Quy hoạch báo chí và Tự do báo chí (Phần cuối)

Nguyễn Thông

27-3-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Cái gọi là quy hoạch báo chí mà nhà nước (cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, còn gọi là bộ 4T) đang thực hiện, thực ra không phải mới mẻ gì. Nó đã được thai nghén, chuẩn bị từ những năm 2010 – 2012 và bản đề án cứ lằng nhằng thò thụt mãi trên bàn thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng.

Những tai to mặt lớn có “công” khai sinh đề án tới thời điểm này hầu hết thân tàn ma dại, cụ thể nhất là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ngay cả Nguyễn Tấn Dũng, dù không phê duyệt đề án trong nhiệm kỳ của mình, có thể vì lý do nào đó mà sau này những bí mật hậu trường cần được bạch hóa, cũng là kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc để cho tình hình báo chí nước nhà lộn xộn, lụn bại, ngột ngạt, mất tự do.

Còn nhớ, vào khoảng năm 2012, khi trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, Ba Dũng đã xưng xưng tuyên bố “Việt Nam không bao giờ chấp nhận báo chí tư nhân”, có thể hiểu là không chấp nhận quyền tự do báo chí kiểu ở nhiều nước trên thế giới, báo chí truyền thông đều phải do nhà nước nắm, điều khiển, chi phối, quyết định. Một tờ, một bài, một chữ cũng phải thông qua nhà nước. Đó là tự do báo chí ở Việt Nam.

Cũng dễ hiểu, lúc Nguyễn Tấn Dũng mạnh mồm như vậy, ông ta đang đắc chí, coi mình như trời, thậm chí lấn át cả trời. Lại được đám Giave an ninh phò tá, làm quân sư tham mưu, đương sự cứ tưởng mình vững như bàn thạch, “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”, nên trói báo chí, chứ trói cả trời cũng dám làm.

Chợt liên tưởng tới một “anh hùng làng” khác là Đinh Thế Huynh. Năm 2011, khi mới chỉ ủy viên trung ương, Tổng biên tập báo Nhân Dân, tức là cũng dạng làng nhàng, nhưng có lẽ biết mình đã được cơ cấu vào Bộ Chính trị nên Huynh rất mạnh mồm. Cũng giả nhời báo chí, Huynh tuyên bố (cái điều mà nhẽ ra phải chí ít là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng mới được phát ngôn), rằng “Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”. Nghe rất khiếp, nhất lại từ miệng một anh hơi quèn quèn, chỉ đóng chức tổng biên tập một tờ báo.

Nhưng có nhẽ ai đó đã mớm cho Huynh, rồi Huynh gặp thời phất lên như diều, và thất thế… lặn một hơi mất tăm. Xin hãy nhớ cho, tới thời điểm này (tháng 3.2020) đương sự Huynh vẫn còn là ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội, chưa hề có bất cứ quyết định phế truất, kỷ luật, sa thải nào. Hú ba hồn bảy vía Đinh Thế Huynh lang thang vất vưởng ở đâu thì về cho bàn dân thiên hạ biết là còn sống nhá.

Cả Dũng và Huynh, không biết giờ này có muốn đính chính những điều mình đã hùng hổ nói văng mạng không. Biết đâu lại tiếc, giá “hồi xưa” mình đừng cấm báo chí tư nhân, đừng cấm đa nguyên đa đảng thì bây giờ có cái mà dùng…

Lại nhớ khi người ta rập rình quy hoạch báo chí, năm 2013, khi ấy tôi còn đang tòng sự báo Thanh Niên, một trong 2 tờ báo “lớn” nhất nước (cùng với tờ Tuổi Trẻ), thấy các vị lãnh đạo họp hành căng lắm. Chả biết số phận tờ báo rồi thế nào. Nếu báo chí do bạn đọc quyết thì đã đi một nhẽ (phát hành hơn 300 nghìn bản/kỳ, quảng cáo đăng đầy), đằng này do cái tư tưởng thống soái quyết, chết đến nơi rồi.

Hình như đã có những cuộc lobby, vận động hành lang, chạy này chạy nọ. Lọ mọ một thời gian, một hôm họp, sếp thở phào thông báo xong rồi, ngon rồi, cứ yên tâm mà thẳng tiến. Tôi chợt hiểu, quy hoạch thì quy hoạch nhưng vẫn có những ngóc ngách, con đường, lối thoát nằm ngoài mà chỉ người trong cuộc mới biết.

Vừa rồi hồi tháng 2, theo bước 1 (giai đoạn 1) tính tới năm 2020, người ta xoa tay thông báo đã làm xong chặng này, đã gộp hoặc chuyển thành tạp chí 19 tờ báo. Chẳng hạn gộp tờ Thời Trang Trẻ vào báo Thanh Niên, nhập tờ Hoa Học Trò vào báo Tiền Phong, chuyển những tờ báo điện tử của đoàn thể, tổ chức hội này nọ như Năng Lượng Mới, Đời Sống Pháp Luật, Một Thế Giới… thành tạp chí.

Thực ra, phần lớn sự đổi thay ấy họ (nhà nước) chỉ làm cho có, đánh bùn sang ao, rốt cục cũng chỉ như cuộc cách mạng ở làng Mùi bên Tàu. Tôi cam đoan, cứ kiểu cách rình rang này, rồi vẫn thế thôi. Nếu đã muốn thực sự làm cuộc cách mạng với báo chí nước nhà, đâu cần phải ra rả “cuộc kháng chiến của ta có 3 giai đoạn, giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn tổng phản công”.

Cái quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 do ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký đã vẽ ra bức tranh rất rườm rà, cải lương, chẳng hạn “Riêng Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 3 cơ quan báo; đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp còn 1 cơ quan báo”.

Rồi các vị chống mắt lên mà xem, có nhập tờ Tiền Phong và Thanh Niên làm một được, tôi cứ đi bằng đầu. Dẹp được tờ Tuổi Trẻ (do cấp địa phương quản lý), có mà tới mục thất…

Vì sao? Nói thẳng ra, nếu họ quy hoạch để nhằm mục đích triệt bớt những tờ báo ăn bám, tiêu tốn ngân sách, những báo lá cải, vô bổ làm băng hoại xã hội, những báo địa phương (cơ quan của đảng bộ…) chỉ vài trăm người đọc, những báo chống lại đất nước, dân tộc, nhân dân… thì việc dẹp, quy hoạch thắt chặt là phải. Chả cần tồn tại những thứ ấy, lại càng không cần chi tiền thuế của dân nuôi những thứ ấy.

Quy hoạch vậy rất đáng hoan nghênh, ủng hộ. Nhưng không, căn vào bản quy hoạch và từng bước thực hiện quy hoạch thì chỉ thấy họ làm cải lương, nửa vời, làm để chứng tỏ quyền lực, ra vẻ ta đây. Mà quy hoạch làm gì, khi gần 900 tờ báo, tạp chí, cơ quan báo đài, truyền thông chỉ răm rắp làm theo cái gậy đe nẹt của trung ương tập quyền. Đã buộc và chấp nhận định hướng, đã tuân chỉ thì đừng nói tới tự do.

Có quy hoạch giời cũng vẫn thừa. Chỉ cần 1 tờ đã là nhiều. Còn đối với nhu cầu, khao khát thông tin đa chiều của dân chúng thì vạn tờ vẫn thiếu. Một khi còn độc quyền thông tin, cấm cản tự do báo chí, có tổ chức quy hoạch trăm lần cũng chả giải quyết được gì. Thừa vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.

Không cần quy hoạch. Chỉ cần quản lý báo chí bằng pháp luật. Ai muốn ra báo cứ ra, báo in hoặc báo điện tử đều được. Muốn báo cho báo, muốn tạp chí cho tạp chí, tùy vào khả năng và ý nguyện. Thông tin không hạn chế. Báo của hội nuôi ong nhưng muốn phản ánh tình hình chiến sự Syria hoặc chuyện cách ly ngăn dịch Cô Vít, cứ tha hồ, miễn là tôn trọng sự thật khách quan.

Lấy pháp luật mà điều chỉnh mọi hoạt động của báo chí. Vi phạm thì phạt, đình bản, tước giấy phép. Xây dựng một nền báo chí đa dạng, sinh động, tự do khoe sắc, không có vòng kim cô, chỉ thượng tôn pháp luật. Lẽ dĩ nhiên phải là thứ pháp luật đàng hoàng, tử tế, văn minh, chứ không phải kiểu “mày nói xấu đảng thì tao phạt mày”.

Và điều quan trong là mỗi cơ quan báo chí truyền thông phải tự nuôi sống mình, kể cả báo lẫn đài phát thanh, đài truyền hình. Tuyệt đối không dùng ngân sách nuôi những tờ giấy gói xôi.

Thế thì cần chi quy hoạch. Rởm.

Yêu nước

Võ Xuân Sơn

24-3-2020

Cho đến thời điểm này, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương, đường lối chống dịch của nhà nước Việt nam. Tôi không biết có ai trong các lãnh đạo đọc các stt của tôi hay không, nhưng thấy có một số điều tôi viết, vài ngày sau thì có lãnh đạo nói đến. Dù họ có nghe tôi nói hay không, nhưng họ hành động cùng cách nghĩ của tôi là tốt đối với tôi rồi.

Pháp luật Môi trường Điện tử: Website hay báo điện tử trá hình? (Phần 1)

Báo Sạch

14-3-2020

Giấy giới thiệu của báo Pháp luật Môi trường Điện tử. Ảnh: Báo Sạch

Từ một tờ Giấy giới thiệu tưởng vô thưởng vô phạt, “nhà báo Lê Hải” đã khiến cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội ngã ngửa về hoạt động của website “Pháp luật Môi trường Điện tử”.

Đầu tiên, tờ giấy giới thiệu và các chức danh ghi trên đó có dấu hiệu sai quy định về quản lý báo chí, thậm chí một số có thể coi là sai sự thật, giả mạo.

Tiên lượng xấu cho đảng cộng sản Việt Nam

Trung Nguyễn

11-3-2020

Thời gian gần đây, một tờ báo trong nước là VnExpress đã đăng tải hai bài khá “nhạy cảm” khi công khai cho biết sự thật ở Trung Quốc là dân rất phẫn nộ với đảng cộng sản Trung Quốc trong việc xử lý dịch bệnh Covid-19. Bài thứ nhất có đựa đề: “Người Vũ Hán la hét khi Phó Thủ tướng tới thăm” và bài thứ hai là: “Bí thư Vũ Hán hứng chỉ trích“.

Kỷ niệm 8/3: Đơn xin ra khỏi Hội Nhà báo

Lê Thúy Bảo Liên

8-3-2020

Ảnh: FB tác giả

ĐƠN XIN RA KHỎI HỘI NHÀ BÁO

Kính gửi: HỘI NHÀ BÁO TỈNH TRÀ VINH

Tôi tên LÊ THÚY BẢO LIÊN, Phóng viên, đang công tác tại Phòng chuyên mục, Đài PT&TH tỉnh Trà Vinh.

Nay tôi làm đơn này xin ra khỏi Hội Nhà Báo tỉnh Trà Vinh. Lý do như sau:

Hội Nhà Báo VN đã công bố quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Bộ quy tắc này có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.

Quy hoạch báo chí và Tự do báo chí (Phần 2)

Nguyễn Thông

6-3-2020

Tiếp theo Phần 1

Chiều 4.3, Bộ 4T và Ban Tuyên giáo tổ chức buổi lễ long trọng trao giấy phép mới cho đại diện của 18 tờ báo bị cưỡng bức thành tạp chí. Tham dự “lễ” có các quan chức của hai cơ quan “đầu não” về thông tin truyền thông, lý luận và tư tưởng này, và tất nhiên không thể thiếu người cầm đầu những hội đoàn chủ quản, các tổng biên tập của những tờ báo vừa bị lột xác đau đớn thành tạp chí.

Nỗi niềm từ quy hoạch báo chí!

Nguyễn Như Phong

5-3-2020

Ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống & Pháp luật. Nguồn: Nguyễn Tiến Thanh

Xin các bạn hãy nhìn kỹ, thật kỹ… tấm ảnh TBT Nguyễn Tiến Thanh đang phát biểu trong buổi nhận các quyết định từ báo xuống Tạp chí.

Chỉ là đầy khó khăn, gian khổ thôi sao, anh Tiến Thanh?

Mạnh Quân

4-3-2020

Ông Nguyễn Tiến Thanh, TBT báo Đời sống và Pháp luật. Ảnh: NĐT

Tối nay, đọc bản tin này của Người đưa tin – nay đã là tạp chí, nghe phát biểu của anh Tiến Thanh, không khỏi thấy ngậm ngùi.

Anh Tiến Thanh nói rằng: “Cuộc chuyển giao nào cũng đầy khó khăn, gian khổ…”. Thì cũng đúng thôi. Nhưng cá nhân tôi thấy câu đó vẫn có tí ngoại giao, sách vở. Không, với báo chí, nó không chỉ là khó khăn, gian khổ mà là đau khổ, khốn khổ khốn nạn chứ báo thì lúc nào chẳng có khó khăn. Dịch cúm đến, không có quy hoạch báo chí (QHBC) thì báo chí vẫn sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp khó, họ cắt giảm, không làm quảng cáo nữa…

Quy hoạch báo chí và Tự do báo chí (Phần 1)

Nguyễn Thông

4-3-2020

Ban Tuyên giáo và Bộ 4T (Thông tin – truyền thông) vừa công bố đã làm xong bước 1 của cái gọi là quy hoạch báo chí. Theo đó, có gần 2 chục tờ báo in hoặc báo điện tử đang hoạt động dưới danh nghĩa “báo” bị chuyển thành tạp chí. Số bị xử lý đợt này đều thuộc các hội đoàn, tức các hội chuyên ngành, đoàn thể, tổ chức dạng tầm tầm, dễ bị “đưa ra xét xử” mà không ai dám đứng ra bảo vệ. Bản thân cơ quan chủ quản cũng chỉ dạng làng nhàng, đố dám cãi lại mấy anh siêu quyền lực.

Nhà báo sống bằng gì?

Đoàn Kiên Giang

28-2-2020

Hôm qua mình đã mạo muội thử phỏng vấn vài đồng nghiệp. Các nhân vật của mình nói rất nhiều, nhưng xin được tổng hợp qua mấy mục sau:

“Trung Quốc đích thị Đông Á bệnh phu”

Đỗ Hùng

25-2-2020

Ảnh: WSJ

Trong khi Trung Quốc đang tơi tả do dịch bệnh phát khởi từ Vũ Hán, bên trong tòa soạn tờ Wall Street Journal cũng xảy ra một cuộc nội chiến không tiền khoáng hậu. Mới đây, 53 phóng viên và biên tập viên của tờ báo đã yêu cầu các lãnh đạo sửa tít một bài báo và đưa ra lời xin lỗi chính thức.

Bài báo đang được nói đến có nhan đề: “China Is the Real Sick Man of Asia” (tạm dịch: Trung Quốc đích thị là con bệnh châu Á, người Trung Quốc bèn dịch bài báo này: 中国是真正的亚洲病夫 – Trung Quốc thị chân chính đích Á châu bệnh phu).

Bài về Hòa thượng Thích Quảng Độ trên báo Tuổi Trẻ đã bị gỡ

LTS: Sáng nay, báo Tuổi Trẻ có đăng bản tin, dẫn nguồn từ trang Giác Ngộ Online, nói về sự qua đời của Hòa thượng Thích Quảng Độ, với tựa đề: “Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, trụ thế 93 năm“, nhưng chẳng bao lâu sau thì bài báo này đã bị gỡ. Có vẻ như nhà cầm quyền vẫn còn sợ Hòa thượng Thích Quảng Độ ngay cả sau khi ngài viên tịch. Chúng tôi xin được đăng lại bài báo đã bị gỡ tại đây.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam: Kết thúc hay khởi đầu?

BTV Tiếng Dân

21-2-2020

Suốt chín ngày qua, Việt Nam không có ca nhiễm COVID-19 nào mới. Mặc dù có rất nhiều người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng đến nay, cả nước chỉ có 16 ca nhiễm virus corona. Có vẻ như Việt Nam là vùng đất thiêng, virus corona tới thì chỉ có chết!

Kiến nghị với Đảng và Chính phủ

Dương Quốc Chính

21-2-2020

Trong khi đảng và Chính phủ đã và đang nỗ lực dập dịch rất hiệu quả, hôm nay cơ bản là đã dập xong, 16/16 bệnh nhân đã được cứu chữa thành công. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đang hoan hỉ. Một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan tỏa trong xã hội, trong nhân dân (như lời TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói). Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ của cô giáo Thanh, có lượt tương tác rất cao, còn được Thủ tướng khen ngợi.

Vì sao thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị “bịt miệng”?

BTV Tiếng Dân

20-2-2020

Cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương ở tỉnh Gia Lai, có làm bài thơ ca ngợi, nhất là đề cao vai trò của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, đăng trên báo Thanh Niên ngày 18/2/2020.

Tập Cận Bình trục xuất ba nhà báo vì mất mặt?

Jackhammer Nguyễn

20-2-2020

Bắc Kinh ra lệnh trục xuất ba nhà báo, hai người quốc tịch Mỹ, một người Úc. Cả ba người này đều là người gốc Hoa, làm việc cho báo Wall Street Journal (WSJ) ở Trung Quốc.

Báo Phụ Nữ TP.HCM sắp bị xử phạt!

Save Tam Đảo

19-2-2020

Cổng vào chùa Địa Ngục từ Tam Đảo 1 đã bị cấm, chỉ công nhân được ra vào. Ảnh: Báo PN TP.HCM

Tờ báo đi tuyến đầu trong số hơn 800 tờ báo của Nhà nước dưới sự quản lý của bộ Thông tin và Truyền thông có loạt bài viết về dự án ‘Du lịch sinh thái’ giữa VQG Tam Đảo của tập đoàn Sun Group sắp bị cơ quan quản lý xử lý.

Hoàng Xuân Hãn và tâm thư của phong trào Việt kiều

Diễn Đàn

Lê Học Lãnh Vân

18-2-2020

Nửa sau thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 là khoảng thời gian rất thú vị và hào hứng của đời tôi. Khoảng thời gian đó cũng trùng hợp với thời gian Hội Người Việt Nam tại Pháp hoạt động với nhiều hứng khởi.

Ai đã chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm vụ trốn thuế?

Trần Vũ Hải

18-2-2020

Ai đã chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế 280 triệu ngày 17/2/2020? Thực chất diễn biến phiên toà như thế nào?

Chống dịch, nghề báo và chính trị

Tâm Chánh

17-2-2020

Có lẽ não trạng tuyên truyền đã làm sai lệch đi ít nhiều nghề báo. Nhất là khi nghề báo tham gia phòng chống dịch. Tôi đắn đo chia sẻ những điều này cho những đồng nghiệp của mình, mong nó là lời cầu an, hơn là chúc mừng chiến thắng.

Đồng Tâm: Xem lại VTV sau hơn một tháng

Hoàng Tự Minh

14-2-2020

Thêm một lần nữa, giai cấp ăn cướp đã chiến thắng giai cấp ăn mày. Đồng Tâm được giải quyết chỉ sau một đêm với bốn cái xác không còn giữ được hình hài. Bên thắng huy hoàng với ba huân chương cho những kẻ té giếng, bên thua tang thương trong phẫn uất và kinh hoàng, lẫn kinh ngạc trong gương mặt người chết, người ở lại, người ra đi không tung tích.

Nhiễu thông tin

Võ Xuân Sơn

10-2-2020

Đoàn Việt nam công tác tại Wuhan có 8 người, về đến Việt nam, đến nay đã có 6 người được xác định nhiễm coronavirus. Một trong số những người này đã lây cho 3 (có thông tin là 4) người khác tại Việt Nam.

Mấy điều tôi cần hỏi

Đoàn Bảo Châu

10-2-2020

Ảnh: Báo CAND

Có mấy điều tôi cần hỏi tác giả của bài báo này:

1. Dòng đầu tác giả gọi đây là vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép”:

Trong tất cả những cuộc người dân xuống đường bảo vệ môi trường, chống sự xâm hại lãnh hải của Trung Quốc hay những vụ cưỡng chế đất đai, tôi thấy có rất nhiều người của chính quyền cầm máy quay, trong ấy có nhiều người bịt mặt, chắc là để có bằng chứng buộc tội và dùng khi cần thiết. Vậy một sự việc nghiêm trọng như thế này, tại sao chính quyền không đưa ra bằng chứng về sự “giết người” của người dân Đồng Tâm?

Tờ báo Đan Mạch không xin lỗi

Đỗ Hùng

31-1-2020

Biếm họa trên báo Jyllands-Posten của Đan Mạch. Ảnh: internet

Báo Jyllands-Posten của Đan Mạch vừa thay mấy ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc bằng hình mô phỏng vi rút corona. Ngay lập tức Đại sứ quán Trung Quốc tại Copenhagen lên tiếng, cho rằng đây là hành động “xúc phạm đất nước Trung Quốc” và làm “tổn thương người dân Trung Quốc”.

Hồ Ngọc Thắng, một Việt kiều Đức, vu cho cụ Kình là khủng bố

Linh Nhân

21-1-2020

Hôm nay, trên facebook của ông Hồ Ngọc Thắng – một cựu bộ đội từng được tặng danh hiệu Dũng Sĩ – có bài viết “Tại sao các chiến sĩ công an không cần văn bản quyết định khi bắn chết ông Kình?” (Xem ảnh):

Đồng Tâm: Khi nào có thể tin được chính quyền?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

15-1-2020

Cuộc tấn công vào Đồng Tâm được thực hiện vào lúc đêm hôm, internet bị cắt, điện thoại bị phá sóng và các quan sát viên độc lập trong đó có các luật sư của dân Đồng Tâm bị cấm vào làng.

Tin thật và tin giả về vụ Đồng Tâm

Dương Quốc Chính

13-1-2020

Một số người dân Đồng Tâm bị bắt và có nhiều vết thương trên mặt, “khai nhận” trước truyền hình VTV. Ảnh: VTV

Thời sự 19h của VTV tối nay 13/1/2020 đăng tin về vụ Đồng Tâm. Hôm nay chủ yếu là lấy lời khai từ thân nhân của ông Kình. Những người này mặt mũi đều bị thâm tím, xây xước không rõ bị lúc ẩu đả hôm 9/1 hay do bị nhục hình sau khi bị bắt? Có vẻ ông Công bị nặng nhất. Ngay một bà con nuôi ông Kình cũng bị thâm tím mắt. Mọi người đều “nhận tội” như thông lệ các vụ án khác, nghi phạm đều nhận tội trước VTV, trước đồng bào cả nước! Kiểu định hướng có tội này có lẽ là đặc sản của VN hoặc các nước Cộng sản, có lẽ không tồn tại ở bất cứ thể chế dân chủ nào.

Một ngọn nến, một nén nhang cho những cái chết quá đau thương

Vũ Kim Hạnh

12-1-2020

Mấy ngày qua, tôi vẫn chờ thông tin chính thức từ nhà nước về vụ tấn công đêm 9/1/2020, trong đó có thông tin liên quan cái chết của 3 người lính và 3 người đàn ông (2 con và cháu nội cụ Lê Đình Kình) mà không thấy. Các thông tin được đưa “đồng phục” trên báo đài khá nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu lớn và cấp bách hiện nay: MINH BẠCH.

Đồng Tâm – Nước mắt và Máu

Đoàn Bảo Châu

11-1-2020

Bản đồ khu vực đất Đồng Tâm. Ảnh: internet

Để có được một cái nhìn công bằng và toàn diện về vụ việc rất cần một hội nghị mở rộng và công khai để tranh luận. Tôi nói điều này cũng là để khẳng định rằng cho dù tôi có nỗ lực đến đâu thì những điều tôi nêu ra ở đây cũng chỉ có tính tương đối. Bởi một cá nhân với nguồn lực, tài liệu hạn chế thì nếu có thể cũng chỉ là tả được vài bộ phận chứ không vẽ được trọn vẹn cả con voi.

Sự thật và dối trá trong bản tin của Bộ Công an về vụ Đồng Tâm

Nguyễn Đắc Kiên

10-1-2020

Thông báo của Bộ công an Việt Nam về sự việc Đồng Tâm ngày 9/1/2020. Ảnh: internet

Ngoài VTV đưa thêm một vài thông tin ít ỏi về vụ Đồng Tâm, cho đến nay cơ bản tất cả các tờ báo của nhà nước đều sử dụng bản tin của Bộ Công an phát đi sáng 9/1/2020. Đây là bản tin đã khiến tôi lặng người, thảng thốt, ám ảnh, dằn vặt suốt cả ngày hôm qua, và cho đến tận bây giờ khi viết những dòng này.

Bây giờ, chúng ta sẽ thử ngồi đọc lại bản tin này một lần nữa, xem có thể biết được sự thật hay vạch rõ được sự dối trá nào đó trong bản tin này hay không.

1. Trích bản tin: “Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn.”