Lạm bàn về bản chất và kết nối văn hóa

Nguyễn Đình Cống

17-12-2021

Dùng cụm từ “Lạm bàn” vì tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa mà chỉ là một kẻ thất phu, có quan tâm đến sự hưng vong của quốc gia. Tôi sống, hoạt động trong môi trường văn hóa hiện tại, tìm hiểu về nó và xin đề xuất một số ý kiến mà hình như còn ít người bàn tới.

Ngay sau Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021, tôi đã viết bài “Vài điều về chấn hưng văn hóa”, trong đó nhấn mạnh vào khả năng bị nhầm lẫn giữa hai lĩnh vực là bản chất của văn hóa và hoạt động văn hóa, đồng thời đề phòng sự chệch hướng do sự nhầm đó tạo ra. Nay tôi xin bàn thêm một số vấn đề thuộc bản chất và kết nối văn hóa.

Ở Việt Nam hiện nay, sách viết về văn hóa tương đối đầy đủ là quyển “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của tác giả Hữu Ngọc (sinh năm 1918). Sách dày trên một ngàn trang với gần 40 vạn chữ, bàn đến rất nhiều vấn đề, nhưng tiếc rằng vẫn chưa xét kỹ đến bản chất văn hóa.

Ảnh bìa sách: “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”

Gần đây cơ quan bàn nhiều đến Phát triển và kết nối văn hóa có lẽ là Viện Nghiên cứu – Think Tank SENA, do Tiến sĩ Minh Đường chủ trì. Trong nhiều tài liệu của Viện SENA đáng chú ý là sách “Quốc gia trong kỷ nguyên kết nối văn hóa” và sách “ Mùa xuân, cánh én và niềm tin” (sách MX). Đặc biệt sách MX vừa công bố sau Hội nghị VH toàn quốc, được viết với niềm tin rằng Hội nghị VH như cánh én báo mùa xuân tươi đẹp về chấn hưng và kết nối văn hóa sắp đến.

Về cánh én, sách MX đã nêu được một số nhân vật trong quá khứ như những người mở đường thắng lợi mới trong một số việc về phát triển đất nước. Tiếc rằng cũng đã có những cánh én gặp phải sấm sét bão giông hoặc bị tên đạn bắn trúng mà “không thành công, không đem lại mùa xuân, chỉ có thể thành nhân”. Và hiện tại, một số cánh én vừa bay lượn đã bị bắt nhốt hoặc xua đuổi. Sắp tới cũng chưa thấy cánh én nào bay liệng ở chân trời, trong khi cánh én Đoan Trang vừa bị xử 9 năm tù trong sự phẫn nộ và ngỡ ngàng của những người chờ mùa xuân tới.

Hy vọng, niềm tin là rất cần thiết, nhưng để biến thành hiện thực thì cùng với kế hoạch và công việc phải làm, cần vạch ra được những trở lực cản đường để khắc phục càng sớm càng tốt . Tôi hết sức cổ vũ cho hy vọng, hứa sẽ cùng với các anh chị em đóng góp sức lực, trí tuệ cho công việc chấn hưng và kết nối văn hóa. Nhưng đầu tiên xin nêu ra vài tảng đá cản đường cần gỡ trước.

Sách MX đã rất đúng khi phát hiện 5 điểm khác nhau giữa Hội nghi VH năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành và Hội nghị VH năm 2021 do TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Khác biệt cơ bản nhất là ở mục tiêu. Hội nghị năm 1946 là nhằm tìm đường lối mới để phát triển, Hội nghị năm 2021 nhằm tìm cách kiên trì con đường cũ với những biện pháp để sửa sai, ngăn cấm. Phải chăng đây là tảng đá rất lớn?

Tổ chức Hội nghị VH năm 2021, điều này có ý nghĩa đất nước đang trong một tình thế vô cùng khó khăn (sách MX, trang 5), vì sự xuống cấp về đạo đức đã đến mức báo động, vì sự suy thoái về mọi mặt của lãnh đạo các cấp… do bệnh kiêu ngạo của chủ nghĩa CS và chế độ CS gây ra (sách MX, trang 17). Chưa có phân tích, đánh giá về đường lối mà khăng khăng kiên trì nó thì có khác gì đi theo sự dẫn đường của một người khiếm thị.

Phát triển và kết nối văn hóa phải dựa trên cơ sở của tình yêu thương và lòng tôn trọng con người. Phải đạt đến yêu thương và tôn trọng hoàn toàn. Thiếu đi một chút thì sự kết nối dễ trở thành câu cửa miệng mà khó biến thành hành động. Không những phải hiểu đúng mà phải thấm nhuần, không phải chỉ là nhận thức ở trong não mà phải thành tình cảm ở trong Tâm.

Để kết nối thì điều cần tôn trọng đầu tiên là “Sự khác biệt”, nhất là về tư tưởng, chính trị và tôn giáo.

Sự khác biệt là bản chất của Vũ Trụ, thế mà những người cộng sản theo Mác Lê chủ trương phải thống nhất tư tưởng, thống nhất một cách tuyệt đối, hễ ai có ý khác với mình đều bị cho là thù địch, bị quy tội chống đối. Quan điểm phải thống nhất đã ăn sâu vào máu thịt của nhiều người. Hãy nghe ông Phó TT Vũ Đức Đam phát biểu về hai vấn đề then chốt: “Thống nhất nhận thức và chấn hưng văn hóa“. Thế rồi có người vội vã suy ra rằng “Thống nhất các ý kiến khác biệt, kể cả đối lập” ( trang 15 sách MX).

Ô hô! Đã khác biệt và đối lập mà phải thống nhất thì làm sao được. Ý của ông Phó TT đúng hay sai, cần được hiểu như thế nào. Không phải chỉ là ý của ông Đam phát biểu ở Hội nghi VH mà trong cả hai quyển sách của SENA đều nhấn rất mạnh đến sự thống nhất này. Sách viết: ”Quan trọng trước hết là “thống nhất nhận thức” trong đó đầu tiên phải thống nhất nhận thức trong Lãnh đạo” (trang 34 sách MX).

Hãy đề phòng, không khéo sẽ nhầm to mà “tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa”. Phải chăng triết lý cũ sai rồi, thể chế cũ không còn hợp, cần tìm ra triết lý mới, lập ra thể chế mới rồi mọi người phải thống nhất với triết lý đó, phải chấp nhận thể chế đó. Vậy là ngựa theo đường cũ, là lặp lại vết xe đổ. Đường cũ, vết xe đó là sự thống nhất bắt buộc. Thế thì không cần thống nhất à? Cần chứ, nhưng cần thống nhất cài gì?

Đây không phải là thống nhất các ý kiến khác biệt mà là thống nhất quan điểm, rằng phải chấp nhận và hết sức tôn trọng các ý kiến đó. Phải bắt đầu bằng nhận thức, tình cảm và hành động cụ thể về tôn trọng sự đối lập. Một việc, nói thì dễ nhưng làm được là rất khó.

Có lẽ từ “thống nhât” dễ làm cho một số người hiểu nhầm, dùng nhầm, rằng mọi người phải nghĩ như nhau, nói theo nhau, làm giống nhau. Họ là những người đã để cho sự “Thống nhất tư tưởng” của CS ngấm vào máu thịt, họ không thể dễ dàng chấp nhận sự khác biệt. Vì vậy sẽ hay hơn khi không nói gì đến thống nhất mà nói nhiều đến tôn trọng sự khác biệt.

Tại sao CS lại quá xem trọng sự thống nhất? Tại vì trong cách mạng và chiến tranh thì nhất định phải có sự chỉ huy thống nhất, tại vì trong hòa bình mà muốn giữ độc quyền toàn trị thì phải đề cao sự thống nhất. Còn để phát triển và hội nhập văn hóa trong hòa bình thì phải tôn trọng sự khác biệt. Lúc này không khéo ý tưởng về thống nhất lại là một sự cản trở.

Rất cần phân biệt rõ bản chất và hoạt động văn hóa. Như vậy sẽ không nên nói sự phát triển hay nhiệm vụ của văn hóa chung chung nữa vì xét thật kỹ thì hình như không cần, không thể đề ra nhiệm vụ cho bản chất văn hóa, cũng như sẽ không rõ ràng khi nói phát triển bản chất văn hóa. Vì sao lại như vậy trong khi bản chất văn hóa có tính quyết định đối với sự ổn định và phát triển xã hội, có tính định hướng trong kết nối văn hóa.

Bản chất văn hóa là thứ gì đó vô hình, trừu tượng, là kết tinh những điều cơ bản của những hoạt động khác nhau của xã hội chứ không phải chỉ là kết quả của riêng những hoạt động văn hóa. Người ta cứ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, kết quả còn lại của các hoạt động đó là bản chất văn hóa. Kết quả ấy tốt đẹp sẽ tạo nên văn hóa đẹp. Mà hoạt động quan trọng nhất thuộc thể chế chính trị. Tiền đề của chấn hưng và kết nối là tôn trọng sự khác biệt, sự đối lập. Hỏi rằng luật pháp của nhà nước, thế lực đang nắm chính quyền cho phép hay ngăn cản việc đó? Khi Hiến pháp cho phép nhưng lực lượng cầm quyền ra sức ngăn cấm thì làm sao thực hiện được. Còn khi luật pháp có những điều tù mù, tạo cớ cho lực lượng cầm quyền triệt hạ những người bất đồng chính kiến thì mấy ai còn dám thể hiện sự khác biệt.

Trong xã hội tồn tại hai lực lượng: Người cầm quyền chiếm thiểu số và người dân chiếm đa số. Tùy theo chế độ chính trị mà có hai dạng, đó là thiểu số lãnh đạo, đa số được lãnh đạo, và thiểu số thống trị, đa số bị cai trị, (hoặc có thể kết hợp giữa hai dạng). Mọi sự thành bại, tốt xấu của xã hội (đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa) đều có sự đóng góp của cả hai lực lượng này. Nhưng giữa họ tồn tại những thống nhất và mâu thuẫn. Mâu thuẫn chủ yếu của nhân loại trong từng nước là giữa hai lực lượng nói trên (chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp như nhiều người bị nhầm).

Sách MX đề xuất việc kết nối với các quốc gia có nền văn hòa hiện đại và kể ra 10 quốc gia hàng đầu. Rồi sách đưa ra nhận định :”Một bộ phận lớn Lãnh đạo và Dân tộc đã đi đúng hướng” (trang 13). Liệu có thật là một bộ phận lớn không? Nếu được bộ phận lớn thì quả là đáng mừng, nhưng có lẽ chưa được như vậy. Có được bộ phận lớn là quan trọng, nhưng cũng quan trọng không kém là những người lãnh đạo cao nhất trong lực lượng thiểu số. Ở trang 15 của sách có dẫn lời rằng: “Chấn hưng văn hóa là sứ mệnh của 5 giới tinh hoa, 5 tầng lớp xã hội, dẫn đầu là giới tinh hoa của tầng lớp chính thể”.

Tôi tán thành với đoạn sau của câu trên (trang 34 của sách MX cũng có ý tương tự) mà không đồng tình với cách diễn đạt “5 giới tinh hoa”. Phải chăng đó là giới tinh hoa của dân tộc được ghép vào 5 tầng lớp của xã hội, còn tôi chia xã hội thành hai lực lượng và giới tinh hoa chỉ có một. Chia ra 5 tầng lớp, phải chăng là: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh (hay là hạ, sơ, trung, cao, thượng). Chia như thế là để dùng vào việc khác.

Vấn đề quan hệ giữa văn hóa và dân tộc. Trong Hội nghị VH có người dẫn câu của tiền bối, rằng “Văn hóa còn thì Dân tộc còn, Văn hóa mất thì Dân tộc mất”. Thế rồi sau Hội nghị, nhiều bản tin hăm hở nhắc lại câu đó như sáo vẹt mà không nhận ra rằng câu đó không đáng tin. Tôi đã cố tìm mà không tìm thấy vị tiền bối nào nói như thế. Chỉ có Phạm Quỳnh nói về tiếng Việt, rằng “Tiếng ta còn, nước ta còn” và ở trang 11 sách MX có nhắc lại câu trong sách “Niềm tin, chính thể, con người” rằng “Văn hóa nhân loại còn Thế giới còn, Văn hóa Việt Nam còn, nước Việt còn”. Trong cả hai đoạn trích không có vế thứ hai, rằng tiếng Việt mất thì… hoặc Văn hóa mất thì….

Sự thêm thắt “Văn hóa mất thì Dân tộc mất” tưởng rằng là sáng tạo, nhưng không phải, đó chỉ là sự bịa đặt không đúng chỗ. Mà ngay cả nói rằng “Văn hóa còn thì Dân tộc còn” cũng sai về logic, đem đặt Văn hóa thành chủ thể, đem Dân tộc thành phụ thuộc thì không chuẩn. Dân tộc có trước. Có Dân tộc thì có Văn hóa chứ không phải có Văn hóa mới có Dân tộc.

Cũng còn một số ý kiến muốn trao đổi, nhưng bài đã khá dài, xin tạm dừng. Hy vọng sẽ có dịp bàn thêm. Mong nhận được những lời chỉ giáo, bình luận và phản biện nghiêm túc.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. LỜI MỞ ĐẦU

    “Chi bằng học …”
    – Lời dạy của Chí sĩ Phan Châu Trinh khi bàn về Giáo dục và Kinh tế Tri thức rất thích hợp cho Giới Trẻ trong Nước hiện nay

    https://phan-chau-trinh-university-strategy.online

    https//phan-chau-trinh-university.online

    http//phan-chau-trinh-library.online/loi-mo-dau

    “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world. Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi Thế giới ”

    – Nelson Mandela

    LỜI MỞ ĐẦU: Thân chào quý bạn đọc đến thăm Thư viện trực tuyến PHAN CHÂU TRINH !

    Thư viện PHAN CHÂU TRINH trước mắt có khoảng 10.000 sách giáo khoa khoa học kỹ thuật liên quan đến Công nghệ Tin học Máy tính, Y học, Hàng không, Nguyên tử, … và kèm theo các sách giáo khoa được xem là Kinh điển tại các Đại học lừng danh Thế giới những sách gối đầu giường của cá Bậc Giáo sư nổi tiếng trên Thế giới Học thuật ít nhất là in đi in lại cả trên dưới 10 lần ….
    Tôi thiết nghĩ 5000 Giáo trình của mọi ngành cơ bản là Toán, Lý, Hóa, Tin học, Hàng không, Nguyên tử … từ Tú tài đến Đại học và sau Đại học ĐI KÈM THEO song song với 5000 Giáo trình trên là 5000 Sách bài giải thật là tuyệt vời giúp cho hàng vạn hàng trăm ngàn sinh viên hiếu học trong Nước. 10.000 sách quý này kết quả sau nhiều năm thu góp lượm lặt được những viên kim cương hòn ngọc quý trên MẠNG TOÀN CẦU dưới dạng PDF trong vòng nhiều năm từ khi INTERNET chào đời cho đến ngày hôm nay
    Thư Viện Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH hiện hữu tồn tại trên LỤC ĐỊA THỨ 6 INTERNET sẽ phát triển hơn nữa và sẽ bổ sung lên đến hàng trăm ngàn đầu sách vấn đề là nằm ở chỗ có thêm các Quản Thủ Thư viện tình nguyện đóng góp để hàng triệu sinh viện học sinh có thể chuyển về máy tính của mình
    Thân chúc quý Bạn trẻ sinh viện học sinh có thể khai thác món quà quý báu vô giá góp phần vào Thành công trong việc học có ích cho bản thân mình, trả hiếu được Cô Thầy và Cha Mẹ và đóng góp vào Công cuộc Canh tân Đất Nước xứng đáng với Nguyện vọng tha thiết của Chí sĩ lúc sinh thời
    Thân chào các bạn đến thăm Thư viện mang tên Chí sĩ Phan Châu Trinh

    Sáng lập viên Nguyễn Hữu Viện

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Văn hóa là những thứ do con người mà ra, không có sẵn trong tự nhiên, nó luôn thay đổi theo thời gian. Hiểu như vậy, người ta sẽ biết ở đâu có nền văn hóa tốt thì sẽ phát triển và ngược lại, văn hóa kém thì tất cả mọi thứ đều kém cỏi ,từ văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục, rồi khoa học kĩ thuật…… Bởi vậy ,không văn hóa, văn hóa kém… sẽ là mất tất cả.

  3. Trích : ” Hội nghi VH năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành và Hội nghị VH năm 2021 do TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo “

    Hồ và Lú mà nói về Văn Hóa ( chưa nói đến chuyện RUỒI BU là Điều hành và Chỉ đạo ), thì khác gì Tú bà hoặc Điếm Thập thành nói về TRINH TIẾT. Tôi chứng minh :

    1- Về hcm :

    a- hồ VÔ LIÊM SỈ : hồ lấy nick TD Tiên để viết về mình, tự nâng bi, tự sướng… nhưng hồ rất vô liêm sỉ viết : ” Bác rất khiêm tốn, không muốn nói về mình ”

    b- hồ VÔ LỄ : Chỉ mới 55 tuổi, mà bắt mọi người gọi mình bằng BÁC, vỗ ngực xưng mình là ” Cha già Dân tộc. Xưng TÔI với Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

    c- hồ KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC : hồ giết dã man ân nhân của mình : Bà Cát Hanh Long, giết oan 170.008 người trong CCRĐ, hồ có con rơi ( NĐM, NTT ) nhưng không dám nhận và giết vợ của mình : Cô Nông thị Xuân

    2- Về Lú :

    a- Lú gào chống hối lộ, tham nhũng, nhưng Lú ẵm tượng vàng 50kg, hối lộ của Formosa.

    b- Lú hùng hồn chống việc TBT kiêm CTN, nhưng sau đó Lú làm luôn CTN.

    c- Lú ký quyết định : Chóp bu không làm quá 2 nhiệm kỳ, nhưng Lú lại làm tiếp nhiệm kỳ 3.

    Chỉ 3 việc kể trên, chứng tỏ Lú là thằng MẶT THỚT, không biết xấu hổ là gì. Mới đây Lú lại tỏ ra CỰC NGU, khi lên tiếng dạy đàn em làm ngoại giao phải : MỀM NẮN, RẮN BUÔNG.

    Tôi chỉ dẫn chứng 1 ít sự việc ( trong hàng ngàn các trò bỉ ổi )của hồ và Lú, thì Bạn Đọc thấy ngay : hồ và Lú lấy tư cách gì để nói về VĂN HÓA ? Đã thế, mà còn Điều hành, Chỉ đạo… thì quả thật là : ĐỐN MẠT, KHỐN NẠN, RUỒI BU.

  4. Nguyên Ngọc tạo ra văn hóa Bảo Ninh

    Không thể phủ nhận sự thành tâm của tác giả mong muốn mọi người đừng bao giờ quên những người đã hy sinh cho thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua. Cuốn sách có nhiều ưu điểm như các anh chị đã nói. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa, cho là cái gì cũng hay cả. Cuốn sách còn có những nhược điểm, thiếu sót, cần trao đổi thêm, như một số đồng chí đã nói. Nhưng Bảo Ninh hoàn toàn khác với những ai muốn phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ”

    Nếu Đảng làm theo cách của nhà văn Nguyên Ngọc, có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ có những tác phẩm đủ lớn để có thể làm im mồm tất cả những ai muốn phủ định những hy sinh cho thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua . Cùng lúc, làm sống lại tinh thần chống Mỹ đang cuồn cuộn chảy trong tư duy của dân tộc. Muốn văn hóa cách mạng lên ngôi đỉnh của đỉnh, bắt buộc phải tạo ra được những tác giả với tác phẩm đủ lớn để dân ta có thể quên sạch sành sanh những sản phẩm văn hóa tha hóa & gần như lưu vong ngay trên chính quê hương mình của những tên biệt kích cầm bút ở miền Nam trước 75. And rite now, chỉ có Nguyên Ngọc biết cách . Giải Phan Chu Trinh văn hóa cho Lữ Phương là 1, và tạo ra Bảo Ninh là 2. Đảng cần đánh giá lại cho đúng đắn những đóng góp không thể thiếu được của nhà văn Nguyên Ngọc, nhất là khi ổng “tự do”, tức là tha hồ hành xử theo nhận thức của mình . Nguyên Ngọc đúng là nhà văn hóa lớn, của nền văn hóa cách mạng . Không hơn, nhưng hoàn toàn không kém .

  5. 2 hào của tớ

    “có quan tâm đến sự hưng vong của quốc gia”

    Cũng là của Đảng, theo lời của trí thức Nguyễn Trung, theo Phạm Trần là người “nổi tiếng nói thẳng nói thật”.

    “Hội nghị năm 1946 là nhằm tìm đường lối mới để phát triển, Hội nghị năm 2021 nhằm tìm cách kiên trì con đường cũ với những biện pháp để sửa sai, ngăn cấm”

    Hội nghị 1946 đã tìm ra con đường để phát triển. i have serious doubt about “tìm cách kiên trì con đường cũ với những biện pháp để sửa sai, ngăn cấm”. Báo Đảng giấu “hiện thực xã hội chủ nghĩa” như mèo giấu . Cái bìa in những bài tham luận, nhóm chữ “hiện thực xã hội chủ nghĩa” bị pixelated, xóa mờ . Có vẻ Đảng đã nhìn ra cách phát triển tài năng của nhà văn Nguyên Ngọc qua 2 cá nhân là Bảo Ninh & Dạ Ngân. All for the better.

    “Chỉ có Phạm Quỳnh nói về tiếng Việt, rằng “Tiếng ta còn, nước ta còn”

    Trí thức xã hội chủ nghĩa, nổi tiếng với chuyện cắt dán quote của người ta . Câu nguyên bản xuất phát từ 1 tranh luận về truyện Kiều . Bí quá, cụ Phạm Quỳnh mới nói “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn . Tiếng Việt còn, nước ta còn”.

    “lực lượng cầm quyền triệt hạ những người bất đồng chính kiến thì mấy ai còn dám thể hiện sự khác biệt”

    Thats the purpose. Ngày xưa cũng thế, còn ngầu hơn bây giờ nên mới tạo được những kỳ công “đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào”. Đúng là Mỹ đa cút & Ngụy đã nhào nhưng chúng nó vẫn ngày đêm mưu đồ chống phá, âm miu “dựng lại cờ vàng”. Hơn lúc nào hết, xã hội ta cần phải đoàn kết & đồng thuận mới có thể đứng vững được . Những người như Phạm Đoan Trang chỉ là tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen thôi .

    “Sự thêm thắt “Văn hóa mất thì Dân tộc mất” tưởng rằng là sáng tạo, nhưng không phải, đó chỉ là sự bịa đặt không đúng chỗ”

    Whoa, bác Cống thông minh đột xuất! Chúc mừng, chúc mừng . One baby step @ a time. Bên này xem “văn hóa” là 1 thứ dynamic-luôn chuyển động, chứ hổng phải static -đứng yên 1 chỗ . Giống như văn hóa Mỹ, bây giờ rõ ràng khác hẳn với những năm đầu 20c. Bây giờ văn hóa Mỹ là 1 tổng hợp & giao thoa từ các nền văn hóa đang hiện diện tại Mỹ . Những người quan niệm văn hóa là static luyến tiếc cho cái stasis ngày xưa của nó, mà Tổng thống Trump là điển hình . Văn hóa Việt đang ở trong thời kỳ phát triển, giao thoa, hòa nhập & hội nhập đã, đang & sẽ tạo ra 1 văn hóa mới, không còn là những gì mà chúng ta đã biết trước 1945, hay ở miền Nam trước 1975. Theo tớ, đó là những dấu hiệu rất đáng mừng, đáng được mọi người, nhất là những người trong nước, hân hoan chào đón . Trí thức các bác cũng nên tự hào, vì hổng có trí thức các bác, văn hóa nước mình có lẽ sẽ tệ hại như ở miền Nam trước 1975. Phew, hú hồn hú vía!

    Tớ đã đề cập tới sự cần thiết của giải thưởng Phan Chu Trinh . Một lần nữa tớ nhấn mạnh tới sự quan trọng của giải thưởng đó . Song song với việc phát triển & khuyến khích chủ nghĩa Mác, giải thưởng Phan Chu Trinh cũng có tác dụng như doping cho nền văn hóa mới của ta càng ngày càng phát triển nhanh & mạnh . Giải thưởng văn hóa trao cho Lữ Phương gửi 1 thông điệp cương quyết & mạnh mẽ tới cái loại văn hóa đã bị lịch sử loại bỏ, cùng lúc đưa ra 1 thông điệp phát triển chủ nghĩa Mác chân chính, ô la zin. Song kiếm hợp bích … Holy Phúc, nền văn hóa cách mạng của các bác phát triển rực rỡ luôn .

  6. Cụ Cống ơi!
    – Dân Bách Việt không bị tiêu diệt đâu. Họ vẫn sống đến hôm nay (về DNA). Họ chỉ bị đồng hóa về văn hóa thôi.
    – Khu 4 có những người tộc Chăm, nhưng họ tự nhận tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long.
    – Dân Tây Nguyên nay nhận là “đồng bào” với cụ Cống.
    – Danh ngôn: Tiếng ta còn, nước ta còn (Phạm Quỳnh)

    • “…Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn…” là đoạn trích ngắn từ lời cụ Phạm Quỳnh thay mặt hậu sinh Việt Nam thề nguyền trước anh linh cụ Nguyễn Du rằng sẽ ra sức và quyết chí «gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chi hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây! »

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây