Camera, nhân tâm và hệ thống không thấy… kỳ!

Blog VOA

Trân Văn

1-10-2019

VietNamNet vừa tổng hợp – giới thiệu ý kiến độc giả của báo điện tử này quanh sự kiện chính quyền tỉnh Sóc Trăng lấy chừng một… tỉ đồng từ công khố để lắp camera tại tư gia của 16 thành viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Theo đó, rất nhiều người thấy… kỳ (1).

Tôi sẽ cố bám lấy đất nước tôi

Nguyễn Lân Thắng

28-9-2019

Tôi có khá nhiều bạn bè, họ hàng, người thân bỏ ra nước ngoài sinh sống. Từ những người bạn hoạt động xã hội vì lý do chính trị, cho đến những người bình thường khác, chỉ vì mưu sinh mà phải từ bỏ nơi này.

Chuyện ‘chuyên cơ’ của ‘chị Ngân xinh’

Blog VOA

Trân Văn

27-9-2019

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018. Ảnh: Báo TT

Tuần này, “nhục” có lẽ là một trong vài từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Việc dùng từ “nhục” trở thành phổ biến sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn loan báo, một người từng tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái đã ra đầu thú để được hồi hương, một mới bị bắt vì cư trú trái phép. Chuyện chưa ngừng ở đó vì còn tới bảy người đi theo bà Ngân sang thăm Nam Hàn rồi ở lại, không chịu về và nay đang chui lủi ở đâu đó trên lãnh thổ Nam Hàn…

Liên minh Âu châu can dự mạnh vào Đông Nam Á

Vũ Ngọc Yên

27-9-2019

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ngày càng căng thẳng, đã dẫn đến một sự hỗn loạn thị trường và nguy cơ kinh tế suy thoái cho cả toàn cầu chứ không riêng gì cho hai nước.

Cái gì ‘bảo mật’, cái đó sinh chuyện

Blog VOA

Trân Văn

27-9-2019

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người dẫn đầu phái đoàn đi trên chiếc chuyên cơ có 9 người … đi nhờ sang Hàn Quốc. Ảnh: AP

Sau sửng sốt, công chúng phẫn nộ khi ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam), giải thích: Cả chín người tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội) sang thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái, rồi ở lại Nam Hàn bất hợp pháp đều nằm trong nhóm… đi nhờ chuyên cơ (1)!

VN Pharma: ‘Minh bạch’ lại khóc ngất!

Blog VOA

Trân Văn

26-9-2019

Hội đồng xét xử sơ thẩm lần thứ hai vụ án Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) và đồng bọn “buôn bán thuốc giả” vừa tạt vào mặt “minh bạch” một gáo nước lạnh: Cảnh báo tất cả các cá nhân dự xử, từ bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa liên quan,… cho đến luật sư, báo giới,… rằng, hồ sơ vụ án có một số tài liệu thuộc loại “mật” và “tuyệt mật”, vô tình hay cố ý tiết lộ những tài liệu này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (1)!

Viên chức

Nguyễn Thông

21-9-2019

Chính quyền TP.HCM đứng đầu là ông Nhân và ông Phong rất vớ vẩn khi đề xuất đặc cách “hàm” viên chức cho người này người nọ.

Quốc hội cũng… khổ lắm!

Blog VOA

Trân Văn

18-9-2019

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội. Nguồn: AP

Còn vài ngày nữa kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội Việt Nam khóa 14 mới kết thúc. Lần này, trong vòng mười ngày (9/9/2019 – 20/9/2019), UBTV Quốc hội Việt Nam góp ý cho 12 dự luật và dự thảo hai nghị quyết (1), trước khi chúng được đem ra trình cho các đại biểu Quốc hội khóa 14 ở kỳ họp lần thứ tám của toàn thể Quốc hội (dự trù sẽ khai mạc vào 21/10/2019 và kéo dài cho đến 20/11/2019).

Đặt tên

Nguyễn Thông

17-9-2019

Thế sự du du nại lão hà. Việc đời ngồn ngộn qua trước mắt mà ta già mất rồi. Nhưng… kệ mẹ già, nói được cái gì cứ nói. Học cụ Phan Khôi, cụ bảo:

Đơn khiếu nại – Kêu oan (Lần 1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam – Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TW.

– Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ Tịch Quốc Hội;

“Đúng quy trình”…

Mạc Văn Trang

15-9-2019

Cách đây một tháng, đến tham dự sự kiện Giới thiệu cuốn sách “Tiểu luận – Jean Piaget” của dịch giả Phạm Anh Tuấn, tôi có gặp GS Hồ Ngọc Đại. Thấy mừng là ông ở tuổi 84 vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ông bảo mình vẫn đi “Ba Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) để theo dõi triển khai sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục. Tôi thực sự vô cùng cảm phục. Ở tuổi này ông còn lặn lội đến những vùng khó khăn nhất về kinh tế, xã hội, giao thông và do đó là những vùng giáo viên và học sinh khốn khổ nhất trong việc kiếm tìm “con chữ”…

Đà Nẵng thời Trương Quang Nghĩa (Phần 3)

Quế Hương

13-9-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Đà Nẵng thời Trương Quang Nghĩa quan lại như “hổ báo”, đụng đâu chúng đớp đó, không chừa thứ gì. Kỷ luật đảng xem ra chả có tác dụng gì, ngược lại, y như chưa nhận kỷ luật là chưa phải cán bộ… Đà Nẵng.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Gian dối, lật lọng và thiểu năng…

Trần Mạnh Quân

13-9-2019

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội tại một buổi họp báo. Photo Courtesy

Vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng đông xảy ra chiều 28/8/2019, tính đến nay đã là nửa tháng. Suốt thời gian đó, Chính quyền Hà Nội, đứng đầu là Nguyễn Đức Chung đã vô cùng lúng túng, bị động. Các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương mạnh ai nấy làm, mỗi bên một mảng thiếu sự phối hợp đồng bộ. Đã có mâu thuẫn trong phát ngôn và hành động giữa các đơn vị liên quan.

Chính phủ kiến tạo có xấu hổ không khi y tế Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc?

Bá Tân

11-9-2019

Kết quả khảo sát dịch vụ y tế toàn cầu vừa được công bố, đứng đầu là Đài Loan, vị trí chót bảng thuộc về quốc gia đang giương cao ngọn cờ XHCN Venezuela.

Cùng khối Đông Nam Á, theo bảng xếp hạng nói trên, Thái Lan chiếm ngôi vị thứ 6, trong khi thứ bậc của Việt Nam tít tắp ở hạng 66. Cùng tiêu chí chăm sóc sức khỏe cho người Dân, y tế Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc, nói cách khác Thái Lan hơn Việt Nam 10 lần về năng lực và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư.

Thái Lan vượt trội Việt Nam về các chỉ số cơ bản: Yếu tố cơ sở hạ tầng của dịch vụ y tế, năng lực đội ngũ nhân viên y tế, chi phí y tế bình quân đầu người, chất lượng thuốc, môi trường, nước sạch…

Nhiều năm rơi vào tình trạng bất ổn chính trị, thậm chí xẩy ra đảo chính, chính phủ Thái Lan chưa một lần “hò hét” kiến tạo, nhưng quốc gia này luôn bảo đảm chính sách chăm sóc y tế toàn Dân miễn phí, mọi người được hưởng các dịch vụ y tế thiết yếu trọn đời.

Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc về dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân, đối tượng gánh chịu hậu quả thua kém đương nhiên là Dân chúng, trước hết là bộ phận thu nhập thấp. Thu nhập thấp hơn, dịch vụ y tế kém hơn, những thua thiệt ấy đẩy xa khoảng cách khi so sánh người Dân Việt Nam với người Dân Thái Lan.

Đánh giá chế độ, chính phủ dựa vào nhiều yếu tố, trong đó dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân thuộc nhóm cơ bản. Soi xét chỉ số quan trọng này, Việt Nam thua xa Thái Lan.

Chính phủ Việt Nam, nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc, luôn hô hào chính phủ kiến tạo. Kiến tạo hay không kiến tạo, kiến tạo như thế nào, vấn đề không phải hô hào, mà là hành động và hành động. Chính phủ kiến tạo phải được đo lường, đơn vị đo lường không phải lời nói, mà là việc làm và hiệu quả. Người Dân không khờ dại, họ biết nhìn vào việc làm chứ không mù quáng chỉ nghe lời nói.

***

Nhân đây nói về vụ cháy tại công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông. Sau hơn 10 ngày xảy ra vụ đại họa này, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới có ý kiến chỉ đạo xử lý hậu quả. Tại nhiều nước trên thế giới (nhất là các nước đang “giẫy chết”), cùng vụ việc như vậy, nếu chỉ đạo lề mề chậm chạp kiểu đó, chiếc ghế thủ tướng đã có chủ nhân mới.

Luôn hô hào chính phủ kiến tạo, thế mà dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc (Thái Lan gấp hơn 10 lần). Thua kém ấy hoàn toàn do chủ quan gây ra, đáng phải xấu hổ. Không chỉ ngành y tế, trước hết là chính phủ, phải biết xấu hổ để vươn lên, sớm thoát khỏi tình cảnh “thua em, kém chị”.

Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một ly. Lẽ nào chính phủ, các thành viên chính phủ phớt lờ lời căn dặn chí lý ấy của cha ông ta?

Nuôi tham nhũng để… chống!

Blog VOA

Trân Văn

10-9-2019

Ông Phan Văn Vĩnh, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an Việt Nam, người đang thi hành bản án chín năm tù vì “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (sắp đặt, hỗ trợ cho Công ty Đầu tư Phát triển An ninh công nghệ cao – CNC tổ chức đánh bạc trên Internet) lại vừa bị khởi tố vì “ra quyết định trái pháp luật” (1).

Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Khủng hoảng nhiều mặt

Trần Tuấn

8-9-2019

VỤ CHÁY NHÀ MÁY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG: THÊM MỘT CASE-STUDY PHẢN ÁNH KHỦNG HOẢNG NHIỀU MẶT CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ỨNG PHÓ VỚI CÁC BẤT THƯỜNG XẨY RA!

“Khủng hoảng” chỉ tình trạng rối loạn, mất kiểm soát, không tiết chế được, xẩy ra trong quản lý xã hội!

Tâm tư vận động chính sách trước hệ thống nhà nước bị lũng đoạn bởi kẻ đổ đốn phi nhân bản, thất đức!

LTS: Gần đây, vụ cháy công ty Rạng Đông ở Hà Nội, nơi có lưu trữ hợp chất thủy ngân, gây căng thẳng, hoang mang trong dân chúng. Nếu xét tầm nguy hiểm tiềm tàng theo luật xây dựng ở Hoa Kỳ, lượng chất độc được cho phép lưu trữ trong một xí nghiệp với kiến trúc gỗ ván có thể bắt cháy không có hệ thống phun nước cứu hoả như Rạng Đông là 6,6 kg. Thông tin báo chí đã tiết lộ, có đến 27 kg thủy ngân trong vụ cháy này. Còn số lượng thực tế là bao nhiêu, không ai biết.

‘Dạy người’ – học viên đầu tiên là Bộ trưởng Giáo dục?

Blog VOA

Trân Văn

6-9-2019

Giống như nhiều quốc gia khác, tuần này, 22 triệu đứa trẻ ở Việt Nam chính thức bước vào niên khóa mới.

Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Quan chức đấu đá nhau

BTV Tiếng Dân

6-9-2019

VietNamNet dẫn lời Chủ tịch HN: Đeo mặt nạ phòng độc khi người khác đeo khẩu trang là phản cảm. Trong cuộc họp báo của lãnh đạo TP Hà Nội chiều 5/9/2019, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: “Tôi không bình luận gì, nhưng người dân nói các cơ quan chuyên môn xuống thì đeo mặt nạ phòng độc, còn người dân, anh em khác thì đeo khẩu trang thôi. Tự nhiên nó phản cảm. Cá nhân tôi đánh giá đây là một hành động phản cảm”.

Tản mạn ngày khai trường

Mạc Văn Trang

5-9-2019

Nhớ giáo dục nên lướt qua xem không khí Khai giảng Năm học mới ra sao. Rồi không đừng được, xin có vài lời chia sẻ.

Dân và quan

Mai Quốc Ấn

4-9-2019

Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng: Trần Văn Minh (trái) và Văn Hữu Chiến. Ảnh: TT

Dân mình lạ lắm! Một ông quan tham nhũng 3 triệu đô (hơn 69 tỉ) thì thành trend. Trong khi hai ông quan đồng cấp khác làm thất thoát 20.000 tỉ, vị chi mỗi ông phá ngân sách từ thuế dân 10.000 tỉ, thì lại không quan tâm bằng.

Chân dung anh hùng – Đại biểu Quốc hội (Bài 2)

Bình Thuận Minh Bạch

3-9-2019

Tiếp theo bài 1: Từ truyền thông lề phải. Bài 2. Đến sự thật của lịch sử

I. Bối cảnh lịch sử

Thành ngữ Nga có câu “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa”. Cuộc sống đôi khi người ta cần chấp nhận một nửa sự thật để cùng đạt được một đích nào đó. Nhưng với lịch sử, biên niên sử, cuộc đời của một anh hùng thì cần phải trung thực để làm bài học cho hậu thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sự thật trần trụi (2.1), đặc biệt là trong những chế độ độc tài chuyên chính; còn với những người có quyền lực thì bằng mọi thủ đoạn họ sẽ tìm cách bưng bít sự thật bất lợi.

Thắp nhang 49 ngày Giáo sư Hoàng Tụy tại TP Hồ Chí Minh

Tương Lai

2-9-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 79

Thưa các anh chị

Chúng ta, những người hôm nay có mặt, đều ít nhiều đã đọc những bài viết của các nhà khoa học trong, ngoài nước trân trọng tôn vinh những đóng góp của gs Hoàng Tuỵ “cha đẻ” của Lý thuyết Tối ưu toàn cục (Global Optimization), trong đó có khái niệm quan trọng “Tuy’s Cut” (Lát cắt Tụy) mang tên ông,  người đầu tiên nhận giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng trong lĩnh vực này.

Cuốn sách toán tiếng Anh do Hoàng Tụy viết chung với Reiner Horst (CHLB Đức) Global Optimization-Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục – tiếp cận tất định) dày 694 trang, được Nhà Xuất bản Springer – Verlag in lần đầu năm 1990, lần thứ hai năm 1993, lần thứ ba (có sửa chữa) năm 1996. GS.Hiroshi Konno, người Nhật Bản, nhận xét: Cuốn sách ấy “được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn Kinh Thánh của chuyên ngành tối ¬ưu toàn cục” và trên thực tế, nhiều người bắt đầu các công trình nghiên cứu nghiêm túc của mình về tối ưu toàn cục là nhờ “được cuốn sách mở đường ấy cổ vũ” (motivated by this path-breaking book).

Sẽ là thừa nếu nói lại đây những cống hiến khoa học tuyệt vời của nhà toán học Việt Nam kỳ diệu đó mà những người đủ thẩm quyền đã nói, dù chưa đủ. Ở đây chỉ xin gợi lại vài nét về Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS do GS Hoàng Tuỵ làm Chủ tịch.

Lúc bấy giờ, sau buổi tiếp giáo sư Lê Xuân Khoa từ Mỹ về với ý tưởng hình thành một “Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam thế kỷ XXI ” để một bộ phận giới trí thức Việt Kiều yêu nước ở Mỹ có dịp sát cánh cùng với giới trí thức cấp tiến trong nước vì sự nghiệp phát triển đất nước, ông Sáu Dân thấy cần có một Viện Nghiên cứu tư nhân để có được một không gian cởi mở, thuận tiện cho việc phối hợp nghiên cứu của trí thức trong và ngoài nước.

Dựa vào luật Khoa học và Công nghệ, sau 2 buổi làm việc tại nhà anh Việt Phương, IDS đăng ký thành lập ngày 29.7.2007 Nguyễn Quang A là Viện trưởng. Sau hai tuần kể từ hôm ấy, ông Sáu Dân trao đổi với anh Việt Phương, anh Quang A và một số anh chị em nên bầu giáo sư Hoàng Tuỵ làm Chủ tịch Viện IDS, Anh Quang A làm  Viện trưởng điều hành, như vậy thì sẽ thuận cho việc tập họp những trí thức có uy tín trong và ngoài nước.Vì, theo Ông Sáu Dân “Ông Tuỵ là người mà ai cũng kính nể và ổng thì cũng chẳng sợ ai”!

Tầm nhìn của Võ Văn Kiệt và uy tín của Hoàng Tuỵ, cùng với Việt Phương, Phan Đình Diệu, Phan Huy Lê và một số người khác đã làm cho hoạt động của IDS được biết đến và lan toả rất nhanh. Thế nhưng, thể chế toàn trị làm sao chấp nhận được Hoàng Tuỵ, “người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.

Và việc “nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu” đấy chính là bản lĩnh của người trí thức, nhà khoa học Hoàng Tuỵ và một số những trí thức tiêu biểu khác mà ở đây xin chỉ nhắc đến hai cái tên hai nhà khoa học vận dụng tri thức toán học vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, hình thành một phương pháp luận cho việc xây dựng chiến lược xã hội và kinh tế là Hoàng Tuỵ và Phan Đình Diệu. Cả hai nhà toán học ấy đều có mặt trong IDS.

Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có mấy lần nhắc lại những ngày trao đổi thẳng thắn với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tiếp đó với Thủ tướng Phạm văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những vấn đề xã hội và kinh tế đang gây ách tắc trong hoạt động và quản lý về kinh tế xã hội. Gs nói: Điều bất ngờ với chúng tôi là trước những ý kiến gai góc mà trước đó lãnh đạo chưa từng nghe bao giờ, Tổng Bí thư dù rất buồn vẫn không tỏ ý bực dọc mà vẫn bình tĩnh, đĩnh đạc cùng chúng tôi trao đổi, thảo luận trong không khí cởi mở, thân thiện.

Hoàng Tuỵ nói lại cuộc điện đàm thú vị với Võ Nguyên Giáp để “… thúc giục tôi đứng ra tập hợp nhân sĩ trí thức để cùng đưa ra những kiến nghị về giáo dục, về vận hành guồng máy quản lý kinh tế, xã hội. Tôi hiểu ý của anh Văn là nên có một “phương án tác chiến đồng đội”, “Tôi sẵn sàng tham gia nhóm với tư cách một thành viên…”. Chính từ những buổi trao đổi đó mà hình thành những kiến nghị, trong đó có bản Kiến nghị về “Phương pháp luận xây dựng chiến lược Kinh tế Xã hội”.

Khi biết tôi được triệu tập vào Tiểu ban Soạn thảo Chiến lược Kinh tế xã hội chuẩn cho Đại hội 7, gs Hoàng Tuỵ đã trao cho tôi Bản Kiến Nghị đó mà hiện nay tôi vẫn lưu giữ như một báu vật. Trong đó, ông đã viết, “lâu nay ta quen nhìn thế giới qua lăng kính, sắp xếp sự vật theo những sơ đồ có sẵn và tin rằng đó là những chân lý bất di bất dịch. Chính đó là nguyên nhân gây nên nhiều sai lầm và thất bại trong sự nghiệp của chúng ta. Vì vậy cứ tiếp tục suy nghĩ theo những sơ đồ ấy sẽ không thấy lối ra”.

Từ cách nhìn ấy, sau khi phân tích cặn kẽ những sai lầm gây ách tắc trong sản xuất và đời sống, trong cơ cấu kinh tế và quản lý xã hội, với một tư duy toán học tường minh, ông nói rõ: “Xã hội gồm hàng triệu con người hoạt động trong hàng vạn đơn vị trên hàng ngàn địa bàn. Nếu trách nhiệm và sáng kiến được trả về cho từng cá nhân, đơn vị để phát huy hết tiềm năng của họ, thì cộng năng và sức trồi tạo ra sẽ không lường. Đó chính là chìa khoá đi lên thịnh vượng bằng cách “tích phân” những bước tiến “vi phân”.

Từ nhận thức đó, Hoàng Tuỵ viết: “Quan niệm trên dẫn đến lấy chiến lược con người làm then chốt… Nhưng con người chỉ phát huy được tác dụng trong một khung cảnh xã hội và một hệ thống quản lý thích hợp. Nói khác đi, con người – khung cảnh xã hội – hệ thống quản lý là một chỉnh thể. Trong hai cuộc kháng chiến trước đây, ta đã thực hiện xuất sắc chiến lược con người vì đã xây dựng được cái chỉnh thể trên phù hợp với yêu cầu đánh thắng ngoại xâm. Ngày nay, để xây dựng đất nước, phải có can đảm cải tạo cái chỉnh thể ấy theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở thời đại mới, nếu không thì chiến lược con người sẽ chỉ là một khẩu hiệu suông!”.

Tôi nhớ lại giáo sư Phan Đình Diệu cũng đã từng đưa ra những ý tưởng này mà tôi đã dẫn ra trong “Tiểu luận” viết năm 2005 nhằm kiến nghị với Ban soạn thảo Văn kiện Đại hội VII: “Trật tự mới, tổ chức mới là do các thành phần liên kết, tương tác với nhau mà cùng tạo thành, chứ không phải được lập nên do một mệnh lệnh nào từ bên ngoài, từ bên trên quyết định…” từ lập luận đó nhà toán học uyên bác ấy đã phân tích cặn kẽ: “các trật tự do hợp trội mà thành, các thuộc tính do hợp trội mà có, trước hết là sản phẩm của bottom-up, từ dưới lên, chứ không phải là do top-  down, từ trên xuống. Bottom-up là thực chất của dân chủ, là việc tôn trọng quyền của bên dưới, của các thành viên, được tự do suy nghĩ và hành động, tự do lựa chọn tương lai riêng cho mình, và tự do lựa chọn cả những giải pháp liên kết, cạnh tranh và hiệp tác, tự do sáng tạo và thích nghi… và trật tự tạo thành sẽ là kết quả hợp trội của tổng thể các ý chí và hành động của tất cả các thành viên của hệ thống”.

Quý giá biết bao khi những trí tuệ siêu việt ấy đã nung nấu khát vọng được đem những hiểu biết của mình vận dụng vào thực tiễn đất nước với những người dân lam lũ và can trường bươn chải trong cuộc sống mà vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Hoàng Tuỵ trăn trở tìm kiếm một hướng nghiên cứu để thiết thực góp phần tháo gỡ những ách tắc bằng cách vận dụng toán học vào trong phương pháp tiến hành công việc sao cho có quả nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí, đường vận chuyển nhiều nhất… Đó là “vận trù học”. Thuật ngữ này chưa có trong tiếng Việt và Hoàng Tuỵ là người đưa thuật ngữ này vào ngôn ngữ Việt Nam. Các khái niệm vận trù, tối ưu, hệ thống, hiệu quả, được phổ biến rộng rãi đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý của cán bộ lãnh đạo và qua đó gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý kinh tế thời đó.

Cho dù vậy, thật đáng buồn là sau những nhà lãnh đạo đáng kính đã trân trọng lắng nghe những tiếng nói trí tuệ của những nhà khoa học tâm huyết ấy, thì gần đây những người kế vị họ, như lời Phạm Văn Đồng mà Hoàng Tuỵ đã nhắc lại trong một bài viết: “căn nhà của chúng ta quá nhiều rác rưởi dơ bẩn, phải quét sạch đi thì sự nghiệp cách mạng mới có thể thành công. Từ đó đến nay, rác rưởi chỉ tăng lên, ngập dần cả những tầng cao. Thật chua xót. Đã qua hơn một phần ba thế kỷ từ ngày thống nhất đất nước mà trước mắt vẫn còn đó các vấn đề hệ trọng sống còn, với những khó khăn, thách thức có phần, có mặt phức tạp gay gắt hơn”.

Trong lần cuối cùng gặp mấy người bạn trong IDS, giáo sư Hoàng Tuỵ đã tâm sự: “Người ta nói cuộc đời… cuộc đời là phù vân, không phải đâu… Lỡ biết bao nhiêu việc muốn làm mà không làm được, cho nên rời khỏi cuộc đời này là một nỗi tiếc… cho nên tất nhiên là cũng mong tất cả các bạn tiếp tục con đường…Dù sao tôi cũng cố gắng sống một cuộc đời trung thực, không bao giờ nói trái lòng mình, dù cho lời nói làm bất bình bất cứ ai”.

Hôm nay đúng 49 ngày mất của nhà khoa học lớn ấy, vị Chủ tịch IDS kính mến, là học trò của người, tôi lập ban thờ để trước anh linh Gs. Hoàng Tuỵ, chúng ta cùng thắp nén nhang tưởng niệm một nhân cách cao quý, một bản lĩnh can trường, một sự nghiệp khoa học lẫy lừng xứng đáng là niềm kiêu hãnh và tự hào của chúng ta.

Thật có ý nghĩa khi trong căn phòng nhỏ hẹp này lại có những gương mặt quen thuộc đến từ Bắc, Trung, Nam, ngoài hai thành viên của IDS là Vũ Kim Hạnh và Tương Lai là những Huỳnh Tấn mẫm, Lê Công Giàu, các giáo sư Hoàng Dũng, Hà Thúc Huy, luật sư Trần Quốc Thuận, tiến sĩ Lê Văn Tâm nguyên là Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật vừa từ Tokyo bay về, là các chiến sĩ lão thành từng là tù chính trị Côn Đảo như Võ Văn Thôn, nguyên Giám Đốc Sở Tư Pháp tp HCM, Nguyễn Văn Kết , nguyên là Thư ký của Bí thư Thành uỷ Mai Chí Thọ, là nhà báo An Bình Minh, là nhà giáo Nguyễn Thanh Văn,…

Lần lượt từng người thắp nén nhang trước ban thờ vừa mới lập tại căn hộ ấm cúng quen thuộc, nơi đây đã từng lập ban thờ Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để những người tiếp bước ông đến tưởng niệm nhân ngày sinh hoặc ngày Giỗ của người mà họ yêu thương và kính trọng. Cũng nơi đây đã lập ban thờ nhà thơ Việt Phương, một trong những trụ cột của IDS nhân tưởng niệm ngày mất để những bạn bè đến tưởng niệm một nhân cách trí thức, được xem như người có công lớn trong việc hình thành IDS.

Tất cả những người có mặt dành một phút mặc niệm một người đã “kiêu hãnh sống” với một sự nghiệp hiếm có đã làm rạng rỡ giới trí thức Việt Nam chúng ta.

Ngày 31.8.2019

_____

Chú thích ảnh từ trên xuống:

  1. Ban thờ GS Hoàng Tuỵ
  2. Mọi người đứng trước ban thờ nghe Tương Lai đọc Lời Tưởng niệm
  3. Vũ Kim Hạnh, thành viên IDS thắp nhang
  4. Huỳnh Tấn Mẫm thắp nhang
  5. Lê Công Giàu thắp nhang
  6. Luật sư Trần Quốc Thuận thắp nhang
  7. Võ Văn Thôn thắp nhang
  8. Nguyễn Văn Kết thắp nhang
  9. PGs Hoàng Dũng thắp nhang
  10. TS Lê Văn Tâm thắp nhang
  11. Nhà báo An Bình Minh thắp nhang
  12. PGs Hà Thúc Huy thắp nhang
  13. Nhà giáo Nguyễn Thanh Văn thắp nhang
  14. Ngồi trao đổi trước khi thắp nhang, mặc niệm 49 ngày GS Hoàng Tuỵ

Mời đọc lại các bài viết cùng tác giả tại link này.

 

Nguyên nhân chính của sự tệ hại ở Việt Nam hiện nay là gì? Là ai?

Jackhammer Nguyễn

2-9-2019

PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách và Phát triển. Nguồn: BBC

Trên trang BBC Việt ngữ, ngày 27/8/2019 có bài của ông Phạm Quí Thọ, mang tựa đề: Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho Việt Nam.

Sẽ từ bỏ quốc tịch Việt Nam nếu bà Quy bị điều tra tắc trách và bị kết án oan

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Ông Phạm Tuấn Anh là người có hai quốc tịch Việt – Mỹ. Ông đã từng tham gia làm phiên dịch và cố vấn cho phía Mỹ trong các sự kiện ngoại giao hai nước. Ông cũng đã từng phiên dịch cho phái đoàn Tổng thống Obama khi ông Obama thăm Việt Nam.

Vụ Đồng Tâm: Ông Lê Đình Kình bị đánh bề hội đồng

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Chủ tịch TP HN Nguyễn Đức Chung (trái) và Phó Tổng TTCP Nguyễn Văn Thanh. Photo Courtesy

Hôm qua, Thanh tra Chính phủ và chính quyền TP Hà Nội có tổ chức họp báo vụ khiếu kiện đất đai của người dân Đồng Tâm. Tại buổi họp báo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh xác nhận, “Kết luận thanh tra” trước đó của Thanh tra TP Hà Nội là đúng.

Nhìn thủ tướng người ta mà thèm…

Bá Tân

25-8-2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại họp báo với Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Hà Nội hôm 23/8/2019. Nguồn: AP

Thủ tướng người ta là ông Scott Morrison, người đứng đầu chính phủ Úc, lần đầu thăm Việt Nam từ 22 đến ngày 24/8/2019.

Thủ tướng quên… ‘kiên quyết’, dân Đà Nẵng gặp may!

VOA

Trân Văn

24-8-2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Bloomberg

Ba nhà máy thủy điện: Đắk Mi 4, Sông Bung 4 và A Vương vừa ngưng phát điện để đồng loạt xả nước vào hệ thống sông Vu Gia. Nguồn nước từ ba nhà máy thủy điện này xả ra đã về tới hạ du Đà Nẵng, người ta hy vọng nhờ thế, dân Đả Nẵng sẽ có nước để ăn, uống, tắm, giặt…

Thói ăn vạ của công an từ đâu mà có?

Đỗ Ngà

23-8-2019

Đại úy công an Lê Thị Hiền gây náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất. Nguồn: Zing

Một nữ đại úy công an vừa ăn vạ vừa tấn công nhân viên sân bay như một con chó dữ, hành động này vẽ lên một hình ảnh “đẹp” của người “công an nhân dân”.