Tin Biển Đông: Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở Đá Chữ Thập?

BTV Tiếng Dân

9-8-2019

Trong cuộc họp báo chiều 8/8/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo, nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã rời khỏi thềm lục địa của Việt Nam, báo Tiền Phong đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chiều ngày 7/8, nhóm tàu Hải Dương 8 đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

Tin Biển Đông ngày 8-8-2019

BTV Tiếng Dân

8-8-2019

BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về vấn đề Biển Đông: ‘Tam giác ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ sẽ còn căng’. Khi được hỏi, vụ đối đầu ở bãi Tư Chính sẽ được giải quyết ra sao, GS Thayer nhận định:

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” và quốc phòng “ba không”

Trần Trung Đạo

7-8-2019

Theo dõi phản ứng của Trung Cộng (TC) trước mọi biến cố quốc tế nhất là về tranh chấp lãnh thổ sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình chỉ áp dụng một chính sách, đó là đối phó riêng biệt với từng quốc gia xung đột và qua đó có biện pháp thích nghi.

VN kiện TQ cái gì ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

7-8-2019

Trên BBC có đăng bài viết của tác giả Dương Danh Huy tựa đề “Biển Đông: Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế”. Tác giả cho rằng VN cần phải kiện TQ trước một “Hội đồng Trọng tài (HĐTT) lâm-cấp thời (ad hoc) được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS”. Mọi người có thể tìm đọc bài viết để biết thêm các chi tiết (VN kiện TQ về cái gì, ở tòa án nào v.v…).

Sự kiện vịnh Bắc Bộ và vụ Tư Chính

Dương Quốc Chính

7-8-2019

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra 2 lần, lần 1 vào ngày 2/8 là có thật, hiện nay đảng và nhà nước cả 2 nước đều đã công nhận, đại khái là tàu ta đánh tàu Maddox của địch chạy tung đít, ta coi đó là ngày truyền thống của hải quân đánh thắng trận đầu. Nhưng hồi còn chiến tranh, ta toàn chối bay cả 2 vụ, coi như oan ức, sau này mới công nhận có đánh trận đầu.

Tin Biển Đông ngày 7-8-2019

BTV Tiếng Dân

7-8-2019

Một cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra trước đại sứ quán Trung Quốc trưa 6/8 tại Hà Nội. Theo một cộng tác viên của Tiếng Dân ở Hà Nội cho biết, có khoảng 10 người tham gia biểu tình. Mặc dù có công an xuất hiện, nhưng họ không làm gì, mà để cho mọi người biểu tình khoảng 15-20 phút, sau đó công an kêu gọi mọi người giải tán. Không ai bị bắt bớ, đánh đập.

Chính sách “ba không” của đảng cộng sản đã “thành công rực rỡ”

Trung Nguyễn

7-8-2019

Những ngày này, khi truyền thông chính thống trong nước dưới sự kiểm duyệt của đảng Cộng sản không còn đưa tin về tình hình bãi Tư Chính nữa, có lẽ người dân Việt Nam cũng ngầm hiểu rằng tình hình ở bãi Tư Chính đang rất tồi tệ.

Kiện Trung Quốc – Việt Nam quá rụt rè

Dương Danh Huy

6-8-2019

Tác giả cảm ơn Thái Văn Cầu, Nguyễn Lương Hải Khôi, Phan Văn Song, Dự Văn Toán và Lê Vĩnh Trương đã góp ý

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’

LTS: Bài viết của đại sứ Nguyễn Trường Giang đăng trên VietNamNet hôm nay, thể hiện quan điểm cứng rắn, giọng văn hùng hồn, đanh thép của một quan chức chính phủ. Bài viết xác định kẻ thù xâm lược, tuy nhiên, toàn bộ bài viết, ông đã không hề gọi tên kẻ thù.

Đã có đảng và nhà nước lo rồi…

Trương Nhân Tuấn

5-8-2019

Người Việt bây giờ có đủ lý do để thờ ơ với đất nước. Bận cái áo có đề chữ HS-TS-VN (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam) mà cũng bị bắt ở tù 8 năm. Trước kia có cô Phạm Thanh Nghiên cũng ở tù 4 năm đơn thuần vì công an khám xét bắt được các tài liệu về chủ quyền lãnh thổ.

Có dầu khí hay không ở Trường Sa?

Nguyễn Quang Bô

4-8-2019

Quần đảo Trường Sa. Ảnh: internet

Quần đảo Trường Sa gồm hàng trăm đảo đá, rạn san hô lớn nhỏ nằm ở Đông Nam Biển Đông trong khoảng 6:30’-12:00’ độ Vĩ Bắc, 111:20’-117:20’ độ Kinh Đông, diện tích 190 ngàn km2, mực nước biển sâu 1000-2000m, nhiều nơi đến 3000-4000m (Ảnh1, 3, 5, 6a, 6b, 11).

Biển Đông: Phép thử ý đảng lòng dân

Nguyễn Anh Tuấn

5-8-2019

Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển.

Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa.

Không lùi bước ở bãi Tư Chính

Nguyễn Ngọc Chu

5-8-2019

Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung quốc.

Vỡ

Thọ Nguyễn

4-8-2019

Nhờ giao tiếp với bạn đọc mà tôi vỡ ra nhiều điều. Hóa ra các bạn trẻ 17-18 tuổi không biết rằng, chỉ cách đây vài năm, hô khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa – Việt Nam” là ăn đòn, mặc quần áo, đội mũ có dòng chữ HS-TS-VN là gặp rắc rối.

Bãi Tư Chính, Biển Đông đang nóng lên từng giờ!

Nguyễn Văn Phước

4-8-2019

Lần này Trung Quốc không hề hù doạ Việt Nam mà đang thực sự dàn quân chiếm Tư Chính! Chỉ cần có xung đột là khai hoả tấn công và chiến tranh!

Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma?

Tuấn Khanh

1-8-2019

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Ý kiến ngắn gọn của tôi về kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình vụ Tư Chính

Trương Nhân Tuấn

1-8-2019

VN đã phạm “sai lầm chiến lược” vì đã không đứng chung với Phi để kiện TQ ra Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) tháng giêng 2013. Sai lầm vì VN (và các học giả thế giới) không ai dự trù được dân Phi lại bầu lên một ông tổng thống tầm Duterte.

Vượt qua mọi chống phá của Trung Quốc

Nguyễn Quang Bô

31-7-2019

Sơ đồ mạng lưới tuyến khảo sát địa chấn xác định ranh giới ngoài TLĐ Việt Nam CSL-07. Ảnh: FB tác giả

VƯỢT QUA MỌI CHỐNG PHÁ CỦA TRUNG QUỐC, DẦU KHÍ CHÚNG TÔI ĐÃ HOÀN THÀNH PHƯƠNG ÁN THU NỔ ĐỊA CHẤN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI NGOÀI TLĐ VIỆT NAM.

Chiếc gậy Biển Đông – Củ cà rốt Trung Cộng

Nguyên Đại

31-7-2019

Nếu tuần sau, đột nhiên Trung Cộng (TC) tuyên bố chủ quyền toàn diện trong phạm vi “đường lưởi bò”, thiết định vùng cấm bay, buộc tất cả các tàu qua lại trong khu vực này đều phải có sự cho phép của TC, cắt đứt hải lộ bận rộn nhất thế giới và thế hợp tung Nhật Bản – Đài Loan – Nam Hàn – Phi Luật Tân – Úc Đại Lợi thì việc gì sẽ xảy ra? Câu trả lời chỉ có hai chữ: Chiến Tranh.

Có cần Đảng ‘tuyên truyền, giáo dục’ căn kẽ hơn chuyện Biển Đông?

Blog VOA

Trân Văn

30-7-2019

Cuối tuần rồi – ngày 26 tháng 7 – bà Hoa Xuân Oánh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tố cáo: “Từ tháng 5 đến nay, Việt Nam vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc tại bãi Tư Chính” và theo bà: “Trung Quốc đang liên lạc với Việt Nam để thể hiện quan điểm của mình” (1).

Làm thế nào để “đa phương hóa” một tranh chấp vốn có nguồn gốc từ “tranh chấp chủ quyền”?

Trương Nhân Tuấn

30-7-2019

Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. GS Long cho rằng “VN thua ở bãi Tư Chính” nguyên nhân vì VN không “đa phương hóa Biển Đông”. Đây là điều mà GS Long cho rằng ông đã đã cảnh báo VN “từ mười mấy năm nay”. Dẫn nguyên văn:

Không Thể Không Nghe “Thì Đi Với Niềm Tin Làm Người”

Nguyễn Thị Thanh Bình

29-7-2019

Giữa lúc chúng ta vừa có bản Tuyên Bố Biển Đông, dưới sự kiện căng thẳng nóng bỏng ở Bãi Tư Chính của 10 tổ chức và gần 600 chữ ký cá nhân, ca khúc của một Khuyết Danh nào đó bỗng nổi lên như một niềm thôi thúc mãnh liệt, hùng tráng.

Tàu chiến Trung Quốc ồ ạt băng qua eo biển Miyako xuống Biển Philippines

Đặng Sơn Duân

29-7-2019

Bộ Quốc phòng Nhật ngày 29.7 thông báo 2 tàu chiến Trung Quốc là tàu hộ vệ Kinh Châu (532, Jingzhou – Type 054A) và tàu khu trục Thái Nguyên (131, Taiyuan – Type 052D) đã băng qua eo biển Miyako hướng xuống phía nam vào sáng 27.7.

Nóng: Trung Quốc đồng loạt tập trận lớn ở Biển Đông, Hoa Đông

Đặng Sơn Duân

29-7-2019

Khu vực Trung Quốc tiến hành tập trận (đánh dấu màu đỏ). Ảnh: FB tác giả

Trong động thái rõ ràng là uy hiếp Đài Loan, Trung Quốc liên tiếp thông báo tiến hành hai cuộc tập trận lớn ở Biển Đông và Hoa Đông.

Cụ thể, theo một thông báo của Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang ngày 28.7, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài 5 ngày từ 17 giờ ngày 28.7 đến 17 giờ ngày 1.8 ở khu vực biển Hoa Đông nối liền bởi 4 điểm có tọa độ(1)30°03′00″N、123°14′00″E;(2)30°03′00″N、124°44′00″E;(3)28°53′00″N、124°44′00″E;(4)28°53′00″N、123°14′00″E.

Thành công rồi đấy, mở mắt ra chưa?

Đoàn Bảo Châu

28-7-2019

Hành động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông là rất nghiêm trọng nhưng người dân không hề xuống đường phản đối. Mà nó không ra đấy để hóng mát đâu, nếu thấy có dầu là nó hạ đặt giàn khoan trong tương lai đấy.

Người dân có quyền được thông tin (Phần 3)

Lê Hồng Giang

28-7-2019

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Trong post trước tôi viết VN có jurisdiction trên bãi Tư Chính, do đó có quyền chặn và yêu cầu tàu Haiyang Dizhi 8 rời vùng biển này nếu nó không chỉ đi qua vô hại. Tuy nhiên chắc chắn TQ sẽ không chấp nhận điều này vì bản chất TQ không chỉ tranh chấp sovereign rights của VN trên bãi Tư Chính (và cả lô 06.01) mà là phạm vi EEZ của VN dựa trên “đường lưỡi bò” của họ.

Người dân có quyền được thông tin

Lê Hồng Giang

28-7-2019

Hôm trước ngồi nói chuyện với một anh bạn ở SG về các đề tài đang “nóng” trên mạng gần đây tôi mới nhớ mình chưa viết gì về đường sắt cao tốc và Biển Đông dù trước đây rất “mạnh mồm” về những topic này. Nhân thấy nhiều người rất “phẫn nộ” về một bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân (HHV) liên quan đến Biển Đông tôi xin nêu một số ý kiến cá nhân về bài viết này như sau.

Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính?

Trương Nhân Tuấn

27-7-2019

TQ cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính-Vũng mây, thuộc hải phận Kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive – 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của VN liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. Bãi này TQ đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của VN. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, TQ cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP – Hoa nam buổi sáng) cho biết là VN tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1.

Bài phản biện của Trần Đức Anh Sơn và Trần Thị Vĩnh Tường với học giả Nông Hồng, Trung Quốc

Trần Đức Anh Sơn

26-7-2019

Nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường (trái) và Trần Đức Anh Sơn (phải). Nguồn: TĐAS

Đây là bài lược thuật và phản biện của tôi (Trần Đức Anh Sơn) và chị Trần Thị Vĩnh Tường (ở Santa Ana, CA, USA) với một học giả Trung Quốc là Nông Hồng tại Hội thảo về xung đột trên Biển Đông tổ chức ở ĐH Yale vào tháng 5/2016.