Nhà văn Khuất Đẩu và tập sách “Buồn như ly rượu cạn”

T.Vấn

Ảnh bìa sách “Buồn như ly rượu cạn” của tác giả Khuất Đẩu.

Nhà văn Khuất Đẩu vừa “in chui” một tập sách gồm 41 đoản văn đăng rải rác đây đó trên các trang báo mạng từ hơn một năm nay.

In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in.

Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.

In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.

CHUYỆN MỘT NGƯỜI CON GÁI, TÊN…

Khuất Đẩu

Phố Sài Gòn. Tranh: Thanh Châu

Dù đã gần tám bó, mắt mờ, gối mỏi, tôi vẫn không quên được người con gái ấy. Phải nói là không thể. Nàng đẹp, đương nhiên, mà giá như không đẹp, tôi cũng vẫn cứ yêu nàng.

Nàng sinh ra là để được yêu.

Một người con gái có mái tóc phương đông đà đuột, có đôi mắt ướt át như cánh đồng sau cơn mưa, có giọng nói nũng nịu nồng nàn, cứ mở miệng ra là “xời ơi, anh Hai, anh Hai” ngọt xớt như đường phèn, bảo sao mà không yêu cho được.

Nàng là hiện thân của tuổi trẻ yêu đời, lúc nào cũng vui tươi nhí nhảnh. Nàng có một sức hút kỳ diệu, trông thấy là không thể không yêu. Đã có những ngày chúng tôi tay trong tay cùng nhau đi dạo dưới ánh nắng phương nam rực rỡ. Đã có những đêm, say khướt nằm kề bên nhau chỉ để chờ sáng, đi tiếp. Nàng mạnh mẽ nhưng dịu dàng. Nàng âu yếm nhưng không lơi lả. Lúc nào nàng cũng hào sảng ban cho tôi một nụ cười. Chỉ có thế thôi và tôi cũng cần chỉ có bấy nhiêu, là đủ.

THÁNG TƯ QUỶ ÁM

Khuất Đẩu

Tháng Tư Quỷ Ám. Tranh: Thanh Châu

Tháng tư, giống như sốt rét kinh niên, cứ đến cữ (chứ không phải đến hẹn), lại đến. Ai đã từng bị cơn sốt này hành hạ, đều cảm thấy cái lạnh không phải của đất trời, mà là của quỷ ma, của những xác chết chưa chôn, của mồ hoang mả lạnh, lạnh từ trong xương cốt lạnh ra, không chiếu chăn nào làm ấm được.

Bốn mươi năm qua rồi mà ai may mắn sống sót, đến nay,  răng vẫn cứ đánh vào nhau lập cập.

Người ta đã từng đặt tên là tháng tư đen, nghĩa là tháng của số phận đen đủi, không phải số phận của một người mà của nhiều triệu người, bỗng dưng bị quỷ ám.

RĂNG ĐEN MÃ TẤU

Khuất Đẩu

Đen (Tranh: Thanh Châu)

Mẹ tôi, nhuộm răng đen. Như cô tôi, bà tôi. Một màu đen như tóc mọc trên đầu, như áo quần họ mặc. Chính hàm răng ấy đã nhai những hạt cơm trắng đầu đời mớm vào miệng tôi. Như chim cánh cụt mớm mồi cho con của nó. Nhớ về mẹ, tôi nhớ nhất hàm răng đen của bà.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.

NẶN VÀ BÓP

Khuất Đẩu 

Tranh: Thanh Châu

Không ở đâu những bậc thầy nặn và bóp đạt đến mức thượng thừa như các nhà viết kịch và nhà giáo dục ở Việt Nam.

Thời chống Pháp, không bột, không đất sét, ngay cả một chút khí trời cũng không, vậy mà họ vẫn nặn ra được một Lê Văn Tám biến mình thành cây đuốc sống, thiêu hủy cả một kho xăng lớn của giặc ở Nhà Bè.

CÂY DẦU ĐÔI

Khuất Đẩu

Cây Dầu Đôi (Nha Trang)

Cả ngàn cây xanh ở Hà Nội bị chặt nằm ngổn ngang như vừa trải qua một siêu bão của thế kỷ. Tôi không là người Hà Nội, nhưng cũng cảm thấy nhói đau như tóc trên đầu của mình vừa bị ai đó tàn nhẫn nhổ đi từng mảng.

Cây là hồn của phố, là ký ức, là kỷ niệm. Còn hơn thế, cây là chứng tích của lịch sử. Như cây dầu đôi ở thành Diên Khánh.

Đó là cây dầu có hai thân cùng một gốc, như hai anh em song sinh đứng bên đường thiên lý bắc nam suốt mấy trăm năm. Hai thân cây thẳng tắp, to đến mấy người ôm, với cành nhánh xum xuê là chứng tích cuối cùng của rừng già ngàn tuổi.

Cây kiêu hãnh vươn mình lên trời cao, như một vị thần bổn mạng của xứ sở trầm hương. Trước mặt là biển Đông bát ngát, sau lưng là hòn Bà sừng sững.

Chính vì sống lâu như ông Bành Tổ nên cây đã chứng kiến bao cuộc đổi thay ở đất Khánh Hòa. Nào quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh thay nhau làm chủ, nào Pháp đổ bộ lên Nha Trang và Bình Tây đại tướng quân Trịnh Phong chiến đấu đến người lính cuối cùng. Cây từng rũ lá khóc thương khi thấy đầu Trần Quý Cáp rời khỏi cổ ở sông Cạn. Và, cây cũng từng ve vẩy xúc động khi thấy một ông Tây, là bác sĩ Yersin, mỗi lần đi ngang qua đều dừng lại vái chào mình như một già làng.

Tưởng chừng với tuổi thọ hùng vĩ như thế, sẽ không một ai dám hỗn hào đụng đến cụ, dù chỉ một chiếc lá. Ấy thế, nhưng cụ đã hơn một lần bị tuyên án tử như những cây cổ thụ ở Hà Nội bây giờ.

Số là, để mở rộng cửa ngõ vào thành phố biển Nha Trang, người ta đã hơn một lần muốn nhổ cụ đi như một cái gai chướng mắt. Máy xúc, máy ủi đã được điều tới như những chiếc xe tăng sắp tiến vào dinh Độc Lập. Chỉ một án lệnh ném xuống là cụ bị hóa kiếp, thân sẽ bị xẻ cưa thành muôn ngàn mảnh để biến ra tiền.

Nhưng vận số của cụ chưa hết. Hồn thiêng của Trịnh Phong, của Trần Quý Cáp và cả bác sĩ Yersin đã kịp thời cứu cụ. Các cấp lãnh đạo tuy không nằm mộng nhưng cũng lờ mờ nhận ra rằng, cụ mà đi đời thì cái ghế mình đang ngồi cũng tiêu ma luôn. Thì thôi, cũng như tránh voi chẳng xấu mặt nào, đành để con đường tránh cụ vậy.

Và, thế là cụ được sống. Nhưng mà sống trong sợ hãi, vì rằng chẳng những rễ bị chặt mà còn cả khối bê tông và nhựa đường nóng hầm hập như Ngũ hành sơn đè lên Tôn Hành Giả. Khác nào cụ bị tống vào xà lim, không cho ăn uống. Nếu mỗi chiếc lá là một giọt lệ, thì cụ đã rơi không biết bao nhiêu lệ. Chẳng bao lâu nữa, cụ chỉ còn là bộ xương khô.

Không xuống đường như ở Hà Nội, có mà đi tù là cái chắc, những người con chịu ơn bác sĩ Yersin của đất Khánh Hòa đã tìm mọi cách vừa kêu cứu ở cửa công vừa vận động các cửa tư, để được phép đục bỏ bê tông, đưa đất mùn và nước có chất kích thích vào tạo rễ mới, khiến cụ dần dần hồi phục. Thì cũng tàm tạm vậy thôi, giờ cụ đứng nép bên đường như một ông già bị gậy, chẳng còn chi là một lão cây với thần thái lẫm liệt.

Phải chi, người ta cho hai con đường xuôi ngược vòng ra ôm lấy cụ như một tượng đài xanh thì mới thực xứng đáng với vẻ oai nghiêm của cụ. Cùng với miếu thờ Trịnh Phong, với đền Trần Quý Cáp sẽ tạo nên một quần thể lịch sử, là nơi các thầy cô giáo có thể đưa học trò đến ngồi dưới bóng cây, kể cho chúng nghe những câu chuyện cảm động về lòng yêu nước. Đó là chưa nói tới có thể biến nơi ấy thành điểm du lịch, thu hút khách phương xa, nhất là các khách Pháp, Thụy Sĩ muốn biết thêm về bác sĩ Yersin, người đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để chọn đất Khánh Hòa này làm quê hương.

Ở các nước, người ta không chặt cây mà di dời nếu nằm trong quy hoạch. Người ta dùng máy xắn, dùng lưới bọc cả rễ và đất, cho xe tải trọng đem trồng nơi khác. Người ta cố giữ từng cành nhánh, để khi trồng xong, cứ tưởng là cây đã đứng đó tự bao giờ.

Bảo rằng như thế quá tốn kém, có biết đâu một tượng đài chiến thắng ở Điện Biên Phủ tốn cả ngàn tỷ và tượng mẹ anh hùng ở Quảng Nam trên bốn trăm tỷ, vừa mới khánh thành đã phải thêm tiền tu sửa. Mà chắc gì những tượng vô hồn ấy còn đứng mãi trong lòng người như những hàng cây xanh ở Hà Nội.

Cứ cấm và chặt, thì không biết đến bao giờ mới xây dựng xong cái gọi là xã hội chủ nghĩa.

Khuất Đẩu

* Đã có những bài viết kết tội cây xanh là sát nhân kia đấy (vì gãy đổ khi mưa bão, gây chết người) và đã có những người bị bắt vì tội tụ tập đông người để bảo vệ cây xanh.

SAO CÒN NGỒI ĐÓ?

Khuất Đẩu

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Con cóc trong hang con cóc nhảy ra

Con cóc nhảy ra con cóc ngồi đó

Con cóc ngồi đó con cóc nhảy đi

(Thơ con cóc)

Họ ngồi đó, đề huề. Rất đề huề, nghĩa là rất tôn ti trật tự. Và cũng rất bảnh chọe, xênh xang.

BỐN ANH EM TRÊN MỘT CHIẾC CÔNG NÔNG

Khuất Đẩu

Xe Công Nông. Ảnh Internet

Xịt khói tùm lum như cháy nhà, nổ cành cạch, cành cạch, ấy là xe công nông.

Cụ thể là: lấy máy nổ của máy cày tay, gắn vào một cái thùng có bánh xe, thêm một cái vô lăng, thế là làm nên một sự cải tiến tuyệt vời hơn cả xe cải tiến.

Công nông là gọi theo ý Đảng, còn nôm na gọi là xe cọc cạch.

THẰNG SÀI GÒN

Khuất Đẩu

Ảnh minh họa. Nguồn: triethocduongpho.com

Tố Hữu, nhờ những bài thơ siêu nịnh mà lên đến chức phó thủ tướng.

Nịnh Stalin, nịnh Bác.

Trong bài Ta đi tới, Sài Gòn được ông gọi là thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Gọi trong thơ cũng được thôi, nhưng sau 1975, người ta bắt cả nước, nhất là người miền Nam cũng phải gọi như thế. Từ đó, thành phố thay tên đổi họ, cũng như ông cụ đã bỏ tên Nguyễn Sinh Cung để lấy tên Hồ Chí  Minh. (Sao không lấy tên Nguyễn Ái Quốc?!)

Tên mới, dù không đẹp bằng “hòn ngọc viễn đông”, nhưng cũng óng ánh, lóng lánh. Khốn nỗi khi nói về thành phố này, người ta vẫn gọi là hang ổ của Mỹ ngụy. Và, tất cả những gì xấu xa dơ bẩn nhất đều đổ trút cho Sài Gòn. Như đĩ điếm, cướp giật, xì ke ma túy…Trong khi những gì sang trọng bề thế đều rực rỡ mang tên Bác.

THÁNH GIÓNG, LÓNG NGÓNG

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Thánh Gióng là một huyền thoại, nghĩa là không có thật, dù rằng ở làng Gióng, dân làng đang cất giữ một hòn đá mà người ta tin rằng có in dấu chân của cậu. Không có thật, nhưng ai cũng thích câu chuyện một cậu bé lên ba chưa biết nói, khi nghe vua gọi ai có tài ra giúp nước, liền thưa mẹ xin đi. Rồi khi ăn hết ba nong cơm, một vại cà và uống nửa giếng nước, cậu bỗng vươn mình to cao, nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt, xông ra trận. Dẹp xong giặc, cậu liền cỡi ngựa bay về trời.

NHỮNG ĐỨA TRẺ THÁNG TƯ

Khuất Đẩu

Ảnh – Internet
Thủa ấy, thế hệ chúng tôi thường ca cẩm đầu thai nhầm thế kỷ! Cái thế kỷ mà chúng tôi ngán ngẩm là thế kỷ hai mươi, với thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, rồi chiến tranh lạnh, chiến tranh qui ước và cuộc nội chiến lê thê suốt hai mươi năm dài.

MỘT CHÚT TRỜI XANH!

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Giờ đang là mùa xuân. Một mùa xuân phương nam đầy nắng và gió. Nắng thì trong veo, rực rỡ suốt một ngày dài. Nhưng gió, mãi đến chiều, khi tóc và áo em bay, mới biết là gió đã về.

SINH NHẬT BUỒN

Khuất Đẩu

Ảnh: Vietnamquehuong.blogspot.com

Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!

CẢM PHỤC LÝ QUANG DIỆU

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Cả thế giới đang nói về một ông già chín mươi mốt tuổi vừa nằm xuống. Nói với tất cả lòng kính phục và ngưỡng mộ: quốc phụ Lý Quang Diệu.

Ông là người gốc Quảng đông, đã bốn đời trôi dạt đến hòn đảo bé nhỏ nằm giữa thủy đạo Ấn độ dương và Thái Bình Dương. Tổ phụ của ông, cũng như những người Quảng Đông ở Hội An, Ninh Hòa, Chợ Lớn, vì đất nước Trung Hoa loạn lạc đói nghèo phải bỏ xứ mà đi tìm đất sống. Ta có thể hình dung họ qua hình ảnh những người Tàu bán cóc ổi, mực khô lặng lẽ trước các cổng trường, những người ở dưới mức nghèo khó trong xã hội.

HUN VỚI HÍT

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Đầu năm dê (cụ), ngoài những 35000 vụ đánh nhau khiến 5000 người phải nhập viện và không ít kẻ đã phải ngủm cù đeo, còn có tin đại lão Khiêu Vũ hun một em hoa hậu tên Nguyễn Cao Kỳ Duyên (không phải Kỳ Duyên MC con phó tông tông Nguyễn Cao Kỳ) khiến dân mạng phát sốt (rét)!

CHÀO CỤ DÊ!

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Trời đã bớt lạnh. Nắng đã ấm. Cụ dê đã lại gõ móng đứng trước thềm năm mới. Trông cụ vẫn cứ sung như 12 năm trước. Bộ râu dê của cụ không cần vuốt vẫn cứ quặp vào một cách kiêu hãnh.

Lénin cũng có một bộ râu nổi tiếng như cụ, cũng được thần tượng một thời, nhưng nay xác thì nằm lạnh lẽo trong lăng, còn tượng thì bị dân Mông Cổ và Ucraina kéo đổ.

VẪN THÁNG BA, BUỒN MUỐN CHẾT!

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet

Tháng ba năm xưa, hết gãy súng đến không cho dùng súng*, cái tháng ba ôn dịch mất Đà Nẵng rồi mất Gạc-ma.

Giờ đến chặt cây và sụp giàn giáo!

Cây ở Hà Nội, cũng như ở Sài Gòn, được trồng từ những trăm năm trước. Trên những con phố chân dài, những hàng cây lá xanh gần với nhau, tạo nên những vòm xanh dịu mát cho bao thế hệ, bất ngờ bị đốn ngã không thương tiếc. Cứ như năm 1979, anh hàng xóm anh anh em em ngọt xớt bỗng dưng tát vào mặt sáu cái liên tiếp nảy đom đóm, bảo là để “dạy cho một bài học”.

Tử Tế và không Tử Tế

Khuất Đẩu

Ảnh: Internet
 Gần đây, nhà đài TV1 liên tục đưa lên sóng những điển hình người tốt việc tốt, gọi là việc tử tế. Rất nhiều việc làm cảm động. Như một anh công an dắt giùm xe cho nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước vì triều cường. Rồi cũng một anh công an khác, đi gom các em nhỏ thất học, dạy cho chúng học chữ và chơi với chúng. Nhưng cũng có nhiều việc rất buồn cười. Như một ông nọ cho hàng xóm mượn heo đực giống, mà là heo đực rừng thứ thiệt, nhờ đó lai tạo ra hàng trăm con heo (nuôi gần) rừng, trong dịp tết ai cũng thu nhập đến cả trăm triệu.

THỢ LÀNG QUÊ

Khuất Đẩu

Tranh: Thanh Châu

Gọi là thợ nhưng thực ra họ vẫn chỉ là những người làm nghề nông. Họ vẫn đi cấy, đi cày, vẫn một nắng hai sương và sống được nhờ những hạt lúa do chính mình làm ra. Những nghề mà tôi sắp nói ai cũng biết. Chỉ có điều biết nhiều hay biết ít, làm coi được hay không mà thôi.

Hai tạp văn của Vương Tiểu Ba (TQ)

Lê Thanh Dũng dịch

9-6-2017

Vương Tiểu Ba. Ảnh: internet

Sau Cách mạng văn hóa, từ năm 1978, Vương Tiểu Ba giảng dạy tại ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, ông nhận bằng Thạc sĩ tại ĐH Pittsburgh, Mỹ và quay về giảng dạy tại ĐH Bắc Kinh, ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1992, ông nghỉ việc để có thể tự do theo đuổi việc viết văn. Năm 1997, ở tuổi 45, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau tim tại nhà riêng, bên bàn viết của mình.Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ. Ông đã tạo ra một văn phong Vương Tiểu Ba.

Một số tạp văn và tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Cuộc tọa đàm về tác phẩm “Thời Hoàng Kim” (Lê Thanh Dũng dịch) đã được Cty Phương Nam tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của hơn bốn mươi nhà văn.

CỜ ĐEN VÀ CỜ ĐỎ

Khuất Đẩu

Ảnh: Imgarcade.com

Tổ chức các nước Hồi giáo tự xưng, gọi tắt là IS vừa thiêu sống viên phi công Jordan Maaz al Kassasbed, sau khi đã chặt đầu hai con tin người Nhật bản. Video do bọn chúng thực hiện đã cho thế giới thấy rõ bộ mặt (dù che mặt) cùng hung cực ác của chúng. Cái cách chúng giết người đó còn hơn là man rợ, vì hơn thế nữa, chúng rất thông minh, biết dùng khoa học, truyền thông để hăm dọa thế giới.

TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHỚ ĐẦY

Khuất Đẩu

Tranh: Thanh Châu

Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây…

Hồ Dzếnh

Những năm đi học xa, Tết đến, mỗi lần đặt chân lên con đường đất từ ga Bình Định rẽ xuống làng, tuy đã gần đến nhà mà sao tôi vẫn cứ thấy nhớ.

“BÊN MÌNH”

Khuất Đẩu

Tranh: Thanh Châu

Không ở nơi nào nhiều quán cà phê như ở Việt Nam. Cà phê cóc, cà phê võng, cà phê vườn, cà phê máy lạnh, cà phê cao ốc…

Không còn những căng tin với các mậu dịch viên mặt khó đăm đăm, khách phải sắp hàng lấy phiếu để mua một ly nước đen đen với hai điếu thuốc Tam Đảo. Cũng không còn cảnh các bà già Tàu ngồi chồm hổm trên ghế trụi, đổ cà phê ra đĩa ngồi húp như trước 75.

Đà Nẵng Có Đáng Sống?

Lê Trọng Vũ

30-5-2017

Sơn Trà lúc Sun Group chưa đến. Ảnh: Lê Trọng Vũ

Về mặt hành chính, Đà Nẵng gần như đang tê liệt, không quyết sách hệ trọng nào được thông qua, thậm chí nhiều công văn cũng không được trình ký, giới công chức chỉ xì xầm về chuyện hậu trường còn lãnh đạo thì không ai còn lớn tiếng hô hào nữa.

Nhưng cũng chẳng cần đến khi vụ “biển xanh” nổ ra, lúc 2 phe bắt đầu “tuốt gươm”, Đà Nẵng mới bộc lộ là một thành phố chán sống đến như vậy. Khi năm 2015 được chọn là năm Văn hoá, Văn minh Đô thị, Đà Nẵng mới bắt đầu quan tâm đến các “thiết chế văn hoá”. 160 tỷ đồng được quyết dự chi cho văn hoá trong 05 năm tới. Nhiều phong trào đã được phát động, nhiều bộ tiêu chí được đề ra và nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp lên.

Nhưng văn hoá không phải là lớp sơn bên ngoài viện bảo tàng, mà là hệ thống các giá trị bên trong. Càng không phải là số lượng các gia đình đạt chuẩn này kia, văn hoá là đời sống tinh thần của mỗi công dân. Quản lý văn hoá, vì vậy khác “chia lô, bán nền” rất nhiều.

Từ nhóm lợi ích du lịch

“Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân. Đất nước không còn sức mạnh vô tận của dân và xã hội không còn sức đề kháng. Đất nước chìm trong bạo lực và tội ác. Tội ác tàn phá thiên nhiên gấm vóc của dải đất Việt Nam không phải chỉ diễn ra ở Sơn Trà mà đang ào ạt diễn ra trên khắp đất nước thương yêu của chúng ta”.

Phạm Đình Trọng

9-6-2017

Một góc Sơn Trà tan hoang vì thi công hàng chục móng biệt thự trái phép. Ảnh: VNN

Con người có nhu cầu khám phá và soi mình vào cái đẹp. Cái đẹp ở những kì quan. Kì quan của thiên nhiên và kì quan do con người sáng tạo ra. Cái đẹp ở những nền văn hóa của loài người và những nét văn hóa của cuộc sống. Vì vậy con người đã rời bỏ nếp sống yên ổn, đầy đủ, nề nếp và cũng nhàm chán hàng ngày, khoác ba lô lên đường đến những miền đất lạ. Những chuyến đi đó được gọi là du lịch.

Làm du lịch là đáp ứng nhu cầu được khám phá, được soi mình vào cái đẹp của khách du lịch. Khám phá sự phong phú, đa dạng, độc đáo của thiên nhiên, khám phá tài năng sáng tạo của con người ở những miền đất lạ và khám phá bản sắc văn hóa của những cộng đồng dân cư sống trên những miền đất lạ đó.

LUẬT DU LỊCH & THẤT BẠI CỦA THỦ TƯỚNG

HUY ĐỨC

1-6-2017

Du khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Nguồn: Báo Công Thương.

Dự luật Du Lịch do Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch (VHTT & DL) soạn thảo và sắp được Quốc Hội thông qua cho thấy chủ trương có ý nghĩa nhất mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra kể từ đầu nhiệm kỳ, “gỡ bỏ các rào cản kinh doanh”, đã thất bại. Nếu Thủ tướng chỉ đánh trống bỏ dùi, để cho các bộ qua mặt, tiếp tục củng cố các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) như thế này thì chính phủ của ông sẽ không có gì mới, nó không những không thể nào đóng vai trò “kiến tạo” mà còn tiếp tục kềm hãm người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Không những không giảm được thủ tục nào, Dự Luật Du Lịch còn đưa lữ hành nội địa thành ngành kinh doanh có điều kiện. bắt buộc DN phải ký quỹ tại ngân hàng – một bước lùi so với Luật 2005. Quy định này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp (vốn bị chôn trong ngân hàng – chưa rõ ai được hưởng lợi về lãi suất) mà còn cho thấy Bộ không hiểu gì về vai trò của mình, sử dụng một công cụ hành chính can thiệp vào một quan hệ dân sự (tour là hợp đồng dân sự – nếu có vấn đề về dịch vụ: thì có thể kiện; tòa phân xử chứ không phải cơ quan hành chính).