Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Đế quốc, chúng mày đang ở đâu?

Nguyễn Đình Cống

1-12-2018

Trong tiếng Việt từ Đế Quốc có một số nghĩa khác nhau. Thứ nhất là danh hiệu một quốc gia. Vương quốc là nước có Vua (Vương). Đế quốc là nước có Hoàng Đế. Năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim đã tự xưng, Việt Nam là một Đế Quốc, do Hoàng đế Bảo Đại đứng đầu. Nghĩa thứ hai được lưu truyền rộng rãi, rằng đế quốc là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, rằng đó là bọn người chuyên dùng sức mạnh để mở mang thế lực, bắt các nước khác làm tay sai, làm nô lệ.

Những câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 7B)

Nghiêm Huấn Từ

14-8-2020

Tiếp theo: Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối ưu? Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời! Bài 3: Vì sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án; Bài 4: Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải; Bài 5bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc thẩm; Bài 7A: Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm

Dàn ý của phần A (đã đăng)

I. Nhắc lại để bàn tiếp

  1- Luật hình sự “nội dung” và luật hình sự “hình thức”

     a- Bộ Luật hình sự “nội dung”

     b- Còn bộ Luật hình sự “hình thức”

  2- Tòa giám đốc thẩm và tòa tái thẩm

     a- Tòa giám đốc thẩm xét xử một bản án dù nó đang có giá trị thi hành

     b- Tòa tái thẩm

II. Nếu Thường vụ Quốc hội yêu cầu… thì sao?

  1- Theo luật, Hồ Duy Hải còn cơ hội nào sống sót?

     a- Đầu tiên, Hồ Duy Hải vẫn còn quyền làm đơn xin chủ tịch nước ân xá

     b- Các cơ hội khác: vẫn còn, nhưng rất mong manh

  2- Chỉ còn hy vọng vào phiên tòa tái thẩm

     a- Chớ trông mong cuộc họp nội bộ của Hội Đồng thẩm phán

     b- Khốn nỗi phiên tái thẩm vẫn do Tòa tối cao phụ trách

     c- Nhưng có điều khác rất cơ bản

III. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm

 1- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình có thích phiên tòa tái thẩm?

  a- Xét quá trình tiến thân và các việc làm 12 năm qua của đồng chí

Khi vụ án xảy ra ở Long An, đồng chí đang là cấp tướng, lãnh đạo tổng cục cảnh sát, thuộc bộ Công An. Vụ án Hồ Duy Hải rúng động cả nước, ít nhất tổng cục của đồng chí phải chỉ đạo và kiểm định công việc điều tra vụ án này. Đó là chuyện chuyên môn, chuyên nghiệp, trong một ngành dọc. Sao cho nhanh chóng tìm ra thủ phạm.

Tiếp đó, đồng chí được đề bạt viện trưởng VKS tối cao, rồi chánh tòa tối cao (đến nay); do vậy đồng chí được cấp dưới báo cáo rất đầy đủ diễn biến mọi mặt của vụ án, từ kết quả điều tra cho, tới bản cáo trạng và kết quả xét xử, để xin ý kiến chỉ đạo cho mọi bước, mọi khâu. Về các ý kiến phản biện, đồng chí cũng được nhận rất đầy đủ. Các đơn đề nghị giám đốc thẩm (với mọi bằng chứng, lý lẽ) cũng được gửi đích danh cho cơ quan của đồng chí.

b- Quan điểm tự thân hay được chỉ đạo?

Tới 3 hoặc 4 lần, hễ gặp dịp là đồng chí đều khẳng định: Án tử dành cho Hồ Duy Hải là đích đáng. Có lẽ, đồng chí là người hô nhiều nhất 2 khẩu hiệu, thời nay đã thành nhàm: “Không bỏ lọt tội, không làm oan sai” và vụ này đã “xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật“.

Còn những khẩu hiệu khác, cũng hoành tráng, được đồng chí hô vang trong phiên tòa giám đốc thẩm vừa qua mới kinh. Xin trích một đoạn từ báo Bảo vệ pháp luật: Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình: “Yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép oan, sai, hoặc bỏ lọt tội phạm. Chúng có tác dụng trấn an là chính.

Nhưng câu hỏi là: Cái quan điểm “Hải đáng chết” là nhất quán do chính đồng chí chủ trương, hay là do bị cấp cao hơn chỉ đạo, không thể không thi hành?

Khi mới xảy ra vụ án, mọi người đều thấy nghi can số 1 là Nguyễn Văn Nghị nhờ được báo chí đưa tin rộng rãi, kèm theo những bằng chứng khó bác bỏ.

Rồi nhanh như chớp, nghi can Nguyễn Văn Nghị “bỗng dưng thành ngoại phạm”, rồi lại “bỗng dưng được xóa mọi dấu vết trong Hồ Sơ vụ án” và cuối cùng là “bỗng dưng Nguyễn Văn Nghị biến mất khỏi cõi đời này” (để thay bằng Nguyễn Văn Nghị)…

Chuyện này khiến mọi người cho rằng, có một nhân vật ở cấp rất cao muốn cứu thủ phạm. Liệu đồng chí Nguyễn Hòa Bình có tán thành để cấp dưới tìm người thay thế Nguyễn Văn Nghị? Dư luận tha hồ bàn tán, không dứt.

Tương lai rộng mở từ khi Nguyễn Hòa Bình trở thành viện trưởng VKS tối cao. Ảnh trên mạng

2- Chốt lại, đồng chí kiên quyết chặn vụ này ở cấp phúc thẩm

a- Phiên phúc thẩm diễn ra chóng vánh, nhưng dư âm trái chiều lại lâu bền

Chỉ cần 3 ngày là đủ để phiên tòa này sản xuất được bản án tử hình. Sự việc diễn ra theo đúng kịch bản đã dự định. Lẽ ra, thời gian tranh tụng giữa luật sư (bên gỡ tội) với công tố viên (bên buộc tội) phải rất dài, vì luật sư đưa ra tới 40 điều mâu thuẫn trong cáo trạng và hồ sơ vụ án, đòi được tranh cãi “từng điều một”. Công tố viên đáp lại gọn lỏn: Bảo lưu quan điểm truy tố.

Không thể không đưa tin về phiên tòa, nhưng đưa cắt xén và nhỏ giọt. Dẫu vậy, cũng tới lúc tin tức bung ra đầy đủ, kể cả những tin muốn che giấu. Chính do vậy, dư luận ngày càng trái chiều và tồn tại lâu bền suốt 12 năm qua.

Qua diễn biến 12 năm, mọi người nhận ra đồng chí Nguyễn Hòa Bình có vai trò rất lớn, rất quyết định trong việc chốt chặn, để bản án phúc thẩm không thể bị đôn đẩy lên cấp giám đốc thẩm.

b- Cách làm

Rất đơn giản. Đó là dùng quyền. Người đứng đầu hai cơ quan tối cao trong ngành Tư Pháp (Viện Kiểm Sát và Tòa Án) có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị một bản án. Bản án tử hình Hồ Duy Hải do tư pháp tỉnh Long An trực tiếp làm ra, nhưng được cấp trên chỉ đạo cách thức làm. Nếu vậy, làm sao có thể kháng nghị cái tác phẩm chung này?

Nếu kể từ khi LS Trần Hồng Phong chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm (năm 2012), thì phải coi đồng chí Nguyễn Hòa Bình là bức thành trấn giữ suốt 9 năm nay. Nay bản án phúc thẩm vẫn leo được tới phiên tòa giám đốc thẩm, nghĩa là sự ngăn chặn của đồng chí Nguyễn Hòa Bình ở cương vị VKS và Tòa Án (đều tối cao) phải coi là đã bị vượt qua.

Nhưng vẫn còn một chốt nữa: Đó là phiên tòa tái thẩm. Rất dễ đoán rằng đồng chí không mong, không thích, không đợi phiên tòa này. Điều này có thể đúng với vụ Hồ Duy Hải mà thôi. Còn ở các vụ khác, có thể đồng chí lại thích… tái thẩm. Miễn là có lợi cho đồng chí. Có bằng chứng.

3- Cuộc tranh luận nhỏ về tên gọi một phiên tòa

a- Tên gọi khác nhau do quan điểm khác nhau?

Đây là quan điểm khác nhau giữa hai đồng chí đảng viên CS Nguyễn Hòa Bình và Vũ Đức Khiển. Hai vị này ngang cấp nhưng không ngang vị thế và quyền lực trong hệ thống chính trị. Một vị là viện trưởng VKS tối cao, đương quyền; trong tay có biên chế, trụ sở, ngân quỹ, con dấu và hệ thống ngành dọc. Và còn là ủy viên trung ương ĐCSVN. Còn vị kia là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, không có những thứ kèm theo (như đã kê ra ở trên).

Họ trái quan điểm với nhau khi nói về việc thành lập một tòa án giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông Chấn bị xử tù chung thân, đã thụ án trên 10 năm, nay thủ phạm ra đầu thú (2013). Do vậy, phải hủy bản án cũ, lập phiên tòa (mới) để xử lại. Tóm lại, bất kể tên gọi phiên tòa này là gì, nhưng nó được lập ra chỉ để giải oan. Chỉ có vậy, nhưng đồng chí Vũ Đức Khiển lại muốn gọi tên nó một cách chính xác.

Vấn đề được báo chí nêu lên, sớm nhất là báo Dân Trí. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nằng nặc gọi đó là phiên tái thẩm, mà không thèm tranh cãi dài dòng. Còn đồng chí Vũ Đức Khiển cho rằng phải gọi là phiên giám đốc thẩm mới đúng. Đó là năm 2013. Còn chúng ta, đang sống ở năm 2020, gọi nó là phiên tòa gì?

b- Tranh luận, cứ tranh luận. Làm theo ý mình, cứ làm

– Có quyền trong tay, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết Định: Phiên tòa minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn được xử theo thể lệ tái thẩm.

Trên đã nói, nay nhắc lại vắn tắt: Tòa giám đốc thẩm để phê phán một bản án. Nếu nó sai, những người tạo ra bản án này (gây oan sai) phải bị xử lý. Mức độ trừng trị tùy theo mức vi phạm và hậu quả gây ra. Còn tái thẩm (nghĩa đen là xử lại) là do có chứng cứ mới, chứ không phải do trước đó xử sai. Chẳng ai có lỗi, miễn là bị cáo được minh oan.

– Chứng cứ mới ở vụ Nguyễn Thanh Chấn (theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình) là gì? Đồng chí bảo rằng: Đó là thủ phạm “thật” ra đầu thú. Trời Đất! Phải táo tợn và liều lĩnh lắm mới dám gọi đó là “chứng cứ” mới của vụ án Nguyễn Thanh Chấn! Chính xác, phải coi đây là chứng cứ của sự vi phạm luật tố tụng khiến người lương thiện thành bị cáo; còn bị cáo được coi là lương thiện. Đây cũng là chứng cứ nói lên sự lẫn lộn trong tư duy khái niệm của vị viện trưởng VKS.

c- Do nhận thức kém cỏi hay do phẩm cách con người?

– Rành rành, bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn đã được tạo ra bằng cách vi phạm luật rất nghiêm trọng. Nào là tra tấn, bức cung, nào là bịa đặt chứng cứ, vu cáo trong hồ sơ và đàn áp bị cáo ngay giữa phiên tòa… Vi phạm cả quyền bào chữa của luật sư. Vi phạm khi tiến hành phiên tòa. Tất cả, đều là những vi phạm cố ý. Do vậy, lẽ ra cái bản án này phải bị hủy. Và những người tạo ra bản án đó phải bị xử lý.

Ở đây, phẩm cách và đạo đức con người được thể hiện và phân biệt: Ông Vũ Đức Khiển gọi phiên tòa (minh oan cho ông Chấn) là phiên giám đốc thẩm, chính là nhằm kết tội các nhân viên tư pháp gây oan sai; còn ông Nguyễn Hòa Bình ký văn bản thành lập phiên tòa tái thẩm chính là để bênh che cho đồng nghiệp. Thật ra, về nhận thức, rất dễ phân biệt hai phiên tòa để áp dụng vào mọi trường hợp gặp trong thực tế. Nhưng khi bất lợi, người ta dùng quyền để không áp dụng.

d- Muốn tới đích, cần biết mình, biết người

Bài này chỉ nhân tiện nói đến vài ba cách làm, cách ứng xử của đồng chí Nguyễn Hòa Bình trong khi đảm trách vai trò tối cao trong hệ thống tư pháp. Đó là một đồng chí rất có ý thức về quyền của mình và sử dụng nó rất hiệu quả. Đồng chí dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua những quy định và nguyên tắc. Và không bị ảnh hưởng từ dư luận. Con đường tiến thân đang rộng mở. Vẫn còn tuổi để vào Bộ Chính trị trong đại hội sắp tới của ĐCS.

Chúng ta muốn có phiên tòa tái thẩm được mở công khai (càng nhiều người tới theo dõi càng tốt), muốn có tranh tụng đúng nghĩa, muốn nguyên tắc suy đoán vô tội được thực thi… Tất cả, đều đã được quy định (giấy trắng, mực đen) trong Luật tố tụng 2015, lẽ ra chính hệ thống tư pháp nước ta phải nghiêm túc thực thi. Ấy thế mà dư luận lại phải đấu tranh đòi thực thi Luật. Và còn phải phán đoán xem những người nắm quyền lực sẽ có thái độ tích cực hay cản trở. Vẫn có những vụ án khiến dư luận xã hội bất bình cao độ, chỉ vì luật mới chưa được thực thi nghiêm chỉnh. Đơn cử, vụ BS Hoàng Công Lương, vụ tai nạn do lùi xe trên đường cao tốc, vụ án chết một học sinh ở trường Gate Way, Hà Nội…

Con đường dẫn tới phiên tòa tái thẩm còn xa và đầy khúc khuỷu. Muốn tới đích, cần biết mình và biết người. Ví dụ, cần biết rằng một lá đơn xin được giải oan muốn tới được bàn làm việc của chủ tịch nước hoặc tổng bí thư rất không dễ. Và chờ đợi triền miên trong lo lắng. Nhưng có những cá nhân lại dễ ợt khi muốn gặp các nhân vật nói trên, chỉ để nói vài câu rỉ tai.

Ảnh: Nguyễn Hòa Bình hớn hở sau 3 ngày kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm. Con đường tiến thân liệu có rộng mở như trước đây? Chưa chắc! Nguồn: Internet

Xóa tên quan tham trồng cây nơi đất thiêng

Bá Tân

10-12-2018

Tại các điểm di tích và khu du lịch quốc gia, chỉ nhìn thoáng qua, dễ dàng bắt gặp những hàng cây gắn tên người trồng. Mỗi cây treo một cái biển, dân chúng mỉa mai gọi đó là cái gông, ghi rõ họ tên, chức tước người trồng.

Học được gì từ Trung Cộng?

Nguyễn Đình Cống

22-8-2020

Vấn để đặt ra là, trong gần một trăm năm qua, Cộng sản Việt Nam (CSVN) học được gì từ Trung Cộng? Người ta tuyên truyền là học làm cách mạng, làm cho dân giàu nước mạnh, tiến lên CNXH. Thật ra không phải. CSVN được Trung Cộng dạy bảo và đã học được chủ yếu hai điều sau: Một là những thủ đoạn làm ngu và đàn áp dân, hai là sự thần phục vào họ.

Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam

19-12-2018

Kính gửi: Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Đừng chà đạp lên bản tuyên ngôn độc lập!

Mạc Văn Trang

2-9-2020

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào và cộng đồng quốc tế. Mở đầu bản Tuyên ngôn đó là:

Bài báo đã bị gỡ bỏ: Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”?

LTS: Tối qua, báo Người Tiêu Dùng đăng bài: “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”?” của hai tác giả Thiện Hiếu và Minh Nguyễn. Hiện bài này đã bị gỡ bỏ. Khi bấm vào bài hiện ra cụm từ “301 Moved Permanently“, tức gỡ bỏ vĩnh viễn. Chúng tôi xin được đăng lại đây, để phục vụ quý độc giả.

Thiện Hiếu – Minh Nguyễn

27-12-2018

(NTD) – Trong vòng một tháng trở lại đây, hàng loạt lãnh đạo cao cấp TP.HCM dưới nhiệm kỳ ông Lê Thanh Hải rồi Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch UBND TP.HCM bị khởi tố hoặc kỷ luật nặng nề. Nổi bật nhất là cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín, Tất Thành Cang và danh sách bê bối này chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhưng hai vị đáng ra phải chịu trách nhiệm lớn nhất hiện vẫn bình an vô sự, khiến nhiều cử tri TP.HCM và người dân cả nước hết sức bức xúc!

Vụ án Đồng Tâm, đất đai hay quyền lực?

Jackhammer Nguyễn

10-9-2020

Trong phiên xử ngày thứ ba, Viện Kiểm sát TP Hà Nội đề nghị mức án nặng nề, gồm hai án tử, một án chung thân, dành cho các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm, không làm ai ngạc nhiên. Tuyên bố không điều tra vụ giết ông Lê Đình Kình vì “giết đúng quy định” cũng không làm ai ngạc nhiên.

Một số ý kiến về biệt thự 24 đường Điện Biên Phủ

KTS Trần Thanh Vân

10-1-2019

Gia đình bên ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu) lên Việt Bắc tổ chức đám cưới. 

Cộng đồng Việt và chính sách dân sinh Hoa Kỳ

Nhã Duy

18-9-2020

Dân biểu Tyler Diệp. Nguồn: CalMatter

Trên số báo Cal Matters vào ngày 19/8/2019, dân biểu tiểu bang California Tyler Diệp thuộc đảng Cộng Hòa đã kể lại cùng ký giả Dan Morian rằng, “Tôi còn nhớ tấm chi phiếu trợ cấp cho chúng tôi là $800. $500 để trả tiền thuê nhà, $100 trả tiền vé máy bay và $200 tiền chợ. Tôi không nhớ có tem phiếu thực phẩm hay không nhưng có (nhận) trợ cấp xã hội và Medicare“.

Lái xe Bộ Công thương tố cáo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

LTS: Chúng tôi có nhận được một file ảnh chụp đơn tố cáo của lái xe Bộ Công thương, tố cáo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, xung quanh vụ điều xe công tới tận cửa máy bay đón vợ, cũng như những vụ điều xe công phục vụ gia đình vợ ông Tuấn Anh suốt hai năm qua.

Từ “America First” biến thành “Trump First”!

Âu Dương Thệ

25-9-2020

Theo đuổi những tham vọng ích kỷ và không tưởng, dẫn tới những bất lợi cho Hoa Kỳ và bất ổn định trên thế giới, tạo cơ hội cho các thủ lãnh độc tài và chủ nghĩa dân tộc cực đoan!

Vì sao Đại sứ quán Việt Nam không giới thiệu và mời Đại diện Bộ Ngoại giao Đức phát biểu trong buổi lễ Tết Cộng đồng?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

29-1-2019

Toàn cảnh lễ Tết Cộng đồng tại Berlin do Đại sứ quán VN tổ chức ngày 26.01.2019

Trong bài tường thuật buổi lễ Tết Cộng đồng ở Berlin ngày 26.01.2019 do Đại sứ quán Việt Nam tại Đức tổ chức, tác giả Sa Huỳnh cho biết: “Năm nay không biết Chính phủ Đức có cử đại diện đến tham dự hay không, vì không thấy BTC giới thiệu hoặc mời lên sân khấu phát biểu. Điều này giống như một hàn thử biểu‘, nó có thể đo được ‘độ nồng ấm hay lạnh lẽo’ trong quan hệ giữa hai nước hiện nay”.

Hồ sơ thuế của Trump (I): Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 7)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne CraigMike McIntire

Dịch Giả: T.Vấn

2-10-2020

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6

Phần 7: Nghệ thuật của sự khấu trừ

Tiền trang điểm tóc cá nhân, tiền mua khăn trải bàn ăn, tiền thuế tài sản nhà ở – tất cả đều được khấu trừ như là những chi phí kinh doanh.

Hoàng Sa 1974! Geneva 1954!

Lê Thiên

20-2-2019

Hành tung tập đoàn đảng trị 65 năm bán nước!

Sau 45 năm Tàu Cộng mở cuộc bắn giết 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm cướp đoạt Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974, năm nay 2019, lần đầu tiên một số báo lề đảng bắt đầu chỉ đích danh Tàu cộng từ lâu đã âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Về kỷ luật học sinh

Mạc Văn Trang

9-10-2020

Một nhà giáo bảo, Bộ GD&ĐT có Thông tư mới về kỷ luật học sinh (HS), trong đó không gọi là “đuổi học” mà là “dừng việc đến lớp” với HS phạm kỷ luật. Mà chỉ “dừng” 2 tuần chứ không đuổi một học kỳ hay một năm như trước…

Ông Lê Duẩn đã định làm bom nguyên tử như thế nào?

Lê Phú Khải

2-3-2019

Vào một buổi chiều cuối năm 1988, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng ở thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, lúc ngẩng lên, bỗng thấy một ông già đội nón lá, tay xách cái bị đứng trước cửa! Nhìn kỹ hóa ra bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (!). Bác Viện nói: Tôi xuống xe đò, quên mất đường đến nhà cậu, một bà lão hỏi: Có phải bác là sỹ quan mới cải tạo không? Tôi nói phải, thế là bà ấy chỉ đường cho tôi đến đây.

Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986), bác Viện hễ vào Sài Gòn là hay xuống Mỹ Tho chơi với tôi. Bác muốn qua tôi để tìm hiểu về công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà tôi là nhà báo của trung ương duy nhất đang thường trú tại đó. Ở chơi nhà tôi, đôi lúc bác kể những chuyện “thâm cung bí sử” của triều đình cộng sản mà một trí thức như bác, thường được can dự hoặc chứng kiến…

Một trong những câu chuyện ít ai biết đó mà bác Viện kể cho tôi nghe là, chuyện Tổng Bí thư Lê Duẩn mời các trí thức đầu đàn lên bàn chuyện làm bom nguyên tử! Bác Viện kể (đại ý) người thứ nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Tổng bí thư hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Ông Nghĩa trả lời, không làm được! Thế là Tổng bí thư nổi giận, mắng: Trí thức mà ngu thế à!

Người thứ hai chính là Nguyễn Khắc Viện. Hỏi: Có làm được bom nguyên tử không? Trả lời: Làm được. Tổng bí thư mừng lắm, nói: Tiếp tục đi! Tiếp tục: Chỉ làm được một quả thôi! Hỏi: Tại sao? Trả lời: Làm xong một quả phải thử và sau đó thì hết vốn! Bán cả nước cũng không thể làm được quả thứ hai (!).

Người thứ ba được gọi lên là Phó Tiến sỹ Nguyễn Đình Tứ, học ở Đúp-na về, đứng đầu Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (trong đó có viện hạt nhân Đà Lạt). Tổng Bí thư hỏi, nhưng Nguyễn Đình Tứ cứ ngồi yên, không nói gì cả… Cứ như thế cho đến lúc… được ra về!

Trong cơn say chiến thắng sau năm 1975, các lãnh tụ cộng sản mắc bệnh vĩ cuồng. Chính tai tôi, tác giả bài viết này, đã được nghe thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo trong một hội nghị khoa học toàn quốc vào cuối năm 1978 rằng, Việt Nam phải đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi mười lăm, hai mươi năm! Ông còn dặn các nhà khoa học cả hai miền Nam Bắc rằng, làm khoa học ở Việt Nam phải như Cù Chính Lan, chạy tắt rừng, đón đầu xe tăng địch mà đánh!!! Lũ trí thức hoạn quan có mặt trong Nhà hát lớn Hà Nội lúc đó đã vỗ tay rào rào!

Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu… đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng, không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.

Với nước ta, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu để ứng dụng trong nông nghiệp kỹ thuật cao và y tế là đúng đắn nhất. Và, chúng ta đã làm tốt điều này. Năm 1985, “Luận chứng kinh tế- kỹ thuật trung tâm chiếu xạ TP. Hồ Chí Minh” của phó tiến sỹ Trần Tích Cảnh đã được thực thi ở cả hai miền Bắc-Nam để bảo đảm chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu nông-sinh-y. Tác giả Trần Tích Cảnh đã tặng người viết bài này một văn bản của luận chứng đó làm kỉ niệm mà tôi còn giữ!

Bút tích của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện
Luận chứng của Trần Tích Cảnh

Giải Nobel Y – Sinh 2020 và cuộc chơi mới bắt đầu

Trần Gia Huấn

15-10-2020

Ba nhà khoa học nhận giải Nobel về y – sinh, từ trái: Harvey J. Alter, Charles M. Rice và Michael Houghton

Đầu tháng 10/2020, Ủy ban Nobel của Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh ba khôi nguyên: Harvey J. Alter và Charles M. Rice, người Mỹ, Michael Houghton gốc Anh, sống ở Canada, cho công cuộc tìm kiếm virus viêm gan C mà ngày nay thế giới biết tới với tên Hepatitis C.

Ngày Gạc Ma 14.3.1988

Phạm Đình Trọng

14-3-2019

Tháng một, năm bảy mươi tư (1974) giặc đánh chiếm cả quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta

Tháng ba, năm tám mươi tám (1988) giặc tung hạm đội mạnh phong tỏa quần đảo Trường Sa

Tàu khu trục tên lửa, tàu pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li

Tàu đổ bộ chở quân rập rình quanh đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven, Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma.

 

Mưu đồ giặc đã phơi bày chẳng cần giấu diếm

Giặc cần có thế đứng cả hai chân Hoàng Sa – Trường Sa để làm chủ biển Đông.

Thời khắc Trường Sa ngày mười bốn tháng ba, năm tám mươi tám

Như thời khắc Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái ngày mười bảy tháng hai, năm bảy mươi chín (1979)

 

Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

Không thể nhân nhượng với kẻ xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng

Nhưng những bãi đá Trường Sa giặc rình rập đánh chiếm

Chỉ có bảy mươi hai người lính công binh

Trong tay không có súng

 

Rạng sáng ngày mười bốn tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Từ tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng tràn lên bãi đá Gạc Ma

Giặc xả súng vào những người lính Việt Nam trong tay chỉ có xà beng, cuốc, xẻng

Giặc cướp lá cờ chủ quyền Việt Nam rồi rút lẹ về tàu đổ bộ.

 

Sau khi trở thành những tấm bia sống hứng lưỡi lê và đạn AK của giặc Tàu Cộng

Những người lính Việt Nam sống sót trên Gạc Ma lại trở thành những tấm bia sống

Của pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li từ hạm tàu giặc bắn tới

Những người lính Việt giữ mảnh đất của tổ tiên người Việt mà như những tử tù trên pháp trường đất giặc

 

Thủy triều lên

Đá Gạc Ma chìm dưới lênh đênh nước biển

Không còn bóng một người lính Việt Nam trên ngọn sóng hoang vu

Từ trên tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng liền trở lại làm chủ Gạc Ma từ trưa ngày đau thương 14.3.1988

 

Người lính ra trận giữ đất hương hỏa của ông bà tổ tiên nhưng không được cầm súng

Vì lệnh miệng của cấp trên truyền xuống

Không nổ súng để không mắc mưu khiêu khích của giặc

Ông cấp trên trí trá giải thích lệnh không được cầm súng.

 

Tháng ba, năm tám mươi tám

Những người lính giữ Trường Sa không được cầm súng

Sáu dải đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị giặc Tàu Cộng đánh chiếm

Đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven.

Không được cầm súng

Sáu mươi tư người lính Việt Nam trở thành sáu mươi tư tấm bia sống cho giặc Tàu Cộng giết hại.

 

Lệnh không nổ súng là lệnh đầu hàng

Lệnh dâng đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven cho giặc Tàu Cộng

Lệnh phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội lịch sử

Lệnh ô nhục của kẻ bán nước ô nhục

 

Lời nói gió bay

Tưởng lệnh miệng vô bằng sẽ trốn không bị nhân dân hỏi tội, không bị lịch sử phán xét

Nhưng Trường Sa tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Gạc Ma ngày mười bốn tháng ba năm tám mươi tám đau thương

Là bằng chứng không thể chối cãi của lệnh trói tay người lính

Bắt người lính phải đầu hàng giặc.

Giao mạng sống người lính cho giặc

Giao biển đảo của tổ tiên cho kẻ thù của sâu thẳm lịch sử Việt Nam.

Thư ngỏ thứ ba gởi các Đại biểu ĐH XIII của Đảng Cộng sản VN

Nguyễn Khắc Mai

26-10-2020

Thư này viết sau khi Đảng đã cho công bố văn kiện Đại hội để lấy ý kiến đóng góp của Nhân Dân. Tôi nghĩ để xin ý kiến đóng góp thì phải phép hơn. Sau đây là một số ý kiến của tôi.

Trao đổi với ông Nguyễn Đình Bin

Nguyễn Đình Cống

21-3-2019

Ông Bin sinh năm 1944, nguyên là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt ở nước ngoài. Tôi kính trọng, cảm phục sau khi đã đọc nhiều bài viết của ông và bài viết về ông. Gần đây việc ông lên tiếng yêu cầu xóa bỏ kỷ luật GS Chu Hảo là rất đáng hoan nghênh. Tuy vậy sau khi đọc bài “15 năm một nghị quyết- vết thương dân tộc vẫn chưa lành” thì tôi lại muốn trao đổi với ông vài điều về nhận thức.

Thư ngỏ gửi đại biểu ĐH 13

Nguyễn Đình Cống

2-11-2020

Thưa các vị đại biểu (ĐB) dự ĐH 13 của ĐCSVN. Hy vọng có vài phần trăm số ĐB đọc được thư này.

ĐB nhiều ĐH gồm 3 loại chính.

Cặp đôi cổ động viên danh giá trên sân Mỹ Đình

Bá Tân

27-3-2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trên sân Mỹ Đình đêm qua. Ảnh: Ảnh: S.N/ NĐ&ĐS

Thế là, lần đầu tiên trong lịch sử, bóng đá Việt Nam “vùi dập” bóng đá Thái Lan với tỷ số lên đến 4-0 tại sân Mỹ Đình. Sau khi hạ gục Thái Lan và cả ba trận đều thắng, U23 Việt Nam thẳng tiến vào vòng chung kết U23 Châu Á.

Người tài ở đâu? 

Trần Mai Trung

12-11-2020

Từ xưa tới nay, các bậc minh quân hay lãnh đạo tài giỏi thường cố gắng tìm kiếm nhân tài, họ hạ mình đến mời người tài ra làm việc giúp nước.

Giải mã hiện tượng cuồng Trump của người Việt

Thạch Đạt Lang

2-4-2019

Bài viết này không nói đến những người Việt trong nước, hoặc ở nước ngoài nhưng không biết tiếng Anh, thiếu phương tiện tìm hiểu, thu lượm tin tức, không biết cách kiểm chứng, đối chiếu những gì nghe, đọc được.

Buôn hàng giả, bán hận thù: Chuyện xưa và nay

Gellert Nguyễn

24-11-2020

I. Chuyện “Kháng chiến” xưa

Buôn hàng giả, bán hận thù là một lối diễn đạt quen thuộc của người Việt hải ngoại khi đề cập đến sự hình thành và phát triển của Mặt trận Kháng chiến do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo.

Tạ Từ Lý Tống

Nguyễn Quang Duy

7-4-2019

“Ó Đen” Lý Tống

Lý Tống với cuộc hành trình tìm tự do dài 31 tháng, 5 lần vượt ngục, qua 5 quốc gia, vượt 3.500 cây số đường bộ và bơi qua eo biển Johor Strait, vào thẳng Tòa Đại Sứ Mỹ tại Singapore xin tỵ nạn cộng sản.

Lý Tống với 2 lần về Sài Gòn và 1 lần sang La Habana, Cuba rải truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ cộng sản.

Tôi gặp Lý Tống, khi anh sang Úc tạ ơn đồng bào vận động tự do cho anh vào năm 1999. Với dáng người cao lớn, mái tóc dài cuộn sau gáy, đẹp trai, hiền lành, lời nói nhỏ nhẹ, thuyết phục và đầy ắp lý tưởng tự do.

Vắt chân lên trán nghĩ về tai họa Trump

Phạm Văn Bân

6-12-2020

Năm 2017, bà Park Geun-hye (Phác Cận-huệ), Tổng thống Nam Hàn bị truất phế và tống giam với bản án cuối cùng là 20 năm tù ở. Không như Nam Hàn, Trump được hệ thống luật pháp Mỹ bảo vệ tối đa trong bốn năm qua, do một diễn dịch khá mờ ám của Bộ Tư Pháp Mỹ qua Bộ trưởng Bill Barr cho rằng, tổng thống đương nhiệm không thể bị truy tố. Do đó, hậu quả tất yếu là Trump tha hồ tự tung tự tác, ngay cả khi bị Hạ Viện luận tội vào tháng 9/2019 và Thượng Viện bỏ phiếu tha bổng vào tháng giêng năm 2020.

Mùa xuân dân chủ đang đến ở châu Phi

Trung Nguyễn

12-4-2019

Các “bố già dân tộc” liên tục ra đi

Lại thêm một đòn giáng mạnh vào các chế độ độc tài còn sót lại trên thế giới, đó là cuộc nổi dậy của người dân nhằm lật đổ gã độc tài Omar al-Bashir, 75 tuổi, người đã nắm quyền tại Sudan từ 30 năm nay.

Nhiều tuần sau bầu cử, lãnh đạo khối đa số Thượng viện Mitch McConnell đã chúc mừng ông Biden

New York Times

Tác giả: Nicholas Fandos

Dịch giả: Dương Lệ Chi

15-12-2020

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell phát biểu tại Thượng viện sáng nay. Ảnh cắt từ clip

Phá vỡ nỗ lực của Tổng thống Trump để lật ngược tình trạng thất bại trong cuộc bầu cử của ông ta, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của bang Kentucky, đảng viên Cộng hòa quyền lực nhất trong Quốc hội, cho biết hôm thứ Ba [15/12/2020] rằng, cuộc bỏ phiếu của Cử Tri Đoàn đã loại bỏ mọi nghi ngờ, và rằng Joseph R. Biden Jr. sẽ là tổng thống tiếp theo.