Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 1)

PRECARIAT

Trong các năm 1970, một nhóm các kinh tế gia được hứng khởi về ý thức hệ đã thu hút được tai và óc của các chính trị gia. Mục trung tâm của mô hình ‘tân-tự do’ của họ đã là, sự tăng trưởng và phát triển phụ thuộc vào tính cạnh tranh thị trường; mọi thứ phải được làm để tối đa hóa sự cạnh tranh và tính cạnh tranh, và để cho các nguyên tắc thị trường thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống.

Một chủ đề đã là, các nước phải tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, mà có nghĩa là một chương trình nghị sự cho sự chuyển các rủi ro và sự bất an toàn lên những người lao động và gia đình của họ. Kết quả đã là sự tạo ra một ‘precariat’ toàn cầu, gồm nhiều triệu người khắp thế giới không có cái neo ổn định. Họ đang trở thành một giai cấp mới nguy hiểm. Họ dễ nghe các tiếng nói xấu xa, và sử dụng lá phiếu và tiền của họ để cho các tiếng nói đó một cương lĩnh chính trị ngày cảng có ảnh hưởng. Chính thành công của chương trình nghị sự ‘tân-tự do,’ được các chính phủ thuộc mọi màu sắc ủng hộ ở mức độ ít hay nhiều, đã tạo ra một quái vật chính trị đang phôi thai. Cần hành động trước khi quái vật đó ra đời.

Precariat cựa quậy

Ngày 1-5-2001, 5.000 người, chủ yếu là các sinh viên và các nhà hoạt động xã hội trẻ, đã tụ tập ở trung tâm thành phố Milan cho cái được dự kiến là một cuộc tuần hành 1-5 phản kháng thay thế (alternative). Vào 1-5-2005, hàng ngũ của họ đã phình lên hơn 50.000 nhiều – trên 100.000, theo một số ước lượng – và ‘Euro 1-5’ đã trở thành Liên-Âu, với hàng trăm ngàn người, chủ yếu người trẻ, đổ xuống đường phố khắp châu Âu lục địa. Các cuộc biểu tình đã đánh dấu các sự khuấy động đầu tiên của precariat toàn cầu.

Các nhà hoạt động công đoàn đang già đi, những người thường tổ chức các sự kiện 1-5, đã chỉ có thể bị sửng sốt bởi đám đông diễu hành mới này, mà các yêu sách của họ cho di cư tự do và thu nhập cơ bản phổ quát đã ít liên quan với chủ nghĩa nghiệp đoàn truyền thống. Các nghiệp đoàn đã thấy câu trả lời cho lao động bấp bênh trong một sự quay lại với mô hình ‘lao động chủ nghĩa-labourist’ mà họ đã thấy hết sức cốt yếu trong sự gắn kết trong giữa thế kỷ thứ hai mươi – nhiều việc làm ổn định hơn với sự an toàn việc làm dài hạn và các thứ lợi ích đi kèm với chúng. Nhưng nhiều người biểu tình trẻ đã thấy thế hệ cha mẹ họ tuân theo hình mẫu Fordist của các việc làm toàn thời buồn tẻ và lệ thuộc vào sự quản lý công nghiệp và các mệnh lệnh của tư bản. Dẫu thiếu một chương trình nghị sự cố kết thay thế, họ đã cho thấy không sự mong muốn nào để làm sống lại chủ nghĩa lao động.

Sự khuấy động đầu tiên ở Tây Âu, Euro 1-5 nhanh chóng lấy một đặc trưng toàn cầu, với Nhật Bản đang trở thành một trung tâm sinh lực đáng chú ý. Nó đã bắt đầu như một phong trào trẻ, với những người Âu châu có học bất bình bị làm cho xa lánh bởi cách tiếp cận thị trường cạnh tranh (hay tân-tự do) của dự án EU mà thúc giục họ theo đời sống của việc làm, tính linh hoạt và sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Nhưng các nguồn gốc lấy châu Âu làm trung tâm của họ đã nhanh chóng nhường đường cho chủ nghĩa quốc tế, như họ đã thấy tình trạng khó chịu của họ do nhiều sự bấp bênh gắn với cái xảy ra với những người khác khắp thế giới. Dân di cư đã trở thành phần đáng kể của các cuộc biểu tình precariat.

Phong trào lan sang những người với lối sống không-theo tục lệ. Và luôn đã có sự căng thẳng sáng tạo giữa precariat như các nạn nhân, bị các chính sách và định chế dòng chủ lưu trừng phạt và biến thành quỷ, và precariat như các anh hùng, bác bỏ các định chế đó trong một hành động được phối hợp của sự bất tuân trí tuệ và xúc cảm. Vào 2008, các cuộc biểu tình Euro 1-5 đã làm cho các cuộc diễu hành nghiệp đoàn còi cọc trong cùng ngày. Điều này đã diễn ra phần lớn không được công chúng rộng hơn và các chính trị gia để ý tới, nhưng nó đã là một sự tiến triển quan trọng.

Đồng thời, bản sắc kép với tư cách nạn nhân/anh hùng đã góp phần vào một sự thiếu cố kết. Một vấn đề nữa đã là sự không tập trung vào sự đấu tranh. Ai hay cái gì là kẻ thù? Tất cả các phong trào vĩ đại suốt lịch sử đã dựa trên giai cấp, dù tốt hơn hay tồi hơn. Một (hay vài ) nhóm lợi ích đã đấu tranh chống lại nhau, nhóm sau đã bóc lột và áp bức nhóm trước. Thường thường, cuộc đấu tranh đã là về việc sử dụng và kiểm soát các tài sản then chốt của sản xuất và hệ thống phân phối của thời đó. Precariat, dẫu sự kết hợp của nó có phong phú đến đâu, đã có vẻ thiếu một ý tưởng rõ ràng về các tài sản đó là những gì. Các người hùng trí tuệ của họ đã gồm Pierre Bourdieu (1998), người đã nói rõ sự bấp bênh, Michel Foucault, Jürgen Habermas, và Michael Hardt và Tony Negri (2000), mà cuốn Empire (Đế chế) của họ đã là một văn bản hạt giống, với Hannah Arendt (1958) ở phía sau. Cũng đã có những bóng của các biến động năm 1968, gắn precariat với Trường phái Frankfurt của One Dimensional Man (Con người Một Chiều) của Herbert Marcuse (1964).

Nó đã là sự giải phóng trí óc, một sự hiểu biết về ý nghĩa thông thường của sự bất an toàn. Song không ‘cách mạng’ nào đến từ sự hiểu đơn giản. Đã chưa có sự giận dữ hữu hiệu. Tình hình thế này bởi vì đã không có chương trình nghị sự hay chiến lược chính trị nào được rèn đúc. Sự thiếu một sự đáp ứng cương lĩnh đã được tiết lộ bởi sự tìm kiếm các biểu tượng, đặc trưng biện chứng của các cuộc tranh luận nội bộ, và các căng thẳng bên trong precariat mà vẫn còn đó và sẽ không biến đi.

Các lãnh đạo của các cuộc phản kháng Euro 1-5 đã làm điều tốt nhất của họ để gián gấy trên các vết nứt, theo nghĩa đen như các hình ảnh thị giác và poster của họ. Một số đã nhấn mạnh sự thống nhất lợi ích giữa người di cư và những người khác (migranti e precarie đã là một thông điệp được trương lên trên một poster Euro 1-5 ở Milan năm 2008) và giữa người trẻ và người già, như được đặt cạnh nhau một cách đồng cảm trên poster Euro 1-5 ở Berlin năm 2006 (Doerr, 2006).

Nhưng như một phong trào tự do chủ nghĩa (libertarian) cánh tả, nó còn phải kích động sự sợ hãi, hay thậm chí sự quan tâm, từ những người bên ngoài. Ngay cả những người tán thành nhiệt tình nhất của nó thú nhận rằng các cuộc biểu tình đã là diễn kịch hơn là sự đe dọa, nhiều hơn về sự khẳng định tính cá nhân và bản sắc bên trong một kinh nghiệm tập thể về tính bấp bênh. Theo ngôn ngữ xã hội học, các trình diễn công chúng đã là về niềm kiêu hãnh trong tính chủ quan bấp bênh. Một poster Euro 1-5, cho một diễu hành ở Hamburg, đã trộn bốn nhân vật trong tư thế bất tuân thành một – một người quét dọn, một người chăm sóc, một người tị nạn hay di cư và một người được gọi là lao động ‘sáng tạo’ (được cho là giống người thiết kế poster). Một vị trí nổi bật được trao cho một túi xách, được dựng lên như một biểu tượng về đời sống du cư đương đại trong thế giới toàn cầu hóa.

Các biểu tượng là quan trọng. Chúng giúp thống nhất các nhóm thành cái gì đó nhiều hơn vô số người lạ. Chúng giúp việc rèn một giai cấp và xây dựng bản sắc, nuôi dưỡng một nhận thức về sự tương đồng và một cơ sở cho sự đoàn kết hay fraternité (tình anh em). Chuyển từ các biểu tượng sang một cương lĩnh chính trị là cái cuốn sách này bàn về. Sự tiến hóa của precariat như năng lực hành động của một nền chính trị thiên đường vẫn phải chuyển từ kịch nghệ và các ý tưởng thị giác thành một tập các yêu sách lôi kéo nhà nước hơn là chỉ đánh đố hay chọc tức nó.

Một đặc điểm của các cuộc biểu tình Euro 1-5 đã là không khí carnival (lễ hội) của chúng, với nhạc salsa và các poster và các bài phát biểu được xây dựng quanh sự nhạo báng và hài hước. Nhiều hoạt động gắn với mạng lưới lỏng lẻo đằng sau chúng đã là sự hỗn loạn và táo bạo hơn là chiến lược hay đe dọa về mặt xã hội. Ở Hamburg, những người tham gia đã được tư vấn về làm sao để tránh trả tiền vé xe bus hay vé xem phim. Tại một cuộc phô trương trong 2006, mà đã đi vào folklore của phong trào, một nhóm gồm khoảng 20 thanh niên đeo mặt nạ carnival và tự gọi mình với các tên như Mẹ Nhện, Multiflex, Operaistorix và Santa Guevara đã đột kích một siêu thị đồ ăn uống sành điệu vào giữa buổi sáng. Họ chất đồ ăn uống xa xỉ đầy xe chở hàng, làm dáng để chụp ảnh và rồi bỏ đi, sau khi đưa cho người phụ nữ tính tiền một bông hoa với một ghi chú giải thích rằng họ đã tạo ra của cải nhưng đã không được hưởng gì. Tình tiết đã là nghệ thuật bắt chước đời sống, dựa trên phim The Edukators. Nhóm được biết như bọn Robin Hood đã chẳng bao giờ bị bắt. Họ đăng một ghi chú trên internet công bố rằng họ đã phân phát thức ăn cho các thực tập sinh, mà họ đã lựa ra từ những người lao động bấp bênh nhất trong thành phố.

Chắc là không có ý định thu được bạn bè hay ảnh hưởng tới xã hội dòng chính, các trò cười giống thế này gợi lại các tương tự lịch sử. Chúng ta có thể ở một giai đoạn trong sự tiến hóa của precariat khi những kẻ chống lại các nét đặc điểm chính của nó – sự bấp bênh về chỗ ở, về lao động và công việc và an sinh xã hội – là na ná như ‘các kẻ nổi loạn thô sơ’ mà đã nổi lên trong tất cả các biến đổi xã hội vĩ đại, khi các quyền hưởng cũ đã bị tước hết và các khế ước xã hội bị hất sang một bên. Đã luôn luôn có các Robin Hood, như Eric Hobsbawm (1959) đã tán dương một cách nổi tiếng. Họ đã thường phát đạt trong một giai đoạn trước khi một chiến lược chính trị cố kết để thúc đẩy lợi ích của giai cấp mới được hình thành.

Những người tham gia các cuộc diễu hành Euro 1-5 và các sự kiện đi kèm ở nơi khác trên thế giới chỉ là cái đỉnh của precariat. Có một số lớn hơn nhiều sống trong sự sợ hãi và bấp bênh. Hầu hết không đồng nhất với các cuộc biểu tình Euro 1-5.  Song điều đó  không khiến họ là phần kém tí nào của precariat. Họ trôi nổi, không có bánh lái và dễ giận dữ, có khả năng đổi hướng sang cực hữu hay cực tả về chính trị và ủng hộ chính sách mị dân dân túy lợi dụng sự sợ hãi hay ám ảnh sợ hãi của họ.

Precariat đã cựa quậy

Trong 1989, thành phố Prato, không xa Florence, đã hầu như hoàn toàn là Ý. Hàng thế kỷ, nó đã là một trung tâm dệt may lớn. Nhiều trong số 180.000 dân cư của nó đã gắn với các ngành đó, thế hệ này sau thế hệ kia. Phản ánh các giá trị cũ, thành phố Tuscan này đã thuộc phe tả một cách vững chắc trong hoạt động chính trị. Nó đã có vẻ là hiện thân của sự đoàn kết xã hội và sự điều độ.

Năm đó, một nhóm ba mươi tám công nhân Trung Quốc đã đến. Một giống mới của các hãng may đã bắt đầu nổi lên – được sở hữu bởi người nhập cư Trung Quốc và vài người Ý gắn với họ. Họ đã nhập khẩu ngày càng nhiều lao động Trung Quốc, nhiều người đến mà không có visa làm việc. Trong khi được nhận biết, người ta chịu đựng họ; họ đã góp vào nền kinh tế phát đạt và đã không đòi hỏi tài chính công vì họ đã không nhận được bất kể trợ cấp nhà nước nào. Họ đã gắn bó với nhau, bị nhốt trong một khu biệt lập nơi có các nhà máy Trung Quốc. Hầu hết đã đến từ một thành phố, thành phố duyên hải Wenzhou (Ôn Châu) tỉnh Zhejiang (Chiết Giang), một vùng với lịch sử dài về di cư kinh doanh. Hầu hết đến qua Frankfurt với visa du lịch ba tháng và đã tiếp tục bí mật làm việc sau khi visa hết hạn, tự đặt mình vào vị thế dễ bị tổn thương và bị bóc lột.

Trong 2008, đã có 4.200 hãng Trung Quốc được đăng ký ở thành phố và 45.000 công nhân Trung Quốc, chiếm một phần năm dân số thành phố (Dinmore, 2010a, b). Họ sản xuất 1 triệu áo quần mỗi ngày, trong 20 năm đủ mặc cho dân cư toàn thế giới, theo tính toán của các quan chức thành phố. Trong lúc đó, bị cắt bớt bởi người Trung Quốc và bị vùi dập bởi cạnh tranh từ Bangladesh và Ấn Độ, các hãng Ý địa phương bỏ rơi hàng đàn công nhân. Vào 2010, họ đã chỉ thuê 20.000 công nhân, 11.000 ít hơn năm 2000. Khi co lại, chúng đã chuyển nhiều công nhân hơn từ việc làm thường xuyên sang việc làm bấp bênh.

Rồi cú sốc tài chính đến, làm hại Prato theo cùng cách nó làm hại rất nhiều vùng công nghiệp cũ của châu Âu và Bắc Mỹ. Các vụ phá sản tăng nhiều lần, thất nghiệp tăng lên, sự oán giận trở nên kinh tởm. Trong mấy tháng, phe tả chính trị bị Liên đoàn miền Bắc bài ngoại quét khỏi quyền lực. Nó nhanh chóng tiến hành đàn áp người Trung Quốc, mở các cuộc truy quét ban đêm vào các nhà máy và các ‘xưởng bóc lột’ của họ, vây bắt các công nhân và biến họ thành quỷ sứ, đúng như đồng minh của Liên đoàn, Thủ tướng Silvio Berlusconi, đã nói về quyết tâm của ông để đánh bại ‘đội quân tội lỗi’, như ông đã mô tả những người nhập cư bất hợp pháp. Đại sứ Trung Quốc bàng hoàng đã vội đến từ Rome và nói rằng cái đang xảy ra làm ông nhớ loại bọn Nazi trong các năm 1930. Kỳ lạ, chính phủ Trung Quốc đã có vẻ không sẵn lòng nhận lại những người nhập cư về.

Các vấn đề đã không chỉ do những người địa phương bất khoan dung gây ra. Bản tính của khu biệt lập đã góp phần. Trong khi các nhà máy cổ của Prato đã vật vã để cạnh tranh, để lại các công nhân Ý phải tìm kiếm các nguồn thu nhập thay thế, những người Trung Quốc đã xây dựng một cộng đồng bên trong một cộng đồng. Các băng nhóm Tàu được cho là đã tổ chức cuộc di cư từ Trung Quốc và vận hành khu biệt lập, dù ganh đua với các băng nhóm từ Nga, Albania, Nigeria và Romania, cũng như với Mafia, vì sự kiểm soát. Và chúng đã không tự hạn chế mình ở Prato. Các băng nhóm Tàu đã kết nối với các công ty Trung Quốc trong đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở Ý, kể cả một Euro ‘terminal Trung Quốc’ tốn nhiều triệu gần cảng Civitavecchia.

Prato đã trở thành một biểu tượng của toàn cầu hóa và các thế lưỡng nan do sự tăng lên của precariat nôn ra. Khi các xưởng Tàu bòn rút mồ hôi đó lan ra, những người Ý đã đánh mất vai trò vô sản của họ và bị bỏ lại để tranh cướp một việc làm precariat hay chẳng việc làm nào cả. Rồi phần di cư của precariat đã bị phơi ra cho chính quyền trừng phạt, trong khi bị lệ thuộc vào các mạng lưới đáng ngờ bên trong cộng đồng biệt lập của họ. Chẳng hề đơn nhất, Prato phản ánh một dòng chảy ngầm cuốn xa bờ nguy hiểm của toàn cầu hóa.

Con của Toàn cầu hóa

Vào cuối các năm 1970, một nhóm táo bạo của các nhà tư tưởng xã hội và kinh tế, sau đó được gọi là ‘các nhà tân-tự do’ và ‘libertarian-tự do chủ nghĩa’ (tuy các từ này không đồng nghĩa), nhận ra rằng quan điểm của họ đã được lắng nghe sau hàng thập niên bị bỏ qua. Hầu hết đã đủ trẻ để không bị Đại Suy Thoái để lại vết sẹo hay bị gả cho chương trình nghị sự xã hội dân chủ chi phối dòng chủ lưu sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Họ đã không thích nhà nước, được họ đánh đồng với chính phủ tập trung, với bộ máy lập kế hoạch và điều tiết của nó. Họ đã xem thế giới như một nơi ngày càng mở, nơi đầu tư, việc làm và thu nhập sẽ chảy tới nơi có các điều kiện thuận lợi nhất. Họ đã cho rằng trừ phi các nước, đặc biệt các nước Âu châu, gỡ bỏ các đảm bảo đã được xây dựng từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho giai cấp lao động công nghiệp và khu vực hành chính công, và trừ phi các nghiệp đoàn được ‘thuần hóa’, thì sự giải-công nghiệp hóa (một khái niệm vào thời đó) sẽ tăng tốc, thất nghiệp sẽ tăng, sự tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, đầu tư sẽ chảy ra ngoài và sự nghèo sẽ leo thang. Nó đã là một đánh giá tỉnh táo. Họ đã muốn các biện pháp quyết liệt, và trong các chính trị gia như Margaret Thatcher và Ronald Reagan họ đã thấy loại nhà lãnh đạo sẵn sàng đồng ý với phân tích của họ.

Thảm kịch đã là, trong khi chuẩn đoán của họ có một phần ý nghĩa, tiên lượng của họ đã nhẫn tâm. Trong 30 năm tiếp, thảm kịch đã bị trầm trọng thêm bởi sự thực rằng các đảng chính trị dân chủ xã hội mà đã xây dựng hệ thống bị các nhà tân tự do muốn tháo dỡ, sau tranh cãi ngắn với chuẩn đoán của các nhà tân tự do, rồi lại đã chấp nhận một cách khập khiễng cả chuẩn đoán lẫn tiên lượng của họ.

Một yêu sách tân-tự do mà đã kết tinh trong các năm 1980 đã là, các nước cần theo đuổi ‘sự linh hoạt thị trường lao động’. Trừ phi các thị trường lao động được làm cho linh hoạt hơn, các chi phí lao động sẽ tăng lên và các công ty sẽ chuyển sản xuất và đầu tư sang các nơi chi phí thấp hơn; vốn tài chính sẽ được đầu tư ở các nước đó, hơn là ‘ở trong nước’. Tính linh hoạt có nhiều chiều: tính linh hoạt tiền công có ý là sự tăng tốc các điều chỉnh về cầu, đặc biệt theo chiều xuống; tính linh hoạt công ăn việc làm (employment) có nghĩa là khả năng dễ và không tốn kém của các hãng để thay đổi các mức việc làm, đặc biệt theo chiều xuống, ngụ ý một sự cắt giảm về sự an toàn và sự bảo vệ việc làm; tính linh hoạt việc làm (job) có nghĩa là có khả năng chuyển nhân viên quanh bên trong hãng và để thay đổi các cấu trúc việc làm với sự chống đối hay chi phí tối thiểu; tính linh hoạt kỹ năng có nghĩa là có thể điều chỉnh các kỹ năng của người làm việc một cách dễ dàng.

Về thực chất, tính linh hoạt được các nhà kinh tế học tân-cổ điển hỗn xược ủng hộ có nghĩa là một cách có hệ thống làm cho người làm công bất an toàn hơn, được cho là một cái giá cần thiết cho việc giữ đầu tư và việc làm. Mỗi sự thoái lui kinh tế đã được quy một phần, dẫu công bằng hay không, cho một sự thiếu tính linh hoạt và cho sự thiếu ‘cải cách cơ cấu’ của các thị trường lao động.

Khi sự toàn cầu hóa tiến triển, và khi các chính phủ và các công ty săn đuổi nhau để làm cho các quan hệ lao động của họ linh hoạt hơn, thì số người trong các hình thức lao động không an toàn tăng lên nhiều lần. Đấy không phải là tất định về mặt công nghệ. Khi lao động linh hoạt lan ra, các bất bình đẳng tăng lên, và cấu trúc giai cấp, mà đã củng cố xã hội công nghiệp, đã nhường đường cho cái gì đó phức tạp hơn nhưng chắc chắn không ít dựa vào giai cấp hơn. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này. Nhưng các thay đổi chính sách và các phản ứng của các công ty đối với mệnh lệnh của nền kinh tế thị trường đang toàn cầu hóa đã tạo ra một xu hướng quanh thế giới mà đã chẳng bao giờ được tiên đoán bởi các nhà tân tự do hay các lãnh đạo chính trị những người thi hành các chính sách của họ.

Hàng triệu người đã gia nhập precariat tại các nền kinh tế giàu có và đang nổi lên, một hiện tượng mới dù nó đã có các bóng của quá khứ. Precariat không là một phần của ‘giai cấp lao động’ hay ‘giai cấp vô sản’. Các thuật ngữ sau gợi ý một xã hội gồm hầu hết các công nhân có các việc làm dài hạn, ổn định với các con đường tiến thân xác lập, tùy thuộc vào sự nghiệp đoàn hóa và các thỏa ước tập thể, với các chức danh công việc bố mẹ họ có thể hiểu, đối diện với các chủ sử dụng lao động mà tên và các đặc điểm của chúng là quen thuộc đối với họ.

Nhiều người gia nhập precariat không biết chủ sử dụng lao động của họ hay không biết họ có, hay có lẽ có trong tương lai, bao nhiêu bạn nhân viên. Họ cũng chẳng thuộc ‘tầng lớp trung lưu,’ vì họ không có lương ổn định hay có thể tiên đoán được hay địa vị và các lợi ích mà người thuộc tầng lớp trung lưu được cho là có.

Khi các năm 1990 tiếp diễn, ngày càng nhiều người, không chỉ ở các nước đang phát triển, thấy mình trong một địa vị mà các nhà kinh tế học phát triển và các nhà nhân học gọi là ‘phi chính thức’. Có lẽ họ đã không thấy cách này là một cách hữu ích để mô tả chính họ, nói chi đến cách khiến họ thấy trong những người khác một cách sống và làm việc chung. Cho nên họ không là giai cấp lao động, không là tầng lớp trung lưu, không là ‘phi chính thức’. Họ là ai? Một cảm nhận thoáng qua xảy ra trong việc được định nghĩa như có một cuộc sống bấp bênh. Các bạn, họ hàng và các đồng nghiệp cũng có thể trong một địa vị tạm thời lại nào đó, mà không có sự đảm bảo rằng đấy là cái họ làm trong vài năm, hay thậm chí vài tháng hay tuần từ đó. Thường họ thậm chí đã không muốn hay thử làm như vậy.

Định nghĩa precariat

Có hai cách định nghĩa precariat. Một là nói nó là một nhóm xã hội-kinh tế đặc biệt, sao cho theo định nghĩa một cá nhân thuộc về nó hay không thuộc về nó. Định nghĩa này là hữu ích về mặt hình ảnh và phân tích, và nó cho phép chúng ta sử dụng cái Max Weber gọi là một ‘type lý tưởng’. Theo tinh thần này, precariat có thể được mô tả như một từ mới kết hợp một tính từ ‘precarious-bấp bênh-nhất thời’ và một danh từ liên quan ‘proletariat-giai cấp vô sản’. Trong cuốn sách này, từ ấy thường được dùng theo nghĩa này, tuy nó có các hạn chế. Chúng ta có thể cho rằng precariat là một giai cấp đang hình thành, nếu chưa phải là một giai cấp cho chính nó, theo nghĩa Marxian của thuật ngữ đó.

Nghĩ về mặt các nhóm xã hội, để các xã hội nông nghiệp sang bên, chúng ta có thể nói rằng thời đại toàn cầu hóa đã dẫn đến một sự phân mảnh các cấu trúc giai cấp dân tộc. Khi bất bình đẳng tăng lên, và khi thế giới chuyển theo hướng thị trường lao động mở linh hoạt, giai cấp không biến mất. Đúng hơn, một cấu trúc giai cấp bị phân mảnh đã nổi lên.

‘Giai cấp lao động’, ‘công nhân’ và ‘giai cấp vô sản’ đã là các từ được gắn vào văn hóa của chúng ta trong vài thế kỷ. Người dân đã có thể mô tả mình về mặt giai cấp, và những người khác đã nhận ra họ về các mặt đó, theo cách họ mặc, nói và cư xử. Ngày nay chúng là nhiều hơn các nhãn liên tưởng một chút. André Gorz (1982) đã viết về ‘sự kết thúc của giai cấp lao động’ từ lâu. Những người khác đã tiếp tục khắc khoải lo âu về ý nghĩa của thuật ngữ đó và về các tiêu chuẩn cho sự phân loại. Có lẽ thực tế là chúng ta cần một từ vựng mới, phản ánh các mối quan hệ giai cấp trong hệ thống thị trường toàn cầu của thế kỷ thứ 21.

Nói đại thể, trong khi các giai cấp cũ vẫn còn ở các phần của thế giới, chúng ta có thể nhận diện bảy nhóm. Trên đỉnh là một ‘elite’, gồm một số rất nhỏ công dân toàn cầu giàu đến lố bịch khống chế vạn vật, với hàng tỷ dollar của họ, được liệt kê trong Forbes như giữa những người vĩ đại và tốt, có thể ảnh hưởng lên các chính phủ ở mọi nơi và ham mê trong các điệu bộ từ thiện hào phóng. Bên dưới elite đó là ‘salariat-giai cấp hưởng lương’, vẫn có việc làm toàn thời ổn định, một vài hy vọng chuyển thành elite, đa số chỉ hưởng sự hào nhoáng bề ngoài loại của họ, với lương hưu, ngày nghỉ được trả lương và các trợ cấp công ty, thường được nhà nước bao cấp, của họ. Giai cấp ăn lương được tập trung trong các công ty lớn, các cơ quan chính phủ và hành chính công, kể cả ngành dân chính.

Kế bên giai cấp ăn lương, theo nhiều nghĩa hơn một, là một nhóm (cho đến nay) ‘các profician-chuyên viên’ nhỏ hơn. Từ này kết hợp các ý tưởng truyền thống về ‘professional-nhà nghề’ và ‘technician-kỹ thuật viên’ nhưng gồm những người với các bó kỹ năng mà họ có thể tiếp thị, kiếm thu nhập cao theo hợp đồng, như các nhà tư vấn hay người tự làm việc độc lập (independent own-account worker).

Các profician là tương đương với các tiểu điền chủ, hiệp sĩ và điền chủ của Thời Trung Cổ. Họ sống với kỳ vọng và mong muốn để di chuyển, mà không có một sự thôi thúc cho việc làm toàn thời dài hạn trong một doanh nghiệp duy nhất nào. ‘Quan hệ việc làm tiêu chuẩn’ không phải cho họ.

Bên dưới các profician, về mặt thu nhập, là một ‘lõi’ đang co lại của các nhân viên thủ công, thực chất của ‘giai cấp lao động’ cũ. Các nhà nước phúc lợi đã được xây dựng để chăm sóc họ, như các hệ thống điều tiết lao động. Nhưng các đạo quân lao động công nghiệp mà đã tạo thành phong trào lao động đã teo lại và mất ý thức của chúng về đoàn kết xã hội.

Bên dưới bốn nhóm đó, là ‘precariat’ đang lớn lên, với một đội quân thất nghiệp và một nhóm bị tách rời của những người không hòa nhập về mặt xã hội sống nhờ các thứ bỏ đi của xã hội. Đặc trưng của cấu trúc giai cấp bị phân mảnh này được thảo luận ở nơi khác (Standing, 2009). Nó là precariat mà chúng ta muốn nhận diện ở đây.

Các nhà xã hội học thường nghĩ dưới dạng các hình thức phân tầng của Max Weber – giai cấp và địa vị – nơi giai cấp nói đến các mối quan hệ xã hội của sự sản xuất sản xuất và vị trí của một cá nhân trong quá trình lao động (Weber, [1922] 1968). Bên trong các thị trường lao động, ngoài các chủ sử dụng lao động và người tự-làm chủ, sự phân biệt chính đã là giữa những người làm công (wage worker) và các nhân viên hưởng lương (salaried employee), những người trước gồm những người lao động làm khoán sản phẩm và công nhật, với hình ảnh của tiền-cho-sự cố gắng, và những người hưởng lương được tưởng thưởng bởi sự tin cậy và sự-đền-bù-cho-sự-phục-vụ (Goldthorpe, 2007, Vol. 2, Ch. 5; McGovern, Hill and Mills, 2008, Ch. 3). Giai cấp salariat đã luôn được kỳ vọng ở gần các nhà quản lý, thủ trưởng và chủ sở hữu hơn, trong khi những người làm công bị xa cách một cách cố hữu, đòi hỏi kỷ luật, sự phục tùng và một hỗn hợp của các khuyến khích và phạt.

Ngược với giai cấp, ý tưởng về địa vị được liên kết với nghề của một người, với các nghề có địa vị cao hơn là các nghề gần với các dịch vụ chuyên môn, quản lý và hành chính (Goldthorpe, 2009). Một khó khăn là, bên trong hầu hết nghề có các sự phân chia và các thứ bậc mà dính dáng đến chính các địa vị khác nhau.

Trong mọi trường hợp, sự phân chia thành lao động làm công và nhân viên ăn lương, và các ý tưởng về nghề, bị phá vỡ khi xem xét precariat. Precariat có các đặc trưng giai cấp. Nó gồm những người có các mối quan hệ tin cậy tối thiểu với tư bản hay với nhà nước, khiến cho nó không giống salariat. Và nó chẳng có các mối quan hệ khế ước xã hội nào của giai cấp vô sản, mà nhờ đó các sự an toàn lao động được cung cấp đổi lại sự lệ thuộc và sự trung thành tùy thuộc, giao dịch bất thành văn trụ đỡ các nhà nước phúc lợi. Không có một sự mặc cả về sự tin cậy hay sự an toàn đổi lại sự lệ thuộc, precariat là đặc biệt về mặt giai cấp. Nó cũng có một vị trí địa vị riêng biệt, không xếp ngăn nắp vào các nghề chuyên môn có địa vị cao hay nghề thủ công có địa vị trung. Một cách để diễn đạt là, precariat có ‘địa vị bị cắt xén’. Và, như chúng ta sẽ thấy, cấu trúc của nó về ‘thu nhập xã hội’ không xếp ngăn nắp vào các quan niệm cũ về giai cấp hay nghề.

Nhật bản minh họa các vấn đề đối mặt các nhà nghiên cứu về precariat. Nó đã có một mức tương đối thấp về bất bình đẳng thu nhập (khiến nó là một ‘nước tốt,’ theo Wilkinson and Pickett (2009)). Nhưng bất bình đẳng hằn sâu về mặt thứ bậc địa vị và đã được tăng cường bởi precariat tăng nhanh, mà hoàn cảnh kinh tế của nó được đánh giá thấp bởi các số đo quy ước về sự bất bình đẳng thu nhập. Các vị trí có địa vị cao hơn trong xã hội Nhật kéo theo một tập các phần thưởng cung cấp sự an toàn kinh tế-xã hội mà đáng giá hơn mức có thể được đo bởi riêng thu nhập tiền bạc rất nhiều (Kerbo, 2003: 509–12). Precariat thiếu tất cả các phần thưởng đó, mà là vì sao bất bình đẳng thu nhập bị nói bớt một cách nghiêm trọng đến vậy.

Thuật ngữ mô tả ‘precariat’ đã được các nhà xã hội học Pháp dùng đầu tiên trong các năm 1980, để mô tả các công nhân mùa vụ hay tạm thời. Cuốn sách này sẽ dùng một khái niệm khác, nhưng địa vị lao động tạm thời bao gồm một khía cạnh trung tâm của precariat. Chúng ta phải nhớ rằng các hợp đồng việc làm tạm thời không nhất thiết giống như làm lao động tạm thời.

Vài người thử cho precariat một hình ảnh tích cực, làm mẫu cho một tinh thần tự do lãng mạn bác bỏ các tiêu chuẩn của giai cấp lao động cũ mê mải trong công việc ổn định, cũng như chủ nghĩa duy vật tư sản của những người hưởng lương việc làm ‘cổ-trắng’. Không được quên sự bất chấp và sự không theo lề thói phóng khoáng này, vì nó có xuất hiện trong precariat. Chẳng có gì mới trong các cuộc đấu tranh trẻ tuổi và không trẻ tuổi lắm chống lại mệnh lệnh của lao động lệ thuộc. Cái mới hơn là một sự tiếp đón lao động và phong cách làm việc bấp bênh bởi ‘những người thời cổ’, chọn lựa một cuộc sống như vậy sau một thời kỳ dài lao động ổn định. Chúng ta xét đến họ muộn hơn.

Ý nghĩa của thuật ngữ đã thay đổi khi nó trở thành cách nói bình dân. Ở Italy, precariato được cho là có ý nói nhiều hơn những người làm lao động thất thường và với thu nhập thấp, ngụ ý một cuộc sống bấp bênh như một trạng thái bình thường của sự sống (Grimm and Ronneberger, 2007). Ở Đức, thuật ngữ được dùng để mô tả không chỉ người lao động tạm thời mà cả người không có việc làm và không có hy vọng nào về sự hội nhập xã hội. Điều này gần với ý tưởng Marxian về một giai cấp vô sản lưu manh và không là ý sẽ được hiểu trong cuốn sách này.

Ở Nhật Bản, thuật ngữ được dùng như từ đồng nghĩa với ‘người lao động nghèo’, dù nó đã tiến hóa như một từ riêng biệt vì nó được liên kết với phong trào 1-5 Nhật và cái được gọi là ‘các nghiệp đoàn freeter’,* gồm các nhà hoạt động trẻ đòi các điều kiện làm việc và sống tốt hơn (Ueno, 2007; Obinger, 2009). Nhật Bản đã tạo ra một nhóm người lao động trẻ được biết đến như ‘các freeter’ – một cái tên kết hợp một cách lạ kỳ ‘tự do-free’ và Arbeiter, từ Đức cho công nhân – người bị đẩy thành một kiểu làm việc của lao động thất thường.

Là không đúng để đánh đồng precariat với người lao động nghèo hay với chỉ việc làm bấp bênh, dù các chiều này tương quan với nó. Tính bấp bênh cũng ngụ ý một sự thiếu một bản sắc dựa trên công việc chắc chắn, còn người lao động trong một số việc làm thu nhập thấp có thể xây dựng một nghề nghiệp. Một số nhà bình luận đã gắn ý tưởng với sự thiếu kiểm soát đối với lao động của họ. Điều này là phức tạp, vì có nhiều khía cạnh của công việc và lao động mà trên đó một cá nhân có thể có sự kiểm soát – sự phát triển và sử dụng kỹ năng, lượng thời gian cần cho lao động, định thời gian của công việc và lao động, cường độ lao động, thiết bị, nguyên liệu thô và vân vân… Và có nhiều loại của sự kiểm soát và người kiểm soát, không chỉ là người giám sát hay nhà quản lý tiêu chuẩn đứng trên công nhân.

Để khẳng định rằng precariat gồm những người không có sự kiểm soát nào đối với lao động hay công việc của họ sẽ là quá hạn chế, vì luôn luôn có tính nước đôi và sự mặc cả ngầm đối với sự cố gắng, sự hợp tác và việc áp dụng các kỹ năng, cũng như phạm vi cho các hành động phá hoại, ăn cắp vặt và vô ích. Nhưng các khía cạnh kiểm soát là xác đáng cho một sự đánh giá về tình trạng gay go của họ.

Có lẽ một cách mô tả lý thú ngang thế liên kết với cái có thể được gọi là ‘sự bất hòa địa vị’. Những người với mức giáo dục tương đối cao, nhưng phải chấp nhận các việc làm có một địa vị hay thu nhập dưới mức họ tin là phù hợp với trình độ của họ, chắc là bị vỡ mộng địa vị. Cảm nghĩ này đã là phổ biến trong precariat trẻ ở Nhật Bản (Kosugi, 2008).

Cho các mục đích của chúng ta, precariat gồm những người thiếu bảy hình thức an toàn liên quan đến lao động, được tóm tắt trong Box, mà các nhà dân chủ xã hội, các đảng lao động và các nghiệp đoàn đã theo đuổi như chương trình nghị sự ‘tư cách công dân công nghiệp’ của họ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, cho giai cấp lao động hay giai cấp vô sản công nghiệp. Không phải tất cả những người trong precariat coi trọng tất cả bảy hình thức an toàn, nhưng tình hình của họ thật tồi tệ trong mọi khía cạnh.

 

Trong các thảo luận về sự bất an lao động hiện đại, hầu hết sự chú ý là về sự bất an công ăn việc làm (employment) – sự thiếu các hợp đồng dài hạn và sự thiếu bảo vệ chống lại sự mất công ăn việc làm. Điều đó là có thể hiểu được. Tuy vậy, sự bất an việc làm (job) cũng là một đặc điểm định rõ.

Sự khác biệt giữa an toàn công ăn việc làm và an toàn việc làm là quan trọng. Hãy xét một thí dụ. Giữa 2008 và 2010, ba mươi nhân viên của France Telecom đã tự tử, dẫn đến sự bổ nhiệm một người ngoài làm thủ trưởng mới. Hai phần ba của 66.000 nhân viên có biên chế, với sự an toàn công ăn việc làm được bảo đảm. Nhưng ban quản lý đã bắt họ chịu sự bất an việc làm một cách có hệ thống, với một hệ thống được gọi là ‘Đến lúc Di chuyển’ mà buộc họ phải thay đổi nhiệm sở và việc làm một cách đột ngột mỗi vài năm. Stress sinh ra đã được thấy là nguyên nhân chính của các vụ tự tử này. An toàn việc làm là quan trọng.

Nó cũng quan trọng trong ngành dân chính. Các nhân viên ký các hợp đồng cho họ sự an toàn công ăn việc làm được nhiều người thèm muốn. Nhưng họ cũng đồng ý để bị phân bổ vào các vị trí mà các nhà quản lý tùy ý quyết định. Trong một thế giới của ‘sự quản lý nguồn lực con người’ nghiêm ngặt và tính linh hoạt chức năng, thì sự luân chuyển có khả năng gây hỗn loạn về mặt cá nhân.

Một đặc tính khác của precariat là thu nhập bấp bênh và một hình mẫu thu nhập mà khác với hình mẫu của mọi nhóm khác. Điều này có thể được minh họa bằng sử dụng khái niệm ‘thu nhập xã hội’. Người dân ở mọi nơi hiển nhiên phải tiếp tục sống bằng thu nhập họ nhận được. Đó có thể là một dòng tiền hay thu nhập bằng hiện vật, dưới dạng của các thứ họ hay gia đình họ tạo ra. Nó có thể được đo bằng các thứ họ có thể dự kiến nhận được nếu họ cần. Hầu hết người dân trong hầu hết xã hội có vài ba nguồn thu nhập, mặc dù một số có thể dựa chỉ vào một nguồn.

Thành phần của thu nhập xã hội có thể được phân thành sáu yếu tố. Thứ nhất là tự-sản xuất, thực phẩm, các hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trực tiếp, bất luận được tiêu dùng, trao đổi hay bán, kể cả các thứ ta có thể trồng trong vườn hay mảnh đất hộ gia đình. Thứ hai, có tiền công hay tiền thu nhập nhận được từ lao động. Thứ ba, có giá trị của sự hỗ trợ được cung cấp bởi gia đình hay cộng đồng địa phương, thường theo cách của các yêu cầu bồi thường bảo hiểm lẫn nhau phi chính thức. Thứ tư, có các trợ cấp doanh nghiệp được cung cấp cho nhiều nhóm nhân viên. Thứ năm, có các trợ cấp nhà nước, kể cả các phúc lợi bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, các khoản chuyển giao tùy nghi, các trợ cấp chi trực tiếp hay thông qua các chủ sử dụng lao động, và các dịch vụ xã hội được bao cấp. Cuối cùng, có các trợ cấp tư có xuất xứ từ các khoản tiết kiệm và đầu tư.

Mỗi trong sáu thứ này có thể được chia nhỏ thành các phần an toàn nhiều hơn hay ít hơn hay được bảo đảm, và mà xác định giá trị đầy đủ của chúng. Thí dụ, tiền công có thể được chia thành dạng cố định trên cơ sở hợp đồng dài hạn và các phần biến đổi hay linh hoạt. Nếu có người nhận một khoản lương cung cấp cùng thu nhập mỗi tháng cho năm tiếp theo, thu nhập nhận được tháng này đáng giá hơn cùng tiền thu nhập nhận được từ tiền công mà phụ thuộc vào tính bất thường của thời tiết và lịch trình sản xuất chưa được xác định của chủ sử dụng lao động. Tương tự, các trợ cấp nhà nước có thể được chia thành các quyền ‘công dân’ phổ quát, cùng các lợi ích bảo hiểm, mà phụ thuộc vào các khoản đóng góp quá khứ và như thế, theo nguyên tắc, ‘được bảo đảm,’ và các khoản chuyển giao tùy nghi hơn mà có thể hay có thể không sẵn có tuy thuộc vào hoàn cảnh không lường trước được. Các trợ cấp doanh nghiệp có thể được chia nhỏ thành các yếu tố mà mọi người trong hãng nhận được, các yếu tố phụ thuộc vào địa vị hay sự phục vụ quá khứ và các yếu tố được trao một cách tùy nghi. Cũng đúng thế với các trợ cấp cộng đồng, mà có thể được chia nhỏ thành các trái quyền gia đình hay họ hàng và các trái quyền có thể được đưa ra với cộng đồng rộng hơn cho sự hỗ trợ trong lúc hoạn nạn.

Precariat có thể được nhận diện bằng một cơ cấu khu biệt của thu nhập xã hội, mà tạo một tính dễ bị tổn thương riêng biệt vượt xa hơn nhiều cái có thể được truyền đạt bởi tiền thu nhập nhận được vào một lúc cá biệt. Thí dụ, trong một thời kỳ thương mại hóa nhanh của nền kinh tế của một nước đang phát triển, các nhóm mới, nhiều góp thêm vào precariat, thấy rằng họ mất các lợi ích cộng đồng truyền thống và không có được các trợ cấp doanh nghiệp hay nhà nước. Họ dễ bị tổn thương hơn nhiều người với thu nhập thấp hơn những người giữ các hình thức truyền thống của sự hỗ trợ cộng đồng và dễ bị tổn thương hơn các nhân viên hưởng lương những người có tiền thu nhập tương tự nhưng có sự tiếp cận đến một loạt các trợ cấp doanh nghiệp và nhà nước. Một đặc điểm của precariat không phải là mức tiền công hay thu nhập kiếm được tại bất cứ thời điểm cá biệt nào mà là sự thiếu sự hỗ trợ cộng đồng trong lúc hoạn nạn, sự thiếu các trợ cấp doanh nghiệp hay nhà nước được bảo đảm, và sự thiếu các trợ cấp tư để bổ sung cho tiền kiếm được. Chúng ta sẽ xem xét các tác động này trong Chương 2.

Bên cạnh sự bất an toàn lao động và thu nhập xã hội bấp bênh, người thuộc precariat thiếu một bản sắc dựa vào-công việc. Khi được thuê, họ trong các việc làm không có sự nghiệp, không có các truyền thống của ký ức xã hội, một cảm giác họ thuộc về một cộng đồng nghề nghiệp mải mê trong các thực hành, quy tắc đạo đức và chuẩn mực ổn định về ứng xử, sự có đi có lại và tình anh em.

Precariat không cảm thấy là một phần của một cộng đồng lao động đoàn kết. Điều này tăng cường một cảm giác xa lánh và tính công cụ trong các thứ họ phải làm. Các hoạt động và thái độ, bắt nguồn từ sự bấp bênh, trôi về phía chủ nghĩa cơ hội. Không có ‘chút tương lai nào’ lơ lửng trên các hoạt động của họ, để cho họ một ý thức rằng cái họ nói, làm hay cảm thấy hôm nay sẽ có một tác động mạnh hay ràng buộc lên các mối quan hệ dài hạn của họ. Precariat biết không có chút tương lai nào, vì không có tương lai nào trong những gì họ đang làm. Bị ‘ra ngoài’ ngày mai sẽ không có gì ngạc nhiên, và để bỏ đi có thể là không tồi, nếu công việc khác hay sự bùng nổ hoạt động có vẻ quyến rũ.

Precariat thiếu bản sắc nghề nghiệp, cho dù một số có trình độ nghề nghiệp và cho dù nhiều người có các việc làm với các danh hiệu lạ lùng. Đối với một số, có một sự tự do trong không có cam kết đạo đức hay ứng xử nào mà sẽ xác định một bản sắc nghề nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét hình ảnh về ‘dân du cư đô thị’ muộn hơn, và hình ảnh liên quan về ‘denizen-dân ngụ cư’, người không là một công dân đầy đủ. Đúng như ai đó thích là những người du hành du cư, không phải định cư, cho nên không phải tất cả những người trong precariat phải được coi là các nạn nhân. Tuy nhiên, hầu hết sẽ không thoải mái trong sự bấp bênh của họ, mà không có một triển vọng hợp lý để thoát khỏi.

Lao động, công việc, vui chơi và rảnh rỗi

Tiền đề lịch sử của precariat đã là banausoi của Hy Lạp cổ, những người được yêu cầu làm lao động sản xuất trong xã hội (không giống các nô lệ, chỉ lao động cho chủ nô của họ). Banausoi, được các thượng cấp của họ coi như ‘tù túng trong thân thể’ và ‘thô tục trong tâm trí’, đã không có cơ hội nào để leo lên bậc thang xã hội. Họ đã làm việc cùng các metic (người lạ cư trú), các thợ thủ công được nhận với các quyền hạn chế. Với các nô lệ, hai nhóm này đã làm mọi lao động, mà không có kỳ vọng rằng họ có bao giờ có thể tham gia vào đời sống của polis (thành bang).

Người Hy Lạp cổ đã hiểu kỹ hơn các nhà hoạch định chính sách hiện đại của chúng ta về sự phân biệt giữa công việc (work) và lao động (labour) và giữa chơi (play) và rảnh rỗi (leisure), hay cái họ đã gọi là schole. Những người làm lao động đã là các không-công dân. Các công dân đã không làm lao động; họ đã ham mê praxis, làm việc trong và quanh nhà, với gia đình và bạn bè. Nó đã là hoạt động ‘sinh sản’, công việc được làm vì chính nó, để tăng cường các mối quan hệ cá nhân, để được kết hợp với sự tham gia chung vào đời sống cộng đồng. Xã hội của họ đã không công bằng theo các tiêu chuẩn của chúng ta, đặc biệt trong sự đối xử với phụ nữ. Nhưng họ đã hiểu vì sao là nực cười để đo mọi thứ dưới dạng lao động.

Một luận điểm trong cuốn sách này là, mục tiêu chủ yếu trong khắc phục ‘bất lợi’ của precariat khi thế kỷ thứ hai mươi mốt tiến tới phải là để cứu công việc (work) mà không là lao động (labour) và sự rảnh rỗi (leisure) mà không là sự vui chơi (play). Suốt thế kỷ thứ hai mươi, sự nhấn mạnh đã là tối đa hóa số người làm lao động, trong khi phỉ báng hay bỏ qua công việc mà không là lao động. Precariat được kỳ vọng để làm lao động, khi được yêu cầu, trong các điều kiện đa phần không do nó tự chọn. Và nó được kỳ vọng để ham mê nhiều sự vui chơi. Như được tranh luận trong Chương 5, nó dũng được kỳ vọng làm nhiều công-việc-cho-lao-động không được trả công. Nhưng sự rảnh rỗi được coi như tình cờ.

Các sự đa đạng của precariat

Dù người ta định nghĩa nó thế nào, precariat còn xa mới là thuần nhất. Thiếu niên người vụt vào và ra café internet trong khi sống nhờ các việc làm phù du không giống hệt như người nhập cư sử dụng mưu kế của mình để sống sót, bồn chồn kết nối mạng trong khi lo về cảnh sát. Cả hai đều không giống bà mẹ đơn thân bứt rứt tiền đến từ đâu cho hóa đơn thực phẩm của tuần tới hay người đàn ông ở tuổi 60 người nhận các việc làm thất thường để giúp chi trả các hóa đơn y tế. Nhưng tất cả họ chia sẻ một cảm giác rằng lao động của họ là phương tiện (để sống), cơ hội chủ nghĩa (nắm lấy cái xảy ra) và bấp bênh (không an toàn).

Một cách để mô tả precariat là như các ‘denizen-dân ngụ cư’. Một denizen là ai đó, vì lý do này hay khác, có một dải hạn chế hơn của các quyền so với các công dân. Ý tưởng về denizen, mà có thể truy nguyên về tận thời Roman, thường thường đã được áp dụng cho những người nước ngoài được trao các quyền cư trú và các quyền để chăm chỉ buôn bán, nhưng không có các quyền công dân đầy đủ.

Ý tưởng có thể được mở rộng bằng nghĩ về dải các quyền mà người dân được hưởng – [các quyền]dân sự (bình đẳng trước luật và quyền cho sự bảo vệ chống lại tội phạm và sự xâm hại thân thể), văn hóa (sự tiếp cận bình đẳng đến sự được hưởng văn hóa và quyền để tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng), xã hội (sự tiếp cận bình đẳng đến các hình thức an sinh xã hội, kể cả hưu bổng và chăm sóc sức khỏe), kinh tế (quyền hưởng ngang nhau để tiến hành hoạt động kiếm thu nhập) và chính trị (quyền ngang nhau để bỏ phiếu, ra ứng cử các cuộc bầu cử và tham gia vào đời sống chính trị của cộng đồng). Một số gia tăng của người dân quanh thế giới thiếu ít nhất một trong số các quyền này, và như vậy thuộc về ‘toàn thể dân ngụ cư’ hơn là toàn thể công dân, dù họ đang sống ở đâu.

Khái niệm cũng có thể được mở rộng sang đời sống công ty, với các công dân và denizen công ty thuộc các loại khác nhau. Salariat (những người hưởng lương) có thể được coi như các công dân với chí ít các quyền bỏ phiếu ngầm trong hãng, phủ một dải các quyết định và thực hành mà các nhóm công dân khác, các cổ đông và các chủ sở hữu, chấp nhận một cách ngầm định trong khi có các quyền bỏ phiếu tường minh của họ về các quyết định chiến lược trong hãng. Phần còn lại của những người có quan hệ với công ty – những người lao động thời vụ, nhất thời, các nhà thầu độc lập và vân vân – là các denizen, với ít quyền hưởng hay quyền.

Trong thế giới rộng hơn, hầu hết denizen là những người di cư thuộc loại này hay khác, và họ sẽ được xem xét muộn hơn. Tuy vậy, một loại khác nổi bật lên – một lớp lớn của những người bị biến thành tội phạm, bị kết án. Thời đại toàn cầu hóa đã thấy một sự tăng về số các hành động bị hình sự hóa. Nhiều người bị bắt hơn và nhiều bị bỏ tù hơn bao giờ hết, dẫn đến nhiều người bị biến thành tội phạm hơn bao giờ hết. Phần của sự mở rộng hình sự hóa là do tội lặt vặt, kể cả các phản ứng thái độ với các sơ đồ hỗ trợ xã hội tạo ra các rủi ro trái đạo đức, các tình huống mà trong đó những người bị tước đoạt gặp rủi ro tự trừng phạt mình nếu họ nói sự thật và như thế đụng phải quy tắc quan liêu nào đó.

Những người lao động tạm thời không-nghề nghiệp, các denizen di cư, những người đấu tranh bị hình sự hóa, những người đòi trợ cấp … các con số tăng lên. Đáng tiếc, các thống kê lao động và kinh tế không được trình bày theo cách mà có thể cho phép chúng ta ước lượng tổng số người trong precariat, nói chi đến số người trong các loại khác nhau tạo thành hàng ngũ của nó. Chúng ta phải xây dựng một bức tranh trên cơ sở các biến proxy (đại diện). Hãy xét các nhóm chính tạo thành precariat, nhớ rằng không phải tất cả chúng ăn khớp gọn gẽ; đặc trưng nhận diện không nhất thiết đủ để cho biết rằng một cá nhân thuộc precariat.

Đầu tiên, hầu hết người thấy mình trong các việc làm tạm thời là gần ở trong precariat bởi vì họ có các quan hệ sản xuất mong manh, các thu nhập thấp so với những người khác làm công việc tương tự và cơ hội thấp về mặt nghề nghiệp. Số người với cái thẻ tạm thời cho việc làm của họ đã hết sức tăng trong thời đại thị trường lao động linh hoạt. Trong vài nước, như Vương quốc Anh, các định nghĩa hạn chế về cái gì tạo thành công việc tạm thời làm cho khó để nhận diện số người có việc làm mà không có sự bảo vệ công ăn việc làm. Nhưng trong hầu hết các nước, các số thống kê cho thấy rằng số và phần của lực lượng lao động quốc gia trong trạng thái tạm thời đã tăng mạnh trong ba thập niên vừa qua. Chúng đã tăng nhanh ở Nhật Bản, nơi vào 2010 hơn một phần ba lực lượng lao động đã trong việc làm tạm thời, nhưng tỷ lệ có thể cao nhất ở Nam Hàn, nơi theo các định nghĩa có lý hơn một nửa của toàn bộ người lao động là trong các việc làm tạm thời ‘không-đều đặn.’

Trong khi là người có việc làm tạm thời là một chỉ báo về một người có một việc làm không-nghề nghiệp, điều đó không luôn đúng. Quả thực, những người được gọi là profician hoan hỉ trong sự tồn tại định-hướng-dự-án mà trong đó họ chuyển từ một dự án ngắn hạn sang dự án khác. Và các việc làm dài hạn mà trong đó người ta phải làm cùng vài việc lặp đi lặp lại là hầu như không đáng khát vọng. Có một việc làm tạm thời là tốt nếu bối cảnh xã hội là vừa ý. Nhưng nếu hệ thống kinh tế toàn cầu đòi hỏi nhiều người có các việc làm tạm thời, thì các nhà hoạch định chính sách phải đề cập cái gì khiến chúng bấp bênh.

Hiện thời, có một việc làm tạm thời là một chỉ báo mạnh về một loại của sự bấp bênh. Đối với một số người nó có thể là một hòn đá kê bước tới việc xây dựng một sự nghiệp. Nhưng đối với nhiều người nó có thể là một hòn đá kê bước xuống một trạng thái thu nhập thấp hơn. Nhận một việc làm tạm thời sau một đợt thất nghiệp, như được nhiều nhà hoạch định chính sách thúc giục, có thể dẫn đến các khoản thu nhập thấp hơn cho các năm trước mặt (Autor and Houseman, 2010). Một khi một người bước vào một việc làm bậc thấp hơn, xác suất của tính di động xã hội hướng lên hay của việc có được một thu nhập ‘tử tế’ bị giảm vĩnh viễn. Nhận một việc làm tạm thời có thể là một sự cần thiết cho nhiều người, nhưng nó không chắc thúc đẩy tính di động xã hội.

Một con đường khác tới precariat là công ăn việc làm một phần thời gian (part-time), một lối nói trại gian xảo mà đã trở thành một nét đặc điểm của nền kinh tế tertiary của chúng ta, không giống các xã hội công nghiệp. Trong hầu hết các nước, làm việc một phần thời gian được định nghĩa là có công ăn việc làm hay được trả công ít hơn 30 giờ một tuần. Chính xác hơn để nói đến cái gọi là các part-timer, vì nhiều người chọn hay buộc phải nhận một việc làm part-time thấy rằng họ phải làm nhiều hơn dự định và nhiều thời gian hơn họ được trả công. Các part-timer, thường là phụ nữ, những người bước xuống thang sự nghiệp, có thể rốt cuộc bị bóc lột hơn, do phải làm nhiều công-việc-cho-lao-động không được trả công bên ngoài thời gian được trả công của họ, và bị tự-bóc lột nhiều hơn, do phải làm công việc thêm nhằm giữ một vị thế thích hợp (niche) loại nào đó.

Sự tăng trưởng về việc làm part-time đã giúp che giấu mức thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm. Như thế, ở Đức, chuyển nhiều người vào ‘các việc làm-mini’ đã duy trì ảo tưởng về công ăn việc làm cao và đã dẫn vài kinh tế gia đưa ra luận điệu ngu xuẩn về một phép màu công ăn việc làm Đức sau đổ vỡ tài chính.

Các loại khác chồng gối với precariat là ‘các nhà thầu độc lập’ và ‘các nhà thầu phụ thuộc’. Không có sự tương đương nào với precariat ở đây, vì nhiều nhà thầu là an toàn trong một số khía cạnh và có một bản sắc nghề nghiệp mạnh. Người ta nghĩ về bác sĩ răng hay nhà kế toán tự-hành nghề. Nhưng phân biệt nhà thầu phụ thuộc khỏi nhà thầu độc lập đã gây ra đau đầu cho các luật sư lao động ở mọi nơi. Đã có các tranh luận vô tận về làm sao để phân biệt giữa những người cung cấp dịch vụ và những người cung cấp lao động dịch vụ, và giữa những người phụ thuộc vào trung gian nào đó và những người là những người làm công bị che giấu. Rốt cuộc, các sự phân biệt là tùy tiện, xoay quanh các quan niệm về kiểm soát, sự lệ thuộc và sự phụ thuộc vào ‘các bên’ khác. Tuy nhiên, những người phụ thuộc vào những người khác cho việc phân bổ họ vào các công việc mà họ có ít sự kiểm soát là những người chịu rủi ro lớn hơn về rơi vào precariat.

Một nhóm khác gắn với precariat là đội quân tăng lên trong các call centre (trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại). Nhóm này ở đâu cũng có, một biểu tượng ác của toàn cầu hóa, đời sống điện tử và lao động bị xa lánh. Trong 2008, Kênh 4 của Vương Quốc Anh đã giới thiệu một phim tài liệu truyền hình được gọi là ‘Phone Rage-Cơn Thịnh nộ Điện thoại’, nêu bật sự hiểu lầm lẫn nhau giữa nhân viên call-centre trẻ và các khách hàng giận dữ. Theo chương trình, tính trung bình người dân ở Vương Quốc Anh đã dùng (tổng thời gian) trọn một ngày mỗi năm nói chuyện với các call centre, và lượng thời gian tăng lên.

Rồi có các thực tập sinh, một hiện tượng hiện đại lạ kỳ qua đó những người vừa tốt nghiệp, các sinh viên hiện thời hay thậm chí sắp là sinh viên làm việc một lúc vì một ít hay không tiền công nào, làm các việc văn phòng lặt vặt. Một số nhà bình luận Pháp đã đánh đồng precariat với các thực tập sinh, nhưng là không chính xác nhưng biểu lộ sự áy náy mà với nó hiện tượng được xem xét.

Các đợt thực tập có tiềm năng là một phương tiện cho việc chuyển thanh niên vào precariat. Một số chính phủ thậm chí đã khởi động các chương trình thực tập như một dạng của chính sách thị trường lao động ‘tích cực’ được thiết kế để che giấu thất nghiệp. Trong thực tế, các cố gắng để thúc đẩy các đợt thực tập thường không nhiều hơn các sơ đồ bao cấp tốn kém, phi hiệu quả. Chúng có chi phí hành chính cao và dùng người để làm ra ít giá trị lâu dài, hoặc cho các tổ chức hay cho bản thân các thực tập sinh, bất chấp lối nói hoa mỹ về làm cho họ thích nghi với đời sống tổ chức và học khi hành. Chúng ta sẽ xem xét các thực tập viên muộn hơn.

Tóm lại, một cách để nhìn vào precariat là xem bằng cách nào người dân trở thành người làm các hình thức bấp bênh của lao động mà không chắc giúp họ xây dựng một bản sắc hay một sự nghiệp đáng mong muốn.

Precariat hóa

Một cách khác để nhìn vào precariat là về mặt quá trình, cách mà theo đó người dân ‘bị precariat hóa’. Từ vô duyên này là tương tự với ‘bị vô sản hóa’, mô tả các lực dẫn đến sự vô sản hóa các công nhân trong thế kỷ thứ mười chín. Để bị precariat hóa là phải chịu các áp lực và kinh nghiệm dẫn đến một cuộc sống precariat, về sự sống trong hiện tại, mà không có một bản sắc chắc chắn hay ý thức về sự phát triển đạt được thông qua công việc và phong cách sống.

Theo nghĩa này, một phần của salariat đang trôi vào precariat. Trường hợp ‘người ăn lương’ huyền thoại của Nhật Bản có tính minh họa. Công nhân thế kỷ-thứ hai mươi này, với việc làm suốt đời trong một doanh nghiệp, đã nổi lên qua một hình mẫu hết sức gia trưởng của chủ nghĩa lao động mà đã thịnh hành cho đến đầu các năm 1980. Ở Nhật Bản (và nơi khác), cái lồng hào nhoáng có thể dễ dàng trở thành một cái cũi xám xịt, với nhiều an toàn công ăn việc làm đến mức bên ngoài trở thành một vùng kinh sợ. Đấy là cái đã xảy ra ở Nhật Bản và ở các nước Đông Á khác mà đã theo một mô hình tương tự. Bị rơi khỏi công ty hay tổ chức trở thành một dấu hiệu rõ rệt của sự thất bại, một sự mất mặt. Trong hoàn cảnh như vậy, việc theo đuổi sự phát triển cá nhân dễ nhường đường cho một sự vận động nhỏ nhen lễ phép với những người cao hơn trong thứ bậc nội bộ và của mưu đồ cơ hội.

Điều này được đưa đến giới hạn của nó ở Nhật Bản. Công ty đã trở thành một gia đình hư cấu để cho quan hệ công ăn việc làm trở thành ‘kintractship’, mà trong đó chủ sử dụng lao động ‘đã nhận’ nhân viên [làm con nuôi] và đổi lại kỳ vọng cái gì đó gần với quan hệ quà tặng của sự phục tùng, nghĩa vụ làm con và hàng thập kỷ lao động tăng cường. Kết quả đã là một văn hóa phục vụ quá thời gian và sự hy sinh cuối cùng của karoshi, chết do làm việc quá sức (Mouer và Kawanishi, 2005). Nhưng từ đầu các năm 1980, tỷ lệ lực lượng lao động Nhật trong salariat đã co lại đầy kịch tính. Những người vẫn bám chặt bị áp lực, nhiều người bị thay thế bởi công nhân trẻ và bởi phụ nữ và chẳng ai trong số họ có an toàn công ăn việc làm. Precariat đang thay thế người hưởng lương, mà nỗi đau của họ được tiết lộ bởi sự tăng lên đáng báo động của các vụ tự tử và bệnh hoạn xã hội.

Sự biến đổi của người Nhật ăn lương có thể là một trường hợp cực đoan. Nhưng người ta có thể thấy ai đó bị mắc bẫy về mặt tâm lý trong công ăn việc làm dài hạn mất sự kiểm soát ra sao và trôi gần hơn thế nào đến một dạng của sự phụ thuộc bấp bênh. Nếu ‘cha mẹ’ trở nên bực mình, hay không có khả năng hay không sẵn sàng để tiếp tục vai trò bố mẹ hư cấu đó, thì ‘người con’ sẽ lao vào precariat, mà không có các kỹ năng tự trị và năng lực phát triển. Công ăn việc làm dài hạn có thể giải kỹ năng (deskill). Như được bàn kỹ ở nơi khác (Standing, 2009), đây đã là một trong những khía cạnh tồi tệ nhất của thời đại chủ nghĩa lao động.

Mặc dù ta phải đề phòng trải định nghĩa ra quá xa, một đặc điểm nữa của precariat hóa là cái nên được gọi là tính di động nghề nghiệp giả, được tóm tắt bởi hiện tượng hậu hiện đại về ‘vống tước hiệu-uptitling’, bị The Economist (2010a) châm biếm một cách tao nhã. Ai đó trong một việc làm tĩnh, chẳng đâu ra đâu được trao một tên gọi khoa trương để che giấu các xu hướng precariat. Người ta được biến thành ‘sếp-chief’ hay ‘nhà điều hành-executive’ hay ‘quan chức-officer’ mà không có một đội quân để lãnh đạo hay một nhóm để dẫn dắt. Cơ quan nghề Hoa Kỳ, tự trao cho mình danh hiệu được thổi phồng một cách đặc trưng Hiệp hội Quốc tế của các Nhà chuyên nghiệp Hành chính-International Association of Administrative Professionals (đã là National Secretaries Association-Hội Thư ký Quốc gia khiêm tốn hơn), đã báo cáo rằng nó có hơn 500 chức danh công việc trong mạng lưới của nó, kể cả ‘điều phối viên phòng giao dịch-front-office coordinator’, ‘chuyên gia tư liệu điện tử-electronic document specialist’, ‘viên chức phân phối media distribution officer’ (trẻ bán báo), ‘viên chức tái chế-recycling officer’ (người đổ rác) và ‘nhà tư vấn vệ sinh-sanitation consultant’ (người lau chùi nhà xí). Hoa Kỳ không có một độc quyền về tài vống chức danh; nó xảy ra ở mọi nơi. Người Pháp bây giờ hay gọi các cô quét dọn là techniciennes de surface (kỹ thuật viên bề mặt) nghe danh giá hơn.

The Economist đã quy sự lạm phát các chức danh công việc cho suy thoái sau-2008, dẫn đến một sự thay thế các tước hiệu lạ kỳ cho việc tăng tiền công, và cho độ phức tạp bên trong tăng lên của các công ty đa quốc gia. Nhưng điều này không chỉ là cơn cường điệu mới đây. Nó phản ánh sự tăng trưởng của precariat, mà trong đó các biểu tượng giả của tính di động nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân đã phải che đậy tính cằn cỗi của công việc. Các cấu trúc việc làm bị phẳng ra được tiết lộ bởi sự lạm phát chức danh. The Economist diễn đạt thật khéo:

Sự sùng bái tính linh hoạt cũng bị lạm phát. Mốt cho các thứ bậc đang phẳng ra đã có tác động nghịch lý của sự sinh sôi nảy nở các chức danh việc làm vô nghĩa. Các công nhân ao ước các chức danh nghe quan trọng, nhiều như các chính trị gia cổ lỗ được biến thành Đại Pháp quan của Tước công Lancaster hay Ngài Chủ tịch Hội đồng. Mọi người, từ phòng tổng điều hành trở xuống, đều muốn thổi phồng lý lịch của họ như một hàng rào chống lại việc bị sa thải.

Điều này chỉ ra một nỗi khó chịu sâu hơn. The Economist kết thúc bài phê bình cảm thụ được bằng ghi chú, ‘Các ích lợi của việc trao cho người dân một chức danh mới lạ kỳ thường ngắn. Tác hại là bền lâu’. Thấy rằng thói quen này đã gây ra sự giễu cợt và các tước hiệu lạ kỳ có thể khiến những người sở hữu nó có thể được dùng hơn một lần. Chắc chắn ngược lại cũng thế. Bởi vì người dân trong các vị trí có thể được dùng một lần mà các chức danh họ được trao cũng có thể bày tỏ.

Tâm trí bị precariat hóa

Người ta chẳng cần là một nhà tất định công nghệ để đánh giá đúng rằng phong cảnh công nghệ định hình cách chúng ta nghĩ và ứng xử. Precariat cho thấy mình như chưa phải một giai cấp-cho-chính nó một phần bởi vì những người thuộc về nó không có khả năng kiểm soát các lực công nghệ họ đối mặt. Có bằng chứng ngày càng tăng rằng các đồ điện tử thấm vào mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta có một tác động sâu sắc lên óc con người, lên cách chúng ta nghĩ và, còn đáng báo động hơn, lên khả năng của chúng ta để nghĩ. Nó đang làm vậy theo những cách phù hợp với ý tưởng về precariat.

Precariat được xác định bởi chủ nghĩa ngắn hạn, mà có thể tiến hóa thành một sự bất lực số đông để nghĩ dài hạn, được gây ra bởi xác suất thấp của sự tiến bộ cá nhân hay sự xây dựng sự nghiệp. Các nhóm ngang hàng có thể nêu bật điều này bằng đe dọa để tẩy chay những người không tuân thủ các chuẩn mực ứng xử. Các quy tắc bất thành văn về cái gì đã được làm và cái gì đã không được làm áp đặt các chi phí nặng nề lên người không tuân thủ.

Internet, thói quen lướt mạng, nhắn tin, Facebook, Twitter và truyền thông xã hội khác tất cả đang hoạt động để mắc lại dây bộ óc (Carr, 2010). Sự sống số này đang làm hỏng quá trình củng cố ký ước dài hạn mà là cơ sở cho cái các thế hệ con người đã đi đến để coi như trí thông minh, năng lực để suy luận qua các quá trình phức tạp và để tạo ra các ý tưởng mới và các cách tưởng tượng.

Thế giới số không có sự tôn trọng nào cho sự trầm ngâm hay suy ngẫm; nó phân phát sự khuyến khích và ban thưởng tức thì, buộc bộ óc chú ý nhất đến các quyết định và phản ứng ngắn hạn. Mặc dù việc này có các thế lợi nào đó, một tai nạn là ‘tâm trí có học-literate mind’ và ý tưởng về tính cá nhân. Có một sự di chuyển khỏi một xã hội bao gồm các cá nhân với các sự kết hợp đặc biệt của tri thức, kinh nghiệm và sự học sang một xã hội mà trong đó hầu hết người dân có các ý kiến được xã hội dựng lên, thu được nhanh chóng mà là nông cạn và thay đổi theo hướng được nhóm chấp thuận hơn là độc đáo và sáng tạo. Đầy rẫy các thuật ngữ lạ kỳ, như ‘sự chú ý một phần liên tục’ và ‘sự thiếu hụt nhận thức’.

Điều này có thể có vẻ bị phóng đại. Nhưng trở nên khó hơn để phủ nhận rằng các thay đổi tâm thần, cảm xúc và ứng xử đang xảy ra và rằng điều này là phù hợp với sự phổ biến của precariat hóa. Tâm trí có học – với sự tôn trọng của nó đối với tiềm năng thảo luận về ‘nỗi buồn chán’, về thời gian ngưng trệ, đối với sự trầm ngâm suy ngẫm và một sự kết nối có hệ thống của quá khứ, hiện tại và một tương lai được tưởng tượng – đang ở dưới sự đe dọa từ sự dội bom liên tục của các cơn adrenalin rush (kích thích thần kinh) được xúi giục về điện tử.

Khả năng để tập trung phải được học và ngang thế có thể bị mất hay bị bóp méo. Một số nhà sinh học tiến hóa cho rằng các công cụ điện tử đang chuyển con người quay lại trạng thái thô sơ của nó, (óc) bị nối dây để phản ứng một cách bản năng và nhanh đối với các tín hiệu của sự nguy hiểm và cơ hội, trong khi tâm trí uyên thâm đã thực ra là sự sai lệch lịch sử. Diễn giải này về một sự thoái hóa sinh học chắc chắn gây phiền muộn, với các hệ lụy tiến hóa khổng lồ.

Môi trường điện tử cho phép và cổ vũ sự đa nhiệm (multitasking), một đặc tính của xã hội tertiary mà sẽ được xem xét muộn hơn. Nghiên cứu đã cho thấy rằng những người, từ thói quen, thiên hướng hay sự bắt buộc, ham mê đa nhiệm tiêu tán năng lượng và ít hiệu quả trên bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào hơn những người ít ham mê hơn. Những người đa nhiệm là các ứng viên hàng đầu cho precariat, vì họ có nhiều trục trặc hơn trong tập trung và khó hơn trong việc loại thông tin không liên quan hay gây xao lãng (Richtel, 2010). Không có khả năng kiểm soát thời gian của họ, họ chịu stress, mà làm xói mòn khả năng để duy trì tâm trí phát triển, ý nghĩa đó của sự học suy ngẫm với một viễn cảnh dài hạn.

Tóm lại, precariat chịu quá tải thông tin mà không có một phong cách sống có thể cho họ sự kiểm soát và năng lực để sàng lấy cái hữu ích khỏi cái vô ích. Chúng ta sẽ thấy nhà nước tân-tự do giải quyết điều sau này thế nào.

Sự tức giận, anomie (thiếu chuẩn mực), lo âu và xa lánh

Precariat trải nghiệm bốn A – anger (tức giận), anomie, anxiety (lo âu) và alienation (xa lánh). Sự tức giận xuất phát từ sự thất vọng với các con đường có vẻ bị chặn cho việc thúc đẩy một cuộc sống có ý nghĩa và từ một cảm giác bị tước đoạt tương đối. Một số người sẽ gọi đó là sự ghen tị, nhưng bị vây quanh và liên tục bị dội bom với sự hào nhoáng bề ngoài của thành công vật chất và văn hóa nổi danh nhất thiết gây ra sự oán giận sôi sục. Precariat cảm thấy nản chí không chỉ bởi vì một cuộc đời của những việc làm linh hoạt có vẻ hấp dẫn, với tất cả các sự bấp bênh đi cùng với chúng, mà cũng bởi vì các việc làm đó không kéo theo sự xây dựng nào của các mối quan hệ tin cậy được lắp ghép trong các cấu trúc hay các mạng có ý nghĩa. Precariat cũng không có các thang nào của tính di động để trèo lên, để người dân lơ lửng giữa sự tự-bóc lột sâu hơn và sự tháo rời ra.

Một thí dụ, được trích dẫn trong tờ The Observer (Reeves, 2010), là một phụ nữ làm công tác xã hội 24-tuổi, kiếm được £28,000 một năm và làm việc 37,5-giờ một tuần, theo lý thuyết. Cô đã làm ‘khá nhiều đêm khuya’ bởi vì không thể thăm một số gia đình vào ban ngày, tự cô tốn nhiều thời gian làm việc hơn và làm nhiều việc hơn từ nhà. Cô nói với tờ báo:

Sự thất vọng lớn nhất của tôi là, người ta bảo tôi từ lâu rằng tôi đủ giỏi để tiến lên mức tiếp theo, và tôi đã làm những việc vượt quá vai trò việc làm của tôi, nhưng không có sự công nhận nào về việc đó. Tôi đành phải đợi cho đến khi một vị trí trở nên sẵn có. Tôi nghĩ điều đó xảy ra với khá nhiều người. Từ nhóm tôi đã bắt đầu với, tôi là người làm công tác xã hội duy nhất còn lại. Và nhiều trong số họ đã bỏ đi do các vấn đề hỗ trợ sự nghiệp và thăng tiến. Chúng tôi làm việc dẻo dai, có trách nhiệm và nếu điều đó được công nhận thì nó đã có thể giữ chúng tôi trong việc làm dài hơn.

Phụ nữ này đã gắn với precariat bởi sự thiếu thăng tiến và cô đánh giá cao việc ấy. Cô đã tự-bóc lột khi hy vọng về tính di động, làm nhiều công-việc-cho-lao-động. Các đồng nghiệp bỏ chạy của cô đã nhận ra rằng ảo vọng đề bạt đã chỉ đến thế.

Chí ít suốt từ công trình của Emile Durkheim, chúng ta đã hiểu rằng anomie là một cảm giác về tính thụ động sinh ra từ nỗi thất vọng. Điều này chắc chắn được tăng cường bởi triển vọng về các việc làm vụng, không-sự nghiệp. Anomie đến từ sự bơ phờ gắn với sự thất bại kéo dài, bị trầm trọng thêm vì nhiều người trong precariat bị chê bai bởi các chính trị gia và các nhà bình luận tầng lớp trung lưu khiển trách họ là lười biếng, phiêu bạt, không xứng đáng, vô trách nhiệm xã hội hay tồi hơn. Bảo người đòi trợ cấp rằng ‘các phép điều trị trò chuyện’ là con đường tiến lên là kẻ cả và dễ thấy như vậy bởi những người được cổ vũ để chọn cho họ.

Precariat sống với sự lo âu – sự bấp bênh kinh niên gắn không chỉ với sự bập bênh bên lề, biết rằng một sai lầm hay một sự không may có thể lật bàn cân giữa phẩm giá khiêm tốn và trở thành kẻ vất vưởng, nhưng cũng với một nỗi sợ hãi mất cái họ có trong khi cảm thấy bị lừa bởi không có nhiều hơn. Người dân bất an trong tâm trí và bị stress, đồng thời bị ‘thiếu việc làm’ lẫn bị ‘làm quá sức’. Họ bị xa lánh khỏi lao động và công việc của họ, và là anomic, không chắc chắn và tuyệt vọng trong ứng xử của họ. Những người sợ mất cái họ có là những người bị thất vọng liên tục. Họ sẽ tức giận nhưng thường như vậy một cách thụ động. Tâm trí bị precariat hóa được nuôi bởi sự sợ hãi và được thúc đẩy bởi sự sợ hãi.

Sự xa lánh nổi lên từ sự biết rằng cái ta đang làm không phải vì mục đích riêng của ta hay cho cái ta có thể tôn trọng hay đánh giá cao; nó đơn giản được làm cho những người khác, theo chỉ thị của họ. Điều này đã được coi như một đặc tính xác định của giai cấp vô sản. Nhưng những người trong precariat trải nghiệm vài mũi tiêm đặc biệt, kể cả một cảm giác bị lừa gạt – được bảo họ phải biết ơn và ‘hạnh phúc’ rằng họ có việc làm và nên ‘tích cực’. Họ được bảo hãy hạnh phúc và không thể hiểu rõ vì sao. Họ trải nghiệm cái Bryceson (2010) gọi là ‘tính nghề nghiệp bị thất bại-failed occupationality’, mà có thể chỉ có một tác động tâm lý có hại. Người dân trong hoàn cảnh như vậy chắc trải nghiệm sự phản đối xã hội và một sự thiếu trầm trọng mục đích. Và sự thiếu nghề nghiệp tạo ra một chân không đạo đức.

Precariat không bị lừa gạt. Họ đối mặt một con đập của các lời cổ vũ. Nhưng tâm trí thông minh có thua dễ đến vậy? Trong cuốn Smile or Die (Cười hay Chết), Barbara Ehrenreich (2009) đã tấn công sự sùng bái hiện đại của tư duy tích cực. Bà đã gợi lại làm thế nào ở Hoa Kỳ trong các năm 1860 hai lang băm (Phineas Quimby và Mary Eddy) dựng lên Phong trào Tư duy Mới, dựa vào thuyết Calvin và quan điểm rằng lòng tin vào Chúa và tư duy tích cực sẽ dẫn đến các kết cục tích cực trong đời. Ehrenreich đã truy nguyên điều này qua đến tận kinh doanh và tài chính hiện đại. Bà đã mô tả làm thế nào các hội nghị thúc đẩy đã có các thuyết trình viên bảo các công nhân có hợp đồng ngắn hạn những người đã bị biến thành thừa để là những người làm việc nhóm giỏi (good team player), được định nghĩa như ‘một người tích cực’ người ‘thường xuyên cười, không kêu ca và chịu phục tùng một cách biết ơn bất cứ thứ gì thủ trưởng đòi hỏi’. Ta có thể đi tiếp và muốn biết nếu ai đó không làm theo châm ngôn cổ Trung Hoa: ‘Cúi thấp sao cho Hoàng đế không nhìn thấy nhà ngươi cười’. Nhưng nghiến răng kèn kẹt có khả năng hơn là phản ứng với chuyện nhảm nhí gây xa lánh mà precariat phải chịu đựng.

Có các phản ứng khác ngoài cơn thịnh nộ bị nén lại. Thí dụ, precariat có thể rơi vào một vùng ăn mòn của sự lừa dối và ảo tưởng, được minh họa bởi một người Nam Hàn được International Herald Tribune phỏng vấn (Fackler, 2009). Phóng viên đã ghi,

Với chiếc áo nỉ sweatshirt đại học sạch, màu trắng và chiếc điện thoại di động bóng loáng, Lee Changshik giống một nhà quản lý tại một công ty phát triển nhà chung cư, công việc mà đông đã giữ cho đến cuộc hoảng loạn tài chính năm vừa qua – và công việc mà ông bảo bạn bè và gia đình rằng ông vẫn giữ.

Cẩn thận không nói cho bất kỳ ai, ông đã đi lao động trên một thuyền đánh cua. ‘Tôi nhất quyết không đưa ngư dân đánh cua vào sơ yếu lý lịch của mình’, ông Lee nói. ‘Công việc này làm tổn thương sự hãnh diện của tôi’. Ông nói thêm rằng trong các cuộc nói chuyện điện thoại ông tránh nói về việc làm của mình và tránh gặp bẹn bè hay họ hàng trong trường hợp điều này được nêu ra. Một người khác làm việc trên các thuyền đánh cua đã nói ông ta không nói cho vợ ông; một người khác đã bảo vợ mình rằng ông ở Nhật Bản hơn là thú nhận việc ông đang làm. Những câu câu chuyện như vậy về địa vị sa sút là đủ quen thuộc. Có cảm giác rằng chúng đầy rẫy, một đặc điểm cấu trúc của thị trường lao động hiện đại, điều đó phải gây ra sự hoảng sợ.

Những người trong precariat thiếu lòng tự trọng và tính hữu ích xã hội trong công việc của họ; họ phải tìm kiếm sự quý trọng đó ở nơi khác, một cách thành công hay khác đi. Nếu họ thành công, sự phản hiệu dụng của lao động họ được yêu cầu làm trong các việc làm phù du khó chịu của họ có thể được bớt đi, vì sự thất vọng địa vị sẽ bớt đi. Nhưng khả năng để tìm lòng tự trọng bền vững trong precariat chắc chắn bị xẹp. Có một sự nguy hiểm về sự cảm thấy một cảm giác tham dự liên miên nhưng bị cô lập giữa một đám đông bơ vơ.

Một phần của vấn đề là, precariat trải nghiệm ít quan hệ tin cậy, đặc biệt qua công việc. Suốt lịch sử, sự tin cậy đã tiến hóa trong các cộng đồng dài hạn mà đã xây dựng các khung khổ thể chế của tình anh em. Nếu ta trải qua sự lẫn lộn do không biết địa vị của mình trong đời sống, sự tin cậy trở nên tình cờ và mỏng manh (Kohn, 2008). Nếu con người có một thiên hướng tới sự tin cậy và hợp tác, như các nhà tâm lý học giả định, thì một môi trường của tính linh hoạt vô tận và bất an toàn phải hủy hoại bất cứ ý thức hợp tác hay sự đồng thuận đạo đức nào (Haidt, 2006; Hauser, 2006). Chúng ta làm cái chúng ta có thể thoát được sự trừng phạt, hành động một cách cơ hội, luôn luôn bối rối về trở nên phi luân lý. Điều này là dễ hơn để duy lý hóa khi mỗi ngày chúng ta nghe về elite và những người nổi danh vi phạm các quy tắc đạo đức mà không bị trừng phạt và khi không có cái bóng nào của tương lai trong các giao dịch của chúng ta.

Trong một thị trường lao động linh hoạt, các cá nhân sợ đưa ra hay bị nhốt vào các cam kết ứng xử dài hạn, vì chúng có thể kéo theo các chi phí và các hành động mà có thể không phải chịu các sự có đi có lại đáng mong muốn. Người trẻ sẽ không muốn bị các cam kết kinh tế cột vào cha mẹ nếu họ sợ việc có thể phải hỗ trợ cha mẹ dài khi già, với một nhà nước co lại và tuổi thọ tăng lên làm tăng các chi phí sắp tới để làm như vậy. Sự héo của sự mặc cả giữa thế hệ đã hợp với các mối quan hệ tình dục và bạn bè tình cờ hơn.

Nếu mọi thứ bị hàng hóa hóa – được đánh giá về mặt chi phí và phần thưởng tài chính – thì các sự có đi có lại đạo đức trở nên dễ vỡ. Nếu nhà nước loại bỏ các hình thức bảo hiểm xã hội do công đảng đưa vào mà đã tạo ra một hệ thống đoàn kết xã hội thực chất, dù không công bằng, mà không đưa bất cứ thứ gì so sánh được thế chỗ nó, thì không có cơ chế nào để tạo ra các hình thức thay thế của sự đoàn kết. Để xây dựng một cơ chế, phải có một cảm giác về tính ổn định và tính có thể tiên đoán được. Precariat thiếu cả hai. Nó phải chịu sự bất trắc kinh niên. Bảo hiểm xã hội phát đạt khi có một xác suất đại thể ngang nhau của tính di động lên và xuống, của sự kiếm được lợi và sự thua lỗ. Trong một xã hội mà trong đó precariat tăng lên, và tính di động xã hội hạn chế và giảm, thì bảo hiểm xã hội không thể hưng thịnh.

Điều này nêu bật một đặc điểm của precariat lúc này. Nó còn phải củng cố như một giai cấp-cho-chính nó. Ta có thể mô tả một quá trình ‘rơi’ vào precariat hay bị kéo vào một cuộc sống bị precariat hóa. Người dân không được sinh ra trong nó và không chắc để nhận diện mình như các thành viên với một sự tự hào nồng nhiệt. Sự sợ hãi, đúng; sự tức giận, có thể; sự hài hước mỉa mai, có lẽ; nhưng tự hào thì không. Điều này là một sự tương phản với giai cấp lao động công nghiệp truyền thống. Nó cần thời gian để trở thành một giai cấp-cho-chính nó nhưng, khi nó trở thành, nó đem lại một niềm tự hào vững chãi và chân giá trị mà giúp biến nó thành một lực lượng chính trị với một chương trình nghị sự giai cấp. Precariat vẫn chưa ở giai đoạn đó, cho dù một số ít trong hàng ngũ của nó bày tỏ một sự kiêu hãnh bướng bỉnh, trong các cuộc diễu hành, các blog và các tương tác tình đồng chí của họ.

Một xã hội tốt cần những người có sự thấu cảm, một năng lực để phóng chiếu bản thân mình vào tình thế của người khác. Các cảm giác thấu cảm và cạnh tranh ở trong sự căng thẳng liên miên. Những người trong sự cạnh tranh chớm nở giấu người khác tri thức, thông tin, các mối quan hệ và các nguồn lực, trong trường hợp tiết lộ chúng sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh. Sợ thất bại, hay sợ chỉ có thể đạt một địa vị hạn chế, dễ dẫn tới chối bỏ sự thấu cảm.

Cái gì đem lại sự thấu cảm? Nó có thể nảy sinh từ một cảm giác được chia sẻ về sự xa lánh hay bất an toàn, hay thậm chí sự nghèo chung. Các nhà sinh học tiến hóa nói chung thống nhất rằng sự thấu cảm là có khả năng hơn bên trong các cộng đồng nhỏ ổn định, trong đó người dân biết lẫn nhau và tham gia cùng nhau trên một cơ sở đều đặn (xem, thí dụ, De Waal, 2005). Trong nhiều thế kỷ, các cộng đồng nghề nghiệp đã nuôi dưỡng sự thấu cảm, với sự học nghề như cơ chế chủ yếu cho việc xây dựng một sự đánh giá cao tính có đi có lại, được ủng hộ bởi các quy tắc tự quản phường hội. Ở mọi nơi mô hình đó bị toàn cầu hóa làm xói mòn, ngay cả ở châu Phi (Bryceson, 2010). Precariat có một cảm giác ở trong một cộng đồng quốc tế tản mạn, không ổn định của những người đấu tranh, thường vô vọng, để cho cuộc sống làm việc của họ một bản sắc nghề nghiệp.

Một khi các việc làm trở nên linh hoạt và mang tính công cụ, với tiền công không đủ cho một cuộc sống đáng trọng về mặt xã hội và một lối sống xứng đáng, thì không có ‘tính cách nhà nghề’ nào thuộc về một cộng đồng với các tiêu chuẩn, quy tắc đạo đức và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên dựa trên năng lực và sự tôn trọng các chuẩn mực ứng xử lâu đời. Những người trong precariat không thể trở thành nhà nghề bởi vì họ không thể chuyên môn hóa và họ không thể tạo ra một sự cải thiện đều đặn về độ sâu của năng lực hay kinh nghiệm. Họ đối diện sự không chắc chắn của thu nhập với bất kể hình thức cụ thể nào của công việc và có ít triển vọng của tính di động xã hội ‘hướng lên’.

Precariat có một cảm nhận bị yếu đi về ‘ký ức xã hội’. Chính là phần của nhân loại để xác định bản thân chúng ta bởi cái chúng ta làm và làm cái gì chúng ta là. Ký ức xã hội nảy sinh từ sự thuộc về một cộng đồng được tái sinh qua các thế hệ. Giỏi nhất nó cung cấp một quy tắc đạo đức và một cảm nhận về ý nghĩa và tính ổn định xúc cảm và xã hội. Có các chiều giai cấp và nghề nghiệp sâu xa của điều này. Nó mở rộng tới cái chúng ta mong mỏi để là. Có các rào cản được dựng lên về mặt xã hội đối với sự mong mỏi. Thí dụ, trong hầu hết xã hội một đứa trẻ thuộc giai cấp-lao động sẽ bị cười vì mong mỏi để trở thành một chủ ngân hàng hay một luật sư; một đứa trẻ giai cấp-trung lưu sẽ không bằng lòng để mong là một thợ ống nước hay thợ cắt tóc. Bạn không làm cái bạn không là. Tất cả chúng ta đều xác định mình bởi cái chúng ta không là, cũng nhiều như bởi cái chúng ta có thể là. Precariat không tồn tại tự nó. Nó cũng được xác định bởi cái nó không là.

Các chính sách thúc đẩy tính linh hoạt lao động làm xói mòn các quá trình tương tác quan hệ và nhóm-ngang hàng mà là cốt yếu cho sự tái tạo các kỹ năng và các thái độ xây dựng cho công việc. Nếu bạn kỳ vọng thay đổi cái bạn đang làm vào hầu như bất cứ lúc nào, để thay ‘chủ sử dụng lao động’ với thông báo ngắn, để thay các đồng nghiệp, và trên hết để thay đổi cái bạn gọi là bản thân mình, thì đạo đức công việc trở nên có thể bàn cãi và mang tính cơ hội liên miên.

Các nhà quan sát như Haidt (2006) cho là đạo đức công việc có thể chỉ được áp đặt và thực thi từ bên trong xã hội. Điều này kỳ vọng quá nhiều. Đạo đức xuất phát từ các cộng đồng nhỏ hơn, dễ nhận diện hơn, như một nhóm nghề nghiệp, nhóm họ hàng hay giai cấp xã hội. Chế độ linh hoạt ngầm định bác bỏ đạo đức công việc do các cộng đồng nghề nghiệp mạnh kiên trì tạo ra.

Một điều tra Gallup ở Đức trong năm 2009 đã thấy rằng chỉ 13 phần trăm của tất cả những người làm thuê đã cảm thấy cam kết với việc làm của họ, với 20 phần trăm nhân viên kiên quyết buông thả (Nink, 2009). Căn cứ vào tất cả các lời cổ vũ đó để là linh hoạt và di động, chọn các việc làm như nguồn hạnh phúc, chắc chắn là lành mạnh để được buông thả, đặc biệt trong thời bất trắc. Nhưng căn cứ vào tầm quan trọng của công việc trong đời chúng ta, điều đó chắc chắn là không đủ tốt.

Tóm lại, sự hòa trộn của sự tức giận, anomie, sự lo âu và sự xa lánh là mặt kia không thể tránh được của một xã hội mà đã biến ‘tính linh hoạt’ và tính không an toàn thành các hòn đá tảng của hệ thống kinh tế.

Các nhận xét kết thúc

Mặc dù chúng ta không thể đưa ra số liệu chính xác, chúng ta có thể đoán rằng hiện tại, ở nhiều nước, ít nhất một phần tư dân cư trưởng thành ở trong precariat. Điều này không chỉ là vấn đề có việc làm bấp bênh, ở trong việc làm có độ dài hạn chế và với sự bảo vệ lao động tối thiểu, tuy tất cả điều này là phổ biến. Chính việc ở trong một địa vị mà không cho cảm giác nào về sự nghiệp, không cảm giác nào về bản sắc nghề nghiệp chắc chắn và ít, nếu có, quyền hưởng đối với các trợ cấp nhà nước và doanh nghiệp mà nhiều thế hệ của những người đã thấy mình như thuộc về giai cấp vô sản công nghiệp hay salariat (giai cấp hưởng lương) đã đi đến kỳ vọng như quyền được hưởng của họ.

Đây là thực tế của một hệ thống mà đánh bóng bài thơ trữ tình về, và nuôi dưỡng một cách sống dựa trên, tính cạnh tranh, chế độ nhân tài và tính linh hoạt. Trong hàng thế kỷ xã hội con người đã không được xây dựng trên sự thay đổi không ngừng thường xuyên; nó đã dựa trên sự xây dựng chậm các bản sắc ổn định, hơn là các lĩnh vực hoạt động ‘cứng nhắc’ của sự an ninh. Cẩm nang của tính linh hoạt bảo người dân rằng kẻ thù của tính linh hoạt là tính cứng nhắc. Một bài học của Khai Sáng là, con người phải kiểm soát được số phận của mình, không phải Chúa hay các lực tự nhiên. Precariat được bảo rằng nó phải trả lời cho các lực thị trường và phải có thể thích nghi vô hạn định.

Kết cục là một đám đông đang lớn lên – có thể là tất cả chúng ta bên ngoài giới elite, bám chặt lấy của cải của họ và tách ra khỏi xã hội – trong các tình huống mà chỉ có thể được mô tả như bị xa lánh, anomic, lo âu và dễ tức giận. Dấu hiệu cảnh cáo là sự không can dự chính trị.

Vì sao những người không nghĩ mình là phần của nó lại phải quan tâm về sự tăng trưởng của precariat? Có lý do vị tha, mà là chúng ta không muốn bản thân mình ở đó và vì thế muốn cái tốt hơn cho những người đối mặt với một cuộc sống như vậy. Nhưng cũng có các lý do khác nữa. Nhiều người trong chúng ta sợ bị rơi vào precariat hay sợ rằng gia đình và bạn bè chúng ta sẽ rơi vào. Giới elite và các phần thiển cận nhưng tự mãn hơn của salariat và profician có thể nghĩ rằng, trong một thế giới của tính di động xã hội bị giảm đi, bản thân họ sẽ vẫn thoải mái và được miễn trừ. Nhưng họ có thể bị lo lắng bởi ý nghĩ rằng precariat là một giai cấp nguy hiểm đang nổi lên. Một nhóm mà không thấy tương lai nào của sự an ninh hay bản sắc sẽ cảm thấy sợ và thất vọng mà có thể dẫn nó đến đá bất ngờ vì các nguyên nhân có thể nhận diện được hay được tưởng tượng về số phận của nó. Và sự tách ra khỏi dòng chính của sự sung túc kinh tế và tiến bộ là dễ dẫn đến sự bất khoan dung.

Precariat chưa là một giai cấp-cho-bản thân nó, một phần bởi vì nó giao tranh với chính mình. Một nhóm trong nó có thể đổ lỗi cho nhóm khác vì sự dễ tổn thương và nỗi sỉ nhục của nó. Một công nhân tạm thời lương thấp có thể bị xui khiến để cho là ‘những kẻ nẫng trợ cấp’ nhận được nhiều hơn, một cách bất công và gây thiệt cho mình. Một người định cư dài hạn của vùng đô thị thu nhập thấp sẽ dễ bị dẫn đến để cho là những người nhập cư đang đến lấy mất các việc làm tốt hơn và nhảy lên đầu hàng đợi để lấy trợ cấp. Các căng thẳng bên trong precariat đặt người dân chống lại nhau, cản trở họ khỏi việc nhận ra rằng cấu trúc xã hội và kinh tế đang tạo ra tập hợp chung của họ về các tính dễ bị tổn thương. Nhiều người sẽ bị thu hút bởi các chính trị gia dân túy và các thông điệp phát xít mới, một diễn tiến có thể thấy rõ rồi khắp châu Âu, Hoa Kỳ và ở nơi khác. Đấy là vì sao precariat là giai cấp nguy hiểm và vì sao một ‘nền chính trị thiên đường’ là cần đến để đáp lại các nỗi sợ, các sự bấp bênh và các khát vọng của nó.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

 

Bình Luận từ Facebook