Gạc Ma

Đỗ Cao Cường

14-3-2020

Khu tưởng niệm Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh. Ảnh: Nguyên An/Thanh Niên

Cách đây 32 năm, tức ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ hải quân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh khánh Hòa. Kết quả, 64 chiến sĩ hy sinh, người bị bắn, người bị lưỡi lê đâm, trước khi chết họ kết chặt tay nhau, tạo thành một vòng tròn bất tử, thiếu úy Trần Văn Phương kịp hô to lần cuối:

– Thà hy sinh, quyết không để mất đảo!

Có thể nói, vòng tròn đó vừa là vòng tròn huyền thoại, vừa là vòng tròn bi kịch, bởi đến ngày nay người ta vẫn chưa tìm thấy hài cốt các chiến sĩ, oan hồn còn lênh đênh trên biển, vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất bố. Gạc Ma chưa lấy lại được còn truyền thông, giới viết sử im bặt.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam không hề biết đến sự kiện Gạc Ma cùng những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược, sách giáo khoa ở các cấp học không nhắc đến dù chỉ một dòng.

Trong buổi tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói:

– Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng!

Còn điều gì đau đớn hơn khi kẻ thù đến xâm lược, người lính không được phép chống trả, các thế hệ cháu con không được biết đến câu chuyện lịch sử, người đi tưởng niệm thì bị đánh, có bao giờ thân phận người Việt Nam bị xem thường đến thế?

Oan thấu trời xanh

Vòng tròn bất tử – cụm tượng đài khu tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, dựng tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, ngay gần khu tưởng niệm Gạc Ma có rất nhiều dân oan nhờ tôi lên tiếng, ngồi thức trắng đêm nghiên cứu hồ sơ về họ, cũng đã nuốt nước mắt vào trong bởi có quá nhiều dấu hiệu oan sai.

Tiêu biểu là trường hợp 5 hộ dân có đất bị thu hồi gần khu tưởng niệm Gạc Ma, tại thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, trong đó có ông Ngô Minh Hiệp, ông Bùi Văn Rớt…

Đất của họ khai hoang trước năm 1993 để trồng điều, thanh long,… sử dụng ổn định, không tranh chấp nhưng lại bị chính quyền huyện Cam Lâm thu hồi phục vụ cho dự án nghỉ dưỡng cao cấp của Công ty cổ phần du lịch biển Nam Hùng.

Những người dân khốn khổ đi kêu cứu gần 10 năm, chủ tịch huyện Cam Lâm, phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng đã ra văn bản thừa nhận sai phạm của chính quyền và yêu cầu các đơn vị chức năng xác lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ bà con.

Tuy nhiên, sai phạm nối tiếp sai phạm, thu hồi rồi lại cưỡng chế, đang trong giai đoạn tranh chấp doanh nghiệp Nam Hùng tự ý cho quân đến đến cướp đất, đốt lều ở của bà con, đánh đuổi dân, xúc cát gần bờ biển, cát ngoài dự án phục vụ công trình của họ.

Chính quyền địa phương có dấu hiệu bao che, cố ý làm sai lệch hồ sơ, người dân tố cáo họ lấy tiền đền bù của chủ đất, lập hồ sơ khống đền bù cho người thân quen của lãnh đạo.

Không chỉ có Nam Hùng, còn rất nhiều dự án cao cấp ở đây, những căn biệt thự biển được bán ra với giá vài chục tỷ đồng/căn, nhưng đền bù cho dân với giá 17 nghìn đồng/m2, thậm chí cướp trắng.

Oan khuất chất chồng oan khuất, nỗi đau chất chồng nỗi đau. Trong khi người Việt vẫn còn loay hoay trong việc xác định bạn – thù, mải mê lên chùa cúng sao giải hạn, thì cha, ông họ đã làm mồi cho cá, những người đồng bào của họ đang kêu cứu từng ngày. Còn họ, sẽ chẳng có thánh, thần nào muốn giải hạn cho họ ngoài chính lương tâm họ.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN


  1. “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đuờng làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.

    Chớ coi thuờng chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghi tới chuyện khác lớn hon. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui uớc. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.

    Không thôn tính đuợc ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

    Vậy nên các nguời phải nhớ lời ta dặn:

    “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cung không đuợc để lọt vào tay kẻ khác”.
    Ta để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”

    Lời Di chúc của Đức Vua Trần Nhân Tông -Tinh anh và tổng lực của tộc Việt
    Vua Trần nhân Tông sáng lập phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo.

    Ngài còn là vị lãnh đạo tối cao quân đội Ðại Việt trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ và oanh liệt đánh bại cuộc xâm lăng của chúng ghi lại chiến tích lẫy lừng nhất trong lịch sử dân tộc cũng như thế giới thời trung cổ vào các năm 1285 và 1288.


    Anh hùng ca Hoàng Sa Trường Sa
    ****************************

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=1733

    Kính dâng các bậc Anh hùng vô danh và hữu danh từng nằm xuống bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa

    Kính tặng vong linh Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các bậc Tử sĩ Hải quân & biệt hải vô danh và hữu danh quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến quyết bảo vệ Hoàng Sa năm 1974

    Kính tặng vong linh các bậc Liệt sĩ vô danh và hữu danh quân đội Nhân Dân Việt Nam đi vào biển cả vĩnh viễn trong trận hải chiến với bọn bành trướng Bắc Kinh ngày 14/3/1988

    Hải đội Hoàng Sa vang hùng ca

    Quấn vành tang trắng (1) giã từ nhà

    Biển Đông giong thuyền vì nợ Nước

    Hiên ngang đi bảo vệ Hoàng Sa

    Vô danh dâng hiến người lính thú

    Lớp lớp người đi không về qua

    Tưởng niệm hàng năm bao thuyền giấy

    Thả về biển cả nhớ Ông Cha

    Hàng hàng lớp lớp nối nhau đi

    Vong hồn tử sĩ xanh xuân thì

    Mộ gió mồ vong hồn tập thể

    Mệnh Nước khi cần vang Sử thi

    Xông pha đại dương đầu sóng gió

    Anh hùng vô danh dưới quốc kỳ

    Chủ quyền vùng biển trời khẳng định

    Nay con cháu nhớ tiễn Người đi .. ..

    Ra đi nợ Nước mãi không về

    Vọng phu chờ chồng biển sơn khê

    Xương máu Tiền nhân dày công đức

    Lưu truyền ký ức trọn lời thề

    Lãnh binh ra Hoàng Sa phụng mệnh

    Khăn sô trong trắng (1) quyện hồn quê

    Trọn tình ra đi vì Đất Tổ

    Hùng binh Hoàng Sa mãi không về!

    Nghĩa trang mộ gió hàng dương liễu

    Lưu dấu Anh hùng nắng quái chiều

    Vị quốc vong thân vào thanh sử

    Ca dao Lý Sơn (2) truyền mỹ miều

    Xúc động bình minh giờ tiễn biệt

    Người lính biên phòng chốn cô liêu

    Giặc Bắc truyền kiếp loài hải tặc

    Hiểm nguy trực diện chiến trận chiều

    Hải Quân Thiếu Tá QLVNCH Ngụy Văn Thà người hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

    Hải đội Hoàng Sa chuyến hải trình

    Sóng thần bão tố bến quang vinh

    Vượt biển thuyền nan đi giữ Nước

    Chèo ba ngày đêm hết sức tình

    Trường Sa quần đảo Hoàng Sa đó

    Vùng biển vùng trời đất thiêng linh

    Chiếu nẹp tre dây mây hậu sự

    Xác có ngày trôi dạt (1) quê mình

    Hải đội Hoàng Sa vang Việt Sử

    Tinh thần ái quốc tâm tình thư

    Khắc ghi mãi mãi trong ý thức

    Bản anh hùng ca khúc tạ từ

    Dòng thơ tri ân thay Tổ Quốc

    Theo bước Cha ông quyết đầu tư

    Khoa học kinh tế canh tân Nước

    Như Nhật đòi về đảo Điếu Ngư .. ..

    Hoang Sa, Truong Sa Paracel Islands, Spratly Islands Đáp Lời Sông Núi Artist: Hợp Ca Composer: Trúc Hồ Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương. Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc, Cùng giòng máu Việt Nam. Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần, Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương. Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ, Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương. Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc, Cùng giòng máu Việt Nam. Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần, Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi. Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng. Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi, Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương. VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM …..

    1. Lần giở lại các sử liệu cũ như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục do các sử thần trong quốc sử quán biên soạn, Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông, Đại Nam nhất thống chí… đều có những trang ghi chép cụ thể về đội Hoàng Sa. Từ nhiều thế kỷ trước, Việt Namđã có các hải đội hùng binh Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và khai thác quần đảo này. Lớp lớp chiến binh vượt sóng gió biển Đông ghi dấu ấn Việt Namở đó, và lịch sử đã khắc ghi lòng ái quốc của họ.

    Từng người lính còn mang theo mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, phiên hiệu hải đội, bản quán. Nhưng xúc động nhất là họ chuẩn bị cả chuyện hậu sự cho mình trong chuyến hải trình dài hiểm nguy. Mỗi người một chiếc chiếu, bảy nẹp tre và dây mây để khi chết sẽ bó xác mình, thả xuống biển, mong có ngày trôi dạt về đất quê hương hoặc ghe thuyền nào đó vớt được cũng biết quê quán để chở về.

    2. Đảo Lý Sơn (cù lao Ré) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với vùng cửa biển Sa Kỳ, Lý Sơn chính là rẻo đất giữa đại dương đã từng dâng hiến biết bao trai tráng cho hải đội Hoàng Sa thuở nào ra khai khẩn, lập làng và bảo vệ chủ quyền Đất Nước .. ..

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây