Hội nghị Trung ương 7 ở Việt Nam: Cần quan sát gì?

Diplomat

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

2-5-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình gặp nhau hồi tháng 11/2017 ở Hà Nội. Ảnh: Hoang Dinh Nam/Pool Photo via AP

Một số điểm quan trọng cần quan sát tại một sự kiện chính trị quan trọng sắp tới.

Mặc dù chính trị Việt Nam thường lấy các tiêu đề quốc tế trong suốt các Đại hội Đảng năm năm của đất nước, các sự kiện chính trị can thiệp quan trọng khác thường không được chú ý. Một trường hợp cụ thể là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 trong tháng này, nơi có thể có tới ba gương mặt mới tham gia Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những gì được biết về các ca nặng của Covid-19

Der Spiegel

Tác giả: Julia Köppe

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

22-3-2020

Các bác sĩ đang chữa trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện. Photo Courtesy

Cuộc tấn công vào phổi

Phần lớn những người bị nhiễm virus corona không có hậu quả nghiêm trọng, nhưng một số người khác lại chết vì nó: Đâu là những yếu tố gây ra sự khác biệt này?

Bài phát biểu của Tổng thống Zelensky ngày 28-6-2023

Nataliya Zhynkina, biên dịch

3-7-2023

Lời người dịch: Nga và các đồng phạm phải cảm thấy rằng, cái giá của sự khủng bố sẽ chỉ tăng lên đối với họ. Sau đây là phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/6:

Người Ukraine thân mến!

Trước hết, liên quan đến cuộc tấn công ngày hôm qua của Nga vào Kramatorsk. Hôm nay, công việc tiếp tục cả ngày tại địa điểm xảy ra vụ tấn công. Rất tiếc, số người chết đã tăng lên. Tên lửa của Nga đã cướp đi sinh mạng của 11 người dân chúng ta, trong đó có 3 trẻ em. Xin chia buồn cùng các gia đình. Hơn 60 người bị chấn thương và bị thương.

Hôm nay, Cơ quan An ninh Ukraine cùng với lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã bắt giữ kẻ điều phối vụ tấn công khủng bố này. Họ đánh vào một quán cà phê bình thường ở Kramatorsk, một tiệm bánh pizza nổi tiếng, làm hư hại những ngôi nhà lân cận, cửa hàng và một trạm xăng. Một thành phố bình thường, một cuộc sống bình thường. Có thể vẫn còn người dưới đống đổ nát.

Tất cả những ai giúp bọn khủng bố Nga hủy diệt cuộc sống đều đáng bị trừng phạt tối đa. Và điều này không chỉ áp dụng cho một số cộng tác viên. Mọi thứ đều rõ ràng về họ. Đây là những người không có nhân tính. Bất kỳ ai trên thế giới không hiểu rằng mình không thể đồng lõa với một quốc gia khủng bố đều phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cộng đồng quốc tế. Người điều phối đang bị buộc tội phản quốc. Hình phạt có thể là tù chung thân. Những kẻ đồng lõa với một nhà nước khủng bố phải bị coi là những kẻ phản bội nhân loại.

Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình để tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga và các đồng phạm. Họ phải cảm thấy rằng cái giá của sự khủng bố sẽ chỉ tăng lên đối với họ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc pháp lý toàn cầu của mình để bảo đảm rằng các công cụ quốc tế hoạt động theo cách này hay cách khác để trừng phạt tất cả những kẻ khủng bố Nga và chính quốc gia xâm lược.

Hôm nay, trong bài phát biểu của tôi trước Verkhovna Rada của Ukraine nhân Ngày Hiến pháp, tôi đặc biệt nói về công lý. Tôi đã nói về công lý nội bộ, đó là về trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm pháp luật ở Ukraine. Và về công lý liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine – về trách nhiệm Nga đối với các tội ác chiến tranh. Chính sách công lý sẽ là một trong những nền tảng của Học thuyết Ukraine, một tài liệu cơ bản sẽ quyết định tiến trình của đất nước chúng ta trong nhiều thập kỷ.

Chúng ta cần một tài liệu như vậy. Mọi người ở Ukraine, tất cả các nước láng giềng của chúng ta, tất cả mọi người trên thế giới nên biết mục tiêu quốc gia của chúng ta là gì, chúng ta coi điều gì là kết thúc cuộc chiến này và chúng ta sẽ sống như thế nào sau cuộc chiến này. Bất kể những kẻ chiếm đóng cố gắng làm gì để chống lại chúng ta và bất kể chúng sử dụng hình thức khủng bố nào, chúng sẽ không thể phá vỡ Ukraine. Chúng sẽ không thành công trong việc đánh bật chúng ta khỏi con đường dẫn những kẻ chiếm đóng phải chịu trách nhiệm về mọi việc họ đã làm chống lại chúng ta và điều đó dẫn chúng ta đến an ninh được bảo đảm và tự do lâu dài.

Ukraine và tất cả mọi người trên thế giới đang sát cánh cùng chúng ta để bảo vệ tự do cũng sẽ đứng ra bảo vệ công lý. Công lý cho tất cả những người bị bọn khủng bố Nga cướp đi sinh mạng, những người có số phận bị hủy hoại bởi chiến tranh Nga. Ký ức vĩnh cửu về tất cả người dân của chúng ta, đối với tất cả trẻ em Ukraine đã bị giết bởi những kẻ man rợ Nga!

Tôi xin tường trình ngắn gọn trong ngày.

Tổng thống của Litva và Ba Lan, Gitanas Nausėda và Andrzej Duda, đã đến thăm. Một chuyến thăm rất kịp thời và hữu ích vào đêm trước của Vilnius. Hình thức của các cuộc đàm phán là cả chung và song phương. Vũ khí cho Ukraine.

Nhân đây, xin cảm ơn Tổng thống Gitanas đã quyết định mua và chuyển giao hệ thống NASAMS cho Ukraine, vì nó rất cần thiết. Chúng tôi đã thảo luận về những thách thức chính trị chung trong toàn khu vực và giữa các nước chúng ta. Tất nhiên, chúng tôi cũng đã nói về việc khởi động các cuộc đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh châu Âu, điều mà chúng ta mong đợi sẽ diễn ra trong năm nay.

Tôi đã gặp Trung sĩ chỉ huy của lữ đoàn cơ giới biệt lập 47 “Magura” Valerii Markus. Chúng tôi nói về chiến tranh, về các chiến binh và cách phòng vệ của chúng ta.

Chúng tôi cũng thảo luận về cải cách việc lưu giữ hồ sơ trong các cơ cấu quân sự. Ít giấy tờ và ít quan liêu hơn, số hóa nhiều hơn. Chúng tôi đã thảo luận về việc cải cách quân đoàn trung sĩ . Đó là một cuộc trò chuyện tốt. Tôi cảm ơn về các phù hiệu!

Hôm nay, vào Ngày Hiến pháp Ukraine, tôi vinh dự được trao thưởng cho các chiến binh của chúng ta và tặng thưởng cấp nhà nước cho gia đình của các anh hùng của chúng ta. Thật xúc động, thật vinh dự. Tôi tự hào về các chiến binh của chúng ta! Tôi biết ơn vì tất cả mọi thứ và vì cuộc sống đã được cứu của Ukraine!

Xin chúc mừng tất cả mọi người nhân Ngày Hiến pháp và quan trọng nhất, tôi chúc tất cả chúng ta, mỗi người trên đất nước chúng ta, nhân lên tự do, vinh quang và độc lập của Ukraine! Và điều đó sẽ đến!

Tôi cũng xin chúc mừng tất cả những người Hồi giáo ở Ukraine và trên thế giới về sự khởi đầu của Kurban Bayram. Cầu mong tất cả chúng ta đạt được hòa bình cho đất nước của mình, cho đất nước của chúng ta, cho con cháu chúng ta. Một nền hòa bình công bằng và chính đáng.

Tôi cảm ơn tất cả những người đang chiến đấu và làm việc vì Ukraine! Tôi biết ơn từng người đang chiến đấu, ở mọi cương vị chiến đấu và mọi vị trí. Cảm ơn các chiến binh đã có bước tiến mới!

Vinh quang cho Ukraine!

Các nhà làm phim ‘Làn sóng mới’ thách thức xã hội Việt Nam

Nikkei Asia

Tác giả: Pavan Shamdasani

Dịch giả: Trúc Lam

7-7-2021

Đạo diễn Ash Mayfair tại phim trường “Vợ ba”. Nguồn: Nikkei Asia

Kiểm duyệt không thể tránh khỏi ở những đất nước vẫn còn bảo thủ cứng nhắc

Mỹ cần có một chính sách đối ngoại mới 

New World Economy

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Đỗ Kim Thêm dịch

13-4-2023

Lời người dịch: Bài viết sau đây của Jeffrey D. Sachs đã bị công luận khắp nơi phản ứng dữ dội khi ca ngợi các thành tựu kinh tế của Trung Quốc, mà không đề cập đến các tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh.

Bao giờ chúng ta nhìn thẳng vào sự thật?

T-Online

Tác giả: Fabian Reinbold, Phóng viên chính trị CHLB Đức

Thuc Quyên, phỏng dịch

17-10-2022

Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc: Bắc Kinh đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và tích cực tái vũ trang. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản / Reuters

Mối đe dọa đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và sự cần thiết về các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý bầu cử và bỏ phiếu quốc gia

New America

Trúc Lam, chuyển ngữ

1-6-2021

Tuyên bố về mối lo ngại:

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là những học giả về dân chủ, những người đã theo dõi sự tuột dốc gần đây của các cuộc bầu cử Hoa Kỳ và nền dân chủ tự do với sự báo động ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng Philippines: Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế ở bãi cạn Ayungin

PhiStar Global

Tác giả: Patricia Lourdes Viray

Dịch giả: Trúc Lam

19-9-2019

Tàu BRP Sierra Madre tại bãi cạn Ayungin. Nguồn: Inquirer

MANILA, Philippines – Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn các tàu của Philippines khi những con tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho một tàu Hải quân Philippines đóng ở Biển Tây Philippines (ND: tức Biển Đông).

Hãy coi chừng hoàng đế mới của Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Graham Allison

Dịch giả: Song Phan

16-10-2017

Tập Cận Bình. Nguồn: The Economist

Tập Cận Bình là người lãnh đạo mạnh mẽ nhất kể từ Mao, và có vẻ như ông ta sẽ nắm giữ quyền lực cho tới khi nào ông ta còn muốn.

Đại hội Đảng lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tổ chức ngày thứ Tư, để chọn ra các nhà lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp.

Có vài sự kiện sẽ có tác động lớn hơn đến hình dạng chính trị thế giới. Kịch bản cho Đại hội Đảng chưa được tiết lộ, nhưng tôi dám cược rằng, Tập Cận Bình (TCB) không những sẽ “tái đắc cử” cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, làm Tổng Bí thư đảng và làm Chủ tịch của Trung Quốc, mà trên thực tế ông ta sẽ còn được tôn thành hoàng đế thế kỷ 21 của Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đang thối rữa từ đầu não

Project-Syndicate

Tác giả: Daron Acemoglu

Đỗ Kim Thêm dịch

28-10-2022

Việc ông Tập Cận Bình xiết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có gì quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.

Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đã được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?

Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng mình, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.

Một số người phản đối đã nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đã bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường thì họ diễn đạt những thành kiến của riêng mình. Đến thập niên 1970, Liên Xô rõ ràng đã tụt hậu và trì trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.

Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đã chỉ ra rằng, sự kìm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như  When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.

Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đã đạt được trách nhiệm “giải trình mà không có dân chủ”, hoặc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đã nhận được lời khen ngợi vì đã thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đã công nhận mô hình của Trung Quốc là một hình thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, tình trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của mình, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực này.

Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.

Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đã loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đã phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những gì ông cần phải nghe.

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ vì người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.

Tình trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương trình cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đã bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy trì sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rõ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đã theo đuổi.

Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xã hội.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đã hiểu sai về tình hình, và Trung Quốc đã sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy trì xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay vì đổi mới.

Tình trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lãnh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện còn chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.

Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lãnh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của mình, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.

Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đã đặt ra.

______

Tác giả: Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và  The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Pengiun, 2020).

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-8-2019

Dân Hồng Kông xuống đường biểu tình. Nguồn: Anthony Kwan/Getty Images

Khi không có các lựa chọn tốt đẹp, các nhà lãnh đạo phải chọn cái ít xấu nhất. Chính phủ Trung Quốc có thể ghê tởm ý tưởng của việc tạo ra các nhượng bộ cho những người biểu tình ở Hồng Kông, nhưng cứu xét các hậu quả thảm khốc của một cuộc đàn áp quân sự là điều mà họ phải làm.

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị nghi ngờ đã bị bắt cóc

TAZ

Hùng Hà chuyển ngữ

7-5-2018

Trịnh Xuân Thanh tại một phiên tòa ngày 8/1/2018 ở Hà Nội. Nguồn: DPA

BỊ CÁO RÚT LẠI VIỆC KHÁNG CÁO

Trịnh Xuân Thanh đã từ bỏ một cách đáng ngạc nhiên việc kháng cáo đối với phán quyết hai án chung thân của ông ta. Phải chăng đã có thỏa thuận bên trong?

Làm thế nào Biden có thể lấy được lòng tin một châu Á vẫn còn hoài nghi?

East Asia Forum

Ban biên tập, ANU

Song Phan, chuyển ngữ

22-2-2021

Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á cách đây 4 năm. Thay vì thúc đẩy và củng cố các định chế và khuôn khổ đa phương làm nền tảng cho sự thịnh vượng của châu Á, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đã bắt đầu phá hoại chúng một cách có hệ thống: Từ WTO, WHO và Hiệp định Paris, đến các liên minh quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, quan hệ thương mại song phương và hợp tác trong các diễn đàn khu vực.

Quyền sở hữu tài sản có thể báo hiệu sự suy sụp của Đảng Cộng sản Việt Nam

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

26-6-2018

Trong cuốn sách “Văn minh: Phương Tây và các nước còn lại trên thế giới“, sử gia Niall Ferguson đã đặt ra một câu hỏi thú vị. Tại sao vào thế kỷ 17, các thuộc địa Anh của Bắc Mỹ trở nên thành công về mặt kinh tế và ổn định về mặt chính trị hơn các thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, được hình thành gần một thế kỷ trước?

Ấn Độ không thể là một siêu cường kinh tế như Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Ashoka Mody

Đỗ Kim Thêm, dịch

28-7-2023

Ảnh minh họa. Nguồn: DIBYANGSHU SARKAR/ AFP/ Getty Images

Hồ sơ thuế của Trump (III): Khu đầm lầy Trump đã tái tạo (Phần cuối)

New York Times

Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld Larry Buchanan

Dịch giả: T.Vấn

21-10-2020

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9

Cuộc chiến của Putin nhắc nhở chúng ta nền dân chủ tự do đáng được bảo vệ ra sao

Washington Post

Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-2-2022

Nhân viên cứu hỏa chữa dập lửa tại một tòa nhà bị đánh bom ở thị trấn Chuguiv, miền đông Ukraine vào ngày 24-2. Nguồn: Aris Messinis/AFP via Getty Images

Cuộc xâm lược hoàn toàn không bị khiêu khích, không chính đáng, vô đạo đức của Nga vào Ukraine dường như đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên – một kỷ nguyên bắt đầu với sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989.

Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đó, những ý tưởng của phương Tây về chính trị, kinh tế và văn hóa đã lan rộng trên toàn thế giới, phần lớn không bị tranh giành, và sức mạnh của Mỹ đã củng cố hệ thống quốc tế đó. Đó không phải là thời kỳ yên bình – hãy nghĩ đến các cuộc chiến ở Nam Tư và Trung Đông. Nhưng đó là thời điểm mà quyền lực Mỹ và nền dân chủ tự do dường như chiến thắng, và hệ thống quốc tế dường như hoạt động hợp tác hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch sử.

Pax Americana (Hòa bình Mỹ) bắt đầu suy yếu vì nhiều lý do, bao gồm sự trỗi dậy của các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, thảm họa ở Iraq và Afghanistan, và các cuộc khủng hoảng tài chính và dân chủ ở phương Tây. Nhưng động lực gây rối nhất chính là sự trở lại của một nước Nga đế quốc, quyết tâm tái tạo phạm vi ảnh hưởng mà nước này có thể thống trị các nước láng giềng. Trong thập niên qua, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin là kẻ phá hoại địa chính trị lớn nhất của thế giới, tích cực nỗ lực phá hủy hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.

Đối với nhiều nhà bình luận, cuộc khủng hoảng hiện tại là bằng chứng cho thấy hệ thống này đã sụp đổ và thời đại dân chủ chỉ là một ảo tưởng ngắn ngủi. David Brooks viết rằng, “lịch sử đang quay trở lại với chủ nghĩa man rợ”. Robert Kagan nói rằng “rừng rậm“ đang phát triển trở lại. Nhưng liệu kiểu nhìn bi quan đó có chính đáng không? Tôi hy vọng nhiều hơn rằng, trong tin tức khủng khiếp ngày hôm nay có một số nguồn lực tích cực mạnh mẽ.

Rốt cuộc, điều gì đã gây ra cuộc khủng hoảng này ngay từ đầu? Điều này rất đơn giản: Người Ukraine khao khát được sống trong một xã hội dân chủ, cởi mở. Chúng ta đừng quên điều gì đã khiến Putin phẫn nộ và khiến ông ta xâm lược Ukraine lần đầu tiên vào năm 2014. Đó không phải là tuyên bố của Ukraine mong muốn trở thành thành viên NATO; đó là những nỗ lực của chính phủ Kyiv (một chính phủ thân Nga vào thời điểm đó) để hoàn tất một “hiệp định liên kết” (association agreement) với Liên minh Châu Âu. Khi tổng thống Ukraine cuối cùng không ủng hộ thỏa thuận này – dưới áp lực từ Nga – ông đã được chào đón bởi các cuộc biểu tình dữ dội trên đường phố và quốc hội đã bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Đó là điều đã kích hoạt cuộc xâm lược đầu tiên của Putin vào Ukraine.

Ukraine không đơn độc trong việc lựa chọn con đường thân phương Tây. Trong ba thập niên qua, hầu hết các quốc gia là một phần của khối Liên Xô, từ nước này tới nước khác, đã chọn trở thành quốc gia cởi mở, tự do, dân chủ và tư bản chủ nghĩa hơn. Không có nước nào là hoàn hảo – một số còn xa cách – nhưng từ các nước Baltic đến Bulgaria, từ các nước lớn như Ba Lan đến các nước nhỏ bé như Moldova, hầu hết đều áp dụng một số phiên bản của chính trị dân chủ và kinh tế mở, dựa trên thị trường. Đã có những trượt dốc ở các nước như Hungary và Ba Lan. Nhưng xét trên bình diện rộng, sự dịch chuyển của các quốc gia đó đối với các giá trị phương Tây kể từ năm 1989 chắc chắn là một sự khẳng định sức sống của dự án dân chủ tự do.

Phản ứng của Putin là một nỗ lực tàn bạo, đẫm máu để ngăn chặn làn sóng dân chủ hóa này. Ông ấy đã theo dõi một cách kinh hãi khi phong trào này quét qua Ukraine, Georgia và thậm chí vào năm 2020, sang Belarus, nơi đã trải qua các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất trong lịch sử ngắn ngủi của quốc gia đó. Họ đã bị đàn áp dã man, với sự giúp đỡ từ Nga, và giờ đây Putin có thêm một quốc gia mà ông có thể duy trì quyền kiểm soát chỉ bằng sự sợ hãi và vũ lực.

Đối với trật tự quốc tế tự do, nó có nhiều người bảo vệ hơn người ta có thể tưởng tượng. Tuyên bố hùng hồn nhất ủng hộ nó được đưa ra vào tuần này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không phải từ một trong những cường quốc phương Tây trong phòng họp, mà là từ đại sứ Kenya tại Liên Hiệp Quốc, Martin Kimani.

Ông nói rằng, hầu như tất cả các quốc gia ở Châu Phi đều có đường biên giới thiệt không hoàn mỹ. Chúng được vạch ra bởi các thế lực thuộc địa, thường chia rẽ các nhóm dân tộc và ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo châu Phi đã quyết định rằng họ sẽ sống với những biên giới không hoàn hảo của họ, bởi vì nếu thách thức chúng, sẽ có một loạt các cuộc chiến tranh và nổi dậy bất tận. Thay vào đó, các quốc gia này đã chọn tôn trọng luật pháp quốc tế và hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Kimani nói: “Thay vì hình thành các quốc gia theo quá khứ lịch sử với một hoài niệm nguy hiểm, chúng tôi đã chọn hướng tới một sự vĩ đại mà chưa một quốc gia và dân tộc nào của chúng tôi từng biết đến“.

Xa cách châu Âu, mấu chốt của vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan là gì? Thực tế là người dân Đài Loan muốn sống trong một xã hội cởi mở, tự do và họ lo sợ lối sống của họ sẽ bị chế độ độc tài cộng sản bóp nghẹt.

Tôi không muốn giảm thiểu những rắc rối mà chủ nghĩa dân chủ và tự do phải đối mặt. Gần 25 năm trước, tôi đã ghi nhận với sự báo động về sự trỗi dậy của “nền dân chủ phi tự do” và đặc biệt nhấn mạnh vào bước ngoặt tồi tệ mà Nga (trong số các quốc gia khác) đang thực hiện. Tôi đã thấy sự xói mòn các giá trị dân chủ tự do mà tôi yêu quý ở đất nước tôi sinh ra, Ấn Độ, và đất nước mà tôi là một người nhập cư tự hào, Hoa Kỳ.

Nhưng những gì phản ứng dữ dội này cho thấy là nền dân chủ tự do và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cần được bảo vệ – một cách mạnh mẽ, thậm chí táo bạo. Với tiếng nói của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy quá lớn, có vẻ như các giá trị tự do có rất ít người sẵn sàng bảo vệ chúng một cách không nao núng.

Đối với những người chăm chú đến các vấn đề của nền dân chủ tự do hơn là lời hứa hẹn của nó, tôi nói: “Hãy để họ đến Ukraine“. Người dân Ukraine đang cho chúng ta thấy rằng, những giá trị đó – của một xã hội cởi mở và một thế giới tự do – có thể đáng để chiến đấu và thậm chí chết vì nó.

Câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta là, chúng ta sẽ làm gì để giúp họ?

Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

26-8-2017

Do hệ thống chính trị khép kín của Việt Nam giữ bí mật những âm mưu ngoại giao, nên hầu hết người dân bình thường không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP / Getty Images.

HÀ NỘI — Các công dân Việt Nam phát triển một trò tiêu khiển không bình thường của đất nước: Trên cả nước và mạng xã hội, người ta đưa ra những nghi ngờ rằng chính phủ của họ đang bí mật đầu hàng một nước Trung Quốc hung hãn. Và gần đây, đã có rất nhiều chứng cứ cho những tin đồn của họ.

“Ngài là thiên sứ được Chúa sai xuống để lãnh đạo nước Mỹ”: Đi vào thế giới của sự sùng bái cá nhân… (Phần 2)

Vanity Fair

Tác giả: Jeff Sharlet

Dịch giả: T.Vấn

6-7-2020

Tiếp theo: Phần giới thiệuphần 1

Trong suốt 4 năm qua, một cách có hệ thống, Trump đã làm điều mà Obama từ khước không chịu làm: Khích động trực tiếp vào những cử tri một lòng một dạ đi theo mình, chọc cho họ lồng lên với sự giận dữ. Những cuộc tập họp vận động tái tranh cử của ông ta có một cái gì đó lớn hơn những sự kiện một đám đông tập họp theo nghĩa thông thường. Chúng có không khí sôi động của những cuộc họp báo, bằng thời lượng thỏa mãn người tham dự và với sự cuồng nhiệt chỉ thấy có trên sân khấu.

Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp với Kim Jong-un

Thạch Đạt Lang

24-5-2018

Tin mới nhất từ tòa Bạch Ốc cho biết, ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, đã quyết định hủy bỏ cuộc gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. Trong một bức thư gửi lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, được Tòa Bạch Ốc phổ biến sáng 24/5/2018, Tổng thống Donald Trump viết như sau:

Gần 400 nhân viên Quốc hội kêu gọi Thượng viện kết tội Trump vì vụ tấn công ở Capitol

Trúc Lam, chuyển ngữ

4-2-2021

LGT: Hàng trăm nhân viên làm việc ở Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thư ngỏ tới Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư, ngày 3/2/2021, kêu gọi các nhà lập pháp kết tội cựu Tổng thống Donald Trump trong phiên tòa luận tội ông, quy trách nhiệm cho ông về vụ tấn công vào nơi làm việc của họ và kêu gọi cấm ông ta không được tranh cử trong tương lai. Sau đây là bản dịch bức thư:

Một hệ thống bệnh hoạn

Die Zeit

Tác giả: Matthias Naß

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

25-3-2020

Công nhân Vũ Hán giữ khoảng cách 2m khi nghỉ trưa ăn uống. © Getty Images

Trước đó Trung Quốc đã gây ra tình trạng loạn xà ngầu khủng khiếp. Nay thì chế độ đó tự cho mình là kẻ chiến thắng. Dễ vậy sao!

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần 2)

Foreign Affairs

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1

Ứng chiến, khởi động, xâm lược?

Thúc đẩy sự thay đổi này trong chính sách của Mỹ là một bản hợp xướng ngày càng đồng thanh với lập luận là ông Tập đã quyết định phát động một cuộc xâm lược hoặc thực thi lệnh phong tỏa Đài Loan trong tương lai gần. Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, dự đoán rằng Bắc Kinh có thể chống lại Đài Loan “trong sáu năm tới”. Cùng năm đó, Oriana Skylar Mastro, nhà khoa học chính trị, cũng lập luận tương tự trong tạp chí Foreign Affairs rằng, “đã có những tín hiệu đáng lo ngại rằng Bắc Kinh đang xem xét lại phương cách hòa ái và dự tính thống nhất bằng vũ lực“.

Tháng 8 năm 2022, cũng trong tạp chí Foreign Affairs, Elbridge Colby, Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, trình bày trong tạp chí Foreign Affairs rằng Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến với Đài Loan sắp xảy ra. Tất cả những phân tích này dựa trên các đánh giá về các khả năng quân sự đang phát triển của Trung Quốc. Nhưng họ không nắm được các lý do tại sao Trung Quốc không sử dụng vũ lực để chống Đài Loan, đứng trước việc sức mạnh quân sự đã vượt trội hơn Đài Loan.

Về phần mình, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên thông điệp rằng, quan hệ xuyên eo biển đang đi đúng hướng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục nói với dân chúng rằng thời gian đang đứng về phía họ và cán cân quyền lực đang ngày càng nghiêng về phía Bắc Kinh. Trong bài diễn văn phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Bắc Kinh vào tháng 10-2022, ông Tập tuyên bố “thống nhất trong hòa bình” vẫn là “cách tốt nhất để hiện thực thống nhất hoá qua eo biển Đài Loan” và Bắc Kinh đã “duy trì sáng kiến và khả năng điều khiển trong các mối quan hệ xuyên eo biển“.

Tuy nhiên, đồng thời, Bắc Kinh tin rằng Hoa Kỳ đã từ bỏ tất cả chính sách “một Trung Quốc”, trong đó Washington thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Thay vào đó, trong mắt của Bắc Kinh, Mỹ đã bắt đầu sử dụng Đài Loan như một công cụ để làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc. Các xu hướng chính trị nội bộ của Đài Loan đã khuếch đại những lo lắng của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng ủng hộ Bắc Kinh trong lịch sử đã bị gạt ra ngoài lề, trong khi Đảng Cấp tiến Dân chủ thiên về tinh thần độc lập đã củng cố quyền lực. Trong khi đó, dư luận ở Đài Loan đã chua chát về công thức hòa giải chính trị mà Bắc Kinh ưa chuộng, đó là chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, trong đó Trung Quốc cai trị Đài Loan nhưng cho phép Đài Bắc có một số phạm vi để tự quản lý về mặt kinh tế và hành chính.

Bắt đầu từ năm 2020, công chúng Đài Loan trở nên hoài nghi đặc biệt về ý tưởng này, khi Bắc Kinh từ bỏ lời hứa cho phép Hồng Kông hưởng “một mức độ cao về quyền tự trị” cho đến năm 2047 bằng cách áp đặt luật an ninh quốc gia cứng rắn. Trong các tuyên bố cấp cao, Bắc Kinh đã nhắc lại rằng, “thời gian và động lực” đang đứng về phía Bắc Kinh. Nhưng bên dưới những dự đoán công khai về niềm tin, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể hiểu rằng, công thức “một quốc gia, hai hệ thống” của họ không gây thu hút được Đài Loan và các xu hướng của công luận trên đảo này đi ngược lại viễn tượng của họ về việc hội nhập toàn diện xuyên eo biển.

Đài Bắc có cảm giác cấp bách của riêng mình, bị thúc đẩy bởi những lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Đài Bắc đang lo lắng là sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm đi nếu sự quan tâm của Washington chuyển sang nơi khác hoặc quay lưng lại với các cam kết ở nước ngoài. Điệp khúc mới từ chính quyền của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là, “tình hình Ukraine hiện nay chính là tương lai của Đài Loan“, nó vừa phản ánh chân thực những lo lắng của Đài Bắc về sự xâm lăng của Trung Quốc vừa là nỗ lực thúc đẩy sự ủng hộ mà nó sẽ vượt ra ngoài biến động hiện tại về địa chính trị. Nói cách khác, một điều mà Bắc Kinh, Đài Bắc và Washington dường như đồng ý là thời gian đang hoạt động chống lại họ.

Ở một mức độ nào đó, cảm giác cấp bách này có cơ sở thực tế. Bắc Kinh có tham vọng rõ ràng và lâu dài về việc sáp nhập Đài Loan và đe dọa công khai sử dụng vũ lực, nếu Bắc Kinh kết luận rằng cánh cửa thống nhất bằng hòa bình đã bị đóng lại. Các phản đối của Bắc Kinh là Hoa Kỳ không còn tuân thủ nữa các hiểu biết về Đài Loan, trong một số trường hợp, là chính xác.

Và về phần mình, Đài Bắc đã hợp lý khi lo âu rằng Bắc Kinh đang đặt nền móng để bóp nghẹt hoặc chiếm giữ Đài Loan. Nhưng những lo lắng của Mỹ đã được thổi phòng bởi những phân tích thiếu thận trọng, bao gồm cả những khẳng định rằng Trung Quốc có thể lợi dụng sự phân tâm của Hoa Kỳ ở Ukraine để chiếm giữ Đài Loan bằng vũ lực, hoặc Trung Quốc đang hoạt động theo một thời biểu cố định để hướng tới việc chinh phục bằng quân sự. Ví dụ đầu tiên trong số này đã bị bác bỏ bởi thực tế. Điều thứ hai phản ánh sự hiểu lầm về chiến lược của Trung Quốc.

Thực ra, không có bằng chứng chung quyết nào là Trung Quốc đang hoạt động theo một thời biểu cố định để chiếm giữ Đài Loan, và sự lo lắng gia tăng ở Washington chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc hơn là bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Tập đang chuẩn bị tấn công hòn đảo này. Theo Bill Burns, Giám đốc cơ quan CIA, ông Tập đã chỉ thị quân đội chuẩn bị cho cuộc xung đột vào năm 2027 và đã tuyên bố rằng diễn tiến cho sự thống nhất với Đài Loan là một yêu cầu để hoàn thành “sự trẻ trung hóa vĩ đại của Trung Quốc”, mà ông đặt năm 2049 làm mục tiêu. Nhưng bất kỳ một thời biểu nào có mục tiêu trong gần ba thập niên cho tương lai chỉ còn là khát vọng.

Giống như các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi, ông Tập muốn ưu tiên bảo vệ quyền tự do hành động trong các vấn đề chiến tranh và hòa bình, và không tự kềm hãm mình trong những kế hoạch mà ông không thể thoát ra. Giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đang chi tiêu dồi dào để bảo đảm sự lựa chọn cho giải pháp bằng quân sự trước vấn đề Đài Loan, Mỹ và Đài Loan không được tự mãn. Tuy nhiên, cũng tương tự như vậy, nếu kết luận rằng tương lai đã được báo trước và xung đột không thể tránh khỏi, việc này sẽ sai lầm.

Việc xác định các kịch bản xâm lược thúc đẩy các giới hoạch định chính sách của Mỹ triển khai các giải pháp cho các mối đe dọa sai lầm trong ngắn hạn. Các quan chức quốc phòng thích chuẩn bị hơn cho các cuộc phong tỏa và xâm lược, vì các kịch bản như vậy phù hợp nhất với khả năng của Mỹ và dễ dàng nhất để khái niệm hóa vấn đề và lập kế hoạch. Tuy nhiên, điều đáng nhắc lại là trong quá khứ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chọn các lựa chọn khác ngoài chiếm đóng quân sự để đạt được mục tiêu của họ, chẳng hạn như xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và sử dụng luật pháp ở Hồng Kông.

Thật vậy, Đài Loan đã tự bảo vệ mình trước một loạt các cuộc tấn công không thể xác định được của Trung Quốc trong nhiều năm, bao gồm các cuộc tấn công trên mạng, can thiệp vào chính trị bầu cử của Đài Loan và các cuộc thao diễn quân sự nhằm làm suy yếu niềm tin của Đài Loan vào hệ thống phòng thủ của chính mình và hỗ trợ của Hoa Kỳ. Phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến công du Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8-2022 nhấn mạnh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm lung lay niềm tin tâm lý của Đài Loan trong việc tự vệ. Sau chuyến viếng thăm, lần đầu tiên, Bắc Kinh điều động hoả tiễn bay qua Đài Loan, tiến hành các hoạt động không kích chưa từng có trên đường trung tuyến eo biển Đài Loan và mô phỏng cuộc phong tỏa các cảng chính của Đài Loan.

Mặc dù mối đe dọa quân sự chống Đài Loan là có thật, nhưng nó không phải là thách thức duy nhất, hoặc gần nhất, mà hòn đảo phải đối mặt. Khi Hoa Kỳ tập trung một cách hạn hẹp vào các vấn đề quân sự mà quên đi các mối đe dọa khác cho Đài Loan, Hoa Kỳ có nguy cơ mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng: thứ nhất, bù đắp quá mức theo những cách làm leo thang các căng thẳng nhiều hơn là ngăn chặn xung đột; và thứ hai, đánh mất tầm nhìn của các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn mà Hoa Kỳ có lẽ phải đối mặt nhiều hơn. Bắc Kinh đã bóp nghẹt mối liên hệ của Đài Loan với các nơi khác còn lại của thế giới và cố gắng thuyết phục dân chúng Đài Loan rằng, lựa chọn duy nhất để tránh sự tàn phá là tuân theo các điều kiện về hòa bình của Bắc Kinh chọn.

Đây không phải là một giả thuyết trong tương lai mà vốn dĩ đã là một thực tế trong thường nhật. Và bằng cách thổi phồng về mối đe dọa xâm lược của Trung Quốc, giới phân tích và quan chức Hoa Kỳ đang vô tình làm công tác cho Đảng CSTQ bằng cách dấy lên các lo sợ ở Đài Loan. Họ cũng đang gửi các tín hiệu đến các doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu đang hoạt động trong và xung quanh Đài Loan là sẽ có nguy cơ cao độ khi bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột quân sự.

Một sai lầm khác, cho rằng xung đột không thể tránh khỏi. Khi làm như vậy, Hoa Kỳ và Đài Loan tự ràng buộc mình với việc chuẩn bị bằng mọi cách để có thể cho cuộc xung đột sắp xảy ra, thúc đẩy những kết quả mà họ tìm cách ngăn chặn. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ đẩy Trung Quốc vào một góc, bằng cách đóng quân thường trực ở Đài Loan hoặc thực hiện cam kết phòng thủ hỗ tương chính thức khác với Đài Bắc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể cảm thấy sức nặng của áp lực theo tinh thần dân tộc và thực hiện các hành động quyết liệt có thể tàn phá hòn đảo.

Hơn nữa, việc mạo hiểm đơn phương trong một cuộc chiến với Hoa Kỳ về Đài Loan sẽ không phù hợp với chiến lược quy mô của ông Tập. Viễn tượng của ông là khôi phục Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu trên chính trường thế giới và biến Trung Quốc, như ông nói, trở thành một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại”. Do đó, một mặt, các mệnh lệnh phải chiếm giữ Đài Loan, mặt khác, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu đang căng thẳng trực tiếp. Bất kỳ cuộc xung đột nào về Đài Loan sẽ là thảm họa cho tương lai của Trung Quốc.

Nếu các hành động của Bắc Kinh với Đài Loan là quân sự, họ sẽ cảnh báo các nơi khác còn lại trong khu vực là Trung Quốc thoải mái với việc tiến hành chiến tranh để đạt mục tiêu, có khả năng kích hoạt các nước châu Á khác vũ trang và đoàn kết để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc. Xâm lược Đài Loan cũng sẽ gây nguy hiểm cho việc Bắc Kinh thâm nhập tài chính, dữ liệu và các thị trường toàn cầu, hủy hoại quốc gia bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, thực phẩm và chất bán dẫn.

Ngay cả khi cho rằng Bắc Kinh có thể thành công trong việc xâm lược và chiếm giữ Đài Loan, sau đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề. Nền kinh tế Đài Loan sẽ sụp đổ, bao gồm cả ngành công nghiệp bán dẫn vô cùng quý giá trên toàn cầu. Vô số thường dân sẽ chết hoặc bị thương, và những người sống sót sau cuộc xung đột sẽ căm thù tột độ với sức mạnh quân sự xâm lược. Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt với những đòn đáp trả ngoại giao và trừng phạt chưa từng có. Xung đột ngay ngoài khơi hải phận phía đông của Trung Quốc sẽ làm mất khả năng như là một trong những hành lang hàng hải bận rộn nhất thế giới, gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế của Trung Quốc chuyên về việc xuất khẩu.

Và tất nhiên, khi xâm lược Đài Loan, Trung Quốc sẽ tạo ra sự tham gia quân sự của Hoa Kỳ và có lẽ là các cường quốc khác trong khu vực, gồm cả Nhật Bản. Đây sẽ là định nghĩa chính xác của một loại chiến thắng không đáng đạt được hưởng.

Những thực tế này ngăn cản Trung Quốc tích cực xem xét đến một cuộc xâm lăng. Giống như tất cả những người tiền nhiệm, ông Tập muốn trở thành nhà lãnh đạo cuối cùng sáp nhập Đài Loan. Nhưng trong hơn 70 năm, Bắc Kinh đã kết luận rằng, cái giá của một cuộc xâm lược vẫn còn quá cao, và điều này giải thích tại sao Trung Quốc thay vào đó chủ yếu dựa vào các biện pháp khích lệ về kinh tế, và gần đây là các cưỡng chế không minh bạch.

Khác xa với việc có một kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được sự thống nhất, thật ra, Bắc Kinh đang bị mắc kẹt trong con đường cùng về chiến lược. Sau khi Bắc Kinh chà đạp lên quyền tự trị của Hồng Kông, không ai có thể tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng ở eo biển thông qua chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”. Hy vọng của Trung Quốc là lực hút của nền kinh tế sẽ đủ để đưa Đài Bắc vào bàn đàm phán cũng đã bị dập tắt, một nạn nhân của cả thành công kinh tế của Đài Loan và sự quản lý kinh tế yếu kém của ông Tập.

Một cuộc xâm lược Đài Loan không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong số các vấn đề này. Ông Tập sẽ chỉ mạo hiểm nếu khi nào tin rằng ông không có lựa chọn nào khác. Không có các dấu hiệu nào cho thấy, ông Tập, dù bất cứ nơi nào, đến gần kết luận như vậy. Hoa Kỳ nên cố gắng giữ kết luận theo cách này. Không có bài phát biểu nào của ông Tập giống với những đe dọa mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra trước cuộc xâm lược Ukraine. Không thể loại trừ khả năng của ông Tập có thể tính sai hoặc dò dẫm trong cuộc xung đột. Nhưng những tuyên bố và hành vi của ông Tập không cho thấy [ông ta] sẽ hành động một cách liều lĩnh như vậy.

(Còn tiếp)

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Phản ứng virus corona của Mỹ giống như quốc gia “thế giới thứ ba”

Guardian

Tác giả: Larry Elliott

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh

22-4-2020

Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz công kích Donald Trump, nói rằng Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai.

Cách xử lý vụng về của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến Mỹ trông giống như một quốc gia thế giới thứ ba và đang dẫn tới một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo.

Liệu Ấn Độ có thể đưa Nga và Ukraine vào bàn đàm phán?

Foreign Affairs

Tác giả: Happymon Jacob

Đỗ Kim Thêm dịch

2-8-2023

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hiroshima, Nhật hồi tháng 5 năm 2023. Nguồn: Ukrainian Presidential Press Service / Reuters

Thông thường, người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược Ukraine đã kích động phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới. Các quốc gia ở phía Nam bán cầu nói chung, thờ ơ với hoàn cảnh của Ukraine hoặc chỉ đơn thuần khó chịu vì sự bất lợi mà cuộc chiến đã gây ra cho nền kinh tế của họ. Giới quan sát ở phía Nam bán cầu có thể chỉ ra một cách gay gắt về các cuộc xung đột mà nó không được quan tâm và đang hoành hành trong các bìa rừng của láng giềng, nhưng giới chỉ trích ở phương Tây coi hàng rào cản và tính cách trung lập theo chức năng của các nền dân chủ như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tương đương với việc dung túng cho các hành động của Nga hoặc từ chối các chuẩn mực và giá trị về tự do.

Tuy nhiên, những người giám sát rào cản đó không chỉ đơn giản chờ đợi một cách thụ động ở bên lề; nhiều người trong số họ tích cực tìm cách chấm dứt chiến tranh. Trong những tháng gần đây, một loạt kế hoạch về hòa bình đã khởi phát từ các quốc gia ở phía Nam bán cầu, trong số những nước khác, có các sáng kiến riêng biệt do Brazil, Indonesia và một nhóm các nước châu Phi thúc đẩy. Giới quan sát phương Tây có xu hướng bác bỏ những đề xuất này hoặc không dành nhiều quan tâm, và cả các quan chức Nga và Ukraine đã bác bỏ nhiều khía cạnh của các kế hoạch dành nhượng bộ quá nhiều cho đối phương.

Chắc chắn, các điều kiện trên chiến trường sẽ cần phải thay đổi mang tính quyết định trước khi Moscow hoặc Kyiv sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa để hướng về việc chấm dứt xung đột. Nga và Ukraine đã không đạt được tình trạng bế tắc gây tổn thương cho nhau để buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán. Các cuộc thảo luận mà tôi đã tham gia trong các chuyến thăm Nga và Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu hồi năm ngoái cho thấy rõ ràng rằng, hiện không bên nào tìm kiếm việc ngừng bắn hoặc chấm dứt chiến tranh bằng ngoại giao. Nga dường như có khuynh hướng nghiêng về một cuộc chiến kéo dài, Nga tin rằng về lâu dài, họ có ưu thế. Mặc dù có thể không phản đối việc ngừng bắn, điện Kremlin sẽ không từ bỏ lãnh thổ đã chiếm đóng. Đó không là khởi điểm đối với Ukraine. Dựa trên sự ủng hộ của đa số dân chúng đối với quân đội, chính phủ Kyiv tin rằng động lực đang có lợi cho họ, nhưng họ không có thêm những chiến thắng lớn trên chiến trường, Ukraine sẽ chỉ đàm phán từ một thế yếu.

Nhưng dù thiếu một giải pháp cuối cùng, nền ngoại giao vẫn có thể giúp hạn chế và làm giảm sự tàn phá của chiến tranh và các tác động dây chuyền đối với nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia thuộc phía Nam bán cầu khi họ không đứng theo phe nào rõ ràng trong cuộc chiến, họ có vị trí tốt hơn các nước phương Tây hoặc Trung Quốc để đóng vai trò là trọng tài trung lập trong việc cố gắng xây dựng một tiến trình ngoại giao mà nó có thể giúp kiềm chế sự thái quá của chiến tranh và đặt các nền móng cho một thỏa thuận ngừng bắn hoặc hòa bình.

Với tư cách là một cường quốc quan trọng đã được cả Nga và Ukraine kiên trì ve vãn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, Ấn Độ đóng một vai trò ở đây. Việc New Delhi từ chối công khai lên án cuộc xâm lược của Nga đã cho phép họ duy trì các mối quan hệ lịch sử với Moscow. Nhưng trong năm qua, Ấn cũng đã nồng ấm với Ukraine. Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản vào cuối tháng 5, Modi đảm bảo với Zelensky rằng, Ấn Độ sẽ làm “mọi thứ có thể” để giúp chấm dứt chiến tranh.

Bằng cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, Ấn Độ có thể tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại rất cần thiết giữa các bên tham chiến, điều tiết tác động nhân đạo của cuộc xung đột và giúp giảm bớt thiệt hại kinh tế mà cuộc chiến đã gây ra cho các nước thuộc phía Nam trên toàn cầu. Ấn Độ không nên đánh giá quá cao những gì họ có thể đạt được, nhưng cũng không nên sợ hãi khi tự coi mình là nhà trọng tài và khẳng định ý tưởng của mình trong một cuộc xung đột ở xa đất nước.

Ấn Độ, nhà trọng tài

Cuộc gặp gỡ giữa Modi và Zelensky đánh dấu sự thay đổi đáng chú ý trong phương cách của Ấn Độ đối với Ukraine. Trong vài tháng qua, New Delhi đã thực hiện các biện pháp cho thấy, cuối cùng họ đã bắt đầu quan hệ với Ukraine một cách nghiêm túc, gồm tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận giữa Andriy Yermak, Tham mưu trưởng của Zelensky và Ajit Doval, Cố vấn an ninh quốc gia của Modi, về quan hệ song phương và kế hoạch hòa bình mười điểm của Ukraine. Trước đây, việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ của Ấn Độ với Nga – bao gồm cả mở rộng việc mua năng lượng – sau cuộc xâm lược đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu và kích động sự thiếu kiên nhẫn của phương Tây. Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện một con đường khác. Mặc dù tinh tế, sự thay đổi này là sản phẩm của một số yếu tố, bao gồm việc mong muốn của Modi tự thể hiện mình như là một chính khách quốc tế để nhắm tới cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024, mối quan tâm ngày càng tăng của Ấn Độ về các tham vọng của Trung Quốc, nhu cầu đồng thời phục vụ cho sự nhạy cảm của phương Tây và sự cấp thiết phải cân bằng các đối thủ mà nó là trọng tâm trong truyền thống chiến lược của Ấn Độ.

Không có gì ngạc nhiên khi một cường quốc không phải phương Tây lại quan tâm đến cuộc xung đột Ukraine như vậy. Cho đến nay, các thỏa thuận có ý nghĩa nhất được ký kết giữa Nga và Ukraine trong cuộc chiến đã được Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian: Các thỏa thuận về vận chuyển ngũ cốc cần thiết và các sản phẩm nông nghiệp rất cần thiết qua Biển Đen hiện đã bị loại trừ. Các sáng kiến được các nước phương Tây hỗ trợ mà họ là đồng minh và những người ủng hộ thân cận của Ukraine hoặc Trung Quốc nhà hảo tâm của Nga, chắc chắn sẽ được chào đón với sự nghi ngờ. Ấn Độ có một cơ hội duy nhất để tham gia một cách công khai bởi vì đã không lên án Nga và tiếp tục duy trì quan hệ với Moscow.

Hơn một tuần sau khi gặp Zelensky, Modi đã gọi điện cho Putin để thúc giục “đối thoại và ngoại giao” trong việc chấm dứt chiến tranh. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa qua ở Indonesia, Ấn Độ đã giúp các thành viên của nhóm, gồm cả các đối thủ Nga và Mỹ, đi đến thỏa thuận qua ngôn ngữ của việc tuyên bố chính thức được đưa ra vào cuối cuộc họp. Như Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar chỉ ra: “Ấn Độ sẽ không thể làm trung gian hòa giải và giúp giảm bớt tình hình một cách có giá trị nếu họ làm những gì phương Tây muốn họ làm trong giai đoạn đầu của cuộc chiến“.

Vào tháng 9, Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20 tiếp theo. Ấn Độ có thể nhấn mạnh hơn nữa về năng lực lãnh đạo của mình bằng cách đề xuất và hướng dẫn các trao đổi ngoại giao khiêm tốn giữa Nga, Ukraine và các đối tác của họ. Các đề xuất quan trọng để chấm dứt chiến tranh – như đã được một số quốc gia đưa ra, một số quốc gia bao gồm Brazil, Trung Quốc và Indonesia –dường như không được thực hiện nghiêm túc ở giai đoạn này.

Nhưng Ấn Độ có thể đưa các đối thủ vào bàn đàm phán để theo đuổi các thỏa thuận và hiểu biết mang tính dự kiến hơn. New Delhi có thể khuyến khích và tạo điều kiện đối thoại giữa các bên về một loạt các vấn đề ở mức độ thấp hơn. Trong các cuộc thảo luận gần đây của tôi với các quan chức và thành viên trong giới chiến lược ở New Delhi và Kyiv, một số ý tưởng hữu ích đã xuất hiện với tiềm năng cho việc áp dụng trong thực tế. Thứ nhất, Ấn Độ có thể tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa các đối thủ. Từ khi cuộc chiến bùng nổ, New Delhi là địa điểm tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào tháng 3 này. Tương tự như vậy, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-20 năm nay, New Delhi có thể tích cực khuyến khích nhiều cuộc họp kiểu này ở Ấn Độ giữa các bên tham gia khác nhau. Mặc dù New Delhi không có khả năng mời Ukraine tham gia G-20 (Ukraine không phải là thành viên), hội nghị thượng đỉnh có thể trở thành cơ hội cho “các cuộc gặp gỡ tình cờ”, “tham dự”, các cuộc họp bên lề hoặc thậm chí là các cuộc trò chuyện chính thức hơn giữa các nhà lãnh đạo từ Nga, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu. New Delhi có thể đem lại việc thu phục nhẹ nhàng của một người trung gian mai mối nhưng có quan tâm.

Chính phủ Ấn Độ cũng có thể hỗ trợ các cuộc đàm phán bán chính thức và các cuộc đối thoại không chính thức giữa các đối tác cấp cao từ Nga, Ukraine, Mỹ và châu Âu để thảo luận về tình trạng hiện tại và diễn biến của cuộc chiến, tác động của nó và những cách thức tiềm tàng mà nó sẽ kết thúc. Các cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp xây dựng một mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai. Ấn Độ có thể tổ chức chính thức hoặc không chính thức hoặc khuyến khích các cuộc thảo luận như vậy. Việc thiếu các cuộc đối thoại quan trọng trong cách này là vô cùng hỗn độn (một cuộc họp đầu năm nay giữa Lavrov và một số học giả và cựu quan chức Mỹ là một ngoại lệ hiếm hoi). Điều đáng lo ngại hơn nữa là sự miễn cưỡng của cường quốc kiến tạo hòa bình thế giới, Liên minh châu Âu áp dụng kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng hòa bình và giải quyết xung đột vào cuộc xung đột với Nga. Mặt khác, Ấn Độ có truyền thống tham gia đối thoại với các đối thủ ngay cả giữa chiến tranh, như đã làm trong cuộc xung đột Kargil năm 1999 với Pakistan. Khả năng giao tiếp với Pakistan và Trung Quốc, hai nước mà Ấn Độ đã tham gia chiến tranh và có mối quan hệ đối địch, cũng làm nổi bật mong muốn tránh sự thù địch ý thức hệ cứng nhắc, giống như Chiến tranh Lạnh với những kẻ thù.

Trong việc tham vấn với các đối tác, New Delhi cũng có thể xác định các vấn đề quan trọng mà các quan chức của Ukraine và Nga có thể giải quyết nhằm mục đích xây dựng lòng tin và cứu trợ cho thường dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến. Cả hai bên có thể quan tâm đến việc thảo luận các vấn đề như đối xử nhân đạo với các tù nhân, xác định và thực hiện (cùng với cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, the International Atomic Energy Association, IAEA) các hạn chế đối với các mục tiêu quân sự xung quanh các nhà máy điện hạt nhân, không khuyến khích việc sử dụng loại bom chùm, sơ tán các thường dân ra khỏi các khu vực giao tranh dữ dội và sắp xếp các lệnh ngừng bắn tạm thời ổ địa phương để bảo vệ dân thường.

Các quan chức Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh tác động của cuộc chiến đối với nền kinh tế quốc gia và an ninh lương thực, và đối với nước thuộc phía Nam bán cầu nói chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã dẫn đến giá lương thực và năng lượng tăng đột biến, gây ra lạm phát, làm suy yếu đồng tiền quốc gia và quốc tế không còn quan tâm đến tình trạng hỗn loạn kinh tế ở nhiều quốc gia thuộc miền Nam trong toàn cầu mà họ vẫn đang quay cuồng với các hậu quả của trận đại dịch COVID-19. Quyết định đáng tiếc gần đây của Nga không gia hạn thỏa thuận về ngũ cốc do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, một lần nữa gây ra lo ngại về an ninh lương thực trên toàn thế giới, đó là cơ hội để New Delhi nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực. New Delhi có thể thuyết phục Moscow gia hạn thỏa thuận, tận dụng cả mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Nga, vốn chỉ phát triển kể từ đầu cuộc chiến, và thiện chí mà họ có được ở Moscow. Đầu tháng 6, Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink đã công khai khuyến khích Ấn Độ làm điều đó. Bà nói: “Các nhà lãnh đạo Ấn Độ có tiếng nói độc đáo để đứng lên bảo vệ các nước đang phát triển và khuyến khích tiếp tục và mở rộng Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen để đảm bảo mọi người trên khắp thế giới có thể tiếp nhận thực phẩm mà họ rất cần”.

Với tư cách là một cường quốc hạt nhân, Ấn Độ cũng có thể cố gắng bảo đảm rằng, vũ khí hạt nhân không được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào trong cuộc xung đột này. New Delhi luôn ủng hộ việc không sử dụng các vũ khí hạt nhân, gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn và tin tưởng mạnh mẽ vào điều cấm kỵ hạt nhân. Ấn Độ nên kêu gọi tất cả các bên liên quan bảo đảm rằng không bên nào đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào cuộc chiến, ngay cả khi một đề xuất như vậy có thể không gây ấn tượng đối với Nga.

Để gây ấn tượng, khi bắt đầu khởi động, New Delhi nên chỉ định một đặc sứ, triệu tập các bên khác nhau trong cuộc xung đột và thực hiện các nỗ lực như đã phác hoạ ở trên. Ấn Độ cũng có thể tham gia các sáng kiến do nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau đề xuất, chẳng hạn như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và IAEA, thúc đẩy để phát triển một kế hoạch hòa bình hoặc ít nhất là các khía cạnh của một kế hoạch nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng Ấn Độ nên hành động nhanh chóng để tận dụng sự nồng ấm ngày càng tăng giữa Modi và Zelensky, và sự quan tâm mà Ấn Độ sẽ nhận được với tư cách là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới. Một khi chiến tranh kết thúc hoặc các bên đồng ý ngừng bắn, Ấn Độ cũng có thể xem xét, đảm nhận vai trò lớn hơn trong nỗ lực gìn giữ hòa bình giữa hai nước, với kinh nghiệm dày dặn trong các hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới, một viễn cảnh mà các quan chức ở Kyiv có thể hoan nghênh, trong khi đánh giá qua các cuộc thảo luận của tôi ở đó. Bằng cách này, Ấn Độ có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc duy trì tương lai an ninh châu Âu.

Lãi nhiều, lỗ ít

Điểm không thể tranh cãi là lợi ích của Ấn Độ khi cố gắng thực hiện một vai trò như vậy. Ở cấp độ rộng rãi nhất, những hành động này sẽ cho phép chính phủ Modi nhắc nhở cho thế giới biết rằng Ấn Độ là một cường quốc quan trọng. Ấn Độ tìm cách tự tạo lập mình như là một cực trong một hệ thống quốc tế đa cực, và can thiệp theo cách này vào cuộc chiến ở Ukraine sẽ nhấn mạnh khả năng giúp duy trì trật tự toàn cầu. Điều này càng quan trọng hơn đối với Ấn Độ vào thời điểm mà Trung Quốc, nước láng giềng và đối thủ, cũng đang tìm cách tự coi mình là một nhà kiến tạo hòa bình quốc tế. Bằng cách nỗ lực hướng tới việc bảo đảm một tình trạng hòa hoãn khó chịu giữa Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc đã thể hiện mình là một lực lượng địa chính trị quan trọng, điều mà Ấn Độ vẫn chưa thể hiện.

Trung Quốc đã thúc đẩy kế hoạch hòa bình của riêng mình để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, mặc dù các quan chức ở Kyiv và phương Tây không coi trọng kế hoạch này. Nhưng nỗ lực hòa giải của Trung Quốc đã cho phép họ nuôi dưỡng thiện chí ở Nga, Ukraine và châu Âu, với người Ukraine và các đồng minh phương Tây của họ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng hỗ trợ tái thiết đất nước bị tàn phá. Điều này sẽ chỉ thúc đẩy vị thế địa chính trị của Trung Quốc. Cuộc chiến càng kéo dài, nó càng làm tăng sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc và hạn chế hơn nữa khả năng và sự sẵn sàng của Nga qua việc giúp đỡ New Delhi trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh. Điều đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức Ấn Độ mạo hiểm làm phật lòng Nga, bằng cách thúc đẩy nước này xoa dịu sự thù địch. New Delhi không muốn cuộc chiến khiến Nga bị vùi dập và yếu đuối, mà thay vào đó, muốn duy trì một nước Nga mạnh mẽ, có thể củng cố tình trạng đa cực ở châu Á và ngăn chặn bá quyền Trung Quốc.

Cuộc chiến Ukraine cuối cùng cũng sẽ kết thúc. Trong khi đó, các quốc gia phải cố gắng kiềm chế cường độ bạo lực, chuẩn bị nền tảng cho các cuộc đối thoại chiến lược hơn và xây dựng lòng tin cho các lệnh ngừng bắn trong tương lai và có thể là một hòa ước tiềm tàng. Những nỗ lực của New Delhi có thể, tốt nhất, là làm giảm bớt những tác động tàn phá nhất của cuộc chiến; tệ nhất, họ sẽ tạo ra sự khác biệt nhỏ. Nhưng các quan chức Ấn Độ sẽ phạm sai lầm nếu họ không làm gì khi họ và thế giới đạt được quá nhiều.

***

Tác giả: Happymon Jacob là Phó Giáo sư về Ngoại giao và Giải trừ Quân bị tại Đại học Jawaharlal Nehru và Sáng lập viên Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, một tổ chức tư vấn có trụ sở đặt tại New Delhi.

Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Jason Douglas

Cù Tuấn biên dịch

3-3-2024

Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.

Người Mỹ nào ủng hộ ông Trump? Tại sao?

CNBC

Tác giả: Jake Novak

Jackhammer Nguyễn, lược dịch

4-10-2019

Lời dịch giả: Các cuộc thăm dò về Tổng thống Donald Trump cho thấy, sau vụ bê bối Ukraine (ông tìm sự giúp đỡ của ngoại quốc để tấn công đối thủ chính trị trong nước), nhóm ý kiến ủng hộ ông lại tăng, tuy chưa bằng nhóm ý kiến chống đối.

Đây là sự đụng độ của hệ thống (dân chủ vs độc tài) hay sự đụng độ của các nền văn minh?

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

29-5-2019

Biếm họa của Ferguson

Gần đây, đã có sự tranh luận về ý thức hệ ở Hoa Kỳ. Bởi vì các cuộc tranh luận này được kích động bởi một quan chức lo về chính sách đối ngoại, cho nên các nhóm chính trị và ý thức hệ đã tham gia vào. Vì vấn đề tranh cãi có liên quan đến nguời Trung Quốc chúng tôi, cho nên tôi phải đưa ra quan điểm của tôi cho các bạn, đồng thời để điều chỉnh các phát biểu của bạn bè tôi ở bên trong TQ.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 3)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công khi hỏi một ông ta một câu hỏi mà Trump không trả lời được. Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Photo Courtesy

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump đã nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với những gì tòa Bạch Ốc chính thức nói với và nói về báo chí. Theo chỉ đạo của ông, các cuộc họp báo truyền thống hàng ngày tại tòa Bạch Ốc của thư ký báo chí của tổng thống đã trở nên không thường xuyên vào năm 2018 và kết thúc vào năm 2019 dưới thời Sarah Huckabee Sanders và người kế nhiệm bà, Grisham.

Reisner: “Cuộc tấn công mùa đông của Nga sắp đạt đến đỉnh điểm”

NTV

Hubertus Volmer, thực hiện

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

18-3-2024

Đại tá Markus Reisner cho biết trong bài phân tích hàng tuần về tình hình ở Ukraine, với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc vượt qua biên giới của Quân đoàn Tự do Nga chống Putin, Ukraine đã cố gắng đánh lạc hướng tình hình khó khăn ở mặt trận trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nói riêng, cũng có khía cạnh chiến lược. Về cuộc bầu cử tổng thống ở Nga, Reisner nói: “Người ta tin rằng Putin, với gần 90% phiếu tán thành, sẽ cho chuẩn bị một cuộc tấn công mùa xuân mới”.