Chuyện nữ giáo viên quỳ trong sân UBND Đắk Lắk

Blog VOA

Trân Văn

14-8-2019

Cô giáo Hoa Anh quỳ gối trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại. Ảnh chụp màn hình

Hệ thống truyền thông chính thức vừa cung cấp thêm hàng loạt thông tin liên quan đến sự kiện một nữ giáo viên quỳ trong sân UBND tỉnh Đắk Lắk để dâng đơn khiếu nại hồi đầu tuần trước!

Không có luật nào xử phạt “công khai danh tính” cả

Chu Mộng Long

21-12-2020

Tôi là nhà giáo nhưng không thuộc “chuyên gia” hay “nhà giáo” mà báo chí nói. Tra luật, tôi không hề thấy chế tài nào quy định kẻ phạm tội bị trừng phạt bằng hình thức “công khai danh tính” để răn đe.

Bằng chứng của tội ác?

Thái Hạo

7-4-2022

Tôi biết Dạ Thảo Phương tình cờ qua Facebook, nhờ mấy bài thơ gõ vội và ném lên màn hình. Một hôm Phương bỗng vào Inbox, chị nói thích chúng. Tôi search google thì thấy… à ra là một nhà thơ từng nổi tiếng. Chúng tôi nói chuyện về thơ, mỗi lúc một nhiều. Bỗng một ngày Phương bảo với tôi rằng chị sắp công bố một sự thật chấn động mà bản thân đã giấu kín suốt 23 năm qua. Tôi nghe. Ừ, một nạn nhân của cưỡng hiếp. Nhưng đã 23 năm rồi…

Đưa môn Lịch sử thành môn thi tuyển bắt buộc vào Đại học không phải là giải pháp…

Nguyễn Ngọc Chu

4-12-2021

Bài viết “ĐỒNG HOÁ VĂN HOÁ BẰNG PHIM ẢNH TRÊN TRUYỀN HÌNH” có đề cập đến câu hỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tình trạng học sinh không ham thích học môn Lịch sử và điểm thi Lịch sử thấp. Trong đó có chỉ ra việc chiếu nhiều phim Trung Quốc trên khung giờ vàng của Truyền hình đã làm cho một bộ phận học sinh Việt Nam biết sử tàu nhiều hơn sử ta.

Hậu số đỏ (Tiếp theo)

Chu Mộng Long

22-4-2019

Xem lại bài trước

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười

Sau khi vụ chữa điểm tuyển sinh bị phát giác, toàn quyền Đông Lào đã chỉ đạo sở cẩm nhanh chóng vào cuộc. Do lực lượng cảnh sát đã bị điều động trên nhiều mặt trận, cho nên hai ngài Min Đơ, Min Toa được đặc phái kiêm thêm nhiệm vụ điều tra sự gian lận bên ngành dục. Hai ngài Min Đơ, Min Toa đã dốc sức làm một cuộc chạy đua đường trường đến hiện trường.

Đâu mới là gốc bệnh của giáo dục Việt Nam?

Thái Hạo

24-11-2020

Hệ thống nhà nước đã thừa nhận sự yếu kém không thể làm ngơ của giáo dục và đề xướng một cuộc cách mạng gọi là “Đổi mới căn bản toàn diện”. Tuy nhiên, với việc dồn tổng lực vào viết chương trình và soạn sách giáo khoa, dù chính đáng, nhưng đã không trị đúng gốc bệnh.

Quay về giáo dục Việt Nam Cộng Hòa ư?

Chu Mộng Long

29-4-2021

Hội thảo về Giáo dục Việt Nam cộng hoà. Ảnh: PGS. Nguyễn Công Lý

Tôi thuộc trường phái giáo dục theo quan điểm tiếp cận phát triển (Developmental Approach). Tôi phê phán giáo dục hiện nay không phải vì những người làm chương trình và sách giáo khoa khác quan điểm mà vì họ hiểu vấn đề không đến nơi đến chốn, chắp vá và làm sai, kể cả động cơ vụ lợi của con buôn. Và cũng không vì phê phán thực tại mà rút lui về quá khứ, đem một mô hình giáo dục nào đó trong quá khứ ra làm mẫu, dù đó là giáo dục Việt Nam cộng hoà.

Mấy suy nghĩ về vụ việc xảy ra ở trường Tiểu học Sài Sơn B, Hà Nội

Mạc Văn Trang

2-4-2021

Cô Nguyễn Thị Tuất. Ảnh: M.H./ aFamily

Có mấy người nhắn cho tôi, bảo sao không lên tiếng về vụ cô giáo Nguyễn Thị Tuất ở trường Tiểu học Sài Sơn B huyện Quốc Oai, Hà Nội. Xem qua báo chí, lướt mạng xã hội thấy tràn ngập thông tin, bài viết bàn nát ra rồi, nhưng vẫn rối bời!

Vì đâu nên nỗi?

Trịnh Khả Nguyên

26-2-2021

Ngày 18/2/2021, báo VnExpress đăng bài: “Nam sinh tát cô giáo đòi điện thoại – Vì đâu nên nỗi”. Đọc bài báo này, ai cũng lên án hành động côn đồ của nam học sinh đối với cô giáo đang dạy mình. Mọi người đều lắc đầu, ngán ngẩm.

Chính tả sai từ đâu? (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

8-10-2023

Tiếp theo kỳ 1

Đối với bất kỳ đứa trẻ nào thế hệ tôi (sinh thập niên 50) thì khi lớp 1, lớp 2 học tiếng Việt, điều đầu tiên phải viết đúng chính tả, sau đó là biết đặt câu. Trước đó một chút, bọn ranh con đã được học qua lớp i tờ và tập chép, còn gọi là lớp vỡ lòng (anh tôi nói đùa là vỡ thình, thình là cái bọng cứt của con chim, con chim non trong tổ ăn mồi mẹ nó tha về mớm cho nhưng phân cứ tồn trong bụng, khi nào ị được, vỡ thình, thì mới chính thức “vào đời”), nắm tiếng Việt đã khá rành rọt, phân biệt được chữ thường, chữ in, chữ viết thường, chữ viết hoa, các dấu câu, mỗi dấu có tác dụng gì.

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!

Thái Hạo

6-12-2022

Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?

Giết người, tôi có thể khẳng định như vậy!

Lê Ngọc Luân

1-1-2022

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, lẽ ra phải chia sẻ điều gì đó vui tươi, yêu thương nhưng tôi buộc phải lên tiếng và nói hai từ “Giết người” trong một vụ án đau lòng mà chúng tôi đảm nhận bảo vệ!

Lê-Nin toàn tập

Nguyễn Thông

25-9-2021

Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo.

Quốc nạn giả dối

Thái Hạo

11-7-2023

Ông Nguyễn Minh Trung, giáo viên Trường THPT Gia Định, người dẫn đoàn thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi Genius Olympiad 2023 tại Mỹ. Ảnh trên mạng

Thầy giáo Nguyễn Minh Trung (người dẫn đoàn Việt Nam) và nhà trường THPT Gia Định (nơi ông Trung làm giáo viên) đã ăn cắp bài thi Genius Olympiad 2023 của một nữ sinh trường khác để “giao” cho một nam sinh trường mình. Bài thi này trúng giải, sự việc bùng nổ.

Tội ác không có điểm dừng

FB Vũ Kim Hạnh

3-12-2018

Tối nay, Việt Nam thắng Philipines, tôi thật vui và “hả hê” vì trước khi trái bóng lăn, đã dám nói đại tỉ số mình thắng 2-1. Ông bạn cùng nhà cười ha hả vì “chiên gia” bóng đá đoán mò mà gặp hên quá.Xong trận, tôi an tâm bật máy lên, bỗng như bị đứng hình, hết cười nổi, thiệt sự là “người đang bay bổng chuyển qua bàng hoàng”. Ngoài đường thiên hạ đi bão hò reo (lại như thắng World Cup nữa) mà tôi cứ tê buốt cả đầu vì cái câu chuyện điên khùng, kinh khủng vừa xảy ra hôm nay. Chừng như tội ác không có điểm dừng, nó cứ sẵn trớn mà lao tới, không biết sẽ còn đi tới đâu nữa. Chuyện cô chủ nhiệm buộc học trò tát bạn đã gây phẩn nộ, cả xã hội đòi xử lý để ngăn lây lan. Nay vừa thấy tin mới, ngày 2/12 này…

23 đứa nhỏ lớp 6 (11 tuổi) học trò của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), sau khi bị “tự nguyện cưỡng bức” tát bạn 10 cái theo lịnh cô chủ nhiệm đến nạn nhân phải nhập viện, lại vừa phải trả lời một “phiếu điều tra” mất dạy nhất trên đời, do ban giám hiệu (đành phải nói là mất dạy, nếu không thì dùng từ gì, bỉ ổi? đê tiện?) yêu cầu, để họ báo cáo lên cấp trên. Phiếu gồm 19 câu hỏi “thiên tài” sau:

1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N có nói tục không?
7. Khi tát bạn N có khóc không?
8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô T tát bạn N mấy cái?
13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?

Sau đó, trường nộp báo cáo lãnh đạo. Có thể tóm lược như sau: Với điều tra 3 mức (nghe rất quen?): tát nhẹ, tát vừa, tát mạnh thì tổng hợp 23 câu trả lời là: 13 em tát nhẹ, 8 em tất vừa, 2 em tát mạnh (chưa tới 10% mà?); cô không ra lệnh ai tát nhẹ thì bị tát; Bạn N không bị chảy máu; Cô có tát bạn N 1 cái và không phải người tát cuối cùng; không có bạn nào sợ hãi và khóc; bạn N vẫn ở lại học đến cuối buổi học; bạn N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu.

Thế đấy, cả xã hội hãy đứng dây, khoanh tay xin lỗi lãnh đạo nhà trường đi! Giấy trắng mực đen, tất cả người trong cuộc nói đấy chứ có phải chúng tôi tự bảo vệ và bao biện cho nhau đâu?

Thật người viết tiểu thuyết có đại tài hư cấu cũng không nghĩ ra được cái trò bao biện rất hiện đại (khảo sát khách quan bằng phiếu do “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” tự trả lời).

Tội “khủng bố” 23 đứa nhỏ, buộc chúng phải tát bạn mình để tự bảo vệ mình, thật quá là mọi rợ và đã sĩ nhục điều cao đẹp, lý tưởng đạo đức mà nhà trường phải dạy (và khắc sâu trong tâm trì để hình thành nhân cách) cho trẻ. Làm cha mẹ cho con đến trường để chúng trơ mắt nhìn cô giáo chỉ đạo cả lớp đánh bạn, rồi mỗi đứa phải tự bảo vệ mình bằng cách nhục hình bạn, giờ tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách dối trá? Tôi tin tội ác đó sẽ hằn sâu trong tâm trí những đứa nhỏ học trò vô tội và ai biết nó sẽ đau đớn, khinh bỉ thầy cô giáo cỡ nào về cách ép nó nói dối để người lớn bảo vệ nhau? Đừng hi vọng bọn nhỏ còn nhỏ lắm, ngu khờ lắm, chưa hiểu biết gì về tôi lỗi khủng khiếp, và đông cơ đê tiện của người lớn. Trong xã hội thông tin ngày nay, chúng biết hết và chúng đang tìm cách “đối phó” để đừng bị tát, bị đuổi học thôi, tôi tin như vậy. Rất nhiều cháu nhỏ trong xóm nhà tôi, khi nhìn bố mẹ cải vả, dằn hắt nhau đã bật ra hàng loạt câu hỏi đáng kinh ngạc về những thói tật “bất ổn” của người lớn.

Tại sao ra nông nỗi này? Cha mẹ cho con đến trường, có yên tâm để con mình bị “khủng bố” như vậy? Để học tát bạn và nói dối theo dạy dỗ của cô thầy? Phải chăng khi mà thói đạo văn lấy bằng cấp giả, tự phong chức cho mình vẫn cứ đức cao vọng trọng, thăng tiến bình thường thì với những người quản lý và giáo chức ở những ngôi trường nhỏ các huyện hẻo lánh xa xôi, việc thi hành biện pháp vô luận vô pháp với bọn học trò nhỏ (yếu thế, cô thế, không có gì để tự bảo vệ) đâu dễ có điểm dừng?

Một phiếu trả lời. Ảnh: Báo SGGP

“Xúi trẻ ăn cứt gà sáp”, Sở Giáo dục phản giáo dục!

FB Mạnh Đặng

18-5-2018

Trong môn văn của chương trình giáo dục hiện nay, học sinh ở cấp trung học đều được dạy về tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết từ giữa thế kỷ 19.

Đê tiện và nhục

Chu Mộng Long

12-5-2023

Chiều nay tôi không thể không phát cáu. Vì cáu nên mắng chúng nó xong thì ngồi viết bài này để xả stress. “Chúng nó” đó là các quan giáo dục của Trường Cao đẳng Gia Lai.

Bộ Giáo dục không có quyền “đẻ” ra cụm từ khó hiểu!

Mai Bá Kiếm

28-5-2021

Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh ký ban hành Kế hoạch 455 gồm 9 nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Trong đó, có 2 nhiệm vụ gây hiểu lầm chết người là:

Cùng học logic (1) – Vì sao nhiều người Việt không tin vào sự chiến thắng của Biden?

Vũ Thị Phương Anh

6-12-2020

Vụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, dù đa số truyền thông chính thống đều đưa tin Biden thắng ngay từ rất sớm và cho đến nay không có chứng cứ nào chống lại điều này, nhưng ở VN số người tin chắc rằng Trump lẽ ra đã thắng nếu không có gian lận vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao.

Triết lý vặt

Thái Hạo

2-11-2023

Trong nhà trường, ngoài câu “Ta chỉ là chiếc lá – việc của mình là xanh” thì còn nhiều câu khác tương tự nữa mà giáo viên thường hay mang ra để giáo huấn học trò như một phương châm sống đầy tâm đắc, tỉ như “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó – Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”. Tôi gọi đó là triết lý vặt.

Mấy suy nghĩ về giáo dục phổ thông hiện nay

Mạc Văn Trang

1-10-2023

Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục đã tích tụ từ lâu, nhiều ý kiến đã nêu rõ vấn đề, nhưng không được giải quyết, nay bùng phát ra (1). Những vấn đề cơ bản và cấp bách là gì?

1. Về học sinh

HS phổ thông ngay từ lớp 1 đến lớp 12 sao phải học nhiều thế, mang ba lô sách còng lưng, đã học 2 buổi/ ngày, lại còn phải học thêm triền miên. HS yếu đuối, cận thị, mụ mị, bị tước đoạt tuổi thơ, khiến các em phát triển không bình thường…

– Giải pháp đó là: HS đã học 2 buổi ngày, nhà trường, GV tuyệt đối không tổ chức dạy thêm thu tiền đối với HS lớp mình, trường mình. Dạy theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt là quá đủ rồi. GV có quyền tham khảo các loại sách để dạy cho tốt, nhưng không bắt HS mua thêm sách, ngoài sách giáo khoa.

Không bắt HS học nhiều, nhớ nhiều, thuộc nhiều, làm nhiều bài tập theo bài mẫu.

Phương pháp dạy chủ yếu là hướng dẫn HS biết tự học, tự đọc sách, tự làm việc, biết tìm kiếm thông tin, tri thức trên mạng và trong các tài liệu; biết cách tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái hoá tài liệu thành sản phẩm trí tuệ của mình. Biết hướng dẫn thì HS lớp Ba, lớp Bốn đã làm được kiểu bài tập như vậy và trình bày tự tin rành mạch…

Học cũng như ăn, thức ăn phải bổ dưỡng, nhưng cũng chỉ ăn vừa đủ, còn thòm thèm càng tốt. Nếu nhồi nhét cho trẻ ăn quá mức thành bội thực, sinh bệnh… Học nhồi nhét sinh bệnh tâm lý, tinh thần càng nguy hại hơn cho HS.

Nếu có những HS yếu kém hay có vấn đề thì GV phải quan tâm cùng nhà Tâm lý học đường (nếu có) kèm cặp thêm, chẩn trị giúp HS đó khá lên. Không thể để HS đến lớp 5 vẫn chưa biết đọc, biết viết.

Nhà trường cần tổ chức dạy “phụ đạo HS kém” mỗi tuần một buổi cho HS cùng khối lớp, mà không được lấy tiền. Thế mới là giáo dục.

Làm sao cho HS đến trường được sống trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện; học tập thích thú, tự chủ; không bị áp lực, lo hãi, căng thẳng… Học để trở thành chính mình, để làm Người đàng hoàng, chứ có phải thành người máy hay những con cừu?

Mục đích của giáo dục là tổ chức sự phát triển của thế hệ trẻ để các em trở nên những người trưởng thành, thích ứng với xã hội các em sống. Đó phải là những thanh niên khoẻ mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần; biết cách chủ động tự học hỏi để có nghề nghiệp/ công việc phù hợp, biết phát triển bản thân, biết sống lành mạnh với gia đình và xã hội…

HS học để khôn lớn, sống cuộc đời của chính nó, chứ bắt nó phải phấn đấu theo mẫu người nào đó thì là cực hình! Vả lại ở thời đại 4-0 chỉ có tự mỗi người chủ động học hỏi để thích ứng, phát triển bản thân, chứ chẳng ai dạy được mọi điều.

2. Về Cha mẹ HS

Quý vị đừng bao giờ mong đào tạo con mình thành ông nọ, bà kia rồi tự gây áp lực cho mình và cho con trẻ. Các vị nên nhớ, đứa trẻ được đi du học bên Mỹ hay được học trong trường đặc biệt đóng học phí 20 triệu, 50 triệu một tháng cũng không chắc gì sẽ trở thành người như quý vị kỳ vọng đâu; chưa chắc gì nó sẽ đem lại cho quý vị niềm vui, hạnh phúc lúc tuổi già.

Các vị thấy đấy: Cậu bé Trần Đại Quang học đèn đom đóm mà sau trở thành Đại tướng, giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch nước; cậu bé Vương Đình Huệ cũng ăn khoai, học đèn đom đóm rồi trở thành giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Quốc hội; cậu thanh niên Nguyễn Phú Trọng, con nông dân, học lớp 10B cũng bình thường, không có học thêm, sau này trở thành giáo sư, tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, uy quyền hơn Vua, lẫy lừng thế giới…

Hãy để con mình sống cuộc đời của nó. Học ở trường vừa đủ, trung bình là tốt rồi; nhưng nó được vui chơi, biết bơi, biết một môn thể thao, biết chút âm nhạc, hội hoạ, thích đọc sách, biết nấu ăn, thích tự mày mò làm cái gì đó thú vị. Hãy dạy con biết làm mọi việc trong gia đình; biết trò chuyện với bố mẹ, vui đùa với anh em; biết quan tâm thăm hỏi ông bà, cô, bác…

Tóm lại, trẻ phải trở thành thành viên yêu quý, sống trung thực và có trách nhiệm với gia đình. Đó mới quan trọng hơn là giỏi tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá… Có phải ai giỏi tiếng Anh rồi cũng thành tài đâu? Chục triệu người Mỹ biết tiếng Anh vẫn sống nghèo khổ đấy.

Chỉ mong con mình học hành để hiểu biết, trở thành một thanh niên tử tế, biết quý trọng, chăm sóc bản thân, hiếu thảo, có một nghề nghiệp/ công việc phù hợp. Còn sau đó nó trở thành cái gì là do số phận chứ không phải cứ học nhồi nhét mà thành.

Quý vị phải đoàn kết, đấu tranh bảo vệ những giá trị đạo đức, môi trường giáo dục, sao cho con mình được phát triển lành mạnh; không thể giao con mình cho nhà trường, cho GV rồi cam chịu mọi ép buộc vô lý, coi con mình như thể là con tin…

Quý vị giáo dục thế nào để con tự chủ, tự lập, đến 20 tuổi có thể nói rằng: Con muốn học nghề gì thì học, muốn yêu ai thì yêu, muốn theo xu hướng lối sống nào thì tùy; hỏi thì bố mẹ tư vấn, chứ không can thiệp. Như vậy mà thấy yên tâm, không sợ con hư hỏng, thì đó là giáo dục thành công.

3. Về Giáo viên

Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an. Thế đủ biết nền giáo dục quốc gia hỏng rồi. Hỏng từ lâu rồi! Hai năm qua hơn 40.000 giáo viên bỏ nghề, mà trong đó nhiều GV tốt ra đi. Mấy nhà quản lý giáo dục bảo, “một người ra, ba người vào, có gì mà lo”. Càng thấy hiện tình hỏng quá rồi.

Người GV lương thấp lại khát khao muốn vươn lên có mức sống loại cao trong xã hội, nên cũng đua theo phong trào “Làm nghề gì ăn nghề ấy”. Các công chức, công an, phòng thuế … “ăn” vào Dân; quan chức cùng đại gia “ăn đất”, “ăn dự án”, bác sĩ “ăn bệnh nhân”, Sư “ăn phật tử”… Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”!

“Làm nghề gì ăn nghề ấy” là do thể chế này đẻ ra và ngày càng tác oai, tác quái, mất kiểm soát, làm tha hoá hết bản chất đạo đức của mọi nghề nghiệp hiện hành. Vì vậy, nhiều người có lương tri đã bỏ nghề: Mấy vạn GV, mấy vạn bác sĩ, công chức đã bỏ nghề trong thời gian gần đây.

Thưa các Nhà giáo, các bạn đồng nghiệp yêu quý. Cứu nguy giáo dục chính là trông cậy vào đội ngũ GV. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nên gìn giữ truyền thống đó, vì khi vứt bỏ đi rồi mới thấy nó cao quý, mà muốn khôi phục cũng không được nữa. Nghề Thầy giáo dù ở nước nào cũng là nghề thanh bạch, có cuộc sống tâm hồn phong phú, thiện lành, ổn định, yêu thích giao tiếp, làm việc giáo dục trẻ em; hạnh phúc là cảm nhận thấy những trẻ em phát triển, trưởng thành từ sự giáo dục của mình; cảm nhận được sự yêu mến, kính trọng từ HS … và bằng lòng với cuộc sống mức thường thường trong xã hội.

Nghề GV còn là nghề có điều kiện tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó là đạo đức, lối sống của nghề giáo viên. Người GV dạy giỏi mà sống lương thiện, an bình, thanh bạch HS càng kính trọng, yêu quý. Đó là hạnh phúc của Nhà giáo.

Nếu những ai muốn mình có quyền uy, dùng quyền uy để kiếm nhiều tiền, khao khát cuộc sống giàu sang như các quan chức, đại gia… thì đừng làm GV nữa, đừng ở ngành giáo dục nữa.

Lương GV phổ thông không đủ sống là lỗi của Nhà nước. Tôi là một nhà giáo, cũng đã từng uất ức khi thấy con mình nằm bệnh viện, ăn cơm với mấy ngọn rau muống luộc và mấy hạt lạc; trong khi thằng bé nằm giường bên, nó ném miếng giò nạc đi, bảo ăn mãi chán lắm… Tôi từng cảm thấy nhục nhã, khi chiều về lại đèo thùng nước gạo từ trường về nhà để nuôi lợn…

Tôi thấu hiểu nỗi niềm của các GV khi thấy mình nghèo quá. Nghèo thường làm cho người ta dễ hèn đi! Nhưng chúng ta phải đoàn kết cùng nhau đấu tranh với chính quyền để tìm cách cải thiện đời sống GV, chứ không thể “ăn vào HS” được! Đó là nguyên tắc Đạo đức của Nhà giáo.

Mình túng thiếu có thể làm thêm nhiều việc để kiếm thêm tiền, nhưng không thể bắt HS nộp tiền cho mình dưới bất cứ hình thức nào. Hiệp hội GV Mỹ cũng đưa ra 50 việc để GV làm thêm kiếm tiền: trông trẻ ngoài giờ, bán hàng, phục vụ hàng ăn/uống buổi tối, chủ nhật; dạy kèm các môn cho HS không phải của lớp mình/ trường mình; dạy ở các Trung tâm học tập cộng đồng; tư vấn tâm lý, giáo dục; thiết kế thời trang, làm vườn, v. v…(2).

Ở ta nhiều GV nói với tôi, GV nghèo lương thấp nhưng “tỷ phú” về thời gian để chăm sóc gia đình, để có thể làm nhiều việc ra tiền. Thực ra những trải nghiệm “làm thêm” lành mạnh của GV cũng rất có ích cho việc giáo dục HS.

4. Về cán bộ quản lý giáo dục

Thời đại 4.0 rồi, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT giảm bớt biên chế đi. Bỏ Phòng GD đi. Càng lắm người quản lý càng bày ra lắm trò thi đua, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, gây rối cho bên dưới, làm khổ GV. Tất cả các cấp quản lý GD từ Bộ trưởng đến Hiệu trưởng, cố hết sức rũ bỏ hết những cái gì quấy rầy GV, làm khổ GV, để họ tập trung vào chuyên môn và còn thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, làm thêm kiếm sống.

Chính quyền, các cấp quản lý, xã hội càng đòi hỏi ở GV nhiều bao nhiêu thì càng phải tôn trọng họ bấy nhiêu. Để người GV lương không đủ sống, bị xã hội coi thường, đó là nỗi nhục của chế độ, của Đảng và Nhà nước này.

Tôi còn nhớ vào đầu những năm 1960s cán bộ quản lý GD được tập huấn về Mục đích, Mục tiêu, Nguyên lý, Phương châm … GD XHCN để về tổ chức tập huấn cho GV trong kỳ nghỉ hè. Nghe ông Tố Hữu nói thì căng lắm. Có anh phát biểu rồi đọc thơ: “Ngang lưng thì thắt phương châm/ đầu đội nguyên lý, tay cầm mục tiêu/ nghỉ Hè mà thấy liêu xiêu …”

Bộ trưởng GD Nguyễn Văn Huyên bảo, học gì thì học, nhưng phải để GV được nghỉ hè ít nhất hai tháng. Các anh chị biết không, người GV yêu nghề sư phạm là vì đó là nghề TỰ DO và được nghỉ BA THÁNG HÈ..

Người quản lý GD hiểu như vậy, tôn trọng nghề GV như vậy thì dù khó khăn đến mấy, họ vẫn “Tất cả vì học sinh thân yêu”! (Khẩu hiệu của GV vào những năm 1960 – 1980).

Phải nghiên cứu tìm ra cơ chế bầu những GV giỏi, tốt làm Hiệu trưởng và trả phụ cấp xứng đáng. Hiệu trưởng là linh hồn của nhà trường; Hiệu trưởng tốt thì nhà trường tốt, Hiệu trưởng hỏng thì nhà trưởng hỏng. Hiệu trưởng ngu dốt nhưng chạy chọt bằng nhiều tiền để có chức quyền, rồi dùng quyền uy đó để kiếm tiền, thì giáo dục hỏng không gì cứu vãn được.

Mới đây chuyện động trời xảy ra, đó là khi Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn Thịnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La phải chuyển đi làm Hiệu phó trường khác, thì vợ ông ta phụ trách bếp ăn của trường này, đã bỏ chất độc vào thức ăn của hơn 400 HS ăn bán trú (3). Chắc hẳn vợ chồng chị ta bị mất nhiều quyền lợi to lắm. Món tiền quá lớn đã che lấp hết lương tri để chị ta hành động mù quáng vậy đó. Khi động cơ kiếm tiền bằng bất cứ cách nào thì tất yếu dẫn đến hành động vô minh tăm tối.

5. Về Đảng và Nhà nước

Nói thật, không trông mong gì ở cái Quốc hội ăn hại này! Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục đã ban hành từ lâu, mà không có giám sát thi hành; bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự mà Quốc hội cứ như không biết gì, toàn đi bàn chuyện lăng nhăng.

Bây giờ chỉ có Tổng bí thư và Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, thấy giáo dục nguy cấp lắm rồi và có quyết tâm cứu nguy rồi chấn hưng giáo dục thì may ra mới có chuyển biến.

________

Đóng tiền cho trường: Năm cũ chưa qua, năm mới đã đến

Thái Hạo

17-6-2023

Trong buổi họp phụ huynh cuối năm nay, giữa ngổn ngang những ồn ào xung quanh “câu chuyện giáo dục” và cả những cãi cọ liên quan đến đóng góp lem nhem vẫn chưa yên, thì một thầy giáo cấp 2 (THCS) tự xưng “thầy Hảo” bước vào, “xin phép thông báo”: thời gian nộp hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 và các khoản tiền cần mang theo khi đến nộp hồ sơ.

Chiếm miền Nam, cướp cả tên trường!

Blog RFA

Gió Bấc

25-4-2023

Sau tháng Tư đen, không chỉ Sài Gòn mà hầu hết những ngôi trường học tiếng tăm, có truyền thống lịch sử lâu đời đều bị cướp tên.

Âm mưu của sự bóc lột

Đoàn Bảo Châu

29-5-2022

Sách là sách, vở là vở. Sách để đọc, vở để ghi. Chính vì vậy mà sách giáo khoa có thể dùng được nhiều năm như ngày trước. Nhưng làm thế thì các quan chức ngành giáo dục sẽ có một cuộc sống thanh đạm như đúng với nghĩa nhà giáo dục.

Vì sao cũng ‘đen’ nhưng rất khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2019

Trong số 985 sinh viên sĩ quan tung mũ lên trời (1), đánh dấu thời điểm tốt nghiệp Học viện Võ bị của Lục quân Mỹ (The United States Military Academy – USMA – thường được gọi tắt là West Point, tên một khu vực thuộc bang New York, nơi USMA tọa lạc), hôm thứ bảy vừa qua (25/5/2019), chỉ có 34 thuộc nhóm thiếu nữ da đen.

Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Bài 3

Chu Mộng Long

9-3-2021

Tiếp theo bài 1bài 2

Bài 3: Giáo dục hay cái chợ xổm?

Định dừng lại chủ đề này, chỉ vì lý do tôi viết vì quyền lợi của giáo viên phổ thông, nhưng đa số giáo viên phổ thông dù thích nhưng không dám like, không dám chia sẻ. Hàng triệu giáo viên vẫn phải lo đi học bồi dưỡng, đến mức nhiều người chỉ còn một vài năm nữa nghỉ hưu vẫn phải nộp tiền đi học vì sợ mất việc, mất… lương hưu.

Học sinh muốn uống sữa học đường phải có giấy chứng nhận nghèo

Đỗ Duy Ngọc

23-6-2020

Ngay từ hơn nửa thế kỷ trước, ở miền Nam, học sinh đến trường được uống sữa miễn phí là chuyện bình thường. Hồi đó, suy cho cùng xã hội cũng chưa giàu có và phong phú thực phẩm như bây giờ, nhưng chuyện cho trẻ con uống sữa không có sự phân biệt nào.

Sách Công nghệ Giáo dục: Mấy lời gan ruột

FB Dạ Ngân

10-9-2018

Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền.

Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn

Nguyễn Đình Cống

26-2-2024

Vừa qua tôi đọc được bài của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, có tựa đề “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”. Kèm theo đầu bài là tiêu đề “Hội thảo Quốc tế – Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội” (1).

Các nhà thơ nên xấu hổ trước hai cô giáo làm thơ

Phạm Xuân Nguyên

21-2-2020

Hai cô giáo dạy văn trung học, họ không phải là nhà thơ, nhưng họ đã viết nên những câu thơ của họ để nói về hiện tình đất nước thời họ sống.