23-6-2017
Những ngày tháng cũ (phần 1)
Nhật Tiến
20-7-2017

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam
Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.
Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi.
Vấn đề quyền sở hữu đất và chiếm thu đất trong một nước độc đảng
Lời dẫn nhập: Từ khi chiếm quyền đảng Cộng sản Việt Nam luôn chiếm nhà, chiếm đất của dân Hiện nay các vụ chiếm đất xảy ra công khai như ở Thái Hà, Cồn Dầu, Đồng Tâm. Để tìm hiểu chính sách chiếm đất của đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài đọc của ông Vũ quốc Ngữ tại Diễn đàn Thế giới về nhân quyền tại Pháp.
Diễn đàn thế giới về Nhân quyền Nantes, Pháp quốc từ 22 đến 25/5/2013
Vũ Quốc Ngữ, thông tín viên của Vietnam Panorama

Nhà của tôi cũng là lâu đài của tôi. Tại các nước chấp nhận và tôn trọng nền pháp trị thì bất kể người đó là nhân viên chính quyền hay không, nếu ai làm chủ một bất động sản, người đó có quyền làm chủ và trọn quyền tùy tiện sử dụng mảnh đất đó cho bất cứ một mục đích nào khác.
Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác (phần 1)
LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi sáu [1]* của tủ sách SOS2, cuốn Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác của Adam Michnik, một nhân vật quen biết trong cuốn thứ 24 và 25. Tuy vậy đây là một cuốn sách độc lập, có thể đọc mà không nhất thiết phải đọc 2 cuốn kia (nhưng tôi khuyên bạn đọc nên đọc cả hai cuốn đó nữa sau khi đã đọc cuốn này).
Adam Michnik sinh ngày 17-10-1946 và là Tổng biên tập của nhật báo lớn nhất Ba Lan, tờ Gazeta Wyborcza, tờ báo hợp pháp tư nhân đầu tiên của phong trào Công đoàn Đoàn kết, cho đến mùa thu 2004. Ông là một nhân vật quan trọng, nhà tư tưởng chính của phong trào này. Hai bài, Lời nói đầu của nhà thơ Czeslaw Milosz và Dẫn nhập của Jonathan Schell giới thiệu kỹ về Michnik và nội dung cuốn sách nên ở đây tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc Việt Nam đến những bài học mà chúng ta có thể học được từ những bài viết của ông cho Việt Nam.
Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác
Nguyên tác: Letters from Prison and Other Essays
Tác giả: Adam Michnik
Người dịch: Nguyễn Quang A
– – – – –
Phần 1: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Dẫn nhập
Phần 2: THƯ TỪ NHÀ TÙ
Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam
Nguyễn Quang A

Để có thể hòa giải chính trị và đạo đức tất cả cái người ta cần, theo Vaclav Havel, là “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp, và thị hiếu tốt… ở đây thị hiếu tốt là có ích hơn một bằng cấp về khoa học chính trị.” [1] Có thể nói tương tự về dân chủ hóa. Tuy nhiên tri thức là cần và hữu ích vì nó có thể giúp cho “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp và thị hiếu tốt” của con người. Con người là sinh vật có tư duy, mọi tiến triển xã hội đều do con người có tư duy tạo ra và như thế kiến thức, sự hiểu biết là quan trọng. Luôn lưu ý đến sự sáng suốt mà Havel mang lại cho chúng ta để có sự dè dặt cần thiết đối với các lý thuyết hay mô hình, tiểu luận này sơ bộ điểm lại quá trình dân chủ hóa trên thế giới, rút ra vài bài học có thể bổ ích cho Việt Nam để học hay để tránh và nêu ra bốn khả năng cho Việt Nam (giữ nguyên trạng; và ba kịch bản (scenario) chuyển đổi là: chuyển đổi do ĐCSVN dẫn dắt, do sự sụp đổ và do những người đương chức thương lượng với đối lập) như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian tới mà tác giả cho là quan trọng với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam.
Phan Châu Trinh và Thuyết hiện đại hóa mới
Nguyễn Quang A [1]

Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.
Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm
Nguyên tác: The Precariat – the new dangerous class
Tác giả: Guy Standing
Nhà xuất bản: Bloomsbury Academic, 2011
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A – Nxb Dân Khí
– – – – –
Chương mở đầu: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Danh mục chữ viết tắt
Dân Chủ Suy thoái?

Tập tiểu luận của nhiều tác giả
Biên tập: LARRY DIAMOND và MARC F. PlATTNER
Nhà xuất bản: Johns Hopkins University Press, 2015
Dịch giả: Nguyễn Quang A
2. DẪN NHẬP của Marc F. Plattner
3. VÌ SAO DÂN CHỦ LÀM KÉM ĐẾN VẬY? _ Francis Fukuyama
4. TRỌNG LƯỢNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ _ Robert Kagan
5. KHỦNG HOẢNG VÀ CHUYỂN ĐỔI, NHƯNG KHÔNG SUY THOÁI _ Philippe C. Schmitter
Thất bại lớn – Sự ra đời và cái chết của CNCS trong thế kỷ XX
Ngọc Thu
Tên tiếng Anh: “Grand Failure: The Birth and Death of Communism in the Twentieth Century”. Tác giả: Zbigniew Brzezinski, là Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, vừa qua đời hôm 26/5/2017, thọ 89 tuổi. Cuốn sách này, ông Brzezinski viết xong hồi tháng 8 năm 1988, xuất bản ở Mỹ năm 1989.
Trong sách, ông Brzezinski nói về sự hình thành của CNCS, phân tích sự phát triển nó cũng như tiên đoán sự sụp đổ của CNCS như thế nào. Điểm quan trọng trong cuốn sách là ông bàn về sự khủng hoảng tột cùng của CNCS dẫn đến sự sụp đổ của nó. Và đúng như ông tiên đoán, cuốn sách này ra đời chẳng bao lâu thì hàng loạt các nước CS ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.