Văn hóa (Phần 2)

Nguyễn Thông

5-12-2021

Phần 1

Hôm nay 24.11, nhà cai trị xứ này tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau 73 năm kể từ hội nghị lần thứ 2 (năm 1948) giờ mới chú ý tới văn hóa, kể ra khí lâu, hèn gì văn hóa xuống cấp thảm hại.

Văn hóa là khái niệm rất rộng, chứ không phải chỉ là hát hò, thơ phú, phim ảnh, kịch cọt, nhảy nhót… Nhưng nó rất hẹp bởi chỉ gắn với con người. Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.

Bàn về văn hóa, có ngồi với nhau cả tháng cũng chả nói được một góc, nên để khi khác, tranh cãi sau.

Tôi chỉ nhắc, muốn dân tộc, đất nước, nhân dân, cộng đồng có văn hóa thì mấy ông bà lãnh đạo cầm quyền phải gương mẫu thực hiện trước nhất. Đâu có cái thói miệng nói một đằng, thân làm một nẻo. Đó chỉ là phản văn hóa, thì còn làm gương văn hóa được cho ai.

Khuyên con người đừng tham quyền cố vị nhưng mình bám giữ chức tước bổng lộc quyền hành cho bằng được. Khuyên mọi người tiết kiệm giản dị nhưng mình tinh chơi nhà cao cửa rộng xe sang ăn ngon mặc đẹp. Đứa đệ tử chơi ngông ăn thịt bò dát vàng làm xấu thể diện quốc gia trước thiên hạ mà cũng không dám mắng nó một lời. Khuyên thiên hạ tôn trọng luật pháp nhưng bản thân mình xé luật pháp hơn xé giấy vụn. Khuyên mọi người đừng phá rừng nhưng mình trồng biểu diễn tinh cây cổ thụ, mọi người góp ý mãi vẫn không sửa, cứ bỏ ngoài tai. Khuyên cán bộ đảng viên chú trọng thực chất nhưng mình thì quấn đầy người lời xưng tụng, băng rôn, khẩu hiệu, cờ quạt…

Nói túm lại, đừng nghe các ông bà ấy nói, cứ hé mắt (hé thôi, đừng mở to, có thể sốc, nguy hiểm tới tính mạng) coi các ông bà ấy làm, có văn hóa hay không là biết ngay.

***

Phần 2

Đang lúc “toàn đảng toàn dân phấn khởi thực hiện đường lối văn hóa mới” do tổng bí thư cầm giấy đọc/trình bày tại hội nghị văn hóa toàn quốc thì xảy ra chuyện. Như dội gáo nước lạnh. Ông Trần Ngọc Thêm giáo sư tiến sĩ, thành viên hội đồng lý luận trung ương công khai lập ngôn, bảo rằng đã đến lúc cần bỏ ngay câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, khiến xã hội nhao nhác, cãi nhau như mổ bò. Lễ hay văn là một chuyện, điều quan trọng ở chỗ nó đụng đến văn hóa.

Nếu một đứa thường dân, loại trẻ trâu, du côn du kề, kẻ lê la đầu đường xó chợ, người đầu tắt mặt tối chỉ chúi đầu vào việc kiếm miếng ăn, v.v.. mà đòi bỏ lễ, bỏ cái dòng chữ khẩu hiệu trứ danh kia, thì dễ thông cảm. Đằng này từ mồm ông có học, ông hội đồng lý luận, nên thiên hạ không thể coi là lời nói gió bay.

Trong cuộc tranh cãi, sư nói sư phải vãi nói vãi hay, ông Thêm có phân trần rằng mọi người chưa hiểu hết ý tôi, chưa nghe hết điều tôi nói đã lao vào ném đá. Vâng, có thể xảy ra trường hợp như vậy. Nhưng thưa giáo sư, cũng chính ông đã nhấn mạnh chữ lễ đã kìm hãm sự phát triển, sáng tạo của con người, của người đi học, “nó xuất phát từ Nho giáo, bảo vệ chế độ phong kiến, mà chế độ này chỉ cần người dân biết lễ nghĩa, biết trên dưới là đủ chứ không cần một xã hội phát triển, dân chủ và sáng tạo” (trả lời phỏng vấn của báo VTCNews ngày 27.11). Ông nhầm to. Trình độ giáo sư mà chỉ hiểu đến thế thì bị ném đá là phải.

Thưa giáo sư Bớt, ông chỉ hiểu lễ trong phạm vi cạn hẹp nên đã nông cạn coi nó là nguyên nhân tạo ra thứ con người chỉ biết phục tùng, cung kính, cúi đầu, ngoan ngoãn, chấp nhận trật tự trên dưới cao thấp định sẵn. Lễ, theo cách hiểu của ông, chả khác gì sợi dây vô hình trói buộc, thít chặt con người vào tín điều cổ hủ. Lễ ấy đặc sệt lề thói phong kiến, không phù hợp nữa, cần phải tháo cởi, dứt bỏ, phá đi, ý ông là vậy.

Cách hiểu của ông Bớt không có gì mới. Đó là cách hiểu chung, phổ biến của người cộng sản. Họ nhân danh cách mạng, gánh vác nhiệm vụ vĩ đại đổi thay, khi họ cướp được quyền lãnh đạo, đã nhắm mắt nhắm mũi phá bỏ, triệt tiêu biết bao nhiêu thứ tốt đẹp giá trị mà họ quy là phong kiến thực dân cổ hủ, lạc hậu, đồi bại. Họ đã tàn phá một nền văn hóa tinh hoa tới tận gốc rễ, để xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa như chúng ta đang chứng kiến.

Khi Nho giáo xâm nhập vào nước ta, nội dung ban đầu của lễ có thể như ông Thêm Bớt nói. Nhưng ông và các đồng chí của ông cần hiểu rằng bộ lọc của dân tộc đã gạn đục khơi trong, giữ những phần tốt đẹp, bồi bổ tạo dựng nên những giá trị mới từ món “hàng” nhập.

Lễ cũng như nhiều thứ khác đều qua cuộc thanh lọc ấy, nói theo cách của mấy ông bây giờ là “áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam”, đã đổi mới về chất. Trải qua hàng trăm năm, cả nghìn năm, lễ không bị gói gọn vào lễ nữa mà đã thành đạo đức, văn hóa, giá trị không thể thiếu để làm người, phần không thể thiếu của xã hội tốt đẹp. Đó là chân giá trị, sâu rễ bền gốc, nền tảng. Không có nó, nhiều thứ sẽ sụp đổ, kể cả chế độ. Vậy mà đòi bỏ. Chỉ có khùng điên mới làm vậy, đề xuất vậy.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/Bolsa-Ky-3-2048×1363.jpg
    BẤM trên VÀO XEM ẢNH
    ************
    NGƯỜI LÍNH GIÀ VNCH trước Tượng đài ANH HÙNG Trần Hưng Đạo dưới HOÀNG KỲ và QUỐC KỲ MỸ ….Tấm lòng TRUNG HIẾU với TỔ QUỐC và TIỀN NHÂN so với BÌNH NHAN HƯƠNG bị chúng ăn cắp để làm vừa lòng QUAN THẦY Tàu cộng

    **********************

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/Bolsa-Ky-2-scaled.jpg
    BẤM trên VÀO XEM ẢNH
    ************
    QUA MỸ thê mà còn đẹp xe đạp gà tàng

    THẾ MÀ KIỀU HỐI mỗi năm gần 20 tỉ đô la CÓ THỂ ĐÓNG 2 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử cỡ hiện đại nhất như Ronald Reagan hay tệ nhất cũng phải là chiếc Gerald Ford
    VÌ THƯƠNG GIA ĐÌNH GIÚP HỌ HÀNG …nhưng lại rơi vảo túi hầu bao của VỊT CỘNG lại nộp cho TÀU cả 2 tỉ đô mua công nghệ tuyệt chủng tầu THẤP tốc CÁT LINH HÀ ĐÔNG

    **********

    Tản Mạn

    Bolsa Ký

    https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/tan-man/bolsa-ky/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bolsa-ky
    BẤM trên VÀO XEM ẢNH

    Ảnh: Dân Huỳnh
    Trần Nhật Vy
    2 tháng 12, 2021

    – Anh! Hôm nào mời anh đi ăn với tụi em!

    Tôi hơi bất ngờ với lời mời của Hòa. Quen biết nhau ở quán cà phê bình dân trước cửa chợ, tôi với Hòa, nói thân thì không phải, mà sơ cũng chưa đúng. Tôi và Hòa chỉ gặp nhau qua điếu thuốc, ly cà phê và vài thú vui nho nhỏ. Hòa 55 tuổi, ở một mình, bị khuyết tật chân, sống “dựa vào lòng thương yêu” của bá tánh quanh khu chợ A. Vậy thôi! Nhưng hôm nay Hòa ngỏ lời mời “đi ăn” thì lạ. Đã vậy, lại còn “với tụi em” nữa thì càng quá lạ!

    Hỏi kỹ lại sau mấy hơi thuốc Saigon Vàng, loại thuốc điếu rẻ tiền mà tôi ưa thích, ở Sài Gòn khoảng $4/cây nhưng ở đây ông bạn ba Tàu bán $40/cây, Hòa mới nói nhỏ: “Em mới có vợ! Tuần sau cổ dọn về ở chung với em”. Vừa nói, gương mặt đen đúa, khắc khổ của Hòa sáng lên niềm hạnh phúc khó tả. Với một người như Hòa, cuộc sống gần như gắn liền với chiếc xe lăn mà kiếm được một người bạn đời thì hạnh phúc nào bằng. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, ai cũng mong tìm được người đi cùng mình đến phút cuối. Thời buổi này, thời mà người ta “thường ngó vào túi” hơn là khuôn mặt, tôi nể người phụ nữ đã dám chia sẻ cuộc đời với Hòa…


    Sau thời gian sống ở Mỹ, đi nhiều tiểu bang, tiếp xúc nhiều người, nhứt là cộng đồng quanh các thành phố Westminster, Garden Grove, Fountain Valley…, tôi ngộ ra rằng, mình phải viết một cái gì đó. Cái gì đó có thể là một cuốn ký, một cuốn lịch sử về sự có mặt của người Việt ở quận Cam. Bolsa là “trung tâm” của Sài Gòn Nhỏ – Little Saigon – “thủ đô” của người Việt ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều chuyện tai nghe mắt thấy và tôi muốn ghi lại tất cả…

    Đó là chuyện của chị S. sống ở một tiểu bang miền Đông Bắc. Sang đây từ năm 1978, ước mong lớn nhứt của chị là có hàng xóm người Việt, được thường xuyên đến quán bán món Việt. Chị thường nói với chồng: “Khi nào về hưu, mình dọn về Cali nha”. Dĩ nhiên anh chồng đồng ý cả hai tay hai chưn! Chị nghĩ, sống ở Cali, gặp được bạn bè và ăn các món Việt tại những quán Việt mới “có đủ cảm giác là người Việt”. Tuy nhiên, sau khi các con thành đạt và có gia đình riêng, anh chị vào tuổi hưu, và khi hai vợ chồng chuẩn bị về Cali thì đùng một cái chị phát bịnh. Cơn bịnh quái ác đã mãi mãi ngăn cản chị không bao giờ có được “cái cảm giác mình là người Việt”!

    Đó là chuyện một ông bạn vong niên hiền lành và hiểu biết rộng. Anh lớn hơn tôi 20 tuổi nhưng thân thiết. Chúng tôi quen nhau ở Hà Nội từ năm 1979 và giữ mối quan hệ đó cho đến ngày anh đi xa. Được đào tạo về sử ở Hà Nội những năm 1960 nhưng anh gần như không biết về lịch sử đất nước! Sau khi về làm việc ở Huế, anh mới vỡ lẽ rằng, lịch sử nước nhà còn rất nhiều thứ đã bị gạt qua một bên hoặc bị bóp méo. Từ đó, anh chán ngán. Anh gom góp để hai đứa con mình đi “tỵ nạn giáo dục”. Khi cả hai con có gia đình bên này, chúng bảo lãnh vợ chồng anh. Trước ngày đi, anh từ Huế bay vô Sài Gòn chia tay bạn bè, trong đó có tôi. Ai cũng chúc mừng anh và hy vọng một ngày gặp nhau ở xứ tự do. Bẵng độ hai năm, tôi có việc ra Huế, hỏi thăm một người em có nhiều mối quen biết về anh, cũng là học trò của anh. Chú em nói nhanh: “Ủa, anh không biết sao? Anh T. về lại Huế rồi!”. Tôi vô cùng ngạc nhiên, vội đến nhà anh ở gần chùa Thiên Mụ.

    Bolsa Ký (7)Bolsa Ký (6)Bolsa Ký (2)Bolsa Ký (1)

    Pha ấm trà, anh nói: “Mình già rồi, khó sống bên đó lắm!”. Anh kể rằng, những mối quen biết mà tôi giới thiệu đều là người trí thức có tiếng Sài Gòn một thời. Anh đều gặp họ nói chuyện. Và chỉ một lần là họ có vẻ không muốn gặp anh nữa. Cuối cùng anh nghiệm ra: “Chắc tại tao nói tiếng Bắc nên mấy giả không thích chơi với tao!”. Cũng có thể! Anh kể thêm rằng, khi bày tỏ muốn trở về Việt Nam, vợ và hai con nhất định không đồng ý. Một ngày mùa Đông, anh phone về Việt Nam nhờ học trò cũ lấy cho cái vé, rồi anh mặc… bộ đồ pijama kêu xe ra phi trường. Tưởng anh đi lạc, cả nhà nhờ cảnh sát đi tìm, cho đến khi anh điện từ Việt Nam qua Mỹ và nói một câu gọn lỏn: “Bố về Huế rồi”. Vài tháng sau đó, anh ra đi mãi mãi!

    Hoặc câu chuyện của người hàng xóm sát nhà tôi. Anh Hạnh và chị Phú. Tên nghe vậy nhưng đời họ thì rất khác. Gặp vợ chồng này lần đầu, khó có thể nghĩ họ đã ở Hoa Kỳ hơn 20 năm mà thực tế thì giống như ở tận miệt ruộng Cà Mau mới tới. Hồi ở Việt Nam, chị là tiểu thơ chỉ biết trường học và cửa hàng vải của gia đình. Còn anh là công tử suốt ngày la cà các tiệm bida, chơi đá gà, và độ đá banh. Anh chị gặp nhau trong chuyến tàu vượt biển. Trên chặng đường đó, anh hết lòng giúp chị. Cám cái nghĩa ấy, chị bằng lòng trở thành vợ anh. Khi hay tin, gia đình chị nhứt quyết không chịu. Chị tới Hoa Kỳ làm thủ tục bảo lãnh anh rồi cùng nhau sống. Sau hơn 20 năm, cả hai vẫn tay trắng hoàn trắng tay, không con không cái. Anh không học hành và không có nghề ngỗng nào đàng hoàng cả. Còn chị thì nay yếu mai đau. Một mình anh làm việc vất vả, lương lậu không bao nhiêu. Phận đời của họ vẫn vậy, cho đến tận nay. Một bữa, khi pha cà phê trong bếp buổi sáng sớm, tôi nghe tiếng thút thít ngoài sân nhà anh chị. Chị khóc: “Con không có tiền! Con gởi cho má năm chục! Con nhớ má và mấy em lắm nhưng không có tiền mua vé về!”…
    ************
    THẾ MÀ KIỀU HỐI mỗi năm gần 20 tỉ đô la CÓ THỂ ĐÓNG 2 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử cỡ hiện đại nhất như Ronald Reagan hay tệ nhất cũng phải là chiếc Gerald Ford
    VÌ THƯƠNG GIA ĐÌNH GIÚP HỌ HÀNG …nhưng lại rơi vảo túi hầu bao của VỊT CỘNG lại nộp cho TÀU cả 2 tỉ đô mua công nghệ tuyệt chủng tầu THẤP tốc CÁT LINH HÀ ĐÔNG
    **********

    Bolsa có vô số chuyện như vậy. Trong những căn nhà dù rộng minh mông hay chật hẹp ở khắp nơi trên đất nước này, luôn có những nỗi lo và những tâm sự riêng. Tôi nhiều lần thấy những đống hàng hóa ở các trung tâm chuyển hàng về Việt Nam, hoặc những người chuyển tiền về cho thân nhân trong nước. Nhìn cảnh đó mới cảm được hết tấm lòng của người Việt ở Mỹ đối với thân nhân trong nước. Một chú em đồng nghiệp qua đây du lịch rồi ở lại. Gần chục năm rồi, chú em vẫn cày như trâu chỉ để “có chút ít gởi về cho mẹ con nó”, và “ráng làm để bảo lãnh mẹ con nó qua”. Thằng em tôi, mười mấy năm sinh sống ở Hoa Kỳ, con lớn ra trường làm bác sĩ, nhưng tới nay nó ở tuổi U.60 mà vẫn chưa biết xài máy tính! Quanh năm suốt tháng nó đi cày nuôi gia đình rồi còn đùm bọc giúp đỡ mấy anh chị em ở quê nhà. Nó chỉ thuộc lòng con đường từ nhà tới sở và vài ngôi chợ gần nhà. Ước muốn đơn giản của nó là được du lịch đến vài thắng cảnh như cầu Golden Gate ở San Franciso hay đi Las Vegas một chuyến…

    Dĩ nhiên Bolsa không chỉ có những mảnh đời như vậy. Bolsa có vô số người giàu, với sự nghiệp đáng nể. Xứ sở tự do này chứng kiến và ghi nhận không biết bao nhiêu câu chuyện tay trắng làm nên nghiệp lớn. Bất luận ra sao, Bolsa cũng chẳng bao giờ thiếu những câu chuyện nhân ái, giữa người Việt với nhau trong cộng đồng, lẫn người Việt hải ngoại với đồng bào quê nhà, rất xa xôi địa lý cách trở nhưng luôn rất gần hơi ấm tình người.

    Bài: Trần Nhật Vy; ảnh: Dân Huỳnh

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    BẤM trên VÀO XEM ẢNH

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. “Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.”.
    Tác giả ám chỉ người cộng sản xhcn.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây