Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 2)

VÌ SAO PRECARIAT TĂNG LÊN?

Để hiểu vì sao precariat đang tăng lên ta phải đánh giá đúng bản chất của Biến đổi Toàn cầu. Thời đại toàn cầu hóa (1975–2008) đã là một thời kỳ khi nền kinh tế đã ‘bị nhổ ra – disemeded’ khỏi xã hội như các nhà tài chính và các kinh tế gia tân-tự do đã tìm cách tạo ra một nền kinh tế thị trường toàn cầu dựa trên tính cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân.

Precariat đã tăng bởi vì các chính sách và các thay đổi thể chế trong thời kỳ đó. Ngay từ đầu, sự cam kết cho một nền kinh tế thị trường mở đã dẫn đến các áp lực cạnh tranh lên các nước đã công nghiệp hóa từ các nước đang công nghiệp hóa mới (NIC) và ‘Chindia – Trung Quốc Ấn Độ’ với một cung lao động giá rẻ không hạn chế. Sự cam kết với các nguyên tắc thị trường đã dẫn một cách không lay chuyển tới một hệ thống sản xuất toàn cầu của các mạng doanh nghiệp và các thực tiễn lao động linh hoạt.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế – làm cho tất cả chúng ta giàu hơn, người ta nói thế – đã được dùng để biện minh cho sự quay lui chính sách tài khóa như một công cụ của tái phân phối lũy tiến. Các khoản thuế trực tiếp cao, được dùng từ lâu để giảm bất bình đẳng và để cung cấp an ninh kinh tế cho những người thu nhập thấp, đã được trình bày như các phản khuyến khích đối với lao động, tiết kiệm và đầu tư, và như việc lùa đầu tư và việc làm ra nước ngoài. Và một sự định hướng lại an sinh xã hội khỏi sự đoàn kết xã hội để giải quyết sự nghèo và những người bị cho là thất bại xã hội đã dẫn đến một xu hướng tới trợ giúp xã hội dựa trên đánh giá gia cảnh (means-tested) và từ đó tới ‘workfare (công việc công ích)’.

Một khía cạnh trung tâm của sự toàn cầu hóa có thể được tóm tắt trong một từ hăm dọa, ‘hàng hóa hóa-commodification’. Việc này gồm sự coi mọi thứ như một hàng hóa, để mua và bán, lệ thuộc vào các lực thị trường, với giá được định bởi cầu và cung, mà không có ‘năng lực hành động’ (một năng lực để kháng cự). Sự hàng hóa hóa đã được mở rộng tới mọi khía cạnh của cuộc sống – gia đình, hệ thống giáo dục, hãng, các định chế lao động, chính sách an sinhợ xã hội, thất nghiệp, khuyết tật, các cộng đồng nghề nghiệp và chính trị.

Trong nỗ lực cho tính hiệu quả thị trường, các rào cản đối với sự hàng hóa hóa bị tháo dỡ. Một nguyên tắc tân-tự do đã là, các quy định được đòi hỏi để ngăn chặn các lợi ích tập thể khỏi hoạt động như các rào cản của cạnh tranh. Thời đại toàn cầu hóa đã không phải là thời đại giải-điều tiết (de-regulation) mà là thời đại tái-điều tiết (re-regulation), mà trong đó các quy định đã được đưa vào nhiều hơn trong bất kể thời kỳ so sánh được nào của lịch sử. Trong các thị trường lao động của thế giới, hầu hết các quy định mới đã là chỉ thị, bảo người dân cái họ có thể và không thể làm, và những gì họ phải làm để là những người hưởng của chính sách nhà nước.

Sự tấn công lên các định chế tập thể bao gồm các hãng như các định chế xã hội, các nghiệp đoàn như các đại diện của các nhân viên, các cộng đồng nghề nghiệp như các phường hội của các nghề thủ công và các nghề, giáo dục như một lực giải phóng khỏi tư lợi và óc buôn bán, gia đình như định chế của tái sản xuất xã hội và tính tương hỗ, và ngành dân chính như được đạo đức phục vụ công cộng hướng dẫn.

Sự pha chế này đã làm vỡ các dàn xếp lao động ra từng mảnh và đã tạo ra một sự phân mảnh giai cấp, làm cho càng nổi bật hơn bởi ‘tertiary hóa’ của công việc và lao động gắn với một sự giảm của chế tác và một sự chuyển sang các dịch vụ (khu vực tertiary-thứ ba). Chương này thêm thực chất cho bức tranh này, không toàn diện nhưng đủ chi tiết để đánh giá đúng vì sao precariat đã trở thành một giai cấp toàn cầu.

Biến đổi toàn cầu

Từ các năm 1970, nền kinh tế thế giới đã trở nên tích hợp, đến mức rằng các sự phát triển ở một phần của thế giới hầu như lập tức tác động đến cái xảy ra ở nơi khác. Trong các năm 1970, các chuyển động trên một sở giao dịch chứng khoán đã hợp với các chuyển động tương tự ở các sở giao dịch khác chỉ trong một thiểu số trường hợp; ngày nay, chúng chuyển động cùng nhau. Trong các năm 1970, thương mại đã là một phần nhỏ của thu nhập quốc dân trong nhiều nước và đã xảy ra chủ yếu trong các hàng hóa bổ sung; ngày nay nó gồm các hàng hóa và dịch vụ chảy theo mọi hướng với một phần ngày càng tăng gồm các phần của các hàng hóa và dịch vụ, phần lớn bên trong các mạng lưới riêng của các công ty đa quốc gia. Chi phí lao động tương đối đã trở thành phần lớn hơn nhiều của quá trình thương mại.

Vốn và việc làm liên đới đang chảy từ các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sang các nền kinh tế thị trường mới nổi. Việc này sẽ tiếp tục. Vốn trên đầu người ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan là ba phần trăm của vốn trên đầu người ở Hoa Kỳ. Năng suất ở các nước này sẽ tăng trong nhiều năm đơn giản bởi việc xây dựng nhiều máy móc và hạ tầng cơ sở. Trong khi các nước đã công nghiệp hóa sẽ trở thành các nền kinh tế rentier (thu tô), trong đó tiền công thực tế trung bình sẽ không tăng hay không là một công cụ giảm bất bình đẳng.

Các nền kinh tế đang nổi lên sẽ tiếp tục là một nhân tố chính trong tăng trưởng của precariat. Sẽ không có sự đảo ngược nào của khía cạnh này của toàn cầu hóa. Thật điên rồ cho những người lo về bất bình đẳng và sự bấp bênh kinh tế ở các nước giàu ngày nay để tưởng tượng rằng một phản ứng lại hữu hiệu với cú sốc tài chính của 2008 và khủng hoảng kinh tế sau đó sẽ là để rút lui vào chủ nghĩa bảo hộ. Đáng tiếc, tuy vậy, như chúng ta sẽ thấy, các chính phủ đã phản ứng theo các cách mà đã chỉ tăng cường các sự bấp bênh và bất bình đẳng tạo nền cho khủng hoảng.

Sự nổi lên của Chindia

Toàn cầu hóa đã đánh dấu sự nổi lên của cái chúng ta có thể gọi là ‘Chindia’, mà đã làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội và kinh tế ở mọi nơi. Sự kết hợp của China (Trung Quốc) và India (Ấn Độ) là không hoàn toàn đúng; chúng là các nước với các nền văn hóa và các cấu trúc khác nhau. Tuy vậy, cho mục đích của chúng ta, Chindia tạo thành một ẩn dụ rút gọn tiện lợi.

Trước toàn cầu hóa, các thị trường lao động của các nền kinh tế mở cho thương mại và đầu tư đã có khoảng 1 tỷ người làm và người tìm việc làm (Freeman, 2005). Vào 2000, lực lượng lao động của các nước đó đã tăng lên 1,5 tỷ. Trong khi, Trung Quốc, Ấn Độ và và khối cựu-Soviet đã tham gia nền kinh tế toàn cầu, thêm 1,5 tỷ. Như thế cung lao động trong các nền kinh tế đang toàn cầu hóa đã tăng gấp ba. Các nước mới đã đến với ít vốn và với tiền công rất thấp, làm thay đổi tỷ lệ vốn-lao động và đã làm yếu vị thế mặc cả của công nhân ngoài Chindia. Từ 2000, các nước thị trường mới nổi khác đã thêm vào cung, gồm Việt Nam, Indonesia, Cambodia và Thái Lan, với Bangladesh và các nước khác tham gia bức tranh. Một thuật ngữ mới đã trở nên phổ biến, ‘Trung Quốc Cộng Một’, ngụ ý rằng các công ty đa quốc gia sẽ tự bảo hiểm chiến lược của họ bằng có các nhà máy ở ít nhất một nước khác cũng như Trung Quốc. Việt Nam, với 86 triệu dân, là một ứng viên hàng đầu, với tiền công thực tế đã dừng lại không đổi trong hai thập niên. Trong 2010, một công nhân dệt đã kiếm được US$100 một tháng, một phần bé tí của tiền công ở Hoa Kỳ hay Đức, chẳng hạn.

Tượng trưng cho tốc độ thay đổi, trong 40 năm Nhật Bản đã là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới sau Hoa Kỳ, và trong 2005, tính bằng dollar, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã vẫn là chỉ lớn bằng nửa của Nhật Bản. Trong 2010, Trung Quốc đã tiếp quản Nhật Bản và đã sát gần Hoa Kỳ. Ấn Độ đang chạy nhanh phía sau, tăng trưởng phi thường năm này qua năm khác.

Tăng trưởng của Trung Quốc đã được dẫn dắt bởi đầu tư nhà nước, đáng chú ý trong hạ tầng cơ sở, và bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các công ty đa quốc gia đã lao vào, sử dụng các đại diện từ khắp Trung Quốc. Chúng đã dồn hàng trăm ngàn công nhân vào các khu công nghiệp được xây dựng vội vàng, cho họ ở trong các khu tập thể, buộc họ làm việc cật lực đến mức hầu hết bỏ đi trong vòng ba năm. Họ có thể hợp với hình ảnh của một giai cấp vô sản công nghiệp, nhưng họ đã bị đối xử như một lực lượng lao động lưu động sẵn có để dùng. Áp lực để tăng tiền công đã tăng lên. Nhưng tiền công đã thấp đến mức trong thời gian dài vẫn sẽ là một tỷ lệ nhỏ của tiền công ở các nước giàu đã công nghiệp hóa, như các chi phí đơn vị lao động sẽ vẫn thế, đặc biệt khi năng suất đang tăng mạnh.

Trung Quốc đã đóng góp vào bất bình đẳng thu nhập toàn cầu theo nhiều cách. Tiền công thấp của nó đã gây áp lực hướng xuống đối với tiền công ở phần còn lại của thế giới và đã nới rộng các chênh lệch tiền công. Nó đã giữ tiền công của nó thấp khác thường. Khi tăng trưởng tăng tốc, phần của tiền công trong thu nhập quốc gia đã rớt trong 22 năm liên tiếp, rơi từ mức thấp 57 phần trăm của GDP trong 1983 xuống chỉ 37 phần trăm trong 2005. Việc này đã làm cho Trung Quốc là nền kinh tế lớn ‘tư bản chủ nghĩa’ nhất trong lịch sử.

Foxconn, nhà chế tác hợp đồng lớn nhất thế giới, là hình ảnh cô lại của sự đồng lõa của các công ty đa quốc gia trong việc lạm dụng ở các khu công nghiệp mọc lên như nấm ở Trung Quốc. Một công ty con của Công ty Hon Hai Precision Industry của Đài Loan, nó sử dụng 900.000 người ở Trung Quốc. Một nửa ở ‘Foxconn City’ tại Thẩm Quyến, với các tòa nhà chế tác cao mười lăm tầng, mỗi tòa được dành riêng cho một khách hàng, như Apple, Dell, HP, Nintendo và Sony. Foxconn City đã mở rộng bằng dùng một chiến lược thuê những người di cư nông thôn-đô thị với tiền công thấp đáng thương, chờ đợi sự luân chuyển lao động 30–40 phần trăm một năm khi các lứa tuổi kế tiếp đốt sạch mình.

Những sự dàn xếp lao động của nó đã giúp làm tăng precariat toàn cầu. Tiền công thấp và cường độ lao động (kể cả 36 giờ làm thêm một tháng), đã dẫn đến sự chú ý của thế giới một cách muộn màng bởi nhiều vụ tự tử và và mưu toan tự tử trong 2009 và 2010, đã buộc các hãng ở nơi khác thử để cạnh tranh bằng cắt tiền công và chọn lao động linh hoạt.

Các vụ tự tử đó đã có một tác động. Tiếp theo sự công khai bất lợi và các cuộc đình công không chính thức, Foxconn đã tăng tiền công. Nhưng một kết cục là các khoản cắt bớt về chỗ trọ miễn phí và thức ăn cũng như các phương tiện giải trí rộng rãi. Phản ứng tức thời của Foxconn với các vụ tự tử đã mang tính gia trưởng. Nó đã bao quanh các tòa nhà của nó với lưới để tóm những người nhảy xuống, đã thuê các cố vấn cho các công nhân bị stress, đã đưa các sư đến để làm dịu họ đi và đã xem xét việc yêu cầu các nhân viên ký các bản cam kết ‘không tự tử’. Các nhân vật có danh tiếng tại Thung lũng Silicon ở California đã bày tỏ sự lo ngại. Nhưng họ đã chẳng có lý do nào cho sự ngạc nhiên. Họ đã kiếm hàng tỷ dollar từ các sản phẩm chi phí thấp một cách nực cười.

Foxconn là một ẩn dụ cho toàn cầu hóa. Nó sẽ thay đổi mô hình của nó, tăng tiền công trong các vùng chính của nó, cắt các trợ cấp doanh nghiệp, chuyển nhiều sản xuất hơn sang các vùng có chi phí thấp hơn và chuyển sang các nhân viên bấp bênh hơn. Đầu máy lớn của việc thuê ngoài (outsourcing) sẽ outsource chính nó. Tuy vậy, Foxconn và mô hình phát triển Trung Quốc đã tăng tốc các thay đổi ở phần còn lại của thế giới tới một cấu trúc mà trong đó precariat sẽ trở thành trung tâm của sự chú ý.

Biến hãng thành hàng hóa

Một khía cạnh của toàn cầu hóa mà đã thu hút ít sự chú ý nhưng đã đóng góp cho sự tăng trưởng của precariat là cách bản thân các công ty đã trở thành các hàng hóa, để được mua và bán thông qua các vụ sáp nhập và thâu tóm. Mặc dù là phần lâu của chủ nghĩa tư bản, các việc này đã thường khá hiếm. Sự điên cuồng của việc các hãng bây giờ được buôn bán, được tách ra và đóng gói lại là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Và các công ty ngày càng được sở hữu bởi các cổ đông nước ngoài, dẫn đầu bởi các quỹ hưu và các quỹ cổ phần tư nhân.

Việc biến các công ty thành hàng hóa có nghĩa là, các cam kết đưa ra bởi các chủ sở hữu hôm nay không có giá trị nhiều như chúng đã thường là. Các sở hữu chủ có thể bị tống ra ngày mai, cùng với nhóm quản lý của họ và những cái gật đầu-và bắt tay tạo thành các mặc cả phi chính thức về lao động được giải quyết ra sao, việc trả lương nên được tôn trọng thế nào và con người được xử lý ra sao trong lúc cần.

Năm 1937, Ronald Coase đã đưa ra một lý thuyết mà đã mang lại cho ông một Giải Nobel về Kinh tế học. Ông đã cho rằng các hãng, với các hệ thống thứ bậc của chúng, ưu việt hơn các thị trường bị nguyên tử hóa gồm chỉ các cá nhân; chúng giảm các chi phí giao dịch của việc kinh doanh, một lý do là chúng đã nuôi dưỡng các mối quan hệ dài hạn dựa trên sự tin cậy. Lập luận này đã sụp đổ. Bây giờ các người mua cơ hội chủ nghĩa đó có thể tích lũy tiền của khổng lồ và tiếp quản ngay cả các công ty được vận hành tốt, có ít khuyến khích để hình thành các mối quan hệ tin cậy bên trong các hãng. Mọi thứ trở nên tình cờ và mở cho đàm phán lại.

Nhiều năm trời các tạp chí học thuật đã đầy các bài về ‘các sự đa dạng của chủ nghĩa tư bản’ quốc gia. Các thứ này đang hợp nhất lại thành một thứ lai toàn cầu, gần với mô hình cổ đông Anglo-Saxon hơn mô hình cổ đông Đức, như thí dụ của Nhật Bản minh họa. ‘Phép màu Nhật Bản’ ở các năm 1960 và 1970 đã dựa trên hãng như một định chế xã hội, với các thứ bậc cứng nhắc, công ăn việc làm suốt đời, tiền công dựa trên thâm niên và các công đoàn công ty. Điều này đã hợp với một nước bước vào nền kinh tế thế giới từ một cơ sở thu nhập thấp. Nhưng các sự cứng nhắc của mô hình đã cản trở sự thích nghi của nó trong thời đại toàn cầu hóa.

Cuối cùng, chính phủ đã soạn lại luật công ty theo hướng mô hình Mỹ, cho phép các hãng đưa ra tiền công gắn với thành tích, lựa chọn cổ phiếu, thành viên hội đồng quản trị bên ngoài, sự cất nhắc dựa trên năng lực hơn là tuổi, theo đuổi giá trị cổ đông và thuê các nhân viên hưởng lương ở giữa-sự nghiệp. Hãng được hàng hóa hóa, được sắp đặt bởi vốn tài chính và các chủ sở hữu – các cổ đông không phải các nhà quản lý. Nó đã không được Mỹ hóa hoàn toàn, nhưng xu hướng đã rõ.

Tỷ lệ cổ phiếu do người nước ngoài nắm giữ đã tăng gần sáu lần giữa 1990 và 2007. Phát hành cổ phiếu trở nên bình thường, để ngỏ các hãng cho sự tiếp quản. Đến cuối các năm 1990, đã có ít hơn 500 cuộc sáp nhập và thâu tóm một năm; trong 2006, đã có gần 3.000. Sự thay đổi đã là do một cải cách cho phép các công ty dùng cổ phiếu để mua các hãng khác, trong khi các cải cách kế toán đã buộc các hãng phải minh bạch hơn. Trong 2007, một luật cho phép ‘sự sáp nhập tay ba’, cho phép các công ty nước ngoài dùng cổ phiếu để mua các hãng Nhật qua các công ty con.

Mối đe dọa bị tiếp quản đã dẫn các công ty hạn chế việc làm suốt đời, chủ yếu qua sự tiêu hao nhân viên mà không có sự thay thế bởi các nhân viên trong biên chế. Tỷ lệ các hãng tự mô tả như ‘chú tâm đến cổ đông’ đã tăng lên 40 phần trăm trong 2007, còn tỷ lệ nói họ ‘chú tâm đến công nhân’ đã rớt xuống 13 phần trăm.

Các nước khác đã biến hãng thành hàng hóa theo các cách tương tự, do đó làm cho đời sống bấp bênh hơn cho các nhân viên. Ngay cả số người thuộc salariat có thể thấy bây giờ rằng qua một đêm họ đã mất việc làm và các hình thức an ninh khác bởi vì hãng của họ đã bị tiếp quản hay tuyên bố phá sản trước việc tái cấu trúc. Về phần họ, như sự phòng thủ một phần, các công ty đã muốn nhiều lực lượng lao động linh hoạt hơn sao cho chúng có thể đáp ứng nhanh với các đe dọa bên ngoài.

Hàng hóa hóa cũng đã làm cho sự phân công lao động bên trong các doanh nghiệp lỏng hơn. Nếu các hoạt động có thể được làm rẻ hơn ở một địa điểm, chúng ‘bị đưa ra hải ngoại-offshored’ (bên trong các hãng) hay ‘được thuê ngoài-outsourced’ (cho các hãng đối tác hay hãng khác). Việc này phân khúc quá trình lao động; các cấu trúc việc làm bên trong và ‘các sự nghiệp’ quan liêu bị phá vỡ, do sự không chắc chắn về liệu các công việc người ta kỳ vọng để làm sẽ có bị offshore hoặc outsource hay không.

Sự phá vỡ nuôi cách các kỹ năng được phát triển. Khuyến khích để đầu tư vào các kỹ năng được xác định bởi chi phí đạt được chúng, chi phí cơ hội của việc làm thế và triển vọng thu nhập thêm. Nếu rủi ro tăng lên về không có một cơ hội để thực hành các kỹ năng, thì đầu tư vào chúng, như cam kết tâm lý với công ty, sẽ giảm. Tóm lại, nếu các hãng trở nên lỏng hơn, các công nhân sẽ bị ngăn cản việc thử xây dựng sự nghiệp bên trong chúng. Việc này đưa họ đến gần precariat.

Hãng trở nên dễ di chuyển hơn các nhân viên, về mặt khả năng của nó để chuyển các hoạt động. Nhiều nhân viên không thể định vị lại một cách dễ dàng. Họ có thể có vợ hay chồng kiếm được thu nhập, có các con bị khóa vào một quỹ đạo trường học, người thân già nua phải chăm sóc. Việc này gây rủi ro phá vỡ sự nghiệp nghề nghiệp, có khuynh hướng đẩy nhiều người hơn vào một cuộc sống precariat.

Đối với một số ngày càng đông công nhân trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, sẽ là điên rồ để coi một hãng như một chỗ cho việc xây dựng một sự nghiệp và có được sự an ninh thu nhập. Chẳng có gì sai với điều đó, nếu giả như chính sách xã hội được sửa sao cho tất cả những người làm việc cho các công ty có khả năng có sự an ninh cơ bản. Hiện tại, còn xa mới đúng thế.

Các nàng siren quyến rũ của tính linh hoạt lao động:

tái hàng hóa hóa lao động

Sự theo đuổi các mối quan hệ lao động linh hoạt đã là một nguyên nhân trực tiếp chủ yếu của sự tăng trưởng của precariat toàn cầu. Tính linh hoạt đã tăng thế nào trên toàn cầu đã được xem xét ở nơi khác (Standing, 1999b). Ở đây chúng ta chỉ nêu bật các khía cạnh làm tăng tốc sự tăng trưởng của precariat bằng nghĩ về các hình thức chính – bằng số, chức năng và tiền công – của tính linh hoạt.

Nỗ lực tính linh hoạt là công việc chưa xong, như tỏ rõ mỗi lần có suy giảm kinh tế, khi các nhà bình luận đưa ra cùng lời kêu gọi để được nhiều hơn. Nó là một quá trình tái-hàng hóa hóa lao động, làm cho mối quan hệ lao động dễ đáp ứng hơn với cầu và cung, như được đo bằng giá của nó, tiền công. Điều này đã có nghĩa là sự làm xói mòn tất cả bảy hình thức an sinh lao động được nhận diện ở Chương 1. Quá nhiều nhà bình luận tập trung vào một khía cạnh, sự giảm an ninh công ăn việc làm bằng làm cho việc sa thải nhân viên dễ hơn, giảm các chi phí sa thải và tạo thuận lợi cho việc sử dụng các nhân viên thất thường và tạm thời. Mặc dù phần này của quá trình, giảm bớt sự an toàn công ăn việc làm được dùng để tăng các hình thức khác của tính linh hoạt.

Các nhân viên ổn định có thiên hướng hơn để tổ chức tập thể, vì họ an toàn và tự tin hơn trong thách đấu các chủ sử dụng lao động của họ. An toàn công ăn việc làm đi cùng với sự an toàn đại diện. Tương tự, là một công nhân công dân có nghĩa là sự cảm thấy về sự kiểm soát sự phát triển nghề nghiệp của mình. Không có các hình thức khác của sự an toàn, thì các nhân viên không có sự an toàn kỹ năng nào, vì họ sợ bị chuyển quanh, bị sai khiến làm các nhiệm vụ ngoài các kế hoạch hay nguyện vọng cá nhân của họ.

Điểm then chốt là, các quan hệ lao động linh hoạt là một mệnh lệnh trong quá trình lao động toàn cầu. Chúng ta phải hiểu cái gì được gây ra, không với một mong muốn lại giống để đảo ngược các thay đổi mà để nhận diện cái gì cần đến để làm cho chúng có thể chịu đựng được.

Tính linh hoạt bằng số

Trong ba thập niên, làm cho dễ hơn để sa thải công nhân đã được biện hộ như một cách để tăng việc làm. Việc này, người ta lý lẽ, sẽ làm cho các chủ sử dụng lao động tiềm năng có thiên hướng thuê công nhân vì sẽ ít tốn kém hơn để được giải thoát khỏi họ. Sự an toàn công ăn việc làm yếu đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và các cơ quan có ảnh hưởng khác mô tả như là cần thiết để thu hút và duy trì vốn nước ngoài. Cho nên các chính phủ đã cạnh tranh với nhau trong việc làm yếu sự bảo vệ công ăn việc làm và đã làm cho việc sử dụng công nhân mà không có sự bảo vệ như vậy được dễ hơn.

Hình ảnh trội của precariat xuất phát từ tính linh hoạt số lượng, qua cái đã được gọi từ lâu là các hệ thống lao động ‘không điển hình’ hay ‘không-chuẩn’. Các công ty dòng chính đang rút nhiều lao động của chúng (khỏi sơ đồ hưu trí nhà nước và tuyển mộ vào sơ đồ hưu trí nghề nghiệp), trong khi duy trì một salariat nhỏ (các công dân công ty) mà chúng coi trọng sự trung thành của họ và chia sẻ cho họ một tài sản then chốt – tri thức, năng lực tìm kiếm-tô (rent-seeking) của các hãng khu vực ba. Nếu tri thức được chia sẻ quá rộng, các công ty mất sự kiểm soát tài sản. Giai cấp salariat là các công dân [công ty] với các quyền bỏ phiếu trong các hãng của họ, được tham vấn hay được tính đến trong một loạt quyết định. Các quyền này được ngầm chấp nhận bởi các chủ hay cổ đông chính, những người có các quyền bỏ phiếu về các quyết định chiến lược của danh nghiệp hay tổ chức.

Một đặc điểm của tính linh hoạt là việc sử dụng lao động tạm thời tăng, mà cho phép các hãng thay đổi việc làm nhanh chóng, sao cho chúng có thể thích nghi và thay đổi sự phân công lao động của chúng. Lao động tạm thời có các lợi thế chi phí: tiền công thấp hơn, lương gắn với kinh nghiệm được loại bỏ, quyền hưởng các trợ cấp doanh nghiệp là ít hơn và vân vân. Và có ít rủi ro hơn; tạm thời nhận ai đó có nghĩa là không đưa ra một cam kết mà có thể bị hối tiếc, vì bất cứ lý do gì.

Nơi các dịch vụ chiếm ưu thế, lao động có khuynh hướng là định hướng dự án hơn là liên tục. Điều này gây ra sự biến động hơn trong cầu lao động, làm cho việc sử dụng lao động tạm thời hầu như tất yếu. Cũng có ít nhân tố hữu hình thúc đẩy sự tăng trưởng của nó. Những người trên hợp đồng tạm thời có thể bị thuyết phục làm công việc nặng hơn, đặc biệt nếu các việc làm là căng thẳng hơn những người trong biên chế đã làm. Những người trong biên chế có thể ghét thay đổi. Những người có hợp đồng tạm thời cũng có thể bị đặt vào các hình thức thiếu công ăn việc làm dễ dàng hơn, được trả ít hơn cho ít giờ làm hơn trong các giai đoạn sa sút, chẳng hạn. Họ có thể bị kiểm soát thông qua sự sợ hãi dễ dàng hơn. Nếu họ không chịu đựng được các đòi hỏi đặt lên họ, họ có thể được bảo hãy ra đi, với sự om sòm và chi phí tối thiểu.

Những người làm tạm thời được dùng để moi các sự nhượng bộ từ những người khác, mà đã được cảnh báo rằng họ sẽ bị thay thế nếu họ không thích nghi. Thí dụ, các cô dọn phòng làm việc cho các Hyatt Hotel ở Hoa Kỳ, với các hợp đồng quy định tám giờ một ngày và các việc thường ngày đều đặn, đột nhiên thấy họ làm việc cùng những người đại lý tạm thời bị ép làm việc 12-giờ một ngày và dọn nhiều phòng hơn (30 phòng một ca). Những người trong biên chế đã bị thay thế.

Thí dụ nổi bật nhất là sự teo đi của mô hình người hưởng lương Nhật Bản. Các công ty đã đóng băng việc thuê người trẻ vào các vị trí suốt đời và đã quay sang các hợp đồng tạm thời. Được trả ít hơn nhiều, những người tạm thời bị từ chối các cơ hội đào tạo và trợ cấp. Một số nhà máy còn buộc các nhân viên mặc áo liền quần có màu khác nhau phù hợp với địa vị việc làm của họ, một cảnh  ngộ về cuộc sống bắt chước sự hư cấu, gợi nhớ đến các alpha và epsilon của tiểu thuyết Brave New World của Aldous Huxley.

Một lý do đơn giản cho sử dụng nhiều người làm tạm thời là các hãng khác làm vậy, viện dẫn một lợi thế chi phí. Tính cạnh tranh qua sử dụng lao động tạm thời là ngày càng quan trọng trong hệ thống toàn cầu khi các công ty tìm cách bắt chước cái đã được làm ở các nước khác và bởi các nhà dẫn đầu thị trường trong khu vực của họ – một hình mẫu được biết như ‘tác động thế thống trị’. Các công ty đa quốc gia thử thiết lập mô hình việc làm của chúng ở những nơi chúng dựng lên các công ty phụ thuộc, thường đánh bại các thực hành địa phương. Như thế mô hình ‘thực hành tốt nhất’ của McDonald gồm giảm kỹ năng, loại bỏ các nhân viên phụ vụ lâu đời, cản nghiệp đoàn, và hạ tiền công và các trợ cấp doanh nghiệp. Các công ty khác noi theo. Các nhà quan sát đã làm nổi bật các vốn tiết mục của các thực hành lao động mà các nhà quản lý có thể dựa vào (Amoore, 2000; Sklair, 2002; Elger and Smith, 2006; Royle and Ortiz, 2009). Một số sử dụng ‘các công đoàn vàng’ – được dựng lên và vận hành bởi các nhà sử dụng lao động – để đánh bại các công đoàn độc lập. Một mô hình toàn cầu đang nổi lên mà trong đó công ty, các nhân tố công nghệ và chính trị ảnh hưởng đến sự lựa chọn các chiến thuật. Đi hình dung sự kháng cự hữu hiệu kéo dài là kỳ cục.

Một thí dụ khác là Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất và định tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và nguồn của cải của bốn trong mười người giàu nhất nước Mỹ. Nó phát đạt nhờ một quy trình just-in-time tinh vi kiểm soát các chi phí lao động qua tính linh hoạt lao động cực độ đã khiến cho nó là một trong các mô hình ghê tởm nhất thế giới. Lao động tạm thời là bản chất của hệ thống. Phản đối cái xảy ra là bị đuổi.

Việc chuyển sang lao động tạm thời là phần của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nó đã đi kèm với một sự tăng trưởng của các đại lý việc làm và các nhà môi giới lao động, mà đã giúp các hãng chuyển nhanh hơn sang các lao động tạm thời và sang việc khoán ngoài phần lớn lao động của họ. Các đại lý tạm thời là các gã khổng lồ định hình quá trình lao động toàn cầu. Adecco có trụ sở ở Thụy Sĩ, với 700.000 người trên sổ của nó, đã trở thành một trong các chủ (sử dụng lao động) tư lớn nhất thế giới. Pasona, một đại lý Nhật cung cấp nhân viên được dựng lên trong các năm 1970, gửi một phần tư triệu người lao động mỗi ngày trên các hợp đồng ngắn hạn. Người sáng lập Pasona nói tính linh hoạt là có lợi cho các hãng và người lao động, và gạt bỏ tiêu chuẩn cũ về việc làm dài hạn như đa cảm. ‘Là một lao động thường xuyên – và bị bóc lột suốt phần còn lại của đời bạn’, ông bảo The Economist (2007). Giống các đại lý Âu châu và Mỹ, Pasona đã lập ra hàng tá công ty phụ giải quyết các dự án thuê ngoài (outsource) và sản xuất ở các nước Á châu và ở Hoa Kỳ.

Về truyền thống, các đại lý tạm thời đã tập trung vào nhân viên văn phòng và các việc làm người ở, như quét dọn và phụ tá bệnh viện. Rồi thì một số vớ được khu vực béo bở của ‘những người đòi phúc lợi’. Bây giờ chúng ngày càng đi vào lĩnh vực chuyên nghiệp, được coi như việc kinh doanh có suất lợi nhuận cao hơn. Thí dụ, Adecco đang chuyển từ 20 phần trăm chuyên nghiệp, và 80 phần trăm lao động văn phòng và cổ xanh, sang một phần ba chuyên nghiệp.

Sự tăng trưởng của lao động tạm thời, các đại lý việc làm đa quốc gia và các môi giới việc làm tai tiếng mà có vai vế ở các nước như Nam Phi đã được tạo thuận tiện bởi các thay đổi lập pháp và đã được hợp pháp hóa bởi các cơ quan như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mà đã đảo ngược sự phản đối của nó đối với các đại lý việc làm tư nhân trong các năm 1990. ỞNhật Bản, một luật năm 1999 đã lật đổ sự cấm các hợp đồng tạm thời và đã cho phép các đại lý việc làm tư nhân trong nhiều lĩnh vực hơn; sau 2004, chúng được cho phép trong chế tác. Những cải cách này không nghi ngờ gì đã đóng góp cho sự tăng trưởng của precariat Nhật Bản. Ở Italy, precariat đã được mở rộng bởi luật Treu năm 1997, mà đã đưa các hợp đồng tạm thời vào, và bởi luật Biagi năm 2003, mà đã cho phép các đại lý tuyển mộ tư nhân. Nước này sau nước kia đã thừa nhận áp lực của toàn cầu hóa trong mở rộng lao động tạm thời.

Nó đã đi cùng cái mà được gọi tên vụng về là ‘tam giác hóa-triangulation’. Luật lao động và mặc cả tập thể đã được xây dựng trên cơ sở của các mối quan hệ trực tiếp giữa các chủ và các nhân viên. Nhưng ai chịu trách nhiệm khi một bên thứ ba trở thành một trung gian? Ai kiểm soát, chủ cuối cùng hay trung gian? Các ranh giới mờ đi của việc ra quyết định và trách nhiệm làm tăng thêm tính bấp bênh. Có các án lệ rộng rãi để làm vui thích trí óc của các luật sư. Nhưng bản thân những người lao động tạm thời chỉ biết rằng họ báo cáo cho hai ông chủ.

Tình hình thường u ám. Ở Ontario, Canada, chẳng hạn, dưới một luật điều chỉnh các đại lý trợ giúp tạm thời, khi những người lao động tạm thời đăng ký họ từ bỏ các quyền của mình để chọn nơi làm việc và loại công việc, từ bỏ sự kiểm soát đối với ‘năng lực lao động’ của họ và hàng hóa hóa bản thân họ, đến mức trả cho đại lý một khoản phí đăng ký với nó. Đây là con đường tới một tư cách công dân hạng-hai với các quyền bị cắt xén. Một cuộc sống trong sự xúi giục là một sự cắt xén kiểm soát thời gian, khi người lao động tạm thời phải có mặt khi bị yêu cầu; thời gian mà ai đó phải đặt sang một bên vì lao động vượt quá thời gian lao động.

Như thế xu hướng tới lao động tạm thời là mạnh. Trong một số nước, đặc biệt ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, rất ít việc làm được phân loại như tạm thời bởi vì các nhân viên ngắn hạn không được tính, cho dù họ không có an toàn công ăn việc làm nào và là tạm thời về mọi mặt trừ cái tên. Các chính phủ Anh kế tiếp đã mở rộng thời kỳ mà trong đó các nhân viên không có sự an toàn và đã giảm chi phí của chủ về chấm dứt hợp đồng. Nó đã là sự thất thường hóa lén lút. Ở nơi khác, trong các cố gắng để bảo vệ ‘mối quan hệ việc làm chuẩn’, các công đoàn, chính phủ và các cơ quan giới chủ đã cho phép những người lao động tạm thời sát cạnh các nhân viên thường xuyên, tạo ra các lực lượng lao động nhị nguyên.

Phần lao động tạm thời không cho thấy dấu hiệu giảm nào. Ngược lại, cú sốc tài chính 2008 và suy thoái theo sau đã cho các hãng một cái cớ để giải thoát khỏi các nhân viên ‘thường xuyên; và để chào đón nhiều lao động tạm thời hơn. Vào 2010, các lao động tạm thời ở Nhật Bản đã tạo thành một phần ba lực lượng lao động và hơn một phần tư người làm ở tuổi rực rỡ nhất. Trong tháng 1-2009, 500 người vừa bị sa thải vô gia cư đã dựng một làng lều ở trung tâm Tokyo. Khi các chính trị gia và đội TV tụ hợp ở đó, chính quyền thành phố đã phản ứng bằng tìm cho họ chỗ trọ trong các tòa nhà công không sử dụng. Mặc dù hành động đã kéo dài chỉ một tuần, nó đã nâng cao nhận thức về precariat, nhấn mạnh sự thiếu lan rộng của an sinh xã hội. Hình ảnh vẫn đọng lại là, các gia đình và các công ty đã chăm sóc họ, nghĩa là nhà nước đã không cần làm vậy. Điều sỉ nhục đã vẫn còn, cho nên một người thất nghiệp đã không dễ yêu cầu sự hỗ trợ. Sự cố đã báo trước một sự thay đổi nhận thức xã hội. Precariat đột nhiên đã là thực.

Ở Hoa Kỳ, tiếp sau cú sốc, các hãng đã phải viện đến một chiến thuật mà đã được tính toán sau sự sụp đổ năm 1991 của hệ thống Soviet, đưa các nhân viên thường xuyên vào ‘quan hệ hợp đồng’ để tránh các chi phí cố định. Trong trường hợp Soviet, hàng triệu công nhân đã được cho ‘nghỉ không lương’, trong khi các hãng tiếp tục dùng các sổ lịch sử làm việc của chúng. Việc này đã tạo ấn tượng rằng việc làm vẫn được duy trì, nhưng nó đã bần cùng các công nhân, nhiều trong số họ đã chết. Tại Hoa Kỳ, việc chuyển các nhân viên sang các hợp đồng tạm thời đã làm cho họ không đủ tư cách cho bảo hiểm sức khỏe, các ngày nghỉ có lương và vân vân. Là cường điệu để nói Hoa Kỳ đã đi xuống theo đường Soviet, nhưng các chiến thuật đã đẩy các công nhân vào precariat, dẫn đến nhiều đau khổ cá nhân.

Châu Âu cũng nuôi dưỡng việc làm tạm thời. Ở Đức, hàng triệu công nhân đã được thêm vào hạng tạm thời (Zeiterbeit). Ở Vương Quốc Anh, chính phủ Lao động đã phản đối và sau đó đã trì hoãn việc thi hành Chỉ thị EU cho các công nhân, được thuê qua các đại lý tạm thời, các quyền ngang với những người thuộc nhân viên thường xuyên, với cùng lương, ngày nghỉ và các điều kiện cơ bản. Nó đã muốn giữ Vương Quốc Anh là một nơi hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, nó đã xác nhận trạng thái bấp bênh của tất cả những người với các hợp đồng tạm thời.

Trong khi Tây Ban Nha đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của một thị trường lao động nhiều tầng, với nửa lực lượng lao động của nó trên các hợp đồng tạm thời. Trong 2010, OECD đã ước lượng rằng 85 phần trăm việc làm bị mất ở Tây Ban Nha tiếp sau đổ vỡ tài chính đã là tạm thời. Nó đã nhận là các nhân viên thường xuyên đã được giữ trong việc làm bởi vì đã tốn kém để sa thải họ. Nhưng chi phí cao của các nhân viên hưởng lương đã gây ra rồi sự chuyển sang lao động tạm thời cũng như sang thuê ngoài và việc làm của dân di cư. Chính phủ và các nghiệp đoàn đã phản ứng với áp lực sớm hơn cho tính linh hoạt bằng duy trì sự an toàn cho các công nhân thường xuyên và tạo ra một tầng đệm của lao động tạm thời. Việc này không chỉ đã dẫn đến một lực lượng lao động nhiều tầng mà đến sự oán giận của precariat đối với các nghiệp đoàn mà đã chăm lo cho các thành viên riêng của chúng với sự tổn hại của precariat.

Một mặt khác của tính linh hoạt số lượng là sự tăng các việc làm một phần-thời gian. Các lý do gồm sự thay đổi vị trí của phụ nữ và sự chuyển sang dịch vụ. Nó một phần cũng là không cố ý. Ở Hoa Kỳ, Cục Thống kê Lao động đã ước lượng vào giữa 2009 rằng hơn 30 triệu người có việc làm một phần-thời gian ‘do cần thiết’, hơn hai lần số người được tính là thất nghiệp, mà đã góp phần vào một tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh là 18,7 phần trăm. Một tỷ lệ rất lớn của các việc làm đó sẽ vẫn là một phần thời gian và được trả tiền thấp cho dù nền kinh tế bình phục.

Thuật ngữ part-time (phần thời gian) có thể gây lầm lạc, vì nhiều của cái được tính như part-time là chẳng hề là thế. Như chúng ta sẽ thảo luận trong Chương 5, có nhiều cách mà các hãng trả tiền người làm như các part-timer nhưng kỳ vọng họ làm nhiều giờ hơn họ được trả công. Như một phụ nữ bảo Wall Street Journal (Maher, 2008), ‘tôi có địa vị part-time với các giờ làm toàn thời’. Nhiều người lấy hai việc làm part-time để trả các hóa đơn hay như sự bảo hiểm chống lại việc mất một trong hai việc làm đó.

Tính linh hoạt số lượng cũng đã gắn với thuê ngoài và đưa ra hải ngoại. Cú sốc tài chính đã tăng tốc chiều hướng toàn cầu sang giao thầu lao động cho bên ngoài, ngay khi sản xuất và việc làm co lại. Các ban quản lý liều lĩnh tìm các cách để giảm chi phí. Một cách đã là chuyển các giao hàng ít khẩn cấp cho đội tàu, mà cho phép việc đưa ra hải ngoại (offshoring) nhiều hơn, trước kia bị hạn chế bởi sự cần thiết cho chuyên chở đường không đắt đỏ. Các công ty cũng tiến hành nhiều ‘thuê ngoài-gần near-sourcing’ và ‘đưa ra nước ngoài gần near-shoring’ hơn. An toàn công ăn việc làm trong tất cả việc này là một ảo vọng.

Cuối cùng, có các mưu kế như ‘các hợp đồng zero-giờ’, mà theo đó ai đó được trao một hợp đồng nhưng để không xác định bao nhiêu giờ, nếu có, họ sẽ được yêu cầu đi làm hay họ sẽ được trả bao nhiêu nếu có trả chút nào. Một mưu khác là ‘nghỉ phép không lương’, một lối nói trại cho sa thải, đôi khi cả hàng tháng tách biệt, đôi khi thường xuyên một ngày một tuần, nghỉ không lương. Một kế khác là việc sử dụng các thực tập sinh. Số người trong trạng thái mới này đã mở rộng kể từ cú sốc. Các chính phủ đã cho các khoản bao cấp và sự cổ vũ. Giống nghỉ phép, chúng làm các việc tốt cho tính toán việc làm và thất nghiệp; phần lớn chi phí do các thực tập sinh và gia đình họ phải chịu.

Khi xem xét tất cả các điều rắc rối của tính linh hoạt số lượng, kết cục là cuộc sống làm việc bấp bênh cho số người gần precariat tăng lên. Mỗi năm, khoảng một phần ba nhân viên ở các nước OECD bỏ chủ của họ vì lý do này hay lý do khác. Ở Hoa Kỳ, khoảng 45 phần trăm bỏ việc làm của họ mỗi năm. Hình ảnh về việc làm dài hạn là lừa dối, cho dù một thiểu số vẫn có. Một phần ba luân chuyển việc làm được giải thích bởi sự tạo ra và chấm dứt của các hãng.

Vào các năm 1960, một công nhân điển hình tham gia thị trường lao động của một nước đã công nghiệp hóa có thể dự kiến có bốn chủ cho đến lúc về hưu. Trong các hoàn cảnh đó, là có nghĩa để đồng nhất với hãng nơi mình làm việc. Ngày nay một công nhân sẽ là ngu xuẩn để làm vậy. Bây giờ, một công nhân điển hình – có khả năng hơn là một phụ nữ – có thể dự kiến có chín chủ trước khi đạt tuổi 30. Đó là mức độ thay đổi được đại diện bởi tính linh hoạt số lượng.

Tính linh hoạt chức năng và sự bất an toàn việc làm

Thực chất của tính linh hoạt chức năng là để làm cho có thể đối với các hãng để thay đổi sự phân công lao động nhanh mà không tốn chi phí và để chuyển các công nhân giữa các nhiệm vụ, vị trí và nơi làm việc. Với cạnh tranh toàn cầu, và một cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, là có thể hiểu được vì sao các công ty đã muốn điều này và vì sao các chính phủ đã muốn giúp đỡ. Tuy vậy, nó đã mang lại những thay đổi đau đớn mà đã mở rộng precariat. Trong khi tính linh hoạt số lượng tạo ra sự bất an toàn việc làm, còn tính linh hoạt chức năng tăng cường sự bất an toàn việc làm.

Một sự thay đổi tạo thuận tiện đã đến với sự củng cố đặc quyền quản lý đối với các dàn xếp công việc, chủ đề đấu tranh trong các năm 1970 và 1980, khi các chủ đã giật mạnh sự kiểm soát từ các công đoàn và các cơ quan chuyên nghiệp. Trong việc bắt các nhân viên phục tùng nhiều hơn, nó đã đánh dấu một sự tiến tới của ‘sự vô sản hóa’ (Standing, 2009), nhưng một cách nghịch lý nó đã là cần cho ‘precariat hóa’. Thiết lập sự kiểm soát hành chính đối với sự phân công lao động đã cho phép các ban quản lý tạo ra các dàn xếp linh hoạt mà bao gồm các con đường yếu hơn của sự thăng tiến nghề nghiệp.

Khi nhiều doanh nghiệp trở thành công ty đa quốc gia, các ban quản lý có thể chuyển các việc làm và các chức năng giữa các nhà máy bên trong mạng lưới và các chuỗi cung của họ. Các thuật ngữ mới đi vào từ điển quản lý và phân tích lao động. Outsourcing (thuê ngoài) đã trở thành một từ tóm lấy-hết (catch-all) cho các quá trình chồng gối nhau. Có sự kiểm sát về phân công lao động là cho dễ dàng hơn để offshore (chuyển các nhân viên hay các nhiệm vụ sang một nhà máy ở nước khác) và inshore (chuyển giữa các nhà máy bên trong một nước), và chuyển giữa outsourcing và insourcing (thuê trong, tự làm) mỗi khi có lợi.

Một nhà quản lý tối đa hóa lợi nhuận hay một kỹ sư có thể xem tính khả chuyển này là đáng mong muốn. Nhưng hãy xét các hệ lụy đối với các công nhân phải chịu nó. Hầu hết đã chẳng có sự kiểm soát đối với sự xây dựng một sự nghiệp, như thế không nên lãng mạn hóa thời vàng son nào đó (Sennett, 1998; Uchitelle, 2006). Nhưng bây giờ, còn nhiều người hơn chẳng hề có chút kiểm soát nào. Sự củng cố đặc quyền quản lý có nghĩa là sự bất an toàn việc làm bây giờ là tiêu chuẩn mới. Làm sao người ta có thể xây dựng một sự nghiệp và một tiểu sử nghề nghiệp khi họ có thể bị di chuyển với thông báo ngắn hay khi các thanh trên một chiếc thang nghề nghiệp đột nhiên được thuê ngoài?

Một xu hướng liên quan là sự lan rộng của các hợp đồng cá nhân, như phần của ‘sự hợp đồng hóa’ cuộc sống. Trong xã hội công nghiệp, tiêu chuẩn đã là một hợp đồng tập thể, được lập ra bởi sự mặc cả tập thể, có lẽ được mở rộng ra các hãng khác trong một khu vực. Nhưng khi các nghiệp đoàn và sự mặc cả tập thể co lại, các hợp đồng cá nhân đã tăng lên. Trong một thời gian ngắn, ít công nhân hơn đã được bao phủ bởi bất cứ hợp đồng nào, nhưng xu hướng tới các hợp đồng cá nhân đang được củng cố. Chúng cho phép các hãng đưa ra các cách đối xử khác nhau, các mức độ của sự an toàn và tình trạng, sao cho để chuyển một số công nhân vào salariat, một số vào việc làm ổn định, một số vào tình trạng precariat, làm tăng các sự phân chia và các thứ bậc. Các hợp đồng được cá nhân hóa cho phép các chủ siết chặt các điều kiện để tối thiểu hóa sự bất trắc của hãng, được thực thi thông qua sự đe dọa phạt vì phá vỡ hợp đồng.

Các hợp đồng cá nhân đã trở thành hơn một xu hướng toàn cầu từ khi Trung Quốc ban hành Luật Lao động năm 1994 và Luật Hợp đồng Lao động năm 2008 của nó, mà đã bảo vệ các hợp đồng thời hạn cố định và thời hạn mở. Các luật này sẽ làm tăng outsourcing và triangulation khi các hãng học để tối thiểu hóa các chi phí đi cùng với các hợp đồng. Vì Trung Quốc là thị trường lao động năng động nhất và lớn nhất, các tiến triển này đánh dấu một sự di chuyển sang một lực lượng lao động toàn cầu nhiều tầng mà trong đó các salariat có đặc ân sẽ làm việc kế bên một precariat tăng lên.

Các hợp đồng cá nhân, sự thất thường hóa và các hình thức khác của tính linh hoạt ngoài đến cùng một thuật ngữ vụng về khác, ‘tertiarisation’. Từ này là nhiều hơn việc chuyển tải ‘khu vực ba-tertiary’, ngụ ý một sự chuyển sang dịch vụ. Trong hàng thập kỷ sản xuất và việc làm của thế giới đã chuyển sang dịch vụ. Từ thông dụng ‘giải-công nghiệp hóa’ gây lầm lạc, vì nó ngụ ý một sự ăn mòn và mất năng lực, trong khi nhiều thay đổi đã phù hợp với sự tiến bộ công nghệ và sự thay đổi bản chất của sản xuất. Ngay cả ở Đức, một cường quốc xuất khẩu, phần của chế tác trong đầu ra và việc làm đã co lại dưới 20 phần trăm. Ở Pháp, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, nó còn thấp hơn nhiều.

Tertiarisation tóm tắt một sự kết hợp của các hình thức của tính linh hoạt, mà trong đó sự phân công lao động là lỏng, các chỗ làm việc pha trộn thành ở nhà và các nơi công cộng, giờ lao động giao động và người dân có thể kết hợp nhiều địa vị công việc và có nhiều hợp đồng cùng lúc. Nó là sự báo hiệu một hệ thống kiểm soát mới, tập trung vào việc sử dụng thời gian của người dân. Một cách có ảnh hưởng để nhìn vào nó đã là trường phái Ý, dựa vào chủ nghĩa Marx và Foucault (1977), mà mô tả quá trình như sự tạo ra một ‘nhà máy xã hội’, với xã hội là một sự mở rộng của nơi làm việc (Hardt and Negri, 2000).

Hình ảnh đó không hoàn toàn đúng. Nhà máy là biểu tượng của xã hội công nghiệp, mà trong đó lao động đã được xác định trong các block thời gian, với sản xuất hàng loạt và các cơ chế kiểm soát trực tiếp trong các nơi làm việc cố định. Hình ảnh này không giống hệ thống tertiary (khu vực ba) ngày nay. Tính linh hoạt kéo theo nhiều công-việc-cho-lao-động; một sự làm mờ các nơi làm việc, chỗ ở nhà và các nơi công cộng; và một sự dịch chuyển từ sự kiểm soát trực tiếp sang các hình thức khác nhau của sự kiểm soát gián tiếp, mà trong đó các cơ chế công nghệ ngày càng tinh vi được triển khai.

Một phần của tính linh hoạt chức năng và tertiarisation đã là một sự tăng của làm việc từ xa, mà phá vỡ các nhóm nhân viên và có khuynh hướng cô lập họ. Tất nhiên, nhiều người làm việc hoan nghênh cơ hội để làm việc từ nhà. Tại IBM, một nhà tiên phong trong làm việc từ xa, 45 phần trăm nhân viên không đến văn phòng thường xuyên, tiết kiệm cho công ty US$100 tỷ mỗi năm (Nairn, 2009). Các nhân viên ngày càng có ‘các tiểu sử lang thang’, cho phép họ chuyển các sự cài đặt và các file đến máy tính trạm làm việc nào họ đang dùng, kể cả các máy xách tay. Các nơi làm việc ảo đã tăng nhanh, với các nhân viên làm việc ‘ở nhà’ hay ở đâu họ muốn. Các dàn xếp như vậy tiết kiệm tiền văn phòng, cho một công ty sự tiếp cận đến một lượng nhân tài rộng hơn (và giữ phụ nữ sau khi nuôi con), cho phép nó hoạt động kéo dài ngày, làm giảm các chiêu trò ở văn phòng (office politics) và các sự gián đoạn do đồng nghiệp, và thân thiện với môi trường hơn. Các hạn chế gồm thiếu chia sẻ thông tin phi hình thức và ít esprit de corps-tinh thần đồng đội.

Những người làm việc từ xa cũng dễ bị tổn thương với việc bị đẩy khỏi bảng lương nhân viên, cho các mục đích thuế và đóng góp xã hội. Hoặc một phần của lao động của họ có thể không xuất hiện trong hồ sơ, có lẽ để che giấu mức công việc hay thu nhập, hay để tăng sự bóc lột người cung cấp dịch vụ. Lao động ngầm này là không thể tránh được trong một nền kinh tế thị trường tertiary.

Sự tháo dỡ nghề nghiệp

Thêm vào tính linh hoạt chức năng và làm việc từ xa, những thay đổi về cấu trúc nghề nghiệp đã phá vỡ năng lực của người dân để kiểm soát và phát triển tiềm năng nghề nghiệp của họ. Trong thời đại toàn cầu hóa, các chính phủ đã lặng lẽ tháo dỡ các định chế ‘tự-quản’ của các nghề và các nghề thủ công, và thế chỗ chúng đã dựng lên các hệ thống điều tiết nhà nước phức tạp. Các việc này đã loại bỏ năng lực của các tổ chức nghề nghiệp để đưa ra các tiêu chuẩn riêng của chúng, để kiểm soát sự gia nhập vào nghề của chúng, để thiết lập và tái tạo đạo đức của chúng và những cách làm các thứ, để định các mức thù lao và các quyền hưởng, để thiết lập các cách kỷ luật và chế tài các thành viên, để đưa ra các thủ tục cho việc đề bạt và cho những hình thức khác của sự thăng tiến nghề nghiệp, và nhiều thứ khác.

Việc công kích dữ dội sự tự quản nghề nghiệp đã là phần của chương trình nghị sự tân-tự do. Milton Friedman – kiến trúc sư của chủ nghĩa trọng tiền và, sau Friedrich Hayek, kinh tế gia ảnh hưởng nhất hướng dẫn Thatcher, Reagan và Pinochet của Chile – đã có kinh nghiệm trí tuệ đầu tiên của mình trong năm 1945 với một cuốn sách tấn công nghề y (Friedman and Kuznets, 1945). Các nhà tân tự do đã muốn các quy định để ngăn bất cứ tiếng nói tập thể nào. Các tổ chức nghề nghiệp đã ở cao trên danh sách đánh.

Quy định nhà nước đã được tăng cường qua cấp phép nghề và một sự chuyển sự cấp phép cho các thực thể nhà nước khăng khăng đòi sự tôn trọng triệt để sự cạnh tranh và các thực hành dựa vào thị trường. Các tổ chức nghề nghiệp đã trở thành đối tượng của các quy tắc chống-trust. Các nghề mà đã thiết lập các quy tắc riêng của mình đã bị xem như làm méo mó thị trường, bằng hành động một cách độc quyền. Cho nên nhiều người đã phải chịu sự cấp phép nghề nghiệp và đã buộc phải tuân thủ các thực hành thị trường.

Những thay đổi đã đầy kịch tính. Ở Hoa Kỳ ngày nay, hơn 1.000 nghề phải chịu sự cấp phép, phủ nhiều hơn 20 phần trăm lực lượng lao động. Sự lan ra của việc cấp phép ở nơi khác đã cũng rộng. Và trong khi ta đã có thể cho rằng các bộ lao động hay các cơ quan tương đương của chúng phải chịu trách nhiệm về quy định hành nghề, xu hướng đã là để chuyển trách nhiệm cho các bộ tài chính. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Liên bang đã định xu hướng trong các năm 1970, xóa bỏ sự miễn trừ của các nghề khỏi các quy tắc chống-trust. Dần dần, sự cạnh tranh và các định chế tài chính đã điều khiển những gì các nghề có thể và không thể làm. Ở Australia, tất cả các nghề đều rơi vào Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng; ở Bỉ và Hà Lan, các nghề bị điều tiết bởi các nhà chức trách cạnh tranh của họ. Ở Vương Quốc Anh, các hội đồng do chính phủ chi phối đã biến các lợi ích cạnh tranh và người tiêu dùng thành các nguyên lý cai trị.

Quy định thị trường đã đi cùng sự tự do hóa các nghề, được điều phối ở mức độ nào đó bởi các công cụ điều tiết quốc tế như Hiệp định Chung về Thương mại và Dịch vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới và Chỉ thị Dịch vụ của EU. Các thị trường quốc gia được mở cho sự cạnh tranh nước ngoài trong ‘các dịch vụ’ nghề trong các nước mà trước kia đã có các quyền tài phán quốc gia về ai có thể hành nghề luật sư, kế toán, kiến trúc sư, thợ ống nước hay bất cứ thứ gì.

Ngay cả các nghề mà đã là các thành lũy của các giai cấp salariat và profician che đậy các xu hướng precariat, thông qua ‘các sự nghiệp’ bị cắt xén. Trong khu vực tài chính, hầu hết người dân trong việc làm ngắn hạn. Một phòng giao dịch với 1.000 người có thể có năm mươi người trên 40 tuổi và chỉ mười người trên 50 tuổi.

Một sự nghiệp có thể lên đỉnh sau chỉ năm năm. Một số ít trở thành kẻ thắng, đắm mình trong tiền. Một số đi vào salariat trong các việc làm hành chính. Một số xì hơi, trôi vào precariat. Không ngạc nhiên rằng cảnh tượng sau-2008 ở Hoa Kỳ đã tạo ra các nhà tài chính-mini một phần thời gian tiến hành các giao dịch từ phòng ngủ hay bếp của họ cho vài khách hàng được tưởng tượng cũng như thực. Sự phân tầng đang đi sâu vào mọi loại nghề.

Với sự bất an việc làm mặt trái của tính linh hoạt chức năng và gắn với sự quy định-lại các nghề, các doanh nghiệp có thể phân tầng nhân viên hầu như theo các tuyến giai cấp, chuyển những người ít hiệu quả vào đường cùng hay giải-kỹ năng các việc làm trong khi giữ các vị trí hưởng lương mà duy trì các chứng thư nghề nghiệp cho những người được ưa thích. Mặc dù các quyết định phân tầng có thể dựa vào các đánh giá năng lực, sự kiểm soát các cấu trúc nghề nghiệp bởi các nhà quản lý và các quy tắc hành chính làm tăng quy mô của việc khiến nhiều người trệch hướng khỏi vị thế nghề nghiệp thích hợp vào một kênh precariat. Việc này có thể phản hồi vào các quyết định học tập. Vì sao lại đầu tư vào một kỹ năng nghề nghiệp nếu tôi không có sự kiểm soát nào về việc tôi có thể sử dụng và phát triển nó ra sao?

Các quy định khiến các nghề vỡ ra từng mảnh, gây ra các tựa-nghề hướng tới precariat. Theo (báo cáo) Kiểm toán Kỹ năng Chiến lược Quốc gia lần thứ nhất được đưa ra năm 2010, các việc làm tăng nhanh nhất của Anh trong thập niên vừa qua đã gồm vài nghề hiện đại và nghề thủ công – các viên chức bảo tồn, các nhà quy hoạch đô thị, các nhà tâm lý học và các thợ cắt tóc – nhưng chủ yếu gồm các việc làm nửa-chuyên nghiệp, như những người giúp việc y tế, phụ tá pháp lý và các trợ lý của giáo viên. Điều này phản ánh sự yếu đi của các cộng đồng nghề nghiệp và sự phân chia của chúng thành các elite và các precariat, những người sau không có khả năng leo lên hạng cao hơn. Quá trình đã bị đóng gói bởi Đạo luật Dịch vụ Pháp lý năm 2007 của Vương Quốc Anh, được gán cho cái tên ‘luật Tesco’, mà cho phép tiêu chuẩn hóa các dịch vụ pháp lý để được chào mời, kể cả qua các siêu thị, bởi các trợ lý pháp lý với sự đào tạo tối thiểu và không có cơ hội nào để trở thành các luật sự thực thụ.

Cuối cùng, có một khu vực đang nổi lên của sự tái cấu trúc nghề mà phản ánh sự biến các hãng thành hàng hóa, mà sẽ tăng tốc các xu hướng precariat. Đây là sự hàng hóa hóa quản lý, được cô đọng bởi sự tăng của các nhà quản lý tạm được cho thuê qua các đại lý hay bởi chính họ cho các sự giao việc ngắn hạn. Nếu các giám đốc trường quản lý bền bỉ trong tư duy rằng sự quản lý phải không là một nghề, họ sẽ không được ngạc nhiên nếu nhiều nhà quản lý tạm quyền trôi từ việc là các profician có địa vị cao xuống thành các thành viên tùy dụng của precariat.

Tính linh hoạt hệ thống tiền công: tái cấu trúc thu nhập xã hội

Một mệnh lệnh của toàn cầu hóa là tính linh hoạt tiền công. Từ này che đậy một đống các thay đổi mà đã đẩy sự tăng lên của precariat. Về thực chất, không chỉ mức thu nhập nhận được bởi hầu hết công nhân đã tụt xuống mà sự bất an toàn thu nhập của họ đã tăng lên. Điều này có thể thấy qua lăng kính thu nhập xã hội, như được trình bày trong Chương 1.

Thu nhập xã hội đang được tái cấu trúc. Thứ nhất, tiền công ở các nước đã công nghiệp hóa đã đình trệ, ở nhiều nước trong nhiều thập niên. Các sự chênh lệch tiền công đã nới rộng khủng khiếp, kể cả các sự chênh lệch giữa các nhân viên thường xuyên và các nhân viên gần precariat. Thí dụ, trong ngành chế tác Đức, tiền công của các công nhân thường xuyên đã tăng lên, trong khi tiền công của những người với các hợp đồng ‘không điển hình’ đã sa sút. Ở Nhật Bản, các nhân viên tạm thời nhận được tiền công bằng 40 phần trăm của tiền công cho người hưởng lương làm các việc tương tự, và họ bị từ chối các phần thưởng hai năm một lần có giá trị khoảng 20 phần trăm toàn bộ tiền lương. Những người tạm thời thậm chí phải trả nhiều hơn cho bữa ăn ở canteen công ty. Khi tiền công đã phục hồi sau suy thoái 2008–10, tiền công của giai cấp đang co lại, giai cấp salariat, đã tăng lên trong khi của những người tạm thời đã rớt thậm chí thêm nữa.

Không giống những người khác, precariat dựa phần lớn vào sự trả công bằng tiền. Trong thế kỷ thứ hai mươi, salariat và giai cấp vô sản đã đi đến dựa phần lớn vào các hình thức khác của thù lao. Đã có một sự chuyển từ tiền công sang các trợ cấp doanh nghiệp và nhà nước, chủ yếu cho các nhân viên toàn thời gian. Sự thay đổi này đã là lớn nhất ở Liên Xô và Trung Quốc, nơi hệ thống danwei (đơn vị ‘bát sắt đựng cơm’) đã cho các nhân viên của các doanh nghiệp quốc doanh các trợ cấp và dịch vụ ‘từ-nôi-đến-mộ’, với điều kiện họ phục tùng. Sự chuyển từ tiền công cũng đã xảy ra ở các nhà nước phúc lợi, với nhiều trợ cấp nhà nước hơn ở Tây Âu và nhiều trợ cấp doanh nghiệp hơn ở Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nó cũng đã xảy ra ở các nước đang phát triển nơi ‘khu vực hiện đại’ đã sao chép cái đã xảy ra ở nơi khác.

Một vài người, như Esping-Andersen (1990), đã gọi sự chuyển dịch khỏi tiền công là ‘sự giải hàng hóa hóa lao động’, ngụ ý rằng các công nhân đã ít dựa hơn vào thị trường cho thu nhập. Đây là sự lầm lạc vì quyền hưởng đối với hầu hết trợ cấp đã phụ thuộc vào sự tham gia thường xuyên vào thị trường lao động hay vào việc có một ‘người kiếm cơm’ trong một việc làm ổn định. Một mô tả chính xác hơn là ‘sự giải hàng hóa hóa giả’. Các công nhân đã phải tuân theo các mệnh lệnh thị trường để nhận được các hình thức đó của thu nhập xã hội, mà không là cùng thứ như nói thu nhập đã được giải phóng khỏi thị trường.

Trong mọi trường hợp, toàn cầu hóa đã đảo ngược xu hướng từ tiền công sang các trợ cấp. Trong khi salariat đã vẫn duy trì, và đã tiếp tục được lợi, một loạt trợ cấp doanh nghiệp và đặc ân, với các phần thưởng, nghỉ bệnh có lương, bảo hiểm y tế, ngày nghỉ có lương, nhà trẻ, giao thông được trợ cấp, nhà ở được trợ cấp và nhiều thứ khác, ‘cái lõi’ đang co lại đã mất chúng từng tí một. Precariat đã hoàn toàn bị tước mất chúng.

Đấy là tính linh hoạt tiền công đã định hình precariat thế nào. Các đóng góp của chủ và sự dự phòng phúc lợi và các dịch vụ đã tạo thành một phần lớn các chi phí lao động, đặc biệt ở các nước đã công nghiệp hóa. Đối mặt với cạnh tranh từ Chindia, các hãng đã dỡ tải các chi phí đó, bằng thuê ngoài (outsourcing) và làm ở hải ngoại (offshoring) và bằng chuyển nhiều lực lượng lao động hơn vào precariat, đặc biệt bằng dùng lao động tạm bị từ chối quyền hưởng trợ cấp.

Đây là sự tái-hàng hóa hóa lao động, vì sự trả công được tập trung vào tiền công. Nó đi với bản chất tình cờ hơn của việc làm và sự theo đuổi tính cạnh tranh. Trong khi ta có thể đưa ra vô số thí dụ, những gì xảy ra ở Hoa Kỳ thâu tóm được câu chuyện. Trong khi salariat đã giữ trợ cấp doanh nghiệp, các công nhân lõi đã bị lật nghiêng tới precariat. Phần của các hãng có trụ sở ở Mỹ cung cấp trợ cấp sức khỏe đã rớt từ 69 phần trăm trong 2000 xuống 60 phần trăm trong 2009. Trong 2001, các chủ đã trả 74 phần trăm các chi phí sức khỏe của nhân viên của họ; vào 2010, họ đã trả 64 phần trăm. Trong 1980, các chủ Mỹ đã trả 89 phần trăm đóng góp cho trợ cấp hưu trí; vào 2006, khoản đó rớt xuống 52 phần trăm (Dvorak and Thurm, 2009). Vào 2009, chỉ một phần năm nhân viên Mỹ có trợ cấp công ty.

Lý do chính đã là các hãng Mỹ đã thử cắt chi phí để điều chỉnh với khủng hoảng toàn cầu hóa. Trong 2009, các chủ Mỹ vẫn cung cấp bảo hiểm sức khỏe dã chi trả trung bình US$6.700 cho một nhân viên một năm, gấp đôi mức 2001. Một sự phản ứng đã là chào cho các nhân viên lõi ‘các sơ đồ chăm sóc sức khỏe có thể khấu trừ cao’, nơi họ phải trả khoản đầu tiên của các chi phí y tế đến một mức quy định. Ford đã bỏ sơ đồ ‘không khấu trừ’ của nó năm 2008, yêu cầu các nhân viên và các thành viên gia đình trả khoản US$400 đầu tiên trước khi sự bù bảo hiểm bắt đầu và phải trả 20 phần trăm của hầu hết hóa đơn y tế. Việc này đã tháo dỡ một phần thu nhập của họ.

Trong khi, lời hứa về một trợ cấp công ty được lấy đi từ những người bị đẩy vào precariat. Các công ty hấp tấp cắt các nghĩa vụ hưu trí và ‘các chi phí di sản’ khác, các cam kết tài chính cho các cựu nhân viên sống qua các năm hưu của họ. Các sơ đồ hưu 401(k) được dùng rộng rãi đã thường cho phép các chủ góp các khoản đóng góp thay đổi. Năm 2009, hơn một phần ba các hãng Mỹ đã cắt bớt hay đã loại bỏ các khoản chi trả bù tương xứng cho các sơ đồ đó. Ngay cả Hội Những người Hưu Mỹ (AARP), nhóm phi vụ lợi vận động cho những người trên 50, đã làm điều đó với các nhân viên của nó. Một số hãng, như công ty máy tính Unisys, đã tăng sự đóng góp của chúng khi đóng hay đóng băng các sơ đồ hưu kiểu cũ để tháo ngòi nổ phẫn uất, chỉ đình chỉ chúng muộn hơn. Trợ cấp doanh nghiệp rơi tự do.

Việc này đã làm xói mòn sự cam kết chung của chủ và nhân viên. Ford, trong hàng thế hệ đã là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa tư bản Mỹ, đã thường xuyên treo các khoản đóng góp; giữa 2001 và 2009 nó đã đóng góp cho chỉ hai năm rưỡi. Các nhân viên hưởng lương được thuê sau 2003 đã không hề có hưu bổng công ty. Ford đã cho là nó đã chuyển sang tài khoản hưu tự-quản để cho các công nhân có tính dễ mang theo, cho rằng các công nhân trẻ hơn ‘không còn nghĩ về một sự nghiệp với một công ty nữa’. Trong thực tế, hãng đã cắt các chi phí lao động và chuyển rủi ro và chi phí cho các công nhân. Cuộc sống của họ bị làm cho bấp bênh hơn.

Trong các vùng sản xuất ô tô chính của Michigan, sự bỏ trợ cấp doanh nghiệp đã chậm lại bởi các khoản bao cấp chính phủ và bởi sự tăng cường lao động, trái tim của sự sản xuất tinh gọn. Nhưng khi trợ cấp bị bào mòn, đội ngũ của precariat đã phình ra bởi cái một thời đã được coi là nguồn không chắc nhất. Khi việc làm trong các hãng ô tô sụt thình lình, rớt ba phần tư giữa 2000 và 2009, một nhóm nổi lên được gọi là ‘dân gypsy GM’, các công nhân ô tô những người đã đi quanh đất nước khi một nhà máy đóng cửa sau nhà máy khác.

Nếu lương hưu công ty, mà trên đó khế ước xã hội của chủ nghĩa tư bản thế kỷ thứ hai mươi đã được xây dựng, bị cắt xén dần, lương hưu nhà nước cũng thế, dẫn đầu bởi Vương Quốc Anh. Lương hưu nhà nước Anh ngày nay đáng giá 15 phần trăm của thu nhập trung bình và đang giảm, và tuổi được hưởng đã tăng từ 65 lên 68. Người ta dự đoán tuổi được hưởng sẽ lùi xa đến 70 hay hơn. Báo cáo Turner của Ủy ban Hưu trí, được các đảng Lao động và Bảo thủ chấp nhận, đã kiến nghi một cách giải quyết ba phần – ở lại trong việc làm lâu hơn, tiết kiệm nhiều hơn và rồi có một lương hưu nhà nước rất khiêm tốn để giúp đỡ. Việc này đã có ý định để dừng sự tăng về đánh giá gia cảnh. Nhưng trừ phi lương hưu cơ bản tăng, và sự đánh giá gia cảnh được giảm, khuyến khích để tiết kiệm sẽ bị yếu đi. Không có khuyến khích nào cho những người có thu nhập thấp để tiết kiệm, vì nếu họ tiết kiệm họ sẽ mất quyền hưởng hưu của họ.

Một khía cạnh khác của tái cấu trúc thu nhập xã hội là sự chuyển từ lương cố định sang lương linh hoạt. Lần nữa ở đây, tính linh hoạt có nghĩa là một lợi thế cho các chủ và rủi ro và sự bất an toàn gia tăng cho những người hưởng lương. Một đòi hỏi của các phong trào lao động thế kỷ thứ hai mươi đã là tiền công ổn định có thể dự đoán được. Nhưng chủ nghĩa tư bản toàn cầu muốn hiệu chỉnh tiền công nhanh. Nếu nó không thể làm vậy, nó sẽ đi đến nơi nó nghĩ nó có thể làm. Trong 2009, các hãng Mỹ trung bình đã để sang bên hầu như gấp đôi phần của bảng lương của chúng cho lương thay đổi, như các phần thưởng thành tích, như chúng đã làm trong 1994 (Dvorak and Thurm, 2009).

Trong suy thoái của đầu các năm 1980, các cuộc mặc cả nhượng bộ đã tăng nhanh khi các nghiệp đoàn và nhân viên từ bỏ quyền hưởng trợ cấp để đổi lấy sự tăng lương. Bây giờ, các cuộc mặc cả nhượng bộ là một phía nhiều hơn. Trợ cấp bị lấy đi từ các hàng ngũ thấp của các công nhân sao cho sự tăng lương như là một phần của thu nhập, nhưng tiền công đình trệ. Trong 2009, các công nhân của Ford đã từ bỏ các trợ cấp chi phí sinh hoạt và đã mất ngày nghỉ có lương và học bổng đại học cho con họ cũng như hỗ trợ học phí. Cũng tiền công đó đã duy trì một cuộc sống bấp bênh hơn nhiều. Và đã có một sự đẩy thêm để tăng mọi hình thức của tính linh hoạt, kể cả sự tháo dỡ nghề nghiệp. Như thế, Ford đã đạt một thỏa thuận tập thể với Liên hiệp Công nhân Ô tô mà đóng băng tiền công mức gia nhập, có một điều khoản không-đình công và trả các công nhân hiện hành một tiền thưởng cho việc đồng ý các nhượng bộ. Các giao dịch tương tự đã tiếp theo việc này ở GM và Chrysler, mà cũng đã giảm số phân loại việc làm, trong trường hợp của GM xuống chỉ còn ba phân loại thương mại có kỹ năng.

Những diễn biến như vậy là phần của một quá trình điều chỉnh quanh thế giới. Vòng tròn đang đóng lại. Khi các công nhân ở Trung Quốc được kích động đòi tiền công cao hơn và các điều kiện tốt hơn, các công ty đa quốc gia đã đàng hoàng nhận tăng tiền công lớn nhưng lại bỏ trợ cấp doanh nghiệp đi. Các công nhân bị nhốt của Foxconn ở Thẩm Quyến đã nhận được thức ăn, quần áo và nơi trọ được bao cấp. Trong tháng Sáu 2010, vào ngày ông tuyên bố sự tăng lương lớn lần thứ hai, người đứng đầu Foxconn đã nói, ‘hôm nay chúng ta sẽ trả các chức năng xã hội này cho chính phủ’. Công ty đã chuyển tiền công, tạo ra ấn tượng rằng các công nhân đã được nhiều (một sự tăng lương 96 phần trăm), nhưng sự thay đổi hình thức của thù lao và đặc trưng của mối quan hệ lao động. Mô hình toàn cầu đã đến Trung Quốc.

Precariat trải nghiệm đầy đủ sức mạnh của tính linh hoạt tiền công. Tiền công của nó thấp hơn, biến đổi hơn và không thể tiên đoán được hơn. Tính biến đổi không chắc tương quan dương với các nhu cầu cá nhân. Khi những người trong precariat có các nhu cầu tài chính trên bình thường, như khi họ bị bệnh hay khó khăn gia đình, họ chắc cũng nhận được thu nhập dưới trung bình. Và sự bất trắc kinh tế của họ bị tăng cao bởi cách các thị trường tín dụng hoạt động. Không chỉ chi phí để có được các khoản vay là cao hơn, phản ánh sự thiếu uy tín trả nợ, mà cả nhu cầu đối với chúng là cao hơn, khiến nhiều người trong tuyệt vọng phải vay bọn cho vay nặng lãi với lãi suất cao không thể chịu được và với các lịch trả không thực tế.

Có nhiều nghiên cứu, và khá nhiều tiểu thuyết, cho thấy trong các cộng đồng nghèo một dạng của sự bất an ninh thu nhập nêu bật các dạng khác thế nào. Những người có thu nhập bấp bênh, đặc biệt nếu chuyển vào và ra các việc làm ngắn hạn lương thấp và đối phó với các sự phức tạp không thân thiện của hệ thống trợ cấp, dễ bị cuốn vào nợ nần kinh niên.

Trong nhiều năm, tác động của sự tái cấu trúc thu nhập xã hội và tiền công đình trệ đã được bao cấp nhà nước làm nhẹ bớt. Chúng ta xem xét các việc đó muộn hơn. Nhưng thu nhập trì trệ và sự bấp bênh kinh tế của những người bị nghiêng về precariat đã cũng bị che giấu bởi tín dụng rẻ, được trợ cấp bởi các chính phủ trong hầu hết các nước OECD. Các gia đình tầng lớp trung lưu đã có khả năng tiêu thụ nhiều hơn mức họ kiếm được, che giấu sự thực rằng các thu nhập kiếm được đã sụt giảm. Họ đã có một thu nhập phụ cấp tư nhân giả. Sự đổ vỡ đã làm tiêu tan ảo vọng rằng tất cả đã có được từ một Thời Đại Vàng thứ hai của sự tăng trưởng hùng hổ. Đột nhiên, hàng triệu người Mỹ và Âu châu đã cảm thấy gần hơn với precariat.

Nói ngắn gọn, thu nhập xã hội dưới chủ nghĩa tư bản toàn cầu ngày càng bấp bênh. Trong khi các công ty ‘đi gọn nhẹ’, việc này biến thành sự bấp bênh thu nhập nhiều tầng cho precariat. Và tái cấu trúc thu nhập có nghĩa rằng các chi phí sinh hoạt đang tăng đối với những người bấp bênh về kinh tế. Một xã hội thị trường được đặc trưng bởi tính bất trắc và tính dễ biến động khiến nên mua bảo hiểm, tưởng thưởng những người làm vậy và trừng phạt những người không thể làm. Những người với các hợp đồng tạm thời không chỉ có một xác suất cao hơn của nhu cầu tài chính mà cũng thấy khó hơn và tốn kém hơn để mua bảo hiểm.

Một khía cạnh cuối cùng của sự tái cấu trúc thu nhập xã hội sau-toàn cầu hóa là, trong khi trước nhà nước phúc lợi, các cá nhân và gia đình đã dựa nhiều vào các cơ chế phi chính thức của sự trợ giúp cộng đồng, các cơ chế này không còn nữa. Chúng đã bị làm yếu bởi sự tăng lên của trợ cấp nhà nước và doanh nghiệp. Trong nhiều thế hệ, người dân đã nghĩ không cần đến chúng nữa, cho nên chúng tàn đi. Nhưng khi các hãng đã dỡ tải trợ cấp doanh nghiệp và khi nhà nước đã chọn các trợ cấp theo đánh giá gia cảnh, đã không có sự ủng hộ cộng đồng nào để nhờ đến chúng. Hệ thống gia đình có đi có lại đã tan vỡ.

Tóm lại, precariat đối mặt với một sự kết hợp độc nhất của hoàn cảnh. Không giống giai cấp vô sản cũ và salariat, nó không có trợ cấp doanh nghiệp nào để tạo sự an toàn thu nhập và không an sinh xã hội dựa trên đóng góp nào. Và trong khi nó phải dựa vào các khoản tiền công, các khoản này là thấp hơn, biến đổi và không thể tiên đoán được hơn các khoản của các nhóm khác. Các bất bình đẳng thu nhập và trợ cấp đang tăng lên, với precariat bị bỏ lại sau xa hơn nữa và phụ thuộc vào một hệ thống cộng đồng bị yếu đi của sự trợ giúp xã hội.

Sự thất nghiệp bấp bênh

Thất nghiệp là phần của cuộc sống trong precariat. Nhưng đã có một sự xét lại các thái độ mà làm cho nó khó hơn để xử lý. Trong thời đại trước toàn cầu hóa, thất nghiệp đã được xem như do các nhân tố kinh tế và cấu trúc. Người thất nghiệp đã không may, không đúng nơi không đúng lúc. Hệ thống trợ cấp thất nghiệp đã được xây dựng trên nguyên lý bảo hiểm xã hội; mọi người đóng góp, sao cho những người với xác suất thấp về bị nên thất nghiệp trợ cấp cho những người với xác suất cao hơn.

Mô hình đó đã sụp đổ, cho dù điều hư cấu tiếp tục ở một số nước. Ít công nhân hơn ở vị thế để đóng góp hay bảo họ đóng góp nhân danh họ, và ít người hơn có đủ tư cách dưới các quy tắc đóng góp. Nhưng trong mọi trường hợp các thái độ chính thống đối với thất nghiệp đã thay đổi triệt để. Trong khung khổ tân-tự do, thất nghiệp đã trở thành một vấn đề về trách nhiệm cá nhân, khiến nó hầu như là ‘tự nguyện’. Người dân ít nhiều được coi như ‘có thể dùng được’ và câu trả lời đã là làm cho họ có thể dùng được hơn, nâng cấp ‘các kỹ năng’ của họ hay sửa đổi ‘các thói quen’ và ‘các thái độ’ của họ. Việc này làm cho dễ để đi sang giai đoạn tiếp theo của sự quở trách và sự biến người thất nghiệp thành quỷ dữ như là kẻ lười biếng và kẻ cắp. Chúng ta sẽ xem xét điều đó đã dẫn tới đâu trong Chương 6. Ở đây chúng ta chỉ muốn thâu tóm thất nghiệp đã tác động thế nào đến precariat.

Cuộc suy thoái đầu tiên của thời đại toàn cầu hóa trong đầu các năm 1980 đã dẫn đến một sự thay đổi về thái độ chính thống tới phạm vi thấp hơn của thị trường lao động nơi precariat đang nổi lên và một sự thay đổi thái độ giữa những người mất việc làm. Tại Vương Quốc Anh, tiền công linh hoạt và các việc làm bấp bênh kết hợp với thất nghiệp cao đã dẫn, đặc biệt, những người trẻ thuộc giai cấp lao động để đón nhận ‘trợ cấp thất nghiệp’ như sự xác nhận việc họ khinh các việc làm tệ hại được chào, một sự bác bỏ được chớp lấy bởi các ban nhạc pop như UB40, mà tên của nó (biểu trợ cấp thất nghiệp số 40) và các thành viên của ban nhạc được thu hút từ các hàng chờ trợ cấp thất nghiệp. Điều này có thể đã tác động đến chỉ một thiểu số người trẻ lớn lên trong các vùng giai cấp lao động giảm sút, nhưng nó đã giúp làm thay đổi thái độ chính thức, cung cấp một cái cớ để làm sống lại một hình ảnh về người nghèo lười nhác vô trách nhiệm.

Vấn đề thực đã là thị trường lao động linh hoạt. Nếu tiền công bị kéo xuống và nhiều việc làm hơn trở nên bấp bênh, thì trợ cấp thất nghiệp trở nên tương đối hấp dẫn hơn. Để ghi nhận, các chính phủ ở các nước đã công nghiệp hóa đã hạ các trợ cấp, làm cho chúng khó hơn để được và khó hơn để giữ. Việc đó đã loại bỏ đặc trưng bảo hiểm và ý định được công khai thừa nhận về cung cấp một thu nhập thỏa đáng để bù cho ‘sự gián đoạn khả năng kiếm tiền’ tạm thời, như William Beveridge (1942: 7) đã diễn đạt. Nhưng ‘các bẫy thất nghiệp’ trở nên phổ biến hơn, vì sự mất trợ cấp đã dẫn đến việc nhận một việc làm có lương thấp đã đẩy ‘thuế’ suất thật sự đến gần hay thậm chí trên 100 phần trăm.

Một vòng luẩn quẩn đã dẫn các chính phủ theo các hướng xấu. Khi tiền công rớt, và khi các việc làm tạm thời lương thấp trở thành chuẩn cho đoạn cuối thấp hơn của các thị trường lao động, tỷ lệ thay thế thu nhập của trợ cấp tăng lên. Các nhà bình luận tầng lớp trung lưu đã xót xa ‘tính hào phóng quá đáng’ của trợ cấp và đã cho rằng, vì ‘công việc đã không sinh lợi’, trợ cấp phải bị cắt. Để giúp làm cho công việc ‘sinh lợi’, các chính phủ đã đưa ra các trợ cấp trong-công-việc (in-work benefits: trợ cấp chỉ cho người có việc làm) và các khoản miễn thuế thu nhập kiếm được, một đơn thuốc cho các sự méo mó và phi hiệu quả. Nhưng bẫy thất nghiệp vẫn còn, dẫn các nhà hoạch định chính sách đưa ra các bước theo hướng buộc người thất nghiệp nhận việc làm, dẫu khó chịu và được trả tồi.

Cải cách toàn cầu về trợ cấp thất nghiệp đã có tác động như một bãi sinh đẻ cho precariat. Trong khi không y hệt nhau trong mọi nước, xu hướng đã giống nhau. Sự thay đổi lớn nhất đã là trong hình ảnh về thất nghiệp. Bây giờ nó được mô tả như phản ánh một sự thiếu khả năng để được thuê (employability), sự thất bại cá nhân và tiền công hay các kỳ vọng việc làm quá đáng. Chế độ trợ cấp dựa trên sự xác minh liệu một người có xứng đáng để nhận bất cứ thứ gì hay không, và việc này đã trở thành một chương trình nghị sự cho việc đòi hỏi một người ứng xử theo các cách nhất định nhằm để xứng đáng sự giúp đỡ.

Trong khi bảo hiểm thất nghiệp vẫn thống trị ở vài nước, các điều kiện hưởng đã được thắt chặt ở mọi nơi; các thời kỳ cho quyền hưởng đã bị cắt ngắn và trợ cấp đã bị cắt. Trong đa số nước, chỉ một thiểu số của những người thất nhiệp nhận được trợ cấp và thiểu số này đang co lại. Và các trợ cấp theo đánh giá gia cảnh đã mở rộng, với mọi loại điều kiện ứng xử gắn với chúng.

Ở Hoa Kỳ, để có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp, thường một người phải đã làm toàn thời gian ít nhất một năm trong việc làm cuối cùng của mình. Hơn một nửa những người thất nghiệp (57 phần trăm trong 2010) không đủ tư cách. Tình hình còn tồi hơn, vì nhiều người không đủ tư cách bị bỏ khỏi lực lượng lao động hoàn toàn. Hai phần ba những người nhận tiền nói họ sợ trợ cấp của họ sẽ hết hạn trước khi họ có thể nhận được một việc làm. Vào 2010, sự nghèo giữa những người thất nghiệp và thiếu việc làm đã tồi hơn bất kể lúc nào kể từ các năm 1930, với một trong chín người Mỹ sống bằng phiếu thực phẩm. Đã có sáu người tìm việc cho mỗi việc làm trống, tăng từ 1,7 trước khủng hoảng, và thất nghiệp dài hạn chiếm 40 phần trăm của toàn bộ, nhiều hơn trong các suy thoái trước rất nhiều. Nó đã là suy thoái duy nhất kể từ Đại Suy thoái của các năm 1930 đã quét sạch tất cả sự tăng trưởng việc làm từ sự tăng cao trước theo chu kỳ.

Bộ máy tạo-việc làm của thế giới giàu có đang kiệt sức. Điều này xảy ra trước cú sốc 2008. Ở Hoa Kỳ, tăng trưởng GDP đã chậm lại giữa các năm 1940 và các năm 2000 nhưng sự tăng trưởng việc làm đã chậm hơn nhiều. Trong các năm 1940, việc làm phi nông nghiệp đã tăng gần 40 phần trăm; sự tăng đã ít hơn trong các năm 1950, đã tăng tốc nhẹ trong các năm 1960, đã rớt xuống 28 phần trăm trong những năm 1970 và 20 phần trăm trong các năm 1980 và các năm 1990. Nhưng trong các năm 2000, việc làm thực sự đã rớt 0,8 phần trăm. Công việc đã không ‘biến mất’ nhưng thị trường toàn cầu đã để các công nhân Mỹ lại đằng sau.

Trong thị trường lao động đang toàn cầu hóa, các cuộc suy thoái làm cho precariat tăng nhanh. Bây giờ có nhiều lao động tạm thời và công nhân không được bảo vệ khác hơn, có quy mô nhiều hơn cho sự loại bỏ lao động nhanh trong pha đầu tiên của một suy thoái. Những ngày khi mà số đông công nhân bị thải, giữ việc làm của họ cho đến khi cầu phục hồi, đã qua rồi. Đầu tiên những người ở bên lề đã mất việc làm của họ. Tuy vậy, họ có thể đã không xuất hiện trong thống kê việc làm trước suy thoái hay trong thống kê thất nghiệp sau đó. Điều này giúp giải thích vì sao một số nước Âu châu với công ăn việc làm bí mật và di cư cao đã trải nghiệm chỉ những sự tăng lên nhỏ trong thất nghiệp được đăng ký và những sự giảm khiêm tốn trong việc làm sau 2008.

Các hãng đã sử dụng suy thoái để chuyển nhiều lao động vào vùng của precariat và để tái cơ cấu theo những cách khác, kể cả việc dùng offshoring và outsourcing nhiều hơn. Các suy thoái liên tiếp ở Hoa Kỳ đã tiếp theo bởi sự phục hồi thị trường lao động thiếu máu hơn, cùng với một sự tăng khổng lồ về thất nghiệp dài hạn. Khi tăng trưởng kinh tế đã phục hồi sau các suy thoái của các năm 1970 và đầu các năm 1980, việc làm đã mở rộng lập tức và đã thực chất. Khi nó lại bắt đầu sau suy thoái của 2008–9, đã không hề có sự mở rộng việc làm nào trong hơn một năm. Quả thực, các bang ‘sunbelt-vành đai mặt trời ở Nam Hoa Kỳ’ đã tiếp tục để rơi việc làm, gợi các nỗi sợ về một ‘sự phục hồi mất-việc làm’.

Ở Đức, một số người thất nghiệp đơn giản đã biến mất; nhiều người Đông Âu đã bỏ đi vì họ đã có thể nhận được sự hỗ trợ cộng đồng ở quê hương họ và bởi vì, đến từ các nước thành viên EU, họ đã có thể quay lại khi việc làm hồi phục. Ngược lại, những người di cư mất các việc làm bấp bênh ở Hoa Kỳ không dám về quê, vì sợ bị cản việc quay lại. Thật éo le, nó đã có thể giúp tỷ lệ thất nghiệp Mỹ nếu giả như đã dễ hơn cho những người nhập cư để bỏ đi và để quay lại.

Nhìn chung, các cuộc suy thoái đã đẩy nhiều người vào precariat, một phần bởi vì những người bị mất việc làm trượt vào một dòng kiếm được thu nhập thấp hơn khi làm việc lại. Các nghiên cứu Hoa Kỳ (như Autor and Houseman, 2010) đã thấy rằng việc nhận các việc làm tạm thời sau thất nghiệp có khuynh hướng hạ thấp thu nhập hàng năm và tiền kiếm được dài hạn. Đấy là lý do cho người thất nghiệp kháng cự áp lực để nhận việc làm đầu tiên được chào cho họ. Không phải là tính lười biếng hay ăn xin mà chỉ là lẽ thường tình.

Trong lúc, người thất nghiệp đã trở thành một hạng điều trị. Xu hướng để làm cho mọi thứ lệ thuộc vào hợp đồng đã được mở rộng ra cho họ. Trong vài nước, những người thất nghiệp được đổi tên là ‘các khách hàng’ và phải ký các hợp đồng, chấp nhận các nghĩa vụ nhất định và các sự trừng phạt vì không tuân thủ. Hầu như theo định nghĩa, họ ở dưới sự cưỡng ép khi họ ký. Các hợp đồng được ký trong hoàn cảnh như vậy sẽ bình thường là có thể tranh luận theo thông luật. Nhưng chúng ta sẽ xem xét điều đó đã dẫn tới đâu muộn hơn.

Những người thất nghiệp cũng trải nghiệm một dạng của tertiarisation (chuyển từ các khu vực một và hai sang khu vực ba). Họ có nhiều ‘nơi làm việc’ – các sở giao dịch việc làm, các văn phòng trợ cấp, các văn phòng tìm-việc làm đào tạo – và phải dính đến nhiều công-việc-cho-lao-động – điền các mẫu biểu, xếp hàng, đi lại đến các sở giao dịch việc làm, đi lại để tìm việc làm, đi lại đến nơi đào tạo việc làm và vân vân. Nó có thể là một việc làm toàn thời gian để là người thất nghiệp, và nó dính đến tính linh hoạt, vì người ta phải hầu như luôn luôn sẵn sàng khi được gọi. Cái mà các chính trị gia gọi là sự biếng nhác có thể không nhiều hơn là ở đầu dây điện thoại, nhai (cắn) móng tay bồn chồn hy vọng một cuộc gọi.

Bẫy precarity (tồn tại bấp bênh)

Một thị trường lao động dựa trên lao động bấp bênh tạo ra các chi phí giao dịch cao cho những người ở bên lề. Các chi phí này gồm thời gian cần để xin trợ cấp nếu họ trở thành người thất nghiệp, sự thiếu thu nhập trong thời kỳ đó, thời gian và các chi phí gắn với tìm kiếm việc làm, thời gian và chi phí trong việc học các thủ tục lao động mới, và thời gian và chi phí dính líu trong các hoạt động điều chỉnh bên ngoài việc làm để thích nghi với các đòi hỏi của việc làm tạm thời mới. Tổng (chi phí) có thể là lớn bằng thu nhập được kỳ vọng. Việc này tạo ra cái có thể được gọi là một ‘cái bẫy precarity’.

Một nghiên cứu ở Anh trong 2010 bởi Reed in Partnership, một hãng giúp những người thất nghiệp tìm việc làm, đã thấy rằng chi phí trung bình của nhận được một việc làm, với quần áo, đi lại, chăm sóc trẻ, đào tạo và vân vân, lên đến £146, một khoản đáng kể đối với những người có thể đã thất nghiệp trong một thời gian dài hay đã qua một loạt các việc làm tạm thời lương thấp. Trong tháng đầu tiên của một việc làm chi phí đã là một khoản thêm £128. Nếu có triển vọng về chỉ một việc làm lương thấp tạm thời, phản khuyến khích được ngụ ý bởi bẫy precarity là lớn hơn rất nhiều so với bẫy nghèo mà đã rất được chú ý. Giám đốc điều hành của Reed in Partnership đã bình luận, ‘Một phần lớn những người mà chúng tôi làm việc với không thể có đủ khả năng chi trả ngay cả các chi phí đi lại để có được một cuộc phỏng vấn’.

Một người sống trên một dòng các việc làm tạm thời có một cuộc sống đầy rủi ro. Hãy xét một phụ nữ có một việc làm tạm thời và điều chỉnh chi phí sinh hoạt của mình cho bằng tiền công kiếm được. Rồi việc làm chấm dứt. Cô có các khoản tiết kiệm tối thiểu. Cô phải đợi vài tuần – có thể dài hơn nhiều – trước khi cô có thể nhận được bất cứ trợ cấp nhà nước nào. Trong lúc đó, cô điều chỉnh tiêu chuẩn sống xuống, nhưng cô có thể phải vay hay lâm vào nợ nần bằng trì hoãn trả tiền thuê và vân vân. Có thể có một nhân tố thêm. Những người làm việc làm tạm thời thường không vội xin trợ cấp. Nó thường được làm một cách miễn cưỡng, sau khi sự gian khổ đã bắt đầu. Như thế, các món nợ và các nghĩa vụ với họ hàng, bạn bè và hàng xóm tăng lên, và những kẻ cho vay nặng lãi ẩn nấp. Bẫy precariat trở nên kinh khủng hơn.

Nếu người phụ nữ của chúng ta may mắn, cô có thể nhận trợ cấp nhà nước để trả một số nợ và có được sự nhẹ bớt tài chính nào đó. Nhưng rồi giả sử cô được chào mời một việc làm tạm thời lương thấp khác. Cô lưỡng lự. Một số trợ cấp có thể tiếp tục trong một thời gian, dưới các quy tắc để giúp ‘làm cho công việc sinh lợi’ và giảm ‘bẫy nghèo’ tiêu chuẩn. Nhưng cô biết rằng khi việc làm chấm dứt cô sẽ lại lần nữa đối mặt các chi phí giao dịch gây nản lòng. Thực tế là cô không thể có đủ khả năng để nhận việc làm bởi vì, ngoài chi phí do mất trợ cấp khi có việc làm, sẽ có chi phí về việc nhận lại trợ cấp. Đó là bẫy precarity.

Bẫy precarity được tăng cường bởi sự xói mòn của sự hỗ trợ cộng đồng. Trong khi ở trong và ra ngoài các việc làm tạm thời lương thấp không tích lại quyền hưởng trợ cấp nhà nước hay doanh nghiệp, con người vét cạn khả năng để nhờ đến trợ cấp do gia đình và bạn bè cung cấp trong lúc khó khăn. Việc này bị làm cho trầm trọng thêm bởi nợ nần và các quãng giữa của tệ nạn xã hội mà có thể gồm sử dụng ma túy và phạm tội vặt, như ăn cắp đồ ở cửa hàng. Còn bị tồi tệ hơn do căng thẳng về bất an toàn và sự sỉ nhục của việc liên tục phải thử bán mình cho các cơ quan và các chủ sử dụng lao động tiềm năng. Không có một nền móng an toàn kinh tế, thị trường lao động linh hoạt nhất thiết tạo ra các kết cục đó.

Cú sốc tài chính

Trên đỉnh của những thay đổi dài hạn đối với những người thất nghiệp, đổ bể tài chính 2008–9 đã làm nhanh thêm sự tăng lên của precariat toàn cầu bằng đặt nhiều áp lực hơn lên các hãng để cắt các chi phí lao động thông qua các biện pháp linh hoạt và thúc đẩy các chính sách được chính phủ cổ vũ.

Có thể đoán được, ban đầu precariat đã chịu gánh nặng chủ yếu của cú sốc. Đã là dễ nhất để biến các nhân viên tạm thời thành thừa, đơn giản bằng không tái tục hợp đồng. Randstad, công ty cung cấp nhân viên lớn thứ hai thế giới, đã báo cáo các sự sụt giảm mạnh khắp châu Âu trong 2008, nhận xét rằng các hãng đã thiên về cắt việc làm hơn trong các suy thoái trước. Nhưng khi suy thoái diễn tiến, đã trở nên rõ nó đã là một cái đòn bẩy cho precariat đang mở rộng. Adecco, công ty lo việc làm tạm thời lớn nhất thế giới, đã báo cáo rằng sự tăng trưởng lại của việc làm đã tập trung vào lao động tạm thời (Simonian, 2010).

Tại Vương Quốc Anh, tác động của khủng hoảng đã là đáng chú ý vì sự giảm sút số nhân viên, trong khi số những người tự kinh doanh đã hầu như không giảm. Trong năm suy thoái đầu tiên, việc làm toàn thời gian đã sụt hơn 650.000 trong khi việc làm một phần thời gian đã tăng 80.000, với 280.000 người làm một phần thời gian nói họ đã không thể có được một việc làm toàn thời gian. Thất nghiệp đã tăng nhiều hơn sự giảm việc làm, chủ yếu dòng chảy vào của người mới vào lực lượng lao động trẻ và một sự tăng lên của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của những người cao tuổi đối mặt với hưu bổng và tiết kiệm giảm sút.

Tại Hoa Kỳ, các hãng đã phản ứng lại với khủng hoảng bằng việc cắt các nhân viên dài hạn và thay thế những người khác bằng thay đổi công nghệ hay bằng thuê ngoài, một phần để tránh một sự lặp lại của các chi phí biến con người thành thừa. Một điều tra trong 2010 đã kết luận rằng ít nhất một phần tư của 8,4 việc làm bị loại bỏ ở Hoa Kỳ kể từ suy thoái bắt đầu sẽ không quay lại (Izzo, 2010).

Sau sự cắt việc làm, năng suất lao động đo được đã vút lên cao, mà được diễn giải như một sự phản ánh của các chủ ép các nhân viên lao động nhiều hơn, hạn chế tạo việc làm. Đấy có thể chỉ là một phần của câu chuyện, vì cú sốc có thể đã đẩy nhanh việc thuê ngoài và phải dùng đến nhiều lao động ngầm. Thí dụ, đã có một sự phất lên về thuê ngoài xử lý pháp lý. Pangea3, một hãng có trụ sở ở Ấn Độ dẫn đầu trong thị trường mới nổi này, doanh số của nó đã tăng gấp đôi trong một năm. Trong khi các hãng luật Anh và Mỹ đã vật lộn, cắt sự tuyển người và làm cho các luật sư thành thừa hay cho họ nghỉ phép, suy thoái đã là một sự phất lên cho các luật sư ở Ấn Độ.

Theo truyền thống, các suy thoái lớn dẫn đến các sự giảm về bất bình đẳng, nhưng lần này các sự chênh lệch thu nhập đã tiếp tục rộng ta, nói chung và bên trong các khu vực cá biệt. Như thế, khủng hoảng đã dẫn đến bất bình đẳng gia tăng giữa của cải của các hãng luật đỉnh cao và của cải của các hãng khác. Elite đã bảo vệ các khoản thu nhập và địa vị bằng sa thải một số của salariat và hạn chế các cơ hội sự nghiệp của những người khác, trong khi mở rộng số của các phụ tá pháp lý với mọi sự bấp bênh của precariat. Các công ty dịch vụ tài chính và kinh tế dẫn đầu cũng được lợi từ sự phân biệt giai cấp, vì sự chọn danh tiếng và sự to lớn là một chiến lược không ưa rủi ro vào thời bất an. Trong khi nghề pháp lý đang trải qua sự tái cơ cấu sâu sắc nhất, tất cả các nghề đều bị đẩy theo cùng hướng, có ít người bên trong được bảo vệ hơn cùng với số các vị trí bấp bênh, không có sự nghiệp ngày càng tăng.

Cho các nhân viên nghỉ phép không lương đã tăng ở Hoa Kỳ đồng thời như sự làm thêm giờ không được trả công. Trong 2010, hai mươi bang Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhân viên nghỉ không lương và hơn 200.000 nhân viên khu vực công đã ‘nghỉ phép’ mỗi tuần, thường được bảo nghỉ Thứ Sáu, không có lương. Đối với nhiều người nó đã là sự giải phóng, bất chấp mất thu nhập, cho phép họ dùng nhiều thời gian hơn với gia đình; ‘Nghỉ phép Thứ Sáu’ đã trở thành một phần chính của đời sống khắp nước. Nhưng nó đã là một bước đẩy các nhân viên ra khỏi vùng thoải mái của salariat.

Nghỉ phép không lương cũng đã lan sang châu Âu nữa. Một hãng lớn ở Anh đã yêu cầu các nhân viên nghỉ phép không lương hai tuần và đã có 95 phần trăm nhận. Các hãng khác chào hai tháng hưởng 50 phần trăm lương. British Airways đã cho toàn bộ nhân viên cơ hội để làm việc một phần thời gian; nhiều người đã nói họ muốn làm thế và làm việc từ thiện trong thời gian được biến thành rỗi. Cũng đã có một sự phồn vinh cho nghề mới về ‘đào tạo sống-life coach’, hăm hở tư vấn cho người dân tổ chức lại cuộc sống của họ thế nào.

Trong 2009, một ngân hàng Tây Ban Nha, BBVA, đã chào để nhân viên nghỉ dài đến năm năm với 30 phần trăm lương. Việc này đã cho nhân viên trung bình ít nhất £12,000, với chăm sóc sức khỏe thêm vào. Ngân hàng đã làm việc đó hơn là chi trả sáu tuần bồi thường thôi việc cho mỗi năm đã làm. Nó đã thừa nhận rằng nhiều nhân viên có thể gặp khó khăn điều chỉnh khi họ quay lại, nhưng vấn đề đó có vẻ còn xa.

Một ngân hàng khác ở nước khác đã nêu bật sự đối xử nhị nguyên của salariat và precariat sau-2008. Trong phản ứng với khủng hoảng ngân hàng, mà đã được chính phủ Anh bao cấp nặng, Lloyds Banking Group dã cắt hơn 20.000 việc làm. Trong tháng Mười 2010, nó đã tuyên bố rằng nó đã ‘giảm nhẹ tác động lên các nhân viên thường xuyên với một sự sa thải đáng kể các nhân viên tạm thời và hợp đồng’. Lần tới, không nghi ngờ gì, ngân hàng này sẽ có nhiều nhân viên tạm thời hơn và các nhân viên khác những người có thể dễ dàng bị sa thải.

Tháo dỡ khu vực công

Biên giới cuối cùng cho precariat là khu vực công, người tiên phong lâu đời cho các tiêu chuẩn lao động và việc làm ổn định. Nó đã cung cấp một thu nhập xã hội cao, với các trợ cấp tạo thành một phần lớn của tiền đền bù, gắn với các quy tắc quan liêu và đạo đức phục vụ.

Trong hàng thế hệ, sự đối đãi ngành dân chính đã như thế, trong khi thu nhập đã chẳng bao giờ đạt mức cao chóng mặt của các khu vực thương mại tư nhân, các công chức đã có sự an toàn công ăn việc làm nếu không phải sự an toàn việc làm, cũng như hưu bổng định tiêu chuẩn, trợ cấp chăm sóc sức khỏe và vân vân. Nhưng các công chức thực hiện các lệnh của các chủ nhân chính trị của họ để linh hoạt hóa các thị trường lao động tư nhân, lỗ hổng giữa sự an toàn đặc ân của họ và phần còn lại của xã hội đã trở nên rành rành. Đã chỉ là vấn đề thời gian trước khi bản thân khu vực công trở thành một mục tiêu đầu tiên cho linh hoạt hóa. Thời gian đó đã đến với cú sốc 2008, cho dù sự xói mòn đã bắt đầu trước từ lâu.

Sự tấn công đã bắt đầu với các bước để thương mại hóa, tư nhân hóa và giao thầu các dịch vụ. Các hợp đồng tạm thời và việc làm một phần thời gian với tiền công và trợ cấp thấp đã lẻn vào. Rồi các chính phủ đã hành động chống lại toàn bộ khu vực. Hưu bổng đã được tuyên bố là ‘không thể chi trả được’ và ‘bất công’; các chính phủ đã so sánh với nền kinh tế tư nhân để biện minh cho việc cắt tiền lương khu vực công. Trầm trọng thêm là các gói kích thích tài khóa, sự nới lỏng định lượng (QE) và các trợ cấp đã tạo ra nợ công phình lên. Đó đã không phải là lỗi của khu vực công, mà nó đã trở thành một mục tiêu dễ cho các khoản cắt ngân sách. Các khu vực tư nhân bấp bênh được xem như không có sự đoàn kết. Các thị trường tài chính cũng đã khăng khăng về việc cắt chi tiêu công như bằng chứng rằng các chính phủ đã ‘đi đúng đường’. Việc này làm xói mòn salariat khu vực công.

Về toàn cầu, khu vực công đang biến thành một vùng của precariat. Không ở đâu điều này lại thế hơn ở Hoa Kỳ, nơi sự cuồng tín kinh tế tân-tự do đã tạo ra một cơn bão tài khóa hoàn hảo. Các thành phố đã bị đẩy vào nợ nần kinh niên bởi sự gò bó của các quy tắc tài khóa đòi hỏi một chế độ ‘ngân sách cân bằng’ thuế thấp. Trong nhiều năm, các công chức đã bảo vệ tiền lương của họ qua các nghiệp đoàn của họ và các thỏa thuận tập thể, còn khu vực tư nhân đã chịu tiền lương giảm và các trợ cấp co lại. Các nghiệp đoàn của họ vẫn mạnh. Năm 2008, 37 phần trăm công chức tham gia công đoàn, gần như trong năm 1980, trong khi tỷ lệ tham gia công đoàn ở khu vực tư đã giảm từ 20 xuống 7 phần trăm. Vào 2009, lần đầu tiên, người làm trong khu vực công đã chiếm hơn nửa số thành viên của tất cả các nghiệp đoàn ở Mỹ. Chúng đã bảo vệ tốt các thành viên của mình, nhưng bất bình đẳng rộng ra giữa khu vực công và khu vực tư đã khiến sự oán giận tăng lên.

Khủng hoảng đã được dùng để cắt sự an toàn việc làm khu vực công, thông qua sự tăng cường tính linh hoạt chức năng. Các nhà quản lý đã bắt đầu khăng khăng rằng các công chức phải thực hiện các nhiệm vụ khác với các nhiệm vụ họ đã được tuyển để làm. Một nhà quản lý thành phố ở Arkansas đã nói, với sự hãnh diện rõ rệt, ‘tôi trả nhiều tiền hơn cho ít người hơn và tối đa hóa việc sử dụng họ với nhiều việc hơn’ (Bullock, 2009). Thư ký tòa án bây giờ (cũng) làm tiếp thị và cai quản website, lính cứu hỏa đóng cả vai lái xe cứu thương, và các công nhân xử lý nước được trả thêm để thay cho lái xe tải. Một khảo sát về các thành phố và các hạt đã thấy rằng nhiều đã lợi dụng khủng hoảng để sắp xếp lại công việc theo những cách tương tự.

Ở mọi nơi, cánh hữu chính trị đã dùng suy thoái để tăng cường một chiến dịch để cắt tiền lương, trợ cấp và an toàn công ăn việc làm khu vực công. Một cách đặc trưng, trong bình luận về Hoa Kỳ, The Economist (2009) đã cho rằng ‘người làm khu vực công bị hư hỏng thối nát’, trên cơ sở rằng trung bình họ kiếm được 21 phần trăm nhiều hơn những người trong khu vực tư nhân và 24 phần trăm có khả năng hơn để có sự tiếp cận đến chăm sóc sức khỏe. Khoảng 84 phần trăm của những người làm cho chính quyền bang và địa phương vẫn đã có một sơ đồ hưu trí xác định mức hưởng, bảo đảm thu nhập hưu dựa trên số năm ‘phục vụ’ và tiền lương cuối cùng, so với chỉ 21 phần trăm của lao động khu vực tư. Các con số đã có thể được diễn giải như cho thấy các hãng tư nhân đã trở nên khốn khổ thế nào. Hoặc sự so sánh đã có thể được đưa ra với những gì elite và salariat tư nhân nhận được.

Các công chức bây giờ đối mặt một sự tấn công dữ dội vào hưu bổng của họ, mà sẽ làm xấu đi triển vọng thu nhập của con cái precariat của họ. Lần nữa tình hình Mỹ là đáng báo động nhất. Hội Quốc gia của Các Quan chức Ngân sách Bang đã cảnh báo rằng các bang Hoa Kỳ sẽ đối mặt các khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ do các nghĩa vụ hưu trí. Các nhà phê phán chống khu vực công đã được giúp đỡ bởi các câu chuyện media về vài cựu công chức cấp cao đang sống giàu có trên lương hưu của họ.

Hoa Kỳ chỉ là người báo hiệu. Sự tấn công lên khu vực công là một phần của sự hiệu chỉnh sau-2008 khắp các nước đã công nghiệp hóa. Ở Hy Lạp, dưới một chính phủ trung hữu, 75.000 công chức đã được thêm vào khu vực công khổng lồ rồi giữa 2004 và 2009. Một khi tình hình nguy ngập đến trong 2010, salariat công đã bị cắt, làm tăng precariat Hy Lạp. Chính phủ cũng đã tuyên bố nó sẽ bỏ các rào cản tham gia vào một số nghề, hạ tiền lương của chúng để giảm chi tiêu công. Tại Ý, áp lực lên ngành dân chính cũng đã tăng lên. Trong tháng Mười 2009, 40.000 sĩ quan cảnh sát đã diễu hành qua Rome để đòi lương tốt hơn và các xe cảnh sát mới. Bởi vì một sự đóng băng tuyển mộ, tuổi trung bình của cảnh sát Ý đã tăng lên 45. Họ đã không đơn độc; hàng triệu viên chức đã mất sự an toàn công ăn việc làm. Ở Bồ Đào Nha, 50.000 công chức đã biểu tình trong tháng Hai 2010 chống lại một sự đóng băng lương, nhưng chính phủ đã đi trước với một sự giảm dần các dịch vụ công. Tại Ireland, bị buộc phải chấp nhận sự cứu giúp của khu vực Euro cuối 2010, những trợ cấp kiếm được một cách khó khăn của khu vực công (và các lợi lộc thêm đôi khi lỗi thời của nó) đã bị bỏ trong một vài tháng.

Tại Vương Quốc Anh, như ở Hoa Kỳ, hai phần ba của tất cả việc làm mới trong thập niên trước 2008 đã là trong khu vực công. Cắt nó sẽ mở rộng precariat đơn giản bằng làm thay đổi phần công-tư của việc làm. Nhưng ý định là để biến nhiều hơn từ khu vực công vào vùng precariat thông qua tư nhân hóa, thuê ngoài và tạm thời hóa (với hợp đồng ngắn hạn).

Một khía cạnh của sự tấn công là cố gắng để chuyển nhiều dịch vụ hơn cho xã hội dân sự hay các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tại Vương Quốc Anh, việc này được trình bày như một cách để giảm Nhà nước Lớn và tạo ra Xã hội Lớn. Nhưng nó là một cách để nhận các dịch vụ dựa vào các hoạt động rẻ, di chuyển được tiến hành bởi các nhân viên chuyên nghiệp sang các dịch vụ dựa trên các hợp đồng bấp bênh và ‘những người tình nguyện’. Các thực thể được đăng ký như các hội từ thiện đã trở thành các chủ sử dụng lao động chính, với 464.000 nhân viên toàn thời gian trong 2009. Hơn nửa thu nhập của chúng đến từ các hợp đồng chính quyền để cung cấp các dịch vụ công. Nhưng các nhân viên hội từ thiện không được trả tốt và có các hợp đồng bấp bênh. Được trợ cấp bởi các quà tặng từ các nhà tài trợ tư nhân, chúng làm cho các dịch vụ công rẻ hơn, bỏ thầu rẻ hơn các tổ chức công tương đương và hợp pháp hóa các nối quan hệ hợp đồng tồi cho ‘những người tình nguyện’. Việc này làm cho khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trong một suy thoái. Khi các món biếu tặng cạn kiệt, các nhân viên tựa-công này có thể cảm thấy bản thân họ gần ở trong precariat. Đã không ngạc nhiên rằng khi suy thoái sâu thêm, nhiều trong số họ đã bỏ để làm việc trong các siêu thị. Thực tế, cho thầu lại các dịch vụ là mở rộng precariat trong khi làm xói mòn các hội từ thiện nhỏ.

Các chính phủ cũng đang hành động giống các hãng thương mại hơn trong cách đối xử của chúng với công chức, theo đuổi tính linh hoạt chức năng và việc làm. Thí dụ, chúng đang tiết kiệm về không gian văn phòng bằng phân tán hóa và linh hoạt hóa lao động của các nhân viên của chúng. Tại Hoa Kỳ, một luật được thông qua trong 2000 đã buộc chính phủ liên bang và các cơ quan của nó thiết lập các chính sách kết nối mạng. Vào 2006, 140.000 nhân viên liên bang, 19 phần trăm, đã làm việc từ các nơi làm việc thay thế. Đây là sự precariat hóa, cô lập các nhân viên và hạn chế không gian và cơ hội của họ cho hành động tập thể.

Trong 2009, 24.000 công chức Tây Ban Nha – 10 phần trăm của toàn bộ – đã lao động một phần từ nhà, với điều kiện rằng họ phải đến cơ quan trong 50 phần trăm của thời gian lao động của họ. Làm việc từ xa cũng được đưa vào ở Ý, nơi khu vực công là khét tiếng vì sự hay vắng mặt. Một nhà đổi mới ở Vương Quốc Anh đã là hội đồng thành phố Winchester, đã hợp nhất bốn văn phòng của nó thành hai và đã lắp đặt một hệ thống đặt chỗ trên cơ sở-web để cho phép các nhân viên đặt bàn làm việc hay phòng họp như họ thấy tích hợp. ‘Sắp xếp bàn nóng’ này phi cá nhân hóa văn phòng, vì nó không còn là ‘văn phòng của tôi’ nữa. Tác động tâm lý là đáng quan tâm, vì tính phương tiện tăng lên của nơi làm việc sẽ làm giảm ý thức gắn bó cả với hãng hay tổ chức và với số nhân viên như một thực thể cần được bảo vệ.

Tóm lại, khu vực công, pháo đài lâu đời của salariat và người định tiêu chuẩn cho lao động tử tế, đang chuyển nhanh vào một vùng của tính linh hoạt mà trong đó precariat có thể tăng lên.

Nhà nước bao cấp: thuốc độc của precariat

Một khía cạnh hầu như không được chú ý của toàn cầu hóa đã là sự mở rộng của các khoản trợ cấp. Đây có thể là một trong ‘các trò bội tín’ lớn của lịch sử kinh tế, vì phần nhiều đã được trao cho vốn và cho những người kiếm được thu nhập cao dưới dạng ‘thu nhập được miễn thuế’, ‘thời gian ưu đãi thuế’ và ‘khấu trừ thuế’. Nếu những người cao tuổi ở Vương Quốc Anh, chẳng hạn, muốn tránh thuế của phần thu nhập của họ, họ cần làm không nhiều hơn đưa nó vào một sơ đồ hưu trí cá nhân, trì hoãn thu nhập trong khi tiết kiệm 40 phần trăm của nó. Ai đó trong precariat hầu như không có cùng cơ hội.

Hãy xem xét cái đã xảy ra sau đổ vỡ 2008. Các sự can thiệp để chống đỡ các ngân hàng trên toàn cầu trong 2008–9 đã lên đến US$14.000 tỷ, theo Ngân hàng Anh Quốc. Đây có lẽ là một sự đánh giá thấp. Trong khi ấy, giữa sự vận động hành lang gây sốt của các công ty, các chính phủ Tây phương đã đưa ra một loạt các sơ đồ trợ cấp, trong cái phải được gọi là chủ nghĩa bảo hộ trợ cấp. Không chịu khất phục bởi thành tích thảm khốc dẫn đến đổ vỡ, khi nó đã ham mê đầu cơ tài chính, công ty motor Hoa Kỳ GM đã nói nó sẽ đi ‘mua trợ cấp’ và chuyển sản xuất và việc làm tới nơi các chính quyền chào các khoản trợ cấp lớn nhất.

Các trợ cấp là phần cấu thành của chính sách công nghiệp, thường được trình bày như sự giúp đỡ ‘những kẻ thắng’. Trong thực tế, các trợ cấp như vậy đã được dùng để làm chỗ dựa cho các hãng lớn hay các khu vực dưới áp lực, duy trì các cấu trúc bao gồm các khu vực bầu cử chính trị quan trọng. Nhưng các khoản trợ cấp sẽ không chặn lại sự phân công lại lao động quốc tế khi việc làm được chuyển từ các nước có chi phí cao sang các vùng chi phí thấp, năng suất cao. Trong khi chúng có thể kéo dài một số việc làm kiểu cũ, chúng làm thế với cái giá của sự tự chối ủng hộ cho các việc làm khác. Chúng hiếm khi làm lợi cho các nhóm bấp bênh nhất trong xã hội.

Các trợ cấp được đưa ra trong khủng hoảng 2008–9 để kích thích bán ô tô đã làm lợi cho những người mua xe so với những người khác và những người lao động ô tô so với các công nhân khác. Họ chắc chắn không là những người nghèo nhất hay bấp bênh nhất. Về mặt sinh thái, các trợ cấp như vậy ưu ái sử dụng tài nguyên làm tổn hại đến bảo tồn tài nguyên. Rồi có các bao cấp cho trợ cấp doanh nghiệp; các bao cấp này hạ thấp cầu đối với các công nhân làm các dịch vụ năng suất thấp. Và, như sẽ được cho thấy, trợ cấp doanh nghiệp là gánh nặng lên người trẻ vì những người cao tuổi và người di cư được chuẩn bị hơn để làm việc mà không có chúng.

Các trợ cấp lao động, kể cả các khoản khấu trừ thuế thu nhập kiếm được và các trợ cấp việc làm biên (marginal employment subsidies), trong thực tế cũng là các trợ cấp cho vốn, cho phép các công ty có được nhiều lợi nhuận hơn và trả lương thấp hơn. Chúng không có sự biện hộ công bằng kinh tế hay xã hội nào. Lý do căn bản cho trợ cấp lao động chính, sự khấu trừ thuế, là khi người nghèo và ít giáo dục ở các nước giàu đối mặt cạnh tranh khắc nghiệt nhất từ lao động giá rẻ trong các nước đang phát triển, các chính phủ cần trợ cấp tiền lương thấp để cung cấp thu nhập thỏa đáng. Nhưng trong khi có ý định để bù bất bình đẳng tiền lương, các trợ cấp này cổ vũ sự tăng trưởng hay duy trì các việc làm precariat lương thấp. Bằng việc thêm tiền lương cho đến mức đủ sống, các khoản khấu trừ thuế làm bớt áp lực với các chủ sử dụng lao động, cho họ một khuyến khích để tiếp tục trả tiền lương thấp. Lao động rẻ có nghĩa các hãng cũng dưới ít áp lực để là hiệu quả. Khấu trừ thuế và các trợ cấp lao động khác là cái tương đương thế kỷ thứ hai mươi mốt của hệ thống Speenhamland, một trợ cấp do địa chủ-xúi giục được đưa ra ở Berkshire trong 1795 mà đã trở nên khét tiếng vì nó đã gây ra sự bần cùng hóa nông thôn khắp nước Anh.

Sự điên rồ còn phải được hiểu rõ. Các chính phủ đi xuống con đường khấu trừ thuế sẽ phải chạy nhanh hơn chỉ để đứng yên, vì áp lực hạ tiền lương tăng lên khi các thị trường mới nổi khác đi theo Chindia. Như một bài xã luận Financial Times (2010a) đã phát biểu, mà không rút ra kết luận logic này,

Nếu Vương Quốc Anh tiếp tục đưa ra một mạng trợ cấp hào phóng trong khi tiền lương ở đáy là đình trệ, các công nhân có thu nhập thấp có thể mau chóng thấy rằng sống nhờ trợ cấp là chỉ hơi ít sinh lời hơn làm việc một chút. Để chắc chắn rằng sự làm việc vẫn sinh lợi, chính phủ sẽ phải tăng trợ cấp của nó trên tiền lương của họ qua hệ thống khấu trừ thuế.

Nó thêm rằng, để hạn chế các chi phí tăng lên, chính phủ phải thắt chặt các quy tắc về ai ‘đáng được hỗ trợ’. Việc này nó đã làm ngay.

Trong vòng một năm của sự đổ vỡ, mười sáu nước OECD đã đưa ra các trợ cấp lương, các phần thưởng tuyển dụng hay các việc làm công trình công ích để ngăn cản sự gia tăng thất nghiệp. Trong khi Tây Ban Nha đã có một chương trình công trình công ích to lớn, Vương Quốc Anh đã chọn gói ‘golden hallo’, trợ cấp cho các hãng đến £2,500 khi tuyển dụng bất cứ ai đã bị thất nghiệp hơn sáu tháng, £1,000 khi tuyển mỗi công nhân và thêm £1,500 cho đào tạo. Việc này đã chắc chắn làm phình to precariat, bằng mở rộng số được đưa vào việc làm tạm thời và xúi giục các chủ để thải các công nhân hiện tồn và thuê những người thay thế. Nam Hàn cũng đã đưa ra một trợ cấp thuê nhân công dưới một chính sách đòi hỏi các nhân viên chấp nhận một sự đóng băng tiền lương, loại bỏ các quyền mặc cả và trả những người mới được tuyển dụng hai phần ba tiền lương của các nhân viên hiện tồn – trải rộng một lực lượng lao động nhiều tầng. Tại Hoa Kỳ, chính quyền Obama đã xoay xở để ban hành một sơ đồ US$13 tỷ trong 2010 cho các công ty một sự khấu trừ thuế nếu họ thuê những người thất nghiệp tìm việc làm. Các chủ cơ hội chủ nghĩa mau chóng tính toán làm sao để tiến hành các sự thay thế có lợi.

Các nước khác đã ủng hộ các sơ đồ bù ngắn hạn, hầu hết hướng tới chế tác, mà theo đó các chủ có thể xin sự hỗ trợ tạm thời để bổ sung tiền lương của các nhân viên thường xuyên. Vào 2010, hai mươi mốt nước EU đã có các sơ đồ việc làm ngắn hạn bao phủ hơn 2,4 triệu công nhân; riêng sơ đồ Kurzarbeit của Đức đã cung cấp cho 1,5 triệu công nhân, gồm một trợ cấp tiền lương mà trải ra hai năm. Trợ cấp bù 60 phần trăm của thiệt hại thu nhập do làm tạm thời, một công thức được sao chép bởi các nước khác, như Hà Lan. Tại Hoa Kỳ, mười bảy bang, kể cả California, đã đưa ra một sự cắt giảm thuế lương và dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho những người buộc phải làm việc một phần thời gian.

Trợ cấp thời gian ngắn hoạt động hệt như bất kể trợ cấp lao động nào. Nó dính đến rủi ro đạo đức và trái đạo đức, tiền thưởng không hiệu quả và thành tích tồi. Và nó làm méo mó các thị trường, cản trở sự chuyển việc làm lên các khu vực có năng suất cao hơn. Trong khi các trợ cấp được bảo vệ như ‘giữ người dân trong việc làm, như thế duy trì các kỹ năng’, và làm giảm các chi phí xã hội của suy thoái (Atkins, 2009), chúng ngăn ngừa người dân tiến lên và kiếm được các kỹ năng mới hay sử dụng tốt hơn các kỹ năng họ có.

Việc ghép lao động ngắn hạn với trợ cấp chính phủ đã là một con đường biến các nhân viên toàn thời gian thành các thành viên được trợ cấp một phần thời gian của precariat. Và vì thời gian tồn tại của trợ cấp ngắn hạn là hạn chế nhiều người sẽ có chỉ một thời gian nhẹ bớt trước khi mất việc làm hoàn toàn.

Một sự mỉa mai cuối cùng của các trợ cấp là chúng không lừa gạt người dân trong thời gian dài. Trong khi đỡ các việc làm cũ và thúc đẩy lao động tạm thời, làm phình precariat theo những cách không bền vững, chúng để lại một vị kinh tởm. Một người Nam Hàn bị vỡ mộng có vẻ là một lính mới của precariat đã được trích nói rằng, ‘Cho dù tôi kiếm được một việc làm theo cách này, tôi sẽ chỉ làm việc vài tháng, và trong thời gian đó tôi sẽ luôn cảm thấy giống một người phụ đáng khinh sống nhờ sự hào phóng của các công nhân khác’ (Choe, 2009).

Nền kinh tế ngầm

Một nhân tố khác đã đóng một vai trò trong sự mở rộng precariat. Nhân tố này được biết đến một cách khác nhau như nền kinh tế ngầm, xám hay đen. Có nhiều lý do cho việc tin nó đã lớn lên và được đánh giá thấp đi bởi các số liệu thống kê sẵn có. Giải-công nghiệp hóa đã đóng góp một phần, như sự tăng lên của tính linh hoạt số lượng đã đóng góp, vì sự chuyển từ các nhà máy quy mô lớn và các khối văn phòng tập trung việc làm khiến cho cái bắt tay lao động dễ dàng hơn và khó phát hiện hơn. Đặc trưng thay đổi của các nhà nước phúc lợi cũng đã liên quan, làm xói mòn sự đoàn kết xã hội và các nguyên lý cơ bản của thuế lũy tiến trực tiếp và bảo hiểm xã hội.

Dù các lý do là gì đi nữa, nền kinh tế ngầm là nơi phần lớn precariat sống sót, đối mặt sự bóc lột và áp bức. Một nghiên cứu của Friedrich Schneider thuộc Đại học Linz (The Economist, 2010b) đã ước lượng rằng nền kinh tế phi chính thức chiếm hơn một phần tư GDP của Hy Lạp, hơn 20 phần trăm GDP của Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và hơn 10 phần trăm GDP của Đức, Pháp và Vương Quốc Anh. Ông đã quy phần lớn của sự tránh thuế cho ‘sự nổi loạn thuế’, lý lẽ rằng người dân miễn cưỡng hơn để đóng thuế nếu họ không nghĩ họ nhận được giá trị từ các dịch vụ do nhà nước đưa ra. Nếu thế, những khoản cắt dịch vụ công để giảm thâm hụt ngân sách có thể khuyến khích nhiều sự nổi loạn thuế hơn, phủ nhận tác động của cắt giảm chi tiêu lên thâm hụt ngân sách.

Căn cứ vào quy mô của nền kinh tế ngầm và sự tồn tại của đệm lao động ngầm, trong thời phất lên tương đối, như trước sự đổ vỡ 2008, một lượng đáng kể lao động không được ghi chép. Các thành tích tăng trưởng việc làm tồi có thể gây lầm lạc. Theo cùng cách, một suy thoái có thể bắt đầu với sự sụt giảm lao động ngầm, tạo ấn tượng là việc làm không sụt nhiều và thất nghiệp không tăng nhiều, đặc biệt vì những người lao động ngầm không đủ tư cách cho trợ cấp nhà nước.

Điều này là phù hợp với dữ liệu sẵn có. Trong hai năm đầu của suy thoái, sự giảm việc làm khắp châu Âu đã chỉ lớn bằng một phần ba sự co lại tính bằng phần trăm của nền kinh tế. Ở Tây Ban Nha, vào 2010 thất nghiệp được đăng ký đã tăng hơn 4,5 triệu, vượt xa mức mà các nhà hoạt động công đoàn và những người khác đã dự đoán sẽ dẫn đến các cuộc nổi loạn. Đã không có nổi loạn nào. Một số nhà quan sát đã quy cho sự chịu đựng truyền thống về thất nghiệp và các mạng lưới gia đình mà đã có thể cung cấp các trợ cấp cộng đồng. Những người khác đã nghĩ nó đã liên quan nhiều hơn đến nền kinh tế ngầm phát đạt. Liên minh của các thanh tra thuế, Gestha, đã ước lượng rằng nền kinh tế ngầm đã chiếm hơn 23 phần trăm GDP và rằng nó đã mở rộng trong khi GDP được ghi chép đang co lại đáng kể.

Một nền kinh tế thị trường mở đang toàn cầu hóa được đặc trưng bởi các hợp đồng phi chính thức, việc làm một phần thời gian và tạm thời, sự định hướng dự án và vô số dịch vụ cá nhân chắc chắn dẫn đến lao động ngầm. Nó không phải là một sự lầm lạc; nó là một phần của hệ thống thị trường toàn cầu.

Sự suy sụp của tính lưu dộng xã hội

Cuối cùng, và có tính tiết lộ nhiều nhất, đặc trưng phân tầng của quá trình lao động toàn cầu hóa đã tạo ra một sự suy sụp trong tính lưu động xã hội hướng lên, mà là một nét đặc điểm của precariat. Như Daniel Cohen (2009: 19) đã nói về các công nhân Pháp (và Âu châu), ngày nay rất ít người lên cấp quản lý cấp trung, và ‘bây giờ có một xác suất lớn hơn của việc suốt đời ở lại dưới đáy của thang lương’. Tại Vương Quốc Anh, tính lưu động xã hội đã sụt, mà đã gắn với sự tăng lên của bất bình đẳng. Vào 2010, như Ban Bình Đẳng Quốc gia của chính phủ Lao động cho thấy (xem cả Wilkinson and Pickett, 2009), đã là khó cho một đứa trẻ sinh ra trong nghèo khó để leo lên cái thang xã hội hơn bất cứ lúc nào kể từ các năm 1950. Những người sinh ra trong 1970 đã ít có khả năng để tiến lên về địa vị xã hội hơn những người sinh trong 1958. Nó chỉ là một dấu hiệu rằng giai cấp vẫn quan trọng.

Nổi bật nhất, căn cứ vào hình ảnh tự thân của nó về cơ hội vô địch cho tính lưu động hướng lên, Hoa Kỳ từ lâu đã có tính lưu động xã hội suy sụp. Tính lưu động giữa thế hệ là thấp theo các tiêu chuẩn quốc tế (Sawhill and Haskins, 2009). Trẻ em sinh ra trong các quintile (phân vị 5) thấp nhất và cao nhất thậm chí có nhiều khả năng để ở đó hơn tại Vương Quốc Anh và nhiều khả năng hơn nhiều để làm như thế so với ở Thụy Điển hay Đan Mạch. Với bất bình đẳng tăng lên các mức kỷ lục và tính lưu động xã hội suy sụp, mô hình kinh tế và xã hội tân-tự do chắc chắn đã thất bại trong yêu sách của nó để tạo ra tính lưu động xã hội dựa trên công trạng.

Một lý do cho sự chậm lại về tính lưu động xã hội là các việc làm thu nhập-trung bình đã teo đi. Thí dụ, ở Vương Quốc Anh, số việc làm trong decile (phân vị 10) tiền lương trên đỉnh đã tăng gần 80 phần trăm giữa 1979 và 1999. Decile thứ hai đã tăng 25 phần trăm, và hai decile dưới cùng cũng đã mở rộng (Goos and Manning, 2007). Nhưng các việc làm trong sáu decile ở giữa đã co lại. Xu hướng này có nghĩa gì, và nó được lặp lại ở nhiều nước, có nghĩa rằng ‘giai cấp trung’ đang đau khổ vì sự bất an toàn thu nhập và stress, bị đẩy vào precariat.

Kết luận

Đã có một khế ước xã hội thô bạo trong thời đại toàn cầu hóa – các công nhân bị đòi hỏi chấp nhận lao động linh hoạt đổi lại các biện pháp để duy trì việc làm sao cho đa số trải nghiệm các tiêu chuẩn sống tăng lên. Nó đã là một sự mặc cả bán cả linh hồn cho quỷ (mặc cả Faustian). Các tiêu chuẩn sống được duy trì bằng việc cho phép tiêu thụ vượt các khoản thu nhập và thu nhập vượt cái việc làm đáng giá. Trong khi cái sau đã nuôi dưỡng tính phi hiệu quả và các sự làm méo thị trường, cái trước đặt các mảnh lớn của dân cư vào nợ nần gây bối rối. Sớm hay muộn, con quỷ phải trả nợ, một thời điểm mà đối với nhiều người đã đến với sự đổ vỡ 2008, khi các khoản thu nhập bị giảm đi của họ rớt xuống dưới mức cần để trả các khoản nợ họ đã được cổ vũ để vay. Một tầng mới đã sắp gia nhập precariat.

Vào cuối thời đại toàn cầu hóa, khế ước đã bị vỡ tan. Về phía các chủ, nhiều người hơn đã muốn ‘du hành gọn nhẹ’. Về phía người lao động, đã có nhiều stress, sự bấp bênh và sự thờ ơ tâm lý. Các vụ tự tử liên quan đến công việc đã tăng ở nhiều nước, kể cả Pháp, Nhật Bản và khắp Scandinavia, Mecca của dân chủ xã hội. Tại Hoa Kỳ, chúng đã tăng 28 phần trăm trong một năm. Trong lúc đó, theo Trung tâm Chính sách Công việc-Đời sống (Center for Work-Life Policy), một công ty tư vấn Hoa Kỳ, tỷ lệ của các nhân viên bày tỏ lòng trung thành với chủ của họ đã rớt từ 95 xuống 39 phần trăm, và tỷ lệ bày tỏ sự tin cậy vào chúng đã rớt từ 79 xuống 22 phần trăm. Trong thời đại precariat, lòng trung thành và sự tin cậy là tùy thuộc và mỏng manh.

Ta có thể thấy vì sao precariat đang tăng lên. Nhưng quy mô càng lớn, các khía cạnh loạn chức năng càng sẽ tăng lên đáng ngại. Các sự bất an toàn sinh ra tệ nạn xã hội, thói nghiện ngập và cảm giác lo âu day dứt. Các nhà tù đầy tràn. Các băng Robin Hood mất cảm giác hài hước của chúng. Và các thế lực đen lan vào vũ đài chính trị. Chúng ta sẽ đến các vấn đề đó sau khi xem xét ai gia nhập precariat và cái gì đang xảy ra với các tài sản then chốt của xã hội thị trường toàn cầu.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

 

Bình Luận từ Facebook