Trang chủ Thư Viện

Thư Viện

Lưu trữ tài liệu, sách vở đã hoặc chưa công bố.

Những ngày tháng cũ (phần 1)

Nhật Tiến

20-7-2017

Nhà văn Nhật Tiến. Nguồn: Tác giả cung cấp

20/7/1954 – 20/7/2017: Đọc để nhớ lại những ngày đầu tiên mới vô Nam

Vậy là nhà giáo Trần Nhân Thế đã ăn cái tết thứ ba ở miền Nam kể từ sau ngày đất nước bị chia đôi, 20 tháng 7 năm 1954. Hai cái tết đầu tiên thì Thế còn ở ngay tại thủ đô Sài Gòn.

Nóng đến chẩy mỡ. Chẩy mỡ thứ thiệt chứ chả phải ví von gì. Thế còn nhớ căn buồng lụp sụp thuê ở gần chợ Bà Chiểu, cách Lăng Ông chỉ một thôi đường nếu ngồi trên xe thổ mộ. Buồng đã hẹp, lại mái lá lụp sụp tưởng như úp ngay trên đầu. Giơ cao tay lên là có thể sờ thấy những gióng tre, gióng nứa đan kết với nhau để đỡ lấy những mảng lá gồi. 

Chạm trán với Việt Nam

Tác giả: Odd Arne Westad

Dịch giả: Song Phan

10-10-2017

Bìa sách: “The Cold War: A World History” từ Amazon.

Đây là bản dịch của chương 12, trang 313-338, sách “Chiến tranh Lạnh: lịch sử thế giới, nhà xuất bản Basic Books, xuất bản ngày 5-9-2017.

Cuộc cách mạng Việt Nam (VN) bắt đầu là một cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và kết thúc bằng một loạt các cuộc chiến tranh vướng víu sâu đậm với Chiến tranh Lạnh toàn cầu. Nó có nguồn gốc từ việc Pháp thuộc địa hoá Đông Dương vào thế kỷ XIX, hoặc thậm chí xa xưa hơn từ việc Trung Quốc thống trị VN cả ngàn năm. Nòng cốt của công cuộc này là một nhóm các nhà yêu nước cách mạng của VN ở tuổi thanh niên đã trở thành những người hết lòng theo chủ nghĩa Mác và ngưỡng mộ kinh nghiệm của Liên Xô. Đối với những thanh niên này, yêu nước và chủ nghĩa Mác là một. Họ tin rằng chỉ bằng cách phát triển phong trào, quốc gia và nhà nước của mình theo các quy luật phát triển của Marx thì VN mới có thể thực sự thành công trong thế giới hiện đại. Chương trình của họ là lâu dài, bao quát, và không tưởng, nhưng việc thực hiện chương trình đó phụ thuộc trước hết vào việc giành được độc lập và thống nhất đất nước. Và chính vì những mục tiêu này mà gần ba triệu người VN đã chiến đấu và bỏ mình trong thế kỷ hai mươi.

Mình sẽ làm gì cho xứ sở của mình?

Giản Tư Trung

3-4-2023

Nelson Mandela từng tóm tắt lại thành một nguyên tắc rất cô đọng mà súc tích như sau: “Hãy để sự lựa chọn của bạn phản ánh niềm hi vọng của bạn, chứ không phải nỗi sợ hãi của bạn“. Khi người dân bỏ phiếu lựa chọn mô hình quản trị quốc gia, chọn người lãnh đạo, chọn cơ chế kiểm soát… vì nỗi sợ hãi chứ không phải đó là điều họ hi vọng mà muốn hướng đến, đó chắc chắn không phải là lựa chọn sáng suốt.

100 năm Cách mạng tháng Mười (7/11/1917 – 7/11/2017)

Lê Phú Khải

I) Bối Cảnh

Ngày 7-11-2017 năm nay, loài người tiến bộ trên toàn thế giới muốn hay không cũng phải để thời gian suy ngẫm, hồi tưởng về cái ngày “rung chuyển thế giới” này. Ký ức tập thể của nhân loại không bao giờ phai lạt về một cuộc cách mạng đã để lại những dấu ấn hào hùng cùng những chấn thương vô cùng nặng nề cho nhân loại và còn để lại những di hại đến ngày nay, chưa biết đến bao giờ mới hết di căn…

Cách mạng Tháng 10 không phải là một “ngẫu nhiên lịch sử”. Nước Nga trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một nước tư bản trung bình với rất nhiều yếu tố lạc hậu. Với dân số 174 triệu người, Nga chỉ đạt 7,5 tỷ đô la tổng thu nhập quốc dân và 43 đô la bình quân đầu người. Trong khi đó, Mỹ với dân số hơn 97 triệu người đã đạt 34.4 tỷ đô la, gấp 5 lần Nga về bình quân thu nhập theo đầu người, các nước Anh (10,9 tỷ đô la và 237 đô la), Đức (10,5 tỷ đô la và 154 đô la), Pháp (7,3 tỷ đô la và 183 đô la).

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần mở đầu)

Đào Ngọc Tú

17-9-2018

Anh Đào Ngọc Tú, tác giả tâm thư này.

Tâm thư phản ánh sự tồn tại của các công văn nhìn nhận và chỉ đạo sai trái về Pháp Luân Công tại Việt Nam, cũng như sự thật xung quanh cuộc bức hại môn tu luyện này cùng một số vấn đề quan trọng liên quan. 

Gửi tới: Ông Nguyễn Phú Trọng, hiện là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, cùng toàn thể người dân Việt Nam.

Tôi tên là: Đào Ngọc Tú. Thẻ căn cước công dân: 030089001352

Quê quán: xóm Đại Giang – Bình Hàn – Cộng Lạc – Tứ Kỳ – Hải Dương.

Vì sao tôi phải lên tiếng?

Nguyễn Xuân Diện

21-3-2023

Như tôi đã loan báo, vào lúc 11h25 ngày hôm qua (20.3.2023), Ban lãnh đạo và Chi ủy Viện Nghiên cứu Hán Nôm có mời tôi làm việc. Gọi là vậy, chứ thực ra chỉ có đối thoại giữa Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường và tôi.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 1)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Ngoại tộc dày xéo Trung Quốc không phải chỉ xảy ra trong một đời, cai trị Trung Quốc không phải chỉ có một thời; Trung Quốc hàng năm phải nạp cống, dâng gái đẹp cho họ cũng không phải chỉ xảy ra trong một lần. Ngoại tộc thắng Trung Quốc nhờ võ công, nhưng cuối cùng thua họ bởi Hoa hoá. Định mệnh phải làm đối thủ với Trung Quốc, người Việt ta cũng nên biết những chỗ hèn kém của của dân tộc này, để củng cố lòng tự tin; lại càng phải tìm hiểu kỹ sở trường của họ để biết mình biết người. Nhân dịch xong Tư liệu Việt sử trong Nhị Thập Ngũ Sử, nhận thấy lịch sử Trung Quốc như tấm áo phức tạp có nhiều mảnh; xâm lược Việt Nam là một mảnh; nhưng bị dày xéo bởi ngoại tộc cũng là một mảnh lớn, vậy xin tìm hiểu thêm để thấy rõ chân tướng của dân tộc này.

Tản mạn buồn về bài học của lịch sử (Phần 1)

Đông Sa

24-6-2021

Khi cảm thán về những ngày tháng bây giờ, có người bảo rằng, đây là “Những tháng ngày buồn tênh và hiu quạnh”. Cảm quan và cảm thán là hoàn toàn chủ quan và mang tính cá nhân riêng biệt. Thế nhưng, sao tôi vẫn nghe trong câu bộc bạch buồn hiu này man man những nỗi chuyện đời, những cảm trạng chung rất nhiều “xã hội tính”.

Ukraine – Châu chấu đá xe (Phần 2)

Dũng Vũ, lược thuật

13-11-2022

Tiếp theo phần 1

Người Nga nhỏ (1860–1917)

Chính quyền Nga và xã hội Nga không muốn “Người Nga nhỏ” (tức người Ukraine, như tên gọi chính thức) có một quốc gia riêng mà chỉ muốn họ là một phần tử thuộc về quốc gia “Chính Thống Giáo toàn Nga” bao gồm “người Nga lớn” (người Nga), “người Nga nhỏ” (người Ukraine) và “người Nga trắng” (người Bạch Nga (Belarus)). Tiếng Ukraine chỉ được xem như một phương ngữ Nga, lịch sử Ukraine chỉ là một phần của lịch sử Nga.

Những người có duyên nợ với “Về Kinh Bắc”

Hoàng Cầm kể

Hoàng Hưng ghi

7-11-2017

Nhà thơ Hoàng Cầm (phải) và Hoàng Hưng. Ảnh: Hoàng Hưng

1/ Cô “Cần Thơ”:

Cần Thơ là ai? Tôi quan hệ thế nào với cô?

Nguyên tôi có người bạn ở trong Sài Gòn là anh Nguyễn Bùi Chấn, anh ruột cô Nguyễn Thị Bắc, là hoa khôi tỉnh Bắc Giang – tôi định nhờ cô Bắc diễn vở kịch Kiều Loan rút cuộc là không thành mà thành một người tình của tôi.

Bang giao Việt-Mỹ thời hậu chiến qua các mối quan hệ huyết thống

Diplomatic History

Tác giả: Heather Marie Stur

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9-2022

Ảnh bìa sách “After Saigon’s Fall”, của tác giả Amanda C. Demmer

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Tủ sách Nghiên cứu

Tấn Đức

Nguồn: internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp”, “mật thám cho phát-xít Nhật”…

Nhà thờ đức mẹ La Vang Lê Ngọc Huệ với quần thể tượng mười lăm sự mầu nhiệm Mân Côi

Ngô Thế Vinh

25-1-2019

Hình 1: Linh Đài với Ba Cây Đa cao 20 mét tượng trưng cho Ba Ngôi được dựng nơi Đức Mẹ đã hiện ra, với tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Có người cho rằng, đây là tác phẩm của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhưng chi tiết khắc trên đá nơi sau chân tượng gốc ghi là của Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, ông cũng là tác giả công trình tượng đài Hai Bà Trưng Công Viên Mê Linh Sài Gòn, đã bị phá sập sau biến cố 1963. (5)

Những bài học lịch sử mà ta học được từ cuộc Thảm Sát 4-6-1989

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26-6-2017

Sinh viên TQ biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ: “Tôi yêu cuộc sống, tôi cần thực phẩm, nhưng tôi thà chết nếu không có dân chủ”. Ảnh: internet.

Đã 28 năm qua từ cuộc Thảm Sát 4 tháng Sáu. Máu Holocaust vẫn còn sống động với các nhân chứng. Độc tài ở Đông Âu và Liên Sô đã qua, nhưng tại sao chúng ta người dân Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự đàn áp của độc tài? Đối với nhiều người, đây là một điều vô lý. Nhưng nằm phía dưới bề mặt của sự vô lý này, phải có lý do sâu thẳm cho chúng ta thấu hiểu và suy nghĩ về nó.

Từ những cuộc tập hợp lớn (vào mùa Xuân năm 1989) để tuởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), các cuộc biểu tình bắt đầu nở rộ ra trên khắp Trung Quốc. Không chỉ sinh viên, mà cả người lao động và thường dân cũng đã dần dần nhập cuộc đi vào dòng chính phản đối, thậm chí còn bao gồm tất cả đảng viên các cấp của Đảng CS lãnh đạo trừ Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 2)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1

III. Thời Trung Quốc phân chia nam bắc: nước Bắc Nguỵ [386- 557]

Sau thời 16 nước Ngũ Hồ loạn Hoa, đến lượt Thác Bạt Khuê người gốc Tiên Ty kiến lập chính quyền Bắc Nguỵ; đây là chính quyền phương bắc đầu tiên thời Nam Bắc triều. Bộ tộc Thác Bạt Tiên Ty nguyên lai cư trú tại Hắc Long Giang ngày nay, chuyên về du mục. Sau đó di cư đến vùng Nội Mông Cổ, rồi xuống phương nam. Đến năm 315, Thác Bạt Kỳ Lô giúp nhà Tây Tấn đánh Hung Nô, nên được phong Vương đất Đại, rồi lập thành nước. Năm 376, Phù Kiên nước Tiền Tần tấn công, Đại bị diệt vong.

Gia đình Bách Khoa và một Lê Ngộ Châu khác

Ngô Thế Vinh

26-6-2021

Hình 1: Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có là  từ bên ngoài và không là mối bận tâm của Lê Châu. Tư liệu Ngô Thế Vinh, hình chụp ngày 5/3/1984.

Vụ án “Về Kinh Bắc” – một sự kiện hậu Nhân Văn

Hoàng Hưng

11-11-2017

Gần đây trên mạng xuất hiện một số tư liệu mới về phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Tiểu luận mang tên “Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” của nhà văn Lê Hoài Nguyên, nguyên đại tá Cục An ninh Tư tưởng Văn hóa Bộ Công an (A 25), là một tư liệu quan trọng góp phần vào lịch sử đấu tranh dân chủ của nước Việt Nam hiện đại. Trong tiểu luận trên, tác giả xếp vụ án “Về Kinh Bắc” 1982[1] vào mục “Hậu Nhân văn”. Chính điều này đã gợi hứng cho tôi quyết định viết về vụ “Về Kinh Bắc” với tư cách người trong cuộc, mong góp thêm phần hoàn chỉnh tư liệu về phong trào lịch sử này.

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần 1)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

28-4-2023

Đại tá Bùi Tín của QĐNDVN chào tiễn biệt toán lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 1973. Nguồn ảnh: Picture alliance / AP / Charles Harrity

Lời người dịch: Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership – Six Studies in World Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành ngày 5-7-2022, (Trang 149-163).

Chủ nghĩa Marx sau Polányi

Tác giả: Michael Burawoy

Dịch giả: Nguyễn Quang A

(Marxism after Polanyi, trong Michelle Williams and Vishwas Satgar, Marxisms in the 21st. Century, Johannesburg, South Africa, Wits University Press, 2013, p. 34-52.)

Chúng ta phải làm gì với chủ nghĩa Marx? Đối với đa số câu trả lời là đơn giản. Chôn nó đi! Khoa học xã hội dòng chính từ lâu đã chia tay với chủ nghĩa Marx. Talcott Parsons (1967: 135) đã gạt bỏ chủ nghĩa Marx như một lý thuyết mà tầm quan trọng của nó đã hoàn toàn bị giới hạn ở thế kỷ thứ mười chín – một phiên bản thế kỷ thứ mười chín của thuyết vị lợi không thích hợp với thế kỷ thứ hai mươi. Khá mỉa mai, ông viết những suy ngẫm này trong 1968 vào giữa một sự phục hưng lớn của tư tưởng Marxist khắp thế giới – một sự phục hưng bác bỏ chủ nghĩa Marx Soviet với tư cách một hệ tư tưởng thống trị, một sự phục hồi đòi lại di sản dân chủ và tượng trưng của chủ nghĩa Marx. Sự phục hồi đã không kéo dài mà bị thụt lùi khi hy vọng cách mạng đã bị chế ngự bởi sự đàn áp và sự độc tài và rồi bởi chủ nghĩa thị trường cực đoan. Với sự sụp đổ dứt khoát của trật tự Soviet trong 1991, và sự chuyển đổi thị trường đồng thời ở Trung Quốc, những người đào mồ đã tuyên bố chủ nghĩa Marx dứt khoát đã chết và các hồi chuông đã góng lên khắp thế giới.

Triệu Tử Dương – Những câu chuyện khi bị giam lỏng

3-3-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được tài liệu “Triệu Tử Dương – Những câu chuyện khi bị giam lỏng” do TS Nguyễn Quang A gửi tới. TS Nguyễn Quang A viết:

Phan Châu Trinh và Thuyết hiện đại hóa mới

Nguyễn Quang A  [1]

Tác giả Nguyễn Quang A. Nguồn: vietnamvanhien.net

Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 3)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 phần 2

V. An Lộc Sơn, Sử Tư Minh dấy loạn đời Đường

A) An Lộc Sơn:

An Lộc Sơn, cha thuộc dân tộc Hề Túc Đặc; mẹ thuộc bộ tộc Đột Quyết. Mô côi cha lúc nhỏ, mẹ cải giá lấy viên quan Đột Quyết An Diên Yển; bèn dùng họ An và đổi tên là Lộc Sơn. An Lộc Sơn thông hiểu 6 thứ tiếng, nên lúc khởi đầu giữ chức Hỗ thị nha lang với nhiệm vụ thông dịch trong việc buôn bán. Làm con nuôi Tiết soái Trương Thủ Khuê, được thăng chức Thiên lô Tướng quân. Đường Khai Nguyên thứ 28 [740], An Lộc Sơn giữ chức Binh mã sứ Bình Lô [Triều Dương thị, tỉnh Liêu Ninh], tính nhanh nhẹn mẫn tiệp nên được tiếng khen; y dùng lễ vật hối lộ cho các quan, đem tiếng khen đến tai vua Huyền Tông, nên được nhà vua yêu thích. Năm Thiên Bảo thứ nhất [742] Đường Huyền Tông lập Tiết độ sứ Bình Lô, giao cho An Lộc Sơn làm Tiết độ sứ. Từ đó An Lộc Sơn có dịp vào triều tấu bàn, được Đường Huyền Tông sủng ái thêm. Năm Thiên Bảo thứ 3 [744] thay Bùi Khoan giữ chức Tiết độ sứ Phạm Dương [Bắc Kinh]; vẫn kiêm nhiệm chức Thái phỏng Hà Bắc, Tiết độ sứ Bình Lô. Sau này An Lộc Sơn xin làm con nuôi Dương Quí Phi, mỗi lần đến triều kiến Đường Huyền Tông đều bái yết Dương Quí Phi trước; Huyền Tông lấy làm lạ bèn hỏi, Lộc Sơn tâu:

Việt Nam một thế kỷ qua – Nguyễn Tường Bách và tôi

Ngô Thế Vinh

24-9-2021

Dẫn nhập: Việt Nam Một Thế Kỷ Qua, Nguyễn Tường Bách và Tôi là tên hai tác  phẩm hồi ký của bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cô giáo Hứa Bảo Liên, người bạn trăm năm của Nguyễn Tường Bách. Đây là hai bộ hồi ký đặc sắc về cuộc tình lãng mạn của một chàng trai Việt và một cô gái người Hoa ở Hà Nội cùng nổi trôi theo vận nước cho tới khi họ gặp lại nhau trên đất Côn Minh Vân Nam và trở thành đôi vợ chồng sắt son thuỷ chung với bao nhiêu tận tuỵ và hy sinh – nhưng quan trọng hơn thế nữa, đây chính là một phần của lịch sử sinh động và đầy biến động trong ngót một thế kỷ qua trong  những cơn bão táp của Cách Mạng Việt Nam và cả lục địa Trung Hoa.

Chiến tranh Việt Nam: Tất cả những điều đáng tiếc về nó

The NY Books

Tác giả: Frances FitzGerald

Dịch giả: Song Phan

23-11-2017

Chiến tranh Việt Nam, phim tài liệu của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

Điểm sách: Chiến tranh Việt Nam: lịch sử sâu xa, của Geoffrey C. Ward, với lời giới thiệu của Ken Burns và Lynn Novick. Nhà xuất bản: Knopf. Sách dày 612 trang, giá 60 Mỹ kim.

Thủy quân lục chiến Mỹ với một đồng đội bị thương tại trạm cấp cứu, rặng núi Mutter, Núi Cây Tri, Nam Việt Nam, tháng 10 năm 1966. Ảnh: PBS

Sự kết thúc chiến tranh Việt Nam (Phần 3)

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm, dịch

29-4-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bất chấp những cuộc biểu tình đang làm tê liệt Washington từ mấy tuần qua, Nixon kêu gọi đa số người Mỹ thầm lặng nên kiên quyết cho một nền hoà bình trong vinh dự.

Mô hình Nghị viện – Liên bang cho Việt Nam

Thời Đại Mới

Nguyễn Huy Vũ

Số 36, tháng 9/2017

Nguồn ảnh: Internet

Mục Lục

Mô hình Nghị viện – Liên bang cho Việt Nam (134)

Điểm sách: Khủng hoàng về bản sắc tại phương Tây: Hiện trạng và giải pháp

Đỗ Kim Thêm

5-3-2019

Khủng hoảng về bản sắc

Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?

Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

Nguyễn Quang A

tác giả: TS Nguyễn Quang A – ảnh: từ internet

Để có thể hòa giải chính trị và đạo đức tất cả cái người ta cần, theo Vaclav Havel, là “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp, và thị hiếu tốt… ở đây thị hiếu tốt là có ích hơn một bằng cấp về khoa học chính trị.”  [1] Có thể nói tương tự về dân chủ hóa. Tuy nhiên tri thức là cần và hữu ích vì nó có thể giúp cho “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp và thị hiếu tốt” của con người. Con người là sinh vật có tư duy, mọi tiến triển xã hội đều do con người có tư duy tạo ra và như thế kiến thức, sự hiểu biết là quan trọng. Luôn lưu ý đến sự sáng suốt mà Havel mang lại cho chúng ta để có sự dè dặt cần thiết đối với các lý thuyết hay mô hình, tiểu luận này sơ bộ điểm lại quá trình dân chủ hóa trên thế giới, rút ra vài bài học có thể bổ ích cho Việt Nam để học hay để tránh và nêu ra bốn khả năng cho Việt Nam (giữ nguyên trạng; và ba kịch bản (scenario) chuyển đổi là: chuyển đổi do ĐCSVN dẫn dắt, do sự sụp đổ và do những người đương chức thương lượng với đối lập) như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian tới mà tác giả cho là quan trọng với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 4)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2phần 3

VII. Nước Kim

Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đại có các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Mãn Châu sau này.

Nguyễn Văn Trung nhìn lại – Một hành trình trí thức lận đận

Ngô Thế Vinh

23-10-2021

“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung