Olympic

Đặng Sơn

10-8-2021

Đến hôm nay thì hầu như mình chỉ thấy mỗi giới vận động viên thể thao còn tụ tập bàn luận về cú trắng tay của đoàn Việt Nam ở Olympic đợt này. Mình không thấy sự quan tâm cần có về Olympic từ giới giáo dục, những người làm quản lý giáo dục-nghiên cứu về giáo dục. Điều này có gì đó rất sai…

Quyết định đuổi việc cô giáo của ĐH Duy Tân không thuyết phục

Phạm Văn Hội

11-8-2021

Việc cô giáo dạy tiếng Anh tranh luận với sinh viên có nội dung liên quan đến cứu trợ Covid của chính phủ và việc có một số người dân phải tự di chuyển hàng ngàn cây số về nhà, kết cục là quyết định đuổi việc của ĐH Duy Tân áp dụng với cô giáo ngay sau đó.

Nghe nội dung tranh luận trên youtube, cũng là một giáo viên, tôi mong muốn được đưa ra một số giả định và chia sẻ quan điểm như sau:

Tâm lý nô lệ

Thái Hạo

9-8-2021

Chuyện nữ giảng viên đại học Duy Tân (Đà Nẵng) bị điều tra vì… nói thật và nói thật lòng, ngoài sự “im lặng là vàng” của giới giảng viên đại học trước bất công trên đầu đồng nghiệp và sự phi lý từ phía cơ quan nhà nước ra thì còn một điều nữa khiến tôi thấy thật khó hiểu: Có nhiều người trách cậu sinh viên đã post đoạn đối thoại ấy lên mạng, vì theo họ như thế là gài bẫy, là âm mưu, là xấu xa v.v.

Quyền con người và tương lai của giáo dục

Thái Hạo

8-8-2021

Theo VietNamnet, đoạn hội thoại trong hình là lời của nữ giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân (Đà Nẵng). Tờ báo cho biết đây là những “phát ngôn sai lệch, gây bức xúc” và công an Đà Nẵng đang điều tra.

Một tư tưởng giáo dục quái gở

Đoàn Bảo Châu

26-7-2021

Trong khi xã hội văn minh động viên học đại học bằng cách giảm học phí hay thậm chí miễn phí như ở Đức thì vị giáo sư này lại muốn tăng học phí để tạo rào cản.

GS Lê Quân có xứng đáng là giáo sư và nhà chính trị hay không?

Kim Văn Chính

26-7-2021

1. TẠI SAO PHẢI ĐỂ Ý GS LÊ QUÂN

Tôi không hề để ý đến trường hợp GS Lê Quân, một nhân tố trẻ và mới trong bổ nhiệm cán bộ mấy năm vừa qua, cho đến khi nghe ông ấy phát biểu trước Quôc hội hôm qua (25/7/21).

Văn điểm 10

Nguyễn Thông

26-7-2021

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc, bài cũng được chấm xong, nhiều tỉnh đã gửi kết quả về bộ chủ quản. Thi cử là chuyện hằng năm nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân chúng, nhất là của thí sinh và những nhà có con đi thi, dù thi cử ở xứ này càng ngày càng… tệ.

Phát ngôn của ông Lê Quân nguy hiểm tới mức nào?

Thái Hạo

26-7-2021

Câu đầy đủ của ông Lê Quân là “phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại” (Báo Lao Động). Hôm qua tôi đã viết bài “Thuế học”, phê bình gay gắt quan điểm này của ông Quân, nhưng thấy vẫn cần phải nói thêm cho rốt ráo vấn đề.

Học phí và chất lượng giáo dục

Thái Hạo

26-7-2021

Khi còn đương nhiệm, ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phát biểu “Học phí thấp, khó đòi hỏi chất lượng giáo dục cao”. Và ngày hôm qua, Giám độc Đại Học Quốc gia Hà Nội Lê Quân một lần nữa khẳng định “phải đảm bảo học phí phải là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại”. Như vậy theo các vị lãnh đạo của ngành giáo dục thì học phí và chất lượng giáo dục là tỉ lệ thuận với nhau. Tư duy này có nhiều điểm bất ổn.

Tư duy tiểu nông

Võ Đắc Danh

26-7-2021

Năm 1971, khi mẹ tôi đưa tôi về quê ngoại để đi học, một bà hàng xóm nói: “Biết đọc biết viết, biết cộng trừ nhân chia là được rồi, nông dân mình lấy táo đong lúa chớ có ai lấy táo đong chữ đâu”.

Năm 2007, GS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục phát biểu trong một hội nghị: “Biết rằng tăng học phí sẽ có một tỷ lệ học sinh nghỉ học, nhưng chúng ta phải chấp nhận để tăng học phí”.

Lúc bấy giờ, chị Mai Lan, phóng viên báo SGGP viết một bài thời luận phê phán ý kiến của ông Nhân. Vài ngày sau, ông ấy gởi công văn phản bác, có đoạn viết: “Tôi, GS Nguyễn Thiện Nhân, với tư cách là Phó Thủ tướng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục, tôi không bao giờ phát biểu một câu vô cảm và vô trách nhiệm như thế, đề nghị BBT báo SGGP cung cấp chứng cứ…”. Tổng biên tập lúc bấy giờ là nhà thơ Dương Trọng Dật làm công văn giải trình và cử anh trưởng văn phòng đại diện của báo tại Hà Nội mang băng ghi âm tới nhà riêng mở cho ông Nhân nghe. Sự việc êm xuôi.

Năm 2021, GS-TS Lê Quân, giám đốc đại học quốc gia Hà Nội phát biểu tại diễn đàn quốc hội: “Nên dùng học phí làm hàng rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học…”.

Cũng tại diễn đàn nầy, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ tự hào nói rằng: “499 ĐBQH khóa XV là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá.”

Xin thưa, cái kiến thức và kinh nghiệm của ông Lê Quân (Gọi là GS-TS đang đứng ở vị trí quan trọng trong ngành giáo dục) thuộc loại tư duy “Lấy táo đong lúa” của giới tiểu nông thời khẩn hoang Miền Nam hơn trăm năm trước, cái tư duy mà mẹ tôi và nhiều nông dân khác đã vứt bỏ cách đây hơn 50 năm khi chèo xuồng tiễn con đi học. Nó chỉ còn sót lại trong số ít người như bà hàng xóm của tôi lúc ấy mà thôi.

Để quốc hội xứng đáng là cái kho tàng kiến thức và kinh nghiệm vô giá như niềm tự hào của ông Vương Đình Huệ, tôi để nghị ông nên miễn nhiễm tư cách đại biểu ông Lê Quân, đồng thời các cơ quan nhà nước nên thu hồi học hàm giáo sư và học vị tiến sĩ, cách chức giám đốc đại học quốc gia của ông ấy, trả ông ấy về kiếp tiểu nông cho cho phù hợp với não trạng của ông.

Thuế học

Thái Hạo

25-7-2021

Bạn gửi cho cái hình kèm phát ngôn của một đại biểu trên diễn đàn quốc hội. Dù “choáng” nhưng mình liền trấn an, “chuyện thường ngày ở QH” thôi mà. Nhưng lại vốn tính tò mò, mình search xem tỉnh nào đã vinh dự có được vị đại biểu QH kỳ khu ấy, giật bắn cả mình: Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội, ông Lê Quân, ông này vừa được điều về từ vị trí chủ tịch tỉnh Cà Mau để lãnh đạo một đại học to nhất nước.

Hạ chuẩn Tiến sĩ và những tác hại

Nguyễn Ngọc Chu

23-7-2021

1. ĐỘ KHÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÀNH

Khoa học không có biên giới. Một cách tổng quát, không thể so sánh độ khó công bố quốc tế của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Lĩnh vực nào cũng khó công quốc tế vì chuẩn quốc tế thường cao hơn chuẩn quốc gia. Ở các tạp chí đòi hỏi hàm lượng khoa học cao thì càng khó công bố. Cũng không thể nhận định là quốc gia này dễ công bố quốc tế hơn quốc gia khác.

Thầy cô giáo văn, xin hãy tỉnh lại

Thái Hạo

20-7-2021

Bây giờ tuyệt đa số học sinh không còn thích Truyện Kiều nữa, nếu không muốn nói là thấy nhàm chán, ngớ ngẩn, nhạt nhẽo… Các bạn không tin thì cứ vào các trường phổ thông mà hỏi, 100 học sinh, khó có nổi một em trả lời rằng “thích”. Vì sao thế, vì văn học nhà trường đã trở nên hoàn toàn xa lạ với cuộc sống, nó chỉ còn là chuyện bình tán miên man, học thuộc và thi.

Anh Vũ Đức Đam cần chú ý hơn

Ngô Huy Cương

20-7-2021

Nhìn nhận về một chính trị gia nên theo tuyến hành động của anh ta, chứ không nên nhìn anh ta như các em mới lớn nhìn và ca ngợi thần tượng của mình.

Một trường hợp văn chương: Sài Gòn chống dịch

Thận Nhiên

19-7-2021

Trên các diễn đàn, báo chí chính thống vừa đăng tải một bài thơ có tựa đề là ‘Sài Gòn Chống Dịch’ của nhà thơ Trương Hòa Bình. Bài thơ làm dấy lên nhiều ý kiến và bình phẩm thú vị trên mạng xã hội Facebook như một hiện tượng.

Học vị, danh hiệu và… tự trọng!

Lê Huyền Ái Mỹ

17-7-2021

Ngó qua cái thông tư mới toanh của ông Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, có yêu cầu mở rộng – nhưng theo chiều hướng dễ dãi, hạ thấp về chuyên môn và ngoại ngữ của chuẩn đầu ra, tui nghĩ giờ mà gom các ông bà tiến sĩ, nhất là tiến sĩ ngành khoa học xã hội nhân văn lại rồi cho “Leo lên đỉnh Olympia” bằng tiếng Anh (hoặc Pháp, Trung, Nhật…) bằng chính kiến thức nền tảng cộng kiến thức của lĩnh vực mà họ nghiên cứu, đạt được học vị thì e là cũng lắm chuyện cười ra nước mắt.

Tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ đi ngược với chủ trương “nhân tài thật” của Thủ tướng

Nguyễn Ngọc Chu

14-7-2021

1. NÓI THẬT, THẦY THẬT VÀ DẠY THẬT

Khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Giáo dục phải “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT”, thì biết đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.

Tiến sỹ Ngữ văn Chu Mộng Long thi tú tài môn Ngữ văn

Chu Mộng Long

13-7-2021

Lời ngỏ: Nhiều bạn hỏi tôi về Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn. Nhiều người phê phán, chỉ trích, rằng đề chọn văn bản sai, đáp án sơ sài. Tôi nghĩ khác. Đã dạy học phát triển năng lực thì đề gì mặc xác nó, đáp án càng sơ sài càng tốt. Điều quan trọng là người thi chứng tỏ được năng lực sáng tạo của mình. Có khi cái sai sẽ thành một cảm hứng cho người thi. Sáng tạo bắt đầu từ phản biện. Và tôi thử thi như một học trò thi tú tài đây.

Giáo dục còn gì?

Thái Hạo

12-7-2021

Một cô giáo 7x ở Quảng Ninh nói chuyện với mình, và mình nghe rõ sự run rẩy trong từng con chữ trên màn hình. Cô bảo, hiệu trưởng yêu cầu họ (Giáo viên) tiêm vaccine Sinopharm (của TQ), mà họ thì lo lắng không dám tiêm. Mình bảo chưa yên tâm thì đừng tiêm, đó là quyền mình mà. “Vâng, tôi biết như vậy. Nhưng một khi không tiêm sẽ bị liệt vào thành phần chống đối, vào danh sách đen để trù dập. Tôi sợ lắm”. Một cảm giác vừa đau nhói vừa bi phẫn dâng lên trong lồng ngực mình.

Đề thi Ngữ văn tích hợp Vật lý và Địa lý!

Mai Bá Kiếm

12-7-2021

Đỉnh cao “trí tệ” trong các môn thi tốt nghiệp THPT “chạy dịch” là đề “Ngữ văn mắc dịch”. Nó không phải là đề văn, mà là đề tích hợp lai căn Lý và Địa!

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đấu tranh?

Thái Hạo

10-7-2021

Trong stt liền trước (“vài nhận định bước đầu“), tôi đã thử nêu một câu hỏi, vì muốn tham khảo và quan sát ý kiến của cộng đồng (phản biện để mong nó sửa chữa hay để im cho quá trình “tự phân hủy” được diễn ra nhanh hơn?) thì đã nhận được rất nhiều ý kiến nghiêng về lựa chọn thứ 2.

Ước mong một đề thi văn khác!

Nguyễn Ngọc Chu

9-7-2021

Con người sinh ra phải đi nên biết đo quãng đường dài hay ngắn, phải làm việc nên biết ngày đêm mà tính thời gian. Toán học đến với con người từ cuộc sống. Học Toán là nhu cầu tự nguyện. Tự nguyện đến mức thành thuộc tính.

Vài liên tưởng về một giấc mơ

Nguyễn Đình Cống

3-7-2021

Sách “Giấc mơ Việt Nam tôi” của GS Nguyễn Đăng Hưng

Đó là Giấc Mơ Việt Nam của Nhà khoa học Nguyễn Đăng Hưng, sinh năm 1941 tại tỉnh Quảng Nam. Năm 1959, chàng thanh niên Hưng được chính quyền VNCH gửi đi du học tại Vương quốc Bỉ. Ông đã sinh sống ở Bỉ gần 50 năm, là giáo sư trường Đại học Liège. Hiện nay ông đã hưu trí và sống tại Sài Gòn.

Khổ thân phó giáo sư

Chu Mộng Long

2-7-2021

Thú thật, tôi chẳng mấy khi đọc bài của giáo sư trên Facebook. Trừ một vài người có năng lực thật, đa số họ viết câu không ra câu, đoạn không ra đoạn, lủng củng, tối nghĩa. Chưa nói, họ chủ yếu khoe danh, khoe mẽ, khoe quà… Phàm cái gì ruột rỗng thì hay kêu to, có mùi chuột chù thì mới bôi nước hoa để che sự thật.

Tầng lớp tinh hoa đã hủ bại quá mức?

Lê Văn Tích

24-6-2021

Gần 30 năm trước, khi tôi vác ba lô đến nhập học ở trường ĐH, nhìn thấy dòng chữ UNIVERSITY dán trên cổng trường, thấy mình thật vinh dự vì lần đầu tiên trong đời được bước chân vào một nơi khang trang và danh giá. Mọi người có cảm nhận như tôi không hay là do tôi trầy trật thi đến lần thứ 2, sau khi đi lính về mới đậu ĐH nên mới mộng mị như thế?!

Trường đại học không phải là một nồi lẩu thập cẩm

Nguyễn Ngọc Chu

24-6-2021

Tân Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân. Nguồn: Thời Đại

1. Tin ông Lê Quân, Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – là một tin không vui cho nền đại học Việt Nam.

Những câu chuyện giáo dục

Thái Hạo

24-6-2021

Một người bạn vong niên của tôi, nay đã ngoài 50, gọi điện. Chúng tôi nói về nghề, về người, về cái cuộc bể dâu này.

Khi nhà giáo đấu tranh, chúng ta ở đâu?

Thái Hạo

24-5-2021

Trường Trung học cơ sở Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Ảnh: Trung Dũng

Đọc và xem (hình, viedeo) trên trang facebook công khai của cô Trần Thị Lịch ở trường THCS Hiến Nam (Hưng Yên) mà thấy ghê sợ với những thủ đoạn của những kẻ vô chính phủ núp trong môi trường giáo dục để làm ra những trò ma quỷ.

Về 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh: Hoang tưởng và áp đặt

Chu Mộng Long

21-6-2021

“5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh cầ đạt được”. Ảnh trên mạng

Nhiều bạn thắc mắc về khái niệm “phẩm chất” và “năng lực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi thì cho rằng, mọi khái niệm đều có tính quy ước, không nhất thiết phải tranh luận về nghĩa của khái niệm.