Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác (phần 1)

LỜI GIỚI THIỆU

tác giả: Adam Michnik – ảnh nguồn: alchetron.com

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi sáu [1]* của tủ sách SOS2, cuốn Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác của Adam Michnik, một nhân vật quen biết trong cuốn thứ 24 và 25. Tuy vậy đây là một cuốn sách độc lập, có thể đọc mà không nhất thiết phải đọc 2 cuốn kia (nhưng tôi khuyên bạn đọc nên đọc cả hai cuốn đó nữa sau khi đã đọc cuốn này).

Adam Michnik sinh ngày 17-10-1946 và là Tổng biên tập của nhật báo lớn nhất Ba Lan, tờ Gazeta Wyborcza, tờ báo hợp pháp tư nhân đầu tiên của phong trào Công đoàn Đoàn kết, cho đến mùa thu 2004. Ông là một nhân vật quan trọng, nhà tư tưởng chính của phong trào này. Hai bài, Lời nói đầu của nhà thơ Czeslaw Milosz và  Dẫn nhập của Jonathan Schell giới thiệu kỹ về Michnik và nội dung cuốn sách nên ở đây tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc Việt Nam đến những bài học mà chúng ta có thể học được từ những bài viết của ông cho Việt Nam.

Ba Lan và Việt Nam có nhiều khác biệt nhưng cũng có không ít nét tương đồng. Và nếu bạn đọc muốn rút ra những bài học cho mình, cho tổ chức của mình hay cho Việt Nam nói chung, thì phải luôn để ý đến những sự khác biệt chính cũng như những sự tương đồng quan trọng đó.

Những sự khác biệt chắc không cần phải nhắc đến về văn hóa, địa lý, chủng tộc, lịch sử, thậm chí cả trong sự tương đồng.

Tuy vậy, ở đây chỉ muốn nêu ra vài điểm tương đồng chính. (1) Ba Lan đã bị kẹp giữa 2 cường quốc luôn có tham vọng bành trướng trong lịch sử là nước Nga từ phía Đông và nước Đức từ phía Tây. Quan hệ của Ba Lan với Nga cũng có những nét hao hao như giữa Việt Nam và Trung Quốc (nhưng có một sự khác biệt quan trọng là nhiều sư đoàn quân Liên Xô đã có mặt tại Ba Lan suốt từ 1945 đến hết các năm 1980). (2) Ba Lan và Việt Nam đã chịu nhiều đau khổ của ách ngoại xâm. (3) Và có lẽ quan trọng nhất, hai nước đã đều từng là thành viên của phe xã hội chủ nghĩa. Những sự tương đồng lớn ấy buộc người ta liên tưởng đến tình hình Việt Nam hiện nay hay trong những năm vừa qua khi đọc bất kỳ tiểu luận nào của cuốn sách và sự liên tưởng như vậy là tốt, nó giúp ta rút ra những bài học. Nhưng phải cẩn trọng với những liên tưởng như vậy nếu muốn có những bài học hữu ích vì ngay trong sự tương đồng cũng chứa những dị biệt không nhỏ.

Khi đọc những bài viết của Michnik nếu chúng ta lưu ý đến những sự khác biệt và tương đồng giữa Ba Lan và Việt Nam chúng ta có thể học được rất nhiều bài học hữu ích trong quá trình chuyển đổi chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ thực sự. Đó là những bài học về chiến lược bất bạo động; là sự nhìn nhận một cách khách quan, không thiên vị và khoan dung về lịch sử, về đóng góp (tích cực và tiêu cực nhìn từ quan điểm hiện nay) của các nhân vật khác nhau, các phe phái khác nhau thậm chí thù địch nhau trong lịch sử; là bài học về những kinh nghiệm đấu tranh dân chủ; về chủ nghĩa tiến hóa mới, về đối lập dân chủ; về phương pháp phân tích độc đáo; và vân vân. Đó là những bài học có tính phổ quát, nhưng muốn rút ra những bài học cụ thể hơn thì cần rất cẩn trọng.

Hy vọng cuốn sách được cả những người cộng sản, những người chống cộng, các nhà hoạt động dân sự theo những mục tiêu khác nhau, những người đương quyền và những người phấn đấu cho dân chủ, những người trong nước và ở nước ngoài đọc và suy ngẫm để hiểu nhau hơn và tìm ra cách đối thoại để phát triển đất nước.

Các chú thích đánh dấu sao (*) nếu không ghi rõ thêm của ai, thì là chú thích của người dịch và các chú thích khác là của bản tiếng Anh. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bản dịch còn nhiều thiếu sót mong được bạn đọc chỉ bảo và góp ý.

Bắc Ninh, 2-4-2014
Nguyễn Quang A

– – – – –

LỜI NÓI ĐẦU

Czeslaw Milosz [2]*

Hãy để tôi bắt đầu bằng trích dẫn những lời của Mahatma Gandhi: “Nếu một chính phủ gây ra một sự bất công nghiêm trọng, dân phải rút lại sự hợp tác hoàn toàn hay một phần, đủ để làm cho kẻ thống trị bỏ tính độc ác. Trong mỗi trường hợp được tôi hình dung, có một yếu tố đau khổ dù tinh thần hay thể xác. Không có sự đau khổ như vậy không thể đạt được tự do.”

Ngày nay, hướng về cuối của thế kỷ mà đã thấy chiến thắng lớn của hành động của Gandhi trong nước ông, là hợp lý để hỏi liệu những lời này của nhà đề xướng bất bạo động có là hơi quá duy tâm hay không. Chúng ta thường nghe lý lẽ rằng bởi vì Đế chế Anh đã tôn trọng pháp luật, sự phản kháng thụ động đã có một cơ hội thành công, trong khi nhà nước toàn trị hiện đại hay nhà nước cảnh sát không thừa nhận bất kỳ giới hạn nào đối với việc sử dụng quyền lực của nó. Đương đầu với một nhà nước như vậy, bất bạo động, với tư cách một triết lý, và một chiến thuật của cá nhân, là có thể hay không? Đúng, bản thân Gandhi đã nhận ra những khó khăn của nó. Ông đã nói rằng “sự thực hành bất bạo động đòi hỏi sự không sợ hãi và sự dũng cảm bậc cao nhất. Tôi nhận thức thấy một cách đau đớn những sự thất bại của tôi.” Tuy vậy đối thủ của Gandhi đã không phải là một nhà nước mà điều các xe tăng của nó để chống lại các công đoàn.

Khuynh hướng rất tự nhiên của chúng ta để đặt cái có thể vào quá khứ thường dẫn chúng ta đến việc bỏ qua các hành động của những người đương thời của chúng ta những người thách thức trật tự được cho là cố định của các thứ, và đạt tới cái thoạt nhìn đã có vẻ là không thể hoặc không chắc có khả năng. Tuy nhiên nếu một người xuất hiện hôm nay người đại diện cho triết lý bất bạo động, người đó đáng được biết đến và được kính trọng. Tôi đã có thể đọc ở đây tên của Lech Walesa và của các nhà lãnh đạo Ba Lan khác của Đoàn kết. Lần này, tuy vậy, tôi muốn tập trung vào một người mà truyền bá sự bất bạo động trong các tác phẩm của mình, và khi làm như vậy đã cung cấp nền tảng lý thuyết cho hoạt động của chính ông. Tôi nghĩ đến Adam Michnik, người mà tôi có đặc ân để tính trong số những người bạn của tôi, và người đã bị tòa án Ba Lan kết án trong tháng Sáu 1985 ba năm tù. Tôi sẽ thử giới thiệu ông đầu tiên như tác giả của những cuốn sách mà ông đã viết trong những thời gian ngắn tự do của ông, nhưng hầu hết ở trong các nhà tù của ông.

Adam Michnik, sinh năm 1946 ở Warsaw, con trai của một chiến sĩ cộng sản tiền chiến, và bản thân ông một nhà Marxist nhiệt huyết lúc mới thanh niên, đã trải qua một sự tiến hóa, mà sự mô tả nó trong các tiểu luận của ông trở thành việc đọc hấp dẫn. Ông nói về ảnh hưởng của những cuốn sách, một số được tìm thấy ở nhà, một số được mượn không hoàn toàn hợp pháp từ các thư viện công cộng nơi chúng được đặt ở các phòng “sách cấm.” Ông đã phát hiện ra một sự sai lệch giữa lịch sử thực của thế kỷ hai mươi và lịch sử được giới thiệu trong các sách giáo khoa và sử học chính thức. Vì sự sai lệch đó đã là trung tâm của tư duy của ông, ông đã bắt đầu chỉ trích vai trò của các trí thức với tư cách những tôi tớ trung thành của đảng, như những người tạo ra màn khói để che giấu sự thật.

Sau khi quyết định trở thành một trí thức, tuy là một loại trí thức khác, ông đã học lịch sử ở đại học và đồng thời tiến hành các hoạt động đối lập. Từ 1965 ông đã thường bị bắt giữ. Bị đuổi khỏi đại học và bị kết án ba năm tù vào năm 1968, ông đã trở thành một công nhân nhà máy trong khi tiếp tục học lịch sử. Ông đã vạch ra lĩnh vực hoạt động của mình: (1) để hiểu rõ ràng, để kêu gọi các trí thức vượt qua nỗi sợ hãi, và không bao giờ nói dối; (2) để xác định lại các mối quan hệ giữa các trí thức và hai lực lượng chính có khả năng làm thay đổi Ban Lan là các công nhân và Giáo hội.

Cuốn sách The Church, The Left, A Dialogue (Giáo hội, cánh Tả, một Đối thoại) của Michnik đã được gửi một cách bí mật sang Paris và được xuất bản năm 1977, đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong không khí chính trị của nước ông. Các mối quan hệ giữa đa số trí thức Ba Lan và Giáo hội Công giáo đã không thân mật trong nửa đầu của thế kỷ 20; hai thế giới này đã có vẻ thậm chí thù địch với nhau. Tuy vậy, Giáo hội đã trải qua những sự thay đổi sâu sắc từ khi kết thúc chiến tranh. Nó đã thôi là Giáo hội của các nông dân, và đã thu hút ngày càng nhiều người trẻ có tầm cỡ trí tuệ cao vào hàng ngũ của mình như tăng lữ và các thành viên giáo xứ. Nhờ việc nó bảo vệ các cá nhân đối lại quyền lực nhà nước, và sự dũng cảm của nó dưới thời kỳ Stalinist, Giáo hội đã trở thành một đồng minh tự nhiên của tất cả những người đã muốn đưa quyền tự do vào đời sống công. Sự tiến hóa của các trí thức đã dẫn họ theo cùng hướng. Sự đối thoại do Michnik đề xuất chẳng liên quan gì đến các cuộc đối thoại giữa những người Marxist và những người thiên chúa giáo, mà đã luôn luôn kết thúc với việc bắt những người sau phục vụ cách mạng. Đúng hơn mục tiêu đã là để liên kết hai lực lượng được kêu gọi để hoạt động theo cách bất bạo động hướng tới biến đổi xã hội. Sự biến đổi này đã bắt đầu, theo Michnik, tại thời điểm khi xã hội đã học để xem mình là chủ thể, hơn là một đối tượng bị thao túng bởi những người cai trị.

Sau các cuộc biểu tình tự phát của công nhân ở Radom trong năm 1976, bị cảnh sát đè bẹp một cách tàn bạo, Michnik đã trở thành một trong các nhà sáng lập của KOR, Ủy ban Bảo vệ Công nhân, và bắt đầu cần cù thực hiện ý định của mình: một liên minh giữa các trí thức và các công nhân. Bị quấy rối liên miên bởi cảnh sát, những người đã bắt giữ và đã thử hăm dọa các thành viên của nó, Ủy ban đã vẫn trung thành với nguyên tắc hành động hợp pháp, công khai, và bất bạo động. Cuộc đình công Gdansk năm 1980, mà đã dẫn đến việc thành lập Đoàn kết, đã thực hiện trong thực tiễn cái Michnik đã hình dung trong lý thuyết: một liên minh của các trí thức, các công nhân, và Giáo hội, các nguyên tắc hợp pháp và bất bạo động. Và nếu Đoàn kết đã duy trì một thứ hiếm trong các trường hợp tương tự, đặc tính bất bạo động của nó, công trạng cho việc này là nhờ những nền tảng được đặt bởi Michnik và các bạn của ông. Bản thân ông đã chứng minh sự gắn bó của mình với các nguyên tắc vào thời gian của một cuộc nổi loạn quần chúng gần Warsaw; khi một đám đông đã bao vây một đồn cảnh sát, Michnik đã can thiệp để bảo vệ những cảnh sát bị hiểm nguy và để làm cho đám đông trầm tĩnh lại.

Bị giam giữ cùng với hàng ngàn người khác sau tuyên bố thiết quân luật vào ngày 13 tháng Mười Hai, 1981, Michnik đã ở gần ba năm trong tù. Khi được đề nghị rời khỏi Ba Lan để đổi lấy tự do, ông đã từ chối. Kỷ luật đặc biệt của ông đã cho phép ông viết hai cuốn sách gồm các tiểu luận trong xà lim của ông (mặc dù ông đã không có sự cô đơn ở đó). Những cuốn sách này tiết lộ ông như một nhà phê bình văn học hàng đầu, và như một sử gia được phú cho một phong cách sinh động hơn phong cách của các học giả đại học rất nhiều.

Đã có một lúc trong sự nghiệp của mình khi Michnik là một nhà cộng sản xét lại. Ông vẫn là một người xét lại, nhưng theo một nghĩa khác. Cái tít nào cho một tác giả từ cánh tả (và ông không từ bỏ lý tưởng xã hội chủ nghĩa) để cho cuốn sách của ông được xuất bản ở Paris năm 1985: Từ Lịch sử Danh dự ở Ban Lan! Vì ở đây những ý niệm bị quên hay bị bỏ rơi về đúng và sai, về tốt và xấu, giành được tầm quan trọng vô cùng, và lịch sử của Ba Lan hơn bốn mươi năm qua được diễn giải theo ứng xử đáng kính hay nhục nhã của các cá nhân đối với các nhà chức trách. Và cái có lẽ đáng ngạc nhiên trong một người lo âu đến các nghĩa vụ công dân, Michnik là một bạn đọc chăm chú của thi ca đương đại Ba Lan, tìm thấy trong đó tiếng nói diễn đạt nhất về tự do. Trong việc này ông là một người con xứng đáng của một nước mà, chí ít về một trong những khía cạnh của nó, đáng để bị các nhà văn phương Tây ghen tị: thi ca được mọi người ở đây coi là một việc nghiêm túc. Tính ưu việt của Michnik trên những người thực hành phê bình văn học chuyên nghiệp, hết sức thành thạo những kiểu cách trí thức mới nhất, chính xác cốt ở việc ông sử dụng các tiêu chuẩn đơn giản về danh dự và lương tâm.

Thế nhưng thái độ của Michnik không phải là thái độ của một nhà đạo đức học bị xúc phạm. Đối mặt với sự hăng hái đạo đức mới kiếm được giữa các nhà hoạt động tự do chủ nghĩa (libertarian), ông gửi lời cảnh báo sau đây, mà tôi trích từ tiểu luận năm 1979 của ông, cho tính ngay thẳng đạo đức thiên thần của họ:

“Bất cứ thứ gì xảy ra ngày mai, ngay ngày hôm nay tôi đã cảm thấy rồi tôi phải chỉ ra rằng một thiên thần, người đòi hỏi chủ nghĩa anh hùng không chỉ từ bản thân mình mà cả từ những người khác nữa, người từ chối hoàn toàn để thừa nhận giá trị của những thỏa hiệp và nhận thức thế giới với một sự đơn giản Manichaean (Mani giáo, Minh giáo), người trút sự khinh bỉ lên những người mà nhận thức các nghĩa vụ của họ một cách khác đi hướng về các công dân đồng bào của họ như một thiên thần như vậy, cho dù ông ta ngưỡng mộ thiên đường, thì ông ta đã bước vào con đường dẫn tới địa ngục rồi. Không quan trọng dù ông ta biện minh cho các hành động của mình bằng một cách diễn đạt về độc lập dân tộc hoặc bằng một sự không tưởng xã hội chủ nghĩa-chủ nghĩa phổ quát ông ta đã gieo những hạt của sự hận thù tương lai rồi.”

Michnik đại diện cho truyền thống tốt nhất của trí thức Ba Lan, truyền thống của chủ nghĩa khai phóng (liberalism) và khoan dung. Ông đã luôn luôn làm việc chuyên cần chống lại những cám dỗ thù hận trong bản thân và đồng bào ông. Chương trình anh em quốc tế của ông gồm không chỉ các láng giềng trực tiếp của Ba Lan những người Czech, Slovak, Lithuania, Ukrain, và Đức, mà cả dân tộc Nga. Đối với lời phàn nàn, thường được những người Ba Lan nhắc đi nhắc lại, về bị phương Tây bỏ rơi, ông phản đối những lời biết ơn đối với phương Tây vì mối quan tâm của nó đến sự nghiệp được đại diện đầu tiên bởi Ủy ban Bảo vệ Công nhân và sau đó bởi Đoàn kết. Vì sự quan tâm tích cực đó, trước hết, đã được nhân dân và chính quyền Pháp lên tiếng, ông nói về món nợ các chiến sĩ Ba Lan hàm ơn nước của các Quyền con Người và Công dân.

Như một sử gia, Michnik bày tỏ trong các bài viết của mình cuộc đấu tranh vì độc lập của nước ông, mà lấp kín toàn bộ thế kỷ thứ mười chín và dẫn đến việc tạo ra một Ba Lan tự do được dự định, tuy vậy, lại lần nữa bị nhấn chìm trong Chiến tranh Thế giới II và đã trở thành một tù nhân trong hậu quả của nó. Song đề cũ lại xuất hiện, sự lựa chọn giữa cộng tác hay kháng cự. Còn xa mới là một người dân tộc chủ nghĩa, Michnik bám lấy ý tưởng của ông về nhân dân như một chủ thể của lịch sử của họ và không chỉ là một đối tượng, một điều không thể nơi những kẻ cai trị của một nước không được bầu chọn một cách dân chủ mà, ngược lại, được áp đặt từ nước ngoài. Ông trích dẫn Engels, người đã từng nói rằng “một phong trào vô sản quốc tế là có thể chỉ giữa các dân tộc độc lập.”

Ý nghĩa của các ý niệm như vậy là gì ở châu Âu, mà giả bộ tồn tại trong khi không nhiều hơn một cái bóng của chính mình, bị chia cắt như một hệ quả của Yalta? Chọn một sự kháng cự bất bạo động, Michnik không hy vọng làm thay đổi bản đồ châu Âu. Ông đặt hy vọng của mình vào một áp lực liên tục của các công dân ý thức được các quyền của họ lên các nhà cai trị. Các nhà cai trị chẳng bao giờ có chiều hướng thừa nhận các đòi hỏi của dân cư trừ phi họ bị buộc phải. Đúng là Ba Lan thuộc về khối Soviet. Thế nhưng Cộng hòa Nhân dân Ba Lan đã ký hiệp ước Helsinki, và Hiệp ước các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như Hiệp định số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền tự do lập hội và Hiệp định số 98 và các quyền của công nhân để tổ chức và thương lượng. Sự thực này đủ để xác định tất cả các hành động được Michnik hình dung và đề xướng như hoàn toàn hợp pháp, trong khi các công cụ được cảnh sát và bộ máy tư pháp sử dụng ở Ba Lan là sự vi phạm trắng trợn các hiệp định quốc tế.

Về đường nét chung, chương trình của Michnik giống chương trình của Lech Walesa. Và chính bởi vì một hội nghị do Walesa triệu tập mà Michnik bị ba năm tù. Tội của ông là ở chỗ đã thảo luận với các bạn cùng bị tù của ông, Bogdan Lis và Wladyslaw Fransyniuk, về khả năng tuyên bố một cuộc tổng đình công mười lăm phút. Cuộc đình công chẳng bao giờ xảy ra, nhưng chính hành động cân nhắc nó đã là đủ cho chính quyền quy cho họ là các tội phạm.

Michnik là một động vật chính trị. Tất cả mọi thứ trong ông đều hướng hành động. Có thể rằng chúng ta có được các tác phẩm văn học của ông nhờ các tháng và năm ông đã ở trong tù, vì ở đó ông đã không thể hành động khác với việc cầm bút của mình. Tôi thú nhận rằng đối với tôi, vì tôi thiếu tính khí chính trị, ông là một hiện tượng lạ, chính xác bởi vì sự kết hợp của sinh lực trong chuyển động, của sự tinh khiết đạo đức và các phẩm chất trí tuệ cao, một sự kết hợp hầu như chống lại bản chất của những cam kết công. Chúng tôi gắn kết với nhau, vì ông đã dành riêng cho việc nghiên cứu sâu sắc thơ của tôi. Thế nhưng trước ý chí bất khuất của ông, mà đẩy ông trả giá bằng chính con người ông mỗi khi ông bắt gặp sự bất công, tôi cảm thấy cái có lẽ được cảm thấy bởi một người Hindu trung bình đối diện với sự hiến dâng của Gandhi: sự khâm phục pha lẫn với sự hoài nghi và hy vọng.

Thế tính hiệu quả của bất bạo động được nâng lên mức nguyên tắc và được áp dụng vào hoàn cảnh của đời sống đương đại của chúng ta là gì? Chủ nghĩa khủng bố có vẻ tương ứng với một tầm nhìn hư vô mà trong đó chỉ một thứ duy nhất được tính đến là vũ lực trần trụi. Chủ nghĩa khủng bố của các nhà cách mạng và chủ nghĩa khủng bố của nhà nước có vẻ là hai mặt của cùng đồng xu. Các phong trào thuần túy hòa bình, Mùa xuân Prague năm 1968 và Đoàn kết năm 1980-81 đã bị đập tan, và khả năng của một cuộc đối thoại giữa dân cư và chính phủ, luôn luôn được Lech Walesa và Adam Michnik chủ trương, vấp phải sự từ chối vô liêm sỉ từ phía những người mà tìm thấy quyền lực của họ trên vũ lực. Thế thì, việc sử dụng bất bạo động là gì, và Mahatma Gandhi sẽ phải nói gì về chủ đề đó nếu giả như ông vẫn còn sống?

Có vẻ đối với tôi rằng những khái niệm quen thuộc đó về các mối liên kết giữa các nguyên nhân và các kết quả bao vây chúng ta trong các song đề đơn giản thái quá, cơ học, và tuyệt vọng. Lịch sử của thế kỷ cung cấp cho chúng ta một số bằng chứng để chứng minh vai trò của những hành động mà có vẻ không quan trọng và dễ có khả năng thất bại, thế nhưng màu mỡ về mặt tiềm năng. Đôi khi chúng ta đã có cơ hội để kinh ngạc trước cảnh tượng của một cây khổng lồ mà sự sinh trưởng của nó, từ dạng một chiếc hạt nhỏ ban đầu của nó, chúng ta đã chẳng bao giờ nghĩ đến. Các bài viết của Michnik là quan trọng cho lịch sử trí thức của Ba Lan, và đánh dấu một sự thay đổi mang tính quyết định về tâm tính. Chúng cũng có tầm quan trọng lớn cho thi ca Ba Lan thêm một lý do nữa vì sao tôi phải nhấn mạnh giá trị của chúng. Tất nhiên hoàn toàn có thể để nói rằng những thay đổi về định hướng giữa các trí thức là không có ý nghĩa, rằng văn học không có trọng lượng mấy khi đối mặt với các xe bọc thép. Đấy chính xác là cái chính phủ Warsaw làm. Và cũng có thể, như người phát ngôn của chính phủ đã làm, để bác bỏ lời kêu gọi được gửi đến Tướng Jaruzelski bởi ba mươi người được giải Nobel, những người đã yêu cầu phóng thích Michnik và các đồng nghiệp của ông. Thế nhưng sự khinh bỉ người ta thể hiện đối với dư luận quốc tế đôi khi tỏ ra là khá tai hại, như lịch sử của thế kỷ chứng minh. Nó mở ra vực thẳm tội lỗi mà đe dọa nuốt chửng những người được thúc đẩy bởi sự xấc xược.

Bằng các hành động, luôn luôn bất bạo động, của mình, Michnik đã thiết lập sự thống nhất của các tiền đề và các kết luận của ông. Tôi muốn thu hút sự chú ý của bạn đến một giả thuyết: có năng lực nhìn thấy sự vĩ đại trong quá khứ trong những người như Gandhi, chúng ta có thể không nhìn thấy cái xảy ra trong hiện tại. Nếu giả thuyết này đúng, Michnik là một trong những người mà mang lại danh dự cho hai thập niên vừa qua của thế kỷ thứ hai mươi, cho dù một bộ phim về cuộc đời ông sẽ không được sản xuất sớm.

– – – – –

DẪN NHẬP

Jonathan Schell [3]*

Hiếm hơn tính độc đáo trong khoa học hay nghệ thuật rất nhiều là tính độc đáo trong hoạt động chính trị. Và còn hiếm hơn là hoạt động chính trị sáng tạo độc đáo mà mở rộng, hơn là làm tàn lụi hoặc hủy hoại những khả năng con người. Phong trào đối lập ở Ba Lan, mà vẫn tích cực bốn năm sau khi chính phủ quân sự của Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố “tình trạng chiến tranh” và đã cấm liên đoàn công đoàn độc lập Đoàn kết, có vẻ đối với tôi, đã tạo ra một sự đóng góp như vậy cho thế giới. Cho đến nay, có lẽ sáng chế độc đáo nhất của thế kỷ chúng ta trong lĩnh vực chính trị, đáng tiếc, đã là sáng chế thảm họa về chủ nghĩa toàn trị, mà đã mở rộng hết sức năng lực con người cho cái ác có tổ chức. Bây giờ, chí ít, sau nhiều thập niên và hàng chục triệu sinh mạng, từ tinh thần con người đã sinh ra cái mà có mọi vẻ để là sự đáp lại đầu tiên hoàn toàn thích hợp. Sự đáp lại này, đúng là có thể một phần bởi vì hệ thống toàn trị được nói đến, hệ thống cộng sản Soviet trong phiên bản Ba Lan của nó, đã ôn hòa nhiều kể từ khi nó đạt điểm cao nhất của nó về tính tàn bạo, trong những ngày của Joseph Stalin. Cũng đúng, tất nhiên, rằng các chính phủ toàn trị đã bị phản đối có hiệu quả từ bên ngoài vào, bởi các chính phủ khác nổi bật nhất bởi các Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới II, những người đã đánh bại chế độ Nazi về mặt quân sự và sau đó đã giải tán nó. Nhưng bây giờ một chính phủ toàn trị đã tìm đến một địch thủ hùng mạnh từ bên trong đoàn thể chính trị của chính nó. Cuộc cách mạng Ba Lan tự hạn chế, như nó đã được gọi là tự-hạn chế bởi vì, mặc dù nó đã nhận được sự ủng hộ át hẳn của công chúng Ba Lan, nó đã cố ngăn mưu toan để lật đổ chính phủ, đã có nhiều đặc tính mới. Có sự tham gia cốt yếu, có quy mô đầy đủ và được giữ vững của giai cấp công nhân. Có một liên minh của phe đối lập thế tục với Giáo hội Công giáo. Có sự hiến dâng cho tự do, và sự dân chủ nội bộ của phong trào. Nhưng, có lẽ, quan trọng hơn bất kỳ đặc tính nào của những đặc tính này đã là sự khám phá ra một kiểu hành động mới, kiểu mà đã đóng góp to lớn để làm cho tất cả chúng là có thể. Mặc dù được rèn luyện trong sự đối lập với quyền lực toàn trị, phong trào Ba Lan đã không lớn lên để giống đối thủ của nó; câu trả lời của nó cho bạo lực toàn trị và sự lừa gạt đã không là bạo lực và sự lừa gạt với sự xuyên tạc mới nào đó, màu sắc chính trị mới nào đó. Thay vào đó, trong một sự đoạn tuyệt triệt để, nó đã nhường các dụng cụ hoàn toàn cho kẻ thù chính phủ của nó, và đã tìm sức mạnh của nó trong các nguồn hoàn toàn khác, kể cả, trước hết, vô số hoạt động ôn hòa của đời sống công dân bình thường. Khi làm như vậy, nó đã rời khỏi không chỉ những thói quen toàn trị mà khỏi các thói quen bạo lực của hầu hết các cuộc cách mạng khác. Một số người đã nghi ngờ liệu phong trào đối lập Ba Lan có thực sự có nghĩa là một cuộc cách mạng. Vì nó đã không lật đổ, hay thậm chí tìm cách lật đổ, nhà nước, có thể nói nó đã không là. Thế nhưng, dường như để bù cho thiếu sót đó, nó đã hoàn toàn triệt để hơn trong các lĩnh vực khác của đời sống như xã hội, văn hóa, và thậm chí tinh thần. Trong không lĩnh vực nào, tuy vậy, nó đã triệt để hơn trong lĩnh vực về các tập quán của chính nó, mà tạo thành một chương mới trong lịch sử cách mạng. Trong khía cạnh đó, nó không chỉ là một cuộc cách mạng; nó là một cuộc cách mạng về cách mạng. Cách mạng đã bắt đầu, đột ngột và ngoạn mục, trong tháng Tám 1980; rồi, trong tháng Mười Hai 1981, Đoàn kết, lực lượng được tổ chức của nó, đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị đẩy vào bí mật; kể từ đó, cách mạng đã nổi lên trong nhiều hình thức, đôi khi mãnh liệt hơn bao giờ, mặc dù đã lại không đạt được sự bày tỏ có tổ chức gây ấn tượng mạnh mẽ ở mức quốc gia. Thành tựu cuối cùng của cách mạng cho Ba Lan vẫn phải còn bộc lộ, [4]* nhưng đối với thế giới nói chung chương của lịch sử chính trị mà đã được viết rồi là hồ sơ của các phát minh và khám phá phong phú trong đời sống chính trị và đạo đức mà không sự kiện tiếp sau nào có thể xóa đi. Ba Lan vẫn bước từng bước lên và xuống trong nhà giam địa chính trị của nó, nhưng xuyên qua các chấn song (nhà giam) nó đã chuyển rồi những quà tặng vô giá này cho chúng ta.

Trong những tiếng nói mà nói với chúng ta từ Ba Lan hôm nay, quan trọng nhất có thể là tiếng nói của Adam Michnik. Ông đưa ra một tiên đoán và lời khuyên nào đó:

“Tôi . . . tin rằng chế độ độc tài toàn trị phải bị diệt vong. Bây giờ, không ai tin vào những lời hứa láo của họ. Họ vẫn còn sức mạnh để bỏ tù và giết, nhưng hầu như không có sức mạnh nào khác. Tôi nói “hầu như” bởi vì (chao ôi) họ vẫn còn khả năng tiêm nhiễm chúng ta với sự thù hận và khinh miệt riêng của họ. Sự lây nhiễm như vậy phải bị kháng cự với toàn bộ sức mạnh của chúng ta, vì trong tất cả các cuộc đấu tranh chúng ta đối mặt đây là cuộc khó khăn nhất.”

Michnik bây giờ đang ở trong một nhà tù của chế độ toàn trị, thế nhưng mối quan tâm đầu tiên của ông và nằm ở đây là một trong những chìa khóa của tư duy của ông, và, ta phải nói thêm, của tính cách của ông với phẩm chất ưu tú của cách cư xử riêng của ông, mà, cùng với cách cư xử của các nạn nhân khác của tình hình hiện tại, ông chắc chắn, một ngày sẽ định giọng cho bất cứ hệ thống chính trị nào tiếp theo sự sụp đổ toàn trị. Các tiểu luận của ông là chỉ dẫn có giá trị nhất chúng ta có về những nguồn gốc của cách mạng, và, đặc biệt hơn, về những thực hành đổi mới sáng tạo của nó. Michnik sinh năm 1946, ở Warsaw. Bố mẹ ông được ông miêu tả như “Những người Cộng sản Ba Lan có gốc Do Thái.” Tại Ba Lan trước chiến tranh, cha ông đã ở trong tù vì những hoạt động chính trị. Từ ban đầu của thời thanh niên, Adam đã tỏ ra là một nhà hoạt động chính trị không thể kiềm chế được tuy thuộc một khuynh hướng khác nổi bật với xu hướng của bố mẹ ông. (Vào năm 1977, người cha đã trở thành một người ủng hộ các hoạt động chống cộng của con trai đủ để tham gia một cuộc tuyệt thực trong một nhà thờ để ủng hộ một lời kêu gọi thả Adam và những người khác khỏi nhà tù.) Vào tuổi mười lăm, ông đã lập ra một câu lạc bộ chính trị được gọi là Những người Tìm kiếm những sự Trái ngược nhưng được nhiều người Ba Lan biết đến một cách thân mật như Những Đứa trẻ Xét lại Mới biết đi. (Muộn hơn, chế độ, tìm cách cho Những Đứa trẻ Mới biết đi một vẻ đáng sợ hơn, đã bắt đầu nhắc đến câu lạc bộ như các Commando, các Biệt kích.) Vào tuổi mười tám, ông đã bị bắt lần đầu tiên, vì dính líu đến việc viết và phát tán một bức thư được gọi là “Thư Ngỏ gửi Đảng,” mà đã phê phán chế độ và đã được ký bởi Jacek Kuron và Karol Modzelewski các đàn ông ở cuối tuổi hai mươi của họ những người đã nổi bật trong việc làm nảy nở phong trào đối lập. Kuron đã bị án ba năm tù và Modzelewski bị ba năm rưỡi; Michnik đã bị giam trong tù hai tháng. Sau đó, đời ông đã trở thành một loạt các hoạt động chính trị xen kẽ với những kỳ hạn tù. Năm 1964, ông đăng ký vào học ở Bộ môn Lịch sử của Đại học Warsaw, và năm 1966 ông bị đình chỉ vì tham gia vào một cuộc thảo luận trong đó nhà triết học Leszek Kolakowski đã chỉ trích chế độ. Năm 1968, ông đã giúp tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc cấm diễn vở kịch “Tổ tiên – Dziady” của Adam Mickiewicz, nhà thơ Ba Lan thế kỷ thứ mười chín được sùng kính, và đã bị đuổi khỏi đại học theo lệnh của bộ trưởng Bộ Đại học. Các cuộc biểu tình chống lại việc đuổi ông đã bốc lên tại đại học; cũng thế đã là chiến dịch chính thống, đượm vẻ chống Do Thái, chống lại những người biểu tình. Tháng Hai năm 1969, ông đã bị kết án ba năm tù giam vì đã thuộc về một tổ chức ngầm mà đã thử lật đổ nhà nước, mặc dù thực ra đã không tồn tại tổ chức nào như vậy. Sau khi ngồi tù một năm rưỡi, ông được thả, và đã kiếm việc làm tại nhà máy sản xuất bóng đèn Rosa Luxemburg, ở Warsaw. Năm 1971, ông đã bỏ việc làm, và cuối cùng đã gia nhập Đại học Poznan như một sinh viên mở rộng (hàm thụ), và đã ở đó cho đến 1975, khi ông nhận được bằng Thạc sĩ về lịch sử. Tháng Năm 1977, ông lại bị bắt, nhưng lần này ông đã được thả, cùng với những người khác, chỉ sau hai tháng sau đó, theo sau các cuộc phản đối rộng rãi trong cộng đồng trí thức chống lại các vụ bắt giữ. Vào cuối các năm 1970, ông đã giúp để thành lập Nhà Xuất bản Độc lập, và ông cũng đã giúp thành lập cái gọi là Đại học Bay, mà đã cung cấp các bài giảng không bị kiểm duyệt tại các căn hộ của người dân, giữa những nơi khác. Vào tháng Tám 1980, ông và nhiều người khác đã lại bị bắt, và lần này các công nhân tại các xưởng đóng tàu ở Gdansk đã biến việc thả các tù nhân này thành điều kiện cuối cùng của một thỏa thuận lịch sử với chính phủ, thỏa thuận mà dưới nó Đoàn kết đã được hợp pháp hóa. Sau khi quân luật được áp đặt, ông đã bị bỏ tù một lần nữa (lần này không có xử án), và ông đã bị giữ hơn hai năm rưỡi. Sáu tháng sau khi ông được thả, ông đã bị bắt lại, bị xử án, bị kết án, và bị một bản án ba năm tù, mà bây giờ ông đang thụ án.

Michnik không phải là một triết gia chính trị và chắc chắn không phải là một “nhà khoa học chính trị” ông cũng chẳng là một người đề xướng bất cứ ý thức hệ hay hệ thống tư tưởng chính trị nào. Các bài viết của ông, giống các bài báo Liên bang của Madison và Hamilton, hoặc các bài báo và bức thư của Gandhi, không chỉ là những sự suy ngẫm về hành động mà bản thân chúng là một hình thức hành động. Với công lý bình đẳng, người ta đã có thể nói rằng các hành động của ông cùng với hành động của vô số người khác ở Ba Lan là một loại bài viết, cho hành động, khi nó là sáng tạo, có một sức mạnh để mở ra những khả năng mới mà to lớn như sức mạnh của bất cứ cuốn sách nào. Các tác phẩm của Michnik, vậy thì, cả phản ánh lẫn giúp định hình những khả năng mới mà đã được và đang được nhân dân Ba Lan đưa vào cuộc sống. Một khả năng để viết về các sự kiện và để đồng thời tham gia vào chúng là hiếm. Việc viết, do bản chất của nó, cần đến nơi tĩnh mịch, trong khi hoạt động chính trị, do bản chất của nó, cần đến sự sự kết giao liên tục với những người khác. Song đề này đã được các nhà chức trách giải quyết rõ ràng cho Michnik khi họ lặp đi lặp lại tống ông vào tù. Trong tiểu luận “Thư từ nhà tù Gdansk,” được viết vào mùa xuân 1985, ông nhận thấy rằng trong sáu tháng tự do vừa qua của mình ông đã không có khả năng để viết, nhưng khi ông thấy mình lại ở trong tù việc viết văn đã phục hồi ngay lập tức và, với sự mỉa mai đặc trưng và sự hài hước hóm hỉnh, ông đã gửi cho vị tướng người đã nhốt ông “lòng biết ơn vì sự theo dõi kỹ lưỡng các bước đi của tôi và vì sự chỉ hướng thích hợp cho những suy tư của tôi.” (Một trong những điều thú vị của các tiểu luận của Michnik là, chúng kết hợp tính nghiêm túc của ý định với sự nhẹ nhàng của phong cách.) Nói chung, Michnik khuấy động nhiều rắc rối đến vậy cho chế độ đến nỗi nó thấy phải nhốt ông lại; nhưng một khi ông bị nhốt ông bắt đầu viết, và các bức thư của ông, được lén đưa ra ngoài, được đọc trên khắp Ba Lan, và ở nước ngoài, và gây ra, có lẽ, thậm chí nhiều rắc rối hơn cho chế độ. Thêm một trong những tình trạng sa lầy của nó và không phải là sự sa lầy cuối cùng, hoặc là chế độ lúng túng để làm cho rõ ràng.

Nhà văn Czech, Milan Kundera, đã nhận xét rằng các tiểu thuyết hay nhất không chỉ xác nhận cái chúng ta đã biết rồi mà khám phá ra những khía cạnh mới của sự tồn tại. Có thể nói cũng thế về sự viết lách chính trị của Michnik. Ông chẳng bao giờ chỉ làm tăng thêm cường độ cho mặt này hoặc mặt kia của một lý lẽ hiện có, chẳng bao giờ chỉ nổ súng từ ngữ từ một vị trí cố định. Có lẽ như một kết quả của điều này, các tiểu luận của ông, tuy được viết giữa cuộc đấu tranh chính trị, là những mẫu mực về sự cân xứng và tính ngay thẳng. Ông quan tâm đến việc làm sâu sắc sự hiểu biết của riêng mình và của những người khác, và vì thế ông không thể chịu được sự xa hoa vặn vẹo vì các lý do đảng phái. Xu hướng văn học của ông cũng chiến đấu chống lại những sự diễn tả có dụng ý. Về một nhà văn mà sự miêu tả của ông ta về cảnh tượng đương thời ông thấy bị chính trị hóa quá hẹp hòi, ông khẳng định rằng người ấy thiếu “toàn bộ khía cạnh đầy kịch tính của thực tế xã hội và chính trị . . . toàn cảnh quyến rũ của sự thất bại trộn lẫn với hy vọng, lý trí với sự ngây thơ, nỗi sợ hãi với sự làm ra vẻ can đảm.” Một lần, khi Đoàn kết hoạt động tại cao trào của nó, một đám đông điên tiết ở thành phố Otwock đã bao vây một cảnh sát người mà họ tin đã đánh đập nghiêm trọng hai kẻ say rượu. Michnik, giữa những người khác, đã được mời đến hiện trường, và, giới thiệu bản thân mình như một “phần tử chống xã hội chủ nghĩa,” ông đã giúp làm trầm tĩnh đám đông và cứu người cảnh sát khỏi bị làm hại. Cùng tinh thần về sự không muốn nhìn thấy sự bất công, ngay cả đối với những người đối xử bất công với ông, thấm vào các tiểu luận của ông. Không muốn cong lưng trước bất cứ chế độ nào, ngang thế ông không muốn tính độc lập về tâm trí hay lương tâm của ông bị bất cứ bè phái hay tính chính thống kình địch nào chi phối. Trong hành động và trong lời nói như nhau, ông nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù tự do có thể và có lẽ phải được bảo đảm bởi các định chế, quyền tự do rốt cuộc luôn luôn là một thành tựu của tinh thần cá nhân.

Năm 1976, bốn năm trước khi Đoàn kết ra đời, Michnik đã viết một tiểu luận tiên tri được gọi là “Chủ nghĩa Tiến hóa Mới,” trong đó ông đã đề nghị một hướng mới cho phe đối lập chính trị, mà lúc đó đã nhỏ và tương đối yếu. Tiểu luận được viết đối diện với hậu cảnh “nghĩa vụ đối với các bạn” của Ba Lan một trong nhiều lối nói trại được dùng liên quan đến sự thực quan trọng nhất của đời sống chính trị ở Ba Lan, mà là sức mạnh áp đảo của Quân đội Soviet và quyết tâm thường được chứng tỏ của Liên Xô để sử dụng nhằm giữ các nước chư hầu Xã hội chủ nghĩa dưới sự thống trị chính trị của nó. (Không trong phần nào của thế giới cách nói “các bạn của chúng ta” lại có tiếng ngân báo điềm gở hơn ở các quốc gia Đông Âu.) Nếu giả như mối đe dọa này bằng cách nào đó biến mất, có vẻ chắc chắn để nói, Chính phủ Cộng sản Ba Lan sẽ sụp đổ ngay tức khắc. (Trong thực tế, tất nhiên, sự biến mất của mối đe dọa cũng không chắc xảy ra như bất cứ sự kiện nào có thể trong thế giới của chúng ta.) Thực ra mà nói, sự thống trị bởi một cường quốc nước ngoài, và đặc biệt bởi láng giềng Nga, hầu như không là kinh nghiệm mới đối với Ba Lan: nó đã bị phân chia trong hơn một thế kỷ từ 1795 đến 1918 giữa Áo, Phổ, và nước Nga sa hoàng, và để chống lại các nước này đối lập quân sự đã gần như vô vọng như chống lại Liên Xô bây giờ. Trong thời chúng ta, một nhân tố mới siết chặt thiếu sót mà trong đó Ba Lan thấy mình hiện diện trong thế giới của vũ khí hạt nhân. Ba Lan ở chính giữa của cái lòng chảo đó của thế giới mà bị đông cứng trong sự bất động, về mặt quân sự và ngoại giao, bởi sự bế tắc hạt nhân. Trong quá khứ, cho dù sự nổi loạn đã là vô tác dụng, Ba Lan đã có thể mơ về sự cứu nguy bởi quân đội nước ngoài, hay bởi sự sắp xếp lại quyết liệt nào đó của trật tự quốc tế như một kết quả của chiến tranh; và, thực ra, trong thế kỷ của chúng ta Ba Lan đã hai lần được giải phóng khỏi những kẻ áp bức của nó bởi chiến tranh lần đầu tiên khi nó đạt được độc lập, trong hậu quả của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, và sau đó khi bọn Nazi bị đuổi khỏi Ba Lan, chỉ để chuẩn bị, đáng tiếc, cho sự cai trị Soviet ở nước này. Tuy vậy, ngày nay Ba Lan phải chấp nhận cái tất cả châu Âu chấp nhận: rằng trong thời đại hạt nhân bản đồ của châu Âu không chắc có bao giờ được vẽ lại bởi các quân đội hành quân. Các lựa chọn thay thế có khả năng được thời đại chúng ta đem lại là sự bế tắc hạt nhân và sự hủy diệt hạt nhân, và trong cả hai trường hợp không có hy vọng nào cho sự cứu Ba Lan. Nói tóm lại, những người Ba Lan bị giữ trong sự nô dịch bởi sức nặng ba phần: ở mức địa phương, chế độ toàn trị ở Warsaw; ở mức quốc gia, sự đe dọa về sự xâm lấn Soviet trực tiếp; và, ở mức quốc tế, ảnh hưởng gây tê liệt quân sự của vũ khí hạt nhân, mà giữ nguyên tại chỗ toàn bộ sự dàn xếp bất hạnh một cách vững chắc.

Đối với hầu hết những người quan sát sau chiến tranh, sự kết hợp này của hoàn cảnh đã có nghĩa là sự vô vọng, và họ đã không do dự tuyên bố bất cứ sự cải thiện đột ngột nào về tình hình của Ba Lan là không thể có. Bởi vì Ba Lan đã không có cơ hội nào để đánh bại các lực lượng quân sự và cảnh sát át hẳn được bày binh bố trận chống lại nó, lý lẽ tuôn ra (khi bất cứ ai thậm chí đã lo lắng để giải thích cái gì đó hiển nhiên đến vậy), bất kỳ sự kháng cự nào đều đã chịu số phận thất bại. Chính sự thiên tài của Michnik đã là để tách rời hai nửa của lời xác nhận, và để chấp nhận nửa đầu tiên (tính không thể của sự đánh bại các quân đội và các lực lượng cảnh sát) và bác bỏ nửa thứ hai (tính vô vọng của tất cả sự kháng cự). Nếu có một lợi thế để có được từ sự đương đầu với tai ương át hẳn, đó là cái chết của những ảo tưởng: tâm trí và thân thể được cứu từ việc lãng phí bản thân trong theo đuổi cái không thể. Về mặt lịch sử, những người Ba Lan đã là những người lãng mạn nhất, phần nhiều có thói quen theo đuổi cơ hội dài và giấc mơ xa, nhưng ngay cả các giấc mơ nóng hổi nhất về sự phản kháng quân sự đã không có thể sống qua sự làm nản lòng của vũ khí hạt nhân được chất đống trên hai trăm sư đoàn quân đội Soviet được chất đống trên sự cai trị toàn trị. Sự chấp nhận cuối cùng của nhận định đó đã dọn đường cho những sự điều tra nghiên cứu mới, và một loại tư duy mới. Từ bỏ, trong lúc này, mọi hy vọng của một cuộc vượt ngục, các thành viên của phe đối lập Ba Lan đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng hơn cái xà lim mà trong đó, có vẻ, đã là số phận của đất nước để sống trong một thời kỳ không xác định; tức là, thừa nhận rằng đã không có sự cứu nào cho Ba Lan thời này bằng những việc chuyển quân, họ đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng những chi tiết vụn vặt của môi trường địa phương của họ. Các đội quân Soviet, đã dễ hiểu, không thể bị đẩy ra khỏi Ba Lan; nhưng nếu mười người tụ tập trong căn hộ của ai đó và nghe một bài giảng không bị kiểm duyệt về lịch sử Ba Lan thì sao? Đảng Cộng sản có lẽ đã không thể bị đánh bật khỏi “vai trò lãnh đạo” của nó trong công việc của nhà nước; nhưng nếu một nhóm công nhân bắt đầu xuất bản một bản tin mà trong đó hoàn cảnh nhà máy được mô tả một cách chân thật thì sao? Và nếu hàng triệu người, quăng đi sự sợ hãi, bắt đầu tiến hành hoạt động tại chỗ thuộc loại này trên khắp nước thì sao? Chất men mới, dùng những từ của Irena Grudzinska-Gross trong cuốn The Art of Solidarity (Nghệ thuật của Đoàn kết), là “một nỗ lực để đi quá các giới hạn của chân trời chính trị trong khi vẫn ở bên trong cùng các đường biên giới địa lý.”

Có lẽ trí óc sắc sảo nhất điều chỉnh các thấu kính của chiếc kính hiển vi chính trị về những vấn đề này đã là trí óc của Michnik. Trong “Chủ nghĩa Tiến hóa Mới” ông xem xét quang cảnh chính trị và kiến nghị một con đường hành động mới. Ông làm việc từ giả thiết rằng “để tin vào việc lật đổ chế độ độc tài của Đảng bằng cách mạng . . . là cả không thực tiễn lẫn nguy hiểm.” Ông khao khát sự độc lập hoàn toàn cho Ba Lan nhưng chấp nhận sự thực rằng bất cứ dự án nào để đạt điều đó trong tương lai có thể đoán trước được là vô vọng. Tuy nhiên, ông thấy rõ các cơ hội hoạt động thuộc loại mà ông tin có thể hết sức thành công. Giữa tảng đá của sức mạnh Soviet và nền cứng của đời sống Ba Lan đương thời, ông phát hiện ra một khoảng trống. Theo quan điểm quy ước, các lợi ích của Liên Xô và các lợi ích của xã hội Ba Lan đối lập nhau một cách không thể sửa đổi được trên mọi lĩnh vực. Michnik đi đến một kết luận khác gây sửng sốt. “Các lợi ích của ban lãnh đạo chính trị Soviet, của ban lãnh đạo chính trị Ba Lan, và của phe đối lập dân chủ Ba Lan,” ông viết, “về cơ bản là trùng nhau.” Chúng nhất trí bởi vì đối với cả ba bên sự can thiệp quân sự Soviet sẽ là một thảm họa: đối với ban lãnh đạo Soviet bởi vì nó sẽ phải chịu những sự tổn thất khổng lồ và lâu dài về uy thế chính trị toàn cầu của nó; đối với ban lãnh đạo Ba Lan bởi vì nó sẽ mất chủ quyền hạn chế mà nó đang hưởng bây giờ và, hơn nữa, có thể bị “truất ngôi”; và đối với phe đối lập Ba Lan bởi vì sự đổ máu và những sự khắc nhiệt gia tăng của sự cai trị Soviet trực tiếp. Một cuộc xâm lấn như vậy sẽ thúc giục “một cuộc chiến tranh mà Ba Lan . . . không thể thắng trên chiến trường nhưng Liên Xô không thể thắng về mặt chính trị.” Những lợi ích trùng nhau của ba bên, ông kết luận, xác định “một khu vực của sự vận động chính trị chấp nhận được . . . lĩnh vực của thỏa hiệp có thể.”

Tiếp cận câu hỏi về có thể làm gì, Michnik thảo luận tỉ mỉ các nỗ lực quá khứ, và hoàn toàn đặc trưng cho tinh thần của bài viết của ông rằng ngay cả khi đánh giá cuối cùng của ông về nỗ lực này hay nỗ lực nọ là tiêu cực ông công nhận một cách hào phóng công trạng của chúng vì bất cứ điều tốt nào đã đạt được. Michnik là bất cứ gì trừ một nhà biện chứng Hegelian, bất cứ gì trừ một người tin mù quáng vào các lực lượng lịch sử tác động đằng sau lưng con người, mà ông luôn luôn để mắt đến câu chuyện lịch sử lớn hơn mà bất cứ sáng kiến cá biệt nào đều là một phần của nó, và ông biết tinh tường rằng một chút (một ly, một inch) tiến bộ được tạo ra trong một thập niên, mặc dù bản thân nó không xứng đáng, và có lẽ đã dựa trên những tiền đề sai, có thể làm cho inch tiếp theo trong thập niên tới là có thể. Trong quá khứ gần của Ba Lan ông nhận diện ra hai trường phái cải cách: những người xét lại, mà đã tìm cách làm mềm và tự do hóa sự cai trị cộng sản bằng viện đến các khía cạnh nhân văn của lý thuyết Marxist và lý thuyết xã hội chủ nghĩa khác; và cái gọi là các nhà thực chứng mới, một nhóm Công giáo mà bác bỏ chủ nghĩa cộng sản trên nguyên tắc thế nhưng đã tìm cách như vấn đề của chính sách thực dụng để làm ôn hòa nó bằng cách hợp tác với nó, thậm chí đến mức tham gia vào quốc hội Ba Lan. Chủ nghĩa xét lại, Michnik viết, đã “trung thành với Kinh thánh [tức là, với Chủ nghĩa Marx], mặc dù đã diễn giải nó theo cách riêng của mình,” còn chủ nghĩa thực chứng mới “đã gia nhập Giáo hội [tức là, thực tế của chính phủ cộng sản], hi vọng rằng nó sẽ sớm hay muộn biến mất.” Cả hai đã là những kỹ thuật hoạt động bên trong hệ thống cầu khẩn “tư duy hợp lý của Hoàng tử Cộng sản” và trong một lát cả hai đã mang lại những kết quả tích cực hạn chế, thường dưới dạng của các cuốn sách và các bài báo và một bầu không khí trí tuệ hơi tự do hơn một chút. Thế nhưng cả hai trường phái đã phải trả giá mà đã luôn luôn phải trả bởi những người chọn làm việc bên trong hệ thống: nhằm duy trì ảnh hưởng của mình, họ đã cần phải từ bỏ các quan hệ với những người tận tâm với việc thay đổi hệ thống từ bên ngoài. Khủng hoảng chí tử của mỗi trường phái, vì thế, đã đến khi sự phản đối từ bên ngoài đã sôi trào ra: đối với những người xét lại là năm 1968, khi phong trào sinh viên ủng hộ sự tự do hóa đời sống trí tuệ đã nổi lên, và đã bị đè bẹp bởi việc đóng cửa một số bộ môn đại học, việc đuổi một số sinh viên, và những sự trả đũa các phụ huynh của họ; và đối với những người thực chứng chủ nghĩa mới là năm 1976, khi những công nhân đã biểu tình chống lại sự tăng giá thực phẩm được công bố, và chính phủ đã trả thù cực kỳ tàn nhẫn. Tại những thời điểm đó, bất cứ phe đối lập nào mà hy vọng giữ được thế đứng của nó trong xã hội nói chung đã phải tuyên bố nó ủng hộ phía nào “phía những người đánh hay phía những người bị đánh” và bởi vì cả hai phong trào cải cách đã đều không có khả năng làm việc này nên cả hai đã mất lòng tin của công chúng.

Phân tích của Michnik về sự thất bại của các nỗ lực để thay đổi hệ thống từ bên trong dẫn ông đưa ra một kiến nghị then chốt: “tôi tin rằng cái làm cho phe đối lập của ngày hôm nay khác với những người chủ trương các ý tưởng cải cách đó trong quá khứ là niềm tin rằng một chương trình cho sự tiến hóa phải được nói với công luận độc lập, chứ không phải với chính quyền toàn trị. Một chương trình như vậy sẽ cung cấp lời khuyên cho nhân dân liên quan đến phải ứng xử thế nào, chứ không phải cho chính phủ liên quan đến phải cải cách bản thân nó ra sao.” Gợi ý đã đơn giản, nhưng hệ lụy của nó đã căn bản. Sự thay đổi về địa điểm hoạt động đã đưa đến sự thay đổi về thực chất. Những người đã đi con đường làm việc với Hoàng tử đã lệ thuộc vào các quyết định và tính thất thường đồng bóng của Hoàng tử để đạt được bất kỳ kết quả nào. Nhưng những người đã đi con đường làm việc trong và với xã hội đã có thể hành động một cách trực tiếp. Sau đó đã tùy để chính phủ phản ứng lại. Phương pháp đầu tiên, đã dựa trên lòng tin rằng chính phủ, do nắm độc quyền về các công cụ vũ lực, cũng đã độc quyền quyền lực chính trị, đã coi hợp tác với chính phủ như cách duy nhất để chia sẻ quyền lực. Phương pháp thứ hai, đã dựa trên lòng tin rằng có các nguồn quyền lực ở nơi khác, trong công luận, đã tìm cách để phát triển các nguồn đó. Thế nhưng, không giống nhiều người trong những thời kỳ và địa điểm khác những người đã bỏ chính phủ đang nắm quyền và đã quay về với công chúng cho sự chỉnh sửa, Michnik đã không tìm cách lật đổ chính phủ. Đúng hơn, ông đã muốn xã hội tiếp thu ngay lập tức và trực tiếp số phận của chính nó trong các lĩnh vực nào đó của đời sống, và chỉ sau đó mới quay sang chính phủ để đàm phán. Kết quả cuối cùng, ông hy vọng, sẽ là một kết quả “lai,” đựa trên một sự thỏa hiệp mà trong đó chính phủ, trong khi giữ chặt quyền lực nhà nước, sẽ thừa nhận và chấp nhận các định chế khác, độc lập trong xã hội. Michnik liệt kê các nhóm trong xã hội mà ông hy vọng sẽ thúc đẩy “một chủ nghĩa tiến hóa mới.” Đầu tiên, và quan trọng nhất, là các công nhân, mà sự tham gia của họ là “một điều kiện cần cho sự tiến hóa của đời sống công hướng tới nền dân chủ.” Sự kiện then chốt, ông tiên đoán với sự chính xác kỳ lạ, sẽ là sự thành lập “các định chế độc lập đại diện cho các lợi ích của các công nhân.” Thứ hai là Giáo hội Công giáo, mà đã luôn luôn vẫn độc lập nhưng gần đây đã chứng tỏ một sự quan tâm ngày càng tăng đến việc bảo vệ tính độc lập và các quyền của những người khác, kể cả các công nhân. Trong Giáo hội, Michnik nhận thấy, “Những Jeremiad (lời than vãn của nhà tiên tri Jeremiah) chống lại ‘những kẻ vô Thần’ đã được thay bằng những tài liệu trích dẫn các nguyên tắc của Tuyên ngôn về các Quyền Con Người.” Thứ ba là giới trí thức, mà nghĩa vụ của nó là để nghĩ thấu đáo các chương trình thay thế khả dĩ trong khi bảo vệ các nguyên tắc đạo đức và chính trị cơ bản.

Michnik đã hành động theo lời khuyên của chính mình, và đã mau chóng bận rộn tổ chức và tham gia vào một loạt các nhóm độc lập. Một nhóm đáng được sự chú ý đặc biệt: Ủy ban Bảo vệ Công nhân thường được biết đến như KOR viết tắt của tên Ba Lan của nó. KOR đã không kích động chính trị, hay mặt khác nói chuyện với chính phủ. Thay vào đó, nó bắt đầu đưa ra sự trợ giúp cụ thể về tài chính, pháp lý, và y tế cho những công nhân và gia đình họ những người đã chịu sự đàn áp của chính phủ theo cách này hay cách khác. Quả thực, ủy ban đã tuyên bố một cách dứt khoát các mục đích của nó không là chính trị mà là xã hội, và nó đã hạn chế hoạt động của mình ở việc mà Jan Jósef Lipski, một trong các nhà sáng lập, người đã viết một lịch sử tuyệt vời về tổ chức, nhắc tới như “công tác xã hội.” Nhưng cái trong con mắt của KOR đã có thể được coi là xã hội thì đã được chính phủ coi dứt khoát là chính trị, vì trong một hệ thống toàn trị mọi khía cạnh của sự tồn tại tập thể đã được cho là bắt nguồn từ chính phủ và dưới sự quản lý của nó. Trong tầm với sâu này của chính phủ toàn trị vào đời sống hàng ngày, mà thường được xem như một nguồn của sức mạnh của nó, KOR đã khám phá ra một điểm yếu: chính xác bởi vì các chính phủ toàn trị chính trị hóa cuộc sống hàng ngày, đời sống hàng ngày trở thành một địa thế mênh mông mà chủ nghĩa toàn trị có thể bị phản đối. Chính ở đây mà KOR đã ngầm đưa mình ra đối chọi chống lại chế độ. Do hệ quả, các thành viên của KOR đã mau chóng phải chịu sự đàn áp mà để chống nó họ đã tìm cách bảo vệ các công nhân mất việc làm, bị bắt giam, bị tù đầy, bị đánh, và trong vài trường hợp, bị mất mạng sống của họ. Một trong những phẩm chất phi thường của tổ chức này đã là, các thành viên của nó đã sẵn sàng chịu sự trả thù của chính phủ không phải nhân danh của cương lĩnh chính trị bao quát nào đó hay mục đích nhìn xa trông rộng mà nhằm để có được số tiền nào đó vào tay của gia đình mất cha hay để dàn xếp một sự làm chứng có lợi trong một phiên xử một công nhân. Chỉ có những mục đích vĩ đại mới đã có thể có vẻ bảo đảm những hy sinh lớn, nhưng các thành viên KOR đã sẵn sàng chịu hy sinh lớn lao cho các mục tiêu vừa phải. “Trong một số giới bất đồng chính kiến . . . các thành viên KOR đã bị chế nhạo như ‘những người làm công tác xã hội’,” Lipski viết, “nhưng bên trong KOR một sự gọi tên như vậy bởi các đồng nghiệp đã được coi là một vinh dự.”

Việc chấp nhận và thực hiện một chính sách tổng thể về hành động trực tiếp trong xã hội đã kéo theo việc chấp nhận và thực hiện một số chính sách khác mà đã là mới trong xã hội đóng của Ba Lan. Một chính sách đã là chính sách mở. Khi KOR được thành lập, vào tháng Chín năm 1976, các thành viên của nó đã viết một tuyên bố về ý định theo đó họ không chỉ ký tên của họ mà, cũng là một hành động chưa từng có tiền lệ đối với một nhóm đối lập ở Ba Lan, còn đã gắn cả địa chỉ và số điện thoại của họ. Về sau, ủy ban đã theo càng nhiều càng tốt một chính sách mở, hành động công khai. Liên quan mật thiết đến chính sách mở đã là chính sách về tính chân thật. Trong tất cả các tuyên bố và xuất bản phẩm của nó, KOR đã cố gắng một cách tỉ mỉ cho sự chính xác thực sự. Một cách đặc trưng, đã có cả một lý do lý tưởng hóa lẫn lý do thực dụng cho chính sách này. Các thành viên đã tin vào việc nói sự thật vì lợi ích của chính nó, và họ cũng đã tính rằng trong một xã hội đầy rẫy những sự dối trá thì một tổ chức mà tôn trọng nghiêm ngặt sự thật sẽ nhận được sự ủng hộ và có được sức mạnh. Một chính sách mới đã là “sự tự trị của hành động.” Tự trị đã là cái phe đối lập đã muốn cho Ba Lan như một tổng thể và cho mỗi người ở Ba Lan. Các thành viên của KOR đã mở đầu bằng biến nó thành một nguyên tắc của các hoạt động riêng của họ. “Đã không có vấn đề về ra lệnh cho ai đó bằng mệnh lệnh của tổ chức để làm cái gì đó mà người ấy không muốn làm,” Lipski viết, và ông nói thêm, “Đã có một nguyên tắc rằng nếu cái họ muốn làm không ngược lại với các nguyên tắc của KOR họ phải được phép theo đuổi các ý tưởng riêng của họ. Và đây là vì sao mọi thứ được làm đã được làm bởi những người được thúc đẩy bởi sáng kiến và sự nhiệt tình riêng của họ, và như thế đã tạo ra những kết quả tốt nhất.” Thật đáng ngạc nhiên rằng các nhà hoạt động đối lập Ba Lan đã nói nhiều về sự tự trị, mà là năng lực của mỗi người để hành động một cách tự do, như họ nói về quyền tự do, mà là quyền của một người để làm vậy. (Ở phương Tây, bạn có thể nói, chúng ta với tư cách các cá nhân có quyền tự do lớn nhưng ít sự tự trị. Chúng ta có quyền để xác định hình thù của tương lại của chính chúng ta, nhưng chúng ta không lo lắng tận dụng nó rất nhiều.) Vẫn còn một chính sách khác đã là chính sách về sự tin cậy. Thông thường, chúng ta nghĩ về sự tin cậy chúng ta đặt vào ai đó ít nhiều như một sản phẩm phụ, được tạo ra một cách vô tình trong chúng ta bởi các hành động đáng tin cậy của những người khác, và không nghĩ về nó như kết quả của một chính sách, hay thậm chí của bất cứ ý định nào về phía chúng ta. Nhưng đối với KOR sự tin cậy đã quả thực là một chính sách. Một lý do cho việc này đã là mối nguy hiểm về sự xâm nhập của cảnh sát mật: một quyết định phải được đưa ra đối với các bước nào, nếu có, phải được tiến hành để đề phòng điều này. Quyết định của KOR đã là bác bỏ sự ngờ vực và mọi phương tiện và thủ tục mà đi cùng với nó, và “để tin cậy tất vả mọi người bên trong giới hạn của lẽ thường.”

Các chính sách về tính mở, tính chân thực, sự tự trị của hành động, và sự tin cậy, mà cùng nhau có thể được mô tả đơn giản như chính sách về tính đứng đắn chiến đấu, đã không là các phần tử của bất cứ kế hoạch tổng thể nào, nhưng chúng đã là cùng một loại. Chúng đã trang bị cho KOR không phải là để đấu tranh với chính phủ mà đúng hơn là để tránh né nó. Mặc dù KOR đã không có bất cứ ý định nào về quyền lực nhà nước, nó đã hy vọng rằng hoạt động độc lập với chính phủ sẽ mở rộng bởi sự lây lan mà sẽ xuất hiện một loại dịch tự do trong xã hội đóng. Lipski quan sát, “Mục tiêu dài hạn của KOR đã là để kích thích các trung tâm mới của hoạt động tự trị trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau và giữa các nhóm xã hội đa dạng khác nhau độc lập với KOR. Không chỉ KOR đã đồng ý với sự độc lập của chúng mà nó cũng muốn chúng là độc lập.” Hy vọng của nó đã được thực hiện nhiều trong các năm ngay phía trước.

Không gì làm sáng tỏ tinh thần bên trong của KOR, mà tôi cho là một tổ chức mẫu mực cho thời đại chúng ta, rõ ràng hơn hành động cuối cùng của nó. Vào tháng Chín năm 1981, các thành viên đã quyết định rằng vai trò của nó đã được Đoàn kết thực hiện, và đã bỏ phiếu giải tán KOR. Hoàn toàn không thấy từ KOR, hiển nhiên, hỗn hợp đó của lợi ích cá nhân, sự ganh đua bè phái, và đà quan liêu mà, hoạt động độc lập với mọi lý do và nguyên nhân bên ngoài, thường thế chỗ các mục đích mà vì chúng một tổ chức được thành lập, và biến nó thành gánh nặng lên thế giới. Khi lý do tồn tại của KOR biến đi, đã giải tán. Để diễn giải bình luận của George Orwell về Gandhi, “Đã tìm được cách để lại một mùi trong sạch đến thế nào!”

Vào tháng Tám 1980, dòng suối KOR đã chảy vào con sông lớn Đoàn kết, nhưng đã làm nhiều rồi để xác định dòng chảy của sông. Các chính sách về sự mở, tính chân thực, sự tự trị của hành động, và sự tin cậy đã được duy trì. “Tinh chất” của phong trào, như Michnik sau này đã viết từ nhà tù, vẫn “để dành nỗ lực để xây dựng lại xã hội, để khôi phục các mối quan hệ bên ngoài các định chế chính thức.” Cái xảy ra sau đó đã là một sự phun trào khắp xã hội của hoạt động công dân với sự đa dạng vô cùng, trải từ bản thân các nghiệp đoàn đến các hội được hình thành để dừng sự ô nhiễm và để bảo vệ người tiêu dùng (những lĩnh vực mà đã bị chế độ hết sức sao lãng). Người ta nhớ đến mô tả của Tocqueville về Mỹ: “Những người Mỹ thuộc mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh, và mọi khuynh hướng không ngớt lập ra các hội. Chúng đã không chỉ là các công ty thương mại và chế tác, mà trong đó mọi người đều tham gia, mà là các hội thuộc hàng ngàn loại khác, tôn giáo, đạo đức, nghiêm túc, phù phiếm, tổng quát hay hạn chế, khổng lồ hay bé tí. Những người Mỹ lập ra các hội để giải trí vui chơi, để xây dựng các trường dòng, để xây dựng các quán trọ, để xây dựng các nhà thờ, để truyền bá sách, để cử các hội truyền giáo đến vùng đất đối chân.” (Sự khác biệt đáng chú ý, tất nhiên, đã là trong khi các nhóm địa phương ở Mỹ của Tocqueville đã làm việc ít nhiều hài hòa với chính phủ quốc gia, còn những người đó ở Ba Lan đã làm việc đối lập với chính phủ.) Trong sự bùng lên này của hoạt động, chính các phần hợp thành này của đời sống chính trị, sau khi đã bị nghiền rời bởi bốn mươi năm của sự cai trị toàn trị, bây giờ lại đến với nhau theo các hình thức mới và đầy sức sống. Công thức cổ điển của cách mạng là đầu tiên nắm lấy quyền lực nhà nước và sau đó sử dụng quyền lực ấy để làm các việc tốt mà bạn tin vào. Trong cách mạng Ba Lan, thứ tự đã đảo ngược. Nó đã bắt đầu để làm những việc tốt ngay lập tức, và chỉ sau đó sự chú ý của nó mới quay sang nhà nước. Theo một loại phiên bản chính trị và đạo đức của cương lĩnh của người theo chủ nghĩa khoái lạc “Carpe diem – Tận hưởng lạc thú trước mắt,” thì phe đối lập đã tiến hành trực tiếp, và không trì hoãn, hướng tới các mục tiêu của nó. Nguyên tắc chỉ đạo đơn giản nhưng cấp tiến của nó đã là để bắt đầu làm những thứ bạn nghĩ phải làm, và để bắt đầu là cái bạn nghĩ xã hội phải trở thành. Bạn tin vào tự do ngôn luận? Thì hãy nói một cách tự do. Bạn yêu sự thật? Thì hãy nói sự thật. Bạn tin vào một xã hội mở? Thì hãy hành động công khai. Bạn tin vào một xã hội tử tế và nhân văn? Thì hãy ứng xử một cách tử tế và nhân văn. Theo lời của Michnik trong “Chủ nghĩa Tiến hóa Mới,” “mọi hành động bất chấp (act of defiance) cho phép chúng ta xây dựng ngay bây giờ khung khổ của chủ nghĩa xã hội dân chủ, mà phải không chỉ là một cấu trúc pháp luật và thể chế mà, cái thậm chí còn quan trọng hơn, là một cộng đồng thực, hàng ngày của những người tự do.” Và, như ông diễn đạt trong cùng tiểu luận, “trong cuộc đấu tranh của họ vì chân lý, hoặc để trích dẫn Leszek Kolakowski ‘bằng cách sống trong sự tôn trọng nhân phẩm,’ các trí thức đối lập đang phấn đấu không chỉ vì ngày mai tốt đẹp hơn đã trở thành tục ngữ mà cũng vì một ngày hôn nay tốt đẹp hơn.”

Timothy Garton Ash, tác giả của cuốn “The Ba Lan Revolution: Solidarity – Cách mạng Ba Lan: Đoàn kết,” đã lưu ý một cách thích đáng rằng phong cách của phe đối lập đã là để hành động “cứ như, giả như” Ba Lan đã là một nước tự do rồi. Và một khi những người đối lập đã bắt đầu hành động theo cách đó thì cái gì đó không ngờ đã xảy ra. Ngay khi họ bắt đầu hành động “cứ như,” thì cái “cứ như” bắt đầu tan biến đi. Sau đó họ thực sự đã bảo vệ công nhân (và thường thành công), hay giảng bài, hoặc xuất bản sách. Nó đã không “giả như” là một cuốn sách, mà đã là một cuốn sách, và chẳng bao lâu người dân đã thực sự đọc nó. Tất nhiên, trong nước nói chung cái “giả như” ấy đã không tan biến đi. Điều đó đã trở nên rõ ràng khi sách bị tịch thu, hay bài giảng đã bị đứt quãng bởi một toán côn đồ được chính phủ thuê, hoặc công nhân vô tội bị tống vào tù bất chấp những cố gắng hết sức của phe đối lập để bảo vệ anh ta. Tuy nhiên, trong vùng lân cận trực tiếp của hành động và vùng lân cận đó đã mở rộng đều đặn khi phong trào gia tăng và cái “giả như” đã không còn là sự giả bộ nữa. Tại đó một vương quốc nhỏ của tự do đã được tạo ra. Và “tự do, khi những người đàn ông hành động trong các đoàn,” Burke đã viết, “là quyền lực.” Như thế một khám phá thứ hai gây ngạc nhiên đã được phe đối lập tạo ra là khám phá rằng đơn giản bằng việc tiến hành một cách không sợ hãi công việc của đời sống hàng ngày nó đã trở nên hùng mạnh. Nhưng quyền lực có được đã không phải là quyền lực mà đã được sử dụng bởi những người khác và bây giờ được giành giật từ họ; nó đã là quyền lực mới, mà đã được tạo ra nơi đã chưa từng có trước đó. Cương lĩnh, khi đó, đã không phải để chiếm lấy quyền lực chính trị từ nhà nước mà để xây dựng xã hội. Năm 1970, các công nhân biểu tình đã bị công an hành hung, ngay lúc đó một vài trong số họ đã diễu hành đến các tòa nhà Ủy ban Đảng được biết đến ở Ba Lan đơn giản như Ủy ban và đã thiêu trụi chúng. Muộn hơn, Jacek Kuron đã cho một lời khuyên mà đã có được tiếng tăm và đã báo trước diễn tiến tương lai của các sự kiện: “Đừng thiêu trụi các Ủy ban; hãy lập ra [ủy ban] của riêng bạn.”

Sự phân biệt giữa “xã hội,” mà đã được làm mới bởi phong trào, và “quyền lực,” mà đã để lại cho nhà nước, đã trở nên phổ biến chung bên trong phe đối lập, và đã là chủ đề của nhiều thảo luận. Trong khi đã chẳng ai thực sự kỳ vọng chính phủ “tiêu tan,” như trong ước mơ Leninist cổ lỗ, một sự thờ ơ coi thường nào đó đã có bộc lộ giữa các thành viên của phe đối lập. Sự thờ ơ này đã tự chứng tỏ một cách sáng ngời về lòng dũng cảm cá nhân đặc biệt được bày tỏ bởi người dân ở mọi mức của xã hội, những người đôi khi đã hành động cứ như đã không có chính phủ áp bức nào ở Ba Lan, và nó cũng đã tự cho thấy, ít may mắn hơn, về sự thất bại hoàn toàn của phong trào để đoán trước sự áp đặt quân luật: việc đó đã làm ban lãnh đạo Đoàn kết bất ngờ gần như cách Đoàn kết đã làm cho chính phủ bất ngờ mười sáu tháng trước. Hệt như xã hội đã tập trung hàng triệu người cho hành động mà không bị chính phủ để ý, cũng vậy chính phủ bây giờ đã tập trung lính và cảnh sát của nó cho hành động mà không bị xã hội để ý. Có thể là hai bên đã đánh giá thấp sức mạnh của nhau một cách trầm trọng đến vậy bởi vì họ đã có những loại sức mạnh khác nhau, và mỗi bên đã đánh giá bên kia trên cơ sở loại của chính mình: đối với chính phủ phe đối lập có vẻ yếu bởi vì nó đã thiếu sức mạnh quân sự và cảnh sát, trong khi đối với phe đối lập chính phủ trông có vẻ đã yếu bởi vì nó thiếu sự ủng hộ của công chúng. Theo các quy luật “thực tế” của sự tồn tại của chính phủ, phong trào Đoàn kết đã là một sự không thể có, nhưng, ngang thế, theo các quy luật “duy tâm” hơn của sự tồn tại của Đoàn kết, quân luật đã là không thể. Michnik đã mô tả sự khác biệt một cách đáng ghi nhớ:

“Phong trào xã hội hùng mạnh và tự phát, thiếu các tấm gương, thay đổi từ một ngày sang ngày tiếp giữa những xung đột liên miên với các nhà chức trách, đã không có được một tầm nhìn rõ ràng về các mục tiêu từng phần một hoặc một quan niệm rõ ràng về sự cùng tồn tại với chế độ cộng sản. Nó đã để cho mình bị khiêu khích vào các cuộc chiến đấu về các vấn đề nhỏ, vào những xung đột không cần thiết; đã đầy rẫy sự lộn xộn, sự bất tài, sự không quen với các kẻ thù của nó và các phương pháp của các kẻ thù. Đoàn kết đã biết làm thế nào để đình công nhưng đã không biết làm sao để kiên nhẫn; nó đã biết làm thế nào để tấn công đối đầu nhưng đã không biết rút lui thế nào; nó đã có những ý tưởng tổng quát nhưng không có một chương trình cho các hành động ngắn hạn. Nó đã là một người khổng lồ với chân bằng thép và tay bằng đất sét; nó đã hùng mạnh giữa các nhân viên nhà máy nhưng bất lực tại bàn thương lượng. Ở bên kia bàn đã là đối tác của nó, mà đã không thể thật thà, vận hành một nền kinh tế, hay giữ lời của nó, mà đã chỉ có thể làm một việc: đập nát sự đoàn kết xã hội. Đối tác này đã nắm vững nghệ thuật này trong ba mươi bảy năm cai trị của nó. Đối tác này, élite quyền lực, đã là một người phá sản về đạo đức và tài chính và đã không có khả năng, do nhược điểm chính trị của nó, để thực hành bất kể loại chính trị nào… Hệ thống cộng sản Ba Lan đã là một gã khổng lồ với chân đất sét và bàn tay thép.”

Cái đã có lẽ gây ngạc nhiên nhất về việc áp đặt quân luật đã là bản thân sự ngạc nhiên. Trong chưa đầy một năm rưỡi, Đoàn kết đã làm cho “các lý tưởng” của nó có đủ “thực tế” đến mức cả một nước đã quên hoàn toàn tính hiệu quả của các trò gian trá được thời gian thử thách của sự cai trị áp bức như quân luật. Đoàn kết đã sống bằng sự tin cậy và đã chết bởi sự tin cậy. Chắc chắn sự không chú ý tai hại này đến mưu đồ này của chính phủ đã là một thất bại của phong trào, thế nhưng nó đã là một thất bại mà đã có một vẻ hùng vĩ rõ ràng nào đó.

Trong Một Nhật ký Warsaw, Ryszard Kapuscinski viết, “Ở đây tất cả mọi thứ dựa trên một nguyên tắc nào đó về sự xác minh bất đối xứng: hệ thống hứa để chứng minh mình muộn hơn (tuyên bố một sự hạnh phúc chung mà tồn tại chỉ trong tương lai), nhưng nó đòi hỏi rằng bạn chứng minh mình bây giờ, hôm nay, bằng việc chứng tỏ sự trung thành, sự tán thành và sự cần cù của bạn. Bạn cam kết mình đối với mọi thứ; hệ thống đối với chẳng gì cả.” Phe đối lập đã hoạt động theo cách chính xác ngược lại. Nó đã chứng minh mình hôm nay, và để lo cho mình muộn hơn. Khi làm như vậy, nó đã cung cấp một cách tiếp cận mới đến một trong những vấn đề hóc búa nhất của mọi đời sống chính trị: sự không nhất quán đặc thù giữa các phương tiện xấu và các mục đích tốt trong chính trị, giữa các phương pháp tàn bạo và xuyên tạc thường được chấp nhận như một sự cần thiết trong chính trị và các mục đích cao quý hay nhìn xa trông rộng mà hướng về chúng các phương tiện này được dùng. Trong hoạt động trực tiếp trong xã hội được thực hành bởi phong trào đối lập ở Ba Lan, các phương tiện và các mục đích đã cuộn vào thành một. Mỗi phương tiện là một mục đích, và ngược lại. Thí dụ, mỗi trong các “phương tiện” của KOR như tính mở, tính chân thật, sự tự trị, và sự tin cậy đã cũng là một mục đích. Một hành động dũng cảm hay một lời chân thật đã là một “mục đích” tốt tự thân, nó đã làm giàu cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt hơn và một lời than phiền được đền bù hay một sự cải thiện trong sản xuất của nhà máy đã là một “phương tiện” tốt cho sự thực hiện thêm nữa. Để sửa đổi đối thủ có thể cần một số thời gian, nhưng trong lĩnh vực của các hoạt động riêng của một người, thì xã hội công bằng đã có thể được thiết lập ngay tức thì. Suy ra rằng các phương tiện xấu đã không còn có thể áp dụng được nữa để đạt các mục đích tốt. Nếu chuyến du hành và đích đến đã là như nhau, thì không có ý nghĩa để làm hư xe cộ mà trong đó người ta đi. Ở đây, tôi tin, là nguồn của tính bất bạo động của phong trào, mà đã đặc biệt gây ngạc nhiên vì được thực hành thậm chí còn nghiêm ngặt hơn nó được rao giảng, một sự không nhất quán hấp dẫn hơn nhiều và đặc sắc hơn sự không nhất quán ngược lại. Việc sử dụng bạo lực, làm hư hỏng các phương tiện và các mục đích cùng một lúc, đã có thể làm ô uế nguồn của cả đức hạnh lẫn sức mạnh của phong trào. Các yếu tố của phong cách hoạt động của phong trào, cách tiếp cận trực tiếp của nó đến xã hội và các vấn đề xã hội, sự nhấn mạnh địa phương của nó, việc nó bác bỏ bạo lực và sự dối trá, và các phương tiện cơ bản của sự phấn đấu cho các mục đích cao cả đã tạo thành một tổng thể nhất quán. Nếu bạn muốn hoạt động cục bộ, thì cái gì có thể mang tính địa phương hơn bản thân bạn? Và nếu bạn muốn tạo ra kết quả hôn nay, thì lĩnh vực nào của cuộc sống đã dễ với tới hơn, đã dễ hiểu thấu đáo hơn chính các hành động của bạn? Và, do đó, nếu bạn biến mình và các hành động của chính mình làm điểm xuất phát của bạn cho việc cải cách xã hội, thì làm thế nào bạn có thể cho phép các hoạt động đó bị thoái hóa bởi tính tàn bạo, sự dối trá, hay bất kỳ sự làm méo mó nào khác? Trong khi phong cách hoạt động này đã là bất bạo động, “bất bạo động” có vẻ là một thuật ngữ cả quá hạn chế lẫn quá tiêu cực để mô tả nó: quá hạn chế bởi vì, cùng với việc là không bạo động, phong trào đã là không dối trá, không giấu giếm, và không nhiều thứ đáng ghét khác nữa; và quá tiêu cực bởi vì nguồn sâu nhất của sức mạnh của nó đã không là bất cứ hình thức nào của sự kiêng khem mà, đúng hơn, là sự theo đuổi tích cực, năng động, công khai của một xã hội tự do và công bằng thông qua hoạt động công không ngớt thuộc loại được Michnik chủ trương. Thiên tài của phong trào nằm trong việc nó chộp lấy một phương pháp hoạt động mà đã không phụ thuộc vào bạo lực và sức mạnh của nó sẽ bị cắt xén bởi việc sử dụng bạo lực. Một chút bạo lực có lẽ đã có hại cho Đoàn kết như một chút chủ nghĩa hòa bình có hại cho một đoàn quân gữa một cuộc chiến tranh.

Tính bất bạo động của phong trào đối lập đã hầu như chắc chắn là một điều kiện trước hết cho sự ủng hộ mạnh mẽ mà phong trào đã nhận được từ Giáo hội Công giáo mà, theo đánh giá chung, đã là không thể thiếu được đối với nó. Hầu hết các nhà quan sát đồng ý rằng tinh thần dân tộc mà đã gây ra Đoàn kết đã được sinh ra hơn một năm trước đó, trong tháng Sáu 1979, khi Giáo hoàng John Paul II, giáo hoàng người Ba Lan đầu tiên, đã quay về Ba Lan lần đầu tiên. Không lâu sau cuộc viếng thăm, Michnik đã mô tả sự thay đổi nội tại cốt yếu trong tâm trạng công chúng mà nó đã gây ra:

“Cách nói của nhà văn Julian Stryjkowski “lễ rửa tội thứ hai của Ba Lan” cứ xảy ra trong đầu. Quả thực, có cái gì đó kỳ quặc đã xảy ra. Chính cùng những người mà thông thường nản chí và hung hăng trong các hàng xếp dài trước các cửa hiệu bỗng đã biến thành một tập thể tươi cười và hạnh phúc, một nhân dân đầy phẩm giá. Cảnh sát đã biến mất khỏi các phố chính của Warsaw và trật tự mẫu mực ngự trị ở mọi nơi. Những người mà đã bị tước mất quyền lực thực của họ lâu đến vậy bỗng nhiên đã lấy lại được khả năng của mình để quyết định số phận của họ. Đấy là cách mà các hệ quả xã hội của cuộc viếng thăm hành hương của John Paul II có thể được phác họa.”

Một phong trào được sinh ra trong một “lễ rửa tội thứ hai” phải vẫn trung thành với nguồn gốc tinh thần của nó hoặc mất sức mạnh của nó, và khả năng của phong trào này để vẫn trung thành đã được làm cho có thể bởi phong cách hoạt động mới mà nó đã chấp nhận và làm theo. Trong thời hiện đại, việc đưa các mục đích tinh thần, hoặc thậm chí đạo đức thuần túy, vào đời sống chính trị đã bị coi một cách chính đáng với sự ngờ vực sâu sắc. Thành phố của Chúa và Thành phố của Người, lý lẽ tuôn trào, về cơ bản được dựa trên các nguyên tắc hết sức khác nhau mà đối với mỗi bên để chấp nhận các nguyên tắc của bên kia sẽ tỏ ra là gây tai hại. Mối nguy hiểm cho Thành phố của Chúa là, bằng cách kết hợp mình với các phương tiện xấu mà được cho là bản chất và cần thiết đối với đời sống chính trị nó sẽ bị biến thành tàn bạo và mất sự thuần khiết tinh thần. Mối nguy hiểm cho Thành phố của Người là, bằng chấp nhận các nguyên tắc của chủ nghĩa hòa bình, hoặc thậm chí của sự ôn hòa, mà được biểu hiện trong các lời răn dạy như Bài thuyết giáo trên Núi, nó sẽ bị làm yếu đi, và sụp đổ, hoặc nếu không trong nỗ lực để kết hợp các phương tiện xấu của đời sống chính trị với các mục đích tinh khiết của đời sống tinh thần, thì các phương tiện xấu sẽ được cấp giấy phép thậm chí lớn hơn bình thường, và sự cuồng tín và bạo lực sẽ tăng lên. (Diễn tiến của các sự kiện tại Iran hiện nay, nơi sự trong sạch của thế giới kia được theo đuổi với sự tàn bạo của thế giới-này, chứng tỏ rằng mối nguy hiểm là thực tế trong thời đại chúng ta như đã từng là trong bất kỳ thời đại khác nào.) Vì những hiểm họa này, nhiều nhà quan sát thông minh đã gợi ý rằng hai Thành phố được để xa ra; thế nhưng sự tách ra cũng có một chi phí. Những lời giáo huấn đạo đức của tôn giáo mất một nửa trường hoạt động của chúng nếu nó phải thừa nhận rằng ngay ở chính tâm của chuyện con người có một lĩnh vực, chính trị, mà đối với nó chúng không có ứng dụng nào. Đồng thời, đời sống chính trị bị thả trôi lênh bênh về mặt đạo đức nếu các tiêu chuẩn đạo đức mà áp dụng cho cuộc sống riêng tư bị tống khỏi nó. Luôn luôn có thể để thử định khung các tiêu chuẩn đạo đức mà áp dụng cho riêng thế giới chính trị, nhưng mỗi lần ai đó tiến hành một sự cố gắng thực sự triệt để, các tác phẩm của Machiavelli có lẽ là thí dụ nổi bật nhất chúng ta thấy rằng các tiêu chuẩn riêng tư của chúng ta bị vi phạm, và chúng ta bị cự tuyệt. Sự đối lập cổ xưa này giữa các vương quốc tinh thần và chính trị, ít nhất, được bớt đi nếu trong lĩnh vực chính trị một phương pháp hành động được chấp nhận và thực hiện mà không viện dẫn các mục đích cao cả như sự biện minh cho các phương tiện xấu xa, hoặc thậm chí không phân biệt giữa các phương tiện và các mục đích. Thì năng lượng tinh thần và đạo đức có thể chảy vào thế giới chính trị mà không nhất thiết bị đồi bại. Hai Thành phố khi đó dựa trên cùng nền tảng; cụ thể là, sự tôn trọng phẩm giá và giá trị của cá nhân, mà sự tha hóa của người đó “hôm nay” vì mục đích cao quý nào đó “trong tương lai” bị bác bỏ. Điều này không nói rằng đời sống chính trị từ nay về sau có thể tiếp tục đến hoàn hảo, rằng sự hoàn chỉnh được hứa bởi các nhà cách mạng không tưởng có thể được thực hiện ngay tức thì, mà chỉ nói rằng các tác nhân trong lĩnh vực chính trị mời sự đánh giá về các hoạt động của họ bằng cùng các tiêu chuẩn mà tất cả mọi người đều chấp nhận trong đời sống riêng tư. Đời sống chính trị, khi đó, sẽ không gần với hoàn hảo như đời sống riêng tư không là, nhưng nó sẽ không còn bị chọn ra như một lĩnh vực mà trong đó những cái xấu nào đó về nguyên tắc là cần thiết và vì thế được biện minh nữa.

Suốt từ khi Gandhi dẫn Ấn Độ đến độc lập qua hoạt động bất bạo động, đã trở nên hơi rập khuôn để nói rằng bất bạo động đã có thể thành công chỉ chống lại một nền dân chủ nghị viện như nước Anh, rằng nó sẽ thất bại chống lại một cường quốc toàn trị, như Liên Xô của Stalin hặc nước Đức của Hitler. Bởi vì Ba Lan đã chưa đạt được sự độc lập của nó hoặc, hơn nữa, thậm chí đã nhắm tới nó, thì giả thiết này vẫn giữ vững. Và nó có vẻ chỉ được củng cố khi người ta phản ánh rằng chế độ ở Ba Lan ngày nay, mặc dù tàn bạo, ôn hòa hơn rất nhiều so với cả chế độ của Stalin hay Hitler. Tuy nhiên, bây giờ là sự thực rằng đến nay phong trào phản kháng hiệu quả nhất đã từng được phát động chống lại một chế độ toàn trị đã là hoàn toàn bất bạo động. Hoạt động bất bạo động, còn xa mới là vô vọng khi đối mặt với chủ nghĩa toàn trị, hóa ra là đặc biệt thích hợp để chiến đấu với nó. Vì thế sẽ là việc làm cho lạc lối để gợi ý rằng những người Ba Lan đã đưa ra một sự lựa chọn tự do về bất bạo động đối lại bạo động, cứ như họ đã được chào một cơ hội để lật đổ chế độ bằng bạo lực nhưng đã đã bác bỏ nó với lý do về nguyên tắc đạo đức ủng hộ sự bất bạo động. Đúng hơn, ngay từ đầu bạo lực đã được hầu như tất cả mọi người thừa nhận là vô dụng đối với phong trào. Đề cập vấn đề vì sao phong trào đã chấp nhận các phương tiện bất bạo động, Michnik viết, “Không ai ở Ba Lan có khả năng chứng minh ngày nay rằng bạo lực sẽ giúp chúng ta để đuổi các đội quân Soviet khỏi Lan và để đuổi những người cộng sản khỏi quyền lực. Liên Xô có sức mạnh quân sự khổng lồ mà việc đối đầu đơn giản là không thể nghĩ tới được. Nói cách khác: chúng ta không có súng.” Quyết định chống lại bạo lực, khi đó, đã được đưa ra không phải bởi bản thân những người Ba Lan mà bởi tình hình lịch sử của họ. Tính vĩ đại của phong trào Ba Lan nằm không ở quyết định từ bỏ bạo lực, mặc dù kỷ luật tự giác đã đòi hỏi duy trì hoàn hảo chính sách bất bạo động trong sự nóng nảy và giận dữ của cuộc đấu tranh xứng đáng được công trạng lớn, mà ở sự khám phá của nó về các phương tiện ôn hòa vẫn có hy vọng.

Về mặt lịch sử, bạo lực đã thường được coi như ultima ratio, trọng tài cuối cùng, mà người ta quay sang trong giờ phút tuyệt vọng, cuối cùng, khi tất cả các phương tiện hòa bình đã được thử và đã thất bại. “Linh thiêng là vũ khí nơi không hy vọng nào tồn tại trừ trong chúng,” Livy viết. Nhưng khi những vũ khí linh thiêng đó thất bại, người ta đã tin, tất cả cái còn lại là sự yên lặng hoặc của sự quy phục hay của cái chết. Ở Ba Lan, trình tự đó có vẻ đã được đảo ngược: Sự vô ích của bạo lực là một sự vô ích hiển nhiên đối với tất cả mọi người đến mức các phương tiện như vậy đã không cần được kiểm tra, và đã là cái dẫn đến việc nhờ vào các phương tiện bất bạo động. Dường như vượt xa hơn phương tiện truyền thống của phương sách cuối cùng, các phương tiện mới, ôn hòa đã được khám phá ra. Chính phủ đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh,” và, áp dụng độc quyền của nó về các phương tiện bạo lực chống lại một xã hội tay không, nó “đã thắng” cuộc chiến. (Theo tường thuật nhạo báng của Michnik, “Tướng Jaruzelski đã vinh danh các lực lượng vũ trang Ba Lan bằng việc điều động quân bọc sườn đánh chiếm các tòa nhà của Đài phát thanh và TV Ba Lan, không nhắc đến tổng đài điện thoại.”) Trong sơ đồ truyền thống về các thứ, đó sẽ là sự kết thúc của câu chuyện; phương sách cuối cùng đã cạn kiệt, con bài cuối cùng đã được chơi, và dân cư sẽ đành cam chịu thua. Nhưng điều này đã không xảy ra. Có vẻ, Michnik viết, rằng “dân tộc Ba Lan không nghĩ nó đã bị thua.” Không nghĩ đã bị thua, không hành động giả như đã bị thua, và không hành động như kẻ bị thua, nó không bị thua. “Cái tôi đã thấy sau việc thả tôi” vào ngày 4 tháng Tám năm 1984 “đã vượt quá không chỉ những kỳ vọng của tôi mà ngay cả các ước mơ của tôi,” Michnik tường thuật. “Tôi đã thấy rằng những người của Đoàn kết đã khôn ngoan, kiên quyết, sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu lâu dài.” Sự đàn áp không nương tay của chính phủ đã tiêu diệt một phần lớn, nhưng tinh thần của phe đối lập vẫn còn. Sự đàn áp và chủ nghĩa tích cực tiếp tục cạnh nhau. Những cuộc bắt bớ được tiến hành, nhưng người dân đã không sợ. Họ sống bây giờ trong cái có thể là hoàn cảnh kỳ lạ nhất đã hình thành ở Ba Lan từ trước đến giờ: sự tự trị mà không có tự do, quyền tự do cùng với nhà tù.

Cuộc thử nghiệm chưa xong của Ba Lan về hoạt động bất bạo động là đặc biệt đáng quan tâm trong một thế giới mà trong đó bạo lực dưới dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa sự tự chuốc lấy thất bại cuối cùng của con người. Trong khi cách mạng Ba Lan có thể có vẻ không liên quan đến vấn đề hạt nhân, dường như đối với tôi có một sự tương tự lý thú để rút ra giữa cảnh tuyệt vọng của Ba Lan dưới sự cai trị Soviet và cảnh tuyệt vọng của thế giới trong thời đại hạt nhân. Vì cả Ba Lan lẫn thế giới, suy nghĩ lành mạnh phải bắt đầu với sự thừa nhận rằng việc sử dụng bạo lực là vô ích, là tự chuốc lấy thất bại, và như thế “không thể nghĩ tới được.” (Việc sử dụng từ này của Michnik có vẻ đầy ý nghĩa.) Cả Ba Lan lẫn thế giới vì thế được thúc đẩy để tìm các giải pháp bất bạo động cho các song đề của họ. Về điểm này, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy tâm trùng nhau, và bất bạo động, thường xuyên được coi như một sự lựa chọn chỉ dành riêng cho các nhà duy tâm chủ nghĩa, là vô cùng hiện thực. Và cả Ba Lan lẫn thế giới đã được khuyên bởi ý kiến chuyên gia rằng cảnh tuyệt vọng của họ là không thể tránh được, và họ nên chấp nhận hiện trạng; bất cứ thứ gì khác, cả hai được bảo, sẽ “làm mất ổn định” tình hình hiện tồn. Thế mà Ba Lan, chí ít, đã tìm ra một con đường để theo, và trong việc này cũng có hy vọng cho thế giới nữa. Chúng ta được dẫn tới để tự hỏi liệu trong lĩnh vực công việc quốc tế và ngoại giao có thể không có một giải pháp ít có khả năng trong con mắt của các chuyên gia như Đoàn kết đã là ultima ratio – nhà trọng tài cuối cùng – nào đó vượt xa hơn bạo lực mà thế giới được thúc đẩy để áp dụng hay không, vì các lý do cả thực dụng lẫn duy tâm, chính xác bởi vì bạo lực, nhà trọng tài cũ, bây giờ là vô dụng và đã phá sản. Nếu một giải pháp như vậy được tìm thấy, và nếu nó sẽ được áp dụng để tái thống nhất một châu Âu bị chia cắt, thì nó sẽ không chỉ là một bản đối chiếu của phong trào Ba Lan mà là một phần bổ sung cho nó. Khi đó Ba Lan và thế giới sẽ thoát khỏi cảnh tuyệt vọng của họ theo cùng con đường.

Là cám dỗ để tóm tắt bằng cách nói rằng cách mạng Ba Lan đã thực hành một hoạt động chính trị dựa trên đời sống, mà trong đó sức mạnh chính trị, mang hình thức của sự tán thành và ủng hộ của công chúng, là sự mở rộng tự nhiên và tự phát của khả năng con người để hoạt động cùng nhau để xây dựng và sáng tạo, còn chính phủ đã thực hành một hoạt động chính trị của cái chết, mà trong đó sức mạnh chính trị, mang hình thức của sự sợ hãi, là một sự mở rộng của khả năng con người để giật đổ và phá hủy, cuối cùng để giết lẫn nhau. Nhưng Michnik, dường như đối với tôi, đã có thể kiềm chế với một mô tả như vậy, tìm thấy trong nó các hạt giống của cái, mà trong tiểu luận “Những con Giòi và các Thiên thần” của ông, ông gọi là tội lỗi chính trị của Mani giáo (Minh giáo), trong đó người ta gán tất cả sự xấu xa cho kẻ thù của mình và tất cả sự tốt lành cho chính mình. Michnik bác bỏ Mani giáo chính trị ở bất kỳ đâu ông thấy nó, nhưng ông thấy nó đặc biệt không thích hợp cho Ba Lan. Thừa nhận, như ông thừa nhận, rằng quyền lực Soviet là không thể chuyển đi khỏi khung cảnh Ba Lan trong tương lai có thể dự đoán trước, ông nhận ra rằng mọi người, ngay cả người dũng cảm nhất, phải thích nghi với thực tế này theo cách này hay cách khác. Như thế, là không thể để chia Ba Lan dễ dàng thành hai phe thù địch, một phe xấu và phe kia tốt. Thay vào đó, xấu và tốt được phân bố rộng và tinh tế. Chúng sẽ được thấy trong một sự cân bằng trong quan chức chính phủ người phải quyết định liệu để là một chút tàn nhẫn và ý thức hệ hơn trong các quyết định của ông ta hoặc là một chút nhân văn và thực dụng hơn, trong một sự cân bằng khác trong một giáo sư người phải quyết định để là thật thà thế nào trong một sách chuyên khảo nào đó; và trong sự cân bằng khác nữa trong nhà hoạt động bị bỏ tù người phải quyết định có ký “lời thề trung thành” mà chính phủ đặt trước mặt anh ta như cái giá cho việc được thả hay không. Người đầu tiên có thể là một người phần lớn tham lam và tư lợi; người thứ hai có thể là người cơ bản tử tế nhưng hoảng sợ; người thứ ba có thể dũng cảm nhưng nao núng. Nhưng trong tất cả họ cái tốt và cái xấu đều hiện diện, và trong mỗi trường hợp Michnik muốn thấy cái tốt thắng thế hoặc, ít nhất, tiến bộ một chút. Trong cách nhìn này về sự cải thiện của xã hội, không ai có thể có thể hoàn toàn bị bỏ đi như một “con giòi” và không ai được cho miễn thân phận con người như một “thiên thần.”

Biệt danh “giòi” không phải là của riêng Michnik mà đã được dùng bởi nhà văn đương thời Piotr Wierzbicki, trong một tiểu luận châm biếm được gọi là “Một Chuyên luận về các con Giòi,” trong đó ông liệt kê những sự hợp lý hóa khác nhau mà những người ích kỷ hay đạo đức giả hay ý chí yếu đã sử dụng để tránh nghĩa vụ của họ để chống đối chế độ. Michnik phản ứng lại bằng việc làm một bài tập mới. Ông phân loại qua lịch sử Ba Lan, hỏi những người nào, theo các tiêu chuẩn của Wierzbicki, có thể đã được gọi là những con giòi, và kết luận rằng nhiều trong số các nhân vật được kính trọng nhất tại điểm nào đó của sự nghiệp của họ đã đủ tiêu chuẩn đó. Mục đích của Michnik không phải là để làm mất uy tín của các anh hùng của lịch sử Ba Lan mà, đúng hơn, để khuyến khích một sự hiểu khoan dung hơn về các thỏa hiệp của ngày nay. Lịch sử thường được tham vấn bởi những người tìm cách tập hợp một danh mục những lời phàn nàn hay để phác thảo một bản cáo trạng. Ý định của Michnik là hoàn toàn ngược lại: ông sử dụng lịch sử để tha thứ cho hiện tại. Trung tâm của lý lẽ của ông là một sự nhận ra rằng nhu cầu đối với thỏa hiệp đã có nguồn gốc của nó trong các tình huống chính trị “nơi sự thống trị nước ngoài với dân tộc Ba Lan đã lặp đi lặp lại, trong khi mọi hy vọng cho việc bảo vệ các giá trị dân tộc bằng vũ trang đã là hoàn toàn viển vông; nơi sự thỏa hiệp với một cường quốc phân chia đã trở nên không thể tránh khỏi cho việc cứu chính sự tồn tại của dân tộc.” Trong hoàn cảnh như vậy mà, tất nhiên, cũng là hoàn cảnh hiện thời của Ba Lan, các lý lẽ cho sự thỏa hiệp với chế độ, hoặc thậm chí tham gia vào nó, có thể chẳng bao giờ được gạt bỏ ngay lập tức. Trong khi đúng rằng “sự chấp nhận hoàn toàn công thức thỏa hiệp sẽ dẫn đến thỏa hiệp đạo đức và sự đầu hàng tinh thần,” cũng đúng rằng “sự gạt bỏ hoàn toàn công thức này sẽ dẫn ít nhiều đến sự cô lập anh hùng.” Dùng các tấm gương lịch sử, Michnik chứng tỏ rằng các lập trường khác và thậm chí có vẻ ngược lại đã có thể đều có giá trị của riêng chúng. Những người ở bên trong đã thấy các định chế như một đường sắt, một đại học có tầm quan trọng thực tế và lâu dài cho đất nước; những người nổi loạn chống lại chế độ ở bên ngoài đã có thể bảo vệ danh dự của đất nước và bảo vệ nó chống lại sự chiếm đóng vào thời gian tương lai nào đó. Các nhân vật xuất chúng những người đã đưa ra những lựa chọn này đã tranh luận mãnh liệt, và thường gay gắt (Michnik cung cấp những tường thuật quyến rũ về các cuộc tranh luận trong các tiểu luận lịch sử của ông), nhưng bây giờ Michnik tìm cái ông gọi, trích dẫn nhà văn Antoni Slonimski, là “sự khôn ngoan không giận dữ,” mà trong đó những đóng góp được đưa ra bởi những nhân vật mà những sự lựa chọn bất đồng của họ được thừa nhận, và đã có thể gây ra sự khoan dung và hợp tác nhiều hơn giữa những người mà đối mặt với cùng các lựa chọn ngày nay. Trong tầm nhìn này, sự hiểu biết, sự khoan dung, và sự tha thứ là các khẩu hiệu cho việc mỗi người đối xử với những người khác, thế nhưng vẫn có một lĩnh vực mà trong đó sự đánh giá khắt khe được đòi hỏi cho việc người ta ứng xử với chính mình. Michnik ngụ ý cũng nhiều trong một đoạn văn hùng hồn mà điểm trực tiếp của nó là, không ai có thể đưa ra một sự lựa chọn đạo đức cho người khác.

“Aleksander Wat đã viết ở đâu đó rằng có chỉ một câu trả lời cho câu hỏi về các trí thức những người sống trong các nước do Stalin cai trị phải ứng xử thế nào. Đây là câu trả lời Shakespearean: họ phải chết.

Có lẽ đó là câu trả lời đúng. Nhưng tôi tin rằng đây là một câu trả lời mà người ta có thể cho chỉ chính mình, một thước đo mà người ta có thể áp dụng chỉ cho chính mình, một sự hy sinh mà người ta có thể yêu cầu chỉ chính mình. Bất kỳ ai người đòi hỏi một câu trả lời cho câu hỏi này từ những người khác là độc đoán cho mình quyền quyết định về cuộc sống của những người khác. Và việc này thường kết thúc một cách tồi tệ.”

Michnik không nói rằng ông sẵn sàng chết, nhưng khi đó ông không cảm thấy cần để nói điều đó, vì ông không có lời khuyên nào để cho bất kỳ ai khác về chủ đề này. Trong mọi trường hợp, khi nói đến sự hy sinh, các hành động nói nhiều hơn các lời nói. Michnik khuyên chúng ta hãy kiềm chế đòi hỏi sự tự hy sinh từ những người khác, nhưng thường xuyên ông đưa ra lời khuyên đó từ nhà tù.

Một dòng suối không dứt của máu người chảy suốt lịch sử chính trị. Đôi khi nó dâng lên thành một dòng lũ, cuốn tất cả các thứ trước nó, và đôi khi nó chậm lại thành một dòng nhỏ, nhưng nó đã chẳng bao giờ khô hoàn toàn. Trong thời đại chúng ta, nó đe dọa tràn bờ một lần cho mãi mãi và cuốn bản thân lịch sử đi. Một số người có thể miễn cưỡng chấp nhận sự đổ máu như một tất yếu của đời sống chính trị, một số người có thể lấy làm tiếc về nó, và một số người có thể ôm lấy nó, nhưng tất cả những người bước vào thế giới chính trị phải bắt đầu chấp nhận và đối phó với nó theo cách này hay cách khác. Phong trào đối lập Ba Lan, mà Michnik viết cho nó và về nó, đã không cho thêm một giọt máu nào vào con suối này, trừ những giọt mà đã chảy từ tĩnh mạch của chính các thành viên của nó. Và, trong khi phong trào cho đến nay đã chưa có khả năng kiềm chế bạo lực và sự áp bức của các địch thủ của nó, các lập trường nó có đã cắm mốc trong cuộc đấu tranh không sợ hãi sẵn sàng hành động để ủng hộ những sự tin chắc của mình; không sẵn sàng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình, nhân danh tính hiệu quả, xuống mức của các địch thủ của mình; sẵn sàng hy sinh vô hạn trong việc theo đuổi các mục tiêu hạn chế; tôn trọng, trong thực tiễn cũng như trong lý thuyết, phẩm giá của mỗi người; sẵn sàng chết nhưng không sẵn sàng giết; quyết tâm không nao núng để thực hiện các niềm tin của mình bây giờ, sao cho ngay cả trong sự được cho là thất bại vẫn để lại cái gì đó tươi đẹp và có giá trị trên thế giới, đã là những thứ đáng kính trọng nhất, độc đáo nhất, và màu mỡ nhất mà thế giới có hồ sơ. Từ bên trong xà lim nhà tù của ông, coi thường những kẻ bắt ông, Adam Michnik viết, bằng những lời mà sẽ ngân vang hàng thập kỷ:

Đối với những người này, với những con mắt vô hồn nhưng liếc ngang liếc dọc, với đầu óc đần độn nhưng lành nghề tra tấn của họ, với tâm hồn bị ô uế của họ mà khao khát sự chấp thuận xã hội, bạn chỉ là nguyên liệu thô mà với nó để làm bất cứ thứ gì họ thích.  Họ có tâm lý riêng cá biệt: họ tin rằng có thể bắt bất cứ ai  nói bất cứ thứ gì (nói cách khác, bất cứ ai có thể hoặc bị mua hoặc bị hăm dọa). Đối với họ, chỉ là vấn đề giá cả để vòi hay sự đau đớn để giáng xuống. Mặc dù các hành động của họ là lệ thường, mọi lầm lỡ của bạn, mọi sự sa sút của bạn đều có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Sự đầu hàng của bạn không chỉ là thành tích chuyên nghiệp đối với họ, nó là raison d’être (lý do tồn tại) của họ. Và như thế bạn thấy mình tiến hành một cuộc tranh luận triết lý với họ về ý nghĩa của đời bạn, về lấy mất ý nghĩa khỏi đời họ, về trao ý nghĩa cho mọi sự tồn tại con người. Bạn tiến hành tranh luận về Giordano Bruno với Quan tòa án Dị giáo, về những người khởi nghĩa tháng Mười hai (Decembrist) với  sĩ quan cảnh sát sa hoàng, về Walerian Lukasinski với thiên thần sa hoàng hủy diệt, về Carl von Ossietzky với sĩ quan Gestapo tóc vàng, về Osip Mandelstam với một đảng viên của Đảng Bolshevik mặc đồng phục với dải viền cuộn xanh của N.K.V.D (Bộ Dân Ủy Nội Vụ).; bạn tiến hành cuộc tranh luận chẳng bao giờ chấm dứt về điều mà Henryk Elzberg một lần đã nói rằng giá trị của thành tích của bạn không thể được đo bằng các cơ hội chiến thắng của ý tưởng của bạn, mà đúng hơn bằng giá trị của bản thân ý tưởng. Nói cách khác, bạn ghi điểm một chiến thắng không phải khi bạn thắng sức mạnh mà là khi bạn vẫn trung thành với chính mình.

– – – – –

CHÚ THÍCH:

[1] *  Các quyển trước gồm:

    1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)
    2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
    3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
    4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính
    5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản,  NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí  ẩn của Vốn]
    6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
    7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô
    8. G. Soros: Xã hội Mở
    9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử
    10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
    11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
    12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
    13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
    14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
    15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008
    16. Kornai János: Lịch sử và những bài học, NXB Tri thức, 2007
    17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận
    18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do
    19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng, sắp xuất bản
    20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống, sắp xuất bản
    21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.
    22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012
    23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản năm 2013)
    24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013
    25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013

[2] * Czeslaw Milosz (1911-2004) nhà thơ nổi tiếng Ba Lan, giải Nobel Văn học năm 1980. Đây là bài “Thinker on the Barricades” của ông đăng trên The New Republic, ngày 11-11-1985.

[3] * Jonathan Schell, bài “Reflections” đăng trên The New Yorker Magazine, ngày 3-2-1986

[4] * Nên nhớ Dẫn nhập này được viết vào năm 1986 và cách mạng Ba Lan thực sự thành công năm 1989!

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây