Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Một lần bay ra giàn khoan

Lê Phú Khải

21-8-2019

Trong cuộc đời hơn 40 năm làm báo “lề phải”, “lề trái”, tôi có may mắn một lần được bay ra giàn khoan và đấy là một chuyến đi nhiều thu hoạch không thể nào quên.

Truyền thông trong nước bị cấm đưa tin về biểu tình chống Trung Quốc ở Berlin

Hiếu Bá Linh

21-8-2019

Bài tường thuật vụ biểu tình ở Berlin trên báo VnExpress đã bị gỡ bỏ trong vòng 1 ngày. Ảnh chụp màn hình bài báo khi chưa gỡ.

Mười hai luận đề về Chủ nghĩa Dân tộc

American Interest

Tác giả: William A. Galston

Dịch giả: Mai V. Phạm

12-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn:
Wikimedia Commons

Vào cuối Thế chiến Thứ hai, Chủ nghĩa Dân tộc đã hoàn toàn bị mất uy tín. Các nhà phê bình cho rằng, lợi ích quốc gia đã ngăn cản các chính phủ dân chủ hợp tác để chấm dứt cuộc Đại suy thoái (Great Depression), và tình cảm dân tộc mạnh mẽ không chỉ dẫn đến chiến tranh, mà còn dẫn tới một số tội ác khủng khiếp nhất mà con người đã gây ra với người khác.

Cập nhật tin Biển Đông: Vẫn tiếp tục căng thẳng

BTV Tiếng Dân

21-8-2019

Vụ đối đầu giữa đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc với tàu hộ vệ Quang Trung và tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Cuộc khảo sát tiếp tục. Cập nhật tình hình bố trí các lực lượng ở phía tây quần đảo Trường Sa”.

Biểu tình ở Hồng Kông truyền cảm hứng cho giới trẻ Macau và dạy chính phủ của họ phải thận trọng như thế nào

South China Morning Post

Tác giả: Raquel Carvalho

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

16-8-2019

* Những người trẻ tuổi từ Macau bị lôi cuốn vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vì xã hội bảo thủ hơn của họ thiếu một diễn đàn để họ bày tỏ quan điểm chính trị.

Sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội

Hoàng Thủy Ngữ

20-8-2019

Hiện nay các quốc gia trên thế giới áp dụng những lý thuyết chính trị khác nhau để quản trị nhà nước và quản lý kinh tế. Hầu hết mọi người đều biết ít nhiều về các thuật ngữ liên quan và có thể cho biết ý nghĩa cơ bản của chúng. Tuy nhiên, có hai khái niệm chính trị thường hay bị hiểu lầm: đó là chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội. Chúng gây bối rối đến mức nhiều chính trị gia cũng nhầm lẫn. Hai thuật ngữ chính trị này cứ xuất hiện lẫn lộn do việc người dùng không lưu tâm nhiều đến nội dung thực sự của chúng.

Con chim lạ Hà Huy Đỉnh (Phần 2)

Chu Sơn

20-8-2019

Tiếp theo phần 1

Tôi thụ huấn tại quân trường Thủ Đức 9 tháng, từ đầu thu 1967 đến hè 1968; những biến chuyển bên ngoài quân trường tác động đến tình hình huấn luyện của chúng tôi, và cũng là đề tài các cuộc trò chuyện của tôi và Đỉnh mỗi lần Đỉnh lên thăm tôi tại Thủ Đức, hay mỗi lần tôi về Sài Gòn ở chơi với anh.

Tin Biển Đông: Tàu đánh cá Trung Quốc ào ạt đổ xuống Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-8-2019

Sau lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, tàu cá TQ ồ ạt đổ xuống Biển Đông sau ba tháng rưỡi tạm nghỉ, BBC đưa tin. Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh cá hàng năm trong nhiều năm qua, xem Biển Đông là ao nhà của mình, khi họ cấm tất cả các ngư dân đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Năm nay, lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông áp dụng từ ngày 1/5 đến 16/8/2019.

Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông

Nguyễn Quang Duy

20-8-2019

Tối thứ sáu 16/8/2019, tại hai thành phố Melbourne và Sydney, Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh đã tấn công người ủng hộ tự do cho Hồng Kông.

Cách mạng tháng Tám và những bài học

Trung Nguyễn

20-8-2019

Những ngày này, cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra ở Hongkong, Trung Quốc, trùng hợp với những ngày nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 cách đây 74 năm tại Việt Nam.

Mô hình chống đối mới của Hồng Kông

Tác giả: Shi Shan, RFA

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

19-8-2019

Phong trào phản kháng có quy mô lớn ở Hồng Kông trong hai tháng qua đã tăng tốc trong khung cảnh không có một tổ chức phối hợp thống nhất. Một số nhà phân tích cho rằng nền tảng của một sự phối hợp rộng lớn hiện đang được hình thành.

Bị kẻ thù công kích, là thắng lợi của Trần Đăng Khoa

Bá Tân

19-8-2019

Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ảnh: GD&TĐ

Nhiều thế hệ người Việt Nam, kể cả vùng sâu vùng xa, ngưỡng mộ tài thơ Trần Đăng Khoa. Từ những năm đầu đời học sinh, Trần Đăng Khoa trở thành “thần đồng” thơ ca Việt Nam.

Việt Nam tôi đâu?

Nguyễn Tường Phụng

19-8-2019

Xin mượn chủ đề một ca khúc của nhạc sĩ Việt Khang để nói về tổ quốc tôi. Cách nay ¾ thế kỷ, Cộng sản dùng vũ lực cướp chính quyền từ tay Thủ tướng Trần Trọng Kim, với cái gọi là “Cách mạng tháng 8”. Kể từ thời khắc đó Việt Nam của tôi đi vào một khúc quanh lịch sử tồi tệ nhất của dân tộc.

Con chim lạ Hà Huy Đỉnh (Phần 1)

Chu Sơn

19-8-2019

Ông Hà Huy Đỉnh, ngoài cùng bên trái. Nguồn: Báo TP

Tôi gặp Hà Huy Đỉnh khoảng đầu năm 1967 tại Đà Lạt. Tôi từ Huế vào, Hà Huy Đỉnh từ Sài Gòn lên. Chúng tôi quen nhau tại nhà Nguyễn Cảnh Công ở chân dốc Võ Tánh, cạnh bờ Hồ Xuân Hương. Nguyễn Cảnh Công là bạn Quốc học của tôi cũng từ Huế lên, đã học xong cử nhân triết tại đại học Đà Lạt, gia đình theo đạo Tin Lành.

Tài liệu tố cáo quan chức tỉnh Thanh Hóa

19-8-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được 36 trang tài liệu liên quan tới chuyện quan lộ thần tốc và nâng đỡ không trong sáng của các quan chức tỉnh Thanh Hóa. Những người gửi tài liệu cho biết, họ là cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Kinh Tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tố các việc chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tài sản nhà nước của các quan chức ở đây.

Đừng lập lờ, đánh lận con đen

Mạc Văn Trang

18-8-2019

Tạp chí Lý luận Chính trị, 25 Tháng 3/ 2019, có bài “Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt Nam”. Tiêu đề bài báo trên “đánh lận con đen” giữa “Việt Nam Xã hội chủ nghĩa” và “Xã hội dân chủ Bắc Âu”; sự lập lờ đó có thể khiến nhiều người hiểu lầm, Việt Nam đang đi theo mô hình Bắc Âu? Sự thật là Việt Nam chả có gì giống mấy nước Bắc Âu cả! Tôi xin nói rõ mấy điều cụ thể.

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược, khởi kiện TQ gây hấn, xâm chiếm biển đảo của VN trên Biển Đông

18-8-2019

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Khúc vĩ thanh của “Biểu tình hay không biểu tình”

Tương Lai

17-8-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 77

Thật ra thì diễn biến thời cuộc từ ngay sau “tiếng thét trước tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc” ngày 10.8.2019 đã gióng lên thanh âm chát chúa của “Khúc vĩ thanh” này! Cái âm thanh chát chúa giội lại từ những sự kiện nóng bỏng trên vùng biển nơi những tàu ăn cướp với trang bị hiện đại của những chiến hạm Trung Quốc đang lượn lờ quanh Bãi Tư Chính và ý chí ngoan cường của những ngươi lính biển mặt đối mặt với chúng đã làm giật mình những ai suýt trúng kế độc của bọn hại nước và lũ cướp nước.

Tin Biển Đông: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN mở miệng sau 3 ngày

BTV Tiếng Dân

17-8-2019

Cuối cùng thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã lên tiếng sau khi tàu Hải Dương trở lại Bãi Tư Chính ba ngày. Như tin đã đưa, sau gần một tuần tạm nghỉ và tiếp nhiên liệu ở Đá Chữ Thập, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã quay lại Bãi Tư Chính vào ngày 13/8.

Các cựu tù nhân: Phụ nữ Hồi giáo bị “triệt sản” tại các trại giam Trung Quốc

Independent

Tác giả: Peter Stubley

Dịch giả: Trúc Lam

13-8-2019

Cô Mehrigul Tursun lên tiếng tại một buổi điều trần. Photo Courtesy

“Chúng tôi giống như là một miếng thịt”,  Gulbahar Jalilova nói

Phụ nữ Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ đang bị triệt sản tại các trại giam giữ dành cho những người thiểu số và tôn giáo ở Trung Quốc, theo các cựu tù nhân.

Thoát Trung là con đường mà Nhà nước và Nhân dân phải cùng làm

Hà Sĩ Phu

16-8-2019

Thoát Trung là chống lại con đường Bắc thuộc mới đang hiện ra ngày càng khốc liệt. Sự nghiệp chống xâm lược của một quốc gia đương nhiên phải do Nhà nước của quốc gia ấy đảm đương và tổ chức. Nhưng việc chống xâm lăng Trung Cộng đối với Nhà nước Cộng sản Việt Nam là việc rất khó thực hiện vì hai lý do:

Thứ Sáu cuối cùng

Nguyên Đại

16-8-2019

Người dân Hồng Kông xuống đường đòi tự do. Ảnh: Independent

Trong lúc này, các xe thiết giáp Trung Cộng (TC) đã áp sát biên giới Hồng-Kông (HK), nhưng tuổi trẻ HK không có dấu hiệu lùi bước. Cuối tuần này sẽ có nhiều cuộc biểu tình lớn ở thương cảng này. Liệu Tập Cận Bình có theo gương của Đặng Tiểu Bình trở thành một tội đồ của nhân loại? Có lẽ nào thế giới phải chứng kiến, sau đúng 30 năm, một Thiên An Môn nhuộm máu tái diễn ở HK? Có lẽ nào nhân loại lại phải thêm một lần thất bại vì không bảo vệ được tuổi trẻ, tinh anh của chính mình? Cả thế giới đang dõi mắt về HK…

Hội thảo về thực hiện Di chúc

Nguyễn Đình Cống

16-8-2019

Lâu nay có phong trào rầm rộ về 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh. Ngoài phong trào do Đoàn Thanh niên CS phát động thì nơi nơi, ngành ngành, các cấp thi nhau tổ chức hội thảo (HT). Cho đến nay đã có nhiều chục cuộc HT như vậy, các HT lớn là tại Học viện Chính trị khu vực 2, vào ngày 17/5, HT tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/6 và HT tại Hà Nội ngày 12/8. Chắc rằng sẽ còn nhiều HT nữa. Mỗi HT có nhiều tham luận, HT bé có vài chục, HT lớn có đến trên trăm.

Con đường chạy tội của Nguyễn Đức Chung

LTS: Chúng tôi có nhận được bài viết sau đây, liên quan đến chuyện đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ đảng CSVN, trong đó có một số chi tiết khó kiểm chứng. Chúng tôi xin được phổ biến nội dung bài viết, nhờ quý độc giả giúp kiểm chứng thêm những chi tiết nêu trong bài và cho ý kiến phản hồi, nếu nhận thấy không chính xác.

Sai phạm ở Thủ Thiêm: Lãnh đạo thành Hồ vẫn không dám đối thoại với dân

BTV Tiếng Dân

16-8-2019

Báo Giao Thông đưa tin: Lãnh đạo TP.HCM gặp người dân thông báo tiến độ sửa sai vụ Thủ Thiêm. Cuộc gặp diễn ra vào chiều 15/8, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2. Bài báo lưu ý, “chỉ những người dân có giấy mời mới được vào khu vực họp, còn lại phải đứng bên ngoài. Khu vực trước cổng ra Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 2 được lực lượng công an, an ninh kiểm soát chặt chẽ việc ra vào”.

Không kêu cứu, hãy khởi kiện!

Bá Tân

15-8-2019

Báo Đại Đoàn Kết nổi tiếng mất đoàn kết qua nhiều đời tổng biên tập, và “truyền thống” ấy lại được tô đậm qua vụ việc xử lý Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết.

Mệnh lệnh từ trái tim

Kông Kông

15-8-2019

Hồng Kông đang là điểm nóng nhất của cuộc chiến chống cộng sản.

Chỗ chưa đồng ý trong bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng

Dương Tự Lập

15-8-2019

Nén hương cho Bùi Tín và Tô Hải

Thấm thoắt đã qua giỗ đầu của hai nhân cách lớn là Bùi Tín và Tô Hải. Rất mến nhà văn Phạm Đình Trọng với nhiều bài viết của anh trình làng. Mới đây, được xem lại bài viết: Những Người Cuối Cùng Của Thế Hệ Hào Hoa Mà Lạc Bước Đã Ra Đi, đăng trên Tiếng Dân ngày 12/8/2018, tiếc thương hai Con Người là nhà báo Bùi Thành Tín và nhạc sĩ Tô Đình Hải, mất cùng ngày 11/8/2018 cùng ở tuổi 91.

Nhân cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông – Hồng Kông, một lần tôi đã gặp

Lê Phú Khải

15-8-2019

Hai triệu người đã xuống đường ở Hồng Kông. 350.000 người đã đình công. Xe lửa, xe tải, phi trường đang tắc nghẽn… Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có một Thiên An Môn sẽ diễn ra ở Hồng Kông hay không?

Người ta hay nói đến Hồng Kông là một thị trường tài chính, chứng khoán, giao dịch thương mại lớn… Nhưng ít người hiểu rằng, Hồng Kông còn là một thị trường tin tức lớn nhất thế giới. Ở Hồng Kông, anh có thể biết những gì đã xẩy ra đêm qua khi thức dậy. Những cuốn sách mới ra lò, kể cả những cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất trên thế giới cũng được người ta tóm tắt ngay nội dung để bán cho anh.

Có tiền ở đây là có thể mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới, có cả những “hãng” sản xuất ra những thứ hàng hóa thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng, hay hàng tuần, hàng ngày… Vì thế, các hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới đều đặt phóng viên thường trú tại đây. Mật độ nhà báo trên thế giới ở đây vào loại cao nhất. Năm 1960, Thông tấn xã Việt Nam có điều đình nhiều lần để đặt phóng viên thường trú tại đây nhưng không thành.

Chính vì vậy mà khó có thể xẩy ra một vụ đàn áp như Thiên An Môn ở Hồng Kông lúc này. Vì Hồng Kông không phải là Trung Quốc. Hồng Kông không nằm gọn trong lục địa Trung Hoa. Ống kính của một rừng báo chí thời kỹ thuật số, thời @ 4.0 chỉ chờ có biến động là bao phủ thông tin, hình ảnh lên toàn cầu.

Chính xã hội tự do và nhà nước pháp quyền đã tạo nên một Hồng Kông phồn vinh, vì thế nếu từ bỏ pháp quyền là Hồng Kông sụp đổ và không thể đảo ngược xu thế đã có bề dầy 100 năm này.

Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%.

Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 8.9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7.7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ chiếm 9% nền kinh tế.

Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2.7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.

Cái “con hổ” châu Á ấy, người dân tiêu đồng đô-la Hồng Kông có tỷ giá 7.75 đến 7.85 một đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ, sinh sống trên 262 hòn đảo có tổng diện tích 1103 km2 với hơn 5 triệu dân, nói tiếng Anh và tiếng Quảng Đông, không nói tiếng Quan Thoại như Trung Hoa lục địa. Cái “con hổ” ấy vào đêm 1 tháng 7 năm 1997 đã trở về với… đất mẹ Trung Hoa!

***

Những ngày tôi ở Hồng Kông, các nơi công cộng đều gắn những đồng hồ chạy ngược rất lớn. Những đồng hồ đó chạy giật lùi đếm những giây còn lại cho đến thời điểm Hồng Kông trở về với Trung Hoa lục địa. Một làn sóng di dời khỏi Hồng Kông diễn ra trong những ngày đó. Người ta đã làm một cuộc thăm dò sau này ở Đại học Hồng Kông vào năm 2012 thì thấy 70% người được hỏi, nói họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc.

Làm sao lại di tản trước 1 tháng 7 năm 1997? Làm sao lại muốn ly dị với chính tổ tiên cuả mình là người Hán và đất mẹ Trung Hoa, nếu không phải đó là khát vọng của Tự do và Dân chủ- xu hướng của thời đại?

Do Hồng Kông đất hẹp người đông nên việc xây dựng nhà cửa rất hợp lý. Người ta có thể bạt một triền núi đá để san một mặt bằng rồi làm nhà cao tầng bên vách núi chênh vênh, giải quyết nạn thiếu nhà. Nhưng cả Hồng Kông là một công viên cây xanh lớn, với 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Người đến mua sắm, du lịch ở Hồng Kông nườm nượp.

Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hay bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh MacDonald’s.

Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát, và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc hai thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục phương Đông.

_____

Một số hình ảnh tác giả gửi tới:

Nhà hàng nổi có sức phục vụ 3000 thực khách một lúc trên vịnh Victoria ở Hồng Kông – Năm 1997
Nhịp sống hối hả ở Hồng Kông. Ảnh: Lê Phú Khải
Tác giả ở Hồng Kông hồi tháng 2 năm 1997

Nhà cầm quyền Bà Rịa – Vũng Tàu ngăn cản HT Thích Không Tánh cử hành Đại lễ Vu Lan

Tam Ân

15-8-2019

HT Thích Không Tánh cử hành Đại lễ Vu Lan tại Phước Bửu Tự tối 14/8. Nguồn: Tác giả gửi tới Tiếng Dân

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 14/8/2019, nhằm ngày 14/7 âm lịch, khi chư tăng ở tịnh thất Đạt Quang tổ chức cử hành Đại Lễ Vu Lan, hằng năm. Lễ Vu Lan còn được hiểu là lễ Báo Hiếu, là một trong những Đại lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông). Ngày Đại lễ này trùng với ngày Rằm tháng 7 hằng năm, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông.