Nên nhường hay nên chiến!?

Lê Minh Nguyên

3-4-2021

Hôm Thứ Sáu 2/4 bộ trưởng ngoại giao Phi, ông Teodore Locsin, gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị ở Bắc Kinh, để thuyết phục Bắc Kinh rút hơn 200 tàu ra khỏi khu vực Đá Ba Đầu.

Bắc Kinh sẽ làm gì nếu bà Nancy Pelosi thăm Đài Loan?

Trương Nhân Tuấn

1-8-2022

Theo tôi, như ý kiến đã nói hôm qua, ông Tập Cận Bình đã khẳng định lại cái “nguyên trạng – statu quo” hai bờ eo biển Đài Loan, cũng là nguyên tắc nền tảng mà quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đặt lên từ nhiều năm nay: “Hai bờ eo biển Formosa thuộc về một nước TQ”.

Vụ việc tàu Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng với tàu Philippines tại bãi Cỏ Mây

NC Biển Đông

16-8-2023

Sự việc ngày 5/8 vừa qua là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vòi rồng để ngăn tàu tiếp tế Philippines tiếp cận Bãi Cỏ Mây, nhưng không phải lần đầu tiên nước này sử dụng vòi rồng để ngăn cản hoặc đối đầu với tàu nước khác tại Biển Đông.

Vòng tròn bất tử!

Nguyễn Thùy Dương

14-3-2021

Họ xếp thành hình tròn trên đảo nhỏ, bảo vệ ngọn cờ Tổ Quốc. Từng người gục xuống đau đớn cho ngọn cờ bay giữa biển khơi. Cái chết của họ không người thân, không gia đình. Chỉ có những đồng đội cùng nhau tử trận.

Huyền Thoại về Chiến Tranh với Trung Quốc

LTS: Mới đây, học giả Richard Heydarian của Philippines có bài viết trên The Philippine Daily Inquirer, bình luận về khả năng chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Nguy cơ Trung Quốc có thể leo thang đến bước chiến tranh nếu chọc giận Trung Quốc, cũng là nỗi lo sợ tồn tại trong nhiều người Việt, thể hiện trong nhiều tranh luận hẹp về lựa chọn giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Việt Nam cấm chiếu phim có bản đồ hình lưỡi bò là không hiệu quả

Trương Nhân Tuấn

5-7-2023

Vụ Việt Nam cấm chiếu phim Barbie tôi có ý kiến hôm qua. Theo tôi hành vi của Việt Nam về các vụ cấm chiếu phim (có bản đồ hình lưỡi bò) là không hiệu quả.

Tầu cẩu của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam, chuẩn bị đặt giàn khoan?

Vũ Kim Hạnh

4-9-2019

Hiện nay, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Hãy nhìn bản đồ, “nó” là lằn vạch ngang – đỏ đã vào gần tỉnh Quảng Ngãi đến thế đó. Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi động thái của con tàu này (theo VOA).

Hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa phía Nam của Việt Nam

Dự án ĐSK Biển Đông

2-12-2019

Sơ đồ chuyển động của Hải cảnh 35111 trong khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam trên bản đồ AIS vệ tinh. Ảnh: internet

(Cập nhật lúc 18h ngày Chủ nhật, ngày 1/12/2019)

Đó là hải cảnh 35111, con tàu hải cảnh nổi tiếng của Trung Quốc với những hoạt động quấy nhiễu hoạt động dầu khí của Malaysia và gần đây nhất là Việt Nam ở khu vực lô 06.1.

Chiếc tàu thứ nhì đáng nghi ngờ là tàu 5403, cũng là một trong những con tàu đã tham gia quấy nhiễu ở khu vực lô 06.1 trong những tháng vừa qua khi giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động.

Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma?

Tuấn Khanh

1-8-2019

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Phát biểu tại Liên Hiêp quốc, ông Phạm Bình Minh không dám nhắc tên Trung Quốc

Nguyễn Đắc Kiên

29-9-2019

Clip phát biểu dài hơn 15 phút của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Liên Hiệp quốc, ngày 28/9/2019:

Trước giờ tôi cứ băn khoăn không biết, có phải chính quyền hiện nay vẫn giữ lối tư duy ngoại giao chư hầu từ hàng nghìn năm trước khi phải đối mặt với người Trung Quốc hay không?

Tin Biển Đông ngày 22-4-2021

BTV Tiếng Dân

Bài thứ nhất trong loạt bài phóng sự của báo Thanh Niên ở quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu Tổ quốc: Ghi ở bãi Ba Đầu. Bài báo ghi lại một số trải nghiệm của PV báo Thanh Niên khi đến tìm hiểu thực địa ở khu vực Đá Ba Đầu, giữa tháng 4/2021. Một cựu chiến binh cho biết: “Từ giữa năm 1988, khi tôi ra Trường Sa làm nhiệm vụ đặc biệt, bãi Ba Đầu đã là điểm nóng và tàu thuyền Trung Quốc luôn thường trực, nhăm nhăm đặt phao nổi trên đó”.

Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể

Luật Khoa

Y Chan

14-3-2021

Ảnh: Reuters

Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.

Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam – Hoa Kỳ – Trung Cộng

Trần Gia Phụng

12-9-2019

1.- BÃI TƯ CHÍNH Ở ĐÂU?

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) có 4 điểm đáng chú ý:

1) Bãi Tư Chính là một bãi san hô chìm dưới mặt nước biển, không phải là một hải đảo, nằm trong thềm lục địa (continental shelf). (BBC NEWS Tiếng Việt, 29-7-2019), và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT: Exclusive Economic Zone) 200 hải lý (370 Km) của Việt Nam, ở nam Côn Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do một tiểu đoàn Hải quân CSVN quản lý và khảo sát khí tượng.

Phân tích, dự báo tình hình Biển Đông

Quang Minh

12-10-2019

Hội nghị Trung ương 11 của ĐCS đang diễn ra ở Hà Nội, chương trình nghị sự được ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hôm khai mạc, bao gồm cả tình hình Biển Đông, để các ủy viên trung ương thảo luận, sau hơn ba tháng xảy ra biến căng!

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc có thể bị ông Biden làm cho phá sản

Trương Nhân Tuấn

13-4-2021

Trung Quốc đã sử dụng một phương cách cổ điển, họ sử dụng lui tới nhiều lần và lần nào cũng thành công. Đó là phương cách sử dụng lực lượng “dân quân biển” và chiến thuật “vùng xám”.

Nóng: Trung Quốc đồng loạt tập trận lớn ở Biển Đông, Hoa Đông

Đặng Sơn Duân

29-7-2019

Khu vực Trung Quốc tiến hành tập trận (đánh dấu màu đỏ). Ảnh: FB tác giả

Trong động thái rõ ràng là uy hiếp Đài Loan, Trung Quốc liên tiếp thông báo tiến hành hai cuộc tập trận lớn ở Biển Đông và Hoa Đông.

Cụ thể, theo một thông báo của Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang ngày 28.7, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài 5 ngày từ 17 giờ ngày 28.7 đến 17 giờ ngày 1.8 ở khu vực biển Hoa Đông nối liền bởi 4 điểm có tọa độ(1)30°03′00″N、123°14′00″E;(2)30°03′00″N、124°44′00″E;(3)28°53′00″N、124°44′00″E;(4)28°53′00″N、123°14′00″E.

Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4.

Bản tin Biển Đông ngày 15/10/2018

BTV Tiếng Dân

Philippines và Việt Nam thảo luận về phân định ranh giới biển ở Biển Đông

Theo thông tin từ Thông tấn xã Philippines, Tổng thống Philippines Rodrigo R. Duterte và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thảo luận về phân định ranh giới biển ở Biển Đông khi hai vị lãnh đạo gặp nhau hôm thứ Năm vừa rồi bên lề Cuộc họp các lãnh đạo ASEAN ở Bali, Indonesia.

Một sự đối đầu giữa tàu Việt Nam và hải cảnh Trung Quốc

Dự án ĐSK Biển Đông

14-9-2019

Đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc. Ảnh: Dự án ĐSK Biển Đông/Marine Traffic

Nhiều độc giả đặt câu hỏi muốn biết thông tin về hoạt động của các tàu chấp pháp Việt Nam trong những căng thẳng đang diễn ra suốt 3 tháng qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng tôi luôn cố gắng cập nhật thông tin khi chúng tôi có được bằng chứng, số liệu cụ thể. Nhưng cũng có một hiện tượng là các tàu Việt Nam xuất hiện với số lượng rất ít trên các bản đồ vệ tinh AIS, và hầu như không công khai danh tính thật sự của mình cũng như để lại thông tin gì rõ nét. Có những tàu còn mượn danh tính của tàu hải quân Việt Nam khiến thông tin bị nhiễu loạn.

Việt Nam cho PCA mở văn phòng ở Hà Nội để làm gì?

Trương Nhân Tuấn

5-12-2022

Báo chí trong ngoài nước đã có nhiều bài viết về việc này. Báo hải ngoại, mỗi “tòa” mỗi ý. Báo trong nước, mục đích duy nhứt của họ là gì nếu không phải là “cái loa” của đảng và nhà nước? Làm gì có vụ “Tổng Thư ký PCA (Văn phòng Tòa Trọng Tài Thường Trực) tâm đắc việc Việt Nam ‘không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải’?”

Phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền

Chu Vĩnh Hải

13-9-2019

Lần đầu tiên tôi cầu khẩn cộng đồng copy mạnh, và share mạnh bài phân tích nhanh của tôi để phản bác một sai lầm nghiêm trọng, để góp phần bảo vệ chủ quyền.

Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Ian Storey

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện

Hiệu đính: Huệ Việt

ISEAS ngày 8-8-2017

Đá Chữ Thập ngày 16/6/2017 với các hầm chứa tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự mới. Nguồn: CSIS/AMTI và Digital Globe.

Tóm tắt

  • Tại Manila vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Mặc dù bản khung này là một bước tiến trong quá trình quản lý xung đột trên Biển Đông, nó thiếu tính chi tiết và chứa đựng nhiều các nguyên tắc và quy định tương tự trong Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Cách Ứng Xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC), một bản tuyên bố vẫn chưa được thi hành thậm chí một phần.
  • Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ “ràng buộc pháp lý”, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài.
  • Bản khung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo về COC. Những cuộc thảo luận này có thể kéo dài và gây phiền toái cho các thành viên ASEAN, những người mong muốn thấy được tính ràng buộc, toàn diện và có hiệu lực pháp lý của COC.

Nhu cầu một Khối Liên Phòng Ấn Độ – Thái Bình Dương

Đào Tăng Dực

16-7-2022

Khi duyệt lại lịch sử chiến tranh thế giới, chúng ta ý thức rằng Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào năm 1945 đã đưa đến sự bại trận của phe Trục bao gồm các cường quốc quân sự chính như Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, Phát Xít Nhật và sự chiến thắng của phe Đồng Minh bao gồm các cường quốc chính như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Hoa và Liên Xô.

Biển Đông, nghị trường và ngư dân

Trần Tuấn

22-10-2019

Những bức ảnh và video clip mà ngư dân Quảng Ngãi vừa ghi được cảnh chiếc tàu ngầm hạt nhân đen trũi khổng lồ treo cờ Trung Quốc đang “kè sát” chiếc tàu cá loại giã cào nhỏ bé của của mình ở Hoàng Sa, mới đây đã xuất hiện trên truyền thông thế giới. Báo chí nước ngoài đang đặt dấu hỏi về động cơ nào khiến tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trồi lên” giữa tàu cá Việt Nam ở Biển Đông?

Trump không nghĩ hoặc hành động về Trung Quốc một cách chiến lược. Biden cần phải làm cả hai.

Washington Post

Tác giả: John Bolton

Dương Lệ Chi, chuyển ngữ

24-1-2021

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình với Phó TT khi đó là Joe Biden tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12/2013. Nguồn: Lintao Zhang / AP

John Bolton từng là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump và là tác giả của cuốn sách: “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký của Nhà Trắng“.

Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành động?

Đào Tiến Thi

9-10-2019

(Lược thuật một cuộc tọa đàm hết sức sôi nổi và cảm động)

Không kể những cuộc gây hấn trên biển trong thập niên thứ nhất thế kỷ XXI mà không mấy ai biết đến, kể từ mùa hè 2011, với hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, giới chóp bu cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) đã lộ nguyên hình bộ mặt xâm lược, bành trướng đầy tham vọng và đầy tàn ác.

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 “khảo sát” ngoài khơi vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận

BTV Tiếng Dân

2-10-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tin ngày 1/10 qua AIS vệ tinh. Tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc hiện đang được ít nhất hai tàu hải cảnh trang bị vũ khí hạng nặng hộ tống và “mở rộng khu vực khảo sát dọc theo 9 lô dầu mà TQ tự nhận và mở thầu năm 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”

Bản tin Biển Đông ngày 27-9-2018

BTV Tiếng Dân

Sáu ngư dân mất tích gần vùng biển Hoàng Sa

Báo Thanh Niên dẫn thông báo ngày 24/9 của Văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ Cứu nạn, thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết, tàu cá số hiệu BĐ 97640, tỉnh Bình Định, đã mất liên lạc với gia đình từ ngày 14/9 khi đang hoạt động đánh bắt trên vùng biển cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 hải lý. Tàu cá này gồm 6 ngư dân, do ông Châu Thành Hưng làm thuyền trưởng. 

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.