Nhã Duy
12-12-2021
Tôi gặp một cô gái vài lần nhưng không trò chuyện nhiều, thỉnh thoảng chỉ góp vài nụ cười để em biết tôi là người không xa cách hay nghiêm nghị. Em là bạn với gia đình một người em thân thiết mà tôi quen biết và thỉnh thoảng lui tới. Ăn tối chung vài lần, qua vài câu chuyện cởi mở hơn trong bàn ăn, tôi hiểu thêm về tình cảnh của em.
Em là một người mẹ đơn thân người Bắc, đã tốt nghiệp đại học. Để lại con cho mẹ chăm sóc, em sang Mỹ theo diện du học với ý định sẽ lo cho tương lai đứa con gái duy nhất và gia đình. Không dễ dàng như ý định và suy nghĩ, em bỏ học để chuyển hẳn làm nails, cái nghề dễ làm thêm lúc đi học. Vậy là dính với nghề đến bây giờ. Mà thật ra em cũng không có nhiều lựa chọn khác hơn bởi giấy tờ đã quá hạn và em trở thành một di dân lậu. Đôi ba lần lo lót, mất tiền nhờ người khác làm giấy tờ giả nhưng bất thành hay bị lừa, đến bây giờ xem như đã vô vọng.
Hôm lại sang nhà người em ngay ngày có người thân từ Việt Nam sang, thấy cô gái có nhờ mang sang giùm một gói nhỏ. Té ra là thuốc đau bao tử, tôi nghe mà có phần xót xa. Ở lậu nên chẳng có giấy tờ gì, đau ốm bịnh tật cũng tự mình lo, thuốc men thì nhờ người quen mang giùm từ Việt Nam sang như vậy.
Không hiểu từ đâu mà lắm người Việt cứ bảo rằng những di dân lậu vào Mỹ sẽ được hưởng điều này, quyền lợi kia. Hệ thống của Mỹ bây giờ không dễ dàng như chính họ từng được hưởng trước kia hay thậm chí hưởng tiếp đến bây giờ, ngoài những người có tư cách thường trú hợp pháp và không ngần ngại khai man. Nhưng họ lại là những người lớn tiếng chống đối và lo sợ mất phần. Nhiều khi tôi tự hỏi, đất trời mênh mông, đời người hữu hạn, mỗi người sống được bao lâu mà hẹp hòi, ích kỷ?
Cô gái chia phòng với một gia đình người Việt già, sống và đi làm đơn độc như vậy. Nhờ quen người bạn làm thân thiết và tốt bụng nên em qua lại như người trong nhà. Nói chuyện vui vẻ, có hiểu biết và sống tử tế, biết chuyện nhưng đôi lúc nghe em trò chuyện, tôi biết em đang giữ trong lòng những lo âu, phiền muộn trong cuộc sống bất toàn, vô định của một người di dân lậu. Mỗi lần nhắc đến đứa con đã chín năm không gặp với giọng chực rơm rớm, tôi biết chỉ hỏi thêm một câu là em sẽ không cầm được cảm xúc. Nên tôi thường im lặng.
Đó là câu chuyện thực của một người Việt Nam di dân lậu, hy sinh cho con, cho gia đình cùng cả tuổi thanh xuân của mình mà tôi vô tình biết đến. Tương lai bấp bênh, em vẫn còn may mắn hơn những cô gái Việt đã chết trong chiếc xe đông lạnh đôi năm trước bên Anh, từng mơ một cuộc đổi đời như em. Mỗi con người, mỗi cuộc đời gắn liền với những số phận, sự rủi may như vậy. Chưa cần cảm thông và ai mà chẳng có những thử thách riêng tư, nhưng những câu chuyện như vậy còn để tôi tự nhắc mình về một tinh thần cảm tạ trước những ân sũng có được.
Chuyện di dân lậu chẳng ở đâu xa, nó ngay trong cộng đồng Việt. Tôi không nghĩ nhiều về chính sách di dân, về những tranh cãi chính trị vì nó nằm ngoài thẩm quyền mỗi cá nhân. Vì cũng chẳng có chính phủ nào xem nhẹ những vấn đề di dân lậu, nó chỉ thể hiện lòng nhân đạo khác nhau và những câu chuyện để bàn cãi, bênh chống. Với riêng tôi, ở góc nhìn con người, tôi chỉ mong sao mọi chuyện sẽ tốt lành cho mẹ con em, mong một ngày cô con gái bé nhỏ của em sẽ được sang Mỹ theo cách nào đó để trùng phùng với mẹ mình, như mong ước của hai mẹ con.
Giá như đang đau bao tử và được bác sĩ kê toa, chắc chắn tôi sẽ nhường lại một phần cho em. Một mảnh đời di dân lậu người Việt mà tôi tình cờ biết đến.
Em sinh ra nhầm thời cuộc, nhầm đất nước.
Nếu em sinh thời vndcch do bác Hồ lãnh đạo, ít nhất em cũng đc no nhờ BÁT HỒ và có cơ hội to lớn nhờ theo đảng và bác thức hiện ước mơ hoài bão thì chắc chắn em đã có ATK như các BÁC TRÍ THỨC HỆ HOCHOMEO ĐANG ĐAU ĐÁU HỒN THIÊNG SÔNG NÚI, NGÀY ĐÊM KHAI TRÍ ĐÀNH ĐẠCH
thế này phải kg anh
Bốn mấy năm giải phóng thế nay phải không anh ?
Bà con ta muốn xuất ngoại thì nên xuống một cái tàu biển xin làm bồi bếp. Ra được nước ngoài rồi thì tìm đường mà cứu nước. Như thế vừa ích nước vừa lợi nhà. Chứ cứ đi chui đi lủi thì vừa mất tiền, mạng sống lại ngàn cân treo sợi tóc. Có tiền gửi về thì được là khúc ruột ngàn dặm. Túi rỗng như bà con Việt kiều ở Cao Miên thì có về nước cũng bị đuổi như đuổi tà.
Ấy là có vài nhời bàn góp với bà con như vậy.
“Bà con ta muốn xuất ngoại thì nên xuống một cái tàu biển xin làm bồi bếp”
Không dễ dàng để xin một chổ làm bồi hay bếp trên các tàu đi biển quốc tế. Họ tuyển chọn khá gắt gao, phải học các trường chuyên môn ít nhất là 3 năm và thông thạo Anh ngữ. Hai điều kiện này thì một người Việt bình thường khó dạt được. Kể cả người Việt tỵ nạn cũng không thể xin vào làm một nhà hàng hay khách sạn hạng sang của Mỹ, Anh, Pháp hay Đức, đa số chì có làm cho người Tàu và Việt. Thưc tế là vậy. không phải muốn là được
Hoá ra anh cũng đau bao tử ?