Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Di dân và vaccine ngừa Covid-19 

Nguyễn Chi Vũ

10-12-2020

Trong mấy tuần qua, tên hai hãng dược phẩm lớn là Pfizer và Moderna được gắn liền với vaccine ngăn ngừa Covid-19, nhưng ít ai biết đến người đứng đằng sau với những nỗ lực trong nhiều năm, vượt qua bao nhiêu khó khăn để biến các phân tử mRNA từ giấc mơ trở thành hiện thực. Đó là khoa học gia và là giáo sư Katalin Karikó, sinh ra tại Hungary.

Một chính trị gia Đức cố ý để bị nhiễm virus Vũ Hán

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

2-4-2020

Ông Stephan von Dassel, Quận trưởng quận Berlin-Mitte, đã bị nhiễm virus corona. Photo Courtesy

Sau hai tuần cách ly, ông Stephan von Dassel (thuộc đảng Xanh), Quận trưởng quận Berlin-Mitte, hy vọng sẽ làm việc trở lại. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng ông tự ý để bị nhiễm bệnh.

Donald Trump và luật pháp Mỹ (Phần 5)

Minh Phạm

20-3-2021

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3 phần 4

Quyền Tư pháp là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra luật pháp nước Mỹ bằng các án lệ cùng với các đạo luật của quyền Lập pháp. Các Sắc lệnh của Tổng thống, về bản chất, không phải là luật pháp. Nói như vậy để thấy sự tác động của cựu Tổng thống Donald Trump lên luật pháp Mỹ là rất quan trọng, đến mức mà luật pháp ĐÃ không làm gì được ông ta, dĩ nhiên có phần trợ giúp từ các nhà lập pháp cùng đảng.

Vụ Đồng Tâm: Thư ngỏ gửi thanh tra và công an Hà Nội

Nguyễn Đình Ấm

14-11-2017

Kính gửi: Thanh tra, công an thành phố Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại phường Gia Thụy, quân Long Biên Hà Nội. Điện thoại: 0913364940. Xin có mấy ý kiến gửi lãnh đạo và hai cơ quan thanh tra, công an Hà Nội như sau:

Thưa các vị, trong vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức Hà Nội) tôi đã theo dõi thông tin từ nhiều phía, khảo sát thực địa, trao đổi rộng rãi với dân Đồng Tâm nên có hiểu biết cơ bản về vụ việc, nay xin chân thành gửi tới các vị mấy ý kiến mong mang lại tác dụng tốt nào đó cho các phía.

Nhân vật hoạt hình sẽ “bơi” quanh quỹ đạo trái đất để chào mừng Olympic 2020

Trúc Nguyễn

20-5-2019

Ngày 16/5, Ban Tổ chức Tokyo 2020 công bố Dự án “G-SATELLITE Go to Space” (1). Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử, một vệ tinh nhỏ mang theo hai nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật là GUNDAM và Char’s ZAKU sẽ được tên lửa phóng lên trạm không gian quốc tế (International Space Station), sau đó “bơi” quanh quỹ đạo trái đất trong suốt thời gian diễn ra Thế Vận hội, để cổ vũ và làm tăng sự hấp dẫn cho sự kiện.

Nỗi ngậm ngùi của chúng ta: Có lãnh đạo, người dân Ukraine quá anh hùng

Hoàng Ngọc Nguyên

18-3-2022

Tính đến ngày 18-3, cuộc chiến xâm lăng vô cớ của Putin (cho dù Putin có viện dẫn đủ lý do) cho quân Nga đánh vào nước Ukraine đã bước vào ngày thứ 22. Người ta càng ngày càng thấy sự bạo tàn của Putin, bởi vì ông ta vẫn mang dòng máu bạo chúa mà lịch sử nước Nga đã cho thấy từ nhiều đời trước đó (bởi thế mới có “Ivan Khủng khiếp”, “Peter Vĩ đại”, và cách gọi là “Sa hoàng”, từ chữ “Đại đế Cesar” mà ra).

Ảnh minh họa: Putin đại đế. Nguồn: Internet

Chẳng thế mà không biết bao thành phố của Ukraine bị đổ nát dưới bom đạn của Nga, bao nhiêu thường dân vô tội, nhất là trẻ em, đã bị thảm sát, và đến nay đã có cả 3 triệu người phải bỏ nước ra đi lánh nạn ở các nước láng giềng…

Thế nhưng trái với ý tưởng, mong đợi hão huyền của bạo chúa, cuộc chiến không kết thúc trong 2-3 ngày, hay thậm chí một tuần. Trên từng thành phố, những người còn lại vẫn chiến đấu anh dũng đến mức Nga hầu như vẫn chưa chiếm được thành phố quan trọng nào. Và mọi người dân, không chỉ người dân Ukraine, ngưỡng vọng người lãnh đạo của họ, Tổng thống Volodymyr Zelensky, mà cả thế giới vừa kinh ngạc vừa phải đứng sau lưng người lãnh đạo anh hùng này.

Trong khi thôi thúc quyết tâm giữ nước của người dân Ukraine “đến giọt máu cuối cùng” với xác quyết “Tôi còn đây, ngay trong dinh tổng thống, vẫn đứng bên đồng bào, chiến sĩ”, Zelensky không ngừng tìm cách chiêu hồi những người lính Nga “tuyệt vọng và bị lừa dối vừa bị đe dọa tính mạng”, và vừa kêu gọi Nga đàm phán để tái lập hòa bình “cho người dân đỡ khổ”, nhưng khẳng định, trong khi Ukraine có thể không cần gia nhâp NATO nữa, nhưng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những điều không thể thỏa hiệp được…

Chính Tổng thống Zelensky (44 tuổi) là người anh hùng khó tin mà có thật trong thời nay. Ông khiến chúng ta ngậm ngùi khi nhớ lại câu chuyện cách đây 47 năm, chúng ta mất nước vì lãnh đạo Saigon đã lũ lượt bỏ người dân…

Ngày thứ Hai 21-2-2022 là một ngày lịch sử sang trang đậm nét cho thế giới chúng ta, cho dù từ đây những chuyện gì sẽ xảy ra, chúng ta sẽ đi đâu, về đâu, hầu như không ai thấy được. Chỉ có điều biết chắc là cái thế giới toàn cầu hóa từ hai ba chục năm qua sẽ thêm phơi bày hiện trạng hỗn loạn của “thời mạt pháp”.

Chúng ta từng mong đợi, đêm ngày vọng tưởng thế kỷ thứ 21 sẽ mở ra một chương mới cho nhân loại khi người ta không còn phải sống trong thời chiến tranh lạnh và sẽ dần quen thuộc với một “thế giới đại đồng”, nguy cơ xung đột quốc tế đang được kiểm soát tốt hơn và khả năng phát triển kinh tế mở ra ngay cho những nước trước đây vẫn bế tắc, lạc hậu. Chỉ có điều chúng ta đã không hiểu đúng mức những đe dọa nghiêm trọng từ sự thiếu sót quá lâu một trật tự quốc tế mới sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1990. Chúng ta quên rằng nước Nga vẫn còn đó với tham vọng đế chế của nó đã ấp ủ từ bao đời; Trung Cộng vẫn còn đó và không bao giờ không nghĩ rằng mình là thiên triều với chư hầu tứ phía.

Bởi thế, hiện nay chúng ta đang đứng ngồi không yên trước cuộc chiến xâm lược có tính cách diệt chủng của Nga nhằm vào Ukraine, chúng ta chứng kiến sự tàn bạo vô song đáng kinh hoàng của Sa hoàng Vladimir Putin, qua mặt bất cứ bạo chúa nào Điện Cẩm Linh từng có trước đây…

Sự chiến đấu hào hùng, anh dũng của người dân Ukraine thật khó tưởng trong đời này, khiến cho cả thế giới phải ngưỡng mộ khâm phục, và sự ủng hộ của hầu như toàn cầu, sự yểm trợ của đông đảo những nước công khai đối nghịch với Nga thật đáng phấn khởi.

Thế nhưng, đúng là hai tuần sau khi cuộc chiến khởi sự chúng ta thật chưa thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm. Putin tưởng rằng có thể dễ dàng kết thúc cuộc chiến trong đại thắng chỉ trong vòng 2-3 ngày, nhưng chiến tranh xem chừng cứ kéo dài, khiến Putin càng điên tiết và càng lo sợ, càng điên tiết và càng lo sợ, đương nhiên ông ta càng khát máu. Cho nên ông ta đang cố sức leo thang cuộc chiến, đẩy mạnh chiến dịch biến các thành phố thành các đống gạch vụn khổng lồ, tàn sát thường dân, pháo kích vào cả bệnh viện, biến các sinh lộ của người di tản thành tử lộ để người dân không có lối thoát, trừ phi đi vào địa ngục là nước Nga hay Belarus …

Nay đã có hơn 2 triệu người dân Ukraine, tức 5% dân số, chạy qua nước Ba Lan láng giềng (*). Số còn lại vẫn mắc kẹt hay đang tử thủ tại các thành phố trọng điểm, chủ yếu là thủ đô Kyiv và Kharkiv. Kharkiv là một thành phố lớn, giới truyền thông quan sát cho rằng, thành phố này đổ thì Ukraine cũng sụp. Tuy nhiên, mặc cho Nga oanh tạc, pháo kích, người dân Kharkiv vẫn nhất quyết bám trụ. Họ đang chịu tật bệnh, đói rét, nhưng vẫn cố góp phần vào cuộc chiến đấu sinh tử cho đất nước sống còn.

Tổng thống Ukraine đã nổi lên như một nhân vật anh hùng huyền thoại nhưng có thật. Ông ngày đêm kêu gọi các nước phương Tây, dĩ nhiên Mỹ là nước đứng đầu, hãy can thiệp mạnh hơn nữa vì đây không chỉ là chuyện sống còn của Ukraine mà của cả một thế giới đứng trước thử thách quyết định phải gìn giữ những giá trị độc lập, tự do, dân chủ…

Thậm chí ông Zelensky đã không ít lần lên tiếng chỉ trích hành động chậm trễ, thiếu sót của những nước Tây Âu và Mỹ trong việc can thiệp vào cuộc chiến. Chẳng hạn như, chuyện ông đề nghị NATO công bố vùng không phận của Ukraine là khu vực cấm bay” (no-fly zone). Tuy nhiên, Mỹ cũng như các nước Tây Âu trong khối NATO phải hành động dè chừng, bởi vì sợ rằng sẽ dồn bạo chúa Putin đến đường cùng trong khi Nga là một đại cường nguyên tử. Đó là lý do khiến cho Mỹ bác bỏ chuyện NATO ra quyết định xem không phận của Ukraine là “vùng cấm bay” để chận máy bay Nga trên bầu trời.

Trong mấy ngày khi cuộc chiến bước vào tuần thứ ba, Putin chỉ nói chuyện sẽ trả đũa các nước phương Tây can thiệp vào chuyện của ông ta, cho dù “chiến tranh kinh tế” (khi Tổng thống Joe Biden quyết định ngưng nhập xăng dầu từ Nga) cũng bị Putin xem là sự tuyên chiến. Putin cũng chụp mũ Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học và sinh học tại Ukraine – rõ ràng, chỉ kiếm cớ để Nga leo thang chiến tranh thêm nữa bằng vũ khí sinh hóa…

Nhiều người chỉ mong chính người dân Nga hiểu được đây đúng là vấn đề của họ để họ tự tìm cách giải quyết, nhưng có người hiểu biết đã cảnh báo rằng chuyện này “còn lâu”, vì Putin khéo ẩn mình và người dân Nga chưa thấy rõ sự thất bại của Putin cũng như chưa biết tính đến ngày 10-3 đã có hơn 6.000 lính Nga chết trận.  Tuy thế, ngày càng có thêm nhiều tin tức, nhiều binh sĩ Nga đã bỏ ngũ vì sợ, vì chống…

Vào ngày thứ hai 21-2 lịch sử đó, giữa lúc lãnh đạo những nước phương Tây, đặc biệt là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, mệt mỏi tìm cách phủ dụ Tổng thống Nga Putin và mong chờ một cuộc nói chuyện tay đôi giữa hai tổng thống Nga và Mỹ vào cuối tuần, thì từ Điện Cẩm Linh, Sa hoàng lên tiếng. Nghe như một lời tuyên chiến sấm sét. Ông ta lên án trong giọng thù hận các nước Tây Âu đã im lặng trước những đòi hỏi của ông, cho nên ông phải hành động. Nói rõ ra, ông muốn khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo đảm sẽ không bao giờ để cho Ukraine làm một thành viên của tổ chức liên minh quân sự này.

Theo ông, về mặt lịch sử, hai nước Nga và Ukraine, hai dân tộc Nga và Ukraine, tuy hai mà là một, nói theo kiểu của những kẻ  xâm lược gian hùng “sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, cho nên Nga sẽ không bao giờ bỏ Ukraine. Những lời nói “đầy tình nghĩa ruột thịt” tưởng như người Nga không bao giờ đụng tới người Ukraine (máu loãng hơn nước lạnh)! Bởi thế, Putin cảnh cáo, những nước Tây Âu đừng hòng lôi kéo Ukraine về phía họ, và Ukraine cũng đừng mơ tưởng tách ra khỏi Nga mà đi theo khối Tây Âu (Liên Âu chẳng hạn), cụ thể là gia nhập NATO, một khối quân sự đối nghịch hoàn toàn với Nga từ bao đời (NATO ra đời từ năm 1949 chính là để ngăn chận Liên Xô bành trướng ở châu Âu).

Trong cả mấy tháng trước cuộc xâm lăng, Nga đã đổ tới gần 200.000 quân, chưa kể quân của nước chư hầu Belarus, dàn binh sát biên giới phía bắc của Ukraine để “tập trận”. Tuy nhiên, chẳng ai không thấy Nga muốn động binh. Putin nói trăm ngàn lý do, lúc này, lúc khác. Chẳng hạn vì trên đất nước Ukraine người Nga cũng đông, người nói tiếng Nga cũng nhiều, nhưng bị bạc xứ cho nên Nga phải bảo vệ những cộng đồng nói tiếng Nga trên lãnh thổ Ukraine.

Putin cũng nói lãnh đạo Ukraine thời nay bạc tình bạc nghĩa, cổ xúy việc thù ghét nước Nga, người Nga, quên công lao nước Nga gầy dựng nên nước Ukraine ngày nay. Ông cũng đưa ra quan điểm lịch sử, rằng thật ra “không có nước Ukraine” trên đời này. Ukraine là sản phẩm của Nga, do Nga làm ra. Cũng bởi vậy, Nga lên tiếng chính thức công nhận chủ quyền của hai nước ly khai nằm trên lãnh thổ của Ukraine: Luhansk và Donestk. Nga sẽ cho quân đội vào giúp hai “nước” này bảo vệ độc lập, chủ quyền, tức chống lại quân đội Ukraine đang xem hai “tiểu quốc” này như phản loạn. Cho nên, Nga có đủ cách để biện minh việc quân Nga tràn qua biên giới Ukraine: “gìn giữ hòa bình” trong nước Ukraine (peace-keeping); phi quân sự hóa Ukraine (demilitarize); trung lập hóa Ukraine; chống phát xít hóa Ukraine…

Nga cũng hứa sẽ không đụng đến những khu dân cư ở Ukraine. Câu hỏi đơn giản: Nga lấy quyền gì, dựa trên luật pháp quốc tế gì cho phép, mà Nga cho quân tràn vào một nước láng giềng để tước đoạt sinh mệnh của Ukraine, quyền có một quân đội với trách nhiệm quốc phòng, quyền có lực lượng giữ gìn an ninh nội địa, quyền lựa chọn thế đứng chính trị quốc tế? Putin tuy đang sống trong thế kỷ 21 nhưng vẫn xem như nước Nga vào thế kỷ 17-18!

Ngày 24-2, quân Nga khởi sự tràn vào Ukraine. Trái với những “mong đợi” có tính ảo vọng, quân Nga tấn công mọi nơi, từ biên giới phía bắc, phía đông, phía nam của Ukraine, mục tiêu rất rõ rệt: với lực lượng áp đảo của một quân lực hùng hậu, hiện đại, Putin tính rằng chỉ trong vòng vài ngày quân Nga sẽ chiếm lĩnh hết nước Ukraine, và sẽ nhanh chóng bắt giữ những người lãnh đạo hiện nay ở Kyiv (đứng đầu là Tổng thống Volodymyr Zelenskiy – người “cùng tên khác họ” với Vladimir Putin) cùng dựng lên một chính phủ “cách mạng lâm thời” bù nhìn (Ukraine cũng có những nhân vật như Nguyễn Hữu Thọ), của Nga, do Nga và vì Nga.

Thủ đô Kyiv đương nhiên là trọng điểm của một đoàn quân xa dài đến 40 dặm, nhưng ngay cả các thành phố cảng phía nam và giáp Crimea mà Nga đã ngang nhiên cướp đoạt của Ukraine từ năm 2014 cũng là mục tiêu hàng đầu. Nhờ cuộc tấn công xâm lăng này, người ta thấy hết sự man trá khôn cùng của Putin.

Chúng ta cần thấy ngay rằng, đây là một cuộc xâm lăng khốn nạn, ngang ngược, tàn bạo, vô cớ của một nước chẳng những quá mạnh ăn hiếp, bắt nạt một nước nhỏ hơn, yếu hơn nhiều – một điều tưởng rằng chỉ có thể thấy được trong thời trung cổ, không thể có trong thời được xem là văn minh như ngày nay, bởi thế mới nổi lên ý niệm của thời mạt pháp.

Chẳng những thế, nước Nga của Putin còn hành xử như một tay lưu manh anh chị, bất kể sự lên án của cả một thế giới bất bình. Putin sẵn sàng làm Ukraine tan hoang, sụp đổ thành gạch vụn và làm khốn khổ, tiêu tan cuộc đời của hàng chục triệu người dân Ukraine vô tội bởi vì ông ta bẽ mặt vì chiến thắng chưa ở trong tầm tay.

Liên Hiệp Quốc ngày 5-3 đã bỏ phiếu với 141 phiếu thuận lên án Nga xâm lược (trong đó có Cambodia), chỉ có 5 phiếu chống (Nga, Belarus, Bắc Hàn, Syria, Eritrea) và 35 phiếu trắng (trong đó có Trung Cộng, Việt Cộng, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Argentina…).

Putin liên tục cảnh báo các nước, nhất là những nước trong khối NATO, không được dính vào dưới bất cứ hình thức nào. Mọi giúp đỡ dành cho Ukraine đều có nghĩa là tuyên chiến với Nga, theo lời Putin. Người ta đều hiểu ngụ ý đe dọa của Putin: Ông sẽ không đáp lại theo cách “chiến tranh qui ước”. Ông ta sẽ chơi vũ khí hóa học, sinh học, thậm chí hạt nhân, không sợ gì “tội ác chiến tranh” cho dù phương Tây cứ dọa sẽ đưa ông ta ra tòa án quốc tế về chuyện sát sinh người vô tội.

Người ta đã từng cảnh báo về con người Putin, một ông “trùm KGB”. Ông ta rất dám chơi liều và sẵn sàng cho “chết cả đám”. Cũng có thể trong thời đại của “fake news” chính Putin là tác giả của dư luận này để cho người ta sợ ông ta nổi điên cho nên để cho ông ta tự do làm tới.

Bởi vậy mà Tổng thống Joe Biden đã phải lên tiếng trấn an người dân Mỹ, rằng nước Mỹ cũng đã sẵn sàng chơi tới cùng trong trò “thí mạng cùi” của Putin. Tuy nhiên, Biden cũng như lãnh đạo các nước thành viên NATO rõ ràng cũng khó xử: đứng lại thì Nga cứ lấn tới; đi tới thì Nga không chịu đi lui hay đứng lại; lùi bước thì Nga cứ sấn tới…

Theo ông Andrei Kozyrev, cựu ngoại trưởng Nga trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ (1991-1999), Putin không phải tiến hành cuộc chiến xâm lăng vì không có suy nghĩ hay lý lẽ gì cả. Theo ông, thực sự Putin nghĩ rằng không có nước Ukraine, hay nói cách khác, Ukraine chỉ là một phần lãnh thổ của Nga. Putin cũng nghĩ sau 20 năm dưới quyền của ông, quân đội Nga đã đủ lớn mạnh, hiện đại cho nên chẳng sợ nước nào cả – nhất là vì Nga có được vũ khí diệt chủng như nguyên tử, sinh hóa…

Putin cũng tin rằng trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, “thế giới tự do” đã rã rời, phân hóa, NATO tuy đông, nhưng không còn mạnh, nhất là nhờ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tay Putin phá hoại. Putin cũng tin rằng dân chủ Mỹ khó tránh sự tan nát, đặc biệt nhờ tay Trump trong bốn năm 2017-2020; Joe Biden nay tuổi già sức yếu, chắc chẳng làm gì được. Đó là tất cả lý do khiến Putin nghĩ “It’s now or never”, quyết định ra tay vào thời điểm này.

Nhưng nói Ukraine chỉ là sản phẩm của Nga, chỉ là một cách ngụy biện tồi tệ của Putin không hiểu được lịch sử nước này. Nếu Ukraine không phải là một nước, một dân tộc, nếu họ không thấy Nga là một đế quốc ma quỉ, thì người dân Ukraine đã không có sự phản kháng, chống cự triệt để sự xâm lăng của Nga như chúng ta đang chứng kiến.

Lịch sử Ukraine đã cho thấy, trong suốt sáu thế kỷ 13-19, đất nước này tuy có ba thứ tiếng thịnh hành (Ukraine, Belarus và Nga) họ có sự đồng tình trong lý tưởng độc lập. Ukraine cứ bị xâm lăng bởi các đế quốc láng giềng như Ba Lan, Hungary, Áo, Phổ, Bulgaria…  và dân Ukraine, vốn là một nước địa chủ-tá điền (serfdom), cứ phải trỗi dậy chống ách thực dân.

Từ cuộc Cách mạng tháng mười (1917) ở Nga, họ đã dựng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ukraine, sau đó bị Stalin lôi kéo vào khối Liên Xô không ra riêng được. Nhưng sau năm 1990, khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã nhanh chóng tuyên cáo là một nước dân chủ độc lập và từ bỏ chế độ cộng sản.

Chúng ta cũng phải thấy rằng, Putin đã mưu đồ tái phục hồi lãnh thổ Liên Xô ngay từ khi Tổng thống Boris Yeltsin đưa ông ta vào bộ máy cầm quyền ở Điện Cẩm Linh từ đầu thế kỷ 21. Từ những năm đó, Putin đã nói rằng, Tổng bí thư Liên Xô cuối cùng Mikhail Gorbachev đã phạm sai lầm lịch sử lớn lao khi giải thể Liên Xô, làm cho Nga mất tất cả 14 nước chư hầu lớn nhỏ nằm trong khối này. Chưa kể cả loạt nước cộng sản Đông Âu trước đây nằm trong khối Warsaw đi theo Liên Xô (các nước vệ tinh) cũng bỏ Nga đi theo con đường dân chủ phương tây và tham gia khối NATO: Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, Bulgaria, Romania…

Putin có tham vọng kéo những nước từng thuộc Liên Xô trở lại với Nga, chưa nói những nước Đông Âu cộng sản trước đây. Chúng ta có thể nhớ rằng những Sa hoàng tại Điện Cẩm Linh bao đời từ trước đến nay chỉ có mỗi một giấc mơ: Xây dựng đế chế bằng cách ép các nước nhỏ quanh Nga làm chư hầu. Ukraine từng là nạn nhân của đường lối này từ thế kỷ 18.

Tham vọng tái lập đế chế của Putin còn có ý nghĩa tăng cường sự an toàn cho Nga, thay vì để Nga bị bao quanh bởi những nước không có thiện cảm gì với Nga… Đó là lý do chúng ta thấy Putin đã mạnh tay đàn áp cuộc nổi dậy đòi độc lập của tiểu quốc Chechnya vào năm 1995-96 và 1999-2000.  Với nước Cộng hòa Grudia (Georgia) trong năm 2008, nhưng nước này sau đó còn dứt khoát hơn đi theo con đường dân chủ phương Tây và kinh tế tự do, tôn trọng nhân quyền.

Putin đã cai trị nước Nga từ hơn 20 năm qua, và ông còn tính lèo lái nước Nga trong mười mấy năm tới đây (nếu trời cao không có mắt) theo thể chế dân chủ kiểu Putin: Dân chủ phương Tây với quyền bầu cử của người dân chỉ là sự giả hiệu và bất lực, dân chủ của Nga không cần bầu bán gì, chỉ cần người lãnh đạo thể hiện được nguyện vọng của đa số người dân một cách có hiệu quả là một nền dân chủ thành công. Đó cũng là bài học của Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Kim Jong-un, Hun Sen… hiện nay.

Putin từng công khai nói, dân chủ ở Mỹ chỉ là chuyện hai đảng lạm dụng người dân thay phiên nhau nắm quyền, nhưng những người lãnh đạo không nhìn xa hơn lỗ mũi (4-8 năm) và cứ phải chơi trò thỏa hiệp triền miên để tại vị. Dân chủ của Nga, người lãnh đạo chỉ việc hiểu được ý muốn của người dân và tự do tìm cách nắm quyền – cho dù phải cần đến bạo lực. Miễn thấy được ý của người dân như trong việc chinh phục, xâm lăng Ukraine hiện nay.

Ukraine là một nước Đông Âu có vị trí chiến lược của một tiền đồn đối với Nga trước áp lực của khối NATO từ phía tây tràn qua. Ukraine chính là thành trì phía tây nam của Nga. Nga vẫn coi trọng Ukraine trong khối Liên Xô. Lãnh tụ Nikita Khruschev (1954-64) từng là người lãnh đạo Ukraine trước đây. Nga cũng từng cho Ukraine bán đảo Crimea trong thời còn Liên Xô, nhưng vào năm 2014, Putin đã ngang nhiên cướp đi mà Ukraine không làm gì được.

Nhưng Ukraine đã là một nước cộng hòa độc lập kể từ năm 1991 sau khi khối Liên Xô tan rã. Putin đã tính sai lầm về Ukraine trong 20 năm qua mà ông ta không chịu thấy. Ông ta nghĩ rằng có thể dựng lên một nước Ukraine của Nga, vì Nga, từ Nga. Thế nhưng trong hơn 20 năm qua, bao nhiêu người lãnh đạo ở Kyiv đi theo Nga đều bị lật đổ: Người dân Ukraine đã có sự lựa chọn!

Sai lầm của Putin là ở chỗ, ông không thấy được điều đó, và muốn dùng vũ lực để buộc Ukraine đi theo mình thay vì xây dựng một quan hệ thân thiện, hợp tác để tạo sự tin cậy qua lại, “trước là đồng chí, nay là anh em”. Thậm chí Nga đã dơ bẩn xúi giục hai địa phương ở miền đông Ukraine nổi lên đòi ly khai, tự trị và theo Nga, là Donestk và Luhansk. Nhưng Ukraine là một nước dân chủ, và người dân đã có sự lựa chọn rõ ràng!

Từ sai lầm đó, Nga đã có sai lầm chiến lược trong tiến công. Tính đến ngày 11-3, Nga đã không thành công để hát bài “tiến quân ca”. Đã có hơn 6.000 quân Nga thiệt mạng. Nổi bật là sự kiên cường của Tổng thống Zelensky, sự anh dũng của người dân Ukraine, thà chết chứ không chịu mất nước.

Trong khi đó, Putin chẳng hiểu trong cuộc chiến này, quân lực và hỏa lực không hẳn quyết định tất cả. Chiến tranh xâm lăng khác với chiến tranh bình định và chiến tranh vệ quốc. Nga muốn bình định, nhưng lại chơi trò xâm lăng. Và càng xâm lăng thì càng để lộ rõ bộ mặt của Putin: Phi nhân, vô đạo, tàn bạo và đầy dẫy tội ác với người dân thường.

Một sai lầm khác là Putin xem thường khả năng hành động yểm trợ của các nước phương Tây – đứng đầu là Hoa Kỳ. Một cố vấn an ninh quốc gia trước đây của Tổng thống Trump, John Bolton, nói rằng, sở dĩ đến giờ phút này Putin mới khai chiến là vì Trump đã phải ra đi, và Trump đã giúp Putin quá nhiều trong việc phá hoại khối NATO, cho nên dưới thời Trump, Putin chẳng cần làm gì cả. Bất chiến tự nhiên thành. Trump còn tính rằng, nếu ông ta có nhiệm kỳ thứ hai, ông sẽ rút nước Mỹ ra khỏi khối NATO. Đó là lý do dễ hiểu nhất vì sao Putin ủng hộ Trump nồng nhiệt đến thế trong bầu cử.

Nhưng Putin còn nghĩ rằng các nước phương Tây sợ, không dám làm gì Nga cho dù Nga xâm lược trắng trợn Ukraine, phá hủy đất nước này, sát hại người dân vô tội, ông ta đã lầm và đang trả giá cho sự ngu si đó. Ukraine vẫn được tiếp viện khí giới không ngừng. Nga bị cấm vận kinh tế khắp nơi. Người dân tỵ nạn Ukraine được chào đón tại Ba Lan với tất cả tình người. Viện trợ của Mỹ cho Ukraine lên tới 13.6 tỷ ngay tức thì

Tháng ba năm ngoái, cách đây đúng một năm, Tổng thống tân cử Joe Biden được hỏi trong một phỏng vấn của báo chí, ông nghĩ gì về Putin. Biden trả lời ngắn gọn: “He’s a killer”. Nhận xét này đúng nhưng chưa đủ. Và quá trễ khi chúng ta nhìn kỹ Putin đã chễm chệ trong Điện Cẩm Linh cũng hơn 20 năm rồi, và bàn tay của ông ta đã đẫm máu liên tục, từ những người “đồng bào” mà ông xem là kẻ thù, đến  những dân tộc từng là chư hầu của Liên Xô nhưng nay muốn có cơ hội thoát ly để giành tự do, đôc lập…

Âm mưu của Putin là mở ra trật tự thế giới mới với Nga là đế quốc chủ tể sau khi trật tự cũ đã bị xóa tan. Và ông ta thực tâm nghĩ rằng phải làm cho thế giới hiện nay tan nát bằng mọi giá mới xây dựng được trật tự mới đó.  Cho nên, nói “ông ta là kẻ sát nhân” thật chưa đủ nghĩa.

Chẳng biết người dân Ukraine kháng chiến cầm cự được bao lâu nữa? Có đuổi được quân thù ra khỏi nước chăng? Hàng triệu người chạy nạn rồi đây sẽ ra sao khi không có nơi ăn chốn ở, và quê hương không còn, chưa nói đe dọa thường xuyên của đói rét, bệnh tật?

Thế giới phải sống bao lâu nữa trong phập phồng lo sợ? Đại nạn suy thoái, lạm phát sẽ đè nặng bao lâu nữa trên nước Mỹ, trên thế giới này? Và người ta nói bạo chúa nào cuối cùng cũng sẽ có ngày tàn, thế nhưng cái giá nhân loại phải trả như thế nào? Hàng triệu người phải hy sinh? Câu hỏi cuối cùng: rủi ro một cuộc chiến nguyên tử đang ở mức độ nào khi bạo chúa nghĩ rằng không có gì quí hơn bạo lực, độc tài? Đó là câu hỏi vì nó chúng ta đêm ngày không ngủ được.

Nhưng dù sao, công đức của Putin phải được nêu ra ở đây: Ông ta đã giúp nước Mỹ thấy được bản mặt điên rồ, ngu si, sát nhân và nham hiểm nơi người từng lãnh đạo đất nước này. Vĩ đại hơn nữa, Putin đã giúp nước Mỹ có cơ hội đoàn kết nếu người ta biết được điều tối thiểu: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Thế giới nay cũng nhờ ông ta mà biết “ngồi gần, ngồi bên nhau” trước đại họa sống còn.

______

(*) Ghi chú của Tiếng Dân: Theo thông tin từ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, hiện đã có gần 3,2 triệu người dân Ukraine bỏ chạy khỏi đất nước này để trốn chiến tranh, tức khoảng 7,3% dân số. Xem dữ liệu tại đây: https://data2.unhcr.org/en/situations/ukraine

“Cuồng” Cộng sản và “Cuồng” Donald Trump…

Thu Hà

30-6-2020

Sử dụng từ “cuồng” trong tựa bài nói trên là một chuyện bất đắc dĩ. Tôi không dùng nó để nói tới những người ủng hộ Cộng sản hay ông Trump một cách bình thường, mà từ đó chỉ muốn nói tới những người ủng hộ ai đó một cách cuồng điên, bất kể một người hay một chế độ mà họ ủng hộ có quá nhiều sai trái mà mọi người đều nhìn thấy rõ, như chế độ Cộng sản, chẳng hạn.

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

Vũ Ngọc Yên

15-7-2017

Ảnh ông Lưu Hiểu Ba. Nguồn: ABC.

Nhà phê bình chế độ Trung Cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13.07.2017, thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung, ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ.

Bị bắt cóc ở Bá-linh, tố tụng ở Việt Nam

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

22-1-2018

Bị bắt đi và bị kết án

Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phòng xử án. Ảnh: AFP/ Vietnam News Agency

Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.

Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 3)

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Phóng viên Jim Acosta của CNN đã từng bị Trump tấn công khi hỏi một ông ta một câu hỏi mà Trump không trả lời được. Trump đã tước thẻ phóng viên, không cho Acosta vào Nhà Trắng họp báo, CNN kiện và đã thắng vụ kiện này. Photo Courtesy

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump đã nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với những gì tòa Bạch Ốc chính thức nói với và nói về báo chí. Theo chỉ đạo của ông, các cuộc họp báo truyền thống hàng ngày tại tòa Bạch Ốc của thư ký báo chí của tổng thống đã trở nên không thường xuyên vào năm 2018 và kết thúc vào năm 2019 dưới thời Sarah Huckabee Sanders và người kế nhiệm bà, Grisham.

Kẻ nào ngáng đường Bí thư Thành ủy Đà Nẵng? (Kỳ 2)

Sông Hàn

25-2-2020

Tiếp theo kỳ 1

Năm 2017, cái tên Phùng Văn Cưng đã được xướng lên rầm rộ trên mạng xã hội. Người ta biết đến hắn, không phải vì hắn là ông Phó Bí thư Quận uỷ, mà vì hắn là “đệ” của Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đầy quyền lực.

Nỗi niềm quê hương

Lò Văn Củi

30-4-2018

Bà con cô bác trong quán cà phê cô Tư Sồn đang luận bàn thế thái nhân tình, luận bàn thế sự rôm rả thì anh Bảy Thọt có điện thoại reo vang. Luận bàn nho nhỏ bớt lại.

Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: Nhìn từ thế giới bên ngoài

Tuấn Khanh

14-3-2021

Một số nhà hoạt động tại Hà Nội thắp hương, dâng hoa tưởng niệm tròn 33 năm ngày 64 chiến sĩ hy sinh vì giữ đảo Gạc Ma 14/3/1988- 14/3/2021. Ảnh: FB Lê Hoàng/Nguyễn Thúy Hạnh

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Tôi nghi ngờ

Nguyễn Đình Cống

28-9-2020

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam vào ngày 20/9/2020. Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó có đoạn như sau: “Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước”.

Rằm tháng Bảy, bàn về giải oan

Trịnh Khả Nguyên

31-8-2020

Ngày 15 của các tháng âm lịch gọi là rằm, còn tại sao gọi như thế thì người viết … chịu. Một năm âm lịch có bao nhiêu tháng thì có bấy nhiêu ngày rằm. Những người Việt Nam, Trung Quốc “thờ cúng” thường cúng rằm, cúng những vong linh, (âm hồn, cô hồn) không được ai giỗ kỵ. Lễ nầy đơn giản hơn giỗ.

Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm

Hiếu Bá Linh

19-1-2020

Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tới với một quốc gia khủng bố và đàn áp chính dân của mình như nhà nước Việt Nam, nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm qua, ngày 18.1.2020.

Trưởng Công an Tp. Thái Nguyên bị phản ánh vì vu khống người dân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 22 tháng 10 năm 2018

ĐƠN PHẢN ÁNH

(V/v: Trưởng Công an thành phố Thái Nguyên Phạm Thanh Hải vu khống tôi – Phan Hoàng Linh – là đối tượng bắt cóc) 

Kính gửi: ……………………………………

Tôi tên là: PHAN HOÀNG LINH
(đã lược phần thông tin cá nhân)

NỘI DUNG PHẢN ÁNH

Vào ngày 09/10/2018, qua thông tin từ một người bạn của tôi là ông Đoàn Nam Sơn (có hộ khẩu thường trú tại: Tổ 19 phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), tôi biết ông Phạm Thanh Hải – Trưởng Công an Thành phố Thái Nguyên – đã nói với ông Sơn rằng cơ quan Công an Thành phố Thái Nguyên đã tạm giữ xe ô tô của ông Sơn vì ông ấy đã đưa một đối tượng bắt cóc bỏ trốn.

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp VN?

LTS: Trong khi lãnh đạo CSVN không dám đưa chuyện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, dạy cho các em học sinh, mà chỉ mới đưa chủ quyền hai quần đảo này vào chương trình địa lý, thì Trung Quốc không chỉ đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào sách giáo khoa dạy cho cho học sinh của họ, mà họ còn in trên bản đồ, in trên quả địa cầu, phổ biến khắp thế giới.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cần vượt qua nỗi lo sợ bất ổn

Washington Post

Tác giả: Fareed Zakaria

Vũ Ngọc Chi, dịch

9-7-2021

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chờ trực thăng vận chuyển ở Afghanistan vào ngày 2/7/2009 2009. Nguồn: Manpreet Romana / AFP / Getty Images

Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII

Nguyễn Đình Cống

25-8-2019

Đại hội 13 của ĐCSVN cũng giống như các ĐH trước đây, có 2 việc quan trọng nhất là Nhân sự và Báo cáo. Về 2 việc này, tôi đã có bài đăng trên báo Tiếng Dân và Boxitvn (bài Góp ý về chuẩn bị đại hội đảng lần thứ 13, ngày 11/1/2019; bài Trao đổi về ĐH 13, ngày 10/6/2019).

Donald Trump, người hùng cô đơn

Thạch Đạt Lang

16-8-2017

Những kẻ thượng tôn sắc tộc da trắng, nhóm KKK, Tân Phát xít xuống đường ủng hộ Trump, gây ra vụ bạo loạn cuối tuần qua. Ảnh: Newshub

Cuối tuần vừa qua, báo chí Việt Nam ở hải ngoại hầu hết tập trung vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nên một biến cố xảy ra ở Charlottesville, Virginia ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người da màu ở Mỹ đã không được chú ý. Biến cố không quá lớn để làm rung chuyển nước Mỹ nhưng vì phản ứng chậm chạp, tránh né vấn đề của tổng thống Donald Trump, đã khiến người dân Mỹ phẫn nộ.

Một vụ bạo động của nhóm thượng tôn sắc tộc da trắng (White Supremacists) dùng xe hơi lao vào đám đông đang biểu tình chống phân biệt chủng tộc vào ngày thứ bảy 12.08.2017, gây thiệt mạng cho cô Heather Heyer, một phụ nữ 32 tuổi, cũng như làm nhiều người khác bị thương, ở Charlottesville, tiểu bang Virginia.

Điều Quan Trọng của người dân VN là Đất Nước Việt Nam

Nguyệt Quỳnh­­­

15-1-2018

Tôi được dự xem một buổi văn nghệ truyền thống của người dân Mễ Tây Cơ, buổi trình diễn dành cho khách du lịch và người ngoại quốc. Trong cái không khí trang nghiêm, sâu lắng, khi giàn nhạc đại hòa tấu bắt đầu chơi thì ban tổ chức cho thả xuống bốn mặt sân khấu bốn màn hình thật lớn, với hai câu viết:

“Điều quan trọng của Mễ Tây Cơ là người dân Mễ Tây Cơ”

“Điều quan trọng của người dân Mễ Tây Cơ là đất nước Mễ Tây Cơ”.

Liệu Trump có trở lại Nhà Trắng?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

31-5-2023

Lời người dịch: Theo kết quả của các cuộc thăm dò gần đây về cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy, cựu Tổng thống Trump vẫn đứng đầu với hơn 52.1% phiếu bầu, Thống đốc Florida Ron DeSantis chiếm vị trí thứ hai với khoảng 22.9%, cựu Phó Tổng thống Pence và cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang ở vị trí thứ ba với khoảng từ 4-5%. Các ứng cử viên khác đang bắt đầu vận động gồm có cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, Thượng nghị sĩ Tim Scott, cựu Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson và doanh nhân ngành dược phẩm sinh học Vivek Ramaswamy.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 6)

Hồ Bạch Thảo

10-7-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5

6. Vài nét về xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê Đại Hành

Vua Lê Đại Hành có các niên hiệu: Thiên Phúc, từ năm 980-988; Hưng Thống, từ năm 989-993 và Ứng Thiên, từ năm 994-1005.

Truyền thông ngày mới

Nhã Duy

24-1-2021

Hồi tuần trước, ký giả Dan Rather, một trong “Big Three” của truyền thông Hoa Kỳ, đã viết trên Facebook cá nhân của mình rằng: “Kể ra những người cần được khen ngợi trong việc chống lại đám đông bạo loạn để bảo vệ nền dân chủ của chúng ta thì hãy kể thêm cả giới báo chí. Các ký giả đã tường trình những sự việc đau lòng dưới sự đe dọa của bạo lực, trong đó một số người cũng đã bị hành hung“.

Liệu Tổng thống Trump có hủy hoại những giá trị của nước Mỹ?

Jackhammer Nguyễn

20-11-2019

Trong ba năm vừa qua chúng ta chứng kiến một phong trào dân túy rất mạnh (và ồn ào) ở Mỹ, mà người đại diện nó là Tổng thống Trump.

Những kẻ Hán nô

Lò Văn Củi

4-4-2018

Anh bảy Thọt bậm môi giận dữ, nhưng thốt không ra lời, anh ư hứ:

– Đúng, đúng là… là những…

Ông Hai Xích lô ngạc nhiên:

– Chà, gì mà tức giận kinh vậy Bảy, bây phải giận lắm mới tím tái mặt luôn kìa.

“Khóc một dòng sông”

Nguyễn Tuấn Khoa

2-4-2020

Giờ Vạn Vật Học lớp Đệ Lục (1972), khi giảng về sông Cửu Long thầy tôi nói: Đó là con sông hùng vĩ, thượng nguồn ở Trung Quốc (TQ) chảy qua 5 nước. Sông có 9 nhánh đổ ra biển Đông, giống như 9 con rồng phun nước tại cửa 9 cửa sông.

Cái còn lại và cái còn thiếu

Mạc Văn Trang

29-11-2019

Chuyện TP Đà Nẵng phải hoãn đặt tên đường phố mang tên hai giáo sĩ Francisco De Pena và Alexandre De Rhodes do có 12 người ký tên phản đối, đã có nhiều người bàn luận. Tôi đã định không viết gì về chuyện này nữa, nhưng hôm nay lại nhận được một bài viết, của một người, nêu thêm mấy lý do.

Không thể có hòa giải khi cái ác còn ngự trị

Phạm Đình Trọng

21-9-2017

Đầu năm 2017, người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng cộng sản Việt Nam đánh tiếng mời gọi các nhà văn người Việt ở nước ngoài về nước mở hội hòa giải, hòa hợp dân tộc vào ngày giỗ Vua Hùng, ngày giỗ thiêng liêng của nước, mồng mười tháng ba lịch ta. Lời mời đó chủ yếu hướng tới những nhà văn đứng ở bên kia trận tuyến trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc đẫm máu vừa qua. Lời mời vu vơ rơi tõm vào im lặng.