Bản tin ngày 25-10-2019

Khu đô thị ở VN dành riêng cho người TQ?

Trang Vietnam Finance đưa tin: Hạ Long sắp có khu đô thị dành cho chuyên gia, người lao động của doanh nghiệp Trung Quốc? Việt Nam cũng đã có khu đô thị Our City bí ẩn, là nơi dành riêng cho người Trung Quốc, không phải ai cũng vào được, kể cả chính quyền cấp quận, muốn vào kiểm tra cũng phải đặt lịch hẹn.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Bản tin ngày 24-10-2019

Quan hệ Trung Quốc – Campuchia

Zing đưa tin: Trung Quốc viện trợ 85 triệu USD để Campuchia phát triển quân đội. Báo Khmer Times xác nhận, thỏa thuận này được ký bởi Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và người đồng cấp TQ Ngụy Phương Hòa, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 20/10/2019. Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia cho biết, ông Ngụy Phương Hòa đã khẳng định TQ sẽ viện trợ và giúp Campuchia phát triển lĩnh vực quốc phòng.

Bản tin ngày 23-10-2019

Tiếp tục “đốt lò”

Chiều 22/10/2019, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, cùng với Viện Kiểm sát Quân sự Trung Ương thi hành quyết định khởi tố đô đốc Nguyễn Văn Hiến, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân, bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và đồng phạm.

Bản tin ngày 22-10-2019

Tang lễ cố Thứ trưởng Lê Hải An

Hàng ngàn người viếng ông Lê Hải An, dư luận cảm thương, bàng hoàng, BBC đưa tin. Lễ truy điệu cố Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đã diễn ra sáng Thứ Hai 21/10/2019 tại Hà Nội. “Rất đông các đồng nghiệp, sinh viên, giáo viên và bạn bè tới viếng ông Lê Hải An, người qua đời khi mới 48 tuổi, tại Nhà tang lễ quốc gia Hà Nội”.

Đại án Mobifone mua AVG: Cảm ơn nhân vật bí ẩn Nguyễn Văn Tung

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Vì sao Trương Minh Tuấn đưa thương vụ AVG vào danh mục ‘Mật’? Lúc còn là Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Tuấn đã tuân theo theo chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son, đồng ý đưa giao dịch MobiFone mua cổ phần của AVG vào danh mục “mật” của Nhà nước và ký văn bản gửi Bộ Công an để thống nhất, ông Tuấn còn tham gia chỉ đạo Tổ thẩm định, ký một số văn bản liên quan đến dự án.

Tin Biển Đông: Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc

BTV Tiếng Dân

22-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu?

Ông Phạm Thắng Nam đưa tin, Hải Dương 8 bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 21. Vào lúc 3h20′ sáng 22-10-2019, Hải Dương 8 bắt đầu di chuyển lên phía Bắc, song chạy dọc vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận. Ông Nam nhận định, nhiều khả năng HẢI DƯƠNG 8 sẽ thực hiện đường khảo sát thứ 21, của vùng khảo sát mới, được gọi là phân vùng C, thuộc vùng Khảo sát IV.

Bản tin ngày 21-10-2019

Đại án Mobifone mua AVG: Sẽ xử vào tháng 12/2019

Trong buổi làm việc giữa đoàn ĐBQH TP Hà Nội với UBND TP và các cơ quan chức năng của TP Hà Nội trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính thông báo, vụ án Mobifone mua AVG sẽ được xét xử vào tháng 12/2019, VOV đưa tin. 

Ông Chính cho biết: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi giải quyết một số vụ án lớn. Trong đó có 2 vụ án nổi bật là vụ án Phan Văn Anh Vũ và một số cán bộ của Đà Nẵng. Thứ 2 là vụ án AVG. Dự kiến cuối tháng 11 và cuối tháng 12 chúng tôi sẽ hoàn thành 2 vụ án này”

Thông Tấn Xã VN bàn về một yếu tố khá “nhạy cảm” trong vụ MobiFone mua AVG: ‘Chất xúc tác’ giúp bán AVG với giá cao. Trước đây, tác nhân nâng khống giá AVG đã được chính báo “lề đảng” chỉ ra là Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thẩm định giá AMAX, liên quan đến con gái của “đồng chí X”, nhưng nay báo “lề đảng” đổi mục tiêu sang Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AVG.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Vũ biết rõ năng lực tài chính của AVG rất khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ vay lớn, giá trị tài sản thấp, nhưng vì muốn bán được AVG cho MobiFone với giá khủng, nên “Phạm Nhật Vũ đã đưa ra các thông tin về việc AVG bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là Công ty 8206 Hồng Kông với giá 700 triệu USD và nhận đặt cọc 10 triệu USD”.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng chính sách khoan hồng? Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm: hơn 8.445 tỉ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và hơn 329 tỉ đồng là số tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án. Vũ cũng đã “tích cực phối hợp cung cấp tài liệu” để cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị can khác.

Thêm tình tiết đáng chú ý trong vụ MobiFone-AVG: Đặt bút ký vì được hứa sẽ cho làm bộ trưởng, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bị can Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng TT&TT khai nhận, sở dĩ ông ta ký quyết định để “thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Bộ TT&TT) là vì được ông Son hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để làm bộ trưởng Bộ TT&TT.

Mặc dù vụ sai phạm Mobifone mua AVG được phe “đốt lò” tận dụng triệt để nhằm loại bỏ tàn dư phe cánh “đồng chí X”, nhưng nếu cả chi tiết này cũng phanh phui, thì hóa ra lãnh đạo CSVN thừa nhận bộ máy nhà nước “vì dân” của họ thật ra giống như một băng đảng, có tiền là có quyền. 

Ông Nguyễn Bắc Son nhắn tin, gọi điện hàng trăm cuộc đẩy nhanh việc mua bán AVG, theo VTC. Cáo trạng của VKSND Tối cao cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, cựu  Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son đã gọi cho Phạm Nhật Vũ “tổng cộng 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành. Sau đó, Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện, nhắn tin thúc giục Trương Minh Tuấn tạo điều kiện thực hiện nhanh dự án”

Báo Một Thế Giới có bài: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cất 3 triệu USD ở ban công. Về 3 triệu Mỹ kim nhận được từ Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Bắc Son khai, đã mang 3 triệu Mỹ kim lên phòng làm việc tại tầng 2 và xếp đầy vào 1 vali du lịch, 1 ba lô du lịch, số còn lại cho vào 1 chiếc va li du lịch loại to, rồi cất ngoài ban công được quây kín bằng khung nhôm kính.

Son khai, sau đó đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 USD đến 400.000 USD vào những dịp Huyền từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm gia đình. Thế nhưng con gái Son phủ nhận chuyện đã nhận tiền cha đưa.

Trong hai người, phải có một người nói dối. Nếu tin Son đưa tiền cho con gái là sự thật, thì đứa con này là con trời đánh, biết cha sắp nhận án tử do ăn cắp tiền cho nó, nhưng nó vẫn bỏ mặc cha. Bài học cay đắng nhất mà Son học được, chính là từ con gái ông ta. Nếu con gái Son nói thật, thì Son là thằng cha khốn nạn, ăn cắp tiền trả nợ, cho bồ, hoặc cho ai đó, lại đổ cho con.

Mời đọc thêm: Vì sao ông Nguyễn Bắc Son đưa thương vụ MobiFone mua AVG vào diện mật? (Zing). – AVG được thổi phồng giá trị lên hơn 16.000 tỷ đồng bằng cách nào? (VTC). – Vì sao ông Trương Minh Tuấn đặt bút ký vụ AVG? (TĐ). – Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son hứa tạo điều kiện giúp ông Trương Minh Tuấn làm Bộ trưởng Bộ TT-TT (NLĐ). – Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đối mặt mức án cao (TN).

Phạm Nhật Vũ được đề nghị áp dụng ‘đầy đủ, triệt để’ tình tiết giảm nhẹ (TP). – Vì sao ông Phạm Nhật Vũ được đề nghị giảm nhẹ tội? (GT). – Vì sao cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ hưởng hơn 5.800 tỉ nhưng thoát tội? (TT). – Em trai Phạm Nhật Vượng nhẹ tội ‘nhờ làm công đức nhiều’ cho ‘Phật giáo quốc doanh’ (NV). – Vụ MobiFone mua AVG: Phân hóa để áp dụng chính sách hình sự (Tin Tức).

3 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ giờ ở đâu? (TT). – 3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông (TT). – Từ vali tiền Vinalines tới 2 vali, 1 balo AVG: Khủng khiếp! (ĐV). – Ông Nguyễn Bắc Son đưa 3 triệu USD cho con gái dặn không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu thì tùy (NLĐ). – Con gái ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận cầm 3 triệu USD, số tiền đang ở đâu? (DT). – Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nộp gần hết số tiền nhận hối lộ? (DT).

Sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu

Chủ mưu vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà ra đầu thú, VnExpress đưa tin. Lý Đình Vũ, nghi can thứ ba trong vụ xả thải gây ô nhiễm nguồn nước của nhà máy nước sông Đà đã ra đầu thú vào trưa 20/10/2019. Trước đó, hai đối tượng khác là Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám, được cho là do Vũ thuê lái xe đổ dầu thải gây ô nhiễm nhà máy nước sạch sông Đà, đã bị Công an tỉnh Hoà Bình bắt giữ.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà sẽ bị xử lý thế nào? Theo LS Diệp Năng Bình, người phạm tội gây ô nhiễm môi trường, được quy định tại Điều 235 BLHS năm 2015, mức phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất từ 1 tỉ đến 3 tỉ đồng, hoặc phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Báo Người Lao Động cập nhật công bố mới nhất về nước sông Đà: Chất lượng đã đạt ngưỡng an toàn. Tối 19/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết kết quả kiểm tra chất lượng của nhà máy nước sông Đà. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thuộc Sở Y tế Hà Nội đã lấy 4 mẫu nước của công ty nước Sông Đà và 15 mẫu nước tại các hộ gia đình sử dụng nước sông Đà.

Kết quả: Tất cả các mẫu nước trên đều đạt quy chuẩn về Styren, nhưng là chuẩn của VN. Một số người nghi ngờ, vụ nước sông Đà bị trộn khoảng 10m3 dầu thải, vừa xảy ra chưa đầy 2 tuần mà có thể được giải quyết nhanh như vậy. Có độc giả bình luận: “Đề nghị công khai công nghệ, biện pháp làm sạch bể chứa”.

nước sông Đà đạt chuẩn, Hà Nội yêu cầu thau rửa toàn bộ bể ngầm, VietNamNet đưa tin. UBND TP Hà Nội yêu cầu toàn bộ Ban Quản trị tòa nhà chung cư có dân ở, tòa nhà văn phòng, nhà riêng thuộc khu vực cấp nước của nhà máy nước mặt sông Đà ở các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất “tập trung thau rửa toàn bộ bể nước ngầm, bể nước chứa trên nóc nhà tại các tòa nhà hộ gia đình”.

Zing có clip tổng hợp về diễn biến vụ đổ dầu thải xuống nguồn nước sông Đà:

Zing có bài: Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, GĐ Trung tâm Công nghệ Môi trường, bình luận về rủi ro trong quản lý nguồn nước đô thị ở VN: “May cho chúng ta là dầu thải còn có màu, có mùi hắc. Giả sử có đối tượng xấu tấn công bằng chất độc không màu, không mùi, không vị, đổ thẳng vào đầu nguồn nước thì sẽ ra sao?”

Báo Giáo Dục VN dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng: Cần giám sát nước sinh hoạt vì sức khỏe học sinh. Nếu thật sự quan tâm đến sức khỏe học sinh nói riêng, trẻ em nói chung, thì chuyện giám sát phải được thực hiện từ ít nhất một tuần trước, cũng như xem lại tình hình tất cả các nguồn cung cấp nước cho thủ đô, vốn đang bị các thế lực “tư bản đỏ” thao túng, chứ không chỉ nguồn nước mặt sông Đà.

Mời đọc thêm: Người thứ ba nghi đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà ra đầu thú (TT). – Đối tượng “chủ mưu” đổ dầu thải gây “cuộc khủng hoảng” nước sạch sông Đà ra đầu thú (DT). – Đổ chất thải vào nguồn nước sông Đà: Lời khai sốc (ĐV). – Sốc: Dầu bẩn đổ vào nước sạch sông Đà được dùng để… bẫy chuột! (LĐ).

Nước sạch sông Đà, nước ăn hàng ngày – những “lỗ hổng chết người” (GT). Không để tái diễn “khủng hoảng” nước sạch (NLĐ). – Trại lợn khủng xả thải vào sông Đà: Kiểm tra toàn diện (ĐV). – Đừng để phải ăn bẩn, uống bẩn rồi… xét nghiệm miễn phí (HQ). – Starbucks tạm ngừng hoạt động một loạt cửa hàng tại Hà Nội do nguồn nước ô nhiễm (TQ). – Thêm 19 mẫu nước sạch Sông Đà có kết quả xét nghiệm đều đạt chuẩn về Styren (DS).

“Quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa

Ngày 19/10/2019, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ Quỹ đen ở Cục Đường thuỷ: Ba cựu lãnh đạo lĩnh 17 năm tù, báo Tiền Phong đưa tin. HĐXX đã tuyên án ông Trần Đức Hải, cựu Phó cục trưởng Cục đường thủy nội địa 6 năm tù; ông Phạm Văn Thông, cựu GĐ Ban quản lý dự án Cục Đường thuỷ nội địa 6 năm tù và ông Vũ Mạnh Hùng, cựu Quyền Trưởng phòng kế hoạch đầu tư Cục Đường thuỷ nội địa 5 năm tù.

Ông Hải bị xác định đã chỉ đạo ông Thông nhận tiền từ 14 người đại diện cho 16 nhà thầu để lập quỹ đen ở Cục Đường thuỷ nội địa. “Cả ba người sau đó đã bàn bạc với nhau để tiêu tiền. Ông Hải và ông Thông được xác định giữ vai trò chủ yếu, ông Hùng đóng vai trò đồng phạm. Ngoài ba cựu lãnh đạo nói trên, ông Hoàng Hồng Giang, đương kim Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa cũng bị Bộ GTVT kỷ luật khiển trách”.

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam có bài viết chỉ ra chuyện cố tình bỏ lọt tội phạm, để kẻ chủ mưu vụ tham nhũng ngân sách này thoát tội ngoạn mục: Trung tướng Trần Văn Vệ – đích nhắm quá chuẩn của tôi! Ông Nam đưa ra năm chứng cứ buộc tội cục trưởng Hoàng Hồng Giang mà ông đã bàn giao cho cơ quan điều tra, nhưng đã bị loại bỏ, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Ông Nam viết: “Thưa trung tướng Trần Văn Vệ. Tôi viết những dòng tâm sự này gửi đến anh, không phải muốn xử lý bằng được kẻ chủ mưu, vì sứ mệnh của tôi đã hoàn thành, tôi ngăn chặn được tham nhũng ở cục Đường thủy. Thâm tâm tôi cũng không muốn bắt ai đi tù cả. Ai sai với pháp luật thì họ sẽ bị xử lý, ai bao che cũng bị xử lý. Tôi viết gửi anh, cũng như cho toàn dân biết được bản chất thật của anh và các thuộc cấp, các anh được nhà nước trao quyền nhưng lại bẻ cong luật pháp. Nếu không có vụ của tôi, thì dân nhân cứ tin rằng các anh rất vất và ngày đêm chống tội phạm“.

Mời đọc thêm: Cựu Phó cục trưởng lợi dụng chức quyền, thu tiền tỷ trái quy định (VNN). – Thu “phế” nhà thầu, lập “quỹ đen”, nhóm cựu lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa hầu tòa (BVPL). – Vụ “quỹ đen” tại Cục Đường thủy nội địa: Cựu Phó Cục trưởng lĩnh án (Đấu Thầu). – Phạt tù nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa thu tiền trái quy định (Tin Tức). 

Ngập lụt ở Vinh: Thiên tai hay “nhân tai”?

Vụ TP Vinh ngập lụt lịch sử sau cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 14 đến 16/10/2019, báo Nghệ An đặt câu hỏi: ‘Cá Trung Long to, hay tính mạng, tài sản của dân to…?’ Người dân ở đây rất bất bình vì vụ ngập này phần lớn do nguyên nhân chủ quan là sự tắc trách của chính quyền địa phương: “Điểm đấu nối mương số 2 vào hồ Công viên Trung tâm bị hệ thống kè, lưới sắt, cột… ngăn trở, ùn tắc rác từ các nơi tràn về theo lũ, dẫn đến tiêu thoát nước chậm”.

Điểm cầu Nại đấu nối với hồ Công viên Trung tâm, chằng chịt các cọc chống sắt dẫn đến ách tắc, ùn ứ rác. Ảnh: Nhật Lân/Báo Nghệ An

Một người dân phân tích: “Năm 2017, chúng tôi đã thấy rõ những bất cập dẫn đến tình trạng lụt cục bộ ở nơi này. Trong những bất cập, có tình trạng vướng kè, cột chống, lưới sắt tại điểm đấu nối cống mương số 2 (mương cấp 1 của TP. Vinh) với hồ Công viên Trung tâm. Việc cho người ta thuê hồ, dựng cọc, chặn lưới sắt để nuôi cá như vậy là hết sức bất hợp lý, vì vậy đã có đơn kiến nghị gửi lên phường, lên thành phố, nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không hiểu cá Trung Long to hay tính mạng, tài sản của dân to…”.

Cho đến sáng 19/10, rác thải khắp nơi trôi về vẫn ngập trên tuyến kênh cầu Nại. Ảnh: CTV của Báo Nghệ An

Mời đọc thêm: Thành phố Vinh ngập nặng (VNE). – TP Vinh ngập cả mét nước trong đợt mưa như trút, giao thông tê liệt (Zing). – Lý giải nguyên nhân Thành phố Vinh ngập lụt chưa từng có (NA). – Sau ngập lụt, dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh ở Vinh (VN Biz).

Gian lận thi cử

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Tại sao chưa cán bộ nào có con được nâng điểm thi từ chức để nêu gương? Bởi vì VN sau năm 1975, dưới sự lãnh đạo “tài tình” của “đảng ta”, không còn cái gọi là “văn hóa từ chức”. Trong chế độ độc đảng, mọi quan chức, cán bộ đều dùng mọi thủ đoạn để giữ ghế của mình, nhân dân bị gạt ra rìa, lòng tự trọng và danh dự trở thành khái niệm xa xỉ đối với lãnh đạo đảng và nhà nước.

Hơn nữa, chắc chắn không phải chỉ đến năm 2018 gian lận thi cử mới diễn ra và chắc chắn cũng không chỉ diễn ra ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chuyện quan chức dùng thủ đoạn để đưa các “hạt giống đỏ” của họ vào bộ máy nhà nước thường được kể trong các gia đình đảng viên. Bây giờ các cán bộ nâng điểm ở các tỉnh miền Bắc có lý do khi nghĩ rằng, tại sao họ phải từ chức khi họ chỉ làm giống như các thế hệ cán bộ trước đó?

Mời đọc thêm: Xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La: Không có chuyện nhờ vả nâng điểm mà chỉ nhờ xem điểm? (VTV). – Ông Sử, ông Quý nói dối như cuội (GDVN). – Nguyễn Thanh Hoài nói lời ‘gan ruột’ vụ gian lận điểm thi Hà Giang (TTTT). –  Gian lận thi cử Hà Giang: Chờ đợi bản án nghiêm minh (VTC). – Những mâu thuẫn trong lời khai của bà Triệu Thị Chính trước Tòa (GDVN).

Tin giáo dục

Vụ  Hiệu Phó Trường Tiểu học Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nghiện ma túy và xin thôi chức để cai nghiện, báo Giáo Dục VN có bài: Chia sẻ nhói lòng và khát khao làm lại cuộc đời của Hiệu phó lỡ dính vào ma túy. Bài báo tìm cách nói đỡ cho Hiệu Phó L.K.V mà không nghĩ rằng: Nếu ông V thật sự còn lương tri nhà giáo, sao ông không từ chức ngay khi bị “lôi kéo” vào con đường nghiện ngập, mà đợi đến 2 năm sau?

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hiệu trưởng trường mầm non xài bằng tốt nghiệp THPT giả. Vụ việc xảy ra ở Trường mẫu giáo xã Lơ Ku, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Đến ngày 18/10, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai xác nhận, lãnh đạo trường này đã ký quyết định thu hồi bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính của bà Hoàng Thị Huệ, Hiệu trưởng trường mẫu giáo nói trên. Bà Huệ đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để làm hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị – hành chính vào ngày 17/4/2013, hệ tại chức.

Mời đọc thêm: Hiệu phó xin nghỉ đi cai nghiện: Tâm trạng rụt rè (ĐV).  – Xử lý nghiêm các sai phạm kéo dài tại Trường đại học Điện lực (ND). – Ngán ngẩm với bản tường trình của giáo viên ném vở học sinh  Hải Phòng lấy ý kiến người dân về miễn học phí cho học sinh các cấp học (DNVN). – Camera trong trường, lớp học: Quan trọng là tâm người thầyCamera trong trường, lớp học: Nhu cầu phụ huynh và tâm tư người thầy (GDTĐ).

Phụ huynh phải đóng tiền… hỗ trợ xăng xe cho giáo viên (VNN). – Phụ huynh: ‘Học tốt là đủ, dạy học sinh, sinh viên khởi nghiệp làm gì?’ (TT). – Thương học trò, anh công nhân mở lớp dạy miễn phí, quên cả hạnh phúc riêng tư (VNN). – Thiếu trung thực, cô hại trò hại cả mình (GDVN).

***

Tin Hồng Kông: Hồng Kông : Hơi cay và vòi rồng đối phó biển người biểu tình phẫn nộ (RFI). – Người biểu tình ở Hồng Kông tuyên bố không tuân thủ lệnh cấm (TN). – Bất chấp lệnh cấm, giới lãnh đạo đấu tranh Hồng Kông kêu gọi dân xuống đường (NV). – Lãnh đạo biểu tình Hong Kong kêu gọi tuần hành bất chấp nguy cơ bị bắt (VOA). – Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông (RFI). – Người Mỹ biểu tình chống Trung Quốc tại trận đấu bóng rổ NBA (BBC). – Ngành du lịch Hong Kong khốn đốn vì biểu tình (VOA).

***

Chính trường Mỹ: Chính trường Mỹ: Bị đàm tiếu, ông Trump hủy tổ chức G7 ở resort của mình (TT). – Trump: khu nghỉ dưỡng Doral sẽ không còn tổ chức G-7 (Cali Today). Trump vượt xa Obama về tốc độ ban hành sắc lệnh hành pháp (VOA). – Cuộc đối đầu giữa ông Trump và các cựu tướng lĩnh (TT). – Cuộc điều tra email bà Clinton không tìm thấy bằng chứng cố tình vi phạm (VOA). – Ông Trump thừa nhận có cảm tình với người Nga (VTC). – Đánh thuế người giàu Mỹ: Cử tri không có tác động nhiều (BBC).

***

Căng thẳng Trung Đông: Lãnh đạo Nga – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “định đoạt” số phận người Kurd, Syria (VOV). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ mục tiêu đàm phán với Nga về Syria (VTC). – Báo Nga: Ông Putin “trúng xổ số” khi Mỹ rút quân khỏi Syria (LĐ). – Tổng thống Nga điện đàm với Thủ Tướng Đức về tình hình Syria (VOV). Thổ Nhĩ Kỳ muốn quân chính phủ Syria rút khỏi biên giới (TN). – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa ‘nghiền đầu’ binh sĩ người Kurd ở Syria (Zing). – Chiến sự Syria: Lãnh đạo người Kurd muốn Mỹ cân bằng ảnh hưởng của Nga (VTC).

Nancy Pelosi bất ngờ tới Jordan bàn về vấn đề SyriaDân biểu Justin Amash phản đối Trump khi đưa quân từ Syria sang Iraq (Cali Today). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ tới Afghanistan (Tin Tức). – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Mỹ giữ lời hứa về Syria (VOV). – Người Kurd ở Syria nối lại chiến dịch quân sự chống IS (ND). – Ngừng bắn ở miền Bắc Syria: Mỹ đang ép đồng minh người Kurd đầu hàng? — Người Kurd rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Ras al-Ayn, Syria — NATO thành lập Trung tâm giám sát hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria (VOV). – Pakistan-Ấn Độ nã súng nghiêm trọng tại biên giới Kashmir (PLTP).

***

Thêm một số tin:  ‘Ngắm’ những dự án sai phạm Thanh tra Chính phủ ‘điểm mặt’ tại Sơn Trà (TT). – Bí thư Thành Ủy mơ mộng biến Sài Gòn thành ‘trung tâm tài chính châu Á’ (NV). – Biển quảng cáo ngôn từ tục tĩu ở TP.HCM: Khi thông điệp gây sốc trở thành “gậy ông đập lưng ông” (ĐSPL). – Duyệt siết nội, lỏng ngoại: Ròm chưa cấp phép, Everest cài cắm ‘đường lưỡi bò’ (TT). – Đi tìm một chữ bị xóa trên tấm bia cổ (Đà Nẵng). – Cụ ông 84 tuổi bị thanh niên nghi ngáo đá sát hại, móc mắt (TT).

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

Bản tin ngày 19-10-2019

Tin nhân quyền

Chuyện ở Long An: Vợ chồng thương binh già 12 năm ròng rã “đội đơn” đòi đất, theo báo Pháp Luật Plus. Đó là trường hợp vợ chồng bà Nguyễn Thị Niêu và ông Tô Văn Trạng ở xã Mỹ Quý Tây, Huyện Đức Huệ. “Do trước đây vợ chồng bà phải mưu sinh ở xa nên bị vợ chồng bà Mai Thị Gái và ông Đỗ Văn Tân sống liền kề mảnh đất chiếm giữ trái phép cất nhà, cất chuồng bò và canh tác trên mảnh đất đó suốt nhiều năm nay”.

Bản tin ngày 18-10-2019

Vụ bán nước kèm khuyến mãi dầu nhớt cho dân Hà Nội

Diễn biến mới vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Khởi tố vụ án hình sự tội gây ô nhiễm môi trường, VOV đưa tin. Ngày 16/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, liên quan đến hành vi đổ trộm dầu thải khiến Nhà máy nước mặt sông Đà bị ô nhiễm dầu và gây khủng hoảng nước sạch cho hàng vạn người dân thủ đô Hà Nội.

Thứ trưởng Lê Hải An qua đời do vô ý té lầu hay bị ai hãm hại?

BTV Tiếng Dân

18-10-2019

VOV đưa tin: Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Lê Hải An tử vong do ngã từ tầng cao. Sáng 17/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đột ngột tử vong do ngã từ tầng cao xuống. “Nguồn tin cho biết, ông An ngã từ tầng 8 của một tòa nhà tại trụ sở Bộ GD-ĐT. Khu vực này đã bị phong tỏa và lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc”.

Bản tin ngày 17-10-2019

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Tín đồ PGHH thuần túy Nguyễn Hoàng Nam tuyệt thực trong trại Xuân Lộc. Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tù nhân lương tâm theo đạo Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, xác nhận với gia đình là ông đang tuyệt thực từ ngày 11/10/2019 đến nay. Lý do: Ông bị cán bộ quản giáo trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chuyển ông đến ở với những người tù nghiện ma túy.

Tin Biển Đông: Việt Nam sẽ đối thoại với Trung Quốc, rồi hợp tác, khai thác trên Biển Đông?

BTV Tiếng Dân

17-10-2019

VOA có bài: Trung Quốc kêu gọi Việt Nam đối thoại về Biển Đông. Báo South China Morning Post trích lời Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao TQ, nói tại cuộc họp báo vào hôm thứ Tư 16/10 rằng “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”.

Bản tin ngày 16-10-2019

Chống tham nhũng

VOV có bài: Tham nhũng trong cơ quan chống tham nhũng là hiện tượng có thật. Trong phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/10, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải thừa nhận vấn nạn tham nhũng ngay trong cơ quan chống tham nhũng:

Vụ dân Hà Nội xài nước bẩn: Vô trách nhiệm với dân!

BTV Tiếng Dân

16-10-2019

Mặc dù vụ việc diễn ra từ ngày 10/10, mãi đến chiều 15/10, những người có trách nhiệm mới chịu khuyến cáo người dân không sử dụng nước Sông Đà nhiễm bẩn để nấu ăn, uống. Cũng may là nguồn nước bị nhiễm dầu, chứ nhiễm chất độc xyanua thì không biết bao nhiêu dân đã bỏ mạng trước khi nhận được khuyến cáo của các cơ quan hữu trách Hà Nội.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Tin Biển Đông

Trưa ngày 15/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ 14 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 15 thuộc khu vực khảo sát IV vào lúc 9h41’ sáng 15/10/2019. Đường khảo sát thứ 15 này nằm giữa 2 vĩ tuyến N 13° và N 14° và nằm ở vị trí ngang với TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Bản tin ngày 15-10-2019

Ông Đức Đam thay bà Kim Tiến ở Ban cán sự Đảng Bộ Y tế

Sáng 14/10/2019, nhận quyết định của Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, VnExpress đưa tin. Ông Đam trở thành người phụ trách và điều hành công việc chung của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với Bộ này theo quy định của đảng CSVN. Điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thôi chức vụ Đảng ở Bộ Y tế, theo báo Dân Việt.

Tin môi trường: Đủ các loại ô nhiễm, dân sống ra sao?

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Ô nhiễm nguồn nước

Về nguồn nước cung cấp cho cư dân ở các quận tại Hà Nội có mùi lạ, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã bước đầu xác định nguyên nhân khiến nước sạch có mùi lạ ở Hà Nội, trang Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TN&MT sáng 14/10, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thừa nhận:

Tin nhân quyền: Thanh bị tội hiếp dâm, Hiến tội tử hình và lực lượng TNXP gây ra nỗi kinh hoàng cho dân

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Đúng như dự đoán của nhiều người, dàn đồng ca báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin về “đối tượng Nguyễn Văn Thanh” hiếp dâm trẻ em. Báo Người Lao Động có bài: Rủ nhậu xong, thanh niên dụ thiếu nữ vào quán karaoke hiếp dâm. Báo Dân Trí đưa tin, Quảng Bình: Rủ bé gái vị thành niên hát karaoke rồi dùng vũ lực để hiếp dâm. Báo Người Đưa Tin viết: Bắt khẩn cấp nam thanh niên hiếp dâm cô gái chưa đủ 16 tuổi tại quán karaoke

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách bờ biển Việt Nam khoảng 110 km

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Tối ngày 14/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 13 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14. Lúc 14h32’ giờ chiều 14/10, tàu Hải Dương 8 đã bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 14, trong vùng khảo sát thứ 4 ở vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam. Khoảng cách giữa điểm cực Tây của đường khảo sát 14 này đến mũi Đại Lãnh là 60 hải lý, nghĩa là chỉ khoảng 110 km.

Bản tin ngày 14-10-2019

Hiệp sĩ xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm

Báo Lao Động đưa tin: “Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải nộp đơn xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm. Chiều 13/10, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xác nhận: Ông Nguyễn Thanh Hải, một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình đội “hiệp sĩ” để sau này tỉnh Bình Dương ra quy chế thành lập Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, đã nộp đơn xin ra khỏi câu lạc bộ này.

Tin nhân quyền: Nợ luật biểu tình và luật về hội; dàn dựng bắt người vô tội

BTV Tiếng Dân

14-10-2019

Tiếp tục nợ dân luật biểu tình và luật về hội

Báo Thanh Niên đưa tin: Chưa ban hành luật về Hội, luật Biểu tình là ‘tồn tại‘ khi thi hành Hiến pháp. Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội, tổng kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013. Báo cáo cho biết, QH còn nợ 21 dự án luật, trong đó có luật về Hội, luật Biểu tình… Luật biểu tình là món nợ khó đòi, kể từ khi Hiến pháp ra đời năm 1946 đến nay, Quốc hội CSVN nhất quyết không ban hành luật biểu tình, mà cũng không nói rõ là họ không muốn ra luật này, chỉ khất nợ hết kỳ họp này đến kỳ họp khác.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quấy phá, ông Trọng bảo vệ chủ quyền bằng… cái miệng!

BTV Tiếng Dân

14-10-2019

Hải Dương 8 đang ở đâu? Ông Phạm Thắng Nam cho biết: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 12 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát 13. Lúc 16h10’ chiều hôm qua, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 12 và bắt đầu quay đầu để thực hiện đường khảo sát thứ 13, thuộc vùng khảo sát 4.

Bản tin ngày 12-10-2019

Tướng Nguyễn Từ Huấn, Phó Đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên

Theo trang web của Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ (NAVSEA) đưa tin, trưa hôm qua, Phó Đô Đốc Thomas Moore, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ, chủ trì buổi lễ gắn lon và vinh thăng Phó Đề đốc cho tướng Nguyễn Từ Huấn. Ông Huấn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên làm Phó Đề đốc trong Hải quân Mỹ.

Buổi lễ được tổ chức long trọng tại Viện Bảo tàng và Trung tâm Di sản Hải quân Hoa Kỳ (US Navy Memorial and Heritage Center) ở Washington, D.C. Phó Đô Đốc Thomas Moore phát biểu: “Hôm nay chúng tôi sẽ chào đón sĩ quan Hải quân Mỹ gốc Việt đầu tiên được thăng hàm cấp tướng. Và đó là một sự kiện trọng đại”.

Tân Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn (trái) và Phó Đô Đốc Thomas Moore. Nguồn: NAVSEA

Ông Nguyễn Từ Huấn là người duy nhất sống sót trong đợt Việt Cộng sát hại cả gia đình ông hồi Tết Mậu Thân. Bố ông là Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn (sau khi chết được thăng hàm đại tá), cùng mẹ và năm người anh, chị, em, cậu ruột của ông Tuấn đã bị Nguyễn Văn Lém (tức Bảy Lốp) giết chết.

Cậu bé Huấn khi đó mới 9 tuổi, đã được gia đình người chú và thím là ông Nguyễn Tú và bà Kim Chi cưu mang. Đến năm 1975, ông cùng gia đình người chú sang Mỹ định cư.

Mời xem clip của VOA: Cộng đồng Việt tại Mỹ tự hào có thêm một vị tướng Hải quân:

Mời đọc thêm: Nguyễn Từ Huấn trở thành phó đề đốc Mỹ gốc Việt đầu tiên (BBC). – Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn ‘hân hạnh là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ’ (VOA). – Tướng Nguyễn Từ Huấn – phó đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên (NV). – Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị thảm sát trong Biến cố Mậu Thân (RFA). Clip: Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt tri ân bố mẹ bị thảm sát Mậu Thân 1968 (RFA).

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Tù chính trị Nguyễn Ngọc Ánh ‘bị đánh đến bất tỉnh trong tù’. Ông Ánh quê ở Bến Tre, là một nhà hoạt động môi trường, đã bị bắt hồi tháng 6/2019 và bị kết án 6 năm tù, 5 năm quản chế, tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, hiện đang bị hành hạ trong tù.

Ngày 11/10, bà Nguyễn Thị Châu, vợ ông Ánh cho biết: “Hồi sáng tôi lên đến trại tạm giam là 9 giờ kém, đến 9 giờ hai mẹ con được mời vô gặp bố. Vừa ngồi xuống thì tôi thấy chồng đi ra mà anh đi không nổi, một chân đi một chân lết mà tay anh lại chống lên cái chân đứng trụ”. Bà Châu dẫn lời chồng cho biết, chồng bà đã bị nhốt chung với tù hình sự và bị chúng đánh đập.

Bà Châu kể: “Sau đó chồng tôi xin được thăm khám thì ở trại người ta không cho. Họ cũng không bắt tù hình sự kia đi kỷ luật hay khởi tố gì hết mà bắt chồng tôi đi ra ở một phòng như biệt giam. Không cho nước sôi, không cho đọc báo, không cho xem TV, không cho nghe đài gì hết. Chỉ quanh quẩn ở phòng đó. Trong khi đó anh bị đau, đi không được, tức là anh ấy không tự vệ sinh cho mình được mà anh ấy phải chịu đựng như vậy”.

Chuyện xảy ra ở xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, Long An: Trưởng công an xã nổ súng, đạn xuyên thủng bụng người dân, theo báo Thanh Niên. Ngày 11/10, ông Trần Văn Trước, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh xác nhận, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đang trực tiếp thụ lý điều tra vụ ông Trần Văn Công bị công xã bắn. Vụ việc xảy ra vào chiều 4/10, tổ Công an xã Nhơn Hòa Lập tuần tra trên tuyến kênh Thanh Niên, do thiếu tá Đặng Văn Em chỉ huy, cùng 2 công an viên tham gia, thì phát hiện xuồng của ông Công chích điện bắt cá. 

Phía công an khẳng định họ chỉ bắn “chỉ thiên” nhưng nạn nhân đã bị trúng đạn vào bụng! “Vào thời điểm xảy ra vụ việc, dù phát hiện có người trúng đạn nhưng xuồng máy của công an xã vẫn rời hiện trường, không hỗ trợ đưa nạn nhân đi bệnh viện”.

Ông Công được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và vết thương do bị đạn bắn (ảnh nhỏ). Ảnh: Khôi Nguyên/TN

Mời đọc thêm: Công an phường, xã lạm quyền: Xịt hơi cay và bắn người trọng thương (NV). – Long An: Xác minh vụ trưởng công an xã bắn dân bị thương (PT). – Trưởng công an xã truy đuổi, nổ súng, một người dân trúng đạn (GT). – Trung Quốc yêu cầu người dùng internet phải cung cấp hình ảnh khuôn mặt (RFA).

Lại trả bọn xấu về với dân

Ngày 11/10/2019, Ban Chấp hành Trung ương CSVN khai trừ Đảng hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn liên quan vụ AVG, Viet Times đưa tin. Gần 8 tháng sau khi hai cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khởi tố, tạm giam, hôm qua, tại Hội nghị Trung ương thứ 11, BCH Trung ương đã ra quyết định trên.

Trước đó, tại kỳ họp 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hồi cuối tháng 9/2019, cơ quan này đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với các ông Son và Tuấn. Phe “đốt lò” đang xoáy vào chi tiết ông Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ 3 triệu Mỹ kim của cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ.

Nhà báo Mạnh Quân than phiền: “Một ông sư dâm đãng, hủ hóa thì cũng bỏ chùa, hoàn tục về làm dân. Một cô chân dài giả mạo bằng cấp của người khác, vào làm hẳn ở Tỉnh ủy, bị phát hiện, lại xin nghỉ về làm dân. Hai ông cựu Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, bị cách hết chức vụ, đuổi khỏi đội ngũ của Đảng, cũng cho làm dân… Nhiều lắm. Ô hay. Thế ra nhân dân, quần chúng chúng ta là thùng nước gạo à? Cứ tham ô, hủ hóa, láo toét… là trút hết vào đấy, lại cho về làm dân hết cả“.

Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị khai trừ khỏi Đảng (TTXVN). Khai trừ Đảng với ông Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son (PLTP). – 2 cựu lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông bị khai trừ đảng (RFA).

Tạp chí Luật sư Việt Nam bị đình bản và phạt 50 triệu

VOA đưa tin: Tạp chí bị đình chỉ hoạt động vì ‘thông tin sai’ về biệt phủ tướng công an. Cục Báo chí VN vừa quyết định tước giấy phép hoạt động 2 tháng và phạt 50 triệu đồng đối với tạp chí điện tử Luật Sư Việt Nam, với lý do “thông tin không đúng sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng”, sau khi tờ báo này đăng bài “Biệt phủ lấn sông”, đề cập đến tư dinh của gia đình Thiếu tướng Công an Đỗ Hữu Ca, cựu GĐ Công an TP Hải Phòng.

Đó là bài báo: Biệt phủ “lấn sông” của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP. Hải Phòng, hiện vẫn còn trên trang Tạp chí Luật sư. Theo bài báo, phóng viên đã gặp người dân địa phương nơi biệt phủ tọa lạc, cũng như gặp đại diện chính quyền xã Kênh Giang, họ đã xác nhận công trình này đúng là của gia đình Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Trang này cũng có clip ghi lại cảnh “Biệt phủ “lấn sông” của nguyên Giám đốc Công an TP. Hải Phòng“:

Xin được nhắc lại, năm 2012, ông Đỗ Hữu Ca khi còn là đại tá, đã chỉ huy thực hiện “trận đánh đẹp” vào gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trong vụ án cưỡng chế đất đai nổi tiếng ở Tiên Lãng, Hải phòng. Sau khi chỉ huy thực hiện “trận đánh đẹp”, san phẳng nhà dân, Đỗ Hữu Ca đã được phong tướng!

Mời đọc thêm:  Tạp chí Luật sư Việt Nam Online bị đình bản 2 tháng (RFA). – Đưa tin sai về biệt phủ của tướng công an, tạp chí bị phạt 50 triệu (Zing). – Đưa tin sai sự thật về Tướng Đỗ Hữu Ca, tạp chí Luật sư Việt Nam bị tước giấy phép hoạt động (VTC).

“Nữ điệp viên” ở Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk

Báo Tiền Phong có bài: Thêm thông tin vụ nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân. Theo lời tự khai và bản tường trình viết ngày 12/9 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), cũng như Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho báo chí biết, từ năm 1997 đến năm 1999, bà Ái Sa (giả) đã lấy chồng, sinh sống với gia đình nhà chồng tại đường Thăng Long, thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng trong tàng thư lưu tại Công an TP Buôn Ma Thuột, bà Ái Sa (giả) lại khai: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk.

“Giấy chứng nhận chuyển đi” số 519 vào ngày 6/2/2002 ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được “giải quyết nhập theo chồng”  từ xã Ea Na huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường Tự An- TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký con dấu của đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Nguồn: TP

Báo chí càng phanh phui, càng cho thấy sự phức tạp của “quy trình” đánh tráo nhân thân của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), là người đã giấu kín họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm trong suốt 20 năm “để thăng tiến và được đặt vào vị trí lãnh đạo một phòng trong Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Qua đó có thể thấy sự tắc trách không chỉ của Tỉnh ủy Đắk Lắk mà còn của các cơ quan công quyền đã tiếp tay làm giấy tờ cho bà Ái Sa (giả). 

Infonet đặt câu hỏi về vụ nữ trưởng phòng Ái Sa dùng bằng cấp 3 giả: Trường Đại học có phải chịu trách nhiệm? Vụ bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) dùng bằng cấp 3 tên của chị gái để đi học trung cấp và học lên thạc sĩ, sau giữ chức Trưởng phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho thấy vấn đề trách nhiệm của trường trung cấp kế toán.  

ThS Lê Thị Loan, cựu Phó trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục chỉ ra, về mặt quy trình tuyển sinh sinh viên ở trường trung cấp: “Thông thường thí sinh không cần phải thi mà chỉ cần xét học bạ cấp 3 và các giấy tờ cần thiết như bằng tốt nghiệp cấp 3, chứng minh thư nhân dân…đủ điều kiện là có thể vào học”

Mời đọc thêm: Nữ trưởng phòng mạo danh: Ai hỗ trợ bà ‘Ái Sa’ giả vào cơ quan Tỉnh ủy? (TP). – Nữ trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk lấy bằng đại học và thạc sĩ ở đâu? (VTC). – Đại học Đà Nẵng lên tiếng về bằng cấp nữ Trưởng phòng đánh tráo thân phận (VOV). – Bố chồng bà Ái Sa là nguyên Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk (VNN).

Để cho “đảng và nhà nước lo”, đến nước sạch cũng không có xài

VnExpress đưa tin: Hàng nghìn hộ dân hoang mang vì nước sạch có mùi lạ. Người dân ở các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… phản ánh, từ ngày 10/10, nước sạch sông Đà có mùi rất khó chịu, khi nước chảy ra từ vòi có mùi hôi khen khét, rất khó ngửi. Bà Vũ Hiền ở Nam Từ Liêm cho biết: “Tôi đánh răng mà cảm giác cứ buồn nôn. Thậm chí, tay được lau sạch sẽ vẫn không hết mùi“.

BQL chung cư HUD3 Linh Đàm mua nước sạch để cung cấp cho cư dân. Ảnh: VNN

Báo Dân Việt có bài: Người dân Thủ đô phát hoảng khi nước sinh hoạt có mùi lạ. Bà Vũ Thu Hồng, ở phường Nhân Chính, cho biết: “Khi xả vòi nước thì chúng tôi thấy nước vẫn trong nhưng có mùi hôi nồng nặc, rất khó ngửi, vừa quyện mùi hóa chất vừa có mùi khét nồng. Nếu đưa nước lên mũi ngửi sẽ thấy rất rõ. Hiện tại, gia đình tôi cũng như nhiều người dân khác đang bất an, lo lắng không rõ vì sao nước lại như vậy”.

Phía cung cấp nước, ông Vũ Đức Toản, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, khẳng định, nhà máy nước sạch sông Đà đang vận hành bình thường, theo đúng quy trình “đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế“.

Văn bản thông báo của đơn vị cấp nước. Ảnh: VNN

Mời đọc thêm: Đến giờ cơm tối, dân Hà Nội xếp hàng dài hứng nước nấu ăn (VNN). – Nước sinh hoạt có mùi khét khó chịu, hàng vạn cư dân chung cư ở Hà Nội lo lắng (TTT/ Kênh 14). – Nhiều khu dân cư ở Hà Nội hoang mang vì nước máy có mùi nhựa cháy (TT). – Hà Nội: Nước sinh hoạt nồng nặc mùi lạ, hàng ngàn người dân Thủ đô lo lắng (Infonet). – Dân Hà Nội đồng loạt lên Facebook than nước có mùi lạ (PLTP).

Mã Pì Lèng

Vụ ‘khỏa thân vì Panorama Mã Pì Lèng’ lên báo nước ngoài, theo báo Thanh Niên. Vụ blogger Hiếu Orion cùng 3 ông đực rựa khác đã khỏa thân, chạy xe máy phân khối lớn đến thẳng công trình Panorama Mã Pì Lèng, các báo nước ngoài như như SBS News, Sportskhan, Yonhap News… đều có bài viết và hình ảnh về mấy ông trần như nhộng này. 

Theo bài báo, các độc giả người Hàn Quốc tỏ ra khó hiểu trước hành động của nhóm Hiếu Orion. Một số bình luận: “Cách này thì liên quan gì đến bảo vệ môi trường nhỉ?”, “Làm sao mà dám lên tiếng kêu gọi bảo vệ môi trường khi đi xe xả khói ra như thế?”, “Tôi cảm thấy nực cười”…

Mời đọc thêm:  Đừng phung phí nguồn lợi di sản Mã Pì Lèng (TT). – “Khỏa thân” vì môi trường – “Lệch” từ đời thực tới hành vi (RFA). – Nhóm đàn ông khỏa thân ở Mã Pì Lèng bị báo chí Hàn Quốc chỉ trích (PNTP). – Tiến sĩ Đoàn Hương: Khoả thân trên Mã Pí Lèng là hành động vô văn hóa, cần bị nghiêm trị (DV). – Mặc đề nghị dỡ bỏ, Mã Pì Lèng Panorama bất ngờ phủ sơn xanh lá (TT).

Tin môi trường

Bộ Tư pháp lên tiếng về việc dùng số liệu cũ từ 2005 để báo cáo Quốc hội, báo Người Lao Động đưa tin. Toàn bộ thông cáo của Bộ Tư pháp không nói, có hay không chuyện sử dụng số liệu từ năm 2005 cho báo cáo 2019 gửi Quốc hội, mà chỉ nói rằng: “Trân trọng cảm ơn sự góp ý kịp thời và đầy trách nhiệm của các cơ quan báo chí, Bộ Tư pháp sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến này trong quá trình hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ về thi hành Luật Thủ đô trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8”.

Zing dẫn lời đại diện WHO: Ô nhiễm là sự thật, Việt Nam cần có biện pháp cứng rắn. Ông Kidong Park nhận định: “Tôi phải rất cẩn trọng khi đề cập đến việc so sánh mức độ ô nhiễm giữa các thành phố, nhưng các bạn cần nhìn nhận thực trạng chất lượng không khí ở Hà Nội đang xấu đi trong vài năm gần đây. Và giờ là lúc chúng ta cần có các hành động cứng rắn”

Ông Park chia sẻ: “Việc sử dụng than cũng không phải chỉ để phục vụ nhiệt điện, theo tôi được biết, người dân Việt Nam còn dùng than để đun nấu. Nếu loại bỏ được việc dùng than trong hoạt động gia đình cũng sẽ cắt giảm được một lượng phát thải gây ô nhiễm không khí”. Tiếc là tư duy dùng than đã ăn sâu vào những người Việt xem tiền hơn mạng người, vì than là nhiên liệu rất rẻ, từ lâu đã được các quán cơm từ Bắc vào Nam lựa chọn.

Mời đọc thêm: Bãi rác ở Hội An chất thành núi, hôi thúi khủng khiếp (TT). – Bộ Tư pháp lên tiếng về dùng số liệu cũ trong báo cáo gửi QH (PLTP). – Bộ Tư pháp thừa nhận đưa số liệu ô nhiễm ‘cũ rích’ từ 2005 vào báo cáo gửi Quốc hội (TT). – Chính Airvisual đã tự dừng hoạt động tại Việt Nam? (TT).

Tin giáo dục

Báo Giáo Dục VN đưa tin: Sau tố cáo tại trường Tiểu học Xuân Khanh, phụ huynh bị xã hội đen đe dọa. Đơn thư của phụ huynh T.T.N gửi báo GDVN và chính quyền địa phương, nêu đích danh Hiệu trưởng Trần Thị Hải Yến và Hiệu phó Trần Thị Hương Giang. Theo đơn tố cáo, 2 bà này đã tự ý bán cây trong trường mà không thông qua bất kỳ cuộc họp nào, trong khi đó là cây của phụ huynh góp tiền trồng lấy bóng mát cho học sinh và bảo vệ môi trường.

Hành động tự ý bán cây này khiến nhiều phụ huynh lo lắng đến sức khỏe học sinh bởi khuôn viên trường Tiểu học Xuân Khanh gần bãi rác Xuân Sơn. Phụ huynh T.T.N cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo, đã bị một số đối tượng lạ mặt có thân hình bặm trợn đến tận nơi ở, có lời lẽ đe dọa.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Gắn camera, lớp học thành ‘nhà tù’ không song sắt? Đây là dạng đánh tráo khái niệm quen thuộc mà các tuyên truyền viên thường đặt ra để phản đối chuyện đặt camera trong nhà trường, dù các đoạn clip từ camera đã trở thành bằng chứng quan trọng, tố cáo nhiều vụ bạo hành học sinh.

Nếu muốn nói về nhà tù trong trường học, thì cái kiểu bắt ép học sinh phải học lịch sử một chiều, phải tôn vinh những kẻ đã tràn xuống từ miền Bắc, nã súng vào đồng bào miền Nam… đó mới là nhà tù. Kiểu ép học bằng cách phủ nhận các ý kiến đối lập được duy trì từ bậc tiểu học, đến tận các cấp giáo dục sau đại học, chính là biểu hiện của sự áp đặt cho học sinh, sinh viên, như trong nhà tù.

Mời đọc thêm: Giáo viên bất ngờ trước thư xin lỗi của phụ huynh (VNE). – Xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường thì lạm thu mới chấm dứt được (GDVN).  – Lắp camera trong lớp học lợi cho an ninh, hại cho tâm lý cả thầy và trò (GDVN). – Chín kiểu phụ huynh khiến giáo viên mệt mỏi (VNE). – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đào tạo thạc sĩ chưa đúng quy định (GDVN). – Hiệu trưởng trường tiểu học bị giáng chức (VNE).

Tin Hồng Kông

BBC đưa tin: Apple bị cho là gỡ bỏ ứng dụng định vị cảnh sát vì áp lực Bắc KinhThượng nghị sĩ Mỹ, ông Rick Scott bình luận: “Quyết định tuân thủ của Apple đối với các yêu cầu của Cộng sản Trung Quốc không thể chấp nhận được… Đặt lợi nhuận lên trên quyền con người và nhân phẩm của người dân Hong Kong là sai. Không có nếu hay nhưng gì hết về điều này”.

Charles Mok, một nhà lập pháp Hong Kong bình luận về vai trò của ứng dụng HKmap.live vừa bị gỡ bỏ: “Thông tin do người dùng tạo ra được chia sẻ bằng HKmap.live trên thực tế giúp người dân tránh các khu vực mà người đi bộ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tội phạm nào có thể phải chịu sự tàn bạo của cảnh sát, mà nhiều tổ chức nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã quan sát”

Kênh CNA có clip: Hong Kong chuẩn bị cho một đợt biểu tình vào cuối tuần.

Mời đọc thêm:  Google gỡ bỏ game về người biểu tình Hong Kong (BBC). – Cảnh sát Hong Kong mua bình hơi cay có tác dụng mạnh hơn từ Trung Quốc (RFA). – Hồng Kông lại chuẩn bị hàng loạt cuộc biểu tình cuối tuần (RFI). – Hơn 40% người Hồng Kông muốn di cư (PNTP). – Đài Loan bác đề xuất ‘Một quốc gia, hai chế độ’ do Trung Quốc đề nghị (TT).

***

Giải thưởng Nobel năm nay: Liệu Greta Thunberg có đoạt giải Nobel Hòa Bình? (BBC). – Nhà lãnh đạo trẻ nhất châu Phi, 43 tuổi, giành giải Nobel Hòa bình 2019 (DT). – Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed được giải Nobel Hòa Bình 2019 (BBC). – Thủ tướng Ethiopia giành giải Nobel hòa bình vì giải quyết xung đột ở Eritrea (VOA).

Bất ngờ Nobel văn chương (TN). – Truyện của 2 tác gia vừa đoạt Nobel Văn chương đã được dịch ở Việt Nam (TT). – Tranh cãi vì nhà văn người Áo Peter Handke giành giải Nobel Văn học (VNN). – Giải Nobel Văn chương: Lựa chọn an toàn (NĐT). – Từ nhà nghiên cứu ‘lập dị’ đến chủ nhân Nobel Vật lý 2019 (TP). – Chủ nhân giải Nobel Vật lý 2019: Đến sống ở các hành tinh khác là chuyện ‘điên rồ’ (VN&TG). – Nguyễn Đức Dũng – Nobel Vật Lý 2019: Những câu chuyện (KH).

***

Căng thẳng Trung Đông sau khi Mỹ rút quân khỏi Bắc Syria: Hỗn loạn ở Trung Đông, máy bay lạ ném bom binh lính Iran gần biên giới Syria – Iraq (Infonet). – Tàu dầu Iran trúng hỏa tiễn ngoài khơi Saudi Arabia, Trung Đông căng thẳng (NV). – Trung Đông lại dậy sóng khi tàu dầu Iran bị tấn công (TQ). – Mỹ rút quân: Lò lửa Trung Đông lại nóng rực – Thổ Nhĩ Kỳ “vui một”, Nga “vui mười”? (TTT). – “Cờ đã phất”, Nga thẳng tiến ra Trung Đông: Náo loạn Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh đòn trừng phạt? (NĐT).

Cơ hội và rủi ro đối với Tổng thống Nga khi muốn gia tăng vai trò tại Trung Đông (TG&VN). – Khơi mào chiến tranh Trung Đông mới? (VOH).  – Rút quân khỏi Syria: Bước lùi trong chính sách Trung Đông của Mỹ (VOV). – Tại sao người Kurd lại trở thành mục tiêu tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ? (Infonet). – Na Uy ngưng bán vũ khí, Thổ Nhĩ Kỳ dần nếm ‘mùi vị trừng phạt’ (TT). – Mỹ đứng trước lựa chọn ở Syria: Chiến tranh, trừng phạt hay hòa giải (VOV).

***

Thêm một số tin: Hành khách Trung Quốc ăn trộm $4,500 trên chuyến bay đến Sài Gòn (NV). – Sắp xử vụ Vũ ‘nhôm’ bị lừa 700.000 USD (PLTP). – Bị hại Vũ ‘nhôm’ xin vắng mặt tại phiên tòa xử vụ lừa làm quốc tịch Mỹ (TT). – Sài Gòn: Cả triệu công nhân “sống kham khổ, thiếu hạnh phúc” (NV). – Tiến sĩ lương không đủ sống, du học sinh chỉ là nhân viên hợp đồng (LĐ).

Kỷ luật cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng vụ nhận ô tô 3,7 tỷ đồng (VOV). Tạm đình chỉ 2 cán bộ công an làm rõ vụ cấp ‘nhầm’ biển số xe (TT). – Nội dung cựu công an nhắn tin tống tiền giám đốc ngân hàng (PLTP). – Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin về việc 41 cán bộ bổ nhiệm thiếu điều kiện (VOV).  – Nhân sự mới tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương (PLTP). – Tuyên bố của Tổng thống Trump có thể ảnh hướng lớn đến di dân từ VN (VOA).

Huế bác thông tin lãnh đạo thành phố ‘tranh’ suất đi Hàn Quốc (PLTP).  – Cán bộ sử dụng bằng giả để tiến thân: Sau giả dối là làm gì để thăng tiến? (Infonet).10 năm chưa xác minh được sai phạm của cựu lãnh đạo Sở Y tế, khiến người dân bị thiệt hại (RFA). – Sở Xây dựng Long An nói gì về lùm xùm ở dự án Hưng Thịnh Cát Tường? (VOV). – Khánh Hòa vẫn ra cáo trạng truy tố vợ chồng LS Trần Vũ Hải (PLTP).

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 11

BTV Tiếng Dân

12-10-2019

Lúc 7h05′ sáng nay, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 10 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 11. Ông Nam cho biết, lúc 23h05′ đêm 11/10/2019, Hải Dương 8 đã bắt đầu thưc hiện đường khảo sát thứ 11, thuộc vùng-đợt khảo sát thứ IV. Đường khảo sát 11 này nằm trong các vĩ độ N12° và N12° 30′ (các đường khảo sát 9 và 10 nằm trong 2 vĩ tuyến N 11° 30′ và N 12°).

Bản tin ngày 11-10-2019

Tin nhân quyền

Vụ chính quyền cướp đất của người dân Thủ Thiêm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nhắc lại sự kiện, mười hai năm trước, ông Lê Thanh Hải đã từng phát biểu: “Quản lý đất ở quận 2 cần bàn tay sắt”, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Đây là hình ảnh nhà chức trách thành Hồ thực thi lời ông Hải, sử dụng bàn tay sắt đối với dân Thủ Thiêm:

Vụ thầy Vũ Khắc Ngọc: Cư dân mạng trả đũa

BTV Tiếng Dân

11-10-2019

Báo Lao Động cập nhật vụ AirVisual: Cư dân mạng lại tấn công Hocmai “trả đũa” thầy Vũ Khắc Ngọc. “Gậy ông đập lưng ông”, ông Ngọc kêu gọi đánh giá thấp và tẩy chay AirVisual, bây giờ ông bị cộng đồng mạng “tiếp tục tấn công hệ thống Hocmai bằng việc bình chọn 1 sao đối với ứng dụng Hocmai Lectures và Hocmai.vn và để lại nhiều bình luận công kích, tẩy chay… trên Google Maps của Hocmai chỉ vì hệ thống này hợp tác với thầy giáo Vũ Khắc Ngọc”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 của Tàu vẫn tiếp tục cày trên vùng biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

11-10-2019

Kể từ ngày 9/10, tàu Hải Dương 8 đã thay đổi góc độ khảo sát, thực hiện những đường khảo sát vuông góc với đường bờ biển Việt Nam, nghĩa là song song với các vĩ tuyến. Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đêm qua cho biết, vị trí Hải Dương 8 tiến sát bờ Việt Nam nhất hôm 9/10 chính là chỗ lô dầu 127 của Việt Nam và ngay sát vạch đường lưỡi bò.

Bản tin ngày 10-10-2019

Đất vàng đường Lê Duẩn: Thêm hai nhân vật bị bắt

Diễn biến mới vụ thu tóm khu đất số 8-12 Lê Duẩn: Khởi tố thêm 2 đối tượng, VOV đưa tin. Đó là bà Nguyễn Thị Thu Thủy, cựu GĐ Công ty Quản lý kinh doanh nhà TPHCM và Lê Thị Thanh Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue, đã bị bắt và khởi tố, liên quan đến vụ thu tóm khu đất số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.