Hội nghị Trung ương 7 ở Việt Nam: Cần quan sát gì?

Diplomat

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

2-5-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình gặp nhau hồi tháng 11/2017 ở Hà Nội. Ảnh: Hoang Dinh Nam/Pool Photo via AP

Một số điểm quan trọng cần quan sát tại một sự kiện chính trị quan trọng sắp tới.

Mặc dù chính trị Việt Nam thường lấy các tiêu đề quốc tế trong suốt các Đại hội Đảng năm năm của đất nước, các sự kiện chính trị can thiệp quan trọng khác thường không được chú ý. Một trường hợp cụ thể là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 trong tháng này, nơi có thể có tới ba gương mặt mới tham gia Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu năm ngoái, Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đã bị sa thải khỏi Bộ Chính trị, sau khi ông ta bị cáo buộc tham nhũng, là một phần của cuộc điều tra lớn ở PetroVietnam. Đây là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị bị sa thải trong nhiều thập niên. Sau đó ông ta bị kết án tù 18 năm.

Đầu năm nay, Đinh Thế Huynh, một quan chức nổi bật và là người đứng đầu Ban Bí thư của Đảng, tuyên bố, ông sẽ từ chức vì bệnh tật. Cũng có những ý kiến cho rằng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, là người đã và đang gặp vấn đề sức khỏe kém trong nhiều tháng, thấy rằng ​​ông Quang vắng mặt bất thường suốt cả tháng, không xuất hiện trước công chúng hồi tháng Tám, sẽ được thay thế tại Hội nghị trong tháng này.

Hai bài báo thú vị đã khám phá những gì có thể diễn ra tại Hội nghị này: một của Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, và một của ông David Brown, cựu viên chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam. Cũng như những sự đề bạc vào Bộ Chính trị, ông Hiệp nói rằng, Nguyễn Thiện Nhân có thể được bổ nhiệm làm tân Chủ tịch nước tại Hội nghị. Ông Nhân đã được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy mới tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi Đinh La Thăng bị sa thải hồi năm ngoái. Ông Nhân từng là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức  kiểm soát “các tổ chức của người dân” hoặc xã hội dân sự của Đảng.

Ông Nhân có thể được xem như một Ủy viên Bộ Chính trị không có gì đặc biệt, là người bị thất sủng, sau khi điều hành kém cỏi qua chức vụ Bộ trưởng Bộ giáo dục hồi thập niên 2000. Một nhà phân tích chính trị đã nói với tôi trước đây rằng, anh ta tiên đoán ​​khả năng lãnh đạo thụ động và hiệu quả tầm thường từ ông Nhân. Thật vậy, ông Nhân được xem như là một người ba phải của đảng.

Tuy nhiên, đây có thể chính là dạng người mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật chính trị hàng đầu của đất nước, sẽ ủng hộ. Kể từ Đại hội Đảng 12 hồi đầu năm 2016, đã thấy ông Trọng tái đắc cử và sau đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị miễn nhiệm, ông Trọng đã mở ra một kỷ nguyên thay đổi chính trị bảo thủ. Đảng Cộng sản dưới sự giám sát của ông Trọng, đã trở nên tập trung hơn, được quản lý bằng cách ra quyết định “đồng thuận”; nguyên tắc tập trung dân chủ, nếu là một người tử tế.

Như ông Brown lưu ý, ông Trọng muốn “khôi phục kỷ luật và đạo đức của đảng là chiến dịch xác định và trừng phạt các nhà lãnh đạo đảng suy thoái về tư tưởng“. Điều này gần đây đã được bật mí trong danh sách 27 “điều xấu xa” sẽ được soi xét kỹ lưỡng bởi một nhóm kiểm tra mới, sẽ báo cáo về đạo đức của các quan chức Đảng. Nó cũng nhắm vào các chính trị gia được xem là quá cá nhân chủ nghĩa và dân túy, tương tự như Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng.

Thật vậy, việc thay thế Đinh La Thăng bởi Nguyễn Thiện Nhân gói gọn theo cách mà ông Trọng hiện muốn Đảng hoạt động. Đinh La Thăng là một chính trị gia đi ra từ cái khuôn mẫu của ông Dũng, là người đã chống Trung Quốc và thuyết giảng về các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến những người nghèo ở Việt Nam, được xem là mối đe dọa đến đặc tính đồng thuận trong việc ra quyết định của Đảng, đã từng được rèn giũa bởi ông Hồ Chí Minh trong thập niên 1960, trong khi ông Nhân là một người ba phải, nồng nhiệt với lịch sử trong cơ thể ngu đần của Đảng, là dạng người mà ông Trọng mong muốn. Thật vậy, chờ xem Hội nghị Trung ương trong tháng này sẽ chứng kiến ​​sự trỗi dậy qua lòng trung thành của các Ủy viên của Đảng tẻ nhạt, hầu hết đều theo hình mẫu của ông Trọng.

Ông Hiệp nêu lên một viễn cảnh khác. Nếu ông Nhân làm Chủ tịch nước, điều này có thể đặt ông vào trong hàng ngũ sẽ trở thành Tổng Bí thư kế tiếp, cho rằng ông Trọng gần như chắc chắn sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần tới vào năm 2021. Hầu hết các nhà phân tích, kể cả bản thân tôi, đều cho rằng, ứng viên có khả năng đảm nhận vai trò này là Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thật ra là ông hoàng chống tham nhũng của Việt Nam (mặc dù ông Trọng có quyền như nhau, nếu không nhiều hơn, trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng).

Vào tháng 3, ông Vượng cũng được bổ nhiệm chức Thường trực Ban Bí thư Đảng, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách của Đảng, sau khi ông Đinh Thế Huynh nghỉ hưu sớm, là người lẽ ra trở thành Tổng Bí thư kế tiếp. Nhưng ông Hiệp lưu ý rằng, nếu ông Nhân trở thành Chủ tịch nước trong tháng này, ông có thể được cất nhắc vào vị trí thách thức cho công việc hàng đầu vào năm 2021.

Một nhân vật chính trị đang trỗi dậy khác đáng quan tâm là ông Nguyễn Xuân Thắng, hiện là Bí thư Trung ương đảng và là Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Điều quan trọng nữa là ông Thắng được thăng chức lên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương hồi tháng Ba. Ông ta đã giữ vị trí này kể từ tháng 12, cũng vì sự vắng mặt của Đinh Thế Huynh. Cần nhớ rằng, ông Trọng cũng là người đứng đầu Hội đồng Lý luận Trung ương hồi đầu những năm 2000. Với ý thức hệ bây giờ được nâng cao trong hệ thống cấp bậc của Đảng Cộng sản, Hội đồng Lý luận thì quan trọng – và có thể là Thắng.

Đa số người Việt Nam sẽ không nghi ngờ gì về Hội nghị Trung ương sắp tới với sự rập khuôn, nhưng có khuynh hướng là: “Ông chủ mới, cũng giống như ông chủ cũ” (Bình cũ, rượu mới: ND). Nhưng điều được quyết định tại hội nghị này sẽ có tầm quan trọng đối với những người bình thường. Đối với những người mới bắt đầu, Ủy ban Trung ương dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu về việc liệu có nên tăng tuổi nghỉ hưu trên cả nước hay không, sau khi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung đã khởi động trước Quốc hội hồi đầu năm nay.

Một lựa chọn là tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 đối với nam và từ 55 lên 60 đối với nữ. Điều này sẽ được tăng lên dần dần, ba tháng mỗi năm cho đến khi đạt tới độ tuổi tối đa mới. Lựa chọn thứ hai là một sự gia tăng cực đoan hơn; tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên bốn tháng mỗi năm cho đến khi đạt đến 65 cho nam giới và 60 cho phụ nữ.

Ủy ban Trung ương cũng dự kiến ​​sẽ quyết định liệu có nên giảm số năm công nhân Việt Nam phải trả tiền vào quỹ an sinh xã hội trước khi họ được hưởng lương hưu. Hiện tại, họ phải trả tiền bảo hiểm xã hội trong 20 năm. Nhưng các quan chức Đảng muốn điều này được giảm xuống còn 15 năm, và có thể chỉ còn 10 năm nữa trong tương lai.

Lý do cho cả hai đã rõ ràng: Trong khi Việt Nam hiện có một dân số trẻ, trong vòng một hoặc hai thập niên tới, sẽ có một trong những nơi có dân số già đi nhanh nhất thế giới, làm gia tăng nguy cơ, dân chúng sẽ già đi trước khi trở nên giàu có. (Xem bài: “Dân Việt Nam sẽ già trước khi trở nên giàu có?”). Sự giàu có muốn nói ở đây, gồm các quỹ trong chương trình bảo hiểm xã hội, mà các nhà quan sát kinh tế nói rằng, có thể bắt đầu bị thâm hụt vào năm 2020, và có thể bị cạn kiệt vào năm 2040.

Đó là trừ khi mọi thứ thay đổi. Chủ yếu, điều này sẽ được thực hiện bằng cách giảm số người hưởng lương hưu và gia tăng số lượng công nhân trả tiền vào chương trình; giảm số năm đóng góp, đảng nghĩ sẽ lôi cuốn nhiều công nhân và doanh nghiệp trả tiền cho chương trình này.

Với tất cả những điều này, những gì người ta có thể mong đợi từ Hội nghị Trung ương tháng này, là sự củng cố chính trị của ông Trọng và sự giảm bớt quyền của người lao động Việt Nam, những người đã phải trả cho chi phí quản lý tài chánh kém cỏi của Đảng Cộng sản cầm quyền.

© Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây