Một góc nhìn về Trung Quốc – Phần 5

Đặng Sơn Duân

12-12-2019

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2Phần 3 và Phần 4

Chào anh, hẳn anh đã đọc bài viết mới về chính sách với Trung Quốc trên tờ Foreign Affair?

Của Fareed Zakaria đúng không? Tôi có thấy nhưng đọc vài đoạn đã nghe mùi thum thủm nên vứt sọt rác rồi. Nghe anh nhắn tôi mới lục ra đọc lại. Bài dài vãi mà vừa đọc vừa bịt mũi khổ quá.

Nhưng có vẻ như nó được nhiều người chú ý, cả VOA cũng vừa trích dịch.

Oài, ai rảnh đâu mà đọc bài viết từ một con nhang của Henry Kissinger. Với những luận điểm của người ủng hộ chính sách tiếp xúc với Trung Quốc theo kiểu cũ, tôi khuyên anh nên đọc bài phát biểu mới rồi của Robert Zoellick, cựu chủ tịch World Bank, trước Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ – Trung thì hơn. Cái tay chuyên đạo văn Zakaria này thực ra chỉ sao chép luận điểm của Zoellick, thậm chí cả vài số liệu.

Liệu chúng ta có đi thẳng vào các luận điểm được không?

Ok. Ngay và luôn. Zakaria cho rằng Trung Quốc ngày nay là một quốc gia có trách nhiệm về địa chính trị và quân sự. Họ đã không gây chiến kể từ năm 1979. Họ cũng không sử dụng vũ lực gây chết chóc ở nước ngoài kể từ năm 1988. Bắc Kinh cũng không tài trợ hoặc hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy vũ trang ở bất cứ đâu trên thế giới kể từ đầu những năm 1980.

Nghe như phát ngôn từ Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc. Chẳng khác gì Ngụy Phượng Hòa tuyên bố Trung Quốc chưa bao giờ gây chiến ở nước ngoài, mà cùng lắm chỉ “phản kích tự vệ”.

1979 và 1988 hẳn là nói về các lần giao tranh với Việt Nam. Thế những lần bắn giết ngư dân Việt Nam ở Biển Đông có được xem là “sử dụng vũ lực gây chết chóc ở nước ngoài” không?

Trung Quốc họ có một sách lược khác, nó gọi là “vùng xám”, tằm ăn dâu, cải bắp, hay bất cứ thì gì mà chúng ta hết sức quen thuộc. Họ luôn giữ chúng ở mức dưới ngưỡng chiến tranh.

Anh Zakaria chúng tôi cần anh giúp chỉ ra cho chúng tôi cách đối phó với chiến lược “vùng xám” này của Trung Quốc, chứ không cần anh nhai lại những luận điểm phát ra từ Bắc Kinh.

“Không tài trợ hoặc hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy vũ trang”, anh Zakaria nên quay về cố quốc của mình và hỏi thăm về những gì xảy ra ở khu vực đông bắc Ấn Độ.

Thế còn sự phóng đại Trung Quốc như một mối đe dọa?

Bài viết của Zakaria rặt những câu “tuy Trung Quốc thế này… nhưng mà…”. Đây là cấu trúc thường gặp của những kẻ biện hộ cho Trung Quốc. Lẽ ra anh phải nhận ra ngay, thủ thuật để giảm nhẹ những “đại tội” của Trung Quốc.

Về kinh tế, anh ta so sánh những đại tội của Trung Quốc với trường hợp của Nhật Bản trước đây, ý nói đến một lúc nào đó tăng trưởng của Trung Quốc giảm dần thì những nỗi lo sợ về một cuộc soán ngôi sẽ biến mất. Nhưng anh ta quên rằng Nhật Bản là một nền dân chủ, gắn liền với sự minh bạch, và là một đồng minh của Mỹ, với lợi ích an ninh gắn liền. Còn Trung Quốc, hay chính xác là Trung Cộng, là một chế độ chuyên chế.

Hãy nêu một ví dụ về các vụ kiện sở hữu trí tuệ, Zakaria nêu ra rằng Trung Quốc nỗ lực giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong 63 vụ được Tòa án Sở hữu trí tuệ Bắc Kinh xét xử trong năm 2015 thì trong tất cả 63 vụ, phần thắng đều thuộc về các công ty nước ngoài, xem đó là một điểm son.

Khặc khặc, vấn đề ở đây mà anh ta không nhận ra hoặc cố tình không nhận ra rằng đây chỉ là trò trình diễn án bỏ túi của Bắc Kinh. Có thể có đến 6.300 vụ nhưng chỉ 63 vụ vớ vẩn nào đó được đem ra xét xử, còn 6227 vụ còn lại bị vứt sọt rác rồi.

Hãy đi hỏi Phòng Thương mại Hoa Kỳ ấy!

Nhưng một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ kéo dài và không đi đến đâu?

Anh chàng này sống trong một đất nước tự do nên anh ta có quyền viết những gì anh ta muốn. Hãy thử xem nếu anh ta là người Trung Quốc và rao giảng chính sách của chính quyền là ngu xuẩn.

Vấn đề ở đây là cuộc đối đầu này do ai mang tới? Những nhà lãnh đạo Mỹ hay những nhà lãnh đạo Trung Quốc? Không cần tìm đâu xa để thấy tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc. Hãy nhìn từ chính những phát ngôn của họ, như Dương Khiết Trì tại Hà Nội từng ngạo nghễ tuyên bố: Trung Quốc là nước lớn, còn các anh là nước nhỏ. Đó là thực tế.

Chính sách của Mỹ có chừa cho Trung Quốc đường lùi không? Có. Nếu anh muốn chúng ta tốt đẹp, hãy hành xử có trách nhiệm ở Biển Đông, hãy để cho các nước ở đó khai thác tài nguyên hợp pháp của họ, hãy tôn trọng cam kết các anh đã ký với người Anh về Hồng Kông, hãy thôi đe dọa dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, hãy thôi đối xử với người Duy Ngô Nhĩ như súc vật, hãy chơi công bằng trong thương mại.

Có gì sai trái và quá đáng trong những đòi hỏi này?

Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất mà những người như Zakaria, Zoellick… rao giảng là để tránh xung đột đắt đỏ với Trung Quốc, hãy thoái lui và nhường cho Trung Quốc không gian sinh tồn, không gian ảnh hưởng.

Học thuyết Monroe?

Hình như anh ta có nói đến học thuyết Monroe. Nghĩa là nhường Đông Á cho Trung Quốc, là chia đôi Thái Bình Dương, là nhượng bộ chính xác những gì Trung Quốc đòi hỏi.

Là miễn sao tự do hàng hải ở Biển Đông không bị ảnh hưởng mà thôi. Điều đó có nghĩa là gì? Là còn hãy để Trung Quốc tự xử lý những nước nhỏ hơn xung quanh họ, hãy để họ trở thành sân sau của Trung Quốc. Là sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi!

Đó chính xác là những gì mà những kẻ biện hộ cho Trung Quốc luôn rêu rao, để tránh một cuộc đối đầu đắt đỏ chưa từng có trong lịch sử, do chính Trung Quốc phát động.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. He he he he …

    Đúng là bài viết của Fareed Zakaria có mùi “thum thủm” từ đống thải của Tập Cận Binh.

    Thì ra người dịch là “thân hữu” của Viet-Studies, tại sao Viet-Studies lại dấu tên vị “thân hữu” này? Có điều gì khó …..nói? Không biết người dịch có vừa dịch vừa bịt mũi hay vừa dịch vừa hít hà khen….thơm?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây