lại Trung Quốc. Đúng là Việt Nam đã thua – nhưng đó không phải là nước Việt Nam thống nhất như ngày nay.

Sách giáo khoa hiện tại, vốn lấy Hà Nội làm trung tâm, đã che giấu giới trẻ Việt Nam sự thật rằng, cho đến khi Sài Gòn sụp đổ, chính quyền Bắc Việt chỉ được một số quốc gia khác công nhận, chủ yếu là các nước khối Cộng sản. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không phải là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. Ngược lại, chế độ miền Nam lại được Liên Hiệp Quốc và gần 90 quốc gia công nhận.

Điều này đã làm phức tạp thêm việc tưởng nhớ chính thức, bởi Việt Nam Cộng hoà mới là bên dẫn đầu các nỗ lực duy trì chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và họ đã làm điều đó bằng cách hợp tác với nhiều nước khác. Thiệu đã yêu cầu Pháp cung cấp đầy đủ tài liệu về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Tháng 10/1973, chỉ vài tháng trước Hải chiến Hoàng Sa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, mà truyền thông phương Tây thường gọi là “Việt Cộng”, đã công bố ý định giải phóng các khu vực “bị kẻ thù chiếm đóng trái phép”.

Kẻ thù ở đây ám chỉ chính quyền miền Nam do Thiệu lãnh đạo. Đáp lại, Thiệu tuyên bố: “Chính chúng ta phải tự cứu lấy mình” và ra lệnh cho quân Việt Nam Cộng hoà kiên trì chiến đấu. Ông thậm chí còn tới Đà Nẵng để giám sát việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa, nhưng những nỗ lực này đều vô ích.

Lập trường của ĐCSVN đã thay đổi khi họ trở thành lãnh đạo của một Việt Nam thống nhất. Giờ đây, chính ĐCSVN phải giải quyết sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và cung cấp bằng chứng lịch sử về các yêu sách lãnh thổ của Việt Nam. Chỉ trong những trường hợp này, chế độ cũ ở miền Nam mới được gọi đầy đủ là Việt Nam Cộng hòa thay vì “chế độ bù nhìn” như thường lệ.

Chẳng hạn, tại Đài tưởng niệm Hoàng Sa ở thành phố Đà Nẵng, được xây dựng vào năm 2016, chính quyền Nam Việt đã được gọi là Việt Nam Cộng hoà, nhưng tại các bảo tàng lịch sử khác của cùng thành phố, họ vẫn bị gọi là chế độ bù nhìn.

Dù vậy, những người lính chiến đấu thay mặt cho Việt Nam Cộng hoà, kể cả trong trận Hoàng Sa, lại không nhận được bất kỳ lời cảm ơn nào từ ĐCSVN.

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4/1975, các quan chức quân sự và dân sự của chế độ miền Nam bị đưa đến các trung tâm cải tạo được xây dựng theo mô hình của Trung Quốc. Họ cũng bị từ chối một số cơ hội nghề nghiệp và giáo dục nhất định trong chế độ xã hội chủ nghĩa mới. Sử gia Vũ Minh Hoàng mô tả điều này là “không cần thiết và lãng phí” trong chương sách “Recycling Violence: The Theory and Practice of Reeducation Camps in Postwar Vietnam” (Tái chế bạo lực: Lý thuyết và thực tiễn của các trại cải tạo ở Việt Nam thời hậu chiến).

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam suốt 30 năm trước khi trở thành một người bất đồng chính kiến và phải chuyển đến sống ở Mỹ. Cha ông là nhà thơ nổi tiếng, Bộ trưởng Cù Huy Cận, người đã cùng Hồ Chí Minh ký Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã tiến hành nhiều nghiên cứu sâu rộng, bao gồm các cuộc phỏng vấn với người nhà của một số sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà từng bị giam giữ. Các cuộc phỏng vấn đã được ghi lại và chia sẻ trên các kênh truyền thông quốc tế. Tháng 8/2010, ông trình lên Quốc hội Việt Nam đề nghị ân xá cho các sĩ quan quân đội và viên chức dân sự từng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà (1954-1975).

“Trớ trêu thay, giới lãnh đạo nước Việt Nam thống nhất, sau 30 năm chiến tranh, không những không học được tấm gương hòa giải dân tộc của Hồ Chí Minh, mà trái lại còn làm sâu sắc thêm vết thương dân tộc khi tập trung vào việc ‘cải tạo’ hàng trăm nghìn quân nhân và quan chức của Việt Nam Cộng hòa suốt những năm qua”, Cù Huy Hà Vũ viết trong bản kiến nghị được ông phổ biến rộng rãi trên mạng.

Chính quyền đã sử dụng tài liệu này để buộc tội ông Vũ tạo ra và phát tán nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Sau đó vài tháng, ông bị bắt và bị bỏ tù bảy năm.

“Theo như tôi biết, đã không còn quân nhân Việt Nam Cộng hoà nào bị cầm tù nữa”, ông Vũ nói trong một email.

(Còn nữa)

Chính sách Trung Quốc của Tổng thống Duterte đã không thành công

East Asia Forum

18-9-2018

LTS: Đây là bản dịch bài viết của một học giả có uy tín người Philippines, GS Renato Cruz De Castro, đánh giá hiệu quả chính sách Trung Quốc của Tổng thống Philippines Duterte từ góc nhìn của một giáo sư trong lãnh vực nghiên cứu quốc tế và quan điểm của công chúng Philippines. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các học giả Việt Nam trong cuộc tranh luận, liệu ông Duterte có thật sự đang có một chính sách khôn khéo khi ứng xử với Trung Quốc. 

CSVN lấp liếm về hiện trạng Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

6-8-2017

Ảnh minh họa. Giàn khoan Repsol. Nguồn: internet

Trở lại “cuộc chiến thông tin”, giữa nhà báo Bill Hayton của BBC với Reuters, (nếu có thể gọi đây là một “cuộc chiến”), về giàn khoan của Repsol đang khai thác ở lô 136-03, ta thấy hiển nhiên BBC&Hayton đã “chiến thắng” đối thủ một cách “vẻ vang”.

Những sự kiện Bill Hayton đã nói trong các bản tin (24 và 26 tháng bảy), hầu hết đều được kiểm chứng.

Tin Biển Đông ngày 14-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tổng Thư ký NATO lên án Trung Quốc bắt nạt láng giềng ở Biển Đông, VTC đưa tin. Phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Đối thoại Raisina của Ấn Độ hôm qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo, sự trỗi dậy của TQ được xem là vấn đề mang tính toàn cầu, tất cả các nước cần phải quan tâm đến vấn đề này.

Những tin giả về Biển Đông

Đặng Sơn Duân

26-7-2019

– Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Đại sứ Trung Quốc vì hành động phạm pháp tại Biển Đông

– Trump tuyên bố hỗ trợ Việt Nam, thách Trung Quốc dám động vào Bãi Tư Chính

– Nga triệu tập đại sứ Trung Quốc về việc xâm phạm Bãi Tư Chính

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.

Điểm nóng lệch từ Biển Đông lên Đài Loan và Đông Bắc Á?

Jackhammer Nguyễn

17-4-2021

Nguyên thủ nước ngoài đầu tiên mà tổng thống Mỹ Joseph Biden đón tiếp tại tòa Bạch Ốc là thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, ngày 16/4/2021. Quốc gia đầu tiên mà thủ tướng Suga công du sau khi lên cầm quyền là Việt Nam, ngày 18/10/2020.

Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông

Phạm Trần

15-11-2018

Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.

Biển Đông dậy sóng: Việt Nam từng tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… (Phần 2)

Trần Đình Dũng

25-4-2020

Tiếp theo Phần 1

Quang cảnh Hội nghị Hòa bình San Francisco 1951. Ảnh: internet

Sau khi chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2, các nước liên quan đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mở Hội nghị Hòa bình từ ngày 4.9.1951 đến ngày 8.9.1951, với sự tham dự của 51 quốc gia. Hội nghị tổ chức tại thành phố San Francisco của Mỹ và ký Hiệp ước San Francisco.

Vì sau chiến tranh nảy sinh chủ quyền Biển Đông do Nhật Bản chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền trước đó nên nhiều nước muốn có hiệp ước phân định lại rõ ràng sau khi giải giáp quân đội Nhật Bản và Hiệp ước San Francisco ra đời.

Giặc Ân nay không ở đâu xa

FB Trần Trung Đạo

16-12-2017

Ảnh: internet

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau. Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên biển Đông.

Chính sách “ba không” của đảng cộng sản đã “thành công rực rỡ”

Trung Nguyễn

7-8-2019

Những ngày này, khi truyền thông chính thống trong nước dưới sự kiểm duyệt của đảng Cộng sản không còn đưa tin về tình hình bãi Tư Chính nữa, có lẽ người dân Việt Nam cũng ngầm hiểu rằng tình hình ở bãi Tư Chính đang rất tồi tệ.

Từ bài học Đồng Tâm, nghĩ về chiến lược giữ Tư Chính

Nguyễn Tiến Dân

17-10-2019

1- Người xưa nói: “Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Ngụ ý, nhà cửa và đất đai, nó gắn bó máu thịt với đời người. Bước chân ra khỏi cửa, từ cái ăn đến chỗ ở, chúng đặt ta vào thế bị động. Bị động, sẽ khiến ta phải đối diện với những hiểm nguy và những bất trắc khôn lường. Có an cư, mới mong lạc nghiệp. Cho nên, người Việt xem trọng đất đai và coi nó như bản mệnh của chính mình.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiếp tục quấy phá ngoài Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

10-9-2019

Khuya 9/9/2019, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, ông Martinson viết: “Đồ họa sau đây cho thấy các hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 kể từ khi nó rời Đá Chữ Thập hai ngày trước”.

Làm gì để bảo vệ ngư dân Việt Nam trên biển?

Nguyễn Ngọc Chu

23-7-2020

I. BƯỚC ĐI KHÍCH LỆ

1. Ngày 22/7/2020, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ tăng cường năng lực thực thi pháp luật thuỷ sản và quản lý nghề cá. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong việc quản lý và thực thi pháp luật thủy sản và sẵn sàng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

2. Đây là một bước đi đúng hướng đầy khích lệ.

Với sự hợp tác này, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như thực hiện các dự án và chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp giúp cho Tổng cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư Việt Nam. Hơn thế nữa, sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam, Mỹ và các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo duy trì bền vững nguồn lợi sinh vật biển và đấu tranh phòng chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định.

Một trong những bước đi cụ thể của chương trình hợp tác này là vào tháng 2 năm 2021, Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế của Hoa Kỳ sẽ bàn giao cho Cục Kiểm ngư Việt Nam một trung tâm huấn luyện tại Chi cục Kiểm ngư vùng 5, Phú Quốc – giúp nâng cao năng lực cho Cục Kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư địa phương của 28 tỉnh duyên hải Việt Nam.

Nhưng lợi ích lớn nhất của sự hợp tác này, như ngài Đại sứ Hoa Kỳ đã cho biết, là “hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

3. Chủ quyền biển phải đi đôi với sở hữu thực địa. Hải quân, Hải cảnh, ngư dân là những lực lượng quan trọng thực thi chủ quyền biển. Sở hữu ngư trường chính là sở hữu biển. Mất ngư trường chính là mất biển. Cho nên phải bảo vệ bằng được ngư trường. Nghĩa là phải bảo vệ bằng được ngư dân. Thế nhưng, dù đã rất cố gắng, nhưng ngư dân Việt Nam trên thực địa chưa được bảo vệ tương ứng với chủ quyền pháp lý.

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá trong ngư trường Việt Nam. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam. Trung Quốc hỗ trợ tiền bạc, phương tiện, thưởng, và cưỡng ép ngư dân Trung Quốc đến đánh bắt cá ở ngư trường Việt Nam – Cách xa Hải Nam Trung Quốc hơn cả 1000 hải lý. Hàng vạn tàu đánh cá của Trung Quốc tràn ngập ngư trường Việt Nam, có khi chỉ cách bờ biển Việt Nam chỉ vài chục km.

Không chỉ bị xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống, thậm tệ và nguy hiểm hơn cho tính mạng, ngư dân Việt Nam bị lực lượng Hải cảnh và dân quân trá hình của Trung Quốc đâm chìm thuyền, đánh đập, cướp bóc phương tiện và thu giữ thuỷ sản. Tình cảnh của ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ thường trực mối nguy hiểm về tính mạng và mối đe doạ mất mát tài sản.

Cho nên, “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỖ TRỢ TỐI ĐA CHO NGƯ DÂN VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG ĐE DOẠ PHI PHÁP TRÊN BIỂN?

1. HẢI QUÂN MẠNH LÀ ƯU TIÊN SỐ 1 TRONG HIỆN ĐẠI HOÁ QUÂN ĐỘI

Không khó để nhìn thấy, mặt trận quân sự chính của Việt Nam hiện nay là ở Biển Đông Nam Á.

Đó là điều cần tâm niệm để có sách lược thích nghi, gấp rút xây dựng bằng được một lực lượng Hải quân Việt Nam hùng mạnh. Muốn bảo vệ được chủ quyền biển, bảo vệ được ngư dân thì Hải quân phải hùng mạnh.

Hải quân Việt Nam hiện nay ở Biển Đông Nam Á, theo mức độ trang bị vũ khí, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nhân tố cho Hải Quân Việt Nam vị thế đó, có đóng góp của 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mua của Nga – được đánh giá thuộc nhóm tiên tiến hiện nay.

Tiếc thay, Trung Quốc cũng có tất thảy 12 tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga – trong số hạm đội gồm 70 tàu ngầm, có số lượng đếm chiếc chỉ sau Mỹ.

Trang bị tàu ngầm rất tốn kém, lại cần thời gian. Điều trước mắt, là Việt Nam tìm cách sở hữu công nghệ săn ngầm mà Trung Quốc không thể có. Việt Nam cần có các vũ khí tìm diệt chính xác khác với công nghệ mà Trung Quốc sở hữu. Chỉ như vậy mới tăng thêm an toàn và tăng thêm ưu thế trước các tàu Kilo với số đông đến từ Trung Quốc. Làm sao có được các vũ khí này? Đường đi không quá khó.

Song hành khẩn trương là trang bị thêm lực lượng mới. Có điều, trong cơ chế hiện nay, với những tham nhũng đã bị phát giác, không ai an tâm rằng các vũ khí và trang thiết bị mới mua sắm – được đảm bảo 100 % về chất lượng. Đòi hỏi hoa hồng trong mua sắm vũ khí là tai hoạ to lớn cho nền quốc phòng của Tổ Quốc.

2. LỰC LƯỢNG HẢI CẢNH MẠNH

Lực lượng Hải cảnh mạnh mới là nhân tố thực tế để bảo vệ ngư dân và ngư trường. Hải quân mạnh là để ngăn chặn chiến tranh. Hải cảnh mạnh là để cản ngăn tranh chấp thực địa.

Việt Nam trong vài năm gần đây đã rất gấp rút trong bước đi này. Trong đó, ngoài đóng tàu mới, quan trọng là hợp tác với Mỹ và Nhật Bản để có thêm các tàu tuần duyên có sức răn đe mới. Đây là hướng đi đúng. Điều cần là phải tham vọng và mạnh mẽ hơn. Vì tình hình bị xâm phạm chủ quyền biển mỗi ngày một leo thang nóng bỏng.

Có lực lượng Hải cảnh mạnh, không chỉ thay đổi chiến lược mà còn phải thay đổi cả cơ chế quản lý. Tránh tình trạng lên lịch tuần tra để nhận chi phí, mà không triển khai trên thực tế như đã xẩy ra nhiều lần trước đây.

3. NGƯ THUYỀN MẠNH

Ngư thuyền là lực lượng tranh dành thực địa chính. Tài chính yếu làm cho ngư dân Việt Nam không có thuyền lớn cùng các phương tiện hiện đại, nên bị Trung Quốc chèn ép xua đuổi khắp mọi nơi.

Cách đây vài năm, Chính Phủ đã có chính sách hỗ trợ đóng thuyền sắt lớn cho ngư dân, nhưng chương trình đã thất bại vì bớt xén. Chính Phủ nhất thiết phải có chính sách mới để hỗ trợ tối đa cho ngư dân bám biển. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bảo vệ chủ quyền biển.

4. LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ

Biết rằng, dựa vào sức mình là chính. Nhưng hợp tác với hải quân và hải cảnh quốc tế là một nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngư dân tránh bớt sự đe doạ phi pháp trên biển. Đây là điều không tranh cãi.

Quan trọng hơn nữa, để đảm bảo cho hoà bình ở Biển Đông Nam Á, thì sự hiển diện của lực lượng hải quân, hải cảnh quốc tế, là nhân tố vô cùng cần thiết. Sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở ngoài khơi Biển Đông Nam Á là nhân tố góp phần ngăn cản xung đột ở Biển Đông Nam Á.

Muốn ngăn cản chiến tranh thì phải đủ mạnh để bắt ai muốn gây chiến phải sợ. Đó là chân lý giản đơn. Mọi kẻ cho rằng sự hiển diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á gây căng thẳng cho khu vực, dẫn đến nguy cơ chiến tranh – đều là phục vụ lợi ích của Trung Quốc.

Không phải ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Nam Á là theo Mỹ chống lại Trung Quốc. Sự hiển điện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á là tự do hàng hải. Việt Nam không theo nước nào cả. Không ai có thể bảo vệ lãnh thổ Việt Nam ngoài người Việt Nam. Ngàn đời nay người Việt Nam đã làm điều đó mà không ngọi chờ vào ai. Nhưng sự ủng hộ quốc tế làm cho kẻ thù của Việt Nam phải sợ sức mạnh nhân ba của Việt Nam.

Bởi thế, nhiệt liệt hoan nghênh hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong “Hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe doạ phi pháp trên biển”.

Tin Biển Đông ngày 7-4-2021

BTV Tiếng Dân

Vụ căng thẳng ở khu vực Đá Ba Đầu, Trung Quốc lại bao biện về đội tàu trên Biển Đông, VnExpress đưa tin. Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ phản bác cáo buộc nhắm vào “dân quân biển”: “Tôi không hiểu tại sao một số bên liên quan lại gọi các ngư dân Trung Quốc là dân quân biển”. Họ Triệu cho rằng “ngư dân” TQ có quyền “đánh bắt và trú ẩn trong khu vực suốt hàng nghìn năm”.

Bị mắc kẹt trong “Vòng xoáy tư tưởng”, Mỹ và Trung Quốc trôi dạt về chiến tranh lạnh

New York Times

Tác giả: Steven Lee Myers Paul Mozur

Dịch giả: Christine Nguyễn

14-7-2020

Các mối quan hệ đang rơi tự do. Những lằn ranh đang được vẽ. Khi hai siêu cường đụng độ về công nghệ, lãnh thổ và quyền lực, một kỷ nguyên địa chính trị mới đang khởi đầu.

Nếu tôi là luật sư phía Trung Quốc?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

23-4-2020

Các thảo luận về tính pháp lý của Diplomatic Note 1958 không phải mới. Các anh chị bên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông bàn chuyện này từ tận 2010. Nhiều thầy cô mình biết như thầy Hữu Phước, thầy Hoàng Việt của Đại học Luật TPHCM và cô Trang từ Đại học KHXHNV TPHCM cũng có rất nhiều bài viết về việc Trung Quốc sử dụng công hàm nói trên.

Hoàn Cầu thời báo phát hoảng vì MQ-9, diễn biến đáng lo ngại ở Trường Sa

Đặng Sơn Duân

29-9-2020

1. Hoàn Cầu thời báo lo sợ máy bay không người lái MQ-9 Reaper

Tin Biển Đông: Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-11-2019

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin về tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển VN. Ngày 16.11, Hải Dương Địa Chất 9 rời Quảng Châu xuống Biển Đông. Lúc 10 giờ sáng 18.11, tàu này di chuyển cách bờ biển Phú Yên khoảng 130 hải lý. Ông Duân viết: “Hiện chưa rõ đích đến nhưng dường như không có tàu hải cảnh nào hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 9. Hiện nay, một số tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên trú đóng tại các căn cứ phi pháp ở Trường Sa“.

Vấn đề chủ quyền biển đảo: Cái bẫy của tranh luận

Chu Mộng Long

22-4-2020

Nhiều người chê mà như khen: “Thâm như Tàu!”. Nhưng tôi vẫn cho rằng, trí tuệ Việt chưa hẳn thua Tàu. Chỉ bởi trí thức Việt hiện đại ngày càng hoặc mê phục Tàu hoặc chống Tàu một cách võ biền. Còn ngày xưa đã từng có bao nhiêu sứ giả thông minh khẩu chiến trực tiếp với Tàu, buộc vua Tàu phải bái phục và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc leo thang chiến tranh?

Lâm Bình Duy Nhiên

3-8-2022

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tới Đài Loan hôm 2/8, bất chấp phản đối của Bắc Kinh. Ảnh trên mạng

Một bà cụ 82 tuổi. Một ông già 80 tuổi. Họ là Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống Hoa Kỳ. Cả hai đều thuộc loại “cáo già” trong quan hệ ngoại giao và trong lĩnh vực địa chính trị.

South China Sea hay East Sea?

FB Lê Minh Phiếu

10-11-2018

Một hội thảo vừa được Học viện Ngoại giao tổ chức ngày 8-9 tháng 11 tại Đà Nẵng với tựa đề tiếng Anh là “The 10th South China Sea International Conference – Cooperation for Regional Security and Development”.

Chuyên gia nói với Trung Quốc: nếu không hợp tác, nghề cá ở biển Đông có thể sụp đổ

Mongabay

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

21-12-2017

  • Hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở biển Đông, nơi mà quyền chủ quyền là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước ven biển.
  • Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biển đang nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ gần kề của một trong những vùng thuỷ sản sinh sản nhiều nhất thế giới.
  • Hiện một nhóm chuyên gia gồm các nhà chiến lược địa chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp cùng hợp lại để quản lý và bảo vệ nguồn cá và môi trường biển.
  • Việc quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này, hiện sức mạnh khống chế trên biển với sự thèm muốn rất lớn về hải sản, sẽ chịu hợp tác hay không.

Tin Biển Đông: Lại đường lưỡi bò

BTV Tiếng Dân

23-11-2019

VTC đưa tin: Mạng xã hội Trung Quốc Wechat lại đưa ‘đường lưỡi bò’ phi pháp vào Việt Nam. Ngày 21/11, khi người dùng truy cập vào ứng dụng Wechat để chia sẻ địa điểm với bạn bè thì phát hiện bản đồ Việt Nam có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Hình ảnh “Đường lưỡi bò” xuất hiện khi người dùng truy cập ứng dụng Wechat của Trung Quốc và thu hẹp bản đồ Việt Nam đến mức hình ảnh Biển Đông hiện ra.

Án mẫu “Diego Garcia”

Trương Nhân Tuấn

25-9-2019

Vấn đề “kiện” TQ, VN có nhiều “án mẫu” ở các Tòa quốc tế như Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).