Gạc Ma

Đỗ Cao Cường

14-3-2020

Khu tưởng niệm Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh. Ảnh: Nguyên An/Thanh Niên

Cách đây 32 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ hải quân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm, trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành một vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

Hiện có bao nhiêu giàn khoan thăm dò dầu khí (Oil – RIG) của Trung Quốc đang ở trên Biển Đông?

Phạm Thắng Nam

25-1-2020

Ảnh: internet

Trong năm qua- 2019 và tháng đầu năm 2020, theo thứ tự thời gian, những giàn khoan thăm dò dầu khí sau đây của TQ đã lần lượt xuất hiện trên biển Đông nước ta:

Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

BBC

19-1-2020

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Biển Đông vẫn là dấu hỏi trước thềm năm mới

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Reuters

Blog VOA

Trân Văn

17-1-2020

Vừa có thêm hàng loạt diễn biến liên quan đến tình hình biển Đông nhưng đối chiếu các diễn biến này với nhau, rõ ràng rất khó xác định tình hình biển Đông sẽ như thế nào…

Nhân ngày 17 tháng giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa

Trương Nhân Tuấn

17-1-2020

Ngày 17 đến 19 tháng giêng năm 1974 TQ đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh TQ tiến sát bờ biển miền Trung, cách Nha Trang 75 hải lý!

BTV Tiếng Dân

14-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin, ngay đầu năm 2020, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch mới xâm phạm lãnh hải Việt Nam, chỉ sau 2 tháng rưỡi tạm ngưng chiến dịch “khảo sát” kéo dài 4 tháng của tàu Hải Dương Địa Chất 8.

Tin Biển Đông: Tàu TQ vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế của VN

BTV Tiếng Dân

11-1-2020

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, có ít nhất 5 tàu Trung Quốc đang quấy phá lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông, gần Bãi Tư Chính, trong đó có 4 tàu hải cảnh đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Hiện tại, các tàu TQ vẫn tiếp tục thách thức chủ quyền VN, thậm chí đang có dấu hiệu tiến vào sâu hơn.

Indonesia: “Chúng tôi đang cảnh giác cao độ” – Động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông

Dự án ĐSK Biển Đông

Nguồn: News.com.au

Biên dịch: Mai Hải Tiến

11-1-2020

Nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển Indonesia ngày 7/1/2020, trước khi ít nhất hai trong số đó tiến về phía thềm lục địa của Việt Nam. Nguồn: Ryan Martinson/Marine Traffic.

Tuy Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát Biển Đông trong nhiều năm qua nhưng động thái gây hấn mới nhất đã bị phản tác dụng khi vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Indonesia.

Báo News Corp của Australia hôm 9-1 cho hay, Indonesia đã phản ứng mạnh mẽ sau khi các tàu đánh cá Trung Quốc được hộ tống bởi các “tàu chiến bảo vệ bờ biển” (coast guard warships) xâm nhập vùng biển của họ.

Jakarta đã huy động quân đội và nâng cao tình trạng sẵn sàng chiến đấu tại quần đảo Natuna để đối phó với các cuộc xâm nhập bắt đầu vào cuối năm ngoái.

“Lực lượng hải quân và không quân của chúng tôi đã được trang bị vũ khí và triển khai đến Biển Bắc Natuna”, phát ngôn viên quân đội – Thiếu tướng Sisriadi nói vào cuối tuần. Lực lượng bao gồm sáu tàu chiến nhằm “xua đuổi các tàu nước ngoài”.

Tin Biển Đông: Đầu năm báo hiệu sóng gió

BTV Tiếng Dân

10-1-2020

TQ tiếp tục quấy phá trong vùng đặc quyền kinh tế của VN

Như chúng tôi đưa tin hôm qua, khoảng 2 tháng rưỡi sau khi nhóm tàu “khảo sát” Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc kết thúc chiến dịch quấy phá vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam kéo dài 4 tháng, vài ngày qua, Bắc Kinh lại tiếp tục đưa 3 tàu hải cảnh đến quấy phá vùng biển phía nam Bãi Tư Chính. 

Tàu hải cảnh vào phía nam Tư Chính, nhận diện ý đồ của Trung Quốc

Đặng Sơn Duân

10-1-2020

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet

Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần đảo Natuna của Indonesia.

Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.

Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.

Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và Haijing 35111.

Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa 2007.

Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các vụ bắt giữ này.

Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt Nam và Indonesia.

Ý đồ của họ có thể bao gồm:

1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.

2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.

3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.

Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.

Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.

Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.

Tin Biển Đông: Tàu hải cảnh Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam

BTV Tiếng Dân

9-1-2020

Vụ xâm phạm của tàu Hải Dương Địa Chất 8, thăm dò trong vùng biển Việt Nam suốt gần 4 tháng ở khu vực bãi Tư Chính, đã chấm dứt hai tháng rưỡi qua, nhưng dường như Trung Quốc đang quay trở lại, thực hiện chiến dịch quấy phá tiếp.

Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia nộp CLCS ngày 12-12-2019

Trương Nhân Tuấn

18-12-2019

Ngư dân trên một vùng Biển Đông gần Malaysia. TED ALJIBE/AFP

Nếu không có gì thay đổi đột xuất, VN đã hoàn tất hồ sơ thềm lục địa mở rộng của mình, đúng theo điều 76 của UNCLOS. Hồ hơ gồm hai phần: Phần phía Nam nộp chung với Mã Lai ngày 6 tháng năm 2009 và phần phía Bắc, nộp CLCS hôm 7 tháng năm 2009. Ghi thêm dòng “nếu thay đổi đột xuất”, vì VN vẫn có thể nộp thêm hồ sơ “thềm lục địa riêng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 5

Đặng Sơn Duân

12-12-2019

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2Phần 3 và Phần 4

Chào anh, hẳn anh đã đọc bài viết mới về chính sách với Trung Quốc trên tờ Foreign Affair?

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa phía Nam của Việt Nam

Dự án ĐSK Biển Đông

2-12-2019

Sơ đồ chuyển động của Hải cảnh 35111 trong khu vực thềm lục địa phía nam của Việt Nam trên bản đồ AIS vệ tinh. Ảnh: internet

(Cập nhật lúc 18h ngày Chủ nhật, ngày 1/12/2019)

Đó là hải cảnh 35111, con tàu hải cảnh nổi tiếng của Trung Quốc với những hoạt động quấy nhiễu hoạt động dầu khí của Malaysia và gần đây nhất là Việt Nam ở khu vực lô 06.1.

Chiếc tàu thứ nhì đáng nghi ngờ là tàu 5403, cũng là một trong những con tàu đã tham gia quấy nhiễu ở khu vực lô 06.1 trong những tháng vừa qua khi giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động.

Tin Biển Đông: “Bà con hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”

BTV Tiếng Dân

30-11-2019

Sáng 29/11, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có buổi tiếp xúc cử tri ở phường An Hội, quận Ninh Kiều. Trong buổi tiếp xúc, cử tri Cần Thơ lo lắng về tình hình biển Đông, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Một cử tri đặt câu hỏi: “Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam… Vậy Đảng, Nhà nước có chủ trương và biện pháp gì?”

Tin Biển Đông: Lại đường lưỡi bò

BTV Tiếng Dân

23-11-2019

VTC đưa tin: Mạng xã hội Trung Quốc Wechat lại đưa ‘đường lưỡi bò’ phi pháp vào Việt Nam. Ngày 21/11, khi người dùng truy cập vào ứng dụng Wechat để chia sẻ địa điểm với bạn bè thì phát hiện bản đồ Việt Nam có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Hình ảnh “Đường lưỡi bò” xuất hiện khi người dùng truy cập ứng dụng Wechat của Trung Quốc và thu hẹp bản đồ Việt Nam đến mức hình ảnh Biển Đông hiện ra.

Cần ‘tự vệ một cách chủ động’ trước Lưỡi Bò

Blog VOA

Trân Văn

23-11-2019

Biểu tình chống Trung Quốc tại Philippines trước khi Tòa Quốc Tế ra phán quyết vụ đường lưỡi bò, tháng Bảy 2016. Nguồn: AP

Tuần này, khá nhiều người Việt sử dụng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay Go Viet, sau khi công chúng phát giác, ứng dụng gọi xe của doanh nghiệp này không cho phép hiển thị hai từ Hoàng Sa và Trường Sa (1).

Tin giả nổ tàu ngầm ở Biển Đông và tác hại của nó

Đặng Sơn Duân

23-11-2019

Ảnh: internet

Phông phóng xạ tự nhiên trung bình toàn cầu là từ 0,17 đến 0,39 microsievert (µSv)/giờ.

Ở đây tôi lấy ngay chính dữ liệu của uRADMonitor (Global Environmental Monitoring Network) mà Hal Turner sử dụng để chế tạo tin giả, thì phông phóng xạ ở Trạm Giang là 0,24 µSv.

Tin Biển Đông: Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-11-2019

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin về tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển VN. Ngày 16.11, Hải Dương Địa Chất 9 rời Quảng Châu xuống Biển Đông. Lúc 10 giờ sáng 18.11, tàu này di chuyển cách bờ biển Phú Yên khoảng 130 hải lý. Ông Duân viết: “Hiện chưa rõ đích đến nhưng dường như không có tàu hải cảnh nào hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 9. Hiện nay, một số tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên trú đóng tại các căn cứ phi pháp ở Trường Sa“.

Công pháp quốc tế không theo “phe” nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo giữa VN và TQ

Trương Nhân Tuấn

14-11-2019

“Công pháp quốc tế” được thành hình trên nền tảng những kết ước, tức là “sự đồng thuận” giữa các quốc gia. Không có sự “đồng thuận” giữa các quốc gia thì không có “Công pháp quốc tế”.

Việt Nam có thể trở thành đồng minh mới của Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc?

National Interest

Tác giả: Anders Corr

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Kể từ tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một tàu tuần dương hộ tống của Trung Quốc đã có mặt tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông trong một thời gian dài. Khu vực tranh chấp, xung quanh 3 hòn đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng ở bãi Tư Chính, gần Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác và Việt Nam tuyên bố là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trung Quốc tuyên bố khu vực này là lãnh thổ lịch sử, dựa vào cái gọi là đường chín đoạn mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016 đã phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Tin Biển Đông: Bất luận chuyện gì xảy ra, quan hệ Việt – Trung vẫn nồng ấm!

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Bắc Kinh tìm đủ mọi thủ đoạn thực hiện ý đồ bá quyền của mình. Báo Kiến Thức có bài: Thủ đoạn “tàu thân trắng” Trung Quốc lợi dụng thực hiện đường lưỡi bò phi pháp. “Tàu thân trắng” là thuật ngữ để chỉ một nhóm tàu đánh cá đặc biệt của Trung Quốc: Vẻ ngoài giống tàu đánh cá nhưng hành động rất hiếu chiến, sẵn sàng đâm húc và truy đuổi tàu cá của các nước khác, thậm chí “ngư dân” của các “tàu thân trắng” còn có vũ trang và phối hợp chặt chẽ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Tin Biển Đông: Bắc Kinh sẽ kiện Hà Nội? Lãnh đạo VN cũng xài bản đồ lưỡi bò?

BTV Tiếng dân

9-11-2019

RFI đưa tin: Biển Đông: Bắc Kinh tố ngược Việt Nam là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TQ Cảnh Sảng nói: “Việt Nam cần phải đối mặt với thực tế lịch sử và tuân thủ sự đồng thuận ở cấp cao mà hai nước đã đạt được, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại và tham vấn, đồng thời tránh những hành động có thể làm phức tạp vấn đề, xáo trộn đại cục hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ song phương”.

Tin Biển Đông: Ai bắn ngư dân VN? Khi nào VN kiện TQ? Và Thành Long bị tẩy chay…

BTV Tiếng Dân

8-11-2019

Trong cuộc họp báo ngày 7/11/2019, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông báo, cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin ngư dân Kiên Giang bị bắn chết trên biển, theo VietNamNet. Vụ việc xảy ra từ ngày 30/10, đến nay đã hơn một tuần nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn không rõ thủ phạm, mà chỉ loay hoay “xác minh” thông tin, trong khi báo chí đăng ảnh chụp thi thể nạn nhân là ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi.

Biển Đông – “Nguyên trạng không phải là tình huống xấu nhất”

CEIAS

Dịch giả: Song Phan

29-10-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Trey Ratcliff

Bài phỏng vấn chung của CEIAS và IIR do Alfred Gerstl (AG) và Rudolf Fürst (RF)  thực hiện với Bill Hayton, nghiên cứu viên thuộc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House.

Mỹ ở Đông Nam Á: Đi thì dở, ở không xong

Jackhammer Nguyễn

7-11-2019

Giữa tháng 10/2019, ông William J Burns, cựu viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn 30 năm, viết một bài trên báo Foreign Affairs, rằng chính quyền của ông Donald Trump hiện nay đang tàn phá nền ngoại giao của Hoa Kỳ.

Hải quan VN làm mất dịp may…

Trương Nhân Tuấn

6-11-2019

Theo tôi thấy TQ đã “đưa” cho VN nhiều “đường banh” tuyệt đẹp. VN có nhiều cơ hội “làm bàn” để gỡ huề trong cuộc chiến bất đối xứng về tranh chấp biển đảo với TQ. Từ đầu đến cuối trận, sắp hết giờ, VN bị TQ áp đảo, banh vô cả thúng rồi.

Giàn khoan Hải Dương 982 lại di chuyển

Đặng Sơn Duân

6-11-2019

Theo tín hiệu từ Marine Traffic, giàn khoan Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) của Trung Quốc ở Biển Đông đã di chuyển theo hướng nam đông nam đến vị trí mới ít nhất từ tối 5.11.