Mỹ ở Đông Nam Á: Đi thì dở, ở không xong

Jackhammer Nguyễn

7-11-2019

Giữa tháng 10/2019, ông William J Burns, cựu viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ trong hơn 30 năm, viết một bài trên báo Foreign Affairs, rằng chính quyền của ông Donald Trump hiện nay đang tàn phá nền ngoại giao của Hoa Kỳ.

Trong bài viết này, ngoài việc liệt kê những lộn xộn trong bộ máy ngoại giao Mỹ suốt gần ba năm qua, ông Burns còn phân tích một ví dụ đối ngoại đang là tâm điểm của chính trường Mỹ, đó là vụ bê bối Ukraine, trong đó ông Trump được cho là đã lạm dụng quyền lực, gây áp lực lên Ukraine nhằm tìm cách tấn công đối thủ chính trị của mình là ông Joe Biden. Trong vụ này ông Trump đã dùng một kẻ tay chân thân tín hoàn toàn không thuộc bộ máy nhà nước Mỹ là ông Giuliani, vô hiệu hóa một viên chức ngoại giao có thẩm quyền là bà Đại sứ Mỹ ở Ukraine, Yovanovitch.

Sự việc đã dẫn đến vụ điều tra luận tội tổng thống do Đảng Dân chủ đối lập dẫn đầu.

Những sự kiện nói trên che lấp đi một không gian quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay là Đông Nam Á, giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tại Bangkok, Thủ đô Thái Lan, từ 2/11 đến 4/11/2019, đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh 10 quốc gia ASEAN, trong đó đại diện của Washington là một viên chức cấp thấp của Bộ Ngoại giao, ông Robert O’Brien.

Nếu chúng ta nhìn những người đại diện cho nước Mỹ đến vùng này từ năm 2017 đến nay (năm 2017 Tổng thống Trump dự, 2018 Phó Tổng thống Pence dự) thì rõ ràng là sự hiện diện của nước Mỹ giảm dần.

Biểu hiện tượng trưng này đi kèm theo sự sụt giảm về quân sự kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực.

Các chuyến hải hành tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ngang biển Đông đã không còn được đưa lên hàng đầu nữa, sau chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm Carl Vinson hồi tháng 5/2018, mà những người tỏ tường cho rằng, nó đã được dự tính từ thời còn ông Obama, trong bối cảnh xoay trục sang châu Á của Mỹ lúc đó.

Đầu năm nay, có nhiều tin không chính thức nói đến việc một hàng không mẫu hạm nữa sẽ thăm Việt Nam trong năm 2019, nay có vẻ thời gian không còn nhiều nữa để chuyến đi ấy thành sự thật.

Khoảng trống quyền lực quân sự rõ ràng đã được hình thành, và Bắc Kinh không ngần ngại trám ngay vào chỗ trống. Người ta chứng kiến tàu vũ trang và không vũ trang của Trung Quốc tung hoành biển Đông trong suốt hai tháng trời.

Một khoảng trống về kinh tế cũng dần dần lộ rõ, bắt đầu bằng việc Mỹ rút ra khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, ngay khi ông Trump lên cầm quyền.

Ngày 3/11/2019, tại Bangkok, các nước Đông Nam Á, cùng Bắc Kinh thỏa thuận sẽ thúc đẩy một khối mậu dịch tự do, viết tắt là RCEP, bao gồm các quốc gia vùng Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, mà không bao gồm nước Mỹ. Khoảng trống kinh tế, như vậy cũng được Bắc Kinh nhanh chóng trám chỗ.

Đứng trước việc khoảng trống quyền lực của Mỹ được Bắc Kinh “tiếp quản”, các nước Đông Nam Á, phải làm gì?

Họ, nhất là Việt Nam, biết rằng, chơi với Bắc Kinh là rất dễ bị chèn ép, nhưng làm thế nào để sống bên cạnh một gã nhiều tiền hay bắt nạt này?

Thế là trong cuộc gặp gỡ được dự tính trước vào tối thứ hai 4/11 tại Bangkok với các vị đứng đầu Đông Nam Á, 10 quốc gia ASEAN chỉ đưa ra ba ông thủ tướng đến gặp vị đại diện Mỹ, đó là Thủ tướng Thái Lan, nước chủ nhà, hai ông còn lại là Lào, phụ trách điều phối quan hệ US-ASEAN, và Việt Nam, quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN sang năm.

Phía Mỹ được biết rất bực tức trước việc này. Nhưng bên cạnh đó một quan chức ASEAN nói với hãng tin AP rằng, Đông Nam Á rất bất bình việc ông Trump không đến dự, và nếu như ông ta không đến, thì chí ít cũng phải gửi ai đó phụ trách các bộ chứ!

Thái độ bực tức của vị đại diện Mỹ, cũng như việc hồi tháng Sáu năm nay, Ngũ Giác đài có ra một báo cáo về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, vốn bị khá nhiều chỉ trích là chỉ có lời nói và ước muốn mà thôi, có thể là chỉ dấu cho thấy người Mỹ đang ở trong một trạng thái dùng dằng với Đông Nam Á, đi cũng dở vì, chẳng lẽ để Bắc Kinh lấn lướt, mà ở thì không xong với vị tổng tư lệnh “America First”.

Dù sao quan hệ Mỹ Đông Nam Á vẫn chưa phải là mất hết.

Cách đây vài tuần, Mỹ có ký kết với Singapore về việc mở rộng thời hạn sử dụng căn cứ quân sự của nước này.

Ông Trump lên tiếng mời các vị Đông Nam Á đến Mỹ vào năm 2020 (Việc này đã được ông Obama thực hiện hồi năm 2016, tại Sunnylands, California).

Ấn Độ, lo sợ bị hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, tuyên bố không tham dự RCEP.

Trái ngược với các nhà quan sát Tây phương đang chú mục vào việc Tổng thống Trump tứ bề thọ địch sau vụ bê bối Ukraine, ông Param, một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế người Mã Lai, viết về cuộc gặp Mỹ-ASEAN 2020 (chưa diễn ra) rằng phải tận dụng mọi cơ hội gặp gỡ để chống lại những thách thức và giới hạn.

Ông Param, người viết bài này, cũng có thể có cùng hy vọng với ông William J Burns khi ông Burns mong rằng sự tàn phá nền ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải chấm dứt, vì vẫn còn những người can trường như bà Đại sứ Mỹ Yovanovitch, chống lại những việc làm xằng bậy của những người đứng đầu hành pháp Mỹ, rằng nền ngoại giao của nước Mỹ sẽ hồi sinh.

Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Trong các lần “thượng đỉnh Asian” từ trước đến nay, chưa có lần nào mà tổ chức này dám ra một thông cáo chung mạnh mẽ lên án sự bành trướng quân sự của Tàu ở Biển Đông (Biển Hoa Nam – South China Sea)….Bọn này chỉ ngồi chờ Mỹ lên tiếng, còn chúng thì – dù là những nước đang bị đe dọa chủ quyền trên phần biển của mình – cũng chỉ ừ hử cho qua, thậm chí có những lần, nước chủ nhà như Kampuchia còn công khai ủng hộ chính sách của Trung công tại Biển Đông nữa.

    Đã bao lần Mỹ thúc dục Asian phải có thái độ cứng rắn với Trung cộng, nhưng toàn nhận được những thoái thác, hờ hững của hầu hết các thành viên của nhóm này,, hoặc giả có đề cập thì cũng rất chung chung, vô thưởng vô phạt.

    Nay – Mỹ vì đã quá chán nản, thất vọng với đám Asian, nên tỏ thái độ hờ hững thì lại bị đám này ỉ ôi.

    Ví dụ như việc Mỹ mạnh miệng phản đối việc Trung cộng lấn át CHXHCNVN, thế nhưng chính “nạn nhân” lại đờ…éo dám “ẳng” to, khiến Mỹ bị bẽ mặt với….Tàu.

    Việc của Asian hãy để Asian ….lo, hơi đâu Mỹ phải xum xoe cho mang tiếng!? Lại còn đòi hỏi Trump phải tham dự trong khi Trump còn đang phải đối phó với đám “dân chủ siêu…quậy”…..

  2. Bài này phê bình TT Trump chưa thấy tầm quan trọng của Asian (Trump không đưa một nhân sự đủ cao cấp tơi hội nghị ở Thái Lan).
    Thế thôi.

    Can gì phải nhận định kiểu hận thù rằng tác giả là tay sai CS?

    • Thích thì nhận định.
      Ở đây ko ai ngăn cấm được người khác nói.
      Thích thì đem về Việt Nam sống với thằng hồ chó minh.

      Bring it back to ur commusists country to live with the doggy guy named ho minh

  3. Các luận điệu của tác giả hết sức rẻ tiền. Hầu như k có ý kiến gì nổi bật. Ngay cả suy nghĩ của tác giả cũng một chiều mà hầu hết là võ đoán.

    Nhạt nhẽo vô vị
    A waste of your time to read
    Một loại trí thức xhcn được đào tạo từ xa.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây