Tin Biển Đông: Hội thảo Biển Đông quốc tế về Biển Đông, Quốc hội chất vấn “đường lưỡi bò” và “của nợ tàu vỏ thép

BTV Tiếng Dân

7-11-2019

Sáng 6/11 tại Hà Nội, khai mạc Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, TTXVN đưa tin. Hội thảo do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam (VLA) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) đồng tổ chức, với hơn 300 đại biểu có mặt ở Hà Nội dự hội thảo quốc tế về Biển Đông. Chủ đề của Hội thảo về Biển Đông lần thứ 11: Hợp tác vì hòa bình và phát triển tại khu vực.

Quang cảnh hội thảo ngày 6/11. Ảnh: Văn Điệp/ TTXVN

Tại Hội thảo, Việt Nam cân nhắc việc kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, theo RFA. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung xác nhận, Việt Nam cân nhắc các biện pháp giải quyết căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc trong đó có cơ chế trọng tài và kiện.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói: “Chúng tôi biết rằng các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện. Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982) có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này”. Hy vọng chính phủ CSVN dám kiện Trung Quốc như tinh thần hội thảo nêu ra.

VOV đặt câu hỏi: Trung Quốc mưu đồ gì khi cố tình thúc đẩy “đường lưỡi bò” phi pháp? Theo bài báo, câu trả lời cho câu hỏi này đã rõ ràng và các học giả quốc tế tham gia hội thảo Biển Đông đều đồng tình: “Đường lưỡi bò” là sách lược để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, tiến thêm một bước trên con đường trở thành siêu cường mới ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương thay thế Hoa Kỳ. Nếu các nước không phản ứng đủ mạnh thì Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ “đường lưỡi bò”.

GS Carl Thayer, GS danh dự của Học viện Quốc phòng Australia phân tích, Trung Quốc đã tìm cách “sáng tạo lại lịch sử” khi tuyên bố họ là “quốc gia đầu tiên phát hiện ra khu vực này” và muốn “gạt Mỹ ra khỏi đây”. Trung Quốc muốn trở thành “cường quốc mới nổi tại khu vực châu Á và Biển Đông chính là trung tâm trong tham vọng này”.

Báo Tiền Phong dẫn câu hỏi của chuyên gia quốc tế tại hội thảo về biển Đông: Xử phạt tàu Trung Quốc hoạt động trái phép, tại sao không? Đó là đề xuất của ông Gregory Poling, GĐ Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI).

Ông Poling nhận định về các hoạt động quấy phá của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019: “Trung Quốc sẽ làm như vậy hết lần này đến lần khác để khiến các công ty bên ngoài nản lòng, để họ nghĩ rằng việc hợp tác khai thác tài nguyên trên biển Đông là quá nguy hiểm và quá tốn kém”.

Ông Poling còn đề xuất, khi đảm nhận vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ vào năm sau, Việt Nam cần nêu vấn đề biển Đông. Nhưng nếu Việt Nam chỉ nói về căng thẳng Biển Đông mà không dám gọi tên, điểm mặt kẻ gây ra căng thẳng thì cũng như không.

VOA có clip: Tranh chấp Biển Đông: VN cân nhắc giải pháp đưa TQ ra tòa.

Mời đọc thêm: Biển Đông: Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (RFI). – Thứ trưởng Lê Hoài Trung: ‘Cần tin luật quốc tế về Biển Đông’ (VNE). – Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tìm các giải pháp cải thiện an ninh biển (ĐBND). – Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ lên án các mối đe dọa của Trung Quốc (VOA).

Trung Quốc liên tục “dồn ép” Philippines trên Biển Đông (TĐ). – Philippines tố Trung Quốc xua đuổi máy bay tuần tra Biển Đông (VTC). – Biển Đông: Manila tố cáo Trung Quốc bắn hỏa châu dọa phi cơ Philippines (RFI). – Trung Quốc 6 lần bắn pháo sáng vào máy bay quân sự Philippines trên Biển Đông (Infonet).

“Đường lưỡi bò” xâm chiếm trên thực địa

Báo Giáo Dục VN có bài: Ông Thanh chả biết cái “lưỡi bò”, hóa ra ông còn làm trưởng khoa trái quy định. “Ông Thanh” ở đây là Bùi Văn Thanh, Chủ nhiệm khoa Tiếng Trung – Tiếng Nhật Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nơi vừa bị phát hiện đã in lậu hàng ngàn cuốn giáo trình có hình “đường lưỡi bò”. Theo bài viết, cả trường này và ông Thanh đều vi phạm “Điều lệ trường đại học” vì ông Thanh chỉ có bằng thạc sĩ nhưng làm chủ nhiệm một khoa.

Bài báo đặt câu hỏi về lời ngụy biện của ông Thanh rằng “đường lưỡi bò” trong giáo trình “Developing Chinese” quá nhỏ, rằng: “Giáo trình do Trung Quốc xuất bản có vẽ đường lưỡi bò nhưng không không nói về đường biên giới, tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa hay ‘đường lưỡi bò’ thì có thể nghiễm nhiên giảng dạy tại Việt Nam? Đây là sự hiểu biết của một người Việt mang quốc tịch Việt Nam hay của kẻ giả mạo?”

VTC dẫn thông báo từ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: 7 xe Hanteng có ‘đường lưỡi bò’ sẽ bị tịch thu, kiểm soát ‘gắt’ xe nhập Trung Quốc. Vụ 7 chiếc ô tô Volkswagen nhập từ Trung Quốc có bản đồ “đường lưỡi bò” lọt vào VN, bị phát hiện, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cho biết: “7 chiếc ô tô Hanteng ở Cảng Đình Vũ – Hải Phòng hay bất cứ xe nào tương tự ô tô Volkswagen Touareg có bản đồ ‘đường lưỡi bò’ phi pháp đều bị xem xét phạt hành chính và bị tịch thu”.

Hải quan cảng Đình Vũ, nơi phát hiện lô hàng này, cho biết, lô hàng gồm 7 chiếc ô tô loại 5 chỗ, thương hiệu Hanteng của Trung Quốc, được nhập khẩu mới 100%. Khi những xe này bật máy khởi động, trong phần ứng dụng định vị dẫn đường trên màn hình của mỗi xe đều có hiển thị hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Ngày 6/11/2019, một số ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng Công Thương về sản phẩm cài cắm ‘đường lưỡi bò’, báo Tiền Phong đưa tin. ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi: “Trung Quốc đã chuyển hướng cài cắm đường lưỡi bò vào hàng hóa, thậm chí là các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, đồ dùng học tập, ôtô… Xin hỏi Bộ trưởng và Chính phủ có biện pháp gì để rà soát vấn đề này, tránh thông tin sai trái truyền đạt một cách từ từ vào thế hệ trẻ và người dân Việt Nam?”

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đáp: “Các sản phẩm ô tô nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò là vi phạm đến chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là một hiện tượng mới xuất hiện. Ngay sau khi phát hiện ô tô nhập khẩu phục vụ triển lãm có đường lưỡi bò, chúng tôi đã tổ chức rà soát, kiểm tra lại. Trước mắt là tịch thu chiếc xe”.

Zing có clip: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời về hàng hóa cài cắm ‘đường lưỡi bò’.

Mời đọc thêm: Tịch thu 7 ôtô Trung Quốc có ‘đường lưỡi bò’ phi pháp (TT). – Vụ ôtô gắn bản đồ ‘‘đường lưỡi bò’’ Trung Quốc: Lộ lỗ hổng pháp lý (TTXVN). – Hàng hóa có đường lưỡi bò và loạt vấn đề chờ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (Zing). – Quốc hội “truy” Bộ trưởng Công thương vụ cài cắm hình ảnh “đường lưỡi bò” (GT). – Thứ trưởng bộ Công Thương lên tiếng về vụ xe ô tô có “đường lưỡi bò” phi pháp (NĐT). – Philippines đóng dấu thị thực lên hộ chiếu Trung Quốc, đè “đường lưỡi bò” (NLĐ). – Philippines làm visa dán đè chết ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc (TT).

“Của nợ” tàu vỏ thép

Báo Dân Trí dẫn lời Đại tướng Tô Lâm: Sắp xét xử vụ án đóng tàu vỏ thép rởm cho ngư dân. Hôm qua, Bộ trưởng Công an Tô Lâm xác nhận, Cơ quan ANĐT đã có kết luận và sắp đưa ra xét xử vụ án đóng tàu vỏ thép dỏm cho ngư dân: “Qua quá trình điều tra, đến ngày 9/1/2019, đã có kết luận Số 03 của Cơ quan An ninh điều tra kết luận điều tra vụ án hình sự và đề nghị truy tố. Hiện nay vụ án sắp được đưa ra xét xử”.

Báo Tiền Phong dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Dừng đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thừa nhận, đến nay còn 55 chiếc tàu đóng theo Nghị định 67 nằm bờ, không ra khơi, do đánh bắt không hiệu quả, ngư trường quá tải, 2 chủ tàu đã qua đời, một số chủ tàu khác muốn chuyển đổi sang lĩnh vực khác:

Bộ trưởng Cường nói: “Cơ chế đóng 1.030 cái tàu, khuyến khích lãi suất từ 5 – 7% tùy khối lượng giá trị của tàu. Cần thay phương thức này đi, không có tác dụng nhiều và tạo ra tâm lý ỉ lại. Thứ hai là theo đuổi ngân hàng rất vất vả, 11 năm không ai theo được”.

Còn nhớ, Nghị định 67/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 7/7/2014, đề ra trò đóng “tàu vỏ thép” để ngư dân “bám biển” trong lúc họ phải chật vật đối phó với các thủ đoạn của TQ ngoài Biển Đông. Ý tưởng nghe có vẻ hay nhưng khi thực hiện thì trở thành gánh nặng cho ngư dân: Tàu mất nhiều tiền nhưng mau hư, hoạt động không hiệu quả, trở thành “núi nợ” của ngư dân, hoàn toàn vô dụng trước các đội tàu dân quân biển hung hăng của TQ.

Người ký ban hành Nghị định 67 lúc đó chính là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bây giờ, nếu Bộ Công an chỉ truy tố những người thừa hành dưới quyền mà không dám đụng tới người chủ mưu, chủ trương đóng “tàu vỏ thép” thì sẽ có những người không phục.

Mời đọc thêm: Thống đốc NHNN: Nợ xấu “tàu 67” đã lên tới 33% (TTT/CafeF). – Nợ xấu vụ tàu sắt đánh cá Biển Đông nằm bờ đã lên khoảng 3.400 tỉ (TN). Sắp đưa ra xét xử vụ đóng tàu dỏm cho ngư dân (PLTP). Tàu vỏ thép theo Nghị định 67 mắc cạn vì nợ xấu: Chết vì máy thủy China (TP). – Những bất cập về ”Tàu 67” làm “nóng” nghị trường Quốc hội (TTXVN). – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình về 55 chiếc tàu đóng mới nằm bờ (MTG). – Giải pháp nào để thu hồi nợ xấu khi thực hiện chính sách đóng tàu vỏ sắt? (VTV).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tụi ngoại guấc thì “bệnh công thần” của chúng khỏi phải bàn tới . Nhưng hội thảo này hy vọng không lòi ra thêm ông bà nào mắc “bệnh công thần” như tướng hề Lê Mã Lương kỳ vừa rùi .

    “Báo Giáo Dục VN có bài: Ông Thanh chả biết cái “lưỡi bò”, hóa ra ông còn làm trưởng khoa trái quy định … Theo bài viết, cả trường này và ông Thanh đều vi phạm “Điều lệ trường đại học” vì ông Thanh chỉ có bằng thạc sĩ nhưng làm chủ nhiệm một khoa”

    Holy Fook, báo giáo dục bảo hoàng còn hơn Đảng! Phạm Lê Văng … uh … Cát nên tuyên dương báo giáo dục vì tinh thần bám chắc luật lệ & quy định của ngành, aka trọng bằng cấp .

    “Đây là sự hiểu biết của một người Việt mang quốc tịch Việt Nam hay của kẻ giả mạo?”

    2 hào của tớ, Đây là sự hiểu biết của một người Việt mang quốc tịch Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Níu người nào đó cho rằng Việt Nam Xã hội chủ nghĩa là giả mạo Việt Nam, aka đây mới đúng là Ngụy … hey, who am i to say otherwise?

    “Thứ trưởng Lê Hoài Trung: ‘Cần tin luật quốc tế về Biển Đông’ (VNE)”

    Con ma Mai Quốc Ấn tin vào công lý . Sure, why the heck not? Tớ chỉ khuyên 1 điều, đừng (bao giờ) xử dụng luật tư bẩn với Trung Quốc . Vì luật lao động của tư bẩn chỉ rõ, làm công cho ai thì sau khi trả tiền công, công nhân không có quyền chiếm dụng tài sản cố định của chủ . Mình đánh Mỹ, giải phóng miền Nam cho Trung Quốc & chiếm luôn từ đó tới giờ … bây giờ xử dụng luật tư bẩn thì (ít nhất) miền Nam phải trả lại cho Trung Quốc . Phiền toái lắm .

    “lời Đại tướng Tô Lâm: Sắp xét xử vụ án đóng tàu vỏ thép rởm cho ngư dân”

    Whoa, đại tướng Tô Lâm cũng biết phò thịnh chứ hổng thèm phò xuy .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây