Chuyện một người Việt là di dân lậu

Nhã Duy

12-12-2021

Tôi gặp một cô gái vài lần nhưng không trò chuyện nhiều, thỉnh thoảng chỉ góp vài nụ cười để em biết tôi là người không xa cách hay nghiêm nghị. Em là bạn với gia đình một người em thân thiết mà tôi quen biết và thỉnh thoảng lui tới. Ăn tối chung vài lần, qua vài câu chuyện cởi mở hơn trong bàn ăn, tôi hiểu thêm về tình cảnh của em.

Văn hóa (Phần 4)

Nguyễn Thông

11-12-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2Phần 3

Chốt lại những ý ở các phần bài trước, rằng không phải cứ cái gì của phong kiến cũng là xấu, là phải bỏ và thay bằng cái mới. Có những giá trị đã được thử thách, chịu cuộc dâu bể và tồn tại mãi tới ngày nay. Lễ chính là thứ giá trị ấy, thành thứ chuẩn mực đạo đức, lối sống, văn hóa, đã là con người thì phải có nó, không thể bỏ được.

Cách chạy chữa cho cuộc sống mòn

Tuấn Khanh

10-12-2021

Không phải ai cũng biết là vài trăm năm trước, giới y học phương Tây có một cách cứu người đuối nước rất bất ngờ: đút ống thổi vào hậu môn để bơm sức sống vào trực tràng giúp nạn nhân tỉnh lại. Những bác sĩ thời đó, hoặc thổi hơi của thuốc lá vào ruột, hoặc ra sức thổi tận tình.

Văn hóa (Phần 3)

Nguyễn Thông

8-12-2021

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Ảnh trên mạng

Không ít người bênh giáo sư Thêm đã về hùa với ông ta, nói rằng bỏ lễ là đúng. Họ cũng như ông Thêm, đánh đồng lễ với nho giáo, với phong kiến, với sự kìm hãm bằng tôn ti trật tự để trói buộc con người. Họ không cần biết người Việt cả nghìn đời nay đã biến lễ vốn từ sự tuân phục, cung kính giáo điều, chấp nhận sự ngoan ngoãn tẻ nhạt, thành đạo đức, văn hóa, lối sống, thái độ sống, hành vi sống tốt đẹp. Có thể nói không ngoa rằng, người Việt hiện nay còn được người nước khác yêu mến, nể trọng, thì phần rất quan trọng là nhờ thứ “lễ-đạo đức-văn hóa” ấy, chứ không phải do giỏi đánh nhau.

Sao lại tắt Quốc ca?

Đặng Đình Mạnh

7-12-2021

Ảnh: VTV6

Hồi năm 2016, trong buổi đón ông Obama đến thăm xứ này, cô ca sĩ Mỹ Linh hát quốc ca theo phong cách Acapella, không có nhạc nền, không có ca bè, cho nên, không có hùng hồn… khiến nhiều người phản đối quá xá vì nghe không quen tai, không giống Quốc ca gì ráo trọi.

Văn hóa (Phần 2)

Nguyễn Thông

5-12-2021

Phần 1

Hôm nay 24.11, nhà cai trị xứ này tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau 73 năm kể từ hội nghị lần thứ 2 (năm 1948) giờ mới chú ý tới văn hóa, kể ra khí lâu, hèn gì văn hóa xuống cấp thảm hại.

Cô gái vót chông, hay là hội chứng “khổ dâm” Việt-Mỹ

Tuấn Khanh

2-12-2021

Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt – Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều “khổ dâm” của một nhà cầm quyền: Thích nhích lại gần Mỹ nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.

Việt Nam hiện nay chỉ có một lý do để Mỹ và phương Tây đoái hoài tới: Vị trí địa lý

Trịnh Hữu Long

29-11-2021

Chuyện cô hoa hậu mang bài “Cô gái vót chông” đi đánh ở Mỹ không biết là vô tình hay cố ý. Ở ta đi thi hoa hậu ở nước ngoài là phải qua Bộ Văn – Thể – Du chứ không tự ý đi được.

Chúng ta có cần “Tiên học Lễ, hậu học Văn” hay không?

Đào Tăng Dực

29-11-2021

I. Dẫn nhập:

Theo trang mạng BaoQuocTe.VN ngày 24-11-2021:

“Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề ‘Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo’ do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức vừa qua, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) trình bày quan điểm trên trong tham luận: ‘Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo’.

Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

Nguyễn Ngọc Chu

29-11-2021

Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Triệu Thị Trinh (225-248).

Vài điều về chấn hưng văn hóa

Nguyễn Đình Cống

28-11-2021

Qua theo dõi hội nghị Diên Hồng về văn hóa ngày 24 tháng 11, tôi vừa phấn khởi vừa lo ngại. Phấn khởi vì thấy rằng một số cán bộ có trách nhiệm ở cấp cao đã thấy được tầm quan trọng của văn hóa, lãnh đạo Đảng đã công khai nói về yêu cầu chấn hưng văn hóa, từ đó  có hy vọng đất nước sẽ phát triển đúng hướng. Lo ngại vì thấy rằng nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về văn hóa có phần lệch lạc, họ có thể làm chệch hướng của sự phát triển hoặc phạm vào lỗi ‘đánh trống bỏ dùi’.

Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

Trần Văn Thọ

27-11-2021

Mấy hôm nay ở Việt Nam bàn tán nhiều về câu “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh. Câu này rất hay, sao phải bàn tán nhiều.

‘Lễ’ không đơn thuần là… lễ

Blog VOA

Trân Văn

26-11-2021

Tuần này, đề nghị của ông Trần Ngọc Thêm (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) tại Hội thảo Giáo dục 2021 về “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội Việt Nam tổ chức: Không nên sử dụng quan điểm “Trồng người” cũng như “Tiên học lễ, hậu học văn” vì làm giáo dục trở thành thụ động, kiềm chế sáng tạo (1)… là một trong những vấn đề gây tranh cãi kịch liệt cả trên hệ thống truyền thông chính thức (2) lẫn mạng xã hội…

Văn hóa ư?

Đoàn Bảo Châu

25-12-2021

Nhân đang có hội nghị và các vị lãnh đạo cấp cao nhất nói nhiều về văn hoá nên tôi cũng muốn góp mấy câu. Văn hoá là một khái niệm bao trùm kiến thức, truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, cách ứng xử, thói quen của một người, một nhóm người hay của một đất nước.

Nghĩ vụn về “chấn hưng văn hóa”

Lê Huyền Ái Mỹ

24-11-2021

Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 vừa bế mạc. Trên báo Tuổi trẻ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Hạnh phúc không phải chỉ là nhiều tiền lắm của”.

Đúng và đúng nhất với người đã, đang có lắm của nhiều tiền. Còn với người nghèo, chạy ăn từng bữa, nhà cửa đi thuê thì hạnh phúc đầu tiên là tiền đâu. Họ chỉ cần không phải lo sợ, hồi hộp tiền chợ, tiền trọ, tiền học cho con cái là ngất ngây ngút ngàn!

Báo “trẻ tuổi” cũng rút tựa: “Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”.

Đúng và để thúc đẩy nổi cái gọi là “chấn hưng văn hóa” ấy, cần gọi tên từng mảng: chấn hưng văn hóa trong chính trị mà cụ thể là văn hóa của cán bộ – lãnh đạo; chấn hưng văn hóa trong kinh tế mà cụ thể là văn hóa của doanh nhân; chấn hưng văn hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa…

Nói tới đây mới nhớ Bản kiến nghị chấn hưng giáo dục của giáo sư Hoàng Tụy và 23 giáo sư khả kính trình lên Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2004, đến nay vẫn… im lìm trên giá gỗ. Vậy sau Hội nghị Diên Hồng hôm nay, gác tay lên trán, liệu tới ngày trán nhăn nheo, da đổ đồi mồi có được nghe tiếng đồng thanh vọng lại?

Viết tới đây mới giật mình khi liếc qua bản tin bắt bớ chiều nay, cán bộ lại dính đất, lãnh đạo y tế lại dính đấu thầu thiết bị…

Đền đài, tòa tháp, công viên… là thành tựu của văn minh. Còn cách con người ứng xử với con người, con người đối đãi với thiên nhiên, con người tôn trọng cái thành tựu đã trở thành di sản ấy chính là văn hóa.

Đất đai vốn sở hữu toàn dân, nhà nước được giao cho trọng trách quản lý, mà sao các quan nhà nước lại đối đãi với đất như thể… vô chủ, phi sở hữu nhân dân đến thế? Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu y tế nhằm phục vụ chữa bệnh cho con người, sao các cán bộ chuyên môn lại “thao tác” như thể chỉ ai “sáng mắt” mới vào bệnh viện để “chữa mù”? Những dòng chảy bị… nắn, tức nước bên này thì vỡ bờ bên kia; hay những cánh rừng phía tây, phía đông dần trụi lá, trất gốc, chỉ một trận mưa dài là núi non sạt lở. Ai đó quơ quào mà đổ tội hết cho mưa, như thể ông trời mới vừa sai phái… Thủy Tinh hạ giới!

Con người – ẩn dưới những lớp áo chức danh, vị trí, công việc lại đối với con người trong sự giả dối, hình thức, rỗng tuếch thì liệu, công cuộc “chấn hưng văn hóa” – sẽ bắt đầu từ đâu để nó… thật nhất có thể, để phép ứng xử thực tiễn -biểu hiện điển hình nhất của văn hóa (theo giáo sư Hồ Ngọc Đại) – phải lấy đức tính trung thực làm đầu, làm căn bản của mọi căn tính.

Và liệu trong cuộc “chấn hưng văn hóa” Việt Nam lần này, “người ta chỉ có thể trở thành phong phú và cường tráng chính bằng khả năng hội nhập được với cái khác mình” – (theo nhà văn Nguyên Ngọc) mà minh định và chấp nhận, phế bỏ cả cái “giống mình”, “là mình” nhưng không còn phù hợp và tôn trọng cái khác biệt với mình để đi tới, “bản sắc mới được hình thành trong chính quá trình tiếp nhận thành công đó” – (theo nhà văn Nguyên Ngọc).

Học để làm một Con Người Tự Do. Sự tự do khi không có văn hóa sẽ là “thứ tự do hoang dã” (theo nhà giáo Giản Tư Trung).

Vậy “chấn hưng văn hóa” để mang lại cho xã hội này một bình nguyên tự do hay… chỉ còn là một đám đông hoang dã?

Bạo lực phát sinh trong xã hội là do luật pháp lỏng lẻo, hay là do văn hóa truyền thống?

Trương Nhân Tuấn

19-11-2021

Hầu hết các chuyện cổ tích Việt Nam lưu truyền trong dân gian, kể cả chuyện Tấm Cám, điểm chính vẫn là kẻ ác bị trừng phạt và kẻ hiền gặp lành. Không có văn hóa nào chủ trương bạo lực mà chỉ có những kẻ lợi dụng những điểm đặc thù của văn hóa để mưu đồ chính trị.

Ăn thịt bò nhớ Mác

Trần Trung Đạo

17-11-2021

Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối), Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Về lời bài Quốc ca của Văn Cao

Mạc Văn Trang

16-11-2021

Gần đây có một số bạn trẻ phê phán Văn Cao viết lời bài Quốc ca “khát máu quá”. Mỗi lần xem bóng đá, hai đội ra sân, nghe Quốc ca Việt Nam “Đường vinh quang xây xác quân thù” thấy ghê sợ, không còn gì là tinh thần thể thao cao thượng nữa.

Trang, Ken, Vị

Phạm Thị Hoài

12-11-2021

Một cảnh trong bộ phim Vị của đạo diễn Lê Bảo. Nguồn: cineuropa.org

Tôi chưa được xem phim Vị của Lê Bảo, nhưng biết nó kể về một người đàn ông Nigeria bỏ lại đứa con trai nhỏ ở quê hương đến Việt Nam mưu sinh. Sự nghiệp cầu thủ xuất khẩu đứt ngang; anh sống cùng bốn người phụ nữ Việt trung niên và một con heo trong xóm nghèo Sài Gòn; sáu động vật hoang sơ cộng sinh, chung chạ và xa lạ trong một địa đàng ổ chuột trần truồng và trần trụi.

Phụ nữ không bao giờ được để nam giới ép rượu

Đoàn Bảo Châu

12-11-2021

Nhân việc một gián điệp của thế lực phản động đã leo lên chức bí thư huyện uỷ Cô Tô hiếp dâm cán bộ nữ cấp dưới, cũng nên nói về cái nạn uống rượu ở các cấp chính quyền ở các tỉnh, đặc biệt là cái trò cấp trên ép cấp dưới là nữ uống rượu.

Lư hương tượng đài Đức Thánh Trần là năng lượng của lòng dân

Cù Mai Công

10-11-2021

Lư hương ở Công trường Mê Linh sau khi an vị ở đền cao hơn lư hương phía sau – đặt trước tượng Đức Thánh Trần; trái với nguyên lý tam cực trong triết lý cổ. Ảnh: Hoài Nhân

Khá bất ngờ, ngay trong cao điểm dịch Covid – 19 ở TP.HCM, ngày 26-9, lãnh đạo TP.HCM thông tin sẽ lấy ý kiến dân về chuyện này. Lý do: Theo Ủy ban nhân dân Quận 1, “tượng Trần Hưng Đạo xây dựng trước năm 1975, hiện nay đã xuống cấp; khu vực chân tượng đài Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh đã sụp lún; hệ thống chiếu sáng cũ, hư hỏng; đèn trang trí và phun nước nghệ thuật cũng đã hư hỏng…”.

Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

Nguyễn Thọ

5-11-2021

Nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam thường bày tỏ những cảm xúc khác nhau về đất nước, con người xứ này.

Đừng lạm dụng từ văn hóa!

Mai Bá Kiếm

25-10-2021

Ảnh tư liệu

Mấy hôm nay, Quốc hội bàn về dự Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Trong đó, có đổi danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá”, “Gia đình văn hoá” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu”.

Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp?

Mai Bá Kiếm

23-10-2021

Trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ”, các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?”. Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc “Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp“.

Chuyện vứt rác ở Nhật và 37 toa tàu cũ 0 đồng

Nguyễn Ngọc Huy

19-10-2021

Ảnh 1- Toa tàu 40 năm tuổi ở Nhật. Nguồn: FB tác giả

Tôi sống ở Nhật 7 năm và cũng phải mất 2 – 3 năm đầu mới thấm thía và quen với việc vứt rác ở Nhật.

Chuyện một phu nhân Tổng thống từng là dân Ông Tạ vừa ra đi và “Bệnh viện Bà Thiệu”

Cù Mai Công

18-10-2021

Bà Nguyễn Thị Mai Anh khi ở bên Mỹ. Ảnh tư liệu

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, đệ nhất phu nhân của nền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vừa qua đời bên Mỹ ngày 15-10-2021, tại nhà người con trai lớn Nguyễn Quang Lộc ở miền nam California. Đúng 20 năm sau khi ông Thiệu ra đi (29-9-2001). Bà sanh năm 1931, mất 2021. 90 tuổi, kể cũng đại thọ.

Báo lố: Thay lời muốn… ói!

Mai Bá Kiếm

15-10-2021

Ảnh: Báo LĐ

Mục Sự Kiện Bình Luận trên Báo Lao Động có tựa bài bằng từ ngữ rất tượng thanh và thô thiển trong văn hóa ẩm thực của dân thủ đô ngàn năm văn hiến: “Thực khách Hà Nội xì xụp bát phở, dân Sài Gòn … “thèm”.

Mang món vùng này nhấn vô miệng miền khác là “dzô dziên”

Cù Mai Công

15-10-2021

Ảnh chụp màn hình Báo Lao Động

Hồi học tiểu học trường dòng, các linh mục đã dạy chúng tôi: Có bốn chuyện không được tranh cãi với người mới quen, trên bàn tiệc: chính trị, tôn giáo, văn hóa – ẩm thực địa phương và giới tính, vì nó thuộc về quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Nếu không, cuộc tranh luận sẽ không bao giờ có hồi kết”.

Tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo: Cần thỉnh lư hương về vị trí cũ

Người Đô Thị

Nguyễn Thị Hậu

6-10-2021

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh (Phường Bến Thành, Quận 1) là nơi người dân thường đến tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ từ hơn 50 năm nay. Ảnh: Hữu Khoa

Tượng đài cùng với lư hương trong không gian đô thị Sài Gòn – TP.HCM không chỉ là cảnh quan kiến trúc mà quan trọng hơn, là một địa điểm, cảnh quan nằm trong hệ thống những di tích tâm linh, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng dân cư từ nhiều nguồn gốc, nhiều nơi chốn đã tập hợp sinh sống ở đây.

Phạm Duy giữa chúng ta

Tuấn Khanh

5-10-2021

Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.