Tác giả: Karie Nguyen
Đoàn Bảo Châu, biên dịch
25-6-2025

Từng là một tiếng nói sôi nổi của báo chí độc lập Việt Nam, nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn nay đang vật lộn để giành giật sự sống sau song sắt.
Tác giả: Karie Nguyen
Đoàn Bảo Châu, biên dịch
25-6-2025
Từng là một tiếng nói sôi nổi của báo chí độc lập Việt Nam, nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn nay đang vật lộn để giành giật sự sống sau song sắt.
Lý Trực Dũng
25-6-2025
QUÊN CÁC NHÀ BÁO VẼ?
Rất nhiều buổi lễ long trọng khắp cả nước được tổ chức để tôn vinh, chúc tụng nhân “Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6.1925 – 21.6.2025”. Rất nhiều tên tuổi các nhà báo đã được giới thiệu, nhắc đến, tôn vinh… về đóng góp của họ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam. Nhưng không hiểu do trình độ nhận thức không hiểu biết gì về biếm họa hay do chủ ý… không hề có bất kỳ tên của một “nhà báo vẽ” nào như họa sĩ Phan Kế An (Phan Kích), họa sĩ Nguyễn Bích, họa sĩ Nguyễn Nghiêm v.v… được nhắc đến.
Trần Quốc Sách
23-6-2025
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng kêu gọi: “Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái điều mình nghĩ!” và nói với các nhà báo: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!” Giờ đây, đến lượt TBT Tô Lâm hãy trả lời: Ai sẽ cứu “báo chí cách mạng” khỏi chính nó – nếu không phải là ông?
Vũ Đức Khanh
21-6-2025
Ngày 10 tháng 11 năm 1938, nhà cách mạng Phan Đăng Lưu viết một bài ngắn mang tên “Về tự do báo chí”, đăng trên báo Dân Tiến. Chỉ trong vài trăm chữ, ông đã phác họa một cách sâu sắc vai trò và bản chất của tự do báo chí – không chỉ như một công cụ truyền thông, mà như một biểu hiện căn bản của một xã hội dân chủ và nhân bản.
Tino Cao
20-6-2025
Trong bối cảnh hậu thuộc địa, cộng đồng người Việt hải ngoại nổi bật như một trường hợp đặc biệt. Ở đấy, lịch sử chiến tranh không chỉ để lại trong tâm trí họ những vết thương chia cắt mà còn tạo nên một ký ức tập thể mang đậm sắc thái chính trị và thường xuyên bị huy động để xác lập bản sắc cộng đồng. Trải dài trên nhiều không gian xã hội, từ Mỹ, Canada đến Pháp hay Úc, người Việt di cư vừa mang theo di sản của một quá khứ đứt gãy, vừa không ngừng xác lập lại căn tính của mình trong tương tác với bối cảnh mới.
Mai An Nguyễn Anh Tuấn
17-6-2025
LGT: Ngày 30-5-2025, trên đường Nguyễn Huy Tự, Hà Nội, chiếc xe BMW bất ngờ lao với tốc độ cao sang làn đường ngược chiều, đâm thẳng vào một chiếc xe máy đang lưu thông. Hậu quả, người đàn ông điều khiển xe máy bị gãy chân trái, còn nữ sinh 18 tuổi ngồi phía sau bị đứt lìa chân phải và bị đa chấn thương. Sau một tuần thì nữ sinh này qua đời.
16-6-2025
Kiến nghị liên quan tới việc xác minh nguồn gốc số tiền dùng để khắc phục hậu quả và giám sát việc xét xử vụ án đối với ông Trịnh Văn Quyết.
Văn bản này đã được chúng tôi gửi đến tận tay các cơ quan có thẩm quyền trước phiên xét xử sáng ngày 17/6/2025.
***
Nguyễn Quốc Tấn Trung
11-6-2025
Động thái siết thuế của các hộ gia đình kinh doanh/tiểu thương tại Việt Nam, dù hiện tại chỉ ở mức rà soát, thử nghiệm, gợi nhớ đến vài nghiên cứu thuộc nhánh “fiscal sociology” (tạm dịch là “Xã hội học tài khóa”) mà mình từng đọc cách đây chục năm.
Dương Lệ Chi biên dịch
18-4-2025
Tóm tắt: Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ban hành ‘cảnh báo an toàn’ cho các nhà báo quốc tế
Lê Thiếu Nhơn
26-3-2025
Đọc “Đơn kêu cứu khẩn cấp” đề ngày 25/3/2025 của tập thể phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Phát thanh Truyền hình Cần Thơ, mà thấy xao xác. Suốt 20 tháng qua, họ chỉ được nhận lương cơ bản, và bị cơ quan nợ nhuận bút lẫn công tác phí. Trước xu hướng tinh gọn và sáp nhập, họ chẳng đặng đừng phải lên tiếng, vì kéo dài đến khi mọi thứ an bài thì không biết tìm ai để đòi lại quyền lợi chính đáng của họ.
Châu Văn Thi
24-3-2025
Tôi khẽ chạm tay vào cuốn lịch, nơi những đề tài của tháng trước và những dự định sắp tới vẫn còn nguyên vẹn như một thói quen khó bỏ. Tôi nhẹ nhàng xếp nó vào thùng đồ, khép lại một chương của cuộc đời.
Lâm Bình Duy Nhiên
17-3-2025
Người Mỹ cho ra đời RFA và VOA với sứ mệnh như thế nào, trong bối cảnh lịch sử ra sao? Thật không khó để có một câu trả lời trung thực.
16-3-2025
Hôm qua đến giờ rất nhiều người sững sờ trước thông tin Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cắt giảm thêm 7 cơ quan liên bang, trong đó có Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (U.S. Agency for Global Media, viết tắt USAGM), cơ quan chủ quản của Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL), Voice of America (VOA), Radio Free Asia (RFA)…Như vậy là tiếp theo giới nghiên cứu, giáo dục, môi trường, đến lượt các phương tiện truyền thông, vốn được xem là biểu tượng của nền dân chủ Mỹ ở nước ngoài, bị chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm đến.
Lâm Bình Duy Nhiên
16-3-2025
Có những người quen hài lòng, thậm chí vui mừng khi biết tin các đài RFA và VOA có thể sẽ bị ngừng hoạt động trong những ngày tới. Họ cho rằng đó là “truyền thông thổ tả”, sống bằng “tiền thuế của họ” nhưng lại đưa tin “chống tổng thống” của họ!
Tác giả: Ali Bianco, Phelim Kine và Giselle Ruhiyyih Ewing
Dương Lệ Chi chuyển ngữ
16-3-2025
Tóm tắt: Tổng thống ký hai sắc lệnh hành pháp mới, một sắc lệnh bãi bỏ một số chính sách lao động và môi trường thời Biden và một sắc lệnh khác cắt giảm mạnh nhiều cơ quan độc lập do Quốc hội [Hoa Kỳ] thành lập.
Lê Quốc Quân
16-3-2025
Thật là một tin buồn cho tất cả những ai yêu mến và quen thuộc với hai: Ban Việt ngữ của Đài Á Châu Tự do (RFA) và Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Đây cũng là một tin vui cho chính quyền Việt Nam và Trung Quốc.
Nguyễn Đình Cống
26-2-2025
Lời giới thiệu: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây của GS Nguyễn Đình Cống, bình luận về phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính qua kênh YouTube “Góc Nhìn Thời Cuộc”. Mọi thứ điều đúng, ngoại trừ Thủ tướng Phạm Minh Chính không hề nói những điều ấy trong video này.
Mạc Văn Trang
23-2-2025
Việc sư Minh Tuệ và hơn chục vị sư tu tập theo 13 hạnh Đầu đà, bộ hành “Về đất Phật”, qua Lào, Thái Lan, dự kiến qua Myanmar… đến Ấn Độ, không chỉ gây sự quan tâm trong cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước, mà còn gây sự chú ý của nhiều người trên thế giới.
20-2-2025
Tôi trân trọng ghi nhận việc tạp chí Người Đưa Tin đã công khai đăng lời xin lỗi tôi, thừa nhận bài viết “Vợ nhà thơ Lương Ngọc An lần đầu lên tiếng về ồn ào của chồng” đã “không đảm bảo tính khách quan và chính xác”.
19-2-2025
Đọc bài “Gặp Đặng Lê Nguyên Vũ ở Sài Gòn” của Nguyên Hằng trên báo Thanh Niên, tôi không biết đây là một “hợp đồng truyền thông” hay bài báo”? Nếu là bài báo thì nó thuộc thể loại gì, muốn gửi thông điệp gì? Đọc kỹ, tôi thấy tác giả viết giống viết lưu bút, ghi kỷ niệm của tác giả với Đặng Lê Nguyên Vũ. Tác giả vô cùng vinh hạnh, khi được Vũ tiếp vài lần trong các “thư phòng” trên tầng 2 – nơi Vũ dành riêng cho các cuộc gặp gỡ với “bạn bè trí thức thân thiết”, dù tác giả không nằm trong danh sách “bạn bè trí thức” của anh!
Nguyễn Thông
13-2-2025
Hôm qua 12-2-25, các báo mậu dịch đồng loạt đăng lại tin của Thông tấn xã về việc “ông Trương Huy San bị khởi tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ“.
Ngọc Vinh
28-1-2025
Định khép phím chuẩn bị đón giao thừa, nhưng được nhiều người nổi tiếng hỏi thăm về bộ phim tài liệu vừa được trình chiếu tại một liên hoan phim nước ngoài, nên tôi đành phải viết mấy dòng.
23-1-2025
Vua Tiếng Việt (17/1/2025), Cố vấn chương trình, Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga giải thích từ “giòn”:
18-1-2025
Vô tình, tôi được xem vài ba video về những giây phút hoạt động cuối cùng của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC khi đóng máy chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động truyền thông của mình.
18-1-2025
Trong số 15 đài truyền thông vừa bị chính quyền buộc chấm dứt hoạt động với lý do thực hiện chủ trương tinh giản bộ máy chính quyền, thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí, hóa ra lại có những đài không hoạt động bằng ngân sách quốc gia, mà họ hoàn toàn tự thu, tự chi, tự chủ về tài chính.
18-1-2025
Hôm qua, ngày 17/1/ 2025, luật sư Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Công ty luật TNHH ATN & Cộng sự, người đại diện pháp lý của tôi – đã có buổi làm việc đầu tiên với ông Hà Công Luân, Tổng Thư ký toà soạn tạp chí Người đưa tin (Hội Luật gia Việt Nam).
Tưởng Năng Tiến
27-12-2024
Tác giả Võ Văn Quản vừa có bài viết hơi bất ngờ và khá thú vị (“Bốn Nhân Vật Dân Sự Xuất Sắc Của Việt Nam Cộng Hòa Có Thể Bạn Chưa Biết”) trên Tạp Chí Luật Khoa:
– Giáo sư Nguyễn Văn Bông
– Bộ trưởng Cao Văn Thân
– Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
– Nhà báo Từ Chung
Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính về nhân vật cuối:
“Từ Chung là biên tập viên, là cây bút của tạp chí Chính Luận, một trong những tờ báo độc lập được đón đọc và nể trọng nhất miền Nam Việt Nam thời điểm bấy giờ… Sự trỗi dậy của tờ báo phần lớn nhờ vào tầm nhìn và chủ trương của ông Đặng Văn Sung, một dân biểu có tiếng, và hoạt động quản trị của thư ký – biên tập viên Từ Chung.
Cuối năm 1965, sau nhiều loạt bài chỉ trích hành vi tấn công dân thường và các hoạt động quân sự không phù hợp của phe Việt Cộng, Đặng Văn Sung và Từ Chung nhận tối hậu thư của phe này: Một là im lặng – hai là chết.
Vài ngày sau khi nhận được tối hậu thư, Từ Chung thay mặt tòa soạn viết thư trả lời phe Việt Cộng đăng trên Chính Luận. Theo ghi nhận của ‘Vietnam Information Notes’ do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu trữ, Từ Chung khẳng định rằng Chính Luận là một tờ báo trung lập và từng vạch trần tất cả sai phạm của mọi bên trong chính trường miền Nam, song duy chỉ có Việt Cộng là đưa ra kiểu đe dọa vô pháp như vậy. Ông khẳng định: Các anh có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ còn sống mãi. Ngày 30 tháng 12 năm 1965, sau hai năm quản lý tờ báo, Từ Chung bị Việt Cộng (nhiều khả năng là biệt động Sài Gòn) bắn chết ngay trước cửa nhà ông bằng bốn phát đạn”.
Nhà báo Thụy Giao cho biết thêm chi tiết: “Từ Chung là anh cả trong một gia đình gồm bảy anh em trai, thế nhưng chỉ có hai người anh lớn trong nhà là Vũ Mạnh Sơn Nhất Huy và Vũ Mạnh Sơn Nhị Hoàng vào được miền Nam, năm người em phải ở lại miền Bắc với cộng sản sau năm 1954. Từ Chung mất đi để lại một vợ trẻ và bốn con thơ, cháu lớn nhất mới 12 tuổi…
Từ Chung đỗ tú tài tại Hà Nội, vào Nam, ông được học bổng du học tại Thụy Sĩ năm năm và đậu bằng Tiến Sĩ Kinh Tế tại Fribourg năm 1961. Về nước, ông được Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế mời giảng dạy tại trường Luật, và sau đó được mời làm ủy viên trong Hội Ðồng Cố Vấn Kinh Tế nhưng ông từ chối vì yêu nghề viết báo.
Từ Chung viết rất nhiều thể loại, từ điểm sách, văn chương, văn hóa đến chính trị, kinh tế v.v… nhưng nổi tiếng nhất là các bài xã luận về kinh tế. Từ Chung là người Việt Nam đầu tiên đã giản dị hóa môn học khô khan khó hiểu là kinh tế học, đưa môn học này về gần với quần chúng bình dân.
Những bài xã luận của Từ Chung về kinh tế được độc giả thuộc mọi trình độ khác nhau, từ các ông giáo sư đại học, các chuyên viên kinh tế thượng thặng đến các cậu sinh viên, các bà nội trợ đều thấu hiểu tường tận những biến chuyển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mình. Những bài viết xã luận về kinh tế của ông thường được một số trí thức gọi đùa là ‘mục kinh tế chợ’ đã có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp giai cấp và thế hệ độc giả khác nhau. Về dịch thuật, Từ Chung có dịch cuốn ‘Bí Danh’ (Secret Name) của Lâm Ngữ Ðường”.
Ký giả Lê Thiệp kết luận: “Lập trường chống cộng của Chính Luận rất rõ rệt và đối với người Cộng sản thì đây là một mối nguy phải được dập tắt. Họ chọn cách dễ nhất là bạo lực. Ðặc công Việt Cộng đã bắn gục Từ Chung khi ông trên đường về nhà. Ba vị ký giả từng ký vào bản văn hứa sẽ không lùi trước nỗ lực đóng góp cho vận mệnh đất nước, ông Từ Chung là người đầu tiên đã trả giá cho nỗ lực đó bằng chính sinh mạng của mình”.
Từ Chung sinh năm 1924, bị giết chết vào ngày 30 tháng 12 năm 1965. Ba mươi hai năm sau, sau khi miền Nam thất thủ, người Việt tị nạn cộng sản vẫn tổ chức một buổi lễ long trọng để tưởng niệm ông – theo tường thuật của ký giả Cam Vũ:
Ba tờ báo Ngày Nay (Houston), Xây Dựng (San Jose) và Thế Kỷ 21 (Quận Cam) đã cùng nhau tổ chức một buổi tưởng niệm cố ký giả Từ Chung vào lúc 3 giờ chiều ngày 12 tháng Tư 1997, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, thuộc thị xã Westminster, Quận Cam, California.
Phòng sinh hoạt chiều hôm ấy được trang hoàng đớn giản nhưng mỹ thuật và trang nghiêm. Trên nền phông trắng của sân khấu có treo một bức chân dung phóng lớn của Từ Chung với ghi chú: ‘Từ Chung (1924-1965)” bên cạnh là hàng chữ ‘Tưởng Niệm Từ Chung”, tất cả được nâng đỡ bởi sắc đỏ, xanh và trắng của một bình hoa lớn đặt ngay bên dưới. Khoảng 100 người đã ngồi hết các dãy ghế trong phòng.
Một câu hỏi đã được đặt ra trong bài bình luận của tờ Người Việt số ra ngày 12 tháng Tư 1997, viết rằng: “Nhiều người sẽ hỏi Từ Chung là ai, nhất là các bạn trẻ dưới bốn mươi tuổi. Chính vì câu hỏi đó mà chúng ta cần tổ chức lễ tưởng niệm và ghi nhận những đóng góp của Từ Chung vào việc tranh đấu xây dựng cho một nền báo chí tự do và có trách nhiệm ở trong nước ta.
Từ Chung đã bị đặc công CSVN ám sát năm 1965 ngay trước cửa nhà trong lúc đi làm công việc của một nhà báo. Lúc đó ông là Tổng Thư ký nhật báo Chính Luận. Tờ báo có lập trường chống Cộng này đã bị đe dọa nhiều lần, có lúc đã bị đặt bom.
Nhưng cái chết của vị Tổng Thư ký đương nhiệm là kết quả một hành động khủng bố tàn nhẫn và man rợ nhất. Những kẻ ra lệnh giết ông bây giờ còn sống ở Việt Nam. Họ muốn cái chết của ông sẽ làm cho những người làm báo và viết báo ở miền Nam run sợ và lùi bước, nhưng họ đã thất bại.
Từ Chung đã hy sinh như một chiến sĩ hy sinh trên chiến trường. Sự hy sinh của ông càng dũng cảm phi thường vì tay ông không một tấc sắt tự vệ. Cũng như nhiều người làm báo thời đó, Từ Chung biết cộng sản có thể giết ông bất cứ lúc nào, nhưng ông không lùi bước”.
Đúng như lời Từ Chung (“các anh có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ còn sống mãi”) trước khi bị bắn gục, vào hôm 30/12/1965. Tinh thần bất khuất của thế hệ các ông vẫn “sống mãi” với nhiều người cầm bút đến sau. Xin ghi lại một số tên tuổi (theo thứ tự năm sinh) mà chúng tôi đã từng có hân hạnh được là độc giả̉:
Nguyễn Văn Hóa (1995) Huỳnh Thục Vy (1985) Đoàn Kiên Giang (1985) Trương Châu Hữu Danh (1982) Nguyễn Phước Trung Bảo (1982) Đường Văn Thái (1982) Nguyễn Văn Điển (1983) Huỳnh Thị Tố Nga (1983) Bùi Văn Thuận (1981) Nguyễn Viết Dũng (1986) Lê Hữu Minh Tuấn (1989) Nguyễn Anh Tuấn (1980) Nguyễn Thanh Nhã (1980) Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (1979) Phạm Đoan Trang (1978) Lê Dũng (1970) Lê Chí Quang (1970) Lê Anh Hùng (1973) Nguyễn Chí Tuyến (1974) Nguyễn Lân Thắng (1975) Lê Trọng Hùng (1979) Phạm Thanh Nghiên (1977) Phạm Chí Dũng (1966) Vũ Quang Thuận (1966) Phạm Hồng Sơn (1968) Tạ Phong Tần (1968) Nguyễn Vũ Bình (1968) Nguyễn Văn Đài (1969) Nguyễn Minh Sơn (1963) Huy Đức (1962) Phạm Viết Đào (1952) Nguyễn Tường Thụy (1952) Phạm Thành (1952) Trần Đức Thạch (1952) …
Chúng tôi xin được vinh danh ông, một ngòi bút tài năng & bất khuất. Cùng lúc, chúng tôi cũng xin phép được gửi lời tri ân tất cả những người cầm bút (thuộc mấy thế hệ đến sau) đã dũng cảm tiếp tục nói thay cho cả dân tộc, về mọi tệ trạng ở Việt Nam, dù cái giá mà họ phải trả là chất chồng những năm tháng tù đầy.
Nguyễn Hữu Đang sinh năm 1913, Nguyễn Văn Hóa chào đời năm 1995. Nếu kể từ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm thì đã 4 thế hệ người cầm bút ở VN bị đảng Cộng Sản bị cầm tù hay sát hại. Liệu cường quyền & bạo lực sẽ còn có thể “ngự trị” ở xứ sở này thêm bao lâu nữa?