Lư hương tượng đài Đức Thánh Trần là năng lượng của lòng dân

Cù Mai Công

10-11-2021

Lư hương ở Công trường Mê Linh sau khi an vị ở đền cao hơn lư hương phía sau – đặt trước tượng Đức Thánh Trần; trái với nguyên lý tam cực trong triết lý cổ. Ảnh: Hoài Nhân

Khá bất ngờ, ngay trong cao điểm dịch Covid – 19 ở TP.HCM, ngày 26-9, lãnh đạo TP.HCM thông tin sẽ lấy ý kiến dân về chuyện này. Lý do: Theo Ủy ban nhân dân Quận 1, “tượng Trần Hưng Đạo xây dựng trước năm 1975, hiện nay đã xuống cấp; khu vực chân tượng đài Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh đã sụp lún; hệ thống chiếu sáng cũ, hư hỏng; đèn trang trí và phun nước nghệ thuật cũng đã hư hỏng…”.

Từ ngày 1 đến hết ngày 5 – 11 – 2021, tại trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1 và Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức lấy ý kiến người dân việc chỉnh trang khu vực bến Bạch Đằng, trong đó có khuôn viên công trường Mê Linh, đầu đường Hai Bà Trưng. Trong các phương án đưa ra lấy ý kiến có hình ảnh lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần.

Ai cũng hiểu chiếc lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần này mới thực sự là quan tâm lớn nhất của người dân TP.HCM chứ không phải những chuyện khác.

Chỉnh trang một khu vực, một tượng đài sau một thời gian vốn là chuyện bình thường. Chuyện không bình thường ở đây là một hình ảnh, sinh hoạt bình thường quen thuộc hơn nửa thế kỷ nay trong khuôn viên công trường Mê Linh bỗng không còn từ 17-2-2019: lư hương bị cẩu đi, mang về Đền thờ Đức Thánh Trần ở đường Võ Thị Sáu, với lễ an vị vào ngày 20-2-2021.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (Trung tâm phong thủy Đông Phương Cát, TP.HCM), cấu trúc thờ tự thường tuân theo phong thủy tâm linh để bố trí làm sao cho đạt năng lượng tốt nhất. Các nơi thờ tự thường có ba lư hương, nương theo tam cực trong triết lý cổ của đạo giáo: vô cực, thái cực và hoàng cực.

Cũng theo bà, lư hương phía ngoài cùng thường phải được đặt thấp nhất và cao dần vào bên trong. Vì nguyên lý của “khí” phải đi theo một mạch, một luồng suôn sẻ. Nếu thứ tự cao thấp thất thường, xét về cấp bậc để thờ và năng lượng để đi đều không đúng.

Trong khi đó, sau khi an vị lư hương ở chân tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh, để đảm bảo “nguyên lý tam cực”, khu vực sân Đền thờ Đức Thánh Trần ở đường Võ Thị Sáu trước đó có ba lư hương thì sau đó vẫn ba lư hương. Chiếc lư hương được dời từ công trường Mê Linh về thay vị trí một lư hương nhỏ, thấp hơn vốn đặt ở phía ngoài cùng (từ cổng đền vào). Thay một lư hương có ở đó xưa nay, nội chuyện này đã không hay rồi. Rồi lại thêm một điều không hay khác: lư hương ở công trường Mê Linh sau khi an vị ở đền cao hơn lư hương ở phía sau (đặt trước tượng Đức Thánh Trần).

Nghĩa là việc an vị lư hương có vẻ “trái khoáy”, “không bình thường” với thông lệ tâm linh của người Việt. Cùng với việc trước đó, lư hương bị cẩu đi vội vã, cũng không bình thường trong ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến chống xâm lược của Trung Quốc 1979, rõ ràng đã là vấn đề tâm linh, ẩn ức luôn cảnh giác các thế lực phương Bắc của dân tộc Việt phương Nam.

Cũng xin nhắc lại một cách thay thế tên đường Pháp bằng tên đường Việt hồi năm 1955 tại Sài Gòn ở khu vực trung tâm: các khu bến dọc từ trung tâm Đô thành Sài Gòn sang thành phố Chợ Lớn (đến 1955, Chợ Lớn vẫn là một thành phố đa số người Hoa riêng biệt với Sài Gòn – đa số người Việt) đều mang tên những chiến tích sông nước thắng giặc phương Bắc của dân tộc Việt – Triều Trần: Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử.

“Cửa Hàm Tử giết tươi Toa Đô
Sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã…”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà khu vực hiện nay là công trường Mê Linh từng đặt tượng đài Rigault de Genouilly và tên của nó là công trường Rigault de Genouilly – vị đô đốc chỉ huy các lực lượng Pháp và Tây Ban Nha trong giai đoạn mở đầu của chiến dịch Nam Kỳ (1858–1862), bắt đầu cuộc chinh phục, xâm lược nước Việt của Pháp – từ nơi sông nước khu vực này.

Khung cảnh hùng vĩ của công Trường Mê Linh trước 1975, liên tưởng lời thề của Đức Thánh Trần: “Không phá được giặc, không về khúc sông này”. Ảnh tư liệu

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà sau khi dẹp bỏ tượng đài Rigault de Genouilly, chính quyền nền Đệ nhất Cộng hòa đặt ở đây tượng đài Hai Bà Trưng từng khởi nghĩa chống Nhà Hán mà nhiều người dân Sài Gòn cho là khuôn mặt tượng giống bà Ngô Đình Nhu. Vậy nên tượng đài này đã bị quật đổ sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, chỉ sau một năm tồn tại.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà 1967, tượng đài Trần Hưng Đạo, vị tướng Triều Trần ba lần đại thắng Nguyên Mông từ những chiến thắng sông nước được dựng nên trước khu vực sông nước Sài Gòn này.

Trước đó, từ thời chúa Nguyễn, theo Petrus Ký, ở khu vực sau này là bến phà Thủ Thiêm, xưa có Thủy Các, nơi làm việc, nghỉ mát bên sông của vua và một khu vực tắm riêng cho vua, gọi là Lương Tạ. Vùng đất bao quanh Thủy Các và Lương Tạ gọi chung là Bến Ngự: bến sông dành cho vua.

Các bậc đế vương, vua chúa xưa làm gì, ở đâu, thậm chí yên nghỉ nơi nào, đầu tiên cũng là tính chuyện phong thủy, chọn thế đất cho muôn đời.

Theo nhà nghiên cứu Phúc Tiến (ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam), đoạn bờ sông ngày nay từ công trường Mê Linh đến bến Water Bus Sài Gòn và bến tàu cao tốc Greenlines là đất Bến Ngự. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Ánh – Gia Long chọn khu đất làm “hành dinh” thủy bộ của mình. Hẳn người xưa cho rằng nơi đây là điểm “đắc địa” vì cảnh sắc khoáng đạt và thuận thiên theo thuật phong thủy phương Đông”.

Dấu vết của lư hương hiện nay trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh. Ảnh: Phúc Tiến/Tran Huu

Cũng theo ông, ở khu vực “Khí thiêng thịnh vượng” này, “tượng đài cùng với chiếc lư hương uy nghi phía trước, được tạo dáng như một chiến hạm dũng mãnh, đã tạo ra ấn tượng lớn về lịch sử Việt Nam trong lòng nhiều thế hệ người dân và du khách. Từ ấy đến nay, công trường Mê Linh và tượng đài Đức Thánh Trần không chỉ là nơi chốn du ngoạn hay đẹp mà còn là một địa điểm bồi đắp tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn thờ tiền nhân bất khuất. Chắc chắn cái hồn thiêng sông nước được hun đúc qua bao năm tháng đã và đang là một nguồn sức mạnh độc đáo của Sài Gòn!”.

“Cái hồn thiêng sông nước được hun đúc” ấy ít nhất với người Sài Gòn cụ thể là những bái lạy, thắp hương thành kính ở chiếc lư hương trước tượng đài. Nói như anh Nguyễn Văn Phước (Founder & CEO tại First News Trí Việt), “lư hương là nơi tích lũy nhiều năng lượng của bao nhiêu thế hệ người dân thắp hương, nguyện cầu. Nó có năng lượng chứ không như những thứ khác”.

Một lễ giỗ trang nghiêm, thành kính đầu thập niên 1990 ở tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh. Ảnh: Phong Quang.

“Năng lượng” ấy rõ ràng cần cho đất nước ta trong công cuộc bảo vệ đất nước, trường tồn dân tộc. Lư hương xét cho cùng là năng lượng của lòng dân. Chọn phương án gì cũng được, trước hết xin trả lại năng lượng của lòng dân – lư hương của tượng đài Đức Thánh Trần về nơi năng lượng ấy tích lũy bao năm nay.

Thần thánh Việt bao đời nay luôn đứng cùng phía với lòng dân Việt.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thi Sĩ: BÙI CHÍ VINH

    HÃY TRẢ LẠI NGAY LƯ HƯƠNG CỦA ĐỨC THÁNH TRẦN

    Chuyện không đơn giản là cái lư hương
    Một cái lư hương bằng đồng thì ở đâu cũng có
    Một cái lư hương dành để cắm nhang thì kiếm càng không khó
    Nhưng một cái lư hương chứa sự bất khuất của cha ông thì không đúc lại được bao giờ

    Trong cái lư hương của Đức Thánh Trần không chỉ có YẾU LƯỢC BINH THƠ
    Không chỉ có HỊCH TƯỚNG SĨ máu tuôn trên đầu ngọn giáo
    Máu chảy từ thời nhà Trần đến thời nhà Hậu Lê qua BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
    Mà có cả bóng dáng con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương rơi nước mắt lúc sa lầy

    Đức Thánh Trần đã chỉ xuống dòng sông khi binh mã qua đây
    Rằng không thắng giặc Nguyên Mông không trở về cố quốc
    Cái lư hương dưới chân tượng đài của Ngài bần bật rung lên lời thề nguyền non nước
    Rằng không thắng giặc Tàu Cộng hôm nay thì nhang khói chẳng ích gì

    Chẳng ích gì thuở xả tắc lâm nguy
    Bọn cõng rắn cắn gà nhà tưởng cẩu lư hương là yên lòng quân giặc
    Bọn bán nước tay sai tưởng không cho dân Đại Việt thắp nhang là Đức Thánh Trần biến mất
    Là Giao Chỉ lại ngàn năm nô lê giặc Tàu

    Bể xanh rồi cũng hóa ruộng dâu
    Nhưng tội ác ngàn sau còn bia miệng
    Khôn hồn thì trả lại cái lư hương để cái tên Thiện Nhân còn lương thiện
    Bằng không thì cả một lũ vong nô bị nguyền rủa đời đời…

    Thi Sĩ: BÙI CHÍ VINH

    VẬY LÀ KHÔNG TRẢ LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN

    Vậy là không trả lư hương Đức Thánh Trần
    Vậy là chỉ lấy ý kiến nhân dân đóng góp
    Vậy là tiếp tục chơi trò “cứt trâu để lâu hóa bùn”
    Dân chửi mỏi mồm rồi cũng im re như thóc

    Vậy là tiếp tục để Đức Thánh Trần cô độc
    Cô độc đánh Nguyên Mông, cô độc trước giặc Tàu
    Không ai khói nhang, lịch sử buồn tang tóc
    Binh Thư Yếu Lược thiếu người truyền thì tổ quốc còn đâu

    Vậy là con nít đi ngang chỉ thấy một “ông râu”
    Không thấy Bạch Đằng Giang, chỉ thấy tượng đài xám ngắt
    Không thấy cọc nhọn xuyên thủng thời gian, chỉ thấy nước mắt trào
    Nhớ Trần Quốc Toản bóp nát trái cam mà muốn khóc

    Vậy tức là làm tay sai cho giặc
    Chỉ một cái lư hương mà ngụy biện đủ điều
    Vậy thì nói gì đến chuyện giữ gìn sơn hà xã tắc
    Cõng rắn cắn gà nhà nhục nhã biết bao nhiêu !

    Nguồn Mạng


  2. Thời Đồ đểu A còng @ nơi Hà L..ội Phố: bán hàng trên mạng thành văng mạng !
    ****************************

    https://sohanews.sohacdn.com/zoom/320_200/160588918557773824/2021/11/10/photo1636535961575-16365359616961981944007.gif
    BẤM VÀO liên kết trên XEM ĐỘI CẤN Tất Phán (xử) NỮ đồng nghiệp bán trên MẠNG…
    bằng những cú quyền cước của SONG CƯỚC ĐẠI HIỆP Quách Tĩnh + Dương Qua
    Clip thanh niên đá tới tấp vào đầu, mặt người phụ nữ đến bất tỉnh gây phẫn nộ

    Thời Đồ đểu @ Hà L..ội Phố:
    Thanh toán thương vụ chấn động Lăng Hồ !
    Đội Cấn đá tới tấp vào đầu vào mặt
    Người đàn bà bất tỉnh chắc xuống mồ
    Chẳng qua cạnh tranh bán hàng trên mạng
    Thời TÀU-Toàn cầu hóa Thắng-thua to
    Bên thắng cuộc giờ thành tỷ trọc phú
    Mọc lên như nấm độc xứ Tề-Vệ Mao-Hồ
    Bên thua cuộc nay thành siêu vô sản :
    Ai bảo tin Thắng-thắng giờ hóa ‘hăng rô’ !
    Thời Đồ đểu A còng @ nơi Hà L..ội Phố:
    Bán hàng trên mạng DỄ văng mạng xuống mồ !
    Ngay đến Lư hương dưới Tượng Trần Hưng Đạo
    Ăn cắp bởi LÃ Thanh Hải : siêu trùm Thành Hồ !
    Thời Quá độ kinh qua(á) Cách mạng 0 chấm 4
    Kinh tế số + xã hội số + SỐ ĐỀ điện tử điện sinh … cô !!!

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Hahaha, Cù Mai Công cũng kiểu A Ma Koong.
    Một dân tộc bạc nhược, yếu hèn nhưng lòng tham vô độ thì còn gì để mà nói. Lôi cổ thần linh, với mỹ từ hồn thiêng sông núi ra để dọa thiên hạ. Ngu, u mê lám thay.
    Nếu giả sử có linh thiêng ở cái bức tượng hay cái Lu Hương thì VNCH đã không đổ sụp một cách dễ dàng và chạy toán loạn tạo ra thảm kịch lịch sử ê trề cho dt việt cả thía giới biết trong sự khinh miệt là dt hèn kém nhưng tham hoang vô độ
    Nếu giả sử có hồn thiêmg sông núi thì các vị thần linh đã bẻ cổ BÁC HỒ.
    Chuyện xưa kể rằng trên non núi ấy có 2 thầy trò đi tu. Một đêm rét mướt không còn củi đun, bèn bảo nhau rằng, đốt luôn tượng phật cầm cự qua đêm.

    Đừng có mà dùng từ TÂM LINH CHE ĐẬY CÁI HÈN

  4. “Thần thánh Việt bao đời nay luôn đứng cùng phía với lòng dân Việt”

    Lòng dân đa số -nói cho rõ- dân Việt lại hướng về Đảng Cộng Sản với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh .

    “Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà 1967, tượng đài Trần Hưng Đạo, vị tướng Triều Trần ba lần đại thắng Nguyên Mông từ những chiến thắng sông nước được dựng nên trước khu vực sông nước Sài Gòn này”
    & “Vì nguyên lý của “khí” phải đi theo một mạch, một luồng suôn sẻ. Nếu thứ tự cao thấp thất thường, xét về cấp bậc để thờ và năng lượng để đi đều không đúng”

    Ngụy nó áp dụng các nguyên lý đó nên bị đa số -nói cho rõ- dân ta đứng lên đánh cho diệt vong . Nhắc lại 1 lần nữa “Thần thánh Việt bao đời nay luôn đứng cùng phía với lòng dân Việt”. Cứ Ngụy làm gì, mình làm ngược lại là đúng . Đa số dân mình, lúc nào cũng ủng hộ Đảng cả, kể cả tác giả bài này .

    “đã và đang là một nguồn sức mạnh độc đáo của Sài Gòn”

    Saigon đã chết cùng chế độ Ngụy . Hiện giờ đây là Thành phố Hồ Chí Minh, mang tên Bác Hồ kính yêu . Tiền nhân của cư dân Thành phố mang tên Bác aint Trần Hưng Đạo . Hiện đã có tượng Bác Hồ, thêm tượng Tướng Trần Canh, bảo đảm hổng nhân văn hổng ăn tiền .

Comments are closed.