“Bà Tú Xương” Nguyễn Thị Thu Hồng và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai

Ngô Thế Vinh

8-3-2021

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị.

Thung lũng đen

Phạm Thị Hoài

9-2-2021

Ngọn đồi đen” theo tôi là một phát ngôn nhảm nhí và gần như loạn trí chứ không dụng ý kì thị chủng tộc. Não trạng phân biệt chủng tộc tuy vô tình xuất lộ trong cái thái độ như thể ái ngại bề trên của một người đàn ông châu Á xem em đen múa cột, nhưng nó bật ra từ vô thức, điều có thể xảy ra ở mỗi chúng ta và thường xuyên hơn, thậm chí tai hại hơn ta tưởng. (Câu hỏi thú vị hơn: cũng người đàn ông châu Á đó xem em trắng múa cột, phổ biến hơn nhiều so với trường hợp đen, thì thế nào?) Còn ghê tởm cái ẩn dụ lỗ đen hay tình tiết một đô tiền tip cho mỗi cái hột le tất nhiên là phản ứng có thể hiểu được nhưng ít trọng lượng; tranh cãi thanh-tục, sạch-bẩn thường dẫn vào ngõ cụt và tuyệt không khiến các đại diện một số dòng thơ nhất định chùn bước trước cảm hứng nhà thổ hộp đêm, nguồn khai thác muôn thuở của những vị mặc định mình rất đàn ông cho cái gì đó mặc định mình rất nghệ thuật. Những thứ ấy tuy cám hấp, song đồi đen thảm hại hơn thế.

Nỗi bi ai và lòng mong mỏi của một thế hệ

Lê Nguyễn

17-11-2019

Cái thế hệ mà tôi muốn nói đến là thế hệ 4x, 5x, ra đời tại miền đất dưới vĩ tuyến 17, lớn lên trong cuộc chiến tàn khốc vào thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970. Thế hệ đó đã được đào tạo trong một nền giáo dục khai phóng, tự do, để có thể suy nghĩ, hành xử theo đúng sự mách bảo của lương tri. Nếu coi việc cầm súng bảo vệ mảnh đất mình đang sống là một nghĩa vụ thiêng liêng, họ đi vào quân ngũ; còn nếu không đồng tình với chính sách của chính quyền đương thời, họ đi vào chiến khu, theo hàng ngũ những người Cộng sản.

Tour du lịch mạo hiểm

Lò Văn Củi

9-11-2018

Anh Sáu Nhặt bữa nay cười hì hì, không thắc mắc như mọi khi, anh nói:

– Vụ này cũng vui vui ha, mà hay hay, bà con cô bác có thêm cách làm ăn, coi bộ cũng được được.

Đà Lạt của ai? – Kỳ 1: Đêm cuối của “đỉnh cao đế quốc”?

Mai Quốc Ấn

11-4-2019

Ảnh: internet

“Thành phố không có lịch sử” Đà Lạt được xây dựng trước rồi mới đưa dân đến sau. Lịch sử của Đà Lạt gồm có bốn giai đoạn chính và giai đoạn thứ tư đang chứng kiến một sự thụt lùi đáng kinh ngạc.

Nói một cách dễ hiểu, từ “đỉnh cao đế quốc” như nhà nghiên cứu Eric Jennings đã gọi tên, Đà Lạt đang đối diện với bước cuối cùng để đi xuống vực sâu về quy hoạch.

Lòng người đẹp quá!

Nguyễn Tiến Tường

27-4-2021

Hôm nay có hai bản tin về lòng người, đẹp quá!

Cô bé Bùi Thị Mỹ Dung (lớp 10A2 trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh) nhặt được vàng, tiền trên đường với tổng giá trị gần 500 triệu đồng. Dung nhẫn nại đi tìm người mất và trả lại.

Em Dung (phải) trả lại tài sản cho người đánh rơi. Ảnh: TL/LĐ

Mẹ của Dung, một người mẹ khổ cực lam lũ nói: “May mắn số tiền lớn đó đã đến với người đánh rơi. Từ nhỏ gia đình đã dạy các con không nên dùng tiền không phải của mình làm ra, người ta mất đau lòng, khó nhọc mới làm được từng đó“.

***

Trên đường đến trường, em Nguyễn Thanh Hải học sinh lớp 10A5, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận gặp tai nạn chấn thương vùng ngực. Thầy giáo Võ Văn Cư nhìn thấy và lập tức chở em đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận để cấp cứu.

Bác sĩ chuyên khoa 2, Phó giám đốc bệnh viện, Hồ Ngọc Sơn chẩn đoán: “Em Hải bị vỡ gan, phải mổ để sơ cứu và cần có ngay từ 4 đến 6 đơn vị máu tươi. Nếu chuyển viện, bệnh nhân có thể tử vong trên đường đi“.

Để cứu học trò, thầy Cư đã không ngần ngại ký cam đoan chịu trách nhiệm thay cho cha mẹ em Hải đang ở TP.HCM chưa về kịp. Thầy bảo: “Bệnh viện cứ mổ. Tôi bảo đảm máu không thiếu”. Lời nói đã tạo động lực và niềm tin cho BS Sơn và cả ê kíp mổ…

Ngay lúc đó, thầy nhắn thông tin cần cứu giúp lên group giáo viên và báo cáo sự việc cho thầy Nguyễn Tấn Nha, Hiệu trưởng. Thông tin được phát đến tất cả thầy cô và học sinh. Thầy cô và học sinh có nhóm máu O, B theo yêu cầu đã tự nguyện lên xe nhà trường thẳng tiến bệnh viện để cứu bạn.

Bác sĩ, Hồ Ngọc Sơn và kíp mổ đã hoàn tất ca mổ sau gần 2 giờ. Sáng nay, 27/4, em Hải đã vượt qua cửa tử và hồi tỉnh.

***

Những bản tin khiến lòng chúng ta mát rượi. Tôi tự hỏi có phải là do chúng ta đói khát niềm tin hay do xã hội khô hạn điều tốt mà mỗi lần đọc những bản tin như thế này, như thể chúng ta đang vuốt ve một ký ức trắng thơm. Cho dù thế nào chúng ta cũng nên nâng niu nó, như nâng niu hạt mầm hướng thượng trong mỗi người.

Thật tuyệt vời vì những bông hoa phẩm hạnh xoè nở trong môi trường giáo dục. Lòng trắc ẩn, sự can đảm của lòng nhân bật ra một cách tự nhiên như một phản xạ. Nó không vướng bận hoàn cảnh nghèo khổ, không đắn đo được mất phía tương lai, chỉ có bản ngã diệu kỳ thôi thúc con người.

Đây chính là “nhân bản” mà bộ trưởng giáo dục mơ ước. Nó chính là con người, con người rất thực đời, toàn mỹ, thoát thai những con số khô khan, những tín điều trói buộc. Những con người nhỏ bé bình thường đang sống, không phải những hình tượng cao xa, cường điệu.

Đây chính là cuộc sống, một kho tàng quý giá và vô tận của giáo dục. Hãy nâng niu nó, không phải bằng cách đổ xô khen thưởng hoặc hình tượng hoá. Hãy đưa những bài học này vào bảng phấn và để những đứa trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Để chúng có một phẩm giá cường tráng và suy nghĩ đa dạng.

Khi giáo dục có “nhân bản”, dân tộc sẽ có phẩm cách!

Phỏng vấn Mỵ Châu: Phục chế nỏ thật hay nỏ giả?

Mai Bá Kiếm

14-5-2023

Phóng viên: Thưa công chúa, Hà Nội có dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa, bà có vui không?

Kẻ thù của người Tàu

Bá Dương

29-1-2019

Tác giả Bá Dương

Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Tàu, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Tàu, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy Lạp thời nay với người Hy Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai Cập cũng vậy. Nhưng người Tàu hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Tàu cổ đại.

Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo ngược, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược. 

Con Trâu vàng sẽ xoay chuyển được tình thế

Trần Gia Huấn

12-2-2021

Chúng ta vừa trải qua một năm với vô vàn những biến cố tang thương. Đại dịch thế kỷ do virus Vũ Hán gây nên. Vụ nổ phi nguyên tử lớn nhất trong lịch sử nhân loại tại Beirut, Lebanon. Lũ lụt triền miên ở miền Trung Việt Nam. Những khác biệt về chủ thuyết, chính trị, hay chứng kiến cay đắng đến mức nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn quy mô lớn nổ ra dữ dội, kéo dài trên khắp mọi châu lục.

“Xuyên tạc” thơ thì “xử lý” thế nào?

Hoàng Tuấn Công

14-11-2023

Vừa rồi Bộ trưởng VH-TT-DL có ý kiến sẽ “xử lý” người “bôi nhọ” phim “Đất rừng phương Nam”, khiến tôi nhớ đến hôm theo dõi buổi truyền hình trực tiếp Hội nghị Văn hoá Toàn quốc. Câu thơ của Trường Chinh có 8 chữ, thì đương kim Bộ trưởng VH-TT-DL đọc sai mất 3 chỗ (thiếu/ sai chỗ này và thừa/ sai chỗ kia).

Chuyện uống chè (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

24-12-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Bài kỳ trước, nhà cháu nói chuyện uống nước vối thay chè, đọc lại sực nhớ quên một chi tiết. Nước vối nấu bằng lá tươi, lá khô và nụ vối đều được, nếu biết cách nấu/ hãm, thậm chí còn thú vị hơn cả chè móc câu. Riêng lá vối khô hoặc nụ vối, cho thêm vài nhánh lá đăng cay khô vào thì có khi còn ngon hơn cả Coca-Cola, Pepsi bây giờ.

Mở Đầu – Tiếng lòng của một mảnh hồn cô độc

S. Alexievich

Cửa sổ một căn nhà bỏ hoang ở Pripyat-Nguồn: Alphr.com

Chúng ta là không khí, chúng ta không phải là đất.

Mamardashvili

Tôi không biết tôi nên nói về điều gì – về sự chết hay về tình yêu? Hay là hai thứ ấy chẳng có gì khác nhau? Tôi nên nói về cái nào đây?

Những căn bệnh mãn tính của quan chức Việt (phần 2)

RFA Blog

Song Chi 

25-10-2017

“Cung điện” của cựu TBT Nông Đức Mạnh. Ảnh: internet

Tiếp theo phần 1

5. Luôn coi mình ở trên dân, thậm chí khinh dân như cỏ rác:

Ở các quốc gia dân chủ từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng cho tới các cấp nhỏ hơn đều biết rằng họ chỉ là những người được dân bầu lên để làm việc cho dân cho nước, đồng lương của họ là từ tiền thuế của dân, dân bầu họ lên thì dân cũng có quyền giám sát, phê bình, đòi họ phải từ chức hoặc sử dụng lá phiếu để “tống cổ” họ đi, thay người khác có năng lực hơn, làm việc đàng hoàng hơn.

Vì sao người ta tranh ấn, cướp lộc, chen nhau cầu cúng…?

FB Mạc Văn Trang

4-3-2018

Ảnh: internet

Mình thử đoán mò xem nhá:

1. Tranh ấn thường là các quan chức, hy vọng có Ấn của Đức Thánh Trần sẽ được thăng quan, tiến chức to hơn, nhiều bổng lộc hơn; có Ấn, có uy của Đức thánh yểm trợ sẽ không sợ các đồng chí hại mình, kiểu như mấy đồng chí Yên Bái xử nhau, hay như anh Thăng, Thanh… thì khốn. Một số dân làm ăn, muốn nhờ uy Đức Thánh để làm ăn lớn, gian tham mà không sợ bị trừng phạt…

Tiếc khi chưa mất

JB Nguyễn Hữu Vinh

2-5-2019

Có những điều khi mất đi rồi mới biết quý và tiếc, dù trong tâm trạng nào thì cũng không thể làm lại. Nhưng cũng có những điều mình tiếc khi chưa mất, bởi biết rằng nó sẽ mất.

Quyền lực của… nước mắm

FB Mai Quốc Ấn

11-3-2019

Nước mắm có quyền lực của riêng mình. Nó tác động không chỉ túi tiền người mua và người bán, mà còn là những xúc cảm và giá trị ẩn sâu mang tính hồn cốt dân tộc. Và nước mắm dùng quyền lực để “sai khiến” người viết phải viết ra những câu chuyện liên quan đến “trend nước mắm” dậy sóng mạng xã hội những ngày qua.

Đà Lạt vấp lên thất bại trong công tác chỉnh trang đô thị của Singapore

KTS Cao Thành Nghiệp

24-3-2019

Do mong muốn Một Singapore hiện đại, thoát khỏi những nhếch nhác ở những khu phố người Hoa, người Ấn, ông Lý Quang Diệu đã bất chấp những lời than vãn của người dân, ông cho giải tỏa trắng để xây dựng những khu phố thương mại cao tầng, hậu quả là kinh tế và du lịch của Singapore giảm sút nghiêm trọng, may mà ông kịp nhận ra và cho chấn chỉnh cho tới ngày hôm nay. Đà Lạt hôm nay cũng thế. Nhưng Đà Lạt muốn phát triển mà không có tiền, phát triển bằng cách đổi đất lấy hạ tầng. Một chủ trương sai, sinh ra lợi ích nhóm, những công trình vô bổ không phục vụ cho cộng đồng, đã thấy rõ ở nhiều tỉnh thành, hậu quả nhãn tiền là đang xử lý cán bộ ở Đà Nằng và thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách sẽ còn dài ở các tỉnh khác.

Một đề xuất lạ, vô cùng lạ!

Đoàn Bảo Châu

10-9-2023

Văn hoá không phải là một công trình xây dựng mà cứ vẽ ra rồi đổ tiền vào là có được văn hoá. Văn hoá là tất cả những tập tục, thói quen, nếp sống, quan niệm sống, những giá trị vật thể và phi vật thể qua thời gian tích luỹ, phát triển theo một thời gian cả trăm năm, nghìn năm để có được. Văn hoá là một cơ thể sống quá đồ sộ và bao trùm mọi ngóc ngách và hơi thở của cuộc sống.

Nguyễn Quang Thạch: “Ngôi mộ Tổng thống Mỹ nhỏ hơn ngôi mộ người nghèo ở làng tôi”

RFA

Hòa Ái

7-2-2018

Anh Nguyễn Quang Thạch viếng mộ Tổng thống John F. Kenedy tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ. Hình chụp ngày 27/01/18. Ảnh: Nguyễn Quang Thạch

Nguyễn Quang Thạch, người thành lập chương trình “sách hóa nông thôn” ở Việt Nam, chia sẻ về chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của anh để nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ “Literacy Award” năm 2017 về phổ biến tri thức.

Học hỏi cách truyền tri thức cho trẻ em ở Mỹ

Đừng vội chê!

Đoàn Bảo Châu

1-8-2023

Nhiều bạn chê bai cách các bạn trẻ tỏ lòng hâm mộ với ban nhạc Blackpink. Chúng ta thử nhìn sâu một chút nhé. Theo tôi, mỗi người có quyền sống đúng với cảm xúc của mình. Các cháu thấy cần khóc thì khóc, cần gào thì gào, cần thấy nhu cầu phải hôn chỗ ngồi của thần tượng thì hôn.

Nếu dân ta đến nay vẫn dùng chữ Hán hay chữ Nôm?

Chu Mộng Long

28-11-2019

Đoàn học giả Việt Nam tại lễ dựng bia trên mộ Alexandre de Rhodes ở Iran cuối năm 2018 và ý kiến của ông Lê Cung và Nguyễn Đắc Xuân – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN/Tuổi Trẻ.

Một số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:

Ngày thơ Việt Nam… từ đâu đến?

Nguyễn Lệ Uyên

28-2-2024

Gõ cửa anh “Gồ” để hỏi “ngày thơ Việt Nam” thì có đến 5,4 triệu kết quả. Các báo quốc doanh lẫn báo địa phương đều giật những cái tít rất kêu, nào là “Bản hòa âm đất nước”; “Ngày thơ Việt Nam năm 2024 ‘lấy đà’ cho liên hoan thơ quốc tế” (Thanh Niên); “Ngày thơ Việt Nam, tôn vinh dân tộc thiểu số, phủ định trí tuệ nhân tạo” (Tiền Phong); còn Tuổi Trẻ thì “Nhân dân có cần thơ không?

Lời từ biệt Văn đoàn Độc lập Việt Nam

Lê Phú Khải

27-7-2019

Sau cuộc chiến nàng là hiện thân của trầm cảm

Thở bằng mang

Và yêu bằng vây

Vụ tài xế taxi Vinasun gây tai nạn, bỏ mặc nạn nhân nguy kịch: Xã hội vô cảm?

BTV Tiếng Dân

28-6-2019

Báo Người Lao Động đưa tin: Sau va chạm, tài xế taxi xuống xe, thấy cô gái tử vong vẫn bỏ mặc. Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 25/6 tại giao lộ đường Tân Hương – Võ Công Tồn, ở quận Tân Phú, TPHCM. Một chiếc taxi sau khi va chạm với xe máy do một đôi nam nữ chở nhau, “làm cả 2 người văng xuống vỉa hè. Người nam nằm một chỗ, biểu hiện co giật, còn người nữ bất động hoàn toàn sau vụ va chạm. Đáng nói, sau khi xảy ra vụ tai nạn, tài xế taxi mở cửa xuống nhìn các nạn nhân rồi… bỏ đi”.

Những vệt phèn nhân cách

Nguyễn Tiến Tường

20-5-2019

1. Chị lao công vừa dọn rác xong, chủ shop thời trang Ly Zim 79 Nguyễn Trãi, Đông Hà, Quảng Trị lại xả rác ra đường. Khi chị lao công nhắc nhở, chủ shop bay vào chửi bới sỉ vả và hành hung.

Sách lược chính trị

S. Alexievich

Nguồn ảnh: speramusposterous.wordpress.com

Tôi là một sản phẩm của thời đại mình sống. Tôi là một đảng viên có niềm tin vào đảng Cộng Sản. Giờ thì rất an toàn để mọi người có thể nguyền rủa chúng tôi. Một thứ mốt thời thượng.

Trước khi chấn hưng văn hóa, quan chức cần phục hồi nhân tính!

Blog RFA

Gió Bấc

15-9-2023

Dân chúng Việt Nam chưa kịp nuốt trôi cơn phẫn uất về đề xuất đốt núi tiền 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, thì lại một lần nữa phải nén tiếng văng tục, nuốt nước bọt khi chứng kiến lễ hội đình đám “hát trên những xác người” của các quan chức hàng đầu ngành văn hóa, tư tưởng, truyền thông báo chí cấp trung ương.

Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?

Nguyễn Thọ

5-11-2021

Nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam thường bày tỏ những cảm xúc khác nhau về đất nước, con người xứ này.