Trung thực

Ngô Huy Cương

11-1-2024

VTV1 tối nay trong chương trình thời sự 19 giờ của mình có nói tới phẩm chất trung thực phải là phẩm chất cần có đầu tiên của người Việt Nam. Và ngay lập tức nhảy sang câu chuyện liêm chính học thuật để phê bình các cơ sở giáo dục đại học vì cho rằng, trên hết, các nhà trường phải có sự trung thực để đào tạo ra những con người trung thực. Đại ý là vậy.

Chẳng người cha, người mẹ nào trên đời này lại không giáo dục và đòi hỏi sự trung thực của con cái trong gia đình?

Nhưng có một thực tế ở Việt Nam, trẻ con luôn trung thực hơn người lớn. Sinh viên thì luôn trung thực hơn cựu sinh viên đã đi làm nhiều năm (kể cả là làm giáo viên).

Tại sao vậy?

Đó chính là câu chuyện xây dựng xã hội, xây dựng cộng đồng!

Nếu một xã hội thích nghe những điều nói thật (mà trước hết là yêu thì bảo là yêu và ghét thì bảo là ghét, đồng thời dám nói lên những điều mình suy nghĩ), thì chắc hẳn chúng ta sẽ có đa số những người trung thực trong xã hội.

Sếp ghét những người nói thật, ví dụ như ông Nguyễn Kim Sơn (hiện làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục) đã phàn nàn cấp dưới vì sao lại triệu tập tôi đi dự hội nghị tổng kết cuối năm (trong khi tôi là một thành phần bắt buộc) để tôi xung phong nói rất thật (với thái độ rất xây dựng ngon lành) về công tác quản trị đại học và xây dựng trường mà không chỉ trích cá nhân nào khi ông ta còn đang làm Giám đốc ĐHQG Hà Nội. Câu chuyện này tôi có nói trên Facebook mấy năm trước.

Vậy thì lấy đâu ra tinh thần trung thực để cổ vũ trong nhà trường một khi những vị đó lại lên làm sếp to hơn?

Chỉ có thể có đức tính trung thực nếu có sự dũng cảm nhận những cái sai của mình khi được góp ý thẳng thắn và không dùng mưu mô hoặc thô bạo trả thù người góp ý xây dựng?

Ông Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Hôm nay tôi viết sai chính tả trong status trước, được học trò góp ý thẳng ở phần bình luận bên dưới, tôi vui vẻ nhận sai và sửa ngay. Tuy hơi xấu hổ một tý nhưng thấy mình lớn thêm vì có thêm một kinh nghiệm.

Thượng viện Hoa Kỳ dịch Công ước Warsaw 1929 về vận chuyển hàng không từ tiếng Pháp sang tiếng Anh sai một chỗ. Sau khi công bố bản dịch, họ sửa chữa, nhưng vẫn cứ để nguyên chỗ sai đó kèm đính chính ở dưới, nói rõ “Thượng viện dịch sai” và gửi cho các quốc gia khác trong dịp đàm phán xây dựng Công ước Montreal 1999 về cùng vấn đề. Họ nhận sai, sửa chữa và để cái sai đó như một sự nhắc nhở bản thân. Thế mới đáng khâm phục!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Trích” Ông Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”…”

    Hồ dạy thiếu niên như thế nhưng bản thân hồ chẳng khiêm tốn , không thật thà và cũng chẳng có một tí gì dũng cảm . Làm theo lời bác dạy nhưng bác điếu có làm

  2. Làm ơn đừng bao giờ lấy ông Hồ ra để làm ví dụ hoặc làm chuẩn mực điều gì đó, vì ông ấy không xứng.

  3. Người ta hay nói :ngã ở đâu thì đứng lên đúng từ chỗ đó. Vn yếu về khoa học kĩ thuật và công nghệ, nếu trung thực hãy hành động nhằm đúng vào mục đích này. Thực tế cho thấy cái cần thì không làm, toàn làm những “râu ria “vô bổ. Trung thực???????

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây