Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Ian Storey

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện

Hiệu đính: Huệ Việt

ISEAS ngày 8-8-2017

Đá Chữ Thập ngày 16/6/2017 với các hầm chứa tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự mới. Nguồn: CSIS/AMTI và Digital Globe.

Tóm tắt

  • Tại Manila vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Mặc dù bản khung này là một bước tiến trong quá trình quản lý xung đột trên Biển Đông, nó thiếu tính chi tiết và chứa đựng nhiều các nguyên tắc và quy định tương tự trong Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Cách Ứng Xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC), một bản tuyên bố vẫn chưa được thi hành thậm chí một phần.
  • Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ “ràng buộc pháp lý”, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài.
  • Bản khung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo về COC. Những cuộc thảo luận này có thể kéo dài và gây phiền toái cho các thành viên ASEAN, những người mong muốn thấy được tính ràng buộc, toàn diện và có hiệu lực pháp lý của COC.

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Vì sao phải chống “đường lưỡi bò”?

Trần Thanh Cảnh

9-7-2023

1- Nhìn trên bản đồ, cái đường lưỡi bò vô lý của người Trung Quốc tự vẽ ra kia là một cái sự cực kỳ láo toét với Việt Nam: Theo hình vẽ thì họ chiếm hết biển Đông! Bịt chặt hầu như mọi đường giao lưu với thế giới của chúng ta.

Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” (Phần 2)

FB Nguyễn Văn Phước

8-9-2018

Tiếp theo phần 1

Cách đây 2 tuần, vào chiều tối thứ Bảy, điện thoại tôi bỗng nhận được tin nhắn. Nhìn tên tôi nhận ra người sĩ quan An ninh 3 năm trước, là một trong hai viên An ninh đã từ Hà Nội bay vào First News – Trí Việt buổi chiều tháng 6/2015 để điều tra cuộc đấu giá Bức tranh ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’:

– Anh Phước khoẻ không? Chúc mừng cuốn sách tâm huyết của anh đã ra đời.

– Ô ! Lâu quá không gặp lại anh. Anh đang ở đâu?

– Tôi vẫn ở Hà Nội. Cuốn sách đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Tôi vẫn dõi theo những bước anh đi và việc anh làm. Hình như anh vừa lên làm việc với cơ quan an ninh nữa phải không?

– Ồ ! Sao anh biết? Đúng là an ninh có khác, việc gì cũng biết. Xong mấy ngày rồi anh, chuyện nhỏ hiểu lầm chút thôi. Khi nào anh vào Sài Gòn mời anh ghé qua văn phòng anh em ta làm vài ly trò chuyện cho vui. Tròn 3 năm rồi không gặp lại anh.

– Cảm ơn anh! Rượu thì tôi không thiếu, chỉ muốn được anh ký tặng cuốn sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử là vui rồi.

Sau đó tôi và anh có hẹn hai lần, ở Hà Nội và Sài Gòn mà đều không gặp được, lúc thì anh không có ở Hà Nội, lúc thì tôi đi công tác. Tôi vẫn còn giữ cuốn sách tôi ghi lời tặng cùng chữ ký của đầy đủ các anh em Cựu binh Gạc Ma. Anh là người cán bộ an ninh mà tôi có thiện cảm dù mới chỉ gặp một lần. Anh nhắn tin sẽ vào Sài Gòn nhận sách.

Cuốn sách ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ sau 4 năm ra mắt đã tạo nên một cơn bão chưa từng có trên MXH liên tục hơn 2 tháng trời mà vẫn chưa có tín hiệu dừng lại. Face Book tôi nhận được rất nhiều tin nhắn vui mừng, chia sẻ, động viên và cả những lời chửi bới, miệt thị. Tất cả những tin nhắn thiếu hiểu biết đó không chỉ là từ những nick clone, không phải người thật mà còn của nhiều người giữ cấp bậc cao trong quân đội đã về hưu. Đặc biệt tôi nhận được rất nhiều câu hỏi thú vị của nhiều người trong và ngoài nước và tôi đã trả lời. Thay cho bài viết, tôi đăng lại các câu hỏi và trả lời để các bạn cùng chia sẻ:

1. Vì sao với rất nhiều sách hay anh và First News đã làm, có tại sao anh lại kiên định mạo hiểm với một đề tài trước giờ vốn bị cho là quá nhạy cảm?

– Rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè và ngay cả những người thân của tôi đều ngăn tôi không nên làm cuốn này. Lo yên ổn để làm ăn, lo cho anh em công ty chứ dại gì ôm rơm cho dặm bụng. Nhưng tôi chưa từng thay đổi mục tiêu một khi thấy điều đó có ý nghĩa và giá trị với nhiều người Việt Nam, nhất là trong giai đoạn xã hội có nhiều biến động, chủ quyền Biển Đông bị đe doạ. Và tôi nghĩ nhiều người Việt Nam cần cuốn sách này.

2. Anh có ai chống lưng không? Hay có những ai đó nói anh làm cuốn sách này?

– Không ! Không có một ai hết. Tôi quyết tâm làm cuốn sách này khi tình cờ xem được đoạn Clip 3 phút thảm sát những người lính ở Gạc Ma bằng tiếng Trung do Trung Quốc tung ra trên Internet. Khi còn nhỏ, Ba tôi có nói với tôi: ‘Hãy là người chơi cờ – thắng thua không quan trọng – nhưng đừng bao giờ là quân cờ của ai hết’.

Tôi mất đi một số bạn bè nhưng lại có thêm rất nhiều người hiểu được và hết lòng ủng hộ âm thầm trong hành trình 4 năm làm cuốn sách này – kể cả trước và sau khi sách được phát hành. Nhất là những bạn đọc, những quân nhân chính trực và yêu nước đã đứng ra đập tan những luận điệu vu khống xuyên tạc hòng huỷ diệt cuốn sách.

3. Anh có định tham gia chính trị không?

– Không ! Tôi thích được là chính mình, thích sáng tạo làm sách vì sách có thể chuyển đổi con người. Làm chính trị, nếu không kiên trung, thường dễ bị đánh mất mình trước mà chưa kịp thay đổi được ai.

4. Anh thấy thế nào khi bên cạnh số đông ủng hộ, có những phản đối kịch liệt của một số người, đặc biệt là một vài vị tướng quân đội về hưu như Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng Hoàng Kiền vì vài lỗi sai đã được đính chính…? Anh có nghĩ phía sau sự chống đối này ẩn chứa điều gì?

– Tôi thấy bình thường. Số lượng người phản đối, đòi tiêu huỷ cuốn sách ít hơn tôi dự đoán ban đầu. Tôi có đọc mấy stt đầu tiên của của nhiều người xưng danh tướng tá, tiếc rằng các stt đó đều được viết theo cách tự suy luận, áp đặt, chụp mũ khi chưa hề đọc sách. Nếu các vị tướng tá đó đọc kỹ cuốn sách chắc chắn sẽ không viết như vậy. Còn sau đó, tôi không bình luận và để tâm nữa. Tôi trích dẫn lời một bạn đọc: ‘Nếu các ông tự cho mình biết rõ về trận Gạc Ma từ đầu, vậy suốt 30 năm qua vì sao các ông im lặng? Các ông đã ở đâu?’.

– Ngoài ra làn sóng kêu gọi chống đối đòi tiêu huỷ cuốn sách này cùng với Bộ Quốc Sử 15 tập chắc chắn có mục đích và có liên hệ với nhau. Đằng sau chắn chắn có một thế lực giấu mặt và ẩn chứa những điều sau này sẽ sáng tỏ. Tôi tin sự thật và chính nghĩa sau cùng sẽ chiến thắng.

5. Anh có bị tổn thương khi bị các vị tướng đó qui chụp là ‘trở cờ, phản động, bài Trung, phò Mỹ, dựng cờ vàng’ ?

– Không! Không hề. Tôi có như vậy đâu mà bị tổn thương? Tôi là người Việt Nam yêu nước. Cá nhân tôi và tập thể First News – Trí Việt luôn đau đáu trăn trở đến sự phát triển đất nước và sự nghiệp khai phong mở trí, gieo hạt giống tâm hồn tri thức cho bạn đọc và nhân dân.

Ở giai đoạn này, các bạn không thấy rõ là có nhiều người rất yêu nước chính trực lại bị chụp mũ, vu là phản động sao ? Lịch sử và nhân dân sau này sẽ minh chứng điều đó.

6. Anh nhận ra điều gì qua việc xuất bản cuốn sách này?

– ‘Thế giới này không chỉ bị huỷ hoại bởi kẻ ác – mà còn bị huỷ hoại bởi những kẻ vô cảm, bàng quan, câm lặng với những gì kẻ ác làm’.

7. Có vài người ác ý nói rằng anh cố tình để những lỗi sai trên cuốn sách?

– Tôi và đồng nghiệp First News – Trí Việt đã làm trên 2.800 cuốn sách trong 24 năm qua. Và đây là lần đầu tiên một cuốn sách của First News có tờ đính chính. Đó thực sự là những sai sót ngoài ý muốn khi riêng ở First News đã hàng chục người đọc, Hội đồng thẩm định cấp nhà nước (do Ban TGTW thành lập) và ngoài Biên tập viên, đích thân giám đốc, TBT NXB đã đọc rất kỹ. First News không thể tự ý xuất bản cuốn sách này được nếu từng dòng, từng chữ nội dung, từng tấm ảnh không thông qua NXB Văn Học.

8. Nhiều người bình luận trên MXH là sự kiện Gạc Ma đã được báo chi đề cập ngay từ khi xảy ra sự kiện 14/3/1988, chứ đâu có cấm đoán gì đâu?

– Chỉ đúng một phần, báo Nhân Dân và một số báo ngay sau đó có đưa tin và tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam khá mạnh mẽ, nhưng sau 1990, người dân ít được thông tin về Gạc Ma. Chỉ vài năm gần đây lác đác có một số bài báo, và sau 22/7/2015 là ngày đấu giá bức tranh ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ tại chùa Vĩnh Nghiêm cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu có Bộ trưởng Bộ CA là Đại tướng Trần Đại Quang đến dự, các phương tiện thông tin đại chúng mới viết nhiều về Gạc Ma. Trước đó nhiều hoạt động tưởng niệm Gạc Ma bị ngăn cản bởi những người không ủng hộ việc này. Tôi và nhóm thực hiện có đầy đủ nguồn tư liệu về những điều này.

9. Sau khi sách ra, trên MXH lan truyền từ một số người là Trần Thị Thuỷ, con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương kiện những người thực hiện sách đòi rút lá thư ra khỏi cuốn sách?

– Không hề có chuyện đó! Tôi vừa nói chuyện với em Trần Thị Thuỷ cách đây hai ngày. Thật không thể tưởng tượng nổi – không chỉ những người làm sách bị tấn công, mà em Trần Thị Thuỷ cũng bị tấn công, áp lực không kém – chỉ vì trong cuốn sách có trích đăng một phần lá thư của Trần Thị Thuỷ gửi Ban Tổ Chức sau Đại lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu và Đấu giá tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử 22/7/2015.

Em Thuỷ kể: “Họ nhắn tin FB, gọi điện thoại tại sao lại dám viết lá thư như vậy? Có được ngày hôm nay rồi mà còn kể lể…, họ có phải là em, là mẹ em đâu mà có thể hiểu được những nỗi đau không nói lên lời suốt một thời gian dài từ khi Bố mất ngoài đảo. Họ làm em sợ đến mức phải khoá FB, như em phạm một tội gì đó nghiêm trọng lắm. Em viết bức thư đó là tự nguyện từ chính trải nghiệm và cảm xúc thật của mình. Em chỉ nói là một bộ phận cán bộ nhà nước thôi chứ có nói hết tất cả đâu? Mà điều đó có thật mà?…”. Không những vậy, anh Lê Hữu Thảo cựu binh Gạc Ma cũng bị quấy rối, xúc phạm.

10. Anh có ngạc nhiên khi xuất hiện một số người, cả những người xưng là tướng tá quân đội trên mạng xã hội chống đối kịch liệt đòi tiêu huỷ cuốn sách?

– Tôi không ngạc nhiên. Trên mạng xã hội thì đủ loại, đủ thành phần, thật hư lẫn lộn. Tôi không quan tâm nhiều vì đa phần đều là có mục đích chính trị không chính đáng. Họ mang ơn, hàm ơn ai, họ phục vụ ai thì họ tất yếu sẽ bảo vệ người đó. Tôi chỉ quan tâm đến những người bảo vệ sự thật và quyền lợi đại đa số người dân và đất nước Việt Nam.

Tôi rất xúc động với dũng khí và bản lĩnh chính trực của Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm đã đứng lên bảo vệ tinh thần cuốn sách cùng nhiều quân nhân không quen biết khác nữa.

11. Góc nhìn của anh về Quan chức và người Dân?

Tôi luôn nhớ câu ‘dân vạn đại – quan nhất thời’. Nhưng rất tiếc ở Việt Nam cái nhất thời của một số Quan chức những 5 năm, gây ra cho dân biết bao hậu quả – và sau đó lại truyền hệ luỵ đó cho nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo, và cứ như thế… nhất là hiện tại ở lãnh vực Giáo Dục, Y Tế, Giao Thông Vận Tải…. tôi đồng ý với một nhận xét rất chất là các vị Bộ Trưởng đó chẳng những chưa có Tầm, thiếu cái Tâm, và có rất nhiều cái Tư. Phải quyết chọn người thực tài thay thế càng nhanh càng tốt cho đất nước.

Còn những người dân Việt – là những người chủ đất nước – hãy cùng nhau lên tiếng góp ý đúng theo nguyện vọng và theo luật pháp, có tình có lý và kiên trì. Chúng ta không có đấu tranh sẽ không có hạnh phúc. Tôi thích Mark đúng ở câu đó. Bàng quang, sợ hãi hay vô cảm sẽ không mang lại được điều gì.

12. Có người nói anh thích tặng sách Gạc Ma cho những lãnh đạo? Thấy người sang bắt quàng làm họ chăng ?

Khi làm cuốn sách gian truân này, tôi đã quá hiểu về nhiều điều. Tôi không bao giờ cần điều đó. Đó cũng là tính cách của tôi từ khi mới khởi nghiệp – rất ít tiếp xúc với quan chức.

Tôi tặng bản thảo sách Gạc Ma cho CTN Trần Đại Quang là vào tháng 5/2016 khi tôi được chọn là một trong một trăm doanh nhân tiêu biểu được vào phủ chủ tịch gặp Chủ tịch Nước. Đó cũng là dịp tôi ra Hà Nội nộp 16 cuốn bản thảo Gạc Ma và băng ghi âm phỏng vấn cho Hội đồng Thẩm định cấp Nhà Nước do Ban TGTW thành lập. Trong cuộc gặp CTN tôi muốn tặng CTN Trần Đại Quang bản thảo sách Gạc Ma, cuốn Bí Mật May Mắn và sổ tay Hạt Giống Tâm Hồn – Giá Trị Vĩnh Hằng như một lời cảm ơn vì CTN khi còn là Bộ Trưởng Bộ Công An đã đến dự thắp hương cho Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu – Đấu giá tranh Gạc Ma ngày 22/7/2015 được thành công. Vào lúc nghỉ giảo lao tôi chia sẻ dự định đó với một phóng viên ảnh của Chủ tịch Nước và được anh ấy sắp xếp bố trí tôi vào phòng riêng tặng sách cho CTN khi hội nghị kết thúc. Và anh ấy đã chụp ảnh và gửi tin. Tôi không có bức ảnh đó khi rời Phủ chủ tịch.

Những bức ảnh của UVBCT, Trưởng Ban TGTW đến mua sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử ở gian hàng sách First News – Trí Việt tại Đường Sách TP. HCM không phải tôi hay nhân viên tôi chụp (lúc đó tôi đi công tác), mà do chị Quách Thu Nguyệt tiếp anh Võ Văn Thưởng gửi cho tôi hai ngày sau đó. Tôi không hề biết cuộc viếng thăm này.

Còn những bức ảnh tặng sách cho nguyên CTN Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang là nguyên do từ anh Nguyễn Công Khế mời tôi và anh Hàng Phước Long (nguyên Phó TTK Toà soạn Tuổi Trẻ Online) đến dự dám giỗ mẹ anh ấy vào thứ Bảy. Tôi có nói với anh Khế trước khi đi là sẽ mang theo sách Gạc Ma tặng bạn bè anh ấy (tôi không hề biết trước sẽ có sự hiện diện của hai nguyên CTN). Hôm đó tôi tặng 40 cuốn sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử cho nhiều người và bạn bè, thân hữu. Đối với tôi bất kỳ một công dân Việt Nam nào cũng nên đọc cuốn sách này. Tôi và những doanh nhân yêu nước đã tặng trên 5.000 cuốn sách Gạc Ma cho nhiều người, nhiều nơi từ quốc hội, quân đội, bộ đội Trường Sa, lãnh đạo các tỉnh thành và thư viện các trường Đại học và Cao Đẳng cả nước. Và ngay cả với nhiều bạn đọc, các em sinh viên không đủ điều kiện mua chúng tôi cũng tặng.

Khi sách được phát hành, Thiếu Tướng Lê Mã Lương chủ biên cuốn sách đã thay mặt nhóm thực hiện tặng sách cho tất cả những người lãnh đạo đất nước, Ban Bí Thư và BCT.

Bản thân tôi và Trí Việt hơn 10 năm nay vẫn âm thầm thường xuyên mang những cuốn sách hay tặng những người cần thiết. Tôi đã tặng vài chục ngàn cuốn sách Hạt Giống Tâm Hồn cho các phạm nhân tại các nhà tù trại giam. Và sách đã tác động đến và thay đổi cuộc sống tinh thần họ rất nhiều.

13. Trong hành trình 4 năm thực hiện sách đến bây giờ, ngoài cuốn sách, anh, bạn hữu và nhóm tác giả đã giúp gì được cho các gia đình thân nhân liệt sĩ và CCB Gạc Ma?

– Từ năm 2015 đến nay, chúng tôi ngoài tiền bán sách đã tổ chức đấu giá tranh, vận động giúp đỡ trên 2 tỷ đồng cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma và các CCB Gạc Ma. Tôi chỉ tiếc rằng lúc đó không tìm được hết các CCB Gạc Ma để phỏng vấn đưa vào sách. Chắc chắn các anh em đó sẽ chạnh lòng là buồn khi không được nhắc tới trong cuốn sách. Chúng tôi sẽ làm điều đó cho đợt in mới có chỉnh lý và bổ sung.

14. Anh có tư tưởng ‘Bài Trung – Phò Mỹ’ như mấy vị tướng tá đang qui chụp không?

– Tôi có nhiều người bạn từ Trung Quốc (bản thân First News – Trí Việt cũng có nhiều đối tác xuất bản từ Trung Quốc). Tôi quí trọng các giá trị văn hoá và nhân dân Trung Hoa nhưng cực lực phản đối những hành động, tuyên bố đe dọa xâm lược, chiếm đảo, chiếm biển Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Đâu đó phải rõ ràng. Chính tôi đã rất xúc động và đau đớn khi khám phá sự kiện Thiên An Môn, Pháp Luân Công Đại Pháp, Tây Tạng đã diễn ra ở Trung Quốc.

Từ vài thập niên trước đây tôi là một trong nhiều người kêu gọi Mỹ phải bồi thường chiến tranh Việt Nam. Chính tôi đã ủng hộ và hỗ trợ Ông James G. Zumwalt – con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ Elmo Zumwalt (người đã ra lệnh rải chất độc da cam xuống Việt Nam và con trai đầu của ông đã chết vì phơi nhiễm chất độc da cam) trong việc hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam.

Chính Tướng tình báo chiến lược lừng danh Phạm Xuân Ẩn đã từng không quản tính mạng của mình chống Mỹ đến cùng nhưng mong muốn khi chiến tranh kết thúc Việt Nam nên hợp tác với Mỹ toàn diện để phát triển đất nước.

Mặc dù ông bà nội tôi đã tham gia kháng chiến chống Pháp và bị giặp Pháp bắn chết mất xác trên sông Phú Yên nhưng sau này tôi vẫn có những người bạn Pháp rất tốt, và tôi bắt chặt tay Tổng Thống Pháp Macron, xuất bản sách của ông không hề vướng bận hận thù gì hết. Giai đoạn nào ra giai đoạn đó.

15. Quan điểm sống của anh?

– Đời người chỉ sống có một lần. Và câu nói của Lutther M. King: “Cuộc đời chúng ta chấm dứt kể từ khi chúng ta im lặng với những điều cần lên tiếng”.

16. Vì sao anh quyết tâm bảo vệ việc xuất bản cuốn sách, và bây giờ khi sách đã xuất bản mà có nhiều người phản đối?

– Tôi thực sự đã khóc nhiều lần một mình khi xem đoạn Clip Trung Quốc xả súng bắn những người lính hải quân Việt Nam ở Gạc Ma và tôi đã tự hứa trước vong linh những liệt sĩ đã hy sinh và với cha tôi là sẽ làm bằng được cuốn sách này.

Khi biết tin bên Trung Quốc xuất bản sách về sự kiện Gạc Ma với nhưng thông tin xuyên tạc hòn đảo đó là của Trung Quốc và tôn vinh phong hàm tướng viên sĩ quan Dương Chí Lượng cầm đầu lính Trung Quốc đã giết hại những người lính Việt Nam ngày 14/3/1988 (tháng 11/2015, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin, Đại tá Dương Chí Lượng đã trở thành Phó chủ nhiệm Cục chính trị Hạm đội Nam Hải, thuộc Hải quân Trung Quốc. Trước đó, Dương là Phó chính ủy Hàng không binh thuộc Hạm đội Bắc Hải), cũng như xây dựng ngọn hải đăng và căn cứ quân sự, sân bay trên Gạc Ma… càng thôi thúc tôi và nhóm quyết tâm thực hiện.

Tôi vô cùng cảm ơn tất cả những người đã đồng hành và giúp đỡ để cuốn sách được xuất bản.

– Khi sách được xuất bản, dù còn một số sơ xuất và lỗi sai đã được đính chính, nhưng những qui chụp của những vị tướng, tá và hàng trăm người lao vào mạt sát, đe doạ như kiểu Hồng Vệ Binh một thời ở Trung Quốc buộc tôi và những người thực hiện sách phải đứng ra bảo vệ lẽ phải.

17. Anh rất bản lĩnh khi lên tiếng nhận hết trách nhiệm về mình, thay vì đó là trách nhiệm của NXB, của Hội đồng Thẩm định, của Chủ Biên cuốn sách. Anh có điều gì trăn trở không?

– Tôi có bị những người ẩn danh thiếu hiểu biết chửi bới, đe doạ vì đã làm cuốn sách này cũng không sao, tôi thông cảm cho họ. Tôi cũng không để ý nhiều đến họ vì mục đích của tôi lớn hơn nhiều.

– Tuy nhiên, trước những phê phán của những người gọi là có địa vị trong xã hội, nếu tôi không lên tiếng thì sẽ phụ lòng của rất nhiều người dù không quen biết đã lên tiếng bảo vệ cuốn sách, thì rất có thể có một điều sẽ xảy ra: “Lộng giả thành chân”, hay “ Tận cùng một điều đúng có thể là một điều sai – Tận cùng một điều sai có thể trở thành một điều đúng – khi nó được lặp lại quá nhiều lần. Và ở Việt Nam không phải là không có những chuyện đau lòng như vậy đã xảy ra.

18. Ngoài việc bán bản quyền cho Mỹ, First News còn dự định lan toả tác phẩm này ra thế giới như thế nào?

– Ngoài NXB Fortis của Mỹ đã ký hợp đồng bản quyền, hiện nay có 2 NXB uy tín ở Nhật và Hàn Quốc đang đặt vấn đề để mua bản quyền. Chúng tôi sẽ chỉ chuyển giao bản quyền sau khi thống nhất kỹ các chỉnh sửa bổ sung của cuốn sách với NXB Việt Nam.

19. Anh có dự định sẽ sống ở nước ngoài như nhiều trí thức đang ra đi ?

Không ! Tôi yêu mến mảnh đất quê hương tôi vô cùng – và hạnh phúc khi được sống cùng nhịp thở với người dân tôi và đóng góp phần nào tâm sức của mình cho đất nước. Tôi từng đi nhiều quốc gia, và đã từng có cơ hội xin được thẻ xanh ở Mỹ hay làm việc ở châu Âu nhưng tôi đã không làm như vậy.

20. Anh có tin luật nhân quả không?

Tôi không chỉ tin – mà chính tôi đã trải nghiệm sâu sắc điều đó. Tôi thường không tin bất cứ điều gì cho đến khi chính tôi trải qua và xác minh tính hiện thực của nó. Tất cả những gì chúng ta làm ở quá khứ và hôm nay sẽ trả lại chính xác vào ngày mai, một tương lai không xa. Điều đó sẽ đến – không ngoại trừ bất kỳ ai.

21. Anh nghĩ gì về quan hệ Việt – Trung?

– Tôi biết quan hệ Việt – Trung có một sự quan trọng, cả về kim ngạch kinh tế, khi Trung Quốc là một thị trường lớn nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Và chúng ta sinh ra trên mảnh đất này không được quyền chọn quốc gia hàng xóm. Nhưng tôi mong việc gì ra việc nấy. Việc làm ăn kinh tế và bảo vệ chủ quyền là hai việc khác nhau – Việc nào cũng quan trọng và cần một sự linh hoạt, khéo léo và có chính kiến, lập trường rõ ràng – Và mục tiêu là phải có lợi lâu dài cho người dân và đất nước mình.

Cái nào hay từ văn hoá Trung Quốc chúng ta có thể học hỏi, nhưng cái gì lạc hậu, trì trệ tuyệt đối không nên bắt chước, rập khuôn. Thế giới bên ngoài rộng mở đang phát triển từng ngày, có rất nhiều hướng chúng ta có thể áp dụng để phát triển đất nước ta phù hợp nhất với mong muốn của đại đa số người dân.

Đó không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà của rất nhiều người Việt Nam đang khắc khoải, ước mong hoài bão từng ngày.

Bản tin Biển Đông ngày 12-10-2018

BTV Tiếng Dân

Kịch bản quyền lực của Trung Quốc qua sáng kiến Vành đai Con đường

Ngày 20 tháng 9 vừa rồi, Trung tâm An ninh mới Hoa Kỳ (Center for New American Security), đã xuất bản một báo cáo đánh giá những tác động của Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc trong định hình trật tự thế giới và từ đó đưa ra những đề xuất chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ trên các phương diện kinh tế, an ninh, địa chính trị và quyền lực mềm.

Case Bãi Tư Chính

Mai Quốc Ấn

19-7-2019

Hoàn toàn là một case study có thể đưa vào giáo trình báo chí!

Có KOLs, có các nhà báo nổi tiếng tham gia trên mạng xã hội. Ai nói gì trước khi sự việc ngã ngũ tôi… kệ moẹ! Cái đáng quan tâm là trung tâm sự kiện bãi Tư Chính có xảy ra xung đột Việt – Trung hay không. Cho tới bản tin tối 19/7/2019, khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mọi thứ mới ngả ngũ.

Tin Biển Đông: Tàu Hải Dương 8 lại vào sát bờ biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

2-9-2019

Trang Dự án ĐSK Biển Đông đưa tin: “Vào lúc 5h08′ sáng nay ngày 01/9/2019 (giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào sâu trong bờ biển Việt Nam, chỉ cách khoảng 83,7 hải lý, trước khi quay ra ngoài làm vòng khảo sát mới. Những chiếc hải cảnh hộ tống cũng đi theo vào cách bờ biển Việt Nam khoảng từ 82 – 95 hải lý”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Tin Biển Đông

Trưa ngày 15/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ 14 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 15 thuộc khu vực khảo sát IV vào lúc 9h41’ sáng 15/10/2019. Đường khảo sát thứ 15 này nằm giữa 2 vĩ tuyến N 13° và N 14° và nằm ở vị trí ngang với TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Biển Đông – “Nguyên trạng không phải là tình huống xấu nhất”

CEIAS

Dịch giả: Song Phan

29-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Trey Ratcliff

Bài phỏng vấn chung của CEIAS và IIR do Alfred Gerstl (AG) và Rudolf Fürst (RF)  thực hiện với Bill Hayton, nghiên cứu viên thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House.

Tàu Việt Nam, Trung Quốc chạm trán gần Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Sebastian Strangio

Cù Tuấn, dịch

29-3-2023

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Tóm tắt: Theo dữ liệu hàng hải, tàu Kiểm ngư Việt Nam và tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đến sát nhau trong phạm vi 10 mét.

Về tuyên bố lập trường của Mỹ ở Biển Đông hôm 14/7

Trương Nhân Tuấn

17-7-2020

Tuyên bố lập trường của Mỹ về Biển Đông hôm đầu tuần này thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa PCA. Điều này tôi có nói hôm kia.

Mục đích che giấu các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

7-7-2020

1. Việc Trung Quốc cùng lúc tập trận trên các biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) trong căng thẳng xung đột biên giới với Ấn Độ đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (Phần 2)

Diplomat

Tác giả: Christelle Nguyen

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/NCQT

19-1-2024

Tiếp theo Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

Theo Giáo sư Ngô Thị Thanh Tâm của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, Holocaust, và Diệt chủng (NIOD) có trụ sở tại Amsterdam, những người lính tử trận của Việt Nam Cộng hoà được gọi là “tử sĩ” và xác của họ được phân loại vào nhóm “kẻ thù đã chết”. Nơi chôn cất của họ thường được xem là “vùng chết”, bị những người còn sống xa lánh, bởi vì kẻ thù là những kẻ “không nên được xót thương”.

Trong khi đó, 1,2 triệu người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Quân đội Bắc Việt) đã hy sinh lại được tưởng niệm bằng danh hiệu “liệt sĩ” – những người mà cái chết của họ là minh chứng cho sự hy sinh thiêng liêng và quên mình vì đất nước. Theo quan điểm chính thức, liệt sĩ xứng đáng được ghi nhớ đời đời và hài cốt của họ sẽ được chăm sóc chu đáo.

“Kể từ đó, từ ‘tử sĩ’ được dùng để chỉ những người lính hy sinh trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cái chết của họ không được nhà nước công nhận là đã góp phần vào lợi ích quốc gia, thậm chí có khi còn bị cho là đi ngược lại lợi ích quốc gia. Đây là lý do tại sao thuật ngữ này được dùng cho các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa”, bà Tâm nói qua email.

Từ năm 2014, truyền thông nhà nước Việt Nam đã liệt kê tên những người lính thiệt mạng trong Hải chiến Hoàng Sa là tử sĩ, thay vì liệt sĩ. Mẹ của họ cũng không thể nhận danh hiệu “bà mẹ Việt Nam anh hùng”, và con cái của họ không được hưởng các ưu đãi chỉ dành riêng cho những liệt sĩ được nhà nước công nhận. Tương tự, những người bị thương trong cuộc xung đột đẫm máu năm 1974 không được công nhận là thương binh.

Về phía Trung Quốc, Nghĩa trang Liệt sĩ Hải quân Tây Sa được xây dựng năm 1975 tại Tam Á, đảo Hải Nam. Nghĩa trang được chính quyền nhân dân thành phố Tam Á chỉ định là di tích văn hóa cấp thành phố cần bảo vệ vào năm 1990 và được cải tạo vào năm 2016.

Lễ tưởng niệm do chính quyền kiểm soát

Tại Việt Nam, chính quyền sẽ quyết định ai là anh hùng, ai là thành viên của “thế lực thù địch,” cũng như sự kiện nào đáng để tưởng niệm. Bất kỳ quan điểm nào lệch khỏi quan điểm chính thức cũng sẽ dẫn đến nhiều hình thức trừng phạt khác nhau, kể cả án tù. Điều 18 Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm các hành vi bóp méo lịch sử đã được chính quyền phê duyệt hoặc phủ nhận thành tựu cách mạng ngay cả trong không gian ảo.

Đối với Hà Nội, người láng giềng phía bắc vừa là hình mẫu vừa là mối đe dọa, đến nỗi bất kỳ hành động nào nhằm tưởng niệm cuộc xung đột năm 1974 ở Biển Đông đều có thể khiến đất nước rơi vào nguy hiểm. Theo một chỉ đạo từ trên ban xuống, lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 2014 tại Đà Nẵng đã bị hủy vào phút chót vì một lý do không được công bố. Những người biểu tình năm 2014 vẫn kiên quyết đòi tưởng niệm những người lính Việt Nam tử trận đã bị công an giải tán.

Tuy nhiên, các sự kiện tưởng niệm tự tổ chức vẫn được phép diễn ra. Vị cựu đại tá sau trở thành người tị nạn Vũ Văn Lộc, hiện sống ở California, cho biết “cộng đồng hải ngoại vẫn tổ chức các sự kiện để tưởng nhớ trận chiến đẫm máu này”.

Theo nhà nhân học Edyta Roszko, ở Việt Nam, ngay cả những sự kiện tưởng nhớ cấp địa phương cũng không thể tổ chức tự do. “Mặc dù lễ kỷ niệm các chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa thường được đưa vào các dự án kỷ niệm, nhưng nhà nước chỉ muốn âm thầm tổ chức những dịp lễ này, vì vấn đề tranh chấp các quần đảo đã bị chính trị hóa cao độ”, Roszko viết trong cuốn sách xuất bản năm 2020 “Fishers, Monks and Cadres: Navigating State, Religion, and the South China Sea in Central Vietnam” (Ngư dân, Tu sĩ và Cán bộ: Chính trị, Tôn giáo và Biển Đông ở miền Trung Việt Nam), dựa trên nghiên cứu thực địa của bà ở Quần đảo Lý Sơn gần Hoàng Sa năm 2007-2008.

Năm 2014, nhà báo nổi tiếng Huy Đức và các cộng sự của mình đã tổ chức dự án gây quỹ mang tên “Nhịp cầu Hoàng Sa” nhằm hỗ trợ gia đình những người tử trận năm 1974. Một chiến dịch khác cũng được phát động để xây nhà cho góa phụ của các binh sĩ Việt Nam Cộng hoà thiệt mạng trong Hải chiến Hoàng Sa.

Tháng 1/2014, truyền thông nhà nước Việt Nam lần đầu tiên nhắc đến sự kiện này. Tuy nhiên, việc công khai đề cập đến trận chiến bị lãng quên từ lâu đã khiến nước láng giềng khổng lồ, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, tức giận. Tháng 05/2014, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu ở gần quần đảo Hoàng Sa, gây ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc chưa từng có trên khắp Việt Nam.

Căng thẳng không chỉ dừng ở bờ biển

Bất chấp tất cả những câu chuyện tốt đẹp được truyền thông nhà nước Việt Nam đăng tải trước, trong, và sau chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 12/2023, tranh chấp Biển Đông vẫn là một chướng ngại trong quan hệ giữa hai nước cộng sản và cũng là đối tác chiến lược toàn diện này.

Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và những người bất đồng chính kiến tưởng nhớ Hải chiến Hoàng Sa đã coi sự im lặng của chính quyền trước các cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc là bằng chứng cho thấy họ phục tùng Bắc Kinh.

Nhưng nếu Hà Nội thực sự có lý do để chỉ trích “chế độ bù nhìn” đã không bảo vệ được quần đảo Hoàng Sa, thì họ cũng không thành công hơn là mấy.

Lúc đầu, vào năm 1976, Hà Nội đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, để đổi lấy việc Hà Nội công nhận yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Chỉ sau khi nỗ lực đó thất bại, chính phủ Việt Nam mới khẳng định yêu sách lãnh thổ đối với cả hai quần đảo.

Năm 1988, chính Hà Nội đã gánh chịu thất bại ở Biển Đông, lần này là ở quần đảo Trường Sa. Hơn 60 binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và 3 tàu hải quân bị đánh chìm trong trận chiến diễn ra gần Đá Gạc Ma.

Tại các cuộc đàm phán diễn ra sau đó, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam không chỉ xâm chiếm trái phép các đảo ngay từ đầu, mà còn vô ơn với nước đã gửi viện trợ trong thời chiến, và không đáng tin cậy vì đã không giữ lời hứa.

Tại Việt Nam, giáo dục biển đảo là bắt buộc ở tất cả các cấp học, kể cả cấp mẫu giáo, vốn đã được phổ biến trong thập niên qua, tập trung vào việc dạy cho học sinh những gì chính quyền muốn các em biết. Phần nội dung bị bỏ qua là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng liên tục kể từ trận chiến năm 1974.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tiếp tục nhấn mạnh yêu sách của mình ngay cả sau 50 năm. Nghị định năm 2020 quy định rằng việc xuất bản bất kỳ tài liệu in hoặc trực tuyến nào có bản đồ Việt Nam mà không bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ bị phạt nặng. Hơn nữa, bất kỳ chủ thể nào vi phạm quy định này sẽ bị bêu tên công khai trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Chính quyền cũng khuyến khích ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển tranh chấp dù không thể bảo vệ cho họ. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã đánh chìm nhiều tàu Việt Nam và bắt giữ ngư dân ở vùng biển tranh chấp. Dù Hà Nội công khai lên án các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam, trên thực tế, vẫn chưa có nhiều động thái để bảo vệ các ngư dân.

André Menras là một nhà làm phim độc lập 80 tuổi, từng là giáo viên ở Việt Nam Cộng hoà trước khi Sài Gòn thất thủ. Do hoạt động phản chiến và ủng hộ Mặt trận Giải phóng Dân tộc, ông đã bị chính quyền Việt Nam Cộng hoà trục xuất ngay trước Hiệp định Hòa bình Paris.

Năm 2011, cùng năm ông được chính thức nhập quốc tịch Việt Nam, Menras đã được cấp phép sản xuất bộ phim “Hoang Sa Vietnam: La Meurtrissure” (“Hoàng Sa Việt Nam: Mất mát đau đớn”) như một tác phẩm báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phim nêu bật nhiều thách thức mà ngư dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa phải đối mặt do tàu quân sự Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2011, bộ phim bị cấm chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, dù trước đó nó đã tuân thủ theo luật truyền thông Việt Nam. Theo Menras, bộ phim kể về cảnh khốn khổ suốt bao năm qua của ngư dân Việt Nam đã bị chỉ trích là chưa thể hiện đủ tinh thần đảng và chưa khen ngợi đủ sự đóng góp của chính quyền.

Ngoài ra, việc chiếu phim cũng gặp phải thách thức ở Pháp. Địa điểm chiếu phim đã bị chính quyền thành phố Montpellier đóng cửa vào phút chót vào năm 2012. Lời giải thích từ nhà lãnh đạo thành phố là do “bộ phim đề cập đến bạo lực và xung đột giữa hai nền văn hóa”.

“Bộ phim của tôi không nhằm mục đích đạt được sự đồng thuận bởi thực tế là không có sự đồng thuận”, Menras viết trong email. “Có những bộ phim tài liệu chân thực, không có bất kỳ sự dàn dựng nào, và chúng mô tả sự bất công, áp bức, và nỗi đau mà những người bình thường phải trải qua. Chúng cũng vạch trần sự yếu đuối của những kẻ không bảo vệ họ. Vì vậy, bộ phim có thể vừa gây tổn thương vừa khiêu khích. Điều này đúng vì cả lý do chính trị và thương mại, vì chúng có thể khiến những người có quan hệ thương mại với Bắc Kinh khó chịu, lo sợ bị trả thù”.

Nhưng sự kiểm duyệt ở Việt Nam, Pháp, và các nơi khác trên thế giới sẽ không ngăn cản ông theo đuổi và phơi bày những sự thật phũ phàng ấy.

Menras nói “Tôi không sợ sự thật ở tuổi 20, thế thì tại sao tôi lại sợ chúng ở tuổi 80?”.

_____

*Christelle Nguyen là nhà nghiên cứu phát triển ở Đông Nam Á, quan tâm về nghiên cứu chính trị Đông Á và ngoại giao công nghệ.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VII)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IV; phần Vphần VI

VII. Đời Thanh

1. Trong Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên [我國南海諸島史料滙编] (1) Hàn Chấn Hoa trưng tư liệu từ quyển 4 Quảng Đông Thông Chí [廣東通志], tại mục Hình Thắng phủ Quỳnh Châu ; để cho rằng Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường được nhập vào lãnh thổ châu Vạn:

Châu Vạn có 3 đoạn nước bao bọc bởi biển, 6 chỗ liên tiếp với núi;tại châu trị trong chốn yên ba ẩn hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường”.

Nguy cơ khủng hoảng eo biển Đài Loan vào tháng 8

Đặng Sơn Duân

22-7-2022

Một cuộc khủng hoảng Mỹ – Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

100% ngu dốt hay 100% đã bán linh hồn cho giặc

Phạm Đình Trọng

28-3-2018

Tháng ba, năm 2018. Tròn 30 năm Tàu Cộng cướp được một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm tám bãi cát san hô, giết 64 người lính Hải quân Việt Nam trên bãi Gạc Ma.

Tháng ba, năm 2018. Người dân Việt Nam mang nỗi đau 30 năm mất một phần Trường Sa và kẻ hí hửng 30 năm cướp được một phần Trường Sa của Việt Nam đều có hoạt động tưởng niệm, ghi nhớ sự kiện lịch sử này, đương nhiên với hình thức khác nhau.

“Thà mất biển còn hơn mất đảng”

Hoàng Dũng

21-6-2020

Đó là quan điểm nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi họ xuất hiện cho đến nay. Thà mất dần đất đai biên giới trên đất liền, mất các quyền khai thác, sở hữu, sử dụng trên không, trên biển… còn hơn là ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng. Còn đảng là còn tiền.

Hội nghị San Francisco 1951 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa

Dương Quốc Chính

16-1-2021

Hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh: internet

Mình thấy thông tin về hội nghị này trên web tiếng Việt nói chung là không đầy đủ, kể cả Wikipedia cũng chỉ viết dưới dạng sơ khai, có thể làm cho nhiều người hiểu chưa rõ. Vừa rồi có chuyện Myanmar phủ nhận phán quyết của PCA, có thể cũng có nguyên nhân sâu xa từ hội nghị này.

APEC 2017: Việt Nam đã đạt được gì?

The Diplomat

Tác giả: Charlotte Gao

Dịch giả: Trung Nguyễn

14-11-2017

Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC Đà Nẵng. Nguồn: Flickr/Presidencia de la República Mexicana

Việt Nam dường như đã tìm thấy một vị thế thoải mái hơn bằng cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng tới các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu họ tự lo bằng cách đặt quốc gia của họ lên trên hết, cũng như ông ta “sẽ luôn đặt nước Mỹ trên hết”.

Bài báo đã bị gỡ: Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

LTS: Bài báo này của tác giả Châu Như Quỳnh, được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại để phục vụ quý độc giả.

_____

Dân Trí

Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

Châu Như Quỳnh

6-9-2017

Học giả Trung Quốc: Lăng Đức Quyền. Ảnh: TTXVN

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

VN kiện TQ cái gì ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

7-8-2019

Trên BBC có đăng bài viết của tác giả Dương Danh Huy tựa đề “Biển Đông: Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế”. Tác giả cho rằng VN cần phải kiện TQ trước một “Hội đồng Trọng tài (HĐTT) lâm-cấp thời (ad hoc) được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS”. Mọi người có thể tìm đọc bài viết để biết thêm các chi tiết (VN kiện TQ về cái gì, ở tòa án nào v.v…).

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Có phải đảng CSVN đang chuẩn bị quà sinh nhật 100 năm ngày thành lập đảng CSTQ?

Trương Nhân Tuấn

15-4-2021

Tập Cận Bình muốn làm một cái gì đó trong năm nay để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập đảng (ngày 23 tháng 7 năm 1921).

Tin Biển Đông ngày 5-5-2021

BTV Tiếng Dân

Báo Thời Đại đưa tin: Hội nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông. Hội Nghề cá VN đã gửi công văn đến Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại TƯ đảng, bày tỏ quan điểm phản đối TQ đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2021. Thay vì gửi công văn cho phía TQ, Hội nghề cá lại gửi cho các cơ quan của chính phủ VN!

Phải khởi kiện Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

21-7-2019

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Marx Lenin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979, rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn km2 xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Vấn đề chủ quyền biển đảo: Cái bẫy của tranh luận

Chu Mộng Long

22-4-2020

Nhiều người chê mà như khen: “Thâm như Tàu!”. Nhưng tôi vẫn cho rằng, trí tuệ Việt chưa hẳn thua Tàu. Chỉ bởi trí thức Việt hiện đại ngày càng hoặc mê phục Tàu hoặc chống Tàu một cách võ biền. Còn ngày xưa đã từng có bao nhiêu sứ giả thông minh khẩu chiến trực tiếp với Tàu, buộc vua Tàu phải bái phục và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam.

ASEAN có vượt qua được các thách thức để đi tới COC?

Hải Đăng

21-7-2021

Trong các thách thức đối với lập trường của ASEAN về Biển Đông, cuộc đàm phán bị câu giờ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về COC đã và sẽ là một trong những vấn đề gay cấn nhất. Các mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên ASEAN đã/đang nổi lên trong quá trình đi tới Bộ quy tắc ứng xử ấy.

Quỷ Trung Cộng

Đoàn Bảo Châu

6-4-2020

Dần dần thế giới sẽ nhận rõ bản chất bẩn thỉu, đầy mưu mô của Trung Cộng. Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Trung Cộng đã và sẽ không từ một thủ đoạn hèn hạ và ác độc nào để làm được điều ấy.

Điệp vụ Biển Đỏ: Ban Tuyên giáo đang bỏ trống lĩnh vực điện ảnh!

FB Nguyễn Ngọc Chu

28-3-2018

Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.

Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập bất phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi thực chất là khẳng định cam kết của Mỹ đối với các đồng minh của họ

Trương Nhân Tuấn

3-8-2022

Ảnh trên mạng

Trong các đồng minh “cật ruột” của Mỹ, duy nhất có Đài Loan bị Mỹ cho vào “vùng xám”.