Vài lời trao đổi với PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn

Nguyễn Đình Cống

26-2-2024

Vừa qua tôi đọc được bài của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, có tựa đề “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”. Kèm theo đầu bài là tiêu đề “Hội thảo Quốc tế – Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội” (1).

Nhận thấy vấn đề được quan tâm là đúng, hay và có tính thời sự, nên tôi đã xem đi, xem lại vài lần. Bài gồm 4 mục:

1. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua

2. Những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

3. Mô hình tăng trưởng và vấn đề phát triển nguồn nhân lực

4. Thực trạng giáo dục Việt nam và nhiệm vụ

Khi chỉ mới xem qua một lần thì thấy bài viết đã nêu ra được thực trạng của nền kinh tế và giáo đục, đề ra được những việc cần quan tâm. Tuy nhiên, khi đọc và phân tích kỹ mới thấy lộ ra một số ý kiến cần trao đổi với những người có trách nhiệm hoặc quan tâm, (trước hết là với TS Tuấn), hy vọng có được cách nhìn và đặt ra nhiệm vụ đúng.

Thứ nhất là sự “Đổi mới”. Năm 1986, dùng từ đổi mới để nói lên tinh thần cải cách của lãnh đạo Đảng là phù hợp, chấp nhận được. Nhưng đến bây giờ đã đến lúc cần gọi đúng bản chất của sự kiện là sửa sai. Gọi theo hai cách là nhằm hai mục đích khác nhau. Mà cách gọi chệch chỉ nên xem là tạm thời, còn về lâu dài cần phải gọi đúng bản chất thì mới có cách phát triển chinh xác. Lãnh đạo Đảng, vì lý do nào đó chưa dám công nhận “sửa sai”, nhưng một người trí thức như PGS Tuấn mà vẫn cố tình dùng sai khái niệm, thì thật đáng tiếc.

Cái gọi là đổi mới, thực chất là sự giải phóng cho những người làm kinh tế tư nhân trứớc đó, nói theo hình tượng là họ bị Đảng trói chân tay, bịt miệng và đóng cửa, chăn đường, nay được mở cửa và cởi trói một phần. “Đổi mới” của Việt Nam thực chất là làm những việc mà cha ông trước đây đã làm, các nước phát triển trên thế giới vẫn làm một cách bình thường.

Khi trình bày sự tăng trưởng kinh tế, TS Tuấn chỉ mới tập trung vào sự tăng GDP mà chưa kể ra những tiêu cực do sự chạy theo phát triển kinh tế, thúc đẩy mọi người lao vào kiếm tiền mà gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đạo đức, văn hóa, giáo dục, làm mất cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Lúc toàn dân đang đói ăn mà tập trung mọi sức lực để phát triển kinh tế là cần, nhưng đến khi đã thoát nạn đói mà vẫn say sưa phát triển kinh tế, xem thường việc bảo vệ môi trường và sự suy thoái đời sống tinh thần thì thật đáng lo ngại, thể hiện sự chệch hướng.

Nhiều người, nhất là lãnh đạo cho rằng, những tiêu cực do phát triển kinh tế gây ra là mặt trái của kinh tế thị trường. Tôi không đồng ý với nhận xét đó vì tại các nước có kinh tế thị trường phát triển, tuy không loại bỏ được hoàn toàn tiêu cực, nhưng không trầm trọng như ở Việt Nam. Tôi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu tạo ra tiêu cực nặng nề chính là cái đuôi “theo định hướng XHCN”.

Trong “Những thách thức…”, TS Tuấn đưa ra các vấn đề như tài chính (đầu tư công kém hiệu quả) dân số (lý thuyết cân bằng Malthus), hạ tầng yếu (kém hiệu quả), giá đất cao v.v… Theo một số người thì như thế là “đúng” (chỉ ra nguyên nhân gần, trực tiếp) mà chưa “trúng” (chưa nêu ra được nguyên nhân cơ bản, sẽ trình bày sau).

Về mô hình tăng trưởng, tôi nhất trí với TS Tuấn trong việc đề cao yếu tố con người mà nền giáo dục giữ vị trí rất quan trọng, đồng thời có 5 “việc không nhất thiết” như được kể. Tôi cũng tán thành với “thực trạng nền giáo dục” như TS tuấn đã dẫn và đoạn kết luận của bài, nhưng xin bổ sung rằng, những điều TS Tuấn nêu ra chỉ mới là một phần của thực trạng. Thực tế nền giáo dục bi đát hơn nhiều. Thiếu sót của bài là chưa nêu ra được nguyên nhân cơ bản và sâu xa nào, ai phải chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ rằng TS Tuấn không viết vì không phải không biết, mà là thấy chưa đúng lúc. Điều này tôi đã từng viết bài “Ai phải chịu trách nhiệm chính về sự suy thoái của giaó dục” (2). Có chỉ ra được nguyên nhân và người chịu trách nhiệm chính của tiêu cực, mới tìm được biện pháp sửa sai để phát triển.

Về giáo dục, Đảng lãnh đạo, về nhận thức, đã thấy rất rõ vai trò của nó, đã từng có nghị quyết “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; nhưng ra nghị quyết rồi cất kín vì không tìm được người tổ chức thực hiện. Hơn nữa, nền giáo dục của Việt Nam bị một “vòng kim cô” xiết chặt trên đầu, đó là chủ nghĩa Mác – Lê, là quan điểm giáo dục phải phục vụ chính trị, phải chịu sự chỉ đạo và giám sát của tuyên giáo Đảng. Vì thế, giáo dục đã tiến hành nhiều cải cách tốn công sức và tiền bạc, nhưng càng cải cách càng xa rời nền giáo dục cần có. Đó là nền giáo dục nhân bản, khai phóng…

Quay lại với “những thách thức…”, theo sách “Tại sao các quốc gia thất bại”, của hai tác giả là nhà khoa học Mỹ, Daron Acemoglu và James A. Robinson, một công thình nghiên cứu về sự thành công và thất bại trong vòng 500 năm của các quốc gia, thì sự phát triển của các nước phụ thuộc chủ yế váo thể chế chính trị và kinh tế.

Trong “sự đổi mới” của Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phải tiến hành đồng thới cả thể chế kinh tế và chính trị. Nhưng Đảng cộng sản Việt Nam kiên quyết không cho ai đụng đến thể chế chính trị, kiên trì thể chế vô sản chuyên chính, còn thể chế kinh tế cũng chỉ sửa sai nửa vời (còn giữ chặt quan điểm kinh tế quốc doanh là chủ đạo). Mặc dầu trong bài TS Tuấn có đề cập đến vai trò của nhà nước trong phát triển, nhưng chỉ viết qua loa.

Về thể chế chính trị thì quan trọng nhất là lãnh đạo Đảng phải nhận ra rằng, Đảng đang từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng, nay chuyển thành đảng cầm quyền. Việc đó đòi hỏi Đảng phải có những thay đổi về tổ chức và đường lối để thích hợp với tình hình đã thay đổi.

Bài viết của LeVanVu “Hiếm có nước nào có điều kiện làm giàu tốt hơn Việt Nam, nhưng tê liệt chính trị làm chậm tiến trình” (Few countries are better placed than Vietnam to get rich. Yet political paralysis could slow it down), thiết nghĩ, lãnh đạo của Đảng nên có những suy nghĩ thật kỹ để tạo được một chuyển biến như Đại Hội VI. Khi Đại hội đã chuẩn bị xong, chỉ chờ ngày khai mạc, thì quyền TBT Trường Chinh đã tổ chức viết lại báo cáo chính trị. Báo cáo này đã được TBT Lê Duẩn chỉ đạo viết xong rồi.

Hy vọng các nhà lý luận của Đảng, các trí thức của dân tích cực hoạt động để có thể ảnh hưởng đến nhận thức về thể chế chính trị của đất nước.

Ghi chú:

(1) “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/Su-phat-trien-kinh-te-VN.pdf

(2) “Ai phải chịu trách nhiệm chính về sự suy thoái của giaó dục”: https://baotiengdan.com/2023/11/01/ai-phai-chiu-trach-nhiem-chinh-ve-su-suy-thoai-cua-giao-duc/

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cho phép tớ được … uh, “phản biện” bài này . i mean dùng, hay đúng hơn, “lạm dụng” phản biện . Vì bài của ô C có (quá) nhiều ngụy biện . “phản biện” chỉ có thể áp dụng khi bài tương đối ngụy biện-free, bài này thuộc loại free ngụy biện .

    – Về “Đổi Mới”, gọi nó như kiểu ô C hay tương tự, chết gia Hạ Đình Nguyên gọi là “chủ wan, 1 chiều”. Thay vì nhìn nó như ô C, ta cũng có thể nhìn “Đổi Mới” như 1 phản bội, và vì vậy, 1 phá hoại, tạo ra 1 quá trình làm băng hoại mọi thứ . ĐM để tới bi giờ, TẤT CẢ những ai có lương tâm & lương tri đều cất tiếng kêu ai oán khi thấy số cán bộ nhập lò đủ để tạo ra 1 khủng hoảng thiếu nếu chỉ tính nhân sự giới hạn bởi những dental flosses gọi-là biên giới . Và nếu mún khách wan hơn nữa, nên chăng Đảng cần lập ra 1 ban nghiên cứu chiên nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của ĐM so với thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Còn gì, mất gì hay chả còn gì, và gần như mất tất cả, kể cả Đảng ? Nhà thơ Bùi Minh Quốc đưa ra khái niệm Đảng vs Đảng Ta, là đảng của những người yêu nước, đại diện cho khối công nông wa 2 cuộc kháng chiến . Có tính respective timelines của “Nó” vs “Ta” thì bít lìn đó muh.

    – Những thất bại về xã hội & kinh tế, chỉ nhớ thía lày, đừng (bao giờ) đổ cho chủ nghĩa Mác-Lê . Ai là Tổng bí thư thời đó, & vị Tbt đó có ngó ngàng gì tới chủ nghĩa Mác-Lê hông ? Hay đúng hơn, phản bội lại chính nền tảng tư tưởng của Đảng ? VN đạt được những “chiến thắng huy hoàng” là do có chỗ dựa vững chắc là khối XHCN. Dưới thời ô Tbt đó, thực tía đã cho thấy khi VN đập phá cho bằng được những mối wan hệ với anh em XHCN, EVERYTHING FAILED.

    – Sêm xít với giáo dục . Chủ nghĩa Mác-Lê không phải là nguyên nhân, mà ngược lại . Đúng, ô C đã ngụy biện by omission, nói 1/128 sự thật rằng đây hổng phải là thất bại, mà là thoái hóa . Vì chỉ thoái hóa mới có thể giải thích được những trí thức là sản phẩm trực tiếp của chủ nghĩa Mác lại được kính trọng đến thế, trong khi những loại khác thì có vẻ liễu hờn kém duyên . Hồ Ngọc Đại áp dụng chủ nghĩa Mác đó, được giải thưởng Fan Chou-Tsing về giáo dục, Phạm Toàn, tác giả của bộ sách cho miền Nam sau giải phóng, sêm xít . Giáo sư Hoàng Tụy, Bộ trưởng Giáo Dục Tạ Quang Bửu, BTGD Nguyễn Văn Huyên … Thử hỏi mí người đại trí thức như vậy, những người đặt cục gạch làm nền móng cho nền giáo dục VIỆT NAM, ô C bi giờ mún nhổ toẹt hoàn toàn vào công lao của họ ?

    – Chỉ lói thía lày . Chỉ có tư tưởng Fan Chou-Tsing kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh mới giải quyết được TẤT CẢ mọi vứn đề VN các bác đã, đang & sẽ gặp phải . Thế giới phân cực, chiến tranh lạnh vừa mới lập lại đã trở thành nóng, quá độ wa thời gian hâm hâm . VN nên chứng tỏ với Thế Giới rằng mình đã chọn phe Sự Thật & Chính nghĩa, & kiên định với sự lựa chọn của mình .

    Chỉ mong có thía

  2. Công nghệ là tất cả, nhưng muốn đạt được thì giáo dục phải làm đúng cách ,Hàn Quốc là một vd điển hình, họ có tất cả về tư duy và vật chất. Vn làm sai nên không có sản phẩm và cái tư duy cũng thật tồi tệ. Cải cách giáo dục là chuyển đổi từ cách truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho người học, đó là lập luận của những người làm cải cách.Nhưng vô tình họ đã để lộ ra khả năng kiến thức thấp kém :không biết cách truyền đạt kiến thức.Bình thường nếu đúng cách, thì càng được học nhiều khả năng càng lớn, vậy thử hỏi họ lấy cái gì để nâng cao năng lực cho người học? Giáo dục là quốc sách, hoàn toàn đúng, nhưng với những cái đầu này thì vĩnh viễn không bao giờ trở thành hiện thực…. Nhan nhản nào là cách mạng 4.0 ,khai phóng…., nhưng chắc gì đã hiểu được bản chất thực sự của những thứ đó….

  3. Đảng đã đưa cả đất nước đến bờ vực của sụp đổ bằng sự giáo điều trái với quy luật phát triển của XH loài người. 1986 Đảng buộc phải cởi trói để dân tự kiếm ăn theo đúng quy luật tự nhiên . Thì gọi là sửa sai là chính xác . Bởi ở đây Đảng chẳng có gì gọi là phát minh hay đổi mới gì cả . Những người gọi là “ Chuyên gia “, “ Học giả “ sống , chiến đấu, lao động và học tập trong môi trường Việt nam . Họ vô tình hay cố ý không thoát ra ngoài để quan sát , nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan những gì đã và đang diễn ra ở VN!.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây