Cùng học logic (1) – Vì sao nhiều người Việt không tin vào sự chiến thắng của Biden?

Vũ Thị Phương Anh

6-12-2020

Vụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, dù đa số truyền thông chính thống đều đưa tin Biden thắng ngay từ rất sớm và cho đến nay không có chứng cứ nào chống lại điều này, nhưng ở VN số người tin chắc rằng Trump lẽ ra đã thắng nếu không có gian lận vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao.

Vụ học sinh lớp 10 tự tử: Lỗi tại cơ sở đào tạo sư phạm!

Chu Mộng Long

7-12-2020

Không có thời gian, tôi chỉ sơ thảo nhanh về sự vụ.

Vụ em học sinh tự tử ở An Giang là một ví dụ về bạo lực học đường

Lê Quang

7-12-2020

Có một sự thật là bạo lực học đường không đơn thuần chỉ là chuyện giữa học sinh với nhau mà nhiều trường hợp nó còn là vấn đề xảy ra giữa giáo viên và học sinh. Tất nhiên, nó xảy ra theo hai chiều, có thể là học sinh bắt nạt giáo viên và cả trường hợp ngược lại, giáo viên bắt nạt học sinh.

Làm sao thức tỉnh được ngành giáo dục?

Báo Sạch

6-12-2020

Thư tuyệt mệnh của nữ sinh và nỗi đau của những người làm cha làm mẹ. Ảnh: VNN

Nữ sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) để lại thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử ngay tại trường để minh chứng mình không vi phạm như quyết định xử lý của trường.

Vì sao nữ sinh phải lấy cái chết để minh oan?

Theo bà Q, mẹ của nữ sinh Y, nguyên nhân bắt đầu từ Y không tham gia học phụ đạo có thu phí do trường tổ chức. Đồng thời, giáo viên môn toán trong lớp “để ý” em mặc áo dài mỏng, có lời nói làm nhiều bạn học trong lớp chú ý, khiến em ngượng ngùng…

Bản tin ngày 5-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tàu hải cảnh lớn của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm trên Biển Đông. Đó là tàu Zhongguo Haijing 5204 của TQ, thường xuyên “lảng vảng gần các nhà giàn DK1 ở bãi Tư Chính của Việt Nam. Có lúc nó chỉ cách các nhà giàn khoảng 5 hải lý và ngang nhiên đi sâu vào lô dầu khí 06-01”.  Báo cáo của Trung tâm CSIS tại Mỹ, công bố hôm 4/12, cho biết, trong năm 2020, TQ thường sử dụng các tàu hải cảnh như 5204 để quấy phá lãnh hải các nước ASEAN.

Đạo đức này là loại đạo đức gì?

Khải Đơn

5-12-2020

Bài viết này nêu một vài điểm nghiêm trọng đã xuất hiện trong giáo dục ở Việt Nam từ lâu, nhưng ít khi được chính thức hóa trong một quy định nào.

Việt Nam – nơi… ‘uy tín’ ngang hàng với… giả?

Blog VOA

Trân Văn

27-11-2020

Kết luận Điều tra (KLĐT) về vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội, tiếp tục khuấy động dư luận, không phải vì các tình tiết liên quan đến vụ án mà vì cách đánh giá, nhận định của công an Việt Nam đối với những cá nhân lẽ ra phải xem là đồng phạm với các bị can…

Vì sao các “tiến sĩ” phải “mua” văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô?

Mai Bá Kiếm

27-11-2020

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội). Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ GD&ĐT, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

Cập nhật tin: Bê bối ở đại học Đông Đô

BTV Tiếng Dân

Về chuyện Bộ GD&ĐT bị nghi ngờ tiếp tay cho ĐH Đông Đô làm bằng giả, thì Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ xử lý cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô, báo Thời Đại đưa tin. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết sáng nay, “Bộ này chưa nhận được văn bản kết luận chính thức của Cơ quan điều tra Bộ Công an về vụ án cấp bằng giả của Đại học Đông Đô, các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc”.

‘Vụ Đại Học Đông Đô’ chỉ là phần nổi tảng băng

VOA

Trân Văn

25-11-2020

Công an Việt Nam vừa công bố Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội. Theo đó, ĐHĐĐ đã cấp khoảng 600 văn bằng Cử nhân tiếng Anh cho những người chỉ muốn có… bằng chứ không bận tâm đến kiến thức, kỹ năng. Phần lớn trong hơn 600 người đóng tiền để nhận văn bằng này là viên chức ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam đang muốn luồn sâu hơn, trèo cao hơn. Đáng nói là có 55/600 đã sử dụng văn bằng Cử nhân tiếng Anh loại này để… đoạt học vị… Tiến sĩ (1).

Trao đổi với Thái Hạo tiên sinh về gốc bệnh của giáo dục

Nguyễn Đình Cống

25-11-2020

Hôm 24/11/2020, Thái Hạo có viết bài: Đâu mới là gốc bệnh của giáo dục Việt Nam? Theo đó thì gốc bệnh nằm ở nền hành chính của giáo dục (GD). Tôi đoán Thái Hạo là bút danh của Ông hay Bà có tên khác. Vì không biết rõ nên xin tạm gọi Tiên sinh (TS).

Đâu mới là gốc bệnh của giáo dục Việt Nam?

Thái Hạo

24-11-2020

Hệ thống nhà nước đã thừa nhận sự yếu kém không thể làm ngơ của giáo dục và đề xướng một cuộc cách mạng gọi là “Đổi mới căn bản toàn diện”. Tuy nhiên, với việc dồn tổng lực vào viết chương trình và soạn sách giáo khoa, dù chính đáng, nhưng đã không trị đúng gốc bệnh.

Trao đổi với ông Vũ Đức Đam về giáo dục

Nguyễn Đình Cống

22-11-2020

Tháng 11/2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu về giáo dục ở Quốc hội, được nhiều người quan tâm. Nhân dịp này tôi thấy cần nêu vài ý kiến trái chiều để rộng đường dư luận.

20.11: Giáo dục XHCN hay phong kiến?

Chu Mộng Long

20-11-2020

Một Hội Cựu giáo chức của một trường đại học nọ tổ chức lễ 20.11 để vinh danh… nhà giáo đã nghỉ hưu. Nhiều người dự lễ xong kháo nhau rằng, trong buổi lễ toàn những người nghỉ hưu mà cũng có biển đề chức danh đặt trước từng ghế: Nguyên Bí thư đảng uỷ, Nguyên Hiệu trưởng, Nguyên Hiệu phó, Nguyên Trưởng khoa. Không ai vinh danh công trạng thì tự vinh danh mình bằng cái bảng tên cho cái ghế mỗi năm đến ngày 20.11 được ngồi một lần?

Lăng mộ bậc thầy

Tâm Chánh

20-11-2020

Hồi xưa đi học không biết cha cụ Đồ Chiểu là thư kí riêng của tổng trấn Lê Văn Duyệt. Chắc vì yêu quí cụ Đồ nên các thầy thời tôi đã né chi tiết này để cụ có một lí lịch đẹp. Hoặc ít ra là không bị bình giảng lung tung.

Đôi lời nhân phát biểu của ông Vũ Đức Đam

Nguyễn Đình Cống

20-11-2020

Vừa rồi, tại cuộc họp Quốc hội (tháng 11/ 2020), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có phát biểu về đạo đức xã hội, được nhiều người quan tâm, tạo nên một vài xúc động.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Thư gửi anh Nhạ

Le Dung

20-11-2020

Trong khi rất nhiều bộ trưởng năm nay rộ lên phong trào viết thư cho giáo viên để thể hiện mình có giáo dục, nào thì là bộ trưởng vừa Cương vừa Thông, vừa Lông vừa Đạo, vừa Ê vừa Tí, rằng thì là vừa Tồi vừa Mai, vừa Tài vừa Chén và vừa Dông vừa Thao, nhưng lại không thấy anh Nhạ tôi đâu.

Học phí và diện mạo hệ thống… ngoại hạng!

RFA

Trân Văn

17-11-2020

Một lớp học tại trường Núi Thành, Đà Nẵng. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Quyết định và cách giải thích của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) về dự tính tăng học phí đối với học sinh tất cả các cấp cho thấy, không thể xếp Bộ GDĐT Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam vào bất kỳ hạng nào!

Mong ước WC

Mai Quốc Ấn

16-11-2020

Ảnh: Bảo Khanh

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt 63 thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 sáng 16/11.

Gặp mặt Phó thủ tướng, cô giáo trẻ người dân tộc Raglai xúc động ‘xin’ cho những đứa trẻ ở trường có nhà vệ sinh nam riêng, nữ riêng, cải thiện cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị, bố trí đủ giáo viên để dạy các con tốt hơn.

“Ở trường các con học bán trú ăn ngủ nghỉ tại trường nhưng chưa có nhà vệ sinh đảm bảo. Hiện nay các cháu đã được giáo dục giới tính nam riêng, nữ riêng, bản thân tôi cảm thấy rất cần thiết xây phòng vệ sinh nam riêng, nữ riêng cho các cháu”, cô PiNăng Thị Hải mong muốn. (Trích Tuổi Trẻ)

Bất bình, phẫn nộ cũng… tăng!

Blog VOA

Trân Văn

14-11-2020

Một lớp học tại Núi Thành, Đà Nẵng, 2020. Hình minh họa. Nguồn: VNN

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) Việt Nam tiếp tục khuấy động dư luận khi giới thiệu Dự thảo Nghị định về Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT.

“Bọn mình chỉ có một ông cai”

Trần Quốc Việt

28-10-2020

Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì (tức Lớp Bốn, lớp Năm) thời VNCH. Nguồn: Võ Trường Toản

Những năm tiểu học của tôi diễn ra trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Tôi nhìn thấy trên truyền hình hình ảnh ảnh dân chúng Huế chạy giặc năm Mậu Thân, rồi chẳng bao lâu sau lại thấy cảnh khai quật những hố chôn tập thể ở Huế. Tôi từng chạy theo chúng bạn nhặt truyền đơn máy bay quân đội thỉnh thoảng thả trên bầu trời Đà Nẵng.

Kết quả thảm hại của dạy “đọc hiểu văn bản”

Chu Mộng Long

22-10-2020

Tôi luôn ủng hộ đổi mới giáo dục theo hướng dạy học phát triển năng lực. Không phải đợi đến Chương trình mới đây. Chương trình 2000 đã có xu hướng dạy học phát triển năng lực. Riêng môn Ngữ văn chuyển từ Giảng văn sang Đọc hiểu văn bản đã là đi theo cái khuynh hướng ấy.

Bản tin ngày 22-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5204 của TQ vừa xâm nhập lần thứ 20 vào lô khai thác dầu khí 06.01 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Vào khoảng 6h59’ sáng nay, tàu này đã rời vùng biển phía nam Bãi Tư Chính để tiến về lô 06.01, với vận tốc 11 hải lý/giờ. Lúc 12h29’, tàu Zhongguo Haijing 5204 đã tiếp cận lô 06.01. 

Lucky Luke không lớn lên ở Việt Nam

Báo Sạch

Trung Bảo

22-10-2020

Tuổi thơ của nhiều người Việt, đặc biệt là ở miền Nam, đều chẳng xa lạ với bộ truyện tranh trứ danh Lucky Luke của hoạ sĩ Moris người Bỉ. Bộ truyện tranh kể về cuộc phiêu lưu của chàng cao bồi Lucky Luke với chú ngựa Jolly Jumper khắp miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Bộ truyện sau đó còn có góp sức của tác giả René Goscinny và nhiều hoạ sĩ khác nhưng chưa bao giờ mất đi tinh thần gốc: Sự tự do phóng khoáng và nghĩa hiệp của chàng cao bồi Lucky Luke.

Đại hội phụ huynh học sinh

Trịnh Khả Nguyên

20-10-2020

Đại hội (ĐH) là cuộc hội họp lớn có đông người cùng thuộc một tổ chức hay cùng quan tâm đến vấn đề nào đó tham dự. Trong sinh hoạt xã hội (kính thưa) có rất nhiều kiểu ĐH. Và cứ đến hẹn lại lên, theo thông lệ hay chu kỳ các thành viên tổ chức đại hội.

Sách “Cánh Buồm” không liên quan gì với sách “Cánh Diều”

Mạc Văn Trang

18-10-2020

Chết thật! Có nhiều người nhầm lẫn nguy hiểm, có cô giáo hỏi tôi:

– Sách Cánh Diều cũng là sách Cánh Buồm phải không?

Tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn?

Bạch Hoàn

17-10-2020

Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung (trái), người bị loại khỏi danh sách phong giáo sư và ông Phùng Xuân Nhạ, chủ tịch hội đồng phong giáo sư. Ảnh: internet

Rất nhiều người thắc mắc, tại sao viết sách toàn những giáo sư tiến sĩ mà không có sản phẩm nào ra hồn? Tại sao chất lượng giáo sư lại kém cỏi đến thế?

Để trả lời cho câu hỏi nhức nhối này, các anh chị nên biết một câu chuyện gây bàng hoàng và nhức nhối không kém.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thời Trung, Viện trưởng Viện khoa học tính toán, thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng, vừa bị Hội đồng giáo sư Nhà nước loại khỏi danh sách phong giáo sư năm nay.

Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn Sách Giáo Khoa mới

Nguyễn Ngọc Chu

15-10-2020

Những điều viết dưới đây là đề cập chung cho các bộ sách giáo khoa (SGK) mới, chứ không chỉ riêng cho ‘Cánh Diều’ hay ‘Kết nối trí thức với cuộc sống; và liên quan đến tất cả cả các môn, chứ không riêng gì Tiếng Việt hay Toán.

Nhà giáo dục Việt Nam: Học phiệt và lì lợm

Chu Mộng Long

13-10-2020

Thời trẻ, sau khi học các thầy, tôi có tri thức nhưng cũng có luôn tinh thần học phiệt. Về tri thức, tôi từng nghĩ đã có bằng cấp, học vị thì tôi đã nắm chân lý. Hệ quả, tôi tưởng là thầy thì có quyền trấn áp hay chụp mũ tiếng nói khác là “vô đạo” hay không biết “tôn sư trọng đạo”.

Cánh Diều và xã hội hoá Sách giáo khoa

Nguyễn Tiến Tường

13-10-2020

PTT Vũ Đức Đam hôm qua triệu hồi bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gắt vụ SGK. Đó là phản xạ tốt của lãnh đạo cấp cao.