Bản tin ngày 10-10-2019

Đất vàng đường Lê Duẩn: Thêm hai nhân vật bị bắt

Diễn biến mới vụ thu tóm khu đất số 8-12 Lê Duẩn: Khởi tố thêm 2 đối tượng, VOV đưa tin. Đó là bà Nguyễn Thị Thu Thủy, cựu GĐ Công ty Quản lý kinh doanh nhà TPHCM và Lê Thị Thanh Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue, đã bị bắt và khởi tố, liên quan đến vụ thu tóm khu đất số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hai bị can Thúy (trái) và Thủy. Ảnh: Công an cung cấp cho VOV

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng sau khi VKSND tối cao phê chuẩn các quyết định tố tụng. Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ sai phạm của các bị can, cá nhân có liên quan.

Mời đọc thêm: Bắt nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM (NLĐ). Bắt giam nguyên giám đốc Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TP.HCM (PNTP). – Bắt giam 2 ‘sếp’ nữ liên quan đến khu đất ‘vàng’ ở TP.HCM (VNN). – Bắt thêm 2 lãnh đạo công ty liên quan vụ thâu tóm đất vàng 8-12 Lê Duẩn Bí ẩn ‘Hoa Tháng Năm’ trong vụ đất vàng 8-12 Lê Duẩn (TT).

Sư Thích Thanh Toàn

Ngày 9/10/2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng việc sư Toàn xin giữ tài sản 200-300 tỷ, báo Tiền Phong đưa tin. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPG VN cho biết: “Sau khi Ban trị sự báo cáo, Giáo hội thấy rõ vi phạm của thầy Thích Thanh Toàn về nhiều mặt – đạo hạnh, giới luật, Phật chế, Hiến chương của Giáo hội, quy định pháp luật của Nhà nước về trật tự xã hội. Thầy Toàn nhiều lần bị chính quyền địa phương xử phạt bằng tiền, có nhiều lần nhắc nhở”.

Sư Thiện nói thêm: “Giáo hội chỉ đạo Ban Trị sự tỉnh Vĩnh Phúc: Thứ nhất phải xác minh rõ nguồn gốc tài sản của thầy Thanh Toàn, thứ hai làm rõ có hay không có tài sản 200-300 tỷ như thầy ấy phát ngôn… Ban trị sự Tam Đảo không tin thầy Toàn có khối tài sản như thầy nói”.

Infonet dẫn câu hỏi của GS Trần Lâm Biền: “Tiền của phật tử công đức, tại sao sư Thích Thanh Toàn đòi lấy làm của riêng mình?” Ông Biền bình luận: “Anh lấy đâu ra số tiền đấy, nếu anh nói tiền dân cho riêng, anh nói cụ thể ra, chúng tôi đi hỏi người đấy? Có phải họ cho anh riêng hay họ cho anh để làm việc nhà phật? Nếu của nhà phật thì không thể nói là của anh. Giờ anh xin xả giới, thì số tiền ấy, tài sản ấy  anh phải trả lại cho tổ chức khác”.

Mời đọc thêm: Sư Toàn xin hoàn tục, nói tài sản có 200-300 tỷ: “Khó ai có thể kiểm chứng được” (TQ). – Nhà sư xin hoàn tục là bình thường, nhưng xin giữ tài sản lại là điều… bất thường (Infonet). – Nhà sư hoàn tục xin giữ tài sản trăm tỉ, luật sư nói gì? (MTG). – Bộ Văn hóa nói về việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ tài sản khi hoàn tục (LĐ). – Sư Thích Thanh Toàn tại sao chưa tháo dỡ lán trại trái phép ở Tam Đảo? (VN Daily).

Vụ Trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk Ái Sa

VietNamNet cập nhật: Thông tin bất ngờ ‘3 trong 1’ về nữ trưởng phòng Ái Sa ở Tỉnh ủy Đắk Lắk. Một nguồn tin từ văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk xác nhận, Trần Thị Ngọc Thêm, Trần Thị Ngọc Thảo hay “Trần Thị Ngọc Ái Sa” đều là một: “Qua làm việc, chị Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) thừa nhận là Trần Thị Ngọc Thảo. Hồi nhỏ, chị Thảo có tên cúng cơm là Trần Thị Ngọc Thêm. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn, và hiện nay mọi người trong gia đình đều gọi là Trần Thị Ngọc Thảo”.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về vụ nữ trưởng phòng dùng bằng giả ‘thăng quan’ ở Đắk Lắk: Còn những bí ẩn nào? Ông Đoàn Ngọc Yên, Bí thư chi bộ tổ dân phố 17, phường 6, TP Đà Lạt cho biết, từ năm 2004, nơi bà Ái Sa sinh sống, chi bộ chưa từng xác minh lý lịch vào Đảng cho ai tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa. Còn bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường 6 xác nhận, trong sổ giao nhận hồ sơ xác minh của đơn vị không có tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa và chỉ được lưu từ tháng 7/2013.

Mời đọc thêm: ‘Lọt’ vụ nữ trưởng phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk giả hồ sơ vì ngồi ở nhà… xác minh lý lịch (TT). – Vụ nữ trưởng phòng mạo danh: Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ mới xác minh… tại chỗ (TP). – Nữ trưởng phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk: có tên thật Ngọc Thảo hay Ngọc Thêm? (DS). – Chưa hết lùm xùm, Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk lại tiếp tục hầu tòa (LĐ).

Tin môi trường

Trong tình hình “thợ dạy” Vũ Khắc Ngọc đã phải công khai xin lỗi và ứng dụng AirVisual đã quay trở lại trong kho App Store và Google Play tại Việt Nam, một số cơ quan môi trường và báo “lề đảng” bắt đầu có bài ngầm ủng hộ ông Ngọc. Báo Phụ Nữ TP HCM dẫn lời ông Cao Tung Sơn, GĐ Trung tâm Quan trắc môi trường TP.HCM: AirVisual không có cơ sở để tin cậy

Ông Sơn nhận định: “Tôi đoán app này đo ô nhiễm không khí bằng cách dùng sensor. Nếu dùng sensor thì sai số rất cao, nhất là khi thời tiết không thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng… App này là của nước ngoài và không đưa ra cơ quan chuyên ngành nào giám sát kết quả quan trắc”. Nhưng đến khi được hỏi về chuyện Trung tâm Quan trắc môi trường TP HCM chậm công bố kết quả ô nhiễm thì ông Sơn lại tìm cách lấp liếm. 

Còn báo Lao Động bàn về diễn biến đằng sau sự “biến mất” của AirVisual: Còn một “ẩn khúc” cần minh bạch. Theo bài báo, “uẩn khúc” đó là: Công ty mẹ của ứng dụng AirVisual, Công ty IqAir chuyên sản xuất các sản phẩm máy lọc không khí và cung cấp các dịch vụ liên quan, nhờ thông tin ô nhiễm ở Việt Nam mà công ty này đã bán đắt hàng. Trong bài xuất hiện luận điểm mà ông Ngọc từng sử dụng để quy chụp AirVisual: Trục lợi trên nỗi sợ của người khác.

Trong khi các cán bộ VN loay hoay tìm cách chứng minh VN không ô nhiễm như người ta nghĩ, thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang gánh chịu hệ lụy từ biến đổi khí hậu, theo trang Người Đồng Hành. “ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu kéo theo thiên tai dị thường. Chỉ trong vòng 3 tháng, các tỉnh, thành hạ nguồn ĐBSCL phải hứng chịu liên tiếp 2 đợt nước rút, nước lên kỷ lục làm xáo trộn đời sống người dân, chính quyền cũng trở tay không kịp”.

TS Lê Xuân Thuyên, giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM lưu ý thêm một biểu hiện của tác động từ biến đổi khí hậu: “Nếu ngày trước lượng mưa trung bình năm đo được khoảng 2.000 mm/năm, bây giờ đạt 2.100 – 2.200 mm/năm, không ai thấy tăng nhiều, nhưng thực tế thì mưa không diễn biến như thường lệ mà đi về các thái cực, lúc ít quá, lúc lại đổ xuống nhiều quá”. Nguyên nhân biến đổi khí hậu thì các nhà khoa học đã chỉ ra: Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên và dẫn tới các phản ứng dây chuyền trong tự nhiên. 

Biểu tình chống biến đổi khí hậu diễn ra trên khắp thế giới, VOH đưa tin. “Hàng ngàn người ở khắp các thành phố trên thế giới đã bắt đầu xuống đường tuần hành, hưởng ứng chiến dịch biểu tình ôn hòa nhằm chống biến đổi khí hậu kéo dài hai tuần lễ”. Chỉ riêng ở thủ đô London của Anh, cảnh sát đã bắt giữ 276 người biểu tình khi những người này tập trung khiến giao thông tắc nghẽn tại khu vực trung tâm thành phố.

Còn ở Hà Lan, “cảnh sát đã phải bắt giữ hơn 100 người biểu tình vì môi trường khi những người này tập trung và phong tỏa con đường ngay phía trước Bảo tàng quốc gia”. Không như những kẻ đang chống lưng cho Vũ Khắc Ngọc ở VN, những người vẫn biểu tình trên khắp thế giới hiểu rằng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay có thể khiến các thế hệ mai sau không được hưởng những gì họ đang có.

Thiên tai không cần biết loài người có sợ ô nhiễm và khí nhà kính hay không. Trái đất nóng hơn thì thiên tai mạnh hơn, thất thường hơn, không ai ngăn cản được. Nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An viết: Tin từ NOAA xác nhận vào ngày 8/10/2019. “Siêu bão HAGIBIS hiện đang là cơn bão mạnh nhất trên hành tinh, và có thể trở thành cơn bão mạnh nhất trong năm 2019”. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp giữa Hải Quân và Không quân Hoa Kỳ cho biết HAGIBIS tăng cấp từ một cơn bão nhiệt đới lên thành siêu bão chỉ trong vòng 18 giờ, với sức gió đạt 249km/g, giật trên 313km/g.

Mới chỉ hơn một tháng sau khi quần đảo Bahamas và một phần bờ Đông nước Mỹ hứng chịu sự tàn phá của siêu bão Dorian đến từ Đại Tây Dương, thì nay đến lượt Nhật Bản, nhiều khả năng sẽ hứng chịu siêu bão Hagibis đến từ Thái Bình Dương. Dù các tin bão này không liên quan đến Việt Nam, nhưng Việt Nam với vị trí giáp khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, không thể tránh khỏi các cơn bão khác sẽ ngày càng mạnh hơn.

Mời đọc thêm: Ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí AirVisual quay lại Việt Nam (TN). – AirVisual nói gì về cáo buộc ‘thao túng dữ liệu’ để bán hàng ở Việt Nam? (VOA). – Chậm thông báo ô nhiễm không khí ở TP.HCM vì quan trắc thủ công (TN). – Con đường nửa tháng ngập cả chục lần, vừa mưa dân đã phải đắp đê trước nhà (PNTP). – TPHCM nói gì về hiện tượng mù quang hóa gây ô nhiễm môi trường (TNKTSG).

“Núi” rác đang đe dọa phố cổ Hội An (LĐ). – Rác lại tràn ngập biển Vũng Tàu, hàng ngàn người “vật lộn” thu dọn (NLĐ). – Đô thị hóa và nỗi lo rác thải: Công nghệ nào tối ưu? (KTMT). – Đề nghị xử lý hơn 70.000 tấn rác thải ở Côn Đảo trong 7 tháng (SGGP).

Tranh cãi về chuyện lắp camera trong lớp học

VnExpress có bài: Thầy cô giáo không muốn gắn camera trong lớp học. Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 cho rằng không nên lắp camera một cách đại trà ở các lớp học từ tiểu học trở lên vì “hình ảnh của cả lớp có thể bị phát tán, xâm phạm đến quyền trẻ em. Giáo viên sẽ luôn có cảm giác bị theo dõi và tổn thương khi không được phụ huynh và xã hội tin tưởng”

Đáp lại, một phụ huynh quận Bình Thạnh phân tích. “Dù biết đa số thầy cô là tốt, nhưng vẫn cần một công cụ để kiểm soát một số ít không tốt còn lại. Nếu không có camera thì làm sao phát hiện được giáo viên đánh học sinh nhiều như trường hợp ở trường Phan Chu Trinh, làm sao kịp thời xử lý hay vẫn để nó tiếp diễn”.

Báo Người Lao Động có bài: Camera sẽ biến giáo viên thành… diễn viên! Tác giả cho rằng, khi gắn camera trong lớp, “người thầy chỉ lo làm tròn vai, tạo hình ảnh lung linh trước máy. Họ trở thành những diễn viên và hậu quả thì không ai khác, chính các em học sinh (HS) phải gánh chịu”. Đồng tình với ý kiến trên, báo Lao Động có bài: Lắp camera trong lớp học: “Không phải giải pháp giúp triệt tiêu bạo lực”.

Mời đọc thêm: Phụ huynh trở thành ‘cảnh sát’ với camera trong lớp học (TT). – Góp tiền lắp camera, phụ huynh chúng tôi đồng ý ngay! (GDVN). – Thầy cô giáo không muốn gắn camera trong lớp học (VNE). – Trường mầm non lắp camera, sao giáo viên tiểu học không muốn? (VNE). – Có nên gắn camera trong lớp học để ngăn bạo hành? (RFA). – Nghi con bị đánh, phụ huynh có được lắp camera quay lén giáo viên? (VTC).

Tin giáo dục

Báo Giáo Dục VN có bài: Tác động nâng điểm cho con mà chỉ bị khiển trách là quá nhẹ! Vụ 42 đảng viên bị kỷ luật khiển trách, mức kỷ luật nhẹ nhất, do có hành vi nhờ người tác động hoặc có tác động để con mình hoặc con người thân được nâng điểm ở Hà Giang, cựu quan chức QH Lê Như Tiến bình luận: 

“Tôi thấy khiển trách thôi thì còn nhẹ so với hành vi. Bởi các hành vi này đã gây ảnh hưởng rất xấu đối với Hà Giang nói chung và ngành giáo dục Hà Giang nói riêng. Tại sao chỉ có phê bình hay khiển trách mà không phải các hình thức kỷ luật cao hơn”. Tại vì nếu làm nặng hơn thì e lại có người dọa đốt thẻ đảng, gây dư luận xấu, nên giữa các “đồng chí” với nhau phải giơ cao đánh khẽ thôi. 

Diễn biến mới sau vụ học sinh “tố” giáo viên chủ nhiệm lạm thu: “Cơn mưa” tin nhắn… “đe dọa”, báo Lao Động đưa tin. Vụ các học sinh lớp 12CB1 của năm học 2019-2020 trường THPT Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cùng làm đơn tố cáo GV chủ nhiệm lạm thu, group Zalo của lớp này đang hứng chịu nhiều tin nhắn đe dọa từ một tài khoản mà các học sinh cho là của chính GV chủ nhiệm.

Người viết cho biết, “những tin nhắn nói trên xuất phát từ tài khoản có tên MoKa được cho là của cô giáo chủ nhiệm lớp 12CB1 M.T.T. Tuy nhiên, để xác tín thông tin 2 chiều, chúng tôi nỗ lực liên lạc qua 2 số điện thoại mà cô M.T.T thường sử dụng là 0964167xxx và 0982520xxx thì không nhận được hồi âm vì bên nghe hoặc tắt máy, hoặc không nghe máy”.

Nội dung tin nhắn có màu sắc như “đe dọa”. Hình ảnh do học sinh lớp 12CB1 cung cấp cho báo Lao Động.

Mời đọc thêm: Vụ ‘giáo viên đánh mắng liên tục học sinh’ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của học sinh (TN). – Bộ GD&ĐT vào cuộc vụ cô giáo đánh học sinh tại trường tiểu học Phan Chu Trinh (Tin Mới). – Phòng GD-ĐT quận Tân Phú: Trước khi có clip bằng chứng, giáo viên không thừa nhận có đánh học sinh (PNTP). – Cô giáo đánh mắng học sinh nghỉ dạy 1 tháng chờ kết luận (VNN). – Đang dạy, cô giáo giật mình khi phụ huynh gọi: ‘Sao cô phạt con tôi?’ (TT). – Học sinh “tố” giáo viên chủ nhiệm lạm thu: “Cơn mưa” tin nhắn… “đe dọa” (LĐ).

Thẩm định sách giáo khoa: Chưa đồng thuận, mời ‘trọng tài’ (TT). – Làm thế nào để thực hiện chủ trương chuyển trường công sang trường tư?Hiệu trưởng chỉ đạo cho điểm khống học sinh đã bỏ học để duy trì sĩ số (GDVN). – Giảng viên chấm sai điểm hàng trăm bài thi của sinh viên (TT). – Lạm dụng đồng hồ thông minh: Cả lớp đang nghỉ trưa, điện thoại nhắc uống sữa, uống thuốc! (TN). – Nên dạy trẻ về tiền từ cấp mẫu giáo? (TBKTSG).

***

Vụ luận tội TT Trump: Nhà Trắng từ chối tham gia cuộc điều tra luận tội (VOA). – Nhà Trắng ‘sẽ không hợp tác với cuộc điều tra luận tội’ (BBC). – Ông Trump chọn đối đầu với Quốc hội, ngăn đến cùng điều tra luận tội (VOV). – Chủ tịch Hạ viện tố Trump ‘vô pháp’ (NDH). – Phe Cộng hòa khó xử trong vụ luận tội TT Trump (Zing). – Cuộc điều tra luận tội Trump sẽ kết thúc theo kịch bản nào? (VTC). – Biden lần đầu kêu gọi luận tội Trump (Sputnik).

Ông Trump thách tái đấu, bà Hillary nhắn: ‘Đừng xúi tôi! Tôi sẽ thắng ông!’ (TT). – Thêm cáo buộc Nga ‘vận động bầu cử’ giúp tỷ phú Trump năm 2016 (TN). – Ông Trump ‘lấy’ ngày sinh ông Putin chúc mừng sinh nhật ông Abe (TT). – Các tuyên bố của Tổng thống về thuế quan và thâm hụt thương mại cân xứng với thực tế như thế nào? (NYT/ Việt TD Munich). – Thương chiến Mỹ -Trung sẽ lan sang Việt Nam? (RFI).

Vụ ông Trump bỏ rơi người Kurd: Donald Trump bỏ rơi dân Kurd! (NV). – Người Kurd ở Syria bị Mỹ bỏ rơi sau cuộc chiến với IS (Zing). – Tổng thống Trump có thể phải trả giá chính trị vì bỏ rơi người Kurd? (HQ). – Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân vào Syria, không kích thị trấn biên giới (VOA). – Tấn công người Kurd ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ gây hậu quả khó lường (Tin Tức). – Người Kurd hoảng loạn di tản sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Syria (Zing).

Thừa cơ Mỹ “bỏ rơi” quân người Kurd, IS đồng loạt đánh bom tự sát nhiều nơi (Infonet). – Nhân căng thẳng Mỹ – Thổ, IS trỗi dậy tấn công người Kurd ở Raqqa (LĐ). – Dân quân người Kurd định cầu cứu Nga (VNE). – Người Kurd và câu chuyện 3 lần bị Mỹ “hiến tế” trong lịch sử (Viet Times). – Lộ ‘kim bài miễn tử’ của người Kurd (ĐV).  – 10.000 người Kurd đã chết khi đánh IS và giờ bị Mỹ “bỏ rơi”? (KT).

***

Thêm một số tin: Chủ tịch TPHCM chỉ đạo xử lý hàng loạt vấn đề về Thủ Thiêm (TP). – Thu hồi 1.800 tỷ đồng từ 4 tuyến đường trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm (VOV). – Vì sao thu hồi 1.800 tỉ đồng tạm ứng cho Đại Quang Minh tại Thủ Thiêm? (TT). – TP.HCM: Sau sáp nhập, P.Thủ Thiêm ở Q.2 chỉ còn hơn 420 người dân (TN). – Xôn xao “núi” cát khủng do vợ Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi làm chủ (NLĐ). – Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du’, qua đời ở tuổi 77 (VOA).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. “Qua làm việc, chị Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) thừa nhận là Trần Thị Ngọc Thảo. Hồi nhỏ, chị Thảo có tên cúng cơm là Trần Thị Ngọc Thêm. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn, và hiện nay mọi người trong gia đình đều gọi là Trần Thị Ngọc Thảo”.

    “Qua làm việc, Trần Cắc Kè (tên thật là Cắc Ké) thừa nhận là Trần Kỳ Nhông. Hồi nhỏ, Cắc Kè có tên cúng cơm là Cắc Ké. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn, và hiện nay mọi người trong gia đình đều gọi là Kỳ Nhông, tra gia phả thấy ghi:
    Kỳ Đà là cha Cắc Ké
    Cắc Ké là mẹ Kỳ Nhông
    Kỳ Nhông là ông Cắc Kè
    Cắc Kè là bà Cắc Ké…”.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây