Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông ở đâu trong giấc mộng bá quyền đại Hán của Trung Quốc?

Đạt Nguyên

11-7-2018

“Trung Quốc dùng hai gọng kìm kiểm soát Biển Đông, đe dọa căn cứ Cam Ranh”

Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, Thượng viện Canada đã thông qua bản kiến nghị lên án mạnh mẽ “thái độ thù địch và leo thang” của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời thúc giục các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền tuân thủ quyền tự do hàng hải và không lưu trong khu vực theo đúng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Biển, theo Global & Mail đưa tin hôm 25/04/2018.

Đào Hồng Lan và chuyện nhân sự “thâm cung” của đảng CSVN

Phạm Vũ Hiệp

1-8-2022

Việc đảng CSVN bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan ngồi vào ghế quyền bộ trưởng Bộ Y tế vừa qua, cho thấy vấn đề nhân sự của đảng đang bị rối và bế tắc.

Biếm: Học sinh lớp Hai tả miếu thờ “đứt thánh” và quốc tang

Tập làm văn lớp Hai

Đề: Em hãy tả cảnh một ngôi miếu gần nhà

Bài làm: Hôm nay chị em dẫn em đi tới một cái miếu gần nhà em. Em và bạn em hay gọi là miếu tàu, vì chính giữa có thờ một ông gì mặt đỏ mà râu dài, bạn em nói là ông Quan công, vì ổng không nghe lời nên bị chết, rồi anh em của ổng chết luôn. Không hiểu sao hôm nay có nhiều người đến thăm miếu, sắp hàng dài thiệt là dài.

Lời khuyên cho ông Nguyễn Phú Trọng

Đỗ Ngà

18-6-2018

Ảnh: internet

Ngày 17/06/2018, Nguyễn Phú Trọng tiếp cử tri thì ông ta đã nói về luật đặc khu như sau “Chúng ta đã thông qua đâu? Mà quyết định dừng lại để có thêm thời gian để lắng nghe và hoàn thiện. Quyết định hoãn ngày mùng 8, thế nhưng sang đến ngày mùng 10 vẫn cứ đi biểu tình. Tức là chứng tỏ có ý đồ khác rồi”. Nói cho cùng ý của ông ta là, tao đã cho hoãn, vậy chúng mầy muốn gì? Đơn giản là vậy.

Trong đoạn nói đến việc dân phản ứng thì Nguyễn Phú Trọng nói “Kích động này kia để đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước. Sự thật đã bị xuyên tạc. Cố kích động để mà chống đối“. Xuyên tạc và quan điểm khác nhau về một vấn đề là đồng nghĩa. Ở góc độ của Nguyễn Phú Trọng ông ta mặc định quan điểm của đảng ông ta là “chân lí”, và chụp mũ người dân hiểu ý đồ của ĐCS không đúng mong đợi của ĐCS là “xuyên tạc” và ra lệnh trừng trị.

Khủng bố ngẫu nhiên và bạo lực kịch bản

Trần Minh Ẩn

21-3-2019

Từ “stochastic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “stochastikos”, có nghĩa “đoán là sẽ hành động” và “khéo léo nhắm mục tiêu”. Nó diễn tả những kẻ cực đoan ra tay bạo lực một cách ngẫu nhiên, được kích hoạt bởi ai đó muốn khai thác mặt tối trong con nguời cho mục đích chính trị.

Hé lộ danh sách ứng viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII

Phạm Vũ Hiệp

16-12-2020

Chiều mai 17/12/2020, trong ngày làm việc thứ tư của Hội nghị 14, Bộ Chính trị sẽ công bố danh sách ứng viên BCH Trung ương khoá XIII. Đồng thời, BCT cũng báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

24-4-2018

Thưa Thủ tướng

Ngày 21/4/2018, chúng tôi – Nguyễn Quang A, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Hà, Hoàng Hưng, Nguyễn Đăng Quang, Lê Trường Thanh, Đào Tiến Thi – về thăm bà con nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Sau những dữ liệu thu thập được và chứng kiến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chúng tôi thấy cần thông tin đến Thủ tướng hai vấn đề lớn sau đây. 

Di sản và di hại thời đại Trump

Nhã Duy

28-10-2020

Nếu muốn chơi bài, phải học chơi cho đúng cách. Biết lúc giữ, lúc buông, biết khi đứng dậy, khi cao chạy xa bay. Chớ bao giờ đếm tiền giữa cuộc chơi, sẽ có đủ thời gian đếm tiền khi tàn cuộc“. Đó là lời khuyên của Kenny Rogers trong bản nhạc top-hit giành được giải Grammy của ông là “The Gambler”, một trong những bài hát định hình giọng ca riêng biệt của Kenny và đưa tên tuổi ông thêm rực sáng.

Blogger Mẹ Nấm qua vụ lên tiếng về nước Mỹ và Tổng thống Mỹ

Jackhammer Nguyễn

25-3-2020

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị chỉ trích, chửi mắng tơi tả trên mạng xã hội vì cả gan chỉ trích Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và nước Mỹ.

Tang tóc những ngày Xuân

Kông Kông

19-2-2018

Khởi đầu là Tết Mậu Thân, năm 1968. Cộng sản miền Bắc bất ngờ tổng tấn công vào các đô thị trên toàn miền Nam, ngang nhiên vứt bỏ tuyên bố ngưng bắn trước đó của chính họ. Đã thế còn ngược ngạo vu cáo là chính VNCH vi phạm lệnh ngưng bắn!

Chớ có gầm gừ càn rỡ

Nguyễn Đình Cống

4-10-2020

Nhân dịp Đảng CSVN tiến hành Đại hội 13 có nhiều ý kiến đóng góp và phản biện. Những ý kiến đó là làm theo lời kêu gọi của lãnh đạo đảng hoặc là tự ý của người dân, chúng ở trong hai lề: lề Đảng và lề Dân.

Đảng bối rối chuyện sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng

Phạm Trần

9-5-2019

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang rất ồn ào kỷ niệm 50 năm thi hành Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), nhưng lãnh đạo đảng lại bối rối trước sự bất động quá lâu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Chủ nhật buồn, trò chuyện với anh Trương

Nguyễn Khắc Mai

2-9-2018

Anh Trương ở đây, không phải chàng Trương ở quê của chị Doan, nổi tiếng trong bài thơ của Lê Thánh Tông, mà là Trương Tấn Sang. Anh Sang này thì ai cũng biết, tôi khỏi giới thiệu. Nguyên do là hôm nay Chủ nhật 2-9, trời thì mưa lất phất, u ám, đường làng ngõ xóm vắng vẻ. Nguyễn Du bảo “Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”.

Điểm báo quốc tế về chiến tranh ở Ukraine

Đỗ Kim Thêm, tuyển dịch

25-2-2022

Chiến tranh bùng nổ ở Ukraine. Chính phủ Ukraine đã chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh khi Thiết giáp xa và Không lực Nga đã vượt qua biên giới và tấn công một căn cứ quân sự của Ukraine. Tin sơ khởi cho biết, có ít nhất 8 người chết. Cộng đồng quốc tế đã có phản ứng dữ dội đối với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai nước tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk, cũng như gởi quân Nga tới Ukraine.

Nhắn gửi đến phiên tòa vụ án Đồng Tâm

Mạc Văn Trang

6-9-2020

Ngày 7/9/2020 tại thủ đô nước CHXHCN Việt Nam sẽ diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm. Tôi có đôi lời nhắn gửi đến những người có liên quan với phiên toà này.

Trong thâm tâm, ông ta là một cậu bé đang hoảng sợ: Bob Woodward, John Bolton và một số người khác nhận xét về Trump (Phần IV)

Guardian

Jude RogerAndrew Anthony thực hiện

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

25-10-2020

Tiếp theo phần Iphần IIphần III

Phần IV: Nhận xét của Anthony Scaramucci

Anthony Scaramucci là một nhà tài chính New York ít được biết đến khi Donald Trump bổ nhiệm ông làm giám đốc truyền thông của Nhà Trắng vào tháng 7 năm 2017. Ông bị sa thải chỉ 11 ngày sau đó, sau một loạt tuyên bố vấp váp về quan hệ công chúng, nhưng vẫn là người trung thành với Trump trong hai năm tiếp theo.

Phải dừng ngay công trình xây dựng chung cư 58 tầng ở Hồ Tây!

KTS Trần Thanh Vân

15-3-2018

Phối cảnh chung cư 58 tầng. Nguồn: Sun Group Quảng An

Một cái nhìn tổng quan

Hà Nội có hai cái hồ lớn. Nói đúng hơn, Hà Nội là một thành phố sông hồ đan xen được manh nha hình thành từ hơn 1500 năm trước, thời Lý Nam Đế lập nên nhà nước Vạn Xuân (542 SCN) xây kinh đô bên dòng sông Tô Lịch. Dù chỉ tồn tại 5 năm, nhưng cống hiến lớn lao của Lý Nam Đế là đã nhìn ra được thế núi thế sông của một kinh đô muôn đời. 

Tượng “Ngày về” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

5-5-2019

Tượng Ngày Về cao 4m, bằng bê-tông cốt thép, giải nhất điêu khắc, giải Văn Học Nghệ Thuật 1963 (giải Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Tượng triển lãm tại công viên đống Đa.

Trong các tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Thanh Thu, người lính VNCH là đề tài gây cho ông nhiều cảm xúc. Khi nhắc tới tác phẩm của ông người ta thường nói nhiều tới tượng Thương Tiếc nhưng với ông tác phẩm Ngày Về lại đem cho ông niềm vinh dự lớn nhất. Đó là bước ngoặc lớn trong sự nghiệp điêu khắc vào tuổi 29.

Đại án Thủ Thiêm: Kỷ luật Tất Thành Cang, xin chớ vội mừng!

Nguyễn Đăng Quang

1-1-2019

Xin mọi người, nhất là bà con Tp.HCM, Quận 2 và bán đảo Thủ Thiêm, chớ có vội vui khi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN tuyên bố kỷ luật ông Tất Thành Cang. Đảng chỉ kỷ luật một nửa chức vụ mà ông Cang hiện đang giữ: Khai trừ khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cách chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Tp. HCM. Còn 3 chức vụ nữa, ông Cang được Đảng ưu ái cho bảo lưu, chưa động đến!

Góp ý cho Đảng về nền tảng tư tưởng

Nguyễn Đình Cng

17-4-2022

Từ tháng 3/2022 đến nay, các phương tiện truyền thông ra sức tuyên truyền cho cuộc thi “Viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới”. Đây là cuộc thi lần thứ hai. Cuộc thi lần thứ nhất từ năm 2020, đã kết thúc và trao giải vào tháng 10 năm 2021. Các cuộc thi này là để triển khai việc thực hiện Nghị quyết 35-Nghị quyết Trung ương (NQ35-NQTW) ngày 22/10/2018 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cuộc thi lần thứ nhất được đặt tên “Viết chính luận khoa học”. Lần này không hiểu vì sao lại bỏ từ ‘khoa học’, chỉ giữ lại từ ‘chính luận’. Phải chăng trong lần thi trước chẳng có bài dự thi nào có được tính khoa học như mong ước hão huyền của ai đó. Mà hình như nhiều bài lại chứa đầy nội dung và phương pháp phản khoa học.

Tôi phát hiện rằng, người ta đã phạm sai lầm lớn khi dùng một số biện pháp phản khoa học, phản đạo lý trong việc tổ chức cuộc thi như thế. Họ tưởng rằng cuộc thi sẽ có đóng góp tích cực vào việc thực hiện NQ35, nhưng thực chất không phải vậy, nó chỉ lừa dối được một số ít người mà thôi. Đại đa số đảng viên và dân chúng không khó khăn gì để nhận thấy những điều dối trá, những thủ đoạn trong cuộc thi này. Tuy cuộc thi được tuyên truyền rất mạnh, rất rộng nhưng nó thiếu mất tính chất “Chính nghĩa”. Có thể vạch ra nhiều điều sai, nhưng chỉ xin nêu ba điều chính.

Thư nhất là nhận định “Đảng càng thành công, càng thắng lợi thì thế lực thù địch càng chống phá”. Đó là một phán đoán giả dối. Đảng cho rằng họ gắn chặt với dân tộc, thành công của họ là của dân tộc. Nhưng không hẳn như vậy. Dân tộc là cây chủ còn Đảng là cành tầm gửi bám vào đó. Có những việc làm lợi cho dân tộc thì cũng có lợi cho Đảng, nhưng có những việc lợi cho Đảng thì lại hại cho dân. Những việc như thế bị một số người tinh hoa trong dân phản biện và bị cho là thù địch, chống lại. Phải chăng đa số thù địch là do Đảng dựng lên. Tại sao Đảng không tự hỏi rằng mình tốt đẹp mà trong Đảng có lắm kẻ thoái hóa biến chất, mà nhiều người dân mất lòng tin. Hình như lãnh đạo Đảng rất ngại đặt ra câu hỏi này.

Thứ hai là nền tảng tư tưởng của Đảng phải chăng là Chủ nghĩa Mác – Lê, một thứ đã quá lỗi thời. Nếu Đảng tin chắc chính nghĩa của Mác – Lê thì sao không để cho dân có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Hãy để cho các trường phái tư tưởng tháo luận công khai xem nào. Tại sao lại độc quyền về tư tưởng, áp đặt quan điểm?

Thứ ba là hình thức tổ chức cuộc thi mang tính áp đặt, thiếu khoa học, chỉ lôi kéo được một số người biết lợi dụng, hướng theo chiều gió để mưu cầu danh lợi.

Nếu Đảng có tự tin, muốn chiến thắng vẻ vang thế lực phản biện thì sao không triệu tập vài người, đối thoại công khai, dùng thực tế và lý luận làm cho họ “Tâm phục khẩu phục”. Việc tổ chức cuộc thi để một mình một diễn đàn, không cho ai nói chen vào thì đó chỉ là sự huênh hoang của kẻ có quyền mà thiếu trí tuệ. Còn kèm thêm việc vu cáo, bắt bớ, khủng bố, bỏ tù một số người vô tội thì chỉ chứng tỏ sự độc ác của những kẻ mất nhân tính.

Vậy phải làm thế nào?

Để trở thành một Đảng chính trị, đảng cầm quyền thì phải đổi mới, phải cải cách cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ chứ không phải bảo vệ những nền tảng tư tưởng đã lỗi thời. Tổ chức và việc làm trong quá khứ là của một Đảng Cách mạng, nó không còn thích hợp với một Đảng Chính trị cầm quyền. Nếu lãnh đạo Đảng không nhận thức ra để tiến hành những cải cách cần thiết thì chỉ tốn công vào những chuyện có tính chất gãi ngứa để tuyên truyền. Như vậy, không chóng thì chầy, tất yếu sẽ bị sụp đổ, sẽ bị đào thải.

Sẽ có người phản bác, cho rằng Trung Quốc vẫn theo Mác – Lê mà phát triển vượt bậc, đang muốn làm bá chủ. Không phải, Trung Cộng giương Mác – Lê lên chỉ để lừa bịp, còn bản chất của họ là độc tài Đại Hán. Còn một số lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam thì mê muội, cố kiên trì Mác – Lê vì bị nhồi sọ quá nặng, số khác, tuy biết Mác – Lê sai nhưng chưa dám nói vì còn chờ đợi thời cơ.

Xin cầu mong cho những cán bộ lãnh đạo còn có thiện lương được tiếp thêm trí tuệ và lòng dũng cảm, nhận ra và nói lên được những sai lầm của Mác – Lê để mạnh dạn từ bỏ nó, chứ không phải xem nó như nền tảng tư tưởng cần bảo vệ.

Con virus có tên kỳ thị chủng tộc

T.Vấn

29-5-2020

1. Chuyện thường ngày

Chuyện kỳ thị chủng tộc ở Mỹ không có gì mới. Nó đã tồn tại hàng nhiều thế kỷ và sẽ còn tồn tại bao lâu còn có sự sống chung giữa các màu da Trắng, Đen, Vàng, Nâu trong cùng một quốc gia có tên gọi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Bất kể luật pháp nước Mỹ đã có và hiện có những biện pháp mạnh mẽ đối phó với vấn nạn kỳ thị. Bất kể các hệ thống truyền thông, các mạng lưới xã hội thường xuyên lên án các hành vi kỳ thị dù xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào.

Dịch Covid-19 và hai quốc gia, một chế độ

Jackhammer Nguyễn

28-5-2020

Hai quốc gia một chế độ

Nếu Trung Hoa lục địa và Hồng Kông là “một quốc gia hai chế độ”, thì Việt Nam và Trung Quốc lại là “một chế độ hai quốc gia”. Và cả hai đang được dịch Covid-19 củng cố sức mạnh của mình.

Kiểu mẫu để làm gì?

Nguyễn Đình Cống

30-5-2022

Khi thấy Tổng Bí thư gật đầu và khoát tay mạnh mẽ, dứt khoát nói như đinh đóng cột, rằng Thanh Hóa nhất định  trở thành một tỉnh kiểu mẫu, tôi buột miệng “Kiểu mẫu để làm gì nhỉ”? Câu ấy bị ngay người nhà phê phán: “Ông lẩm cẩm rồi, kiểu mẫu là để nêu gương chứ còn để làm gì nữa”.

Ờ nhỉ, không khéo mình lẩm cẩm rồi chăng. Đảng có cả quyết định về nêu gương kia mà. Một người nêu gương, trăm vạn người nêu gương, cả tỉnh nêu gương, cả nước nêu gương thì tốt quá chứ sao. Nhưng rồi đêm nằm suy nghĩ mới thấy mình chưa lẩm cẩm.

Người ta, làm việc tốt, việc thiện thì cố mà làm hết khả năng rồi được đến đâu hay đến đó, hưởng đến đó. Đã làm tốt rồi còn cần làm tốt hơn. Việc tốt sẽ phát huy tác dụng mà người khác có thể noi theo, làm theo. Đó là tác dụng nêu gương, một tác dụng phụ.

Làm tốt là vì lương tâm, vì trách nhiêm chứ mục đích chính không phải để làm gương, không nhằm nêu gương. Nếu ai đó làm việc cốt để nêu gương thì việc đó mất ý nghĩa tốt đẹp. Khi không có người để nêu gương thì họ sẽ không làm. Vì vậy quyết định cán bộ phải nêu gương có phần trái logic. Việc nêu gương khác với việc gương mẫu. Phải chăng gương mẫu là tự giác làm tốt công việc theo trách nhiệm và lương tâm.

Phải chăng phấn đấu trở thành kiểu mẫu để nêu gương là một trá hình của thói thích hư danh, thích được ca ngợi, thích được nổi tiếng. Dân gian có câu “Được tiếng khen ho hen suốt đời”.

Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu thì chủ yếu lãnh đạo được tiếng khen, còn một số cán bộ cấp dưới và dân chúng không khéo sẽ ho hen suốt đời. Trước đây có vài đơn vị nổi tiếng một thời, được ca ngợi hết mức, nhưng rồi tàn lụi rất nhanh chỉ vì muốn nêu gương, chỉ vì thói hư danh của lãnh đạo.

Đã qua rồi phong trào Tỉnh, Huyện, Xã anh hùng. Xã bên cạnh anh hùng, xã mình kém gì họ mà không được, phải chạy cho bằng được để nhân dân phấn khởi, để lãnh đạo được mở mày mở mặt chứ. Rồi đến Xóm văn hóa, Thôn văn hóa… Phải chạy cho được chứ lại thua kém người ta về danh hiệu à. Có thể thua kém người ta về thực chất, nhưng danh hiệu thì phải chạy cho được. Bây giờ đến Tỉnh kiểu mẫu.

Người dân Thanh Hóa nghĩ sao về việc rồi đây tỉnh của họ được phong tước hiệu Tỉnh Kiểu Mẫu. Chắc rằng có một số người sẽ phổng mũi, tự hào. Họ là những ai? Phải chăng là những người ham thích hư danh. Còn đại đa số nhân dân thì sao. Dân Thanh đã từng sáng tác bài ca nổi tiếng : “Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào. Định đẩy sang Lào. Thì Lào không nhận. Toàn dân nổi giận…”. Bây giờ được trở thành Kiểu Mẫu để quan trên trông xuống, thiên hạ trông vào thì chưa biết sẽ có thêm bài ca nào, ra sao.

Tôi hết sức cầu mong cho không những Thanh Hóa mà mọi tỉnh, mọi miền của đất nước phát triển một cách bền vững về mọi măt, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, sức khỏe, đạo đức, bảo vệ được thiên nhiên và môi trường, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Còn kiểu mẫu hay không thì không quan trọng, không cần quan tâm. Quan tâm quá đến kiểu mẫu chứng tỏ đầu óc còn hạn hẹp.

Quy trình suy nghĩ của Donald Trump và những ủng hộ viên

Palmer Report

Robert Harrington

Jackhammer Nguyễn, lược dịch

20-10-2019

Lời người dịch: Trong ba năm nay, kể từ khi Donald Trump xuất hiện trên sân khấu chính trị đến nay, có nhiều nhà tâm lý học đã bàn luận về não trạng của ông và những ủng hộ viên cuồng nhiệt của ông ta. Những người này, dù ông ta có nói dọc nói ngang thế nào đi nữa thì họ vẫn ủng hộ ông ta hết mình. Bài viết sau đây của ông Robert Harrington, một họa sĩ sống ở Anh chuyên vẽ tranh chân dung người Mỹ tìm hiểu về những não trạng này.

Phan Dũng, nhà khoa học khát khao “Xây dựng những người hạnh phúc nhờ sáng tạo”

Mạc văn Trang

14-6-2022

Từ trái qua: Mạc Văn Trang, PGS.TSKH Phan Dũng, PGS Hoàng Dũng, TS Nguyễn Ánh Hồng và chồng, KS Bùi Công Tự. Ảnh: FB tác giả

Xem trang FB Lưu Trọng Văn mới biết tin PGS TSKH Phan Dũng vừa mất. Sao Anh sớm ra đi, mới ở tuổi 73! Khát vọng về một nền giáo dục phát triển Tư duy sáng tạo, đem lại Hạnh phúc cho người học, cho xã hội, cháy bỏng trong anh suốt mấy chục năm qua…

20 năm ngày 11/9/2001: Diễn biến các cuộc chiến chống khủng bố

Đỗ Kim Thêm

11-9-2021

Chiếc máy bay thứ hai của United Airlines, chuyến bay 175 từ Boston, hướng đến tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới New York ngày 11/9/2001 Nguồn: © DPA, EPA, AFP, Seth Mcallister.

Bối cảnh

Vào ngày 11/9/2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaeda đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.

Nhóm khủng bố đã cướp bốn máy bay, dùng vũ lực kiểm soát buồng lái và điều khiển cơ phận vào các mục tiêu được hoạch định.

Lúc 8:46 sáng theo giờ địa phương, chuyến bay 11 của American Airlines đã bay thẳng vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới và rơi từ tầng 93 đến tầng 99.

Chỉ 17 phút sau, chuyến bay 175 của United Airlines đã lao đến Tháp Nam của Trung tâm giữa tầng 77 và tầng 85.

Dầu hỏa bắt đầu cháy ở hai tòa tháp, sức nóng đã gây cho độ bền trong các bộ phận thép không chịu đựng được nửa. Cuối cùng, tháp phía nam đổ sập lúc 9:59 sáng và tháp bắc lúc 10:28 sáng.

Vào lúc 9 giờ 37 phút sáng, những kẻ khủng bố đã điều hướng chuyến bay 77 của Hãng American-Airlines đến khu vực phía Tây của Lầu Năm Góc ở Washington D.C., nơi đặt trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một chiếc máy bay khác, chuyến bay 93 của United Airlines, cất cánh từ phi trường Newark của New Jersey, trên đường đến San Francisco, được những kẻ khủng bố đã lái hướng đến Washington D.C., nhưng thật ra là không ai rõ họ muốn đến điểm nào.

Sau khi nghe tin về các vụ tấn công ở New York, một sồ ít hành khách đã cố gắng ngăn chận những kẻ khủng bố tiếp tục thực hiện ý định. Qua sự kháng cự đột phát này, nhóm khủng bố đã nhận ra rằng không thể đạt được mục tiêu và cho máy bay đi xuống. Lúc 10:03 sáng, máy bay rơi xuống trong một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.

Thiệt hại

Tất cả hành khách trên máy bay đều chết ngay, nhiều người đang ở trong các tòa nhà cũng vậy. Chỉ riêng Lầu Năm Góc đã có 125 người thiệt mạng.

Tổng cộng trong các cuộc tấn công, có khoảng 3.000 người thuộc 92 quốc gia chết và hơn 6.000 người bị thương; trong số này có 2052 người đang ở trong hai tòa tháp của Trung tâm. Vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, có từ 16.400 đến 18.800 người đang có mặt trong Trung tâm. Hơn 90% số người tử vong là ở ngay độ cao của điểm công kích tại thời điểm xảy ra. Vì thang máy và thang bộ bị phá hủy, nên họ không thể trốn thoát; từ những tòa tháp cao hơn 400 mét, một số đã rơi xuống và tử vong

Phản ứng

Hành động khủng bố đã gây kinh hoàng cho Mỹ và toàn thế giới. Kể từ thời điểm này, các toán phóng viên truyền hình đã có mặt tại chỗ và phát trực tiếp hình từ Manhattan trên khắp thế giới. Các đài truyền hình đã thay đổi chương trình theo thường lệ hoặc thậm chí có nhiều nơi còn tạm thời ngừng phát sóng. Phản ứng đầu tiên ở nhiều thành phố là có những cuộc biểu tình chia buồn tự phát.

George W. Bush, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc bấy giờ, đã biết được hung tin trong khi đến thăm một trường tiểu học. Bush đã hủy bỏ cuộc họp báo sau đó với lý do đã có một “thảm kịch quốc gia” và bay ngay đến Căn cứ Không quân Barksdale trên chiếc máy bay “Không lực Một”. Tại đây, Bush tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ đánh bại những kẻ chịu trách nhiệm về những hành vi hèn nhát này và trừng phạt họ”. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng ứng chiến.

“Chiến tranh chống khủng bố”

Ngay sau vụ tấn công, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Osama bin Laden và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đứng sau các vụ tấn công. Trong bài diễn văn phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố sẽ trả đũa và quy trách nhiệm cho Al-Qaeda có liên hệ với chế độ Taliban ở Afghanistan. Bush nói: “Cuộc chiến chống khủng bố sẽ không kết thúc cho đến khi nào từng nhóm khủng bố có tầm hoạt động toàn cầu bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại”.

Bài diễn văn phát biểu đã đi vào lịch sử với tên gọi “cuộc chiến chống khủng bố” và đánh dấu sự khởi đầu của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố trong toàn cầu, dẫn đến các hoạt động tham chiến ở Afghanistan, Iraq và các nơi khác.

Để đáp ứng với tình hình mới, bộ máy an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã thay đổi cấu trúc triệt để. Nhiều biện pháp an ninh nội chính cũng được thực hiện, cụ thể là một cơ quan liên bang đặc trách kiểm tra nghiêm ngặt hơn tại các phi trường. Đạo luật Ái quốc của Hoa Kỳ được áp dụng vào tháng 10 năm 2001 để hạn chế một phần các quyền công dân và Bộ Nội An được thành lập. Công tác phối hợp hoạt động để chống khủng bố trở thành ưu tiên. Theo một ước lượng gẩn đây, có khoảng 1,271 cơ quan chính phủ và 1,931 công ty tư nhân tập trung hợp tác cho mục tiêu này.

Tình hình biến chuyển nghiêm trọng hơn, đó là lý do tại sao Mỹ cho ra đời Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố năm 2018 và Chiến Lược Quốc Gia Chống Khủng Bố Nội Địa, công bố vào tháng 6 năm 2021. Cả hai văn kiện giải thích các nguy cơ và đề ra biện pháp để bảo vệ đất nước.

Can thiệp ở Afghanistan

Dựa trên Nghị quyết 1368 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vào ngày 2 tháng 10 năm 2001, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức tuyên bố khởi động Chiến dịch Tự do Bền vững (Operation Enduring Freedom), bắt đầu vào ngày 7/10/2001. Mục tiêu là đập tan mạng lưới Al-Qaeda ở Afghanistan, bắt giữ tên trùm khủng bố Osama bin Laden và lật đổ chế độ Taliban. Afghanistan đã hoàn toàn bị quân đội NATO và nhóm đồng minh Mujahideen “Liên minh phương Bắc” chiếm đóng vào tháng 12 năm 2001. Tuy nhiên, không ai có thể bắt được Osama bin Laden.

Trên cơ sở Nghị quyết 1386 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2001, Chiến dịch Tự do Bền vững tiếp tục. Hoa Kỳ và các Đồng minh thành lập Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (International Security Assistance Force, ISAF), tạo điều kiện an ninh cho chính phủ mới của Afghanistan xây dựng một nhà nước dân chủ.

Với thời gian ngày càng kéo dài, các cuộc giao tranh ác liệt chống Taliban đang trỗi dậy ngày càng gia tăng. Tiếp theo là Phái bộ “Hỗ trợ kiên quyết, Resolute Support“ ra đời, có nhiệm vụ huấn luyện cho các lực lượng an ninh của Afghanistan. Phái bộ kết thúc nhiệm vụ khi quân đội Đồng minh rút lui vào mùa hè năm 2021.

Trại tù Guantanamo

Tại Guantanamo, một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở Cuba, Hoa Kỳ đã tạo ra một trại tù cho những người không được coi là tù nhân chiến tranh. Từ tháng 1 năm 2002, những người tù được chuyển đến và được xem là “những người chiến đấu bất hợp pháp”.

Thủ tục điều tra các người khủng bố là phức tạp và gây nhiều áp lực quốc tế. Sau này, các tù nhân này mới được hưởng số quyền tự do cơ bản hiến định. Hiện nay, đã có nhiều báo cáo về việc tra tấn được Hoa Kỳ thực hiện ở đó. Bất chấp là có nhiều lời hứa sẽ giải tán trại, nhưng mãi cho đến mùa hè năm 2021, vẫn còn 39 tù nhân còn bị giam giữ.

Vấn đề tranh luận chủ yếu là các cơ quan điều tra CIA, FBI hay bộ Quốc Phòng đã vi phạm nhân quyền của các phạm nhân khi khai thác các bằng chứng. Do đó, nhà cầm quyền thu lượm các cơ sở buộc tội thiếu khà tín theo đúng luật thủ tục. Có nhiều bằng chứng cho thấy các cơ quan tra tấn quá khắc nghiệt nên những nghi phạm không còn cách nào khác hơn là phải thú nhận những cáo buộc để sống còn.

Cho đến nay, đã có tổng cộng 40 cuộc điều tra để nghe phúc trình của các cơ quan liên quan đến hồ sơ này. Các phiên toà sẽ tiếp tục làm việc, dự kiến bắt đầu từ ngày 07/9 và sẽ kết thúc vào sang năm. Nước Mỹ đang hy vọng một bản án chung quyết cho các phạm nhân tại trại tù Guantanamo và vấn đề pháp lý sẽ khép lại.

“Học thuyết Bush”

Năm 2002, Hoa Kỳ muốn công khai can thiệp quân sự vào Iraq vì cho rằng có mối liên hệ giữa Al-Qaeda và chế độ của Saddam Hussein, nhà lãnh đạo Iraq lúc bấy giờ.

Do đó, cái gọi là “Học thuyết Bush” ra đời và gây nhiều tranh luận về khía cạnh tham chiến theo luật quốc tế. Bush lập luận các cuộc tấn công quân sự phòng ngừa là cần thiết. Sau đó, Bush khởi động chiến cuộc và biện minh là Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đã trình bày bằng chứng cho cáo buộc này lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 2 năm 2003, nhưng một năm sau đó, hóa ra là sai sự thật.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từ chối thông qua một nghị quyết hợp pháp hóa một hoạt động can thiệp như vậy. Sau đó, Hoa Kỳ đã thành lập “Liên minh những người sẵn sàng”. Theo các phiên bản khác nhau được phân phối bởi chính phủ Hoa Kỳ, có 49 quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia EU như Ba Lan, Ý, Anh và Tây Ban Nha, nhưng Đức và Pháp từ chối tham gia.

Chiến tranh Iraq

Vào đêm ngày 20 tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự vào Iraq với tên gọi “Chiến dịch Tự do Iraq”, được thực hiện mà không có sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc và chỉ với một số quốc gia trong khối NATO. Vào đầu tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ Bush tuyên bố các hành động tham chiến sẽ kết thúc.

Trên thực tế, đó là một cuộc chiến tranh du kích, nó đã phát triển từ trong cuộc xung đột, sau đó đôi khi được tiến hành một cách gay gắt với những người nổi dậy trên khắp vùng Ả Rập của Iraq. Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi đất nước vào cuối năm 2011. Hoa Kỳ lại can thiệp vào cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hồi giáo “Nhà nước Hồi giáo, IS”. Đến nay, 2.500 binh sĩ Mỹ đang đóng quân tại Iraq và kết thúc nhiệm vụ trong năm nay.

Chiến tranh Iraq và Afghanistan đã làm hao tổn hơn 7.000 binh sĩ Mỹ. Có bao nhiêu dân thường thiệt mạng do hậu quả của chiến sự ở hai nước là một vấn đề chưa được xác minh. Người ta ước tính rằng có tới hai trăm nghìn người đã thiệt mạng do bạo lực của quân nổi dậy hoặc quân liên minh. Ngoài ra, trong lực lượng an ninh Iraq có khoảng 50.000 người chết và quân nổi dậy có tới 40.000. Theo số liệu của Đại học Brown, ở Afghanistan, hơn 64.000 lực lượng an ninh địa phương, khoảng 43.000 dân thường và 42.000 quân nổi dậy đã chết.

Hậu quả ở Hoa Kỳ

Cho đến nay, các cuộc tấn công trong ngày 11 tháng 9 để lại một chấn thương sâu xa cho đất nước và con người Mỹ.

Theo thăm dò cho thấy là hầu hết giới trẻ trong khoảng tuổi 15 vào năm 2001 đều có ký ức sâu đậm về biến cố này, trong khi 85% nói rằng thế hệ của họ bị ảnh hưởng đến trọn đời. Nói chung, khoảng 22% người Mỹ cho rằng cách sống Mỹ đã thay đổi triệt để sau ngày 11 tháng 9.

Đối với nhiều người Mỹ trước đây tin rằng đất nước hầu như không thể bị bất cứ kẻ thù nào tấn công trực diện, hay bị tổn thương do quy mô quân sự và vị trí địa lý, niềm tin này ngày nay hoàn toàn mất đi.

Hàng nghìn người tại New York đã vui mừng trong vụ tiêu diệt tên trùm khủng bố Osama bin Laden bởi lực lượng đặc biệt của Mỹ ở Pakistan vào tháng 5 năm 2011.

Thay cho Trung tâm Thương mại Thế giới trước đây, bây giờ là “Trung tâm Thương mại Một Thế giới”, với 541 mét, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới được xây dựng. Tại nền tảng của nó là “Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9”, cấu trúc cơ bản là hai đài phun nước lớn mô tả những dấu ấn của hai tòa tháp.

Việc bồi thường cho các nạn nhân của các vụ tấn công, những người bị thương do bụi, khói và các mảnh vỡ trong quá trình cứu hộ còn tiến hành trong một thủ tục khá chậm chạp.

Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy là người dân Mỹ vẫn còn có những thắc mắc chung là tại sao nước Mỹ bị tấn công? Ai là kẻ thù của nước Mỹ? Cá nhân hay là một tập thể, hay là một quốc gia? Ả Rập Xê Út có can dự không?

Qua cuộc điều tra chính thức, dù đã được tiến hành từ lâu, nhưng các tài liệu công bố giải thích chỉ một phần nhỏ và nhiều vấn đề quan trọng vẫn còn được giữ bí mật.

20 năm trôi qua, thời gian lắng động, đã đến lúc phù hợp nhất cho người dân Mỹ phải được phép biết tất cả sự thật về vụ tấn công. Joe Biden tuyên bố gần đây là sẽ đáp ứng nhu cầu này.

Kết thúc chiến cuộc ở Afghanistan và Iraq

Trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, Barack Obama đã kết thúc cuộc chiến ở Iraq và bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 6/2011. Vào năm 2013, Obama tuyên bố rằng, ngoài hoạt động ở Afghanistan vẫn đang diễn ra vào thời điểm đó, Mỹ sẽ phải nghĩ xa hơn về “Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” và các nhiệm vụ chiến đấu ở các nước khác, ví dụ như thông qua các nỗ lực có mục tiêu để đập tan các mạng lưới khủng bố, điều mà Obama đã làm với các cuộc tấn công bằng cách mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái, đó là một trong số phương tiện khác đề đạt được mục tiêu. Vì vậy, Obama đã ra lệnh cho tiến hành chiến dịch chống lại “Nhà nước Hồi giáo, IS” ở Iraq và Syria.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người kế nhiệm Obama, đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử năm 2016 rằng sẽ chấm dứt các hoạt động chống IS ở Afghanistan. Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã khởi xướng các cuộc đàm phán với Taliban gây ra nhiều cuộc tranh cãi.

Cuối cùng, vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, tại Doha, Qatar, Hoa Kỳ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt chiến cuộc ở Afghanistan.

Về cơ bản, nội dung thỏa thuận là các lực lượng Hoa Kỳ và Liên quân rút quân và Taliban sẽ không cho phép các nhóm khủng bố hoạt động.

Trở ngại chính cho Hoa Kỳ là đã đồng ý 5000 tù nhân Taliban sẽ được chính phủ Afghanistan trả tự do vào ngày 10 tháng 3 năm 2020 và đổi lại Taliban sẽ thả 1000 tù nhân.

Chính phủ Afghanistan bị loại ra khỏi các cuộc thảo luận về tương lai của đất nước và “xây dựng lòng tin” giữa Taliban và chính phủ ở Kabul. Tuy nhiên, các tù nhân Taliban bị giam giữ bởi chính phủ Afghanistan, không phải bởi phía Hoa Kỳ. Vì chính phủ Afghanistan không tham gia ký kết Hiệp định, nên không có ràng buộc trong nghĩa vụ phải thả các tù nhân Taliban.

Do đó việc thực thi bị đình trệ cho đến 6/4. Sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, chính sự trở nên hỗn loạn, nên không còn ai quan tâm đến việc thi hành Hiệp định.

Tình thế sôi bỏng, phải đến tháng 4/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới tuyên bố rút quân hoàn toàn trước ngày 11/9/2021, kỷ niệm 20 năm vụ tấn công 11/9/2001.

Cho đến gần đây, chính phủ Mỹ đã hy vọng rằng thủ đô Kabul có thể do quân đội Afghanistan, vốn được Mỹ trang bị do các thiết bị quân sự, nắm giữ cho đến ngày Mỹ rút quân theo kế hoạch.

Nhưng bước tiến của Taliban đã tăng tốc vào tháng 7 và tháng 8 năm 2021. Mọi dự liệu cho là Taliban sẽ phải mất từ ba cho đến sáu tháng, nhưng chỉ trong vài ngày, Taliban đã chiếm được hầu hết các tỉnh lỵ của Afghanistan. Quân đội Afghanistan đã đầu hàng ở nhiều nơi mà không cần giao tranh.

Ngày 15/8, Taliban chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan, nhưng thung lũng Pandjir vẫn nằm trong tay Mặt trận Kháng chiến Quốc gia (NRF), thuộc phe Ahmad Massud, một lãnh chúa địa phương, lãnh đạo.

Cuối cùng, cho đến ngày 6/9/2021, Taliban đã tái chiếm Pandjir và kiểm soát toàn lãnh thổ Afghanistan. Nhưng giới chức quân sự Mỹ tiên đoán là tình trạng an ninh nội chính không thể ổn định trong lâu dài và nội chiến cũng có thể sẽ tái bùng nổ trong các phe nhóm trong ba năm tới.

Trong nhiệm vụ triệt thoái cho đến cuối tháng Tám, Lực lượng Hoa Kỳ lo bảo đảm an ninh cho phi trường Kabul. Nhưng vụ đánh bom hôm 26/8 khiến cho ít nhất 180 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ cho thấy một sự thật khác hẳn: Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) chủ động khủng bố và đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

Sau gần 20 năm tham chiến, ngày 30 tháng 8, người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi đất Afghanistan.

***

Giống như hoàn cảnh Việt Nam, nhân dân và đất nước Afghanistan hoàn toàn đại bại và sẽ phải trả giá quá đắt cho những thất bại của Mỹ và của chính mình.

Hiện nay, Taliban trả trở nên dịu giọng ôn hoà vì nhu cầu khẩn thiết của Afghanistan là chính phủ mới cần được công nhận về mặt ngoại giao và viện trợ tài chính để tái thiết hậu chiến. Theo một ước lượng, số tài sản bằng tiền mặt của Afghanistan khoảng 8 tỷ đô la đang bị phong toả tại các ngân hàng Mỹ và định chế quốc tế. Taliban muốn được Mỹ và quốc tế giải toả để giải quyết nhu cầu tiền mặt hiện đang khan hiếm.

Ngoài ra, giới chuyên gia địa chất của Mỹ lương định là Afghanistan có tiềm năng vô cùng phong phú về các quặng mỏ than, khí đốt, đất hiếm, lithium, sắt, đồng và vàng và giá trị khai thác ước tính lên tới ba nghìn tỷ đô la. Chính phủ Taliban hy vọng rằng có thể nhượng quyền khai thác tài nguyên này cho Trung Quốc vì Trung Quốc có tiềm năng đáp ứng, đang có nhu cầu to lớn về nguyên liệu và điều kiện địa lý thuận lợi là lân cận.

Dù tài sản và tài nguyên phong phú, nhưng tương lai của Afgahanistan là mờ mịt. Lý do thật dễ hiểu. Afghanistan còn là một xã hội theo sắc tộc sơ khai, thiếu các thể chế nhà nước hiện đại, lực lượng an ninh hoạt động hữu hiệu, tòa án và các quan chức hành chánh có khả năng chuyên môn, và nhất là nạn tham nhũng đã hết thuốc chữa. Chính giới điều hành đất nước lạc hậu cũng chỉ là các lãnh chúa địa phương trong tinh thần cực đoan tôn giáo, nên họ cũng sẽ không mang phép lạ biến đổi Afghanistan thành một quốc gia văn minh, dân chủ và phú cường.

______

Bài liên quan:

Công dã tràng của Mỹ tại AfghanistanTại sao việc xây dựng quốc gia tại Afghanistan thất bại? — Trào lưu cuồng tín và khủng bố — Thánh chiến là một hình thức hiện đại để phản ứng tình trạng mất gốc — Năm sự thật về khủng bố

Hồ sơ thuế của Trump (I): Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 4)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne CraigMike McIntire

Dịch Giả: T.Vấn

1-10-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Phần 4: Kẻ thắng, người thua

Những khoản lỗ khổng lồ do kinh doanh tồi tệ đã giúp Trump khấu trừ hàng trăm triệu đô la trong thu nhập từ vai trò một người nổi tiếng (Celebrity income)

Cách đối phó với đại dịch Covid-19 của Trump làm cho thanh danh nước Mỹ trên thế giới xuống mức thấp nhất

Guardian

Tác giả: Simon Tisdall

Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải

12-4-2020

Những chuyên gia về bang giao quốc tế cảnh báo rằng thất bại về chính sách có thể gây ra thiệt hại lâu dài khi tổng thống xúc phạm đến các đồng minh và làm suy yếu những khối liên minh.

Liệu Tổng thống Trump có hủy hoại những giá trị của nước Mỹ?

Jackhammer Nguyễn

20-11-2019

Trong ba năm vừa qua chúng ta chứng kiến một phong trào dân túy rất mạnh (và ồn ào) ở Mỹ, mà người đại diện nó là Tổng thống Trump.

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine

Welt

Tác giả: Glacier Kwong 

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

11-3-2022

Nhà hoạt động Dân chủ Glacier Kwong. Nguồn: Getty Images

Một bài báo hiện đã bị xóa trên ứng dụng QQ News, thuộc sở hữu của tập đoàn internet Tencent, Trung Quốc, cho biết công ty công nghệ Huawei “sẽ đến giải cứu ngay lập tức” ở Nga trong trường hợp bị tấn công mạng. Bài báo được đăng tải cùng ngày hacker Anonymous tấn công các trang mạng nhà nước ở Nga.