Tư chính “càng để lâu càng khó”…

Trương Nhân Tuấn

29-8-2019

Vấn đề bãi Tư chính “càng để lâu càng khó”, cũng như tất cả những gì liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và quan điểm đối nghịch về các lý thuyết thềm lục địa giữa VN và TQ. TQ cho tàu bè đến khảo sát vùng Tư chính, thuộc thềm lục địa (pháp lý) của VN, việc này kéo dài từ suốt tháng 7 đến nay. Quan điểm của TQ về (các) lý thuyết thềm lục địa khu vực Tư chính không phù hợp với Luật Biển 1982 (UNCLOS), nếu chiếu theo án lệnh của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) 2016. Vấn đề là TQ không nhìn nhận phán quyết của tòa PCA, mặc dầu án lệnh có tính bắt buộc và chung cuộc (TQ không thể khiếu nại). TQ tiếp tục áp đặt (các) lý thuyết về thềm lục địa (sai trái) của họ, bằng tàu bè hải giám và uy hiếp quân sự.

Tin Biển Đông: Tàu khu trục Mỹ tuần tra ở Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, thách thức Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

29-8-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật lúc 12h ngày 28/8/2019 – Tàu Hải Dương Địa Chất 8 thay đổi hướng khảo sát. Trong hai ngày vừa qua, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã thay đổi mô hình khảo sát. Thay vì tạo nhiều vòng zig zag tiến sâu vào bờ biển Việt Nam như trước, hiện tàu này đã đổi hướng đi xuống gần khu vực Bãi Tư Chính. 

Tin Biển Đông: Chiến hạm Quang Trung ở đâu?

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Biển Đông mộng thực

Tâm Chánh

26-8-2019

Biển Đông, ngoại trừ trên các tuyên bố ngày càng tỏ ra rắn rỏi của các quốc gia liên quan, trên thực địa dường như chỉ thấy động tịnh rõ ràng của Trung Quốc và Việt Nam.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam 90 hải lý?

BTV Tiếng Dân

26-8-2019

Vụ tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến gần bờ biển Việt Nam, ông Ryan Martinson, thuộc trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cung cấp thêm một số hình ảnh và lưu ý sáng 24/8: Tàu “khảo sát” này và các tàu hộ tống có vũ trang của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 hải lý. 90 hải lý tương đương khoảng 166 km.

Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

25-8-2019

Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Cập nhật tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiến gần bờ biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

24-8-2019

Cập nhật tin ở khu vực bãi Tư Chính, khuya 23/8/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Có vẻ như tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang mở rộng tầm khảo sát đến một khu vực gần hơn với bờ biển Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động của nó kể từ ngày 13/8”.

Tin Biển Đông: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN bị “bịt miệng”

BTV Tiếng Dân

23-8-2019

Thông tin từ ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, là người đưa tin sớm nhất và cập nhật tin thường xuyên nhất về vụ căng thẳng ở Bãi Tư Chính, cho biết: Chiến hạm Quang Trung đã rời khu vực Bãi Tư Chính.

4T: Tư, Ta, Tàu, và Trump

Jackhammer Nguyễn

23-8-2019

Tư là Bãi Tư Chính, Ta là Việt Nam Ta, Tàu là Trung Quốc, còn Trump là Tổng thống Mỹ.

Suốt mùa hè năm nay bốn chữ ấy quyện vào nhau, lắp đầy những tranh luận của người Việt khắp năm châu.

Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương và Việt Nam

Nguyễn Tiến Trung

21-8-2019

Chuyên gia chiến lược quốc phòng Mỹ Elbridge Colby tại hội thảo ngày 20/8/2019. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân

Hội thảo trình bày bởi chuyên gia Mỹ từng làm việc cho Lầu Năm Góc

Chiều thứ ba ngày 20/8/2019 vừa qua, học giả Elbridge Colby và là chuyên gia chiến lược quốc phòng Mỹ, đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Mỹ ở Diamond Plaza, nói về chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Buổi nói chuyện đã thu hút rất đông người Việt Nam và một số người nước ngoài tham dự, khán phòng chật kín người. 

Tin Biển Đông ngày 22-8-2019

BTV Tiếng Dân

Facebooker Đặng Sơn Duân cho biết: “Trang Wionnews ở Ấn Độ đưa tin trong lần xâm nhập EZZ của Việt Nam lần thứ hai từ ngày 13.8 có 6 tàu hải cảnh, 10 tàu cá và 2 tàu dịch vụ. Oanh tạc cơ H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu cũng được nhìn thấy. Trang này không dẫn nguồn cho thông tin oanh tạc cơ, nhưng trong bài họ dẫn nguồn tin ngoại giao Việt Nam”. Ông Duân nói rằng, theo nguồn tin này, lãnh đạo VN cũng đang cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. 

Biển Đông: Điều này sẽ xảy ra

Nguyễn Huy Cường

21-8-2019

Lẽ ra, tựa đề bài này sẽ là “Điều gì sẽ xảy ra” nhưng tôi nhận thấy, cần phải bộc lộ rõ quan điểm của mình, kể cả sau đó, nó sai, cũng là một trải nghiệm về năng lực dự đoán của tôi. Đây là một dự đoán.

Cập nhật tin Biển Đông: Vẫn tiếp tục căng thẳng

BTV Tiếng Dân

21-8-2019

Vụ đối đầu giữa đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc với tàu hộ vệ Quang Trung và tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Cuộc khảo sát tiếp tục. Cập nhật tình hình bố trí các lực lượng ở phía tây quần đảo Trường Sa”.

Nếu coi thường lòng dân và sức mạnh của dân, thì rất khó bảo vệ đất nước

Thanh Hằng

20-8-2019

Tháng 5/2014, khi tàu HD 981 đặt giàn khoan ở vùng biển của VN, cả nước sục sôi. Báo chí ầm ầm lên án.

Tin Biển Đông: Tàu đánh cá Trung Quốc ào ạt đổ xuống Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-8-2019

Sau lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, tàu cá TQ ồ ạt đổ xuống Biển Đông sau ba tháng rưỡi tạm nghỉ, BBC đưa tin. Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh cá hàng năm trong nhiều năm qua, xem Biển Đông là ao nhà của mình, khi họ cấm tất cả các ngư dân đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Năm nay, lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông áp dụng từ ngày 1/5 đến 16/8/2019.

Số phận Trường Sa

Trần Trung Đạo

19-8-2019

Giống như Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập, sự kiện Tứ Chính chỉ là một điểm nhỏ khác trong tiến trình thực hiện chính sách bành trướng của Tập Cận Bình trên toàn bộ Biển Đông.

Tứ Chính ở đâu? Các lãnh đạo thế giới không bao nhiêu người biết và có biết cũng chưa đáng để họ quan tâm. Quá nhiều việc lớn hơn họ phải lo, phải làm, phải đáp ứng hơn là Tứ Chính.

Bức thư của một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc

Nguyễn Quang Thiều

18-8-2019

Người phụ nữ đó là cô em họ xa của tôi. Anh em tôi thân nhau từ những ngày cô còn ở trong nước bởi cô là người yêu văn chương. Cô đi du học Trung Quốc rồi yêu một người đàn ông Trung Quốc. Họ kết hôn hơn mười năm trước và có hai đứa con. Hiện cô sống và làm việc ở một thành phố lớn của Trung Quốc.

“Hán nô”

Trương Nhân Tuấn

18-8-2019

Ý kiến của tôi trong bài viết ngắn “TQ đang nóng lòng chờ VN đi kiện…” hôm kia đã làm nhiều người không vừa ý. Cộng thêm vụ phê phán “thiên sứ” Trump “ngồi xổm lên luật quốc tế”. Tôi liền bị dán cho cái nhãn “Hán nô”.

Những chuyện chụp mũ thế này tôi không bao giờ quan tâm. Tôi đã có đủ thứ mũ trên đầu, dán thêm vài cái nữa không nhằm nhò gì.

Triển vọng về khai thác chung Trung Quốc – Phillipines trên khu vực Biển Đông

Hoàng Việt

17-8-2019

Giới thiệu

Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông. Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.

Khúc vĩ thanh của “Biểu tình hay không biểu tình”

Tương Lai

17-8-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 77

Thật ra thì diễn biến thời cuộc từ ngay sau “tiếng thét trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc” ngày 10.8.2019 đã gióng lên thanh âm chát chúa của “Khúc vĩ thanh” này! Cái âm thanh chát chúa giội lại từ những sự kiện nóng bỏng trên vùng biển nơi những tàu ăn cướp với trang bị hiện đại của những chiến hạm Trung Quốc đang lượn lờ quanh Bãi Tư Chính và ý chí ngoan cường của những ngươi lính biển mặt đối mặt với chúng đã làm giật mình những ai suýt trúng kế độc của bọn hại nước và lũ cướp nước.

Cập nhật diễn biến ngày 16-17/8 – những giờ phút theo dõi hồi hộp

Dự án ĐSKBĐ

17-8-2019

Ngày hôm qua 16/8, thêm chiếc hải cảnh 46111 đã xuống khu vực, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8.

Theo dõi những tàu khả nghi trong nhiều ngày qua Marine Traffic, chúng tôi quan sát thấy chiếc hải cảnh 46111 này thật ra đã cùng với hải cảnh 46301 rời Hải Nam từ thứ Sáu tuần trước. 46111 sau đó đã neo đậu ở Hoàng Sa trong khi hải cảnh 46301 tiến xuống phía nam, tham gia vào nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 và sau đó chuyển đến khu vực gần block 06.1 và Bãi Tư Chính, như chúng ta đã biết.

Tin Biển Đông: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN mở miệng sau 3 ngày

BTV Tiếng Dân

17-8-2019

Cuối cùng thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã lên tiếng sau khi tàu Hải Dương trở lại Bãi Tư Chính ba ngày. Như tin đã đưa, sau gần một tuần tạm nghỉ và tiếp nhiên liệu ở Đá Chữ Thập, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã quay lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8.

Trung Quốc đang nóng lòng chờ Việt Nam đi kiện…

Trương Nhân Tuấn

16-8-2019

Sau phán quyết của Tòa PCA ngày 11 tháng 7 năm 2016, các luật gia TQ tập hợp nhau lại để viết ra 2 tập sách 500 trang, một tiếng Anh một tiếng Hoa, xuất bản năm 2018, nội dung từng điểm phản biện lại những phán lệnh của Tòa. Song song với vụ xuất bản sách, TQ còn “mướn” thêm học giả nước ngoài để bênh vực lý lẽ của họ.

Phân nửa lực lượng chủ lực của Hải cảnh Trung Quốc hăm dọa Việt Nam ở Biển Đông

Dự án ĐSKBĐ

Đặng Sơn Duân

15-8-2019

Ít nhất 3 tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông nóng lên và nếu máu chảy ở Hồng Kông…

Vũ Kim Hạnh

15-8-2019

Một tàu cá của ngư dân Bình Định số hiệu BĐ 96813 TS, bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi khi đang hoạt động đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại bãi Tư Chính, theo các chuyên gia quốc tế (đành đọc tin quốc tế vì tin chính thức của VN lại chưa thấy) thì “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam” trên biển đông bắt đầu và tình hình có thể “vượt khỏi tầm kiểm soát”. Hai chuyện lớn đang xảy ra cho Việt Nam này đều do “anh lớn” TQ.

Tin Biển Đông: Trung Quốc sẽ cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp bãi cạn Scarborough?

BTV Tiếng Dân

15-8-2019

Bài đầu trong loạt bài viết trên trang Viet Times, nói về âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc tại bãi Tư Chính bộc lộ qua truyền thông: Biến không tranh chấp thành tranh chấp và mưu đồ “chẹn họng” Việt Nam. Bài báo lưu ý, truyền thông Trung Quốc bắt đầu ngụy biện cho hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam ở bãi Tư Chính, thậm chí là vu khống cho Việt Nam.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, tiếp tục cập nhật diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Tối qua, ông Martinson viết: Đối đầu Việt – Trung giai đoạn 2 đã bắt đầu. Ông Martinson dẫn tin từ tài khoản Twitter South China Sea News, cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải giám 35111 được thay thế bởi tàu hải giám 45111 để trấn giữ vị trí gần lô 06.01”

Nếu TQ rút khỏi UNCLOS và nếu TQ đem giàn khoan khai thác bãi Tư chính…

Trương Nhân Tuấn

13-8-2019

Trên BBC có nhiều lần “học giả” đặt lại giả thuyết nếu VN không kiện TQ bây giờ thì (e rằng) VN sẽ không còn cơ hội. Bởi vì TQ có thể tuyên bố rút khỏi Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS 1982) để không còn bị ràng buộc bới bộ luật này nữa.

Đừng để nguồn tài nguyên băng cháy – khí Hydrate – của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc

Nguyễn Quang Bô

9-8-2019

Nói đến tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở vùng biển nước sâu Tư Chính-Vũng Mây, bể Phú Khánh,Trường Sa, Hoàng Sa mà không nói đến “Băng Cháy-Khí Hydrate”sẽ là một khiếm khuyết lớn. Vậy băng cháy là gì, tiềm năng băng cháy ở Việt Nam ra sao?

Băng cháy là từ để chỉ khí Methane bị giam hãm trong một cấu trúc tinh thể nước rắn như băng (Ảnh 4, 7, 13) ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp dưới đáy đại dương hoặc vùng biển đóng băng vĩnh cửu (1, 2). Khí này vì vậy có tên là “Băng Cháy” hay “Khí Hydrate”.

Các nhà khoa học cho biết tại độ sâu nước biển 500m, áp suất khoảng 50 atm, nhiệt độ xung quanh 0 độ là điều kiện thuận lợi để băng cháy hình thành. Trong điều kiện này, vật chất hữu cơ bị phân hủy bởi quá trình biogenic tạo khí Methane vi sinh hoặc quá trình trưởng thành nhiệt thermogenic vật chất hữu cơ từ các tập trầm tích phía dưới tạo khí Methane dịch chuyển lên bề mặt đáy biển tích tụ lại thành Băng Cháy hay Khí Hydrate. Các tập trầm tích nơi băng cháy tích tụ gọi là “Đới ổn định Gas Hydrate – Gas Hydrate Stabilized Zone”(GHSZ) hay tầng chứa (Ảnh 2, 10).

Như vậy, băng cháy nằm ngay dưới đáy biển hoặc trong lòng đất đáy biển từ độ sâu 0m cho đến khoảng1.000m. Các nhà khoa học dự báo trữ lượng băng cháy toàn cầu khoảng 400 tỷ tấn ở vùng băng vĩnh cửu Bắc Cực và 10 -11 ngàn tỷ tấn ở các vùng biển và đại dương còn lại (Ảnh 1, 3, 11).Trữ lượng này gấp 3 lần tổng trữ lượng than đá, dầu khí, đủ cho thế giới dùng trong 800 năm nữa (1, 2 ).

Để thăm dò băng cháy, có hai phương pháp: trực tiếp hoặc dán tiếp. Trực tiếp là lấy mẫu trầm tích đáy biển, khoan nông để phát hiện băng cháy. Nói thì dễ nhưng ở điều kiện biển sâu hàng ngàn mét nước thì không đơn giàn. Phương pháp gián tiếp là khảo sát địa chấn nông có độ phân giải cao, logging, phân tích AVO(Ảnh 8a) để xác định các dị thường phản xạ liên quan đến tầng chứa gọi là “phản xạ mô phỏng đáy-Bottom Simulating Reflector – BSR (Ảnh 6, 8b). Phương pháp phân tích số liệu địa chấn đã được Viện Dầu Khi áp dụng có hiệu quả trong các nghiên cứu về tiềm năng băng cháy ở biển Việt Nam.

Có 3 phương pháp khai thác thu hồi băng cháy: Gia nhiệt, giảm áp suất hoặc bơm chất ức chế như Methanol, Glycol vào tầng chứa làm mất đi sự cân bằng để băng cháy giải phóng từ dạng rắn thành dạng khí. Cứ 1m3 băng cháy sẽ gải phóng được 164m3 khí Methane và 0,8m3 nước (1, 2). Nói thì dễ nhưng khai thác được băng cháy còn là câu chuyện của tương lai.

Việt Nam mình có băng cháy không? Ở đâu? Tiềm năng trữ lương nhiều hay ít? Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học Việt Nam đã rất quan tâm nghiên cứu trong các chương trình đánh giá tài nguyên biển của mình. Viện Dầu Khí có đề tài “Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu về khí Hydrate để xác định các dấu hiệu tiền đề về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc chương trình “Nghiên cứu điều tra cơ bản về tiềm năng khí Hydrate ở các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”.

Nhóm tác giả TS Nguyễn Đức Thắng, TS Đỗ Tử Chung và nnk ở Bộ Tài nguyên Môi trường có bài “Băng cháy (Khí Hydrate) nguồn năng lượng tương lai”(2). Viện Dầu Khí có công trình: ”Dấu hiệu và dự báo vùng triển vọng Gas Hydrate ở Biển Đông” (Ảnh 5, 8, 12) của TS Trịnh Xuân Cường, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Sơn, Tạ Quang Minh(3); đề tài “Nghiên cứu ứng dụng địa chấn trong tìm kiếm khí Hydrate khu vực Tư Chính-Vũng Mây” (Ảnh 6) của Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Hạnh kết hợp Phan Thiên Hương Đại học Mỏ-Địa chất (4) v.v…

Tất cả các nghiên cứu bước đầu này đều khẳng định vùng Biển Đông của Việt Nam có tiềm năng lớn về băng cháy, trữ lượng được xếp vào hàng thứ 5 của châu Á, tập trung ở 4 khu vực (Ảnh1): Quần đảo Hoàng Sa, bể Phú Khánh, Tư Chính-Vũng Mây và quần đảo Trường Sa (2, 3).

Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện băng cháy ở phần phía Bắc Biển Đông, trữ lượng 19,4 tỷ m3 đủ cho nhu cầu năng lượng của họ ít nhất 130 năm (5, 6). Thế nên chúng ta rất dễ dàng nhận ra ý đồ độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò phi lý phi pháp; bằng sự đánh chiếm Hoàng Sa; bằng sự liên tục đe dọa, cản phá hoạt động dầu khí hợp pháp của Việt Nam hoặc ngang nhiên đưa tàu địa chấn”Haiyang Dizhi-08” vào khảo sát ở bãi Tư Chính, giàn “HD-981” vào khoan ở vùng EEZ của ta gần địa lũy Tri Tôn vì ngoài dầu khí thông thường còn có băng cháy, nguồn năng lượng của tương lai mà chúng rất thèm khát.

Đừng để nguồn tài nguyên “Băng Cháy- Khí Hydrate” của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc!

(1): “Methane Hydrate, the World largest Natural Gas resource is trapped beneth Permafrost and Ocean Sediments” by Hobart M. King, Geology.com.

(2): “Băng Cháy(Khí Hydrate) nguồn năng lượng tương lai”. Tác giả: TS Nguyễn Đức Thắng, TS Đỗ Tử Chung và nnk Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tạp chí” Khoa học và Công nghệ Thủy sản” số 1, 2008.

(3): “Dấu hiệu và dự báo triển vọng khí Hydrate ở Biển Đông Việt Nam”. Tác giả:TS Trịnh Xuân Cường và nnk Viện Dầu Khí, trang web của Petrovietnam.

(4): “Nghiên cứu ứng dụng địa chấn trong tìm kiếm khí Hydrate khu vực Tư Chính-Vũng Mây”. Tác giả: Phan Thiên Hương Đại học Mỏ – Địa chất, Nguyễn Thanh Tùng, Bùi Thị Hạnh Viện Dầu Khí. Tạp chí “Khoa học và Công nghệ biển” tập 16, số 1, 2016.

(5): “Soi nhiên liệu băng cháy đang gây sốt Việt Nam có nhiều”. “Báo Mới” số ra ngày 23/5/2017.

(6): “Băng cháy, năng lượng khổng lồ ở Biển Đông mà Trung Quốc thèm khát”. “ANTV-Dòng sự kiện” 31/5/2014.

P.S: Mặc dù tàu “Haiyang Dizhi-08” đã rời Bãi Tư Chính (sau khi kết thúc khảo sát?) nhưng Trung Quốc không từ bỏ mưu đồ xâm chiếm biển đảo của Việt Nam cho nên phải luôn cảnh giác và sẵn sàng chống trả khi chúng quay lại!