Bi hài chuyện biên tập sách

Tạ Duy Anh

30-1-2024

Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.

“Cái Công đoàn cũng làm khổ thêm giáo viên lắm ạ!”

Mạc Văn Trang

23-1-2024

Có cô giáo THCS vừa gọi điện đến, cám ơn thầy đã lên tiếng về cái Giấy Chứng nhận nghề nghiệp giáo viên. “Bọn con thấp cổ bé họng, chả dám ý kiến gì! Con nhờ thầy lên tiếng tiếp, về cái Công đoàn quận, ăn không ngồi rồi, cũng bày đặt nhiều chuyện làm khổ giáo viên lắm ạ”!

Vụ nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp: Không xin xỏ, không kêu ca, trảm!

Nguyễn Huy Cường

23-1-2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo, quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Mấy ý kiến về “Giấy chứng nhận nghề nghiệp” giáo viên

Mạc Văn Trang

23-1-2024

Vừa có người hỏi ý kiến tôi về việc Bộ GD&ĐT dự kiến quy định giáo viên phải có “Giấy chứng nhận nghề nghiệp” (GCNNN) mới được hành nghề. Nhân đó, tôi đã xem qua lời giải thích của ông Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói về chuyện này.

Giáo viên bỏ việc, tuyển mới không đủ, Bộ GD&ĐT còn đặt ra “giấy phép con đi dạy”!

Mai Bá Kiếm

20-1-2024

“Nguyễn Kim Sơn muốn ăn gì để phụ huynh lên chùa Ba Vàng cúng!”

Cuối năm, Bộ GD&ĐT công bố nạn thâm hụt giáo viên (GV) trầm trọng, đầu năm Bộ GD&ĐT đặt thêm “giấy phép con” cho giáo viên hoàn thành tập sự, giáo viên đương nhiệm đủ chuẩn, giáo viên về hưu, giáo viên nước ngoài. Đúng là, trong cái khó ló cái khổ cho giáo viên.

Trung thực

Ngô Huy Cương

11-1-2024

VTV1 tối nay trong chương trình thời sự 19 giờ của mình có nói tới phẩm chất trung thực phải là phẩm chất cần có đầu tiên của người Việt Nam. Và ngay lập tức nhảy sang câu chuyện liêm chính học thuật để phê bình các cơ sở giáo dục đại học vì cho rằng, trên hết, các nhà trường phải có sự trung thực để đào tạo ra những con người trung thực. Đại ý là vậy.

Nền giáo dục kiểu từ chương và giáo điều…

Thái Hạo

10-1-2024

Lãnh đạo huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp họp kiểm điểm rút kinh nghiệm việc ra đề thi Ngữ văn khối 8 sử dụng ngữ liệu chưa phù hợp. Ảnh: Sông Ngân

Mạng xã hội trong mắt ai…

Thái Hạo

8-1-2024

Trải nghiệm – ghi lại – tức thời chia sẻ lên mạng xã hội có nên là phương cách khẳng định giá trị của người trẻ trong thời đại ngày nay?”. Đây là câu 1 trong đề thi học sinh quốc gia môn Ngữ văn 2024, chiếm 8/20 điểm của cả đề.

Học nhiều để làm gì?

Dương Quốc Chính

7-1-2024

Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao, đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai, điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.

Tát nước theo mưa của thầy Giản Tư Trung

Nguyễn Đình Cống

5-1-2024

Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.

“Lớp trưởng”: Làm hỏng tiếng Việt ngay từ tiểu học

Phạm Quang Tuấn

4-1-2024

Như tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay ăn trong “dao ăn”.) Tiếng Tàu là “mỹ nhân”, tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp”.

Bất bình đẳng và bất bình đẳng trong giáo dục

Dương Quốc Chính

4-1-2023

Hôm trước mình có nghe một podcast của Vietcetera, bạn host Thùy Minh nói chuyện với bạn Chi Nguyễn, tiến sĩ về giáo dục đang dạy đại học gì đó bên Mỹ (BTV Tiếng Dân: Đại học Arizona – The University of Arizona), bạn ấy đang nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục.

Phản biện ANTV: Về hội nhập giáo dục quốc tế

Nguyễn Đình Cống

28-12-2023

Vừa qua, tôi xem clip “Một mưu đồ thâm độc nguy hiểm”, do BTV Thu Hương của ANTV thực hiện; PGS Đỗ Cảnh Thịnh, Phó Viện trưởng an ninh phi truyền thống trình bày trên YouTube, thuộc chương trình “Góc nhìn sự thật”. Chủ đề của clip là “Nguy cơ hội nhập quốc tế về giáo dục”.

Trời ơi, hội nhập quốc tế về giáo dục thì nguy cơ ở đâu ra kia chứ; mưu mô thâm độc nguy hiểm do ai chủ trương kia chứ? Tôi hơi bàng hoàng khi nghĩ rằng mưu đồ thâm độc nguy hiểm không phải do sự hội nhập mà do an ninh của đảng gây ra.

May thay, sau clip của Thu Hương, tôi xem được clip của Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), với tiêu đề “Nâng cao giáo dục là mưu đồ thâm độc nguy hiểm”. Tôi thấy Mẹ Nấm đã vạch ra gần đầy đủ trò nguỵ biện xảo trá của ông PGS Thịnh. Viết bài này tôi chỉ làm việc “tát nước theo mưa”.

Ông Thịnh dựa trên một nguyên lý là hội nhập quốc tế để tiếp thu những điều hay, việc làm tốt của nhân loại nhưng phải chọn lọc, phải ngăn chặn những gì không hợp với Việt Nam. Nghe qua thì thấy đúng. Cũng như ăn hoặc uống thực phẩm/ dược phẩm, phải chọn lọc kỹ càng, chỉ ăn uống những thứ thích hợp, chứ vớ phải đồ độc hại thì nguy.

Chọn lọc nghĩa là đặt một hệ thống ở đầu vào, chỉ cho lọt qua những thứ hợp với ý muốn của an ninh. Nhưng khốn nỗi, an ninh đang phục vụ đắc lực thể chế độc tài toàn trị của đảng cầm quyền, rằng “còn đảng còn mình”, mà phản lại quyền lợi của dân tộc, của đất nước bằng cách “nói một đàng làm một nẻo khác”. Nói, viết thì toàn bàn đến việc học những chuyện hay, nhưng làm thì phần nhiều là làm bậy, gây ra thảm họa cho dân, cho nước.

Tạm phân việc ‘hội nhập giáo dục’ thành hai lĩnh vực, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên cùng công nghệ.

Về khoa học xã hội, hiện nay Việt Nam chỉ thích học Trung Quốc các thủ đoạn thống trị độc quyền, các biện pháp không chế và lừa dối dân, các mưu lược nhằm loại bỏ những kẻ không cùng phe cánh. Trung Quốc cũng có những mưu đồ thâm độc nguy hiểm, nhưng những người cuồng tín như ông Thịnh không những không thấy, mà còn tưởng nhầm là lòng tốt của bạn quý, của thầy giỏi, lại ra sức đề cao.

Về khoa học tự nhiên và công nghệ, Việt Nam phải hội nhập với các nước có nền khoa học tiền tiến như Nhật, Hàn, Đài Loan, Âu, Mỹ, nhưng không muốn học những điều cơ bản dựa trên sáng tạo mà chỉ thích đi tắt, đón đầu, chụp giựt. Lại vừa học vừa đề phòng người ta là “thế lực thù địch” cài đặt những tư tưởng chống Cộng, nay một ít, mai một ít, rất khó nhận diện, để làm phai nhạt lý tưởng phụng sự tổ quốc, để lợi dụng hợp tác quốc tế về giáo dục mà thực hiện phá hoại, mà lồng ghép một số nội dung khác với đường lối của đảng, kích động để làm thay đổi những điều đảng chủ trương, làm cho những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiêm sống, dễ bắt chước, làm theo mà nhận thức mơ hồ về nhà nước, mất niềm tin, thiếu động lực, không hiểu đúng bản chất của xã hội, tiến tới vi phạm pháp luật.

Những điều vừa trình bày chứng tỏ ông Thịnh là một điển hình về sự thể hiện của “Quy luật hấp dẫn”, rằng đầu óc bạn luôn nghĩ về điều gì (tốt đẹp hoặc xấu xa) thì gặp ai bạn cũng thấy họ như thế. Tôi không tin vào điều, rằng các nhà giáo, nhà khoa học các nước văn minh lại cố tình cài những vấn đề liên quan đến chính trị vào bài giảng. Khi họ khêu gợi cho sinh viên lòng yêu tự do, thì không nhằm lên án Cộng sản thù ghét tự do của người dân, mà chỉ vì tự do là điều kiện cần của sáng tạo.

Chính vì đảng cộng sản chủ trương nhiều điều phản dân chủ, phản tự do, phản tiến bộ, phản nhân quyền nên khi họ nghe ai nói đến dân chủ, tự do, tiến bộ, nhân quyền thì họ giẫy lên như đỉa phải vôi và ra sức vu vạ cho người nói đủ mọi điều xấu xa. Rồi họ tìm cách dọa nạt, rằng nếu ai nghe những điều không phù hợp đường lối của đảng trong các vấn đề t ôn giáo, nhân quyền, pháp luật, an ninh, biên giới v.v…thì sẽ không đủ khát vọng vươn lên để xây dựng bản thân và xây dựng đất nước, họ không hiểu được “hậu quả” cho gia đình mà “tránh”.

Sau khi phân tích như trên, tôi muốn góp ý với Mẹ Nấm rằng, nên thêm vào đầu đề video của bạn hai chữ “Phải chăng” thành: “Phải chăng nâng cao giáo dục là mưu đồ thâm độc nguy hiểm”.

Đền thiêng của quỷ

Chu Mộng Long

27-12-2023

Sáng nay cafe sách. Nói là cafe sách, nhưng mỗi lần bước vào, tôi chỉ thấy khách hàng ôm máy đọc mạng xã hội hơn là đọc sách. Tất nhiên đông nhất vẫn là nhà giáo.

Nộp tiền chống trượt: Thực chứ nghi ngờ “thực hư” gì nữa?

Chu Mộng Long

26-12-2023

Báo chí đăng: “Thực hư thông tin thi giảng viên chính nộp 10 triệu đồng chống trượt“. Tôi, một giảng viên, từng đi thi giảng viên chính cách đây hơn mười mấy năm, khẳng định như đinh đóng cột, rằng thực chứ chẳng hư gì cả. Bài báo chỉ đăng lộ thông tin ở Đại học Huế, còn tôi khẳng định, đại học nào ở Việt Nam cũng vậy!

Học và thi

Thái Hạo

22-12-2023

Dạo trước, tôi bị mất cái giấy phép lái xe, phải đi học và thi lại để được cấp mới (vì hồ sơ gốc cũng mất đi đâu không rõ). Liên hệ với giáo dục, thấy không ít điều liên quan.

Về cách đọc tên các nguyên tố hóa học theo chương trình sách giáo khoa mới

Thái Hạo

21-12-2023

Nếu bây giờ bạn chỉ vào một chiếc mâm và hỏi con: “Chiếc mâm này được làm bằng [chất] gì?”, nó trả lời “Aluminium”. Bạn lại nói, “là nhôm chứ”, nó cãi, “không, là Aluminium!”. Bạn nghĩ sao?

“Lý thuyết suông” trong giáo dục Việt Nam

Thái Hạo

18-12-2023

Một lần nói chuyện với một thầy giáo dạy toán Mỹ (dạy bằng tiếng Anh), tôi than phiền về tình trạng sa đà vào “lý thuyết suông” trong giáo dục Việt Nam: Học sinh nhớ bài, thuộc bài, làm được bài, 10 điểm luôn, nhưng không hiểu bản chất, không vận dụng được, thậm chí không biết học những cái đó để làm gì… Anh liền minh họa cho tôi bằng một ví dụ trong toán học.

Lại nói về môn Ngữ văn

Thái Hạo

17-12-2023

Mấy hôm rồi, anh Hoàng Tuấn Công thường xuyên trao đổi với tôi về các bài tập mà con trai anh được cô giáo giao về nhà làm, ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ. Anh rất hoang mang vì… không biết phải trả lời thế nào đối với những bài tập tiếng Việt của một học sinh lớp 6. Chuyển qua cho tôi, tôi nói, tôi cũng lúng túng như anh!

Mèo, chuột và ngoại ngữ

Hiệu Minh

15-12-2023

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu… gâu”.

Tại sao các môn nghệ thuật cứ phải là bắt buộc?

Chu Mộng Long

13-12-2023

Tôi ngạc nhiên khi có không ít ý kiến cho rằng, do các môn như nhạc, hoạ bị cho là môn phụ nên mới có chuyện học sinh coi thường các thầy cô dạy nhạc, hoạ. Từ coi thường đến tấn công các thầy cô giáo này là tất yếu.

Não đất sét: Học võ để chống bạo lực học đường

Chu Mộng Long

12-12-2023

Học sư phạm, ngoài các kiến thức, phương pháp dạy học, điều quan trọng hơn là học những kỹ năng ứng xử sư phạm để giải quyết các tình huống sư phạm. Tuy nhiên, ở nền giáo dục này toàn học những thứ giáo điều, phi thực tế. Cả một hệ thống môn học Tâm lý học, Giáo dục học với bao nhiêu học phần, nhưng chủ yếu nhồi lý thuyết suông. Sinh viên học bài, trả bài là xong. Không có kỹ năng sư phạm nào, dẫn đến hậu quả nhiều thầy cô giáo dùng hình phạt bạo lực như côn đồ vô học để xử lý tình huống.

Ai chịu trách nhiệm vụ học sinh bao vây uy hiếp cô giáo ở Tuyên Quang?

Trương Nhân Tuấn

12-12-2023

Vụ này lùm xùm nhiều ngày rồi, trên báo chí, trên mạng, thậm chí trên tuyền hình quốc tế. Nội dung không cần nhắc lại. Câu hỏi “có bao giờ Việt Nam tệ như thế này chưa”, cần phải đặt ra.

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo để ở đâu?

Chu Mộng Long

11-12-2023

Xung đột giữa cô giáo và học trò, theo tôi, không còn là cá biệt ở Tuyên Quang. Theo báo chí và dư luận, đã từng diễn ra không ít ở nhiều nơi, phổ biến nhất là thầy bạo hành trò. Trò tấn công ngược lại thầy là hy hữu, coi như giọt nước tràn ly. Quy trách nhiệm cho toàn xã hội, nếu không có ý đánh bài khuấy loãng trách nhiệm, thì có lẽ ông Thứ trưởng muốn nói đó là lỗi của cơ chế, của hệ thống. 

Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

Nguyễn Đắc Kiên

9-12-2023

Đính chính và cáo lỗi: Trong bài viết “Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại” (ở dưới) ban đầu tôi đã nhầm lẫn câu nói “chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm…” là lời của GS Trần Văn Thọ. Câu này đúng ra là của GS Hồ Tú Bảo. Tôi xin phép được sửa lại để đảm bảo tính chính xác. Xin thành thật cáo lỗi cùng GS Trần Văn Thọ, GS Hồ Tú Bảo và toàn thể bạn đọc. Xin cảm ơn nhà báo Hoài Nam đã chỉ cho tôi lỗi sai này. NĐK.

Học sinh học tiếng Trung từ lớp ba, không quân QĐND Việt Nam từ nay học tiếng Anh

Mai Bá Kiếm

9-12-2023

Ngày 3/6/2019, website tòa Đại sứ Mỹ tiết lộ, Không quân Mỹ đào tạo phi công đầu tiên cho QĐND Việt Nam. Sau đó, các báo dẫn nguồn này, đưa tin thượng úy Đặng Đức Toại tốt nghiệp phi công T.6 tại căn cứ Columbia, Mỹ.

Lỗi của… tất cả!

Đoàn Bảo Châu

8-12-2023

“Tất cả” ở đây tôi muốn tới nhiều nguyên nhân cùng hợp lại để tạo nên một sự việc đau lòng, khiến cộng đồng mạng dậy sóng buồn, phẫn nộ, lo lắng…

‘Mưa’ dép và loạn từ đâu mà ra?

Blog VOA

8-12-2023

Nguyễn Hồng Lam xem sự kiện “đám oắt con” là học sinh bạo hành tập thể, mắng chửi, ném dép vào cô giáo của chúng là sự sụp đổ mục tiêu giáo dục con người.

Phụ huynh, học sinh tấn công thầy cô giáo: Vì đâu nên nỗi?

Chu Mộng Long

8-12-2023

Khi thầy không ra thầy, thì thầy không bị đánh cũng bị khinh bỉ. Đó là chân lí không thể chối cãi!

Khi nhà khoa học nước ngoài không được lưu trú tại tư gia ở Việt Nam

Thái Hạo

7-12-2023

Có một vị giáo sư đầu ngành và nổi tiếng thế giới về Ngôn ngữ học, là người Mỹ gốc Việt, nhân dịp xuất bản hai cuốn sách về tiếng Việt, thì được các trường đại học lớn của Việt Nam như ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐHSP Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ Huế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM… tha thiết mời nói chuyện học thuật cho sinh viên, giảng viên.

Hôm nay, sau khi nói chuyện ở trường đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) vị ấy cùng đại diện nhà xuất bản ghé qua nhà tôi chơi, ngồi chưa ấm chỗ thì công an tới làm việc về vấn đề cư trú.