Biểu tình tại nhà đòi phải hủy bỏ Luật Đặc khu Kinh tế

12-8-2018

Chúng tôi, Tương Lai, nguyên Thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm, đại biểu Quốc hội khóa VI, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, và Lê Công Giàu, TổngThư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TNCS TPHCM đã bị ngăn chặn ngay tại nhà, không thể xuống đường ngày 10.6.2018 để cùng với đông đảo bà con, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp thuộc mọi tầng lớp nhân dân đủ mọi nghề nghiệp, mọi tôn giáo tín ngưỡng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là đông đảo thanh niên “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra.

Sau bóng mây sẽ là mặt trời

FB Luân Lê

12-6-2018

Khi hàng trăm cánh tay trong nghị trường hăm hở giơ lên theo những chỉ lệnh, cả xã hội dần chìm vào trong thinh lặng tuyệt đối. Dối trá và tội ác sẽ tiếp tục được hoành hành mà không ai có thể biết đến và ngăn chặn. Nhưng lịch sử vẫn cứ sẽ sang trang theo cái cách đi ngược lại với nghịch cảnh mà nó vận áp vào.

Không một chính quyền hay đạo quân hùng mạnh nào có thế chiến thắng được nhân dân và chính nghĩa. Không một nơi nào mà tự do có thể mất đi khi tất cả chúng ta còn luôn suy nghĩ và duy trì nó trong chính mình.

Xin đừng vô cảm

FB Đỗ Ngà

12-6-2018

9g 52phút ngày 12/06/2018 Quốc hội gật đã bấm nút thông qua Luật An ninh Mạng. Luật này xem như chấm dứt tự do ngôn luận trên văn bản, và chắc chắn thực tế Bộ công An ra tay trấn áp những người tự do ngôn luận.

Rõ ràng luật vi hiến nhưng với chính quyền vô pháp này thì đó không thành vấn đề. Đất nước này 73 năm bị ĐCS xem là của riêng nó. Không có pháp quyền, không có công lý, chỉ có ý muốn của đảng. Nhưng đi xa hơn ý muốn của đảng là ý muốn của ai thì chắc chắn người dân Việt Nam đã hiểu hết rồi.

Chẳng có gì phải sợ hãi

FB Mạnh Kim

12-6-2018

Viết vội vài hàng trước việc Quốc hội bù nhìn bị công an còng tay nhấn vào nút bấm để “thông qua” Luật an ninh mạng. Chẳng có gì phải sợ hãi. Việc cần làm trước mắt là:

– Chúng ta vẫn tiếp tục chia sẻ những thông tin như lâu nay, thậm chí cần chia sẻ mạnh hơn so với trước đây

– Chuyển tất cả dữ liệu cá nhân lên cloud (Dropbox, Drive, Box…) trước khi xóa hết khỏi thiết bị của mình

– Sync (đồng bộ hóa) dữ liệu với cloud để khi công an yêu cầu xóa dữ liệu trong thiết bị thì bạn vẫn còn trên cloud.

Tôi coi khinh Luật an ninh mạng

FB Phạm Đoan Trang

12-6-2018

Ảnh: internet

Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không?

CÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.

Vắn tắt về bạo lực

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

11-6-2018

Mình biết, rất nhiều người phản đối bạo lực và đã thể hiện chính kiến của mình. Tuy nhiên cũng phải nhắc lại để chúng ta cùng hiểu về căn nguyên bạo lực:

– Về lịch sử, nước VN hiện đại sinh ra từ cái được gọi là “bạo lực cách mạng” để dành được độc lập. Con đường này được coi là con đường duy nhất, nhưng thực ra, có nhiều quốc gia đã dành được độc lập ít máu và bạo lực hơn.

Hàng ngày, khi bài quốc ca của Văn Cao được vang lên, cũng là những ca từ tôn sung bạo lực. Là cờ các bạn thấy cũng có màu kích thích hành động bằng vũ lực.

Chính quyền Trung ương, hãy đàm phán ngay với ngư dân Bình Thuận!

Nguyễn Tuấn Khoa

12-6-2018

Những năm cuối của thập niên 1990, có một làn sóng di cư kinh tế từ phiá Bắc tràn vào khu rừng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Sông Bé), Nam Trung Bộ (Lâm Đồng, Đồng Nai) nhưng đáng kể nhất là khu rừng Tánh Linh ở Bình Thuận. Họ cùng lâm tặc dưới sự tiếp tay của UBND xã đã tàn phá rừng và hủy hoại môi trường thật nhanh. Hâu quả có thể thấy rõ, chỉ 3 năm sau, nhiều đàn voi kéo vào trong các làng xã, trả thù những kẻ đã tàn phá nhà của chúng.

Bộ Chính Trị bắt đầu biết sợ nhân dân?

Blog VOA

Bùi Tín

11-6-2018

Nhóm đi đầu trong cuộc biểu tình lúc sáng Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, tại Đà Nẵng. Ảnh: VOA

Dự luật Đặc khu và dự luật an ninh mạng dù được quảng cáo, gò ép, áp đặt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ, rộng khắp, quyết liệt cả trong và ngòai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải công nhận là « làn sóng phản đối khủng khiếp ».

Ngày lịch sử

FB Võ Xuân Sơn

11-6-2018

Hôm nay VTV đã khẳng định, ngày mai, Luật an ninh mạng sẽ được thông qua. Cả hệ thống truyền thông đều diễn trò chơi chữ, họ gọi những cuộc biểu tình là tụ tập đông người. Thì ra, thu giá, tụ nước… chính là bản chất của họ.

Nhân dân là bệ đỡ

FB Luân Lê

11-6-2018

Người dân làm bệ đỡ cho cảnh sát leo tường ra ngoài. Ảnh: Internet

Nhìn vào việc người dân Bình Thuận làm bệ đỡ cho chiến sỹ cảnh sát này leo tường để ra ngoài mới thấy được điều những người dân nơi đây muốn là đừng dùng dùi cui và hàng rào lá chắn để ngăn họ lên tiếng trước thời cuộc.

Hãy tạm dừng thông qua luật An Ninh mạng

Đào Tiến Thi

11-6-2018

(Thư của công dân Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, cựu Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cư trú tại P.409, CT7E, CC. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội)

Ai là tác giả của Dự luật An ninh mạng?

Luật Khoa

Hoàng Anh

11-6-2018

Không khó để tìm ra câu trả lời.

Địa chỉ cần tìm đến là Bộ Công an, bởi họ là cơ quan chủ trì xây dựng dự luật này. Tháng 4/2017, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố hai quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật An ninh mạng.

Trưởng Ban soạn thảo, không ai khác, chính là Bộ trưởng Tô Lâm. Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương là Phó Trưởng ban.

Tuy nhiên, người nhiều khả năng là nhân vật chính lại không phải là hai người trên. Chúng ta sẽ cần để ý đến Thiếu tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, người đóng vai trò là Thường trực Ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập.

Biểu tình ngày 10/6: Bước ngoặc mới

FB Huỳnh Ngọc Chênh

11-6-2018

Kể từ năm 2000 đến nay đã có hàng ngàn cuộc biểu tình hoặc bất tuân dân sự nổ ra ở khắp nơi trên đất nước, cao trào là các cuộc biểu tình yêu nước lớn bùng lên khi xảy ra các sự kiện Tàu cộng gây hấn trên Biển Đông vào các năm từ 2007 đến 2014. Và tiếp theo là các cuộc biểu tình cây xanh ở Hà Nội năm 2015, biểu tình cá trong năm 2016 chống Formosa xả thải ra biển gây hủy diệt hải sản hàng loạt.

Điểm chung của Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh mạng: Mở đường để sáp nhập vào Trung Cộng

Nguyễn Huy Vũ

10-6-2018

Cho đến nay, những người quan tâm đa số chỉ thấy được rõ ràng, giấy trắng mực đen dựa vào các điều luật (*), rằng dự luật an ninh mạng nhằm bóp nghẹt tự do.

Sự thật là dự luật an ninh mạng có một ảnh hưởng sâu xa hơn gấp nhiều lần: Đó là nó, cùng với dự luật đặc khu kinh tế, mở đường cho một sự sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc.

Trịnh Xuân Thanh và Hiệp định Thương mại Tự do

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

10-6-2018

Đức và Việt Nam đang thương lượng, liệu người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được xuất ngoại. Một hiệp ước thương mại đang được đặt cược.

BERLIN taz – Người bị bắt cóc từ Đức đưa về Việt Nam và bị kết án chung thân ở đó với tội danh tham nhũng, cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh có thể sớm được đưa từ Việt Nam trở lại Đức. Truyền thông Đức đã đưa tin này vào cuối tuần, dựa theo những đối thoại tương ứng giữa hai chính phủ. Các nhà ngoại giao Đức và Việt Nam đã thảo luận từ hồi mùa Đông về khả năng quay lại. Nhưng vẫn chưa chín mùi cho một quyết định.

Cảnh sát Cơ động sợ gì?

Vũ Thạch

11-6-2018

Bài này không nhằm cổ vũ bạo động nhưng để bà con chúng ta biết Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) có những chỗ yếu nhược nhất định. Họ không phải là bức tường hoàn toàn kiên cố để trấn áp biểu tình như những kẻ cầm quyền độc tài tô vẽ.

Vài dòng về ngày biểu tình 10/6 và câu chuyện Phan Rí- Vĩnh Tân

Trịnh Anh Tuấn

10-6-2018

1. Về sự sút giảm uy tín nghiêm trọng của ĐCSVN

Không thể phủ nhận, 43 năm từ khi ĐCS nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/6/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị ĐCSVN. Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.

Từ biểu tình trên mạng đến biểu tình trên đường

Hoàng Hưng

10-6-2018

(Cảm nghĩ về cuộc Tổng Biểu Tình toàn quốc ngày 10/6/2018 phản đối thông qua Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh Mạng)

Suốt từ chiều thứ bảy 9/6 cho đến trước 8 giờ 30 sáng 10/6/2018, trên con ngựa sắt già rảo nhiều vòng quanh các khu vực trung tâm Sài Gòn, nhìn lực lượng an ninh dày đặc hàng ngàn người cùng hàng trăm xe bắt người, hàng trăm rào thép gai lưu động rải khắp các ngã tư trong vòng bán kính hàng cây số quanh trung tâm, những quảng trường và nhà hàng vắng ngắt, những bãi gửi xe đóng cửa… tôi không tin là có thể nổ ra biểu tình, dù là nhỏ!

Mất tự do là mất hết

FB Nguyễn Phương Mai

10-6-2018

Facebook, Google rồi có thể cũng phải bỏ ta ra đi.

Vietnam is considering a cyber-security law that forces companies to provide the police all private data from customers if requested. The law also gives police wide discretion to determine when expression must be censored as “illegal”. It “protects the communist party’s monopoly on power as much as to protect network security” – said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch.

—–

Khoảng gần hai tuần nay, ngày nào email của tôi cũng có thư của các công ty và nhà dịch vụ thông báo rằng họ đã điều chỉnh các chế độ bảo mật cá nhân cho khách hàng (tôi). Hàng triệu người ở châu Âu nhận những email như vậy sau ngảy 25 tháng 5 khi châu Âu thông qua luật mới, chuyển giao quyền lực nhiều hơn về tay người tiêu dùng, hạn chế việc dữ liệu cá nhân bị thu thập không có sự đồng ý của người dân.

Trịnh Xuân Thanh cùng với con trai có lẽ sẽ được xuất cảnh sang Đức vào đầu năm 2019?

Hiếu Bá Linh

10-6-2018

Sự việc ông Nguyễn Văn Đài được trả tự do có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đó là bước đầu tiên đáp ứng ngoại giao (đáp ứng yêu cầu của phía Đức), và rốt cuộc sẽ dẫn đến việc thả Trịnh Xuân Thanh ra khỏi tù trước thời hạn. Việt Nam phụ thuộc vào nước Đức. Đầu năm 2019, một Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực, nhưng chỉ khi nào Cộng hòa Liên bang Đức không thực hiện quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng châu Âu.

Chuyện ngày Chủ Nhựt

Lò Văn Củi

9-6-2018

Anh Bảy Thọt nhấm ngụm cà phê xong, nói:

– Dạ, chuyện bữa nay là trách nhiệm của con hen, xin kể trước chuyện này, thưa các… hàng hóa.

Chú Tám Thinh trợn mắt:

– Cái gì mà… hàng hóa? Xung quanh đây là người ta, bà con cô bác hông chớ hàng gì? Bữa nay có cha nội Thể nhập vô bây rồi sao Bảy?

Nếu cần mang một lá cờ ngày mai…

FB Nguyễn Anh Tuấn

9-6-2018

Cờ ngũ sắc. Ảnh: internet

Tôi sẽ mang lá cờ ngũ sắc.

Lá cờ tương truyền đã cùng Hai Bà Trưng ra trận hai nghìn năm trước, lần đầu tiên khẳng định khát vọng độc lập của người Việt.

Lá cờ đi cùng người Việt qua những thăng trầm của lịch sử, gắn liền với tiếng cười lẫn nước mắt, hạnh phúc lẫn khổ đau, vinh quanh lẫn nhục nhằn của người Việt nghìn năm qua.

Còn một dự luật nữa

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

9-6-2018

Luật đặc khu đã hoãn là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng nếu Luật An Ninh Mạng không bị phủ quyết luôn thì mối lo vẫn còn đó.

Theo lịch, đến ngày 12/6 thì Luật An Ninh Mạng sẽ được thông qua.

Hãy nhớ đến khẩu hiệu của đất nước này: Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Ba thứ phải đi cùng với nhau.

Có hai vấn đề lớn đối với Luật này.

Thứ nhất là sự hạn chế tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, tự do internet. Luật đưa ra hàng loạt hành vi cấm. Có những hành vi hết sức mơ hồ như “xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”, “lôi kéo tụ tập đông người”, “xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác” (Điều 15). Và các tổ chức cung cấp dịch vụ trên internet sẽ phải gỡ bỏ những thông tin này khi Nhà nước có yêu cầu, và lưu vết thông tin để Nhà nước truy bắt người đăng thông tin (Điều 26)

Hiện nay, Facebook, Google, Youtube… cũng có nghĩa vụ xem xét yêu cầu của Nhà nước gỡ bỏ thông tin “xấu” (Thông tư 38). Nhưng các tổ chức này vẫn có quyền từ chối (và thực tế là họ vẫn từ chối) nếu xét thấy thông tin bị yêu cầu gỡ không “xấu” như Nhà nước cáo buộc. Khi Luật An Ninh Mạng ra đời, Facebook, Google, Youtube không còn nhiều cơ sở pháp lý để từ chối nữa vì họ phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan Nhà nước (Điều 26)

Nhưng thứ hai, và quan trọng hơn, Luật An Ninh Mạng cho phép Nhà nước thu thập gần như không giới hạn thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng internet mà không cần có lệnh của toà, không cần có lý do chính đáng, không cần có trình tự. Điều 26 quy định tổ chức cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng khi Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản. Đây là một quyền rất rộng, rất vô lý, và là mầm mống của việc thu thập thông tin trên diện rộng và giám sát dân chúng.

Điều 24 bảo đảm thi hành điều 26 bằng cách cho phép Nhà nước kiểm tra, xâm nhập đột xuất hoặc định kì vào hệ thống thông tin của các tổ chức này.

Vậy thử tưởng tượng, bạn đi đâu, làm gì, nói với em, check in ở đâu, chụp ảnh ra sao, xem cái gì, nghe nhạc gì… tất cả trở thành dữ liệu cá nhân mà Nhà nước có thể thu thập chỉ bằng một văn bản gửi đến cho Facebook, Youtube.

Không chỉ Facebook, Youtube… các tổ chức khác có dùng internet để cung cấp dịch vụ như Agoda, Tripadvisor, ngân hàng… cũng chịu ảnh hưởng của quy định này. Những tổ chức này thì nắm giữ các thông tin không kém phần nhạy cảm như thông tin tài khoản, thẻ tín dụng…

Chỉ riêng trong ngày hôm qua, hai tổ chức theo dõi nhân quyền lớn là Human Rights Watch và Amnesty International đã có công văn phản đối dự thảo Luật này. Đại sứ quán Mỹ cùng Canada đã ra thông cáo thúc giục Việt Nam hoãn thông qua luật này. Nhiều người cho rằng luật này nếu thông qua thì những tiếng nói phản biện luật đặc khu trong kì họp sắp tới sẽ bị giám sát, theo dõi chặt chẽ hơn. Có phải đó là lý do mà những thảo luận của Luật An Ninh Mạng ít xuất hiện trên truyền thông chính thống?

Ở Việt Nam, một phong trào thu thập chữ ký để gửi cho Quốc hội nhằm hoãn thông qua Luật này đã hình thành từ thứ 5. Hiện đã có gần 5000 chữ kí.

Lý do mà Nhà nước đưa ra để thông qua luật này là vì “an ninh quốc phòng”. Đó là một lý do chính đáng, nhưng biện pháp thì phải tương xứng. Chính tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói “ném chuột đừng để vỡ lọ quý”. Lọ quý ở đây ngoài an ninh quốc phòng, còn là tự do của người dân. Một lần nữa, hãy nhớ đến khẩu hiện của đất nước này là Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Không thể chỉ vì sự lo ngại mất Độc Lập một cách mơ hồ mà ném vỡ Tự Do và kìm hãm Hạnh Phúc được.

Bạn sẽ làm gì?

Thông cáo của ĐSQ Mỹ và ĐSQ Canada

Thông cáo của Human Rights Watch

Thông cáo của Amnesty International

Phong trào kí tên phản đối

– Clip mình giải thích về dự luật

Nếu cái luật này có thông qua tôi vẫn sẽ tiếp tục viết lên sự thật

FB Châu Đoàn

9-6-2018

Nói thế này cho nhanh nhé, cái luật được gọi là An Ninh Mạng không có gì liên quan tới an ninh mạng, nó là một sự áp đặt đầy tính độc tài cho nhà cung cấp dịch vụ, bắt họ phải cung cấp thông tin người dùng trong vòng 24 giờ, bắt họ phải xoá thông tin người dùng đã đưa lên mạng và lưu vết lại để công an làm bằng chứng buộc tội người phát ngôn.

Một mớ những điều khoản mơ hồ và chính những điều mơ hồ ấy là chết người. Rồi đây khi luật này được thông qua, đấy là sẽ một vòng kim cô, là sợi dây chực sẵn nơi cổ họng những người hay phát ngôn trên mạng xã hội, sơ xẩy là sợi dây sẽ siết họng họ lại.

Đặc khu, luật bịt mồm, quả bóng Vin & nỗi nhục tiền 21/6

FB Trương Duy Nhất

9-6-2018

Một tuần sục sôi những cảm xúc.

– Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (chữ dùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ.

Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc.

Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay… 10 năm, thậm chí 1 năm.

10 lý do cần phản đối dự Luật An ninh mạng

FB Trần Vũ Hải

9-6-2018

Vì nếu Dự Luật này được thông qua thành Luật:

1/ Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng bị xâm phạm tuỳ tiện.

2/ Quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân bị một lực lượng công quyền chiếm đoạt với những lý do mập mờ.

3/Quyền tiếp cận, truy cập Internet, một quyền trở nên phổ quát trên thế giới, bị cản trở, gây khó khăn ở Việt nam.

4/Chi phí khổng lồ của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp cho bộ máy “chuyên trách an ninh mạng” lẫn thực thi, đáp ứng điều kiện của Luật này. Tốc độ phát triển kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng (có số liệu giảm 1,7 % GDP).

1-9-8-4 về Dự luật an ninh mạng

FB Trần Vũ Hải

9-6-2018

[MỘT] LUẬT AN NINH MẠNG LÀ CẦN THIẾT nếu phù hợp và bảo vệ quyền dân sự:

Thuyết minh của Ban soạn thảo đã chứng minh sự cần thiết tương đối rõ. Với sự không bó buộc bởi không gian thực và thời gian thực, những thách thức an ninh từ không gian mạng là có thực và cần được quản lý nhằm “Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

[CHÍN] ĐIỂM LỚN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Định nghĩa được những khái niệm quan trọng trong an ninh mạng, từ đó xác định được cơ chế điều chỉnh pháp luật và các biện pháp quản lý cụ thể.

2. Tuyên bố rõ về chính sách của nhà nước đối với vấn đề an ninh mạng, để người dân có thể xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp, hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật do vô ý.
3. Xây dựng khung pháp lý, từ đó có những huy động nguồn lực phù hợp để quản lý không gian mạng quốc gia và hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.

4. Xây dựng cơ sở pháp lý mạnh mẽ để phòng ngừa, xử lý những hành vi xâm phạm an ninh mạng như tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, tấn công mạng, khủng bố v.v..

5. Xây dựng khung pháp lý để yêu cầu “toàn thể hệ thống chính trị vào cuộc” để đảm bảo an ninh mạng.

6. Xác định rõ các cơ quan quản lý nhà nước trung ương trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh mạng là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, còn Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp.

7. Xác định rất nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng không gian mạng, cung cấp dịch vụ về không gian mạng, dịch vụ trên không gian mạng, trong đó quy định rõ phải “Kịp thời cung cấp những thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”

8. Quy định về nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng như lưu trữ tại Việt Nam các thông tin về người dùng, thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

9. Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, trong đó lực lượng này của Bộ Công an có thẩm quyền rộng nhất.

[TÁM] ĐIỀU BĂN KHOĂN VỀ DỰ LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Không gian mạng, đúng như định nghĩa của dự luật, “là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” thì việc yêu cầu lưu trữ thông tin và đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam liệu có khả thi? Trong trường hợp GG hay FB từ chối đặt văn phòng đại diện thì người dùng VN có thể sẽ không được sử dụng những ứng dụng này nữa. Đây không chỉ thiệt hại về quyền dân sự, mà còn cả về lợi ích kinh tế.

2. Nhiều quy định về nghĩa vụ của người sử dụng không gian mạng còn mơ hồ, dễ diễn giải ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn, thái độ từ cơ quan quản lý nhà nước (như tại Điều 8 và Điều 15).

3. Cả dự luật không quy định bất cứ một nghĩa vụ nào của người sử dụng không gian mạng (thật đáng nể về khâu soạn thảo), nhưng thật ra, nghĩa vụ của người sử dụng được quy định rải rác khắp nơi thông qua quy định nghiêm cấm, không được, trách nhiệm v.v.. Cả dự luật không có bất cứ điều nào quy định về QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG. Khi mà nghĩa vụ không được quy định rõ nhưng thực chất ở khắp mọi nơi và còn quyền không được quy định cụ thể thì việc người dân băn khoăn là có cơ sở.

4. Dự luật chưa định nghĩa được các mức độ xâm phạm an ninh mạng như ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phân chia được những hành vi nào ở mức độ nào rất dễ dẫn đến việc áp dụng các chế tài nặng không cần thiết và xâm phạm quá mức cần thiết đến quyền lợi của người sử dụng không gian mạng.

5. Dự luật đưa ra những chế tài ảnh hưởng lớn đến quyền của người sử dụng tại Điều 5 dự luật như ngăn chặn, xóa bỏ thông tin, thu thập dữ liệu người dùng v.v.., nhưng điều quan trọng là những chế tài này không kèm theo điều kiện phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ quyết định xử lý, bản án của Tòa án) và cũng không nói rõ đối tượng bị áp dụng chế tài (xử lý tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hay xử lý người sử dụng những dịch vụ này?)

6. Việc cho phép thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nhưng chỉ được đề cập thoáng qua tại Điều 5. Cần thiết phải xây dựng rõ nội dung này bằng một hoặc một số điều luật trong dự thảo.

7. Dự luật An ninh mạng có thể xung đột về ý nghĩa và nội dung điều chỉnh với một số luật khác như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 (trong đó các nguyên tắc tại Điều 4 của Luật An toàn thông tin mạng cũng khá tương tự như dự luật An ninh mạng về việc bảo đảm an ninh mạng) và các cam kết của Việt Nam liên quan đến tự do thông tin. Những nội dung này hơi dài, xin miễn phân tích ở đây.

8. Dự luật quá chú trọng đến các quy định nhằm xác lập địa vị pháp lý (mà chủ yếu là thẩm quyền) cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”, trong khi đây chỉ là một đơn vị/tổ chức trực thuộc cấp Bộ, mặc dù bị phân chia thẩm quyền giữa các Bộ với nhau nhưng thẩm quyền cụ thể lại rất rộng.

[BỐN] ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG:

1. Cơ quan soạn thảo cần thuyết minh một cách thuyết phục hơn sự cần thiết của Luật An ninh mạng và cho thấy sự khác biệt so với Luật An toàn thông tin mạng đã có, cũng như sự phù hợp với các quyền dân sự hiến định cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc gia nhập.

2. Cần quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng trong những điều luật rõ ràng.

3. Xác định rõ các mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cũng như đảm bảo nguyên tắc: Chỉ vi phạm những điều cấm mới bị xử lý theo những hình thức xử lý rõ ràng, phù hợp với mức độ vi phạm.

4. Xác định trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng là thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ban phối hợp chứ không phải là của “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng” vì đơn vị/tổ chức này trực thuộc Bộ, không cần thiết quy định trong một luật riêng.

P/S: Các bạn có thể xem dự thảo cuối cùng (dự thảo 7) tại đây.

Đổi mới?

FB Mai Quốc Ấn

9-6-2018

Đã có nhiều người vỗ tay khen động thái cầu thị lắng nghe của Chính phủ. Tôi lại đặt suy nghĩ của mình nơi khác: Sự chậm trễ ra đời Luật Biểu tình (quyền Hiến định) và sự sốt sắng ra đời Luật An ninh mạng (điều khiến nhân dân lo lắng).

Thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6/2018 từ Chính phủ có nội dung: “đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.” Chính phủ chưa nói gì về dự thảo Luật An ninh mạng…

Hãy nghe dân thêm một lần nữa

FB Phạm Việt Thắng

9-6-2018

Ảnh: internet

1. Luật Đặc khu đã lùi thời hạn thông qua (nên nhớ là lùi chứ không phải dừng), là dấu hiệu lắng nghe tiếng dân của lãnh đạo nước nhà.

Dân lo lắng về vận mệnh quốc gia, lo về an nguy bờ cõi, không lẽ những người có sứ mệnh “chăn dân” lại thờ ơ.

Kiến tạo rừng rú giữa văn minh nhân loại

FB Nguyễn Tuấn Anh

9-6-2018

Ảnh: internet

An ninh mạng – Một dự luật mang nhiều màu sắc độc đoán, chuyên chế dẫn tới vi hiến và đi ngược sự tiến bộ của nhân loại sẽ được biểu quyết vào ngày 12/6/2018

1-Không rõ ràng, minh bạch

Một quyền con người căn bản (quyền biểu đạt chính kiến) đang được bỏ chung vào một hoạt động tội phạm (tấn công kỹ thuật phá hoại trên internet) và được gọi chung là An ninh mạng để đánh đồng hai hành vi với nhau, áp chế quyền của người dân một cách vi hiến.