Đánh thức nước Mỹ, khi một số người nghĩ lợi nhuận quan trọng hơn mạng người

The Hill

Tác giả: Ana Kasparian

Dịch giả: Trúc Lam

29-3-2020

Khi số người chết do virus corona tiếp tục gia tăng ở Mỹ, người Mỹ đã được thông báo bởi các chuyên gia bảo thủ, các chính trị gia và quan trọng hơn là Tổng thống Donald Trump rằng, đã đến lúc nới lỏng các hướng dẫn của liên bang về cách ly xã hội để mở cửa nền kinh tế, bắt đầu từ Chủ nhật của lễ Phục sinh.

Trump đã phản bội người Kurd. Rồi sẽ đến ai?

The Atlantic

Tác giả: Peter Wehner

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-10-2019

Làm nhục thành phần nội các của mình là ghê sợ. Đặt các đồng minh trung thành của Mỹ vào hiểm nguy còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS

Diễn văn của Tổng thống Liên bang Đức F.W. Steinmeier trong dịp được tái bầu nhiệm kỳ 2

Âu Dương Thệ, lược dịch

15-2-2022

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier. Nguồn: novinky.cz

LGT: Tại cuộc họp chung lưỡng viện ngày 13-2-2022 giữa Quốc hội Liên bang Đức và Quốc hội các tiểu bang Đức với 1472 đại biểu, Tổng thống Liên bang đương nhiệm F.W. Steinmeier đã được tái bầu đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ 2 là 5 năm, với số phiếu bầu là 1045. Trong diễn văn cám ơn, TT Steinmeier đã nhấn mạnh tới những điểm chính  là: Sự đe dọa hòa bình ở Ukraine và Âu châu của Tổng thống Nga Putin, cuộc đối phó với nạn đại dịch Covid-19 của nhân dân và chính quyền Đức.

Những vấn đề trên dòng sông Mekong

Foreign Affairs

Tác giả: Sam Geall

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Vị trí của một con đập trên một nhánh của sông Mê Kông ở phía bắc Lào, tháng 12/2018. Ảnh: Sergey Ponomarev / The New York Times / Redux

Ngày 29 tháng 8, Lào công bố một con đập mới ở phía Bắc đất nước. Đập Sayaburi có công xuất 1,3 gigawatt nằm trên dòng sông Mekong chảy theo chiều dài đất nước. Trong nỗ lực trở thành “bình ắc-quy của Đông Nam Á”, Lào có kế hoạch xây dựng gần 100 con đập giống như vậy vào năm 2020, có khả năng xuất khẩu 2/3 năng lượng tạo ra từ thủy điện.

Hồ sơ thuế của Trump (III): Khu đầm lầy Trump đã tái tạo (Phần 8)

New York Times

Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld Larry Buchanan

Dịch giả: T.Vấn

19-10-2020

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7

Khách sạn được Chúa chọn

Tác giả, Lance Wallnau là nhà vị lai học (futurist) và Life Coach (một loại nghề dạy người ta cách thăng tiến trong sự nghiệp, phát huy và cải tiến các mối quan hệ v.v… nói chung là dy cách sống cả tâm linh lẫn vật chất – ND) là một người có lòng tin tưởng sắt đá. Thuộc giáo phái Phúc Âm, Wallnau phản đối việc tách rời nhà thờ ra khỏi nhà nước.

Cộng Hòa nên tự trách mình khi Facebook cấm cửa Trump

Lê Quốc Tuấn

Tóm lược từ Rollingstone

6-5-2021

Từ lâu, đảng Cộng hòa đã tranh đấu cho sức mạnh của các tổng công ty – và chính sức mạnh đó đã mang lại cho Facebook quyền tự do để loại Trump ra khỏi nền tảng của mình.

Nội chiến ở Miến Điện ngày càng có nhiều khả năng xảy ra

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: David Pfeifer

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

28-3-2021

Một người biểu tình đang xếp các bao tải trên đường phố Yangon, làm chướng ngại vật. Các cuộc kháng chiến vũ trang cũng đang hình thành trong nước, và một cuộc nội chiến đang đe dọa. Nguồn: DPA

Linh mục được yêu, Hồng y bị chế giễu

Tác giả: Victor Sebestyen

Dịch giả: Phan Trinh

4-6-2019

Lời giới thiệu của người dịch: Việc một số linh mục dưới quyền bị thuyên chuyển và linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Ngọc Bích trả lời phỏng vấn trên BBC trấn an dư luận (ông xem mọi việc như những diễn biến “bình thường”, và nhắc đến “Chúa” 5 lần), cùng với vụ nhà hoạt động Công giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt sáng ngày 29/5/2019, gợi nhớ đến câu chuyện đã xảy ra cho Giáo hội Công giáo Ba Lan vào đầu thập niên 1980, được Victor Sebestyen kể lại trong cuốn “Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire” (Cách mạng 1989, Đế quốc Xô-viết sụp đổ ở Đông Âu).

Thị trưởng các thành phố gửi thư cho hai bộ trưởng Tư pháp và An ninh Nội địa Hoa Kỳ

 

LTS: Sau khi tuyên bố là tổng thống của “luật pháp và trật tự“, ông Trump triển khai lực lượng xung kích liên bang xuống các tiểu bang, gây bất ổn gần hai tuần qua. Các đặc vụ liên bang có mặt tại các thành phố ở một số tiểu bang, đã gây thêm tình trạng căng thẳng giữa chính quyền liên bang với chính quyền các tiểu bang và thảnh phố, mặc dù lãnh đạo các tiểu bang nhiều lần lên tiếng, họ không muốn có sự hiện diện của các đặc vụ này tại các tiểu bang của họ.

Hồi ký Tổng thống Obama: Quyền lực, nghĩa khí và quốc gia

Barack Obama

Nhã Duy chuyển ngữ

21-11-2020

Năm tổng thống Mỹ: Từ trái qua: Tổng tống Bush cha, Obama, Bush con, Clinton và Carter

Trích từ hồi ký tổng thống Một Miền Đất Hứa – A Promised Land của TT Barack Obama

Chuyến viếng thăm phòng Bầu Dục đầu tiên của tôi diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử, khi theo truyền thống lâu đời thì vợ chồng Tổng Thống Bush đã mời Michelle và tôi đi thăm nơi sắp là nhà. Ngồi trên công xa của cơ quan mật vụ, chúng tôi chạy ngang qua vòng cung quanh co cổng Tây viên vào Bạch Ốc, cố lưu giữ vài điều nơi chúng tôi sẽ dọn vào dưới ba tháng nữa.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu trả tự do cho Phạm Đoan Trang

RSF

Hiếu Bá Linh, biên dịch

7-10-2020

Lời giới thiệu: Ngay sau khi hay tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, cùng ngày Thứ ba 7.10.2020, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo báo chí. Sau đây là bản dịch:

Một người ngồi đọc báo tại một sạp báo. Nguồn: Zeitungsstand in Hanoi © picture alliance / dpa / Minh Hoang

Tâm thư của cựu Tổng thống George W. Bush

George W. Bush Presidential Center

Dịch giả: Ian Bùi

2-6-2020

Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.

Quan hệ đối tác Châu Á – Thái Bình Dương tạo ra ‘trọng tâm’ mới cho thương mại toàn cầu

UNCTAD

Đỗ Kim Thêm dịch

15-12-2021

Cảng container ở Osaka, Nhật Bản. Nguồn: © Mirko

Một hiệp định thương mại tự do mới, bao gồm một phần ba nền kinh tế thế giới, sẽ loại bỏ 90% thuế quan giữa 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu trong khu vực thêm 42 tỷ USD.

Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và cuộc chiến ở Ukraine (Phần 2)

BPB

Sabine Peschel phỏng vấn Zhang Yunhua

Thục Quyên phỏng dịch

14-10-2022

Ảnh hưởng của sự rạn nứt toàn cầu bởi cuộc chiến Ukraine

Ngay cả khi không có chiến tranh, toàn cầu hóa đã bước vào giai đoạn thứ ba. Điều này có nghĩa là các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đa dạng hơn trong tương lai, ít phụ thuộc vào Trung Quốc hơn. Một dòng vốn nhất định đang thất thoát từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các nước phi dân chủ. Trước đây, Trung Quốc chỉ chú trọng đến hai khu vực, Mỹ là thị trường lớn nhất và Liên minh Âu châu. Trung Quốc đã thay đổi hướng đi, bởi vì bây giờ các nước ASEAN đã thành đối tác thương mại lớn nhất, không còn là Mỹ, cũng không còn là Liên minh Âu châu.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các nước phương Tây. Bởi vì khi nói đến mãi lực, tất nhiên sức mua lớn nhất không phải ở các nước ASEAN, mà là ở thế giới phương Tây. Xuất khẩu là cơ sở quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc.

Mặt khác, việc chuyển giao công nghệ then chốt từ Mỹ sang Trung Quốc gần như không thể thực hiện được nữa. Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong tương lai sẽ không suôn sẻ, và tốc độ phát triển sẽ tự động chậm lại. Tập Cận Bình sẽ ngày càng tập trung vào thị trường trong nước và thị trường của các nước phi dân chủ.

“Liên minh của những kẻ chuyên quyền”

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có là một mối đe dọa đối cho phương Tây?

Trong vấn đề Đài Loan, Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự.

Liên quan tới Âu châu, mục đích của Trung Quốc là chia rẽ Liên minh Âu châu để làm suy yếu khối này. Và trên thực tế, thực sự là toàn bộ châu Âu đã hành động trái ngược nhau trong những năm gần đây. Điều đó tốt cho Trung Quốc. Kể từ khi chiến tranh xảy ra, tình hình đã thay đổi, nhưng bất chấp điều này, Trung Quốc sẽ nắm bắt mọi cơ hội để đẩy mạnh sự chia rẽ. Ví dụ, Trung Quốc đã chuyển giao tên lửa phòng không cho Serbia vào tháng Tư. Về khía cạnh này, Trung Quốc thực sự là một mối đe dọa.

Một thí dụ khác là Trung Quốc muốn thành lập chi nhánh của Đại học Phúc Đán ,Thượng Hải ở Budapest (Fudan University). Điều này vấp phải sự phản đối, nhưng vẫn chưa rõ dự án này đã thực sự kết thúc hay chưa. Chỉ riêng nỗ lực này đã cho thấy Trung Quốc muốn có được chỗ đứng ở mọi nơi, không chỉ ở các quốc gia độc tài mà còn ở những khu vực dân chủ.

Cuộc chiến Ukraine trên truyền thông Trung Quốc

Hình ảnh nào về cuộc chiến Ukraine đang chiếm ưu thế tại Trung Quốc?

Trong giai đoạn đầu, báo chí Trung Quốc hoàn toàn chỉ đưa tin những gì báo chí Nga đăng tải. Khi những người Ukraine sống tại Trung Quốc phát tán bất kỳ thông tin nào khác, ngay lập tức họ bị cảnh sát đe dọa.

Từ giữa tháng Tư là giai đoạn thứ hai, đôi khi xuất hiện những tin tức khác hơn các báo cáo từ Nga. Quân đội Ukraine càng mạnh vì được hỗ trợ bởi vũ khí công nghệ cao của phương Tây, thì Trung Quốc càng trở nên thận trọng với cách loan truyền tin tức.

Dù vậy, Trung Quốc vẫn sử dụng hai giọng lưỡi khác nhau: Trên sân khấu Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc dùng một ngôn ngữ ít nhiều tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế và nhấn mạnh tính trung lập của mình, nhưng đối với dân trong nước thì giọng điệu hoàn toàn về phe Nga.

Zhang Jun, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ, đã bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng LHQ lên án với tỷ lệ áp đảo việc Nga xâm lược Ukraine trong nghị quyết ngày 2/3/2022. Tiếng nói của Trung Quốc rất quan trọng, do đó chỉ việc bỏ phiếu trắng cũng đã được quốc tế đánh giá tích cực. Nguồn: © picture-alliance, Pacific Press.

Giống như trên các phương tiện truyền thông Nga, Trung Quốc không bao giờ dùng từ “chiến tranh”, mà là “hoạt động quân sự nhằm đảm bảo hòa bình tại Ukraine”, hay gần đây là “cuộc khủng hoảng Ukraine”. Trong giai đoạn thứ hai, Trung Quốc sử dụng thuật ngữ chiến tranh, nhưng chắc chắn không có từ “xâm lược”. Và nếu có đề cập đến chiến tranh thì đó là một cuộc chiến khởi động bởi NATO, không phải Nga.

Tin tức về cuộc chiến Ukraine hoàn toàn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc

Việc kiểm duyệt khá hoàn hảo. Hiện nay Trung Quốc là một đất nước nơi người dân, bao gồm cả trí thức, coi như đã có một thỏa thuận với chính phủ: Chúng tôi không đưa ra bất kỳ nhận xét chỉ trích nào, đổi lại hãy để chúng tôi yên. Thỏa thuận này dường như đang còn hiệu lực tại Trung Quốc. Đối với những phát biểu hiếm hoi vượt quá phạm vi, thì Trung Quốc có đủ một số lượng nhân viên ngồi trước màn hình để xóa ngay lập tức mọi lời chỉ trích. Một bài viết phê bình không tồn tại trên mạng được quá nửa giờ hoặc một giờ.

Đa số công chúng Trung Quốc tin vào sự tuyên truyền của Nga-Trung qua giới truyền thông, trong khi một thiểu số im lặng nhỏ bé không có không gian để nói lên suy nghĩ của họ.

Dù sao kết quả của cuộc chiến cũng sẽ có tác động lớn đến Trung Quốc, có nghĩa là một kết quả tiêu cực về phía Nga có thể khiến người dân Trung Quốc thức tỉnh – điều này sẽ không tốt cho giới lãnh đạo.

Lập luận được Trung Quốc loan truyền trong giới đồng minh của mình

Tất nhiên, khi cuộc chiến và toàn bộ tình hình liên tục thay đổi, cách thức tuyên truyền của Trung Quốc cũng thay đổi, nhất là khi Nga đã không thể dễ dàng đánh bại Ukraine.

Phương Tây và đặc biệt là Mỹ không thể để Ukraine thất bại. Một thất bại của Ukraine có thể đồng nghĩa với sự thất bại của Đài Loan trong tương lai, điều mà Trung Quốc biết rõ. Và điều này có nghĩa là tuyên truyền ủng hộ Nga của chính phủ chỉ nhắm vào chính người dân Trung Quốc.

Còn đối với các nước đồng minh, Trung Quốc không thể hoàn toàn bưng bít tin tức thì họ sử dụng những lập luận quen thuộc: Nguyên nhân của cuộc chiến là sự bành trướng của NATO. Vì vậy, nếu cuộc chiến này cũng gây ra những hậu quả như tình trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Nam Bán cầu, thì tất nhiên chỉ có phương Tây cần bị chỉ trích chứ không phải Nga.

Nhưng nhìn chung, Trung Quốc vẫn sẽ chọn một quan điểm thực dụng.

Trung Quốc đang theo dõi sát sao và phân tích kỹ diễn biến cuộc chiến ở Ukraine vì theo quan điểm của họ, đây có thể coi là sự mô phỏng một cuộc chiến tại Đài Loan. Do đó Trung Quốc đã cực lực cảnh báo khi xuất hiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 26/4: Dấu hiệu về sự bảo vệ Đài Loan của Hoa Kỳ. Nguồn: © picture-alliance/ AP

Bắc Kinh rút ra bài học gì từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga đối với Đài Loan?

Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ tránh những gì mà họ đánh giá là Nga hiện đang làm sai: Có nghĩa là không tấn công theo kiểu “ngạo mạn” đó. Nếu bây giờ Trung Quốc tấn công Đài Loan, họ sẽ sử dụng công nghệ cao hơn chứ không như Nga – với các phương tiện quân sự đơn giản. Trung Quốc sẽ thận trọng hơn nhiều vì một cuộc tấn công vào Đài Loan chỉ có thể được thực hiện với sự chuẩn bị kỹ càng nếu Trung Quốc muốn nắm chắc phần thắng. Một đòn giáng mạnh vào Tập Cận Bình là một bài học khác từ cuộc chiến Ukraine: Cả Putin và Tập đều đánh giá bản thân quá cao và đánh giá phương Tây quá thấp.

Tập Cận Bình khi học được bài học này sẽ khiêm tốn hơn trong tương lai. Không có nghĩa là chính sách ngoại giao chiến binh sói hung hãn sẽ hoàn toàn thay đổi vì còn có vấn đề quán tính. Nhưng nói chung, Trung Quốc sẽ điều chỉnh sự kiêu ngạo của mình đôi chút.

Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan trong thời gian tới?

Nhiều dấu hiệu cho thấy, quân đội Trung Quốc có vẻ hoan nghênh một cuộc chiến, vì vậy chỉ còn phụ thuộc vào cách tính toán của Tập Cận Bình. Câu hỏi chính là công nghệ quân sự đã phát triển đến đâu. Có vẻ Trung Quốc phải cần thêm vài năm nữa, hay chỉ là hai hoặc ba?

Tuy nhiên, tình thế hiện tại đã thay đổi theo hướng có lợi cho Đài Loan, vì cộng đồng quốc tế sẽ khó chấp nhận thêm một cuộc chiến tranh xâm lược khác. Chỉ điều đó thôi cũng có thể khiến Trung Quốc không tránh được thất bại bất chấp mọi nỗ lực.

Tất cả phụ thuộc vào việc Tập Cận Bình có thể hạn chế tham vọng của mình hay không. Và điều này sẽ rõ khi Đại hội Đảng năm nay kết thúc.

(Chú thích của người dịch: Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu ngày 16/10/2022).

“Tôi hy vọng World Cup này cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào”

Süddeutsche Zeitung

Phỏng vấn: Stephan Reich

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

18-11-2022

Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về sáng kiến ​​cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.

Lukashenko tuyên bố, ông đã thuyết phục Putin không giết chết Prigozhin

Washington Post

Tác giả: Robyn Dixon Mary Ilyushina

Trúc Lam, chuyển ngữ

27-6-2023

Tổng thống Nga Putin nói chuyện với Tổng thống Belarus Lukashenko tại St. Petersburg hôm 27/12/2022. Nguồn: AFP/Getty Images

Trump đang đe dọa lật đổ Hiến pháp Hoa Kỳ

LTS: Để quý độc giả hiểu thêm bài viết dưới đây, xin nói sơ qua về chuyện tổng thống Mỹ bổ nhiệm các quan chức chính phủ, cũng như các thẩm phán… vào các cơ quan tư pháp.

Vaccine Corona ở Slovakia: Hàng giả Sputnik

TAZ

Võ Thu Phương, chuyển ngữ

10-4-2021

Vắc xin Sputnik đến sân bay Kosice ở Slovakia hồi tháng 3/2021 Ảnh: Frantisek Ivan / TASR/ AP

Viện Kiểm soát Dược phẩm SUKL tuyên bố đã nhận được một loại vaccine khác mang nhãn Sputnik. Bây giờ Moscow muốn đòi lại các lô hàng.

HRW tố cáo Việt Nam sử dụng côn đồ thay Công an để khép công dân vào khuôn khổ

Asia Sentinel

Dịch giả: Song Phan

20-6-2017

LTS: Sử dụng côn đồ để “dạy dỗ” những người không tuân theo ý của chính quyền, là một vấn đề quá quen thuộc ở Việt Nam, nhưng ít người nước ngoài biết đến. Cho nên báo cáo này của một cơ quan phi chính phủ phương Tây, đáng chú ý.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra nhiều chi tiết về việc đánh đập, hăm dọa

Những nhà hoạt động sau khi bị công an chìm “dạy dỗ”. Ảnh: AS/ internet

Khắp đất nước Việt Nam, thành phần côn đồ trẻ đang được sử dụng làm tay chân của công an, thực hiện việc đánh đập những công dân mà công an chưa muốn bắt, hoặc có lẽ thà không bắt sẽ tốt hơn, theo một báo cáo mới được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York công bố ngày 19 tháng 6.

Chim báo bão: Xung đột phe phái gia tăng khi Tập cố gắng củng cố quyền lực

The Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, dịch

14-10-2021

Có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt giữa lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và các phe phái cùng những nhân vật quyền lực bao gồm cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) và Phó Chủ tịch hiện tại Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan). Các trường hợp đánh nhau đã không còn kín đáo nữa, giữa những nhân vật có ảnh hưởng này và phe nhóm của họ, xuất hiện sau sự tiết lộ vào tháng 9 bởi các trang web bán chính thức NetEase và Sohu, cho biết rằng một số quan chức cấp cao trong bộ máy chính trị-pháp luật, bao gồm cảnh sát, mật vụ và tòa án, đã âm mưu các hành động “nham hiểm và xảo quyệt” chống lại một lãnh đạo cao nhất của đảng, thường được cho là ông Tập (những bài báo này đã bị xóa khỏi mạng Internet).

Việt Nam chặn không gian pháp lý của Xã Hội Dân Sự

Asia Sentinel

Tác giả: Mark Sidel

Hồ Động Đình, chuyển ngữ

3-2-2023

Bài viết đã được dịch và đăng lại từ NYU USALI, ngày 31-1-2023: https://usali.org/usali-perspectives-blog/vietnams-closing-space-for-civil-society

GS Mark Sidel. Nguồn: ĐH Wisconsin-Madison

Khi chúng ta nghĩ về việc sử dụng luật pháp và chính sách để hạn chế xã hội dân sự ở châu Á; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia thường được nghĩ đến.

Ở Trung Quốc dưới thời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tập Cận Bình, chúng ta thấy một số tổ chức vận động chính sách bị cấm, những người lãnh đạo của họ bị bắt giữ, nguồn tài trợ nước ngoài bị hạn chế nghiêm trọng và các hoạt động hàng ngày chịu sự giám sát ngày càng gia tăng.

Ở Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, là người theo chủ nghĩa dân tộc và đạo Hindu, các tổ chức Hồi giáo và dân chúng phải đối mặt với những giới hạn ngày càng nghiêm ngặt hơn. Tài trợ nước ngoài cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước phải tuân theo các quy tắc và thủ tục phức tạp, cả các nhóm vận động trong nước và quốc tế đều gặp rắc rối.

Học chính sử để kiểm duyệt lịch sử

New York Times

Tác giả: Li Yuan

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Ảnh minh họa. Nguồn: Jialun Deng

Hàng ngàn nhân viên lãnh lương thấp trong các “nhà máy kiểm duyệt” rà soát thế giới mạng để tìm các nội dung bị cấm, trong đó, ngay cả tấm ảnh một cái ghế trống cũng có thể gây phiền toái lớn.

Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội ư? Đã quá muộn rồi.

New York Times

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

30-11-2017

Việt Nam bắt chước TQ, thi nhau dẹp các trang mạng xã hội. Nguồn: Dom McKenzie/ NYT

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi hợp tác với Trung Quốc

Project- Syndicate

Tác giả: Jeffrey D. Sachs

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại, Trung Quốc ngang nhiên vi phạm luật mậu dịch quốc tế, thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội. Hiện nay, cộng đồng thế giới đã nhận ra hung đồ của Trung Quốc trong các sách lược gây hại cho toàn cầu, nhưng Mỹ và các nước phương Tây liên kết không đủ mạnh để chống Trung Quốc. Do đó, một chiến lược bài Hoa cho một nền mậu dịch thế giới được công bình hơn và cùng chung hưởng thịnh vượng là một đối sách chung quan trọng hơn bao giờ hết.

Vụ 21 đứa trẻ kiện chính phủ Mỹ

CBS

Steve Kroft thực hiện

Dịch giả: Bùi Xuân Bách

23-6-2019

21 đương đơn trong vụ kiện chính phủ. Ảnh: Robin Loznak

Vụ kiện về biến đổi khí hậu có thể ngăn chặn chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Một đơn kiện được đệ trình, thay mặt cho 21 trẻ em, cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đã cố tình không bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu nguyên đơn thắng, điều đó có nghĩa là sẽ phải có những thay đổi lớn lao trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bằng một giọng nói khác với Trump, bà Hillary Clinton chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và Biển Đông

LA Times

Tác giả: Jessica Meyers

Dịch giả: Trúc Lam

28-11-2017

Bà Hillary Clinton xuất hiện hồi tháng 4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn Cầu ở New York, đã phát biểu hôm thứ Ba qua điện đàm về kinh tế và chính sách ở Bắc Kinh. Ảnh: Mary Altaffer/ AP

Bà Hillary Clinton nói với những người ở Trung Quốc như thể bà đang đọc bài diễn văn với tư cách là một tổng thống.

Cựu đối thủ Nhà Trắng đã đưa ra một quan điểm, một sự công kích mạnh mẽ hôm thứ Ba, nhằm vào Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, là người mà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là “hợp nhãn” nhất. Những lời phê bình của bà – từ nhân quyền cho đến biến đổi khí hậu – gây sự chú ý về sự khác biệt của họ so với Trump, là người đã đến thăm Trung Quốc chỉ vài tuần trước đó.

Tướng Mike Mullen: Tôi không thể tiếp tục im lặng

Atlantic

Tác giả: Mike Mullen

Dịch giả: Trúc Lam

2-6-2020

Tướng Mike Mullen, Tham mưu Trưởng Liên quân. Nguồn: Chad J. McNeeley/ Bộ Quốc phòng Mỹ

Tác giả: Tướng bốn sao Mike Mullen, từng là cựu đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, sau đó ông được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm Tham mưu Trưởng Liên Quân, là người đứng đầu tất cả các binh chủng. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông đã nhận được rất nhiều huân chương cao quý. Đây là bài viết của ông trên báo Atlantic, bình luận về việc ông Trump muốn sử dụng quân đội để đàn áp biểu tình.

Cảnh báo: Tập thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và phản công lại sự bao vây

The James Town

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, lược dịch

13-4-2021

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai thách thức vai trò của Mỹ trong tư cách là nước thiết lập quy tắc toàn cầu. Chính quyền của Tập Cận Bình cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm chống lại những nỗ lực của “liên minh các nền dân chủ” do Mỹ lãnh đạo nhằm kiềm chế TQ.

Thượng đỉnh EU – Trung Quốc: Trung Quốc bỏ mặc EU, thậm chí còn đe dọa

Handelsblatt

Tác giả: Dana Heide, Till Hope Moritz Koch

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

22-6-2020

Thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc về các vấn đề thương mại, bảo vệ khí hậu và Hồng Kông: Trung Quốc bỏ mặc EU – và thậm chí còn đe dọa

Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU, ông Charles Michel trong cuộc họp báo ngày 22/6/2020. Ảnh: AP

Châu Âu đang đòi hỏi nhiều từ giới lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng Trung Quốc thậm chí còn tăng áp lực với các kế hoạch bao cấp cho nền kinh tế của mình.