Ông Phùng Xuân Nhạ đặt chỉ tiêu ngược

FB Nguyễn Ngọc Chu

26-11-2017

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Khi mà các vị ĐBQH bỏ phiếu (14/11/2017) thông qua đề án 911 đào tạo 9000 tiến sĩ của ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng với khoản chi 12000 tỷ đồng là lúc các vị ĐBQH đã chung tay kéo trình độ các tiến sĩ VN xuống hạng.

Bởi vì ông Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ đã làm điều ngược. Thay vì đặt chỉ tiêu có 9000 + 12000 công trình khoa học trên các tạp chí trong danh mục ISI thì ông lại đưa ra chỉ tiêu 9000 tiến sỹ và 12000 tỷ đồng.

Về lương nhà giáo: Nói đi đôi với làm

FB Chu Mộng Long

1-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV

Không có quốc gia nào có chế độ lương tệ hại đối với ngành giáo và ngành y như Việt Nam. Đối với ngành giáo, khi đang làm việc thì sống ngoắc ngoải, buộc phải tìm mọi cách, lương thiện thì dạy thêm, bất lương thì móc túi phụ huynh và những trò làm tiền như mua bán, hợp thức hóa bằng cấp. Đến khi nghỉ hưu thì từ ngắc ngoải đến… ngất!

Đánh trống trường là nghề báo thời khóa biểu, không phải là ngón biểu thị quyền uy!

Mai Bá Kiếm

28-8-2023

Sáng nay 28/8, tôi đưa rước thằng cháu ngoại đi học lớp 6, xem như “ngày khai giảng trù bị”, trước ngày khai giảng chính thức là 5/9. Nghe tiếng trống vào lớp lúc 7g và trống tan học lúc 9g, tôi băn khoăn không biết các trường có giữ lệ cũ bỏ tiền vào bao thư “mướn” lãnh đạo đến đánh trống khai trường không? Khi mà người đánh trống khai trường đã có điềm thành “tù nhân tiềm năng”, sau khi Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng (bí thư Hải Dương), Chử Xuân Dũng (PCT UBND TP Hà Nội) vận hành đúng quy trình: đánh trống – bỏ dùi – vô tù!

Bao giờ giáo dục mới được như miền Nam trước 1975?

Trung Nguyễn

2-5-2018

Những ngày cuối tháng 4 này, trái với việc tung hê “chiến thắng” ngày 30/4/1975, báo VietNamNet lại đăng một bài nói về “cú sốc” của một trí thức “xã hội chủ nghĩa”, cựu hiệu trưởng Đại học Sư phạm TPHCM là PGS.TS Nguyễn Kim Hồng khi ông từ ngoài Bắc vào Sài Gòn năm 1978. Quả thật đây là một bài báo đầy ý nghĩa để cho những người dân Việt Nam sinh sau 1975 hiểu thêm sự thật về “giải phóng miền Nam”.

Thiên thần và quỷ dữ

Tạ Duy Anh

22-9-2023

Bức tranh “Khủng long” của cháu Hạt Dẻ. Ảnh: FB tác giả

Theo dòng thời gian, chúng ta hãy cùng nhớ lại những vụ bạo hành trong đó đối tượng bị hại là những đứa trẻ còn ở tuổi mẫu giáo, mà theo cách quan niệm chung của xã hội thì chúng đang ở giai đoạn vô tội tuyệt đối.

Thương, Buồn và Đau

Thái Hạo

27-9-2023

Tôi vừa buộc phải xóa bài viết mà mình copy lại của một em học sinh lớp 9 ở Quảng Ninh khi em phản ánh về việc bị ép học thêm tại trường. Lý do là em ấy vào nhắn tin năn nỉ tôi trong sự hoảng hốt tột độ, mặc dù em đã đăng bài viết trong Group ở chế độ ẩn danh. Em nói với tôi rằng, em không biết sẽ phải làm thế nào nếu nhà trường truy ra em, và em đã xóa luôn bài của mình bên group ấy…

Cái gốc của nạn dạy thêm – học thêm

Thái Hạo

18-10-2022

Đầu tiên hãy gọi đúng tên: Nạn. Nó từ đâu sinh ra? Hãy hỏi Bộ Giáo dục, khoan nói tới giáo viên và hiệu trưởng các trường.

Khi công dân chọn im lặng làm lẽ sống

Thái Hạo

3-10-2023

Hàng ngày tôi đều nhận được rất nhiều tin nhắn như thế này. Nhưng việc tôi phản ánh về những tiêu cực, bất cập, sai trái, sai lầm trong giáo dục hiện nay, không phải chỉ để mong giải quyết từng sự vụ cụ thể ở từng cá nhân hay trường học, vì việc đó chỉ là dã tràng xe cát mà thôi.

Thi học sinh giỏi – Một kỳ lạ trong nền Giáo dục Việt Nam

Thái Hạo

18-1-2021

Trưa, kéo Facebook chút, thấy nhiều bạn chia sẻ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia trong niềm vui và tự hào, làm mình nhớ những năm qua mình cũng đã lăn lộn với cơ man nào là những kỳ thi. Cái cảm giác còn đọng lại lúc này là… một nỗi ám ảnh.

Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Hà “xé” nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP.HCM!

Mai Bá Kiếm

30-9-2023

Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hồ Tấn Minh – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, dùng Thông tư 16 để bênh vực hành vi chiếm đoạt tài sản của Trường Tiểu học Hồng Hà – khi sử dụng tiền thu của phụ huynh vào đầu năm học, để chi 227 triệu đồng sửa chữa phòng học của lớp 1/2 (5,67 triệu đồng/sàn m2) bằng giá thành xây mới một mét vuông sàn biệt thự!

Đang đến mùa thi: Nỗi khổ của sinh viên “chính quy”

Chu Mộng Long

28-12-2020

Quốc hội đã thông qua điều luật không phân biệt bằng chính quy và hệ vừa làm vừa học, cho nên khái niệm “chính quy” và “vừa làm vừa học” chỉ còn là hình thức, thậm chí không nên nhắc đến để khỏi mang tiếng kỳ thị.

Học và thi

Thái Hạo

22-12-2023

Dạo trước, tôi bị mất cái giấy phép lái xe, phải đi học và thi lại để được cấp mới (vì hồ sơ gốc cũng mất đi đâu không rõ). Liên hệ với giáo dục, thấy không ít điều liên quan.

Về đề thi học sinh giỏi Văn của Quảng Nam

Thái Hạo

24-3-2024

Tình cờ thấy trên mạng cái đề thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh THPT đợt 2 năm nay của Quảng Nam. Tôi lấy làm ngạc nhiên. Xin trích câu 2 của đề (12/20 điểm) trước khi bàn luận.

Văn chương là lộc mà trời bù cho người, vì người phải chịu cái án ‘sống đọa thác đầy’… Căn nhà chứa lộc này mở cửa tự do đối với tất cả những ai đến đọc nhưng lại chỉ phát vé riêng cho một số ít người trong số những người đến viết. Vậy nên, có rất nhiều trường hợp người viết một đời đuổi bắt chữ nhưng rốt cục tay trắng, tựa hồ ‘sung một đời rụng quả/ không chạm nổi đáy ao’.”

(Hoàng Đăng Khoa, “Người chết ngang và đóa buồn văn chương nở dọc“. Dẫn theo Vanvn.vn, 21/11/2023)

Bằng trải nghiệm đọc hiểu văn chương, anh/ chị hãy viết bài văn bình luận làm sáng tỏ ý kiến trên” (Hết trích).

1. Trước hết, tôi không bàn về quan điểm của tác giả Hoàng Đăng Khoa trong mấy câu nhận định được đề Quảng Nam trích ra ở trên, tôi chỉ bàn về cách ra đề của tỉnh này.

Trước hết, “bình luận” và “làm sáng tỏ” là hai yêu cầu khác nhau thuộc về hai “thao tác lập luận” khác nhau trong phương thức viết nghị luận. Bình luận là nêu lên những đánh giá chủ quan của bản thân đối với một đối tượng nào đó, xem nó hay dở, đúng sai, đẹp xấu… như thế nào. Còn “làm sáng tỏ” là chứng minh: Anh không cần (và thậm chí không được phép) nêu quan điểm đánh giá của mình, mà chỉ việc dùng ví dụ minh họa và lập luận để chứng minh rằng cái ý kiến của ai đó là đúng đắn/ chính xác.

Vậy, khi đề yêu cầu hãy “bình luận làm sáng tỏ” thì thí sinh phải giải quyết thế nào đây? Ở đây là hai yêu cầu (chứng minh và bình luận) hay là một yêu cầu? Nếu là hai thì mâu thuẫn, nếu là một thì không biết lối nào mà lần!

Người ta chỉ có thể yêu cầu chứng minh VÀ bình luận (dù yêu cầu này cũng đầy mâu thuẫn, nhưng ít ra trên mặt hình thức còn có thể hiểu được), chứ chưa từng thấy có cái kiểu “bình luận làm sáng tỏ” bao giờ.

Cách “ra lệnh” này trong đề Quảng Nam là đánh đố một cách phi lý, đẩy thí sinh vào tình trạng “anh muốn em sống sao”! Ra đề oái oăm (nếu không nói thẳng ra là sai) như thế thì làm sao có thể đánh giá được năng lực của người viết?

2. Điều này nghiêm trọng hơn. Như đã thấy, dẫn dắt thì có vẻ dài dòng như thế, nhưng trọng tâm của mấy câu trích dẫn trong đề là nhấn mạnh đến sự thất bại của “rất nhiều” người viết văn. Và đề yêu cầu “hãy bình luận làm sáng tỏ” cái ý được nhấn mạnh ấy. Vậy, theo logic, thí sinh phải đi tìm những người thất bại bằng các tác phẩm thất bại của họ để “bình luận làm sáng tỏ”.

Như chúng ta biết, thứ nhất, văn học nhà trường chỉ dạy cho học sinh những tác phẩm hay, tác phẩm giá trị, chứ nào có đưa tác phẩm dở của người viết dở vào dạy đâu, nay bắt học sinh đi “bình luận làm sáng tỏ” cái dở, cái thất bại của những tác giả “suốt đời không chạm nổi đáy ao”, thì các em biết tìm đâu?

Thứ hai, cái vô lý nhất nằm ở chỗ, người đã viết dở, đã “suốt đời” thất bại, thì ai mà biết đến họ; và loại tác giả, tác phẩm ấy thì có gì để mà cảm thụ? Bắt học sinh đi viết văn về họ thì không những vô lý mà còn phản văn chương.

Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam rằng, “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải riêng thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy”. Nay bắt học sinh đi viết về bài dở của người dở (trong khi chỉ dạy về bài hay) thì đó là một yêu cầu khó hiểu và trái hẳn với nội dung dạy học.

Trong trường hợp bất đắc dĩ, anh có thể cho học sinh đánh giá về một tác phẩm dở của một tác giả dở, nhưng yêu cầu phải sáng sủa, tường minh; và quan trọng nhất là phải đặt trên cơ sở và nhằm mục đích khẳng định cái gì là hay là đẹp, chứ chỉ lấy cái dở làm đối tượng quy hướng như đề thi này, thì thật tình không hiểu nổi.

Một đề thi mà mắc đến hai sai lầm căn bản nhất: Yêu cầu rối rắm (phi khoa học), và nội dung lệch lạc (yêu cầu bàn luận về tác giả dở, “suốt đời” thất bại) thì làm sao đánh giá được năng lực của thí sinh nữa. Tôi cho rằng đây là một cái đề hỏng, hoàn toàn.

(Câu 1 của đề cũng tệ không kém, nhưng tạm thời chưa bàn)

Trái tim bồ tát giữa đời nhiễu nhương

FB Lê Nguyễn

22-11-2018

Trong cuộc sống hôm nay, có những trường hợp nhũng lạm hàng ngàn tỷ tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo, khiến trái tim chúng ta không khỏi sôi sục máu căm hờn. Nhưng cũng có những tấm lòng bồ tát biết cúi xuống từng số phận bất hạnh để sẻ chia nhau từng manh áo, miếng cơm, những câu chuyện đời thường nghe qua mà rơi nước mắt.

Chính quyền TP.HCM và lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

Lê Nguyễn

29-8-2022

Các vị lãnh đạo Đảng bộ, Chính quyền, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và quan khách trong lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt ngày 26.8.2022. Ảnh báo Pháp Luật

Theo tin từ các báo, năm nay lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 26, 27 và 28.8.2022. Lễ giỗ có sự tham dự và thắp hương tưởng niệm đức Tả quân của các vị lãnh đạo cao nhất thuộc Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân, cùng nhiều viên chức cao cấp khác tại thành phố.

TS Nguyễn Ngọc Chu và GS Trần Đình Sử nói về chuyện đề thi Văn và giáo dục Việt Nam

28-6-2023

Nguyễn Ngọc Chu: Bao giờ thì có cuộc cách mạng về đề thi Văn?

Vừa nhận tin “nghi vấn” về lộ đề thi Văn đã thấy buồn. Đọc đề thi Văn còn buồn hơn.

Toilet là bộ mặt của giáo dục

Chu Mộng Long

21-9-2023

Khi nhà trường không hãnh diện được gì thì chí ít cũng hãnh diện cái toilet. Còn nhớ nguyên Thứ trưởng Bành Tiến Long nói trong cuộc gặp gỡ toàn thể công chức, viên chức Trường Đại học Quy Nhơn, rằng toilet là bộ mặt của nhà trường.

Khai phóng

FB Nguyễn Tiến Tường

5-4-2018

Ảnh: internet

Tôi đọc bản tin cuối cùng của vụ cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước lau giẻ. Các cháu khóc nhớ cô. Tôi thật sự nghĩ nó là giọt nước mắt ngắn hạn.

Vì chăng, giáo dục chưa cho con người lựa chọn khác. Bởi vì, đó là giọt nước mắt đầy khuôn mẫu, bạc nhược. Nó là một thất bại. Vì các cháu khóc bởi một hình tượng duy nhất, không đối trọng.

Nhân ngày 20 tháng 11, tự ngẫm về người thầy tri ân nhất

Nguyễn Danh Lam

21-11-2019

Một phần những “ông thầy” của tác giả còn gửi lại ở VN. Ảnh: FB tác giả

Ngày 20/11, tự nhiên ngẫm nghĩ, người Thầy nào mình biết ơn nhất, để lại ấn tượng lớn nhất?

Xin các thầy cô cũ tha thứ cho thằng học trò… vô ơn này, khi nó suy nghĩ theo một hướng khác. Tút này không hề có ý hạ thấp nghề giáo, bản thân cha mẹ người viết bài này cũng theo nghề giáo… nhưng.

Bạn nghĩ coi, trên đời có (những) người thầy nào như vậy không:

Sự im lặng của những ‘người thầy’

Luật Khoa

Võ Văn Quản

1-7-2018

Trương Thị Hà trong một cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu ở Sài Gòn tháng 6/2018. Ảnh: Facebook Trương Thị Hà.

Gần đây, trên trang facebook của mình, một bạn trẻ tên là Trương Thị Hà viết một bức thư gửi cho thầy giáo của mình ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

Sự phản động của đề thi toán THPT 2018

Sputnikedu

Nguyễn Tiến Dũng

29-6-2018

Tôi là người vẫn còn biết giải các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn giải được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể giải nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo.

Hỏng từ gốc

Chu Mộng Long

7-12-2021

Thấy báo đăng và mạng xã hội xôn xao về việc một số Sở Giáo dục và Đào tạo “khuyến khích” phụ huynh mua sách Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh dày đến gần 300 trang cho các bé lớp Hai đọc, tôi khóc.

Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp?

Mai Bá Kiếm

23-10-2021

Trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ”, các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?”. Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc “Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp“.

Học phí và diện mạo hệ thống… ngoại hạng!

RFA

Trân Văn

17-11-2020

Một lớp học tại trường Núi Thành, Đà Nẵng. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Quyết định và cách giải thích của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) về dự tính tăng học phí đối với học sinh tất cả các cấp cho thấy, không thể xếp Bộ GDĐT Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam vào bất kỳ hạng nào!

Hậu quả chính trị của gian lận thi cử Hà Giang

FB Nguyễn Anh Tuấn

23-7-2018

Các vương triều Á Đông, trong khi mong muốn giữ địa vị thống trị cha truyền con nối cho hoàng tộc của mình, đã tìm thấy ở chế độ khoa cử chẳng những một phương tiện tuyển lựa nhân tài, mà còn một cách thức đem đến bình đẳng cơ hội một cách tương đối cho xã hội.

Đòn roi và Quyền lực

Hiệu Minh

5-1-2022

Như các báo đưa tin, mới đây một em bé 8 tuổi bị vợ chưa cưới của cha mình hành hạ dã man đến tử vong. Đây không phải là vụ đầu tiên hay cuối cùng về hành hạ trẻ ở xứ ta.

Vụ nâng điểm thi ở Hà Giang: Quân khốn nạn, bất lương!

FB Chu Mộng Long

18-7-2018

Như tôi đã viết, vụ nâng điểm thi ở Hà Giang không chỉ có ông Lương. Bởi ông không có gan làm một mình. Và bằng kinh nghiệm làm thanh tra những vụ tương tự như thế này, tôi khẳng định chắc chắn luôn là ông Lương không làm lần đầu với số lượng hàng trăm thí sinh như vậy.

Nhìn lại vụ giáo sư Trương Nguyện Thành: Thuyết âm mưu, tư duy… “Ao làng” và “Cơ chế xin – cho”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

20-5-2018

GS Trương Nguyện Thành. Ảnh: internet

1. Thuyết âm mưu?

Tôi vốn không phải là tín đồ của thuyết âm mưu, tuy vậy với câu chuyện của GS Trương Nguyện Thành tôi lại thấy cần đặt ra vấn đề này như một cách để qua đó tham chiếu và soi rọi lại bức tranh toàn cảnh về những bất cập và nghịch lý của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Đặc biệt là về phương diện tư duy và nhận thức của những người nắm quyền lãnh, chỉ đạo liên quan đến vấn đề này.

Những yếu tố giúp trẻ em trưởng thành (Bài 2)

Kim Anh

17-9-2020

Tiếp theo bài 1

Những yếu tố thật sự cần thiết để giúp trẻ em trưởng thành, trong đó có yếu tố dạy các em biết nói và biết cảm thông.

Lịch sử và môn học Lịch sử

Tạ Duy Anh

1-6-2022

Tôi phải nói thật là mình không thuộc lịch sử cho lắm. Suốt thời học phổ thông, chúng tôi chỉ được học rất sơ sài, do những ông thầy không hề có tí hứng thú nào với chính môn mình dạy. Tôi không bao giờ dám hỏi các thầy để biết lý do vì sao.