Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường. Tố cáo đúng thì sao?

Bá Tân

28-5-2018

Báo Đại Đoàn kết ngày 25/5/2018, trương lên trang 1 bài viết in đậm tiêu đề: “Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường”. Đầu đề bài báo như là giọng quan tòa, nói theo sách. Nội dung bài viết chẳng có gì mới mẻ, mà chỉ là cái thứ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Thách thức mới đối với cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam

LS Nguyễn Văn Thân

28-5-2018

Phong trào dân chủ tại châu Á nói chung và tại Việt nam nói riêng đang phải đối diện với nhiều thách thức mới. Tại Thái Lan, chính quyền quân phiệt lật đổ Thủ Tướng dân cử Yingluck Shinawatra vào năm 2014. Dù đã nhiều lần hứa hẹn là sẽ có bầu cử dân chủ nhưng vẫn chưa thấy gì. Dự kiến là bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 2 năm 2019 nhưng không có gì bảo đảm là chính quyền sẽ tôn trọng kết quả bầu cử. 

Mấy ý kiến về vụ xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương

FB Ngô Ngọc Trai

27-5-2018

Ảnh: internet

Các luật sư của bác sĩ Lương đã thành công trong việc truyền thông lan tỏa đưa vụ án trở thành chủ đề được bàn luận khắp nơi và trên cả nghị trường Quốc hội.

Tôi có mấy ý kiến pháp lý như sau:

Vụ án này được xét xử ở thời điểm Bộ luật tố tụng mới vừa có hiệu lực, nhiều quy định mới rất cần được phổ biến áp dụng như quyền im lặng.

Họ là ai? Làm những việc gì có tội lớn với lịch sử?

Lê Thiên

27-5-2018

Biếm họa của Ba Bùi

Tò mò đọc thấy bài Họ đang làm những việc có tội lớn với cha ông và lịch sử của báo Quân Đội Nhân Dân mà báo Giáo Dục (CS) Việt Nam đăng lại ngày 02/5/2018, không thấy tên tác giả[1]. Họ là ai? Họ làm những việc gì đến nỗi có tội lớn với cha ông và lịch sử?

Chỉ mấy câu đầu của bài báo đã để lộ hình ảnh những người CSVN mắc chứng bệnh mãn tính có tên gọi là “hội chứng kiêu ngạo cộng sản”.

Nếu tòa tuyên BS Lương có tội, bi kịch mới thật sự bắt đầu …

FB Nam Phan

26-5-2018

Ngược dòng thời gian, Bệnh viện Hòa Bình vì lý do xyz nào đó đã để một công ty có chức năng làm vệ sinh nhà cửa & xử lý nước thải vào sửa thiết bị lọc nước RO dùng cho chạy thận. Vâng, mọi người không đọc nhầm, là làm vệ sinh nhà cửa và xử lý nước thải đó. Bạn sửa máy dùng chất cấm là HF, 9 mạng người chết oan, và BS Lương bị truy tố vì tội không chịu kiểm tra hệ thống lọc nước trước khi ra y lệnh.

Buôn bán nô lệ thời 4.0

FB Trần Trung Thực

26-5-2018

Đằng sau những đồng Dollar lấp lánh của những lao động Việt ở khắp nơi trên thế giới gởi về Việt Nam là cái gì? Nó có êm ả, dịu dàng như những bản nhạc Ballad tình ca? Nó có đẹp đẽ và rạng ngời tương lai như các Cty Môi giới xuất khẩu lao động vẫn đã, đang đưa ra để tuyển dụng lao động? Vậy thì nó là cái gì?

Cục Chống phản động A67 Bộ Công an ép xóa bài về Vingroup

FB Nguyễn Anh Tuấn

26-5-2018

Ngay khi đặt chân đến Sài Gòn rạng sáng ngày 25 tháng 5, tôi đã bị giữ lại bởi an ninh sân bay Tân Sơn Nhất. Trời đã khuya nên tôi không muốn báo tin trên FB, sợ làm anh em bạn bè lo lắng.

Nhân quyền từ đáy lòng hay món hàng trao đổi?

Blog VOA

Bùi Tín

25-5-2018

Phiên tòa xử Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: AP

Thế giới dân chủ đang rất quan tâm và quan ngại về tình hình đàn áp những người bất đồng chính kiến, những chiến sĩ dấn thân đòi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chuyên viên về Nhân quyền của chính quyền Hoa Kỳ, CHLB Đức, Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy… đều lên tiếng phàn nàn về sự sa sút tệ hại trong tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, khi đang có chừng 150 tù nhân chính trị đang bị giam cầm tù đày vì đòi tư do chính trị và tôn giáo.

Tan Tác

FB Trương Nam Thi

25-5-2018

“Nếu người ta dỡ nhà con thì con sẽ ngủ trong chuồng bò”. Đó là một câu nói của đứa trẻ 3 tuổi, ngây thơ mà cứa lòng người lớn chỉ cách đây một tuần khi tôi trò chuyện với con. Gia đình con cùng hơn 30 hộ dân làng chài nằm trong diện giải tỏa trắng gần bãi tắm Đồi Nhái Phường 11 TP Vũng Tàu.

Chúng tôi xin lỗi

FB Thận Nhiên

25-5-2018

Ảnh: internet

Chúng tôi ngàn lần xin lỗi
Đã gởi giấy mời anh lên làm việc
Đã còng tay anh khi chưa có lệnh bắt
Đã không bắt quả tang anh phạm pháp
Đã sai sót trong hành chính
Đã chưa làm rõ được nguyên nhân
Nguyên nhân của các vết thương chí tử
trên anh.

Nhà nước và công lý

FB Bạch Hoàn

24-5-2018

Cho đến bây giờ, dẫu vẫn luôn hô hào cải cách tư pháp, dẫu vẫn luôn khẳng định pháp luật nghiêm minh và công bằng, dẫu vẫn luôn giương cao ngọn cờ được người ta gọi bằng cái tên mĩ miều là công lý… thì thực tế vẫn có quá nhiều án oan đổ xuống phận người. Đã có quá nhiều cuộc đời bị chìm vào bóng tối, quá nhiều lương dân bị gông cùm xiềng xích lao tù đày ải. Đã có quá nhiều thân phận lẻ loi và yếu thế bị tước đoạt tự do…

Võ Văn Thưởng bàn về chủ nghĩa dân túy: Ngụy biện hay dối trá?

Mai V. Phạm

25-5-2018

Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn, là những kẻ không có đủ trí óc để trung thực” – Benjamin Franklin

Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo. Ảnh: Internet

Người Việt thường dùng câu thành ngữ “Lo bò trắng răng” hoặc “Lo bò trống răng” để nhắc nhở người khác đừng lo lắng chuyện hảo huyền, viển vông không có khả năng xảy ra. Nay tôi cũng mượn câu thành ngữ này để trấn an trưởng ban tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng về nỗi lo “chủ nghĩa dân túy” sẽ “xuất hiện ở Việt Nam”.

Có một làng tên gọi Thủ Thiêm

Lê Phú Khải

24-5-2018

Dân oan Thủ thiêm khiếu kiện ở Hà Nội. Nguồn: Dân oan Thủ Thiêm

Hà Nội quê tôi

Bây giờ có làng Thủ Thiêm

Dân oan mất đất

Hai mươi năm ròng đi khiếu kiện

Ba mươi Tết nằm co bên lăng Bác

Dự luật an ninh mạng: Bước ngắn nhất đưa Việt Nam tách biệt thế giới văn minh

FB Nguyễn Tuấn Anh

24-5-2018

Ảnh: internet

Không còn gì để nói với những người đã soạn thảo ra dự luật này. 7 chương với các quy định và ràng buộc vô cùng chặt chẽ khiến cho bất cứ ai cũng có thể phạm tội. Điều quan trọng nhất chính là quyền riêng tư của người dân thì điều luật này lại vi hiến. Như vậy, luật xây dựng cho ai?

Một Bắc Triều Tiên phiên bản Đông Nam Á đang hiện ra trước mắt rõ mồm một như chỉ còn cách có 1 bước chân. Đó là phiên họp Quốc hội để biểu quyết cho dự luật này.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức được trả tự do thì đem lại lợi ích gì cho đất nước?

FB Ngô Ngọc Trai

24-5-2018

Ngày 24/5/2018 là tròn 9/16 năm ông Trần Huỳnh Duy Thức bị xử án tù. Ảnh: internet

Hôm nay là tròn 9 năm kể từ ngày ông Thức bị bắt giam, trong khi những bị cáo khác trong cùng vụ án chỉ bị 3 rưỡi, 5, 7 năm tù và đều đã được giảm án trả tự do thì ông thức chịu mức án tới tận 16 năm tù.

Nay tôi chia sẻ như vầy:

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu. Mà nếu tháo gỡ đi thì sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho đất nước.

Ngày 23 tháng 5 là Ngày Hiến Pháp CHLB Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

23-5-2018

Hiến pháp Đức là một trong những bản Hiến pháp nổi tiếng thế giới về tính chặt chẽ, khoa học và những đặc trưng nổi bật của Nhà nước Pháp quyền hiện đại; xứng đáng trở thành một giá trị văn minh chung của nhân loại. Đặc biệt, Đức là quốc gia duy nhất trên thế giới đã đưa Quyền tỵ nạn vào trong Hiến pháp Đức: “Những người bị bức hại vì lý do chính trị được hưởng quyền tị nạn”.

Nội dung clip người bào chữa cho BS Hoàng Công Lương muốn công bố tại phiên tòa

LS Trần Hồng Phúc

23-5-2018

Sáng nay 23/5/2018, tham gia xét hỏi tại phiên tòa, chúng tôi đã hỏi ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hoà Bình) về việc có nghe thông tin về hoàn thiện bộ hợp đồng có Biên bản thanh lý hợp đồng số 315 giao kết giữa đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn không. Ông Khiếu đã không thể chối bỏ về bộ hợp đồng và cho rằng thời điểm đó ông có gọi hỏi bà Bùi Thị Phương Th. (Phó Phòng tài chính kế toán của Bệnh viện) để kiểm tra thông tin về hợp đồng, ông thừa nhận khi đó ở phòng làm việc của ông có bác sĩ Hoàng Công Tình thực hiện ghi âm và còn một số điều dưỡng (nhưng ông nhớ là những điều dưỡng viên nào) có mặt ở đó.

Chúng tôi đã đề nghị công bố clip quay hình ảnh có cuộc trò chuyện này để ông Khiếu xác nhận sự việc nhưng ông Khiếu từ chối xác nhận và HĐXX không chấp nhận, yêu cầu phải giao nộp cho HĐXX (ý là phải đưa trước để kiểm tra?)

Thấy rằng, các tài liệu chứng cứ cũ đã có trong hồ sơ vụ án hay chứng cứ mới phát sinh đều cần phải được đưa ra xem xét, đánh giá công khai tại phiên tòa để làm cơ sở cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đúng quy định của BLTTHS.

Chiều nay, thay mặt nhóm luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương, luật sư Lê Văn Thiệp đã giao nộp chứng cứ là clip chúng tôi đề cập sáng nay.

Không biết ngày mai, HĐXX sẽ giải quyết như thế nào đối với chứng cứ này. Tuy nhiên, ở tâm thế của người bào chữa cho bác sĩ Lương, chúng tôi thấy rằng những nội dung clip đề cập, xác định rằng Hợp đồng 315 liên quan đến công tác thay thế vật tư, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 02 (đơn nguyên Thận nhân tạo – Khoa hồi sức tích cực) giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn đã được thanh lý và toàn bộ các tài liệu liên quan đến hợp đồng bao gồm cả Biên bản thanh lý hợp đồng đã được nộp cho cơ quan điều tra. Theo thông tin nội dung clip thì “vừa làm xong được 30 phút thì công an thu”. Như vậy, có 02 vấn đề lớn được đặt ra:

1) Hợp đồng đã được thanh lý, nghĩa là các bên đã nghiệm thu, bàn giao xong và chấm dứt quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng. Nếu xảy ra hậu quả từ việc triển khai thực hiện hợp đồng nhưng hợp đồng đã được thanh lý xong thì trách nhiệm gánh vác hậu quả thuộc về những chủ thể giao kết biên bản thanh lý hợp đồng. Đương nhiên trong bối cảnh này cho thấy cả đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Cty Thiên Sơn đều không thèm đợi cái kết quả xét nghiệm AAMI (từ 10 -14 ngày) mà hơn tuần qua ở phiên tòa chúng ta cứ ra sức tranh luận là có bắt buộc hay không bắt buộc phải có xét kết quả xét nghiệm AAMI mới được đưa hệ thống RO2 sau sửa chữa, bảo dưỡng vào sử dụng.

2) Trường hợp BVĐK tỉnh Hòa Bình đã giao các tài liệu về hợp đồng có bao gồm cả văn bản thanh lý hợp đồng cho cơ quan điều tra thì tài liệu đó vì sao không có trong hồ sơ vụ án? Nếu có văn bản thanh lý hợp đồng thì đương nhiên liên quan rất lớn đến trách nhiệm của đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn trong vụ án. Phải chăng có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án???

Việc có văn bản thanh lý hợp đồng thì cũng là một kết có hậu hơn cho cả bị cáo Sơn và bị cáo Quốc vì lúc đó cái biên bản bàn giao sau sửa chữa giữa Quốc và Sơn chiều 28/5 hay sáng 29/5 đương nhiên đã trở thành một thành phần của bộ hồ sơ hợp đồng nên đủ điều kiện để lãnh đạo có thẩm quyền các bên đã nghiệm thu và thực hiện bàn giao và khép lại hợp đồng.

Càng ngày càng thấy khó chữa cho ca bệnh “thoái trách nhiệm” này!!!

Ngày mai, Hòa Bình lại nóng, chắc chắn nóng hơn nữa…

Ảnh: LS Trần Hồng Phúc

Mời xem clip:

Publiée par Ls Trần Hồng Phúc sur mercredi 23 mai 2018

Luật an ninh mạng: Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

FB Huy Đức

23-5-2018

Ảnh: internet

Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật.

Cá sặc nước, người sặc trà đá

Lò Văn Củi

22-5-2018

Ông Thầy giáo lắc đầu, chặc lưỡi:

– Hổng ngày nào hông có huyện, hổng ngày nào được yên hết trọi, thiệt quá sức tội tình cho cái xứ sở này.

Anh Sáu Nhặt hỏi:

– Lại có chuyện nữa hả ông Thầy?

Ông Thầy gật đầu:

– Ừ, hàng trăm tấn cá nuôi bè ở sông La Ngà chết trong đêm hôm kia đó. Nghe tính sơ sơ đi tong hàng tỉ đồng của bà con cô bác. Đau khổ chồng chất đau thương, chồng hoài lên dân tộc này.

Quảng Bình: Cán bộ sai phạm nghiêm trọng nhiều năm nhưng không bị xử lý

Hướng Dương – Tuấn Bình

22-5-2018

Lãnh đạo đảng và nhà nước luôn nói rằng: “Đấu tranh phòng, chống tiêu cực tham nhũng, xử lý đảng viên, cán bộ sai phạm là không có vùng cấm”, nhất là khi “lò lửa đã nóng lên thì không cho phép ai đứng ngoài cuộc”. Vậy mà ở tỉnh Quảng Bình, cơ quan chức năng kiểm tra đảng viên, cán bộ, thuộc diện mình quản lý đã không xử lý những cán bộ đảng viên sai phạm nghiêm trọng trong nhiều năm qua, luôn né tránh khi trả lời dân, rằng “không thuộc thẩm quyền” của họ, khiến dư luận bất bình, người dân mất niềm tin vào cơ quan thẩm quyền của tỉnh.

Những ai quan tâm đến ông Trần huỳnh Duy Thức?

FB Ngô Ngọc Trai

22-5-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ảnh: internet

Hai ngày nữa, đến ngày 24/5/2018 là tròn 9 năm ông Thức bị bắt giữ. Trong suốt thời gian đó đã có nhiều cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các cá nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm lên tiếng đề nghị trả tự do cho ông Thức.

Dẫn lại liệt kê ra ở đây để thấy rằng vụ việc của ông Thức đã hội đủ yếu tố về đối nội và đối ngoại để có thể áp dụng quy định của Luật đặc xá về Đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

– Hôm 20/01/2010 khi Tòa án xét xử tuyên án ông Thức 16 năm tù giam, hai nước Anh Quốc và Hoa Kỳ đã lên tiếng về vụ án này. Trong đó Bộ Ngoại giao Anh lên tiếng bày tỏ quan ngại. Thứ trưởng Ngoại giao Ivan Lewis nói tại London: “Không thể cầm tù bất kỳ ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình”. “Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển.” Theo ông Lewis, bản ạ́n chỉ “gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

– Cũng hôm 20/01/2010 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo gọi phiên xử cùng ngày với các nhà đối kháng là “sự nhạo báng công lý”. Thông cáo nói “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù”. Brittis Edman, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Amnesty International nói trong thông cáo: “Phiên xử thể hiện một cách rõ ràng việc thiếu bao dung đối với tự do ngôn luận và bất đồng một cách hòa bình, và việc tòa án thiếu tính độc lập.”

– Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã lên tiếng về vụ kết án. Họ đưa ra Thông cáo cho rằng việc bắt và xử tù này sẽ không ngưng được cuộc tranh luận của người dân về tương lai của đất nước. Họ cũng hối thúc Liên hiệp Âu châu ngưng đối thoại nhân quyền với Việt Nam cho tới khi các nhà hoạt động được trả tự do, thúc giục ASEAN bày tỏ quan ngại ngày càng ra tăng sau các án tù.

– Năm 2012 nhân dịp diễn ra đối thoại nhân quyền Úc – Việt Nam, đây là một chương trình thực hiện thường xuyên hàng năm. Tổ chức nhân quyền Quốc tế đã khuyến nghị Úc chú trọng và quan tâm đến những người đang bị bỏ tù vì các lý do chính trị, trong đó nêu tên ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức nhân quyền quốc tế khuyến nghị: Đối với những tù nhân chính trị đã thành án: cho phép các quan sát viên của Úc và các tổ chức nhân quyền, nhân đạo quốc tế tới thăm gặp các tù nhân, nhất là những người bị tuyên án tù nhiều năm, bắt đầu theo thứ tự như sau: 1) Trần Huỳnh Duy Thức (bị kết án 16 năm tù);..

– Ngày 23/11/2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc WGAD cũng đã kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và bồi thường thiệt hại.

– Ngày 11/10/2013 Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã vinh danh trao giải thưởng nhân quyền năm 2013 cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Sự việc này cho thấy mối quan tâm lớn của người Việt trong và ngoài nước về vấn đề nhân quyền nói chung và về bản án nặng nề nghiệt ngã dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng.

– Năm 2015 Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức, theo đó Gần 20 tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền con người đã ký tên vào một tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hiện đang thụ án tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Lời kêu gọi này được đưa ra nhân dịp tròn sáu năm ngày ông Thức bị bắt giữ và khởi tố – ngày 24/5 năm 2009. Bản tuyên bố nói rõ ông Thức bị bắt và khởi tố ‘chỉ vì ông thực hiện quyền tự tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa’. “Trái ngược với bản án tuyên tội hoạt động nhằm ‘lật đổ’ chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người”.

Bản tuyên bố nhắc lại việc hồi cuối năm 2012 Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc đã kết luận việc kết án ông Thức là ‘vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị’. Bản tuyên bố này được các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Những người bảo vệ Quyền Dân sự, Căn nhà Tự do, Ủy ban Nhân quyền châu Á, Diễn đàn châu Á vì Nhân quyền và Phát triển, Công dân vì Công lý và Hòa bình… đồng ký tên. Ngoài ra một số tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn và các giáo hội tôn giáo không do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam cũng ký tên vào bản tuyên bố này.

– Năm 2016 Dân Biểu Loretta Sanchez lên tiếng trước Quốc Hội Mỹ về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Vào tháng 5/2016 trước khi Tổng Thống Obama đi Việt Nam, bà Sanchez và 19 vị dân biểu thuộc lưỡng đảng Quốc Hội đã gửi cho ông Obama và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một danh sách các tù nhân lương tâm hiện đang bị những bản án oan sai, và mong đợi tổng thống sẽ đích danh kêu gọi trả tự do cho họ. Sau đây là trích lời phát biểu của bà trước quốc hội về ông Trần Huỳnh Duy Thức:

“…Tôi khen ngợi TT Obama đã nhấn mạnh về nhân quyền và thúc đẩy các quyền tự do ngôn luận, hội họp và biểu đạt chính kiến, tự do internet cũng như cải tổ hệ thống giáo dục và kinh tế.
Tuy nhiên, tôi thất vọng vì Tổng thống Obama đã không mạnh dạn kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, cũng như không công khai tên các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã bị bắt giữ và bị ngăn cản không cho đến gặp ông ấy.

Vì vậy, ngày hôm nay, tôi đứng đây nói rõ tình trạng của một người hoạt động nhân quyền dũng cảm và cũng là một tù nhân chính trị, ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Là một doanh nhân và blogger, ông Thức đã ôn hoà kêu gọi chính quyền phải cải cách chính trị song hành với cải tổ kinh tế tại Việt Nam. Năm 2009, ông Thức bị bắt, và năm 2010, trong một phiên tòa kéo dài một ngày, ông đã bị truy tố vì “hoạt động tiến hành nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình sự. Chính phủ Việt Nam đã kết án ông 16 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia.

Để phản đối sự bất công đang diễn ra và đánh dấu năm thứ bảy của bản án bất công, ông đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn trong nhà tù ở Nghệ An.

Tôi mong các bạn đồng nghiệp (tại Hạ Viện Quốc Hội) hãy cùng đồng hành với tôi, để soi sáng vào hoàn cảnh của ông Thức khi ông can đảm đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản mà người Hoa Kỳ rất trân quý…”

Bà Loretta Sanchez cũng cho rằng hoàn cảnh của ông Trần Huỳnh Duy Thức đang cần được sự quan tâm của quốc tế hơn bao giờ hết, khi mà Việt Nam đã có được việc xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí từ Hoa Kỳ.

– Cũng năm 2016 nhân dịp Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, các tổ chức theo dõi nhân quyền, quyền tự do báo chí gồm Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ và Ân Xá Quốc tế- Amnesty International đã đưa ra thông cáo về việc Tổng thống Obama quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài thông cáo, Human Rights Watch còn gửi thư trực tiếp đến tổng thống Barack Obama, tương tự như Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ. Hai lá thư đều nhắc đến trường hợp cụ thể của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải thụ án 16 năm tù giam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Thư của Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu ra tuyên bố tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kể từ ngày 24 tháng 5, trùng vào dịp công du Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Cả hai lá thư đều nhắc đến việc chính quyền Hà Nội lặp đi lặp lại đề xuất tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức phải đi Mỹ nếu muốn ra khỏi tù.

– Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó nêu nhiều nội dung như: Ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; ghi nhận rằng EU, cùng với các nước thành viên, là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này, lên 400 triệu euro, trong giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết Hoan nghênh việc thắt chặt quan hệ đối tác và cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam; hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn của LHQ vào năm ngoái; Và Nghị quyết kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường; nhất quyết yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền tụ tập ôn hòa của những nhà hoạt động này, và trả tự do cho bất kỳ ai còn đang bị giam cầm một cách sai trái; yêu cầu thả ngay lập tức tất cả các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức…;

– Năm 2016 Ông Pascal DEGUILHEM Đại biểu Quốc Hội Pháp, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Pháp-Việt Nam tại Quốc Hội Pháp đã gửi thư cho Ngài François HOLLANDE Tổng Thống Cộng Hòa Pháp nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Việt Nam trong đó ông là một thành viên tham gia cùng đoàn. Nội dung toàn bộ bức thư nói về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, yêu cầu Ngài Tổng Thống dành sự quan tâm thật đặc biệt cho hồ sơ này. Bức thư nêu rõ: Vì những giá trị phổ quát tốt đẹp thuộc Quyền Con Người mà nước Pháp tiếp tục tôn vinh và chia sẻ với nhiều nơi trên thế giới bên cạnh lợi ích kinh tế, tôi xin trân trọng cảm ơn Ngài Tổng Thống dành thời gian can thiệp và tác động lên chính quyền Việt Nam ngay khi có thể để cho anh TRẦN Huỳnh Duy Thức được sớm trả tự do như những người cộng sự của mình.

– Ngày 5/6/2016 đã có thỉnh nguyện thư đề nghị trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức được gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm. Thỉnh nguyện thư nhận được sự tham gia ghi danh ủng hộ của rất nhiều người, theo số liệu gia đình tổng hợp cung cấp thì đã có 20.472 người từ 5 quốc gia khác nhau tham gia. Sự việc này cho thấy đã có rất nhiều người dành mối quan tâm về số phận tù tội của ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại Brussels Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ chức phiên thứ 6 của Đối thoại Nhân quyền tăng cường thường niên trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA). Các cuộc thảo luận tập trung vào cải cách pháp lý và tư pháp tại Việt Nam, tự do ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp một cách ôn hoà và tự do lập hội, quyền lao động, thúc đẩy pháp quyền và tiến trình thực thi pháp quyền một cách phù hợp, chống tra tấn và ngược đãi, giam giữ tuỳ tiện, án tử hình, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, và sự tham gia trong khuôn khổ của Liên hiệp Quốc. Tại phiên đối thoại EU nhắc lại rằng tất cả những người bị giam giữ do thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà phải được trả tự do. Nhiều trường hợp cá nhân được nêu lên tại buổi đối thoại chứng tỏ mối quan tâm của EU đối với số phận của họ, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 23/5/2017 Tổ chức Ân Xá Quốc tế một lần nữa lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông. Ngoài ra Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông, theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui định là tù nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần quan tâm và hỏi gia đình về sức khỏe và tình hình của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Đặc biệt, cho sự kiện Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ diễn ra vào 17-18/5/2018 tại Washington D.C, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã hỏi thăm về tình hình của anh Thức để họ chuẩn bị cho sự kiện này.

– Vụ việc của ông Thức còn được nhiều đài báo Quốc tế quan tâm như các đài đài Á châu tự do RFA, đài BBC Việt ngữ, đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, đài phát thanh quốc tế Pháp RFI … Nếu ông Thức được trả tự do, thông tin này hẳn sẽ được các đài báo trên loan báo, sẽ tạo ra một hiệu ứng âm hưởng tích cực, nhìn nhận đánh giá tích cực cho Việt Nam.

– Từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giữ và kết án cho đến nay, gia đình ông đã không lúc nào ngưng nghỉ những nỗ lực lên tiếng kêu cứu giúp cho ông Thức, đơn thư của họ được gửi tới nhiều lãnh đạo các ban ngành. Cũng từ đó đến nay nhiều cá nhân trong và ngoài nước, nhiều tổ chức quốc tế vẫn quan tâm và theo dõi các thông tin về cuộc sống nơi ngục tù của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Từ thực tế đó chúng tôi cho rằng việc đặc xá trả tự do cho ông Thức là việc rất cần được cân nhắc thực hiện để đem lại lợi ích cho đất nước.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức truy nã Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng từ đầu tháng 11/2017

Hiếu Bá Linh, biên dịch

22-5-2018

Ngày 04.10.2017, yêu cầu Slovakia trợ giúp pháp lý đã được phía Đức bổ sung với một lệnh bắt giam một người đàn ông Việt Nam, là người có mặt trong cuộc họp ở khách sạn Bôrik tại Bratislava, thủ đô Slovakia: Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, là người bị tình nghi chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ngập để được … ngập mặt!

Lò Văn Củi

21-5-2018

Ông Thầy giáo chạy lại với anh Ba Thợ xây, kêu ly cà phê sữa cho ảnh, còn ông thì vẫn không đổi ly cà phê đá xưa giờ, xong ông nói:

– Thôi, thôi Ba à, nghỉ đi, bữa khác làm cũng được, thấy bây mệt mỏi lắm, chưa lấy lại được sức đâu, nãy ăn tô bún mà hổng vô, ráng quá mắc công đổ bịnh.

Nền Dân chủ Tự do đang thoái trào?

Project Syndicate

Tác giả: Steven Pinker & Robert Muggah

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm dịch

30-3-2018

Ảnh: Spencer Platt/ Gett Images

Mặc dù tình hình ở một số nước và một số thành phố đang xấu đi so với các nơi khác, nói chung, thế giới đang trở nên an toàn và thịnh vượng hơn. Chuyện khó tin nhưng có thật, đặc biệt là nó đúng đối với các nước dân chủ, nơi mức tăng trưởng kinh tế và phúc lợi nổi bật cao hơn. Các nền dân chủ cũng có khuynh hướng ít chiến tranh và diệt chủng hơn, hầu như không có nạn đói, và dân chúng có một nền giáo dục tốt hơn, sống khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.

Người Đàn Bà Góa ở phủ Bình Giang

Nguyệt Quỳnh

21-5-2018

Vĩnh Hưng sưu thuế nặng nề

Bồng con dẫn vợ tôi về quê tôi

(ca dao)

Bà Lê Thị Thảo, một người dân oan Thủ Thiêm, bật khóc và ngất xỉu, trong buổi gặp ĐBQH ngày 9/5/2018. Nguồn: Zing

Tưởng rằng chỉ ở thời Tây, dân ta mới khóc ra máu mắt vì sưu cao thuế nặng. Ngoài đồng thì có thuế ruộng, trong nhà thì phải đóng thuế vườn, rồi đến thuế thân v.v… Nay mới biết ở xã Ân Phong tỉnh Bình Định, người dân nuôi vịt muốn thả vịt ra đồng cho chúng nhặt hạt thóc rơi cũng phải nộp phí cho chính quyền địa phương. Ở xã Thiệu Dương, Thanh Hóa, người dân chăn thả trâu bò cũng phải nộp phí. Phí thả một con trâu lên đến cả 100.000 đồng, còn muốn nuôi trâu lại là chuyện khác nữa, phải đóng tiền cọc cho hợp tác xã từ ba trăm ngàn đến hai triệu đồng!

Tuyên bố về tình hình đất đai, việc trả lại chùa Liên Trì, nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm

19-5-2018

SỰ VIỆC VÀ NHẬN ĐỊNH

Tuần qua việc bạch hóa thông tin về tình hình giải tỏa đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm suốt 20 năm qua đã khiến toàn xã hội choáng váng. Giữa thành phố lớn nhất nước, lợi ích thiết thân của hàng ngàn cư dân là quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

Chính quyền ở một thành phố trực thuộc trung ương ngang nhiên bác bỏ hiệu lực của một văn bản lập quy của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó không chỉ bộc lộ rõ nạn vô pháp trong thể chế độc tài toàn trị của nhà nước đương quyền, mà còn một lần nữa phơi bày rõ gốc rễ của vấn đề là đất đai bị đặt dưới chế độ sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Theo đó, những dự án đầu tư phát triển đô thị trở thành cơ hội cho quan chức hối mại quyền thế, làm giàu bằng tước đoạt đất đai của người dân với giá đền bù rẻ mạt.

Sự tước đoạt hoang dã không chỉ diễn ra ở Thủ Thiêm. Khắp nơi trong cả nước hàng vạn dân oan đã đội đơn và giăng biểu ngữ đòi quyền sống và đòi công lý trước trụ sở Quốc hội, văn phòng các cơ quan hành pháp trong hơn hai chục năm qua. Thế nhưng, tiếng dân oan không được lắng nghe và nạn vô pháp vẫn ngang nhiên bất trị.

YÊU CẦU 

Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau:

– Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.

– Nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, chà đạp đời sống của dân, luật pháp và đạo lý dân tộc.

– Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.

– Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước.

– Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước.

– Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đấttrên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.

Lập ngày 19 tháng 5 năm 2018

Quí tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên vào Tuyên bố này, xin ghi rõ tên tổ chức và người đại diện/ họ tên cá nhân và nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia), gửi về địa chỉ:  tuyenbothuthiem2018@gmail.com.

Kết thúc nhận chữ ký vào lúc 18 giờ ngày 27 tháng 5 năm 2018 giờ Việt Nam

Danh sách ký tên đợt 1 (cập nhật lúc 8h00 ngày 21-5-2018)

Tổ chức:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà báo Lê Phú Khải, Sài Gòn

2. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm & GS Nguyễn Huệ Chi

3. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn

4. Khối tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

5. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Công Bình

6. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi

7. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: Ngô Kiến Huy, Nguyễn Chí Phong và LM Nguyễn Văn Lý

8. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện: Hoàng Lê Hy Lai và Nguyễn Trung Kiên

9. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại diện: Hòa Thượng Thích Không Tánh, Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước

10. Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ

11. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức. Đại diện: Chủ tịch Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Berlin

12. Hội Thân Hữu Cố Đô Huế. Đại diện: Dược sĩ Nguyễn Mậu Trinh

13. Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT). Đại diện: ông Nguyễn Lê Hùng

14. Phong trào Lao động Việt (Công đoàn độc lập). Đại diện: Chủ tịch, Đỗ Thị Minh Hạnh

15. Ủy ban chống Văn hóa Tôn giáo vận Cộng sản. Đại diện: Ms Nguyễn Công Chính

16. Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành. Đại diện: Bs, Ts Đinh Đức Long

17. Hội Dân đòi Quyền sống. Đại diện: Hồ Thị Bích Khương

 

Cá nhân:

1. Nguyên Ngọc, Nhà văn, TP Hội An, Quảng Nam

2. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Cựu cán bộ Ban dân vận TW, Hà Nội

3. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TpHCM

4. Nguyễn Quang A, TS, Diễn đàn Xã hội dân sự, Hà Nội

5. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội

6. Võ Văn Thôn, nguyên CB Khu đoàn Sài Gòn – Gia Định- Chợ Lớn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TpHCM

7. Hoàng Hưng, Nhà thơ-nhà báo tự do, Sài Gòn 

8. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo tự do, CLB LHĐ, Hội An

9. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, Hưu trí, CLB LHĐ

10. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, CLB LHĐ, Sài Gòn

11. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, Sài Gòn

12. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, CLB LHĐ, Sài Gòn

13. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Lâm Đồng

14. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa

15. Phan Đắc Lữ, Nhà Thơ, CLB LHĐ, Sài Gòn

16. Nguyễn Bá Tùng, Tiến sĩ, nguyên Điều hợp Mạng lưới Nhân quyền VN, Cali, Hoa Kỳ 

17. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

18. Trần Văn Bang, Kỹ sư, CLB LHĐ, Sài Gòn

19. Phạm Đỗ Chí – Chuyên gia kinh tế – Florida Hoa Kỳ

20. Vũ Trọng khải, PGS, TS, chuyên gia kinh tế nông nghiệp ở Tp HCM

21. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ Sở Công Thương TpHCM

22. Trần Minh Thảo, Nhà văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)

23. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng

24. Phan Thị Hoàng Oanh, TS. Hoá, Sài Gòn

25. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn, Đà Lạt, Lâm Đồng

26. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

27. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội

28. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn

29. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, CLB LHĐ, Sài Gòn

30. Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội

31. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự trường Đại học Liège, Bỉ, sống ở Sài Gòn

32. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội.

33. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

34. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

35. Trần Rạng, Nhà giáo hưu trí, CLB LHĐ, Sài Gòn

36. Phạm Đình Trọng, Nhà văn. Sài Gòn

37. Phạm Bá Hải, Cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn.

38. Lê Bảo Nhi, Nhà báo tự do, Sài Gòn

39. Nguyễn Thị Phương Thảo

40. Bùi Nghệ, Hưu trí, Sài Gòn

41. Võ Hồng Ly, Q2, Sài Gòn

42. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn

43. Nguyễn Thanh Loan, Giáo viên tự do, Sài Gòn

44. Trịnh Toàn, làm nông nghiệp, Bình Dương

45. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TpHCM, CLB LHĐ

46. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại Học Kinh Tế, TpHCM

47. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên UB TW MTTQ, cư trú tại TpHCM

48. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu

49. Nguyễn Thanh Tâm, cựu Phó Chủ Tịch BCHCĐVN Oregon, Hoa Kỳ

50. Bùi Diễm Hằng, Q9, Sài Gòn

51. Văn Thị Khinh, Kinh doanh, Bình Thuận

52. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội

53. Lê Văn Thiệu, Nhạc sĩ (Triệu Mây), Sài Gòn

54. Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ sư điện tử, An Phú, Q2, TpHCM

55. Nguyễn Quốc Quân, Bác sĩ, Falls Church, VA22042, Hoa Kỳ.

56. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ

57. Nguyễn Ngọc Sơn, Bác sĩ nghỉ việc, Long Điền, Bà Rịa-VT

58. Nguyễn Thị Mùi, Giáo viên, Biên Hòa, Đồng Nai

59. Nguyễn Hữu Nhiên, Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Sài Gòn

60. Phan Khai, Kỹ sư hệ thống (System engineer), Atlanta, Hoa Kỳ

61. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đắk Lắk

62. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Đại học Compiegne, Cộng hóa Pháp

63. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên UVBCH Hội Ngôn ngữ học VN, Hà Nội

64. Phùng Chiến, Công nhân, Cựu tù chính trị, Seattle, Wa, Hoa Kỳ

65. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, CN phía Nam

66. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo tự do, Hội nhà báo Độc lập, Hà Nội

67. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo tự do, Sài Gòn

68. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn

69. Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia

70. Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, TpHCM

71. Lê Bá Diễm Chi (Song Chi), Nhà báo độc lập, Thạc sĩ Điện ảnh và Truyền hình, Oslo, Na Uy

72. Nguyễn Thế Quang, Giáo Viên, San Jose, CA, Hoa Kỳ

73. Ngọc Linh Hoàng, Hưu trí, Canada

74. Võ Ngọc Anh, Cựu phóng viên Saigon Times Group, Sinh viên Tacoma, Washington, Hoa Kỳ

75. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn

76. Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn

77. Nguyễn Đình Đầu, Nhà nghiên cứu, Sài Gòn

78. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Cựu tù Chính trị, Paris, Công hòa Pháp

79. André Menras–Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt, Pháp

80. Nguyễn Thái Minh, Kinh doanh, Khánh Hòa

81. Tân Nguyễn, Oakland, California, Hoa Kỳ

82. Ngô Thị Thứ, Giáo viên, Sài Gòn

83. Chí Thảo, Nhà báo tự do, Sài Gòn

84. Đinh Văn Hải, Kinh doanh, Lâm Đồng

85. Đỗ Thị Ngọc Quyên, Long Khánh, Đồng Nai

86. Đoàn Công Nghị, Kinh doanh, Khánh Hòa

87. Đại gia dình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân Elk Grove, CA, Hoa Kỳ

88. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia (Úc)

89. Huỳnh Thu Nguyên, Hưu trí, Úc Châu

90. Phaolô Lê Xuân Lộc, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT), Sài Gòn

91. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt

92. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt

93. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Lạt

94. Cao Quang Nghiệp, Giảng viên Đại học, Hamburg, CHLB Đức

95. Lê Khánh Luận, TS Toán, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế TpHCM, CLB LHĐ

96. Nguyễn Thiên Nghĩa, P17, Q. Bình Thạnh, TPHCM

97. Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định

98. Lê Phước Sinh, Giáo viên, Sài Gòn

99. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

100. Huỳnh Công Thiên, Giáo viên hưu trí, Sài Gòn

101. Thiếu Khanh, Nhà thơ, Dịch giả, Sài Gòn

102. Đinh Đình Điệp, Cựu máy trưởng tàu biển, Đồ Sơn, Hải Phòng

103. Cao Minh Tâm, Nhà báo, nguyên Trưởng văn phòng miền Nam báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam)

104. Van H Pham, Kỹ thuật viên IT, Brisbane, Australia

105. Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội

106. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội

107. David Tran, GS Nhà báo, Chicago-IL, Hoa Kỳ

108. Nguyễn Thị Nguyệt, Giáo viên, Nghệ An

109. Trần Thanh Triều, Bảo vệ DCCT, Sài Gòn

110. Nguyễn Kế Quang, Kỹ sư XD, P. Đống Đa, Tp Quy Nhơn, Bình Định

111. Nguyễn Văn Chinh, Tu sĩ Công giáo, Thừa Thiên Huế

112. Tô Lê Sơn, Kỹ sư KT, TV CLB LHĐ, TpHCM

113. Hà Quang Vinh, Hưu trí, Q11, Sài Gòn

114. Đoàn Văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn

115. Hoàng Thanh Hoài, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TpHCM

116. Võ Lam Duy, Nhà khoa học, Hoa Kỳ

117. Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng

118. Lê Đỗ Tuân, Kỹ sư, CCB, Hà Nội

119. Lê Trung Thực, Thương binh, Hưu trí, Đồng Nai

120. Đặng Hữu Nam, Lm Giáo xứ Mỹ Khánh, GP Vinh, Yên Thành, Nghệ An

121. Văn Thị Nghĩa, Giáo viên hưu trí, Tp Phan Thiết, Bình Thuận

122. Nguyễn Đông Yên, GS, TSKH, Hà Nội

123. Ong Văn Việt, Kinh doanh, Sài Gòn

124. Nguyễn Duy Tân, Lm Nhà thờ Thọ Hòa, GP Xuân Lộc, Đồng Nai

125. Văn Phú Mai, Cựu Giáo chức, Quảng Nam

126. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội

127. Mạc Thái Vũ, Kỹ sư thủy sản, Hóc Môn, Sài Gòn

128. Nguyễn Thu Giang, Nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TpHCM

129. Uyên Vũ, Nhà báo tự do, Garden Grove, Cali, Hoa Kỳ

130. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Sài Gòn

131. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn

132. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn

133. Nguyễn Mạnh Hùng (Nhà văn Nam Dao), GS TS, Đại học Laval, Quebec, Canada

134. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Hà Nội

135. Nguyễn Thúy Hạnh, Nhà báo tự do, Hà Nội

136. Đặng Thành Phùng, Sinh viên, Hà Tĩnh

137. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nhà hoạt động công đoàn, Di Linh, Lâm Đồng

138. Nguyễn Lưu Gia, Sài Gòn

139. Kiều Việt Hùng, Kiến trúc sư, Ninh Bình

140. Vũ Thị Vân Mơ, Kinh doanh, Lâm Đồng

141. Phượng Khánh Đinh, định cư tại Australia (Úc)

142. Hà Yến Trần, Nội trợ, Dusseldorf, CHLB Đức

143. Lê Công Bằng, Lao động tự do, Sài Gòn

144. Đỗ Hồng Thành, Nghiên cứu độc lập, Hà Nội (quê Hưng Yên)

145. Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa kỳ

146. Ngô Đình Thúc, Khánh Hòa

147. Lê Kim Oanh, làm tại Schnipke SWLCC in Tucson, Arizona, USA (Hoa Kỳ)

148. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn

149. Trương Hồng Liêm, Toulouse, Cộng hòa Pháp

150. Võ Thị Kiều Ái, Nghề tự do, Đà Nẵng

151. Đặng Xuân Diệu, Paris, Cộng hòa Pháp

152. Peter Trần Văn Thành, Lm quản xứ Tam Tòa, GP Vinh, Đồng Hới, Quảng Bình

153. Vũ Tuân, Kiểm định viên Cơ khí, Strasbourg, Cộng hòa Pháp

154. Trần Thanh Giang, An Giang

155. Trần Vũ Anh Bình, Q3, Sài Gòn

156. Trương Hùng Thái, Nhà văn, Sài Gòn

157. Dương Thị Tân, Q3, Sài Gòn

158. Phan Ngoc, Toronto, Canada

159. Lê Dũng Vova, Nhà báo, CHTV, Hà Nội

160. Vũ Hoàng Danh, Q. Gò Vấp, Sài Gòn

161. Nguyễn Thái Lai, Tp Nha Trang, Khánh Hòa

162. Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Linh mục, Đào Viên, Đài Loan

163. Hiep Nguyen, Nhóm XHDS Đáp lời sông núi, Na Uy

164. Lưu Thành, Nhà thơ, CCB chống TQ, Phước Long, Bình Phước

165. Nguyễn Hạnh Vy, Cali, Hoa Kỳ

166. Loc Pham, Philadelphia, Hoa Kỳ

167. Nguyễn Bích Thúy Vy, Ban QT chung cư Phúc Lộc Thọ, Thủ Đức, Sài Gòn

168. Trần Công Thạch, Nhà giào hưu trí, Sài Gòn

169. Nguyễn Thị Tố Loan, Thanh Lưu, Thanh Liêm, Hà Nam

170. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bà Rịa-VT

171. Phan Ngọc Bửu Châu, ấp Giồng Nhã, xã Hiệp Thành, Tp Bạc Liêu

172. Antôn Nguyễn Thanh Hà, Sài Gòn

173. Trần Duy Khánh, Giáo xứ Mân Côi Bình Thuận, Sài Gòn

174. Vũ Quốc Vân, Gia sư tự do, Q10, Sài Gòn

175. Thanh Ngo, KP2, P. Tân Thới Nhất, Q12, Sài Gòn

176. Nguyễn Văn Diệu Linh, Kinh doanh, Q. Thủ Đức, Sài Gòn

177. Lê Quốc Quân, Luật sư, Hà Nội

178. Lê Hồng Phong, Q12, Sài Gòn

179. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Biên Hòa, Đồng Nai

180. Nguyễn Viễn, Thủ Đức, Sài Gòn

181. Đỗ Thị Nhung, Giáo xứ Ngưỡng Nhân, Giao Thủy, GP Bùi Chu

182. Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Liên doàn Cử tri Người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ, Hội đồng Giám định tư vấn Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.

183. Lanh Pham, Portland, Oregon, Hoa Kỳ

184. Huỳnh Ngọc Tuấn, Nhà báo, Hà Lan, Buôn Hồ, Đắk Lắk

185. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hội trưởng GHPGHH thuần túy TP Cần Thơ

186. Nguyễn Thành Trung, Kỹ sư máy tính, Biên Hòa, Đồng Nai

187. Hiếu Tân, Dịch giả, Vũng Tàu

188. Phêrô Trần Văn Tiến, Linh mục, F11, KP4, P. Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai

189. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Q. Tân Phú, Sài Gòn

190. Lê Dũng, CCB, Sài Gòn

191. Trương Tuấn, Giáo xứ Thánh Tâm, Biên Hòa, Đồng Nai

192. Nguyễn Cao Tuyết, San Jose, California, Hoa Kỳ

193. Philipphe Đỗ Ngọc Hải, Tp Kon Tum

194. Phạm Tuyết Linh, Giáo xứ Đồng Tâm, GP Xuân Lộc, Đồng Nai

195. Nguyễn Tiến Sỹ, làm việc tại Đài Loan

196. Huyen Trang Vu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ

197. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức.

198. Nguyễn Công Danh, Nam Hồng, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

199. Đỗ Duy Tuấn, Họa sĩ, Sài Gòn

200. Nguyễn Huy Anh, Sài Gòn

201. Minh Trang, Toronto, Canada

202. Vũ Thị Tuyết Mai, Giáo xứ Tân Mai, GP Xuân Lộc, Đồng Nai

203. Phạm Thị Bích Lan, Hưu trí, Thủ Đức, Sài Gòn

204. Nguyễn Thị Thu Hiền, Hà Nội

205. Vũ Đại Trường, Trung An, Vũ Thư, Thái Bình

206. Trần Đức Châu, Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh

207. Phạm Quốc Tuân, Sài Gòn

208. Đặng Hoàng Hương Giang, Gia Lai

209. Nguyễn Thị Thanh Trúc, TPHCM

210. Nguyễn Hoàng Vân, Dân oan ở Giáo xứ Thủ Thiêm, Q2, Sài Gòn

211. Nguyễn Ánh Phượng, Kỹ thuật IT, TpHCM

212. Nguyễn Thị Thủy Tiên, Tp Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk

213. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Cộng hòa Pháp

214. Nguyễn Chính Nghĩa, Kỹ sư điện, Sài Gòn

215. Nguyễn Thanh Nga, Giáo viên, Q9, Sài Gòn

216. Lê Thị Ngọc, Giáo viên, Q6, Sài Gòn

217. Trần Thọ, Cựu chiến binh (CCB), Dân Oan, Bình Định

218. Lê Quang Huy, Cựu Giáo chức, Sài Gòn

219. Cao Trinh Philadelphia, USA (Hoa Kỳ)

220. Thuan Do, Anaheim, California, USA (Hoa Kỳ)

221. Trần Niệm, nhà thầu xây dựng, Tp Buôn Mê thuột, Đắk Lắk

222. Lý Đăng Thanh, Người chép Sử, Sài Gòn

223. Hà Dương Tuấn, Hưu trí, Nguyên chuyên gia CNTT, Cộng hòa Pháp

224. Nguyễn Bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội

225. Đặng Đình Cung, Kỹ sư tư vấn, Hưu trí, Cộng hòa Pháp

226. Hương Nam, Sydney, Australia (Úc)

227. Lê Phú Khải, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn

228. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội

229. Phạm Lưu Vũ, Nhà văn, Hà Nội

230. Nguyễn Đức Tùng, Nhà thơ, Canada

231. Bắc Phong, Hưu trí, Canada

232. Nguyễn Tuyết Lan, Nha Trang, Khánh Hòa

233. Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada

234. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

235. Trần Long, Kỹ sư, Hội Thanh niên Dân chủ, San Jose, USA (Hoa Kỳ)

236. Hoàng Lan, Kế toán (Accountant), San Jose, USA (Hoa Kỳ)

237. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư nghỉ hưu, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

238. Lê Đức Quang, TS, Giảng viên, Huế

239. Nguyễn Minh Toàn, Giáo viên, Hà Nội

240. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

241. Trần Quyết Tiến, Ngư dân, Hà Tĩnh

242. Phạm Văn Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai

243. Nguyễn Huy Hoàng, Dân đen, Q1, Sài Gòn

244. Trần Minh Nhật, Nhà báo tự do, Sài Gòn

245. Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo độc lập, Bình Dương

246. Đinh Đức Long, Ts. Bác sĩ, Sài Gòn

247. Vũ Văn Hưng, Mục sư, Sơn Nguyễn, Sơn Hòa, Phú Yên

248. Đinh Tấn Lực, Blogger, Hoa Kỳ

249. Nguyễn Anh Tuấn, nhà thơ, Nghệ An

250. Tống Văn Công, cựu TBT báo Lao Động, TPHCM

251. Trần Thị Thanh Vân, Cán bộ nghỉ hưu, Moscow, Liên bang Nga.

252. Nghĩa Bùi, nhà báo, Dallas, Hoa Kỳ

253. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt

_____

Danh sách ký tên đợt 2 (Cập nhật lúc 22h ngày 21/5/2018).

Tổ chức:

  1. Hội Thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng
  2. Phong trào Liên đới Dân oan VN. Đại diện: Trần Ngọc Anh, Dân oan, Xuyên Mộc, BR-VT
  3. Nhóm Đáp lời Sông núi Na-Uy. Đại diện: Hiệp Nguyễn

Cá nhân:

  1. Antôn Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn
  2. Hạ Đình Nguyên, Cựu tù Côn Đảo, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn
  3. Hoàng Cảnh Hồng, Hưu trí, Nghệ An
  4. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
  5. Thái Khác Phú, Rửa xe, KDC Kiến Á, P. Phước Long B, Q9, Sài Gòn
  6. Lưu Ngọc Điệp, Làm vườn, Tuy Hòa, Phú Yên
  7. Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu Văn học, Hà Nội
  8. Nguyễn Văn Đức, Lao động, Q12, Sài Gòn
  9. Nguyễn Mạnh Thưởng, Công nhân, Norderstedt, Germany (CHLB Đức)
  10. Bùi Bình Thoại, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
  11. Tô Oanh, Giáo viên THPT nghỉ hưu, Tp Bắc Giang
  12. Đỗ Ngọc Quỳnh, Giáo viên nghỉ hưu, TpHCM
  13. Trần Tuần Dũng, Hưu trí, Montreal, Quebec, Canada
  14. Đoàn Minh Đạo, Nhà thơ, California, USA (Hoa Kỳ)
  15. Lê Văn Tâm, Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
  16. Đặng Văn Tiến, Sài Gòn
  17. Cecille Bùi Thị Nam Phương, Dược sĩ, Q Bình Thạnh, Sài Gòn
  18. Trần Trung Sơn, Tiến sĩ, Giảng viên, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
  19. Quan Vinh, Chuyên viên tin học, Roma, Italia (Ý)
  20. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, Munchen, Gemany (CHLB Đức)
  21. Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
  22. Uông Đắc Đạo, Cử nhân Luật SG71, Hưu trí, Hòa Kỳ
  23. Nguyễn Huỳnh Mai, Nhà xã hội học, Vương quốc Bỉ
  24. Nguyễn Vũ Thế Cường, TS cơ khí, Munchen, CHLB Đức
  25. Nguyễn Thị Hiền, Munchen, CHLB Đức
  26. Phạm Tư Thanh Thiên, Nhà báo nghỉ hưu, Paris, Pháp
  27. Nguyen Thi Cam. Police Crossing Guard. San Jose, CA 95111, USA (Hoa Kỳ)
  28. Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình,Giáo phận Vinh
  29. Vương Đình Chữ, Nhà báo, Sài Gòn
  30. Hà Trọng Tần, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  31. Phạm Thanh Sơn, Hưu trí, Melbourne Australia (Úc)
  32. Trần Đức Thạch, Nhà thơ, Cựu TNLT, Nghệ An
  33. Ngô Thị Hồng Lâm, BTV nghiên cứu LSĐ, Rạch Dừa, TP Vũng Tầu
  34. Hồ Quang Huy, Kỹ sư đường sắt, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
  35. Đỗ Hoàng Phương, Lao động tự do, An Khê, Gia Lai
  36. Đào Tấn Phấn, Lao công trường THPT Trần Quốc Tuấn, Hòa Định Đông, Phú Hóa, Phú Yên
  37. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội
  38. Lê Văn Oanh, Kỹ sư XD, Hà Nội
  39. Nguyen Anh Dung (Vinh Anh), Cựu chiến binh, Hà Nội
  40. Đồng Quang Vinh, CCB, Nha Trang, Khánh Hòa
  41. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia Nông nghiệp và Kinh tế xã hội nông thôn, Sài Gòn
  42. Dương Quốc Huy, Cựu chiến binh, Hà Nội
  43. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lao động tự do, Q12, TPHCM
  44. Ngụy Hữu Tâm, Dịch giả, Hà Nội
  45. Trần Ngọc Anh, Dân oan, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Bà Rịa-VT
  46. Trần Hải Hạc, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
  47. Nguyễn Kim Huân, Lao động tự do, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
  48. Đào Văn Bình, Kỹ sư, Hà Nội
  49. Bui Viet Dung, Kỹ sư, Sài Gòn
  50. Nguyễn Trần Hải, Cựu sĩ quan Hải quân NDVN, đường Hai Bà Trưng, Q. Lê Chân, Tp Hải Phòng
  51. Lê Xuân Thiêm, Kỹ sư XD, Sài Gòn
  52. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris, Cộng hòa Pháp
  53. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, TP HCM
  54. Nguyễn Xuân Hoài, Cựu quân nhân về hưu, TP HCM
  55. Phan Thạch Bích, Hưu trí, đường Huỳnh Văn Bánh, Q. Phú Nhuận, TPHCM
  56. Lê Hải, Nhà nhiếp ảnh, TP Đà Nẵng
  57. Dương Kim Khải, Mục sư Tin Lành, Thủ Đức, Sài Gòn
  58. Bùi Thị Thành, Giáo viên, Dân oan, Thủ Đức, Sài Gòn
  59. Phùng Thị Ly, Dân oan, Thạnh Hóa, Long An
  60. Đào Bá Lê, đại diện Thuyền nhân đang lưu vong tại Thái Lan
  61. Chu Mạnh Sơn, Nhà báo tự do, Nghệ An
  62. Nguyễn Thị Kim Thanh, Bến Cát, Bình Dương
  63. Cao Hà Trực, P.6, Q.Tân Bình, Sài Gòn
  64. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin Lành, Thủ Đức, Sài Gòn
  65. Vũ Thị Thương Huyền, Xóm Mới, Q.Gò Vấp, Sài Gòn
  66. Huỳnh Bửu Dũng, Sa Đéc, Đồng Tháp, Giáo phận Vĩnh Long
  67. Lanney Tran, Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền, California, USA
  68. Nguyễn Thị Trí, TT Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
  69. Huỳnh Công Thuận, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
  70. Võ Thị Thanh Hải, Giáo viên, Q2, Sài Gòn
  71. Trương Dũng, Hội Bầu bí Tương thân, Hà Nội
  72. Phạm Nam Hải, Quản trị kinh doanh, Tây Hồ, Hà Nội
  73. Nguyễn Ngọc Tiến, Nhà thơ tự do, Sài Gòn
  74. Khổng Hy Thiêm, Suối Tân, Cam Lâm, Khánh Hòa
  75. Hùng Sơn, Nhà Văn, San Jose, California, USA
  76. Dương Hòa. Melbourne. Australia
  77. Vũ Luyện, Kinh doanh, Oklahoma, USA
  78. Tina Pham, California, USA
  79. Bùi Thị Hồng Hạnh, Dân oan, Phường Bình Khánh, Q2, TPHCM
  80. Maria Mai Anh, A8, Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội
  81. Lê Thị Xuân, Nghề tự do, Kon Tum
  82. Bùi Hồng-Mạnh, Cử nhân Hoá học (73), Blogger, Biên khảo tự do, TP Mu-ních, CHLB Đức
  83. Phạm Thị Quý, đường Trường Chinh, Hà Nội
  84. Giuse Ngô Hồng Hải, đường Thích Quảng Đức, Giáo xứ Phú Hạnh, Sài Gòn
  85. Su Bach Dao, P22, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn
  86. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Buôn bán, TPHCM
  87. Elisabeth Pineau, Amilly France Infirmiere, France
  88. Vũ Duy Trinh, Nội trợ, California, USA
  89. Huỳnh Quốc Huy, Ký giả tự do
  90. Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, Giáo xứ Thánh Tâm, Nhà thờ Chính tòa Buôn Mê Thuột
  91. Nguyễn Như Vinh, Hải Sơn, Phước Hòa, Tân Thành, Bà Rịa-VT
  92. Nguyễn Khanh, Nhà báo, Viginia, USA
  93. Đinh Khác Trường Diện, Kỹ sư XD, Giáo xứ Phát Diệm, GP Sài Gòn
  94. Trần Trường Hạnh, Kỹ sư XD, TT Ngã Bẩy, Châu Thành, Hậu Giang
  95. Lý Anh Thiện, Chạy xe ôm, Q.7, TPHCM
  96. Giuse Võ Tá Trung, nghề XD, Giáo xứ An Nhiên, Giáo Phận Vinh, TP Hà Tĩnh
  97. Vũ Hoàng Quang, Cựu TNLT, Giáo xứ Đăng Cao, Giáo Phận Vinh
  98. Trịnh Thùy Mai, Doanh nhân, Malmoe, Thụy Điển
  99. Võ Tá Ý, Kỹ thuật viên CNTT, Thạch Hạ, Tp Hà Tĩnh
  100. Bùi Tín, Nhà báo tự do sống tại Pháp

_______

BẢN TIẾNG ANH:

Thủ Thiêm Petition Announcement Regarding Land Issues in Thủ-Thiêm, Including Liên-Trì Temple and Lovers Of The Holy Cross.

SITUATION

Last week, the shocking revelation of new information regarding land grab in Thủ-Thiêm, which has been going for twenty years, has left many people stunned. In the middle of the largest city in the country, the rights to live and to worship for of thousands of denizens have been seriously violated. A city administration operating under the jurisdiction of the central government has in fact overriden an official decision issued by the Prime Minister’s office. This brazen act not only showed how lawlessness has severely infected the current totalitarian regime, it also revealed that the root of the problem is the constitutionalized notion that all lands “belong to all people” but shall be “managed by the state”. This has led, not surprisingly, to land use and investment projects becoming opportunities for government officials to buy and sell information and influence, to enrich themselves by forcing homeowners out of their ancestral lands at dirt cheap prices. Needless to say, Thủ-Thiêm is not the only victim of this state-sanctioned savagery. For decades, thousands of land grab victims all across the country have been taking their grievances to the doors of Congress and other government offices. All to no avail.

REQUESTS

In the face of this grave situation, civil societies and individuals inside Vietnam as well as abroad formally issue the following requests: – Give back to Liên-Trì Temple and Lovers of the Holy Cross Convent their properties which never were part of the urban expansion plan in the first place, according to the original Prime Minister directive; pay restitution to those whose properties were unfairly or illegally taken. – Stop immediately all illegal land grabs being carried out by local authorities against rightful owners. – Prosecute to the maximum extent of the law those responsible for destroying people’s lives, for flouting the rule of law, and for desecrating our national values. – Create an Inspection Panel that includes members of civil societies (representatives for land grab victims) to thoroughly review the process of urban planning and monitor its execution across the country. – Amend the Constitution to allow both public and private ownership of land. – Allow the formation of organizations representing land owners in order to protect their interests; give back to the citizens their constitutional right to association.

Organizations who wish to sign this petition please email your organization’s official name as well as its representative. Individuals please put your full name, occupation and/or title (if applicable), city and country of residence. Send your information to: tuyenbothuthiem2018@gmail.com

____

BẢN TIẾNG PHÁP

DECLARATION

sur la question de la propriété de la terre,

la restitution de la pagode Liên Trì, de l’église

et du couvent de l’ordre des Amantes de la Croix

de Thủ Thiêm

FAITS ET ANALYSE

La publication d’informations sur l’état des expropriations de terres au cours des deux dernières décennies dans la péninsule de Thủ Thiêm a provoqué, depuis une semaine, une grande onde de choc dans la société vietnamienne tout entière. Le droit de vivre, la liberté de croyance de milliers d’habitants de la plus grande métropole du pays ont été gravement violés.

Les autorités d’une ville relevant du gouvernement central ont ouvertement invalidé un un texte règlementaire du Premier ministre. Tout en manifestant l’absence de toute légalité dans un régime totalitaire, cette violation a mis en lumière l’origine de la question, à savoir : le régime de propriété foncière qui considère que la terre est « propriété de la nation toute entière ». Sa conséquence est que les projets de développement urbain constituent une source de corruption et d’enrichissement pour les hommes au pouvoir qui exproprient la population contre des dédommagements dérisoires.

Ces expropriations sauvages ne se sont pas produites que dans le quartier de Thu Thiem.

Partout dans le pays, les victimes d’expropriation ont porté leurs plaintes, avec des banderoles réclamant le droit de vivre et à la justice, devant le siège de l’Assemblée Nationale, les organes exécutifs depuis plus deux décennies et plus. Leurs réclamations n’ont trouvéaucun écho dans le règne de l’illégalité insolente.

REQUETES

Etant donnée la gravité de la situation, nous – organisations et personnes issues de la société civile, au Vietnam comme à l’étranger – formulons unanimement les demandes suivantes :

  • Rendre à la population, au temple bouddhique Liên Trì, à l’Eglise et à l’Ordre des Amantes de la Croix de Thủ Thiêm toutes les terres… non prévues à la réquision dans le Plan initial d’aménagement du territoire entériné par le Premier Ministre; dédommager de manière appropriée les victimes de l’expropriétation
  • Punir sévèrement les organes et individus irresponsables qui ont commis des abus de pouvoir, foulant au pied la vie des gens, la loi et l’éthique de la nation.
  • Mettre fin sans tarder aux expropriations contraires à la volonté de la population, et auxquelles des autorités locales continuent de procéder.
  • Constituer des commissions d’inspection avec la participation de la communuté (représentant les personnes possédant le droit d’usage des terres), ré-examiner les procédures d’exécution de tous les plans d’aménagement urbain dans l’ensemble du pays.
  • Reconnaitre et inscrire dans la Constitution le droit de propriété plurielle de la terre dans le pays tout entier.
  • Reconnaitre et enregistrer les Conseils représentatifs des intérêts et aspirations des usagers des terres dans tout le pays, et rendre au peuple la liberté d’association.

Le 19 mai 2018

Les organisations désirant s’associer à cette déclaration sont priées de préciser leur représentant, les particuliers de donner leur nom entier, profession et fonction, lieu de résidence, et de les envoyer à l’adresse email suivante : tuyenbothuthiem2018@gmail.com

Về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (phần cuối)

FB Ngô Ngọc Trai

19-5-2018

Tiếp theo phần 1phần 2 và phần 3

Ảnh: internet

III/ TÓM LẠI VỀ CÁC VIỆC LÀM CỦA ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Để chứng minh được ông Thức phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Cơ quan An ninh điều tra phải chứng minh được ông Thức đã “thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng tất cả các hành vi việc làm của ông Thức như đã được Cáo trạng chỉ ra đều không phải là thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Đường lưỡi bò có phải của Trung Quốc không?

FB Nguyễn Phương

19-5-2018

Một số nhà hoạt động mặc áo No-U phản đối Formosa. Ảnh: FB Nguyễn Phương

Nếu những ai quan tâm đến tình hình đất nước thì có tìm hiểu về vấn đề biển đảo chắc cũng tồn tại câu hỏi này. Dù biết chắc chắn không phải nhưng tại sao chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi này?

Bởi chính quyền Cộng Sản Việt Nam thẳng tay đàn áp, đánh đập người lên tiếng khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, chúng sẳn sàng dùng mưu hèn kế bẩn để bịt miệng người lên tiếng. Tại sao vậy? Hay chúng đem bán rồi?

Mười năm, một hy vọng!

FB Chung Thép

19-5-2018

Từ khi tôi biết tin về vụ án oan của anh Hồ Duy Hải và người mẹ của Anh là cô Nguyễn thị Loan, hơn 10 năm đi khắp nơi từ địa phương lên trung ương để kêu oan cho con tôi cảm thấy khâm phục, xúc động làm tôi suy nghĩ rất nhiều về nỗi đau mà gia đình cô gặp phải.

Cách đây không lâu tôi đã nằm mơ về nơi cô ở, gặp cô và gia đình để chia sẻ nỗi đau và cùng nhau kêu gọi mọi người trong xã hội lên tiếng cho gia đình của anh Hồ Duy Hải. Hình ảnh của cô đã ám ảnh trong tôi, khiến tôi phải làm điều gì đó và hôm nay tôi đã có mặt tại nơi cô ở để có thể nói chuyện và chia sẻ cùng gia đình cô về câu chuyện dường như chỉ có thể tồn tại trong tiểu thuyết.

Tôi đã tìm hiểu rất kỹ về vụ án. Khi đọc hồ sơ vụ án tôi thấy có quá nhiều điều vô lý và khuất tất, nói chính xác là họ cố tình ghép tội cho Anh ấy, một bản kết tội quá hoang đường đẩy một người vô tội thành một người có tội một cách phi lý và sai pháp luật.

Chính vì thế hôm nay tôi và gia đình cô thay mặt một người bị án tử tù oan xin được kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong và ngoài nước hãy lên tiếng bằng mọi phương tiện để anh được minh oan và trở về với gia đình tiếp tục cuộc sống.

Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho một người bị oan và một người mẹ suốt 10 năm trời đi kêu oan cho con, kêu gọi cơ quan có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ quá trình tố tụng của vụ án một cách khách quan, trả lại công bằng cho người bị oan và tìm ra hung thủ thật sự để người bị hại chết được siêu thoát.

***

CÁC BẰNG CHỨNG CHỨNG MINH ANH HỒ DUY HẢI BỊ OAN:

1/. Dấu vân tay để lại tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải.

2/. Không có nhân chứng nào khẳng định nhìn thấy Hồ Duy Hải, và CQĐT cũng không chứng minh được đương sự có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án.

3/. CQĐT không tìm thấy và thu giữ được những tang vậy mà bị cáo Hồ Duy Hải khai đã dùng để gây án. CQĐT phải nhờ người ra chợ mua mới (dao và thớt) hoặc dùng chiếc ghế tương tự khác để thay thế cho “hung khí thật”!

4/. Hồ sơ vụ án bị làm sai lệch: Lời khai của Hồ Duy Hải trong bản cung bị tự tiện tảy xóa, sửa chữa, không có sự xác nhận của bị cáo.

5/. HĐXX chỉ chọn và sử dụng những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc buộc tội, ngược lại không sử dụng và loại bỏ những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc gỡ tội!

Xin mọi người cùng lên tiếng, cứu một người vô tội!

MƯỜI NĂM MỘT HY VỌNG!! Từ khi tôi biết tin về vụ án oan của anh Hồ Duy Hải và người mẹ của Anh là cô Nguyễn thị Loan, hơn 10 năm đi khắp nơi từ địa phương lên trung ương để kêu oan cho con tôi cảm thấy khâm phục, xúc động làm tôi suy nghĩ rất nhiều về nỗi đau mà gia đình cô gặp phải. Cách đây không lâu tôi đã nằm mơ về nơi cô ở, gặp Cô và gia đình để chia sẻ nỗi đau và cùng nhau kêu gọi mọi người trong xã hội lên tiếng cho gia đình của anh Hồ Duy Hải. Hình ảnh của cô đã ám ảnh trong tôi, khiến tôi phải làm điều gì đó và hôm nay tôi đã có mặt tại nơi Cô ở để có thể nói chuyện và chia sẻ cùng gia đình Cô về câu chuyện dường như chỉ có thể tồn tại trong tiểu thuyết. Tôi đã tìm hiểu rất kỹ về vụ án. Khi đọc hồ sơ vụ án tôi thấy có quá nhiều điều vô lý và khuất tất, nói chính xác là họ cố tình ghép tội cho Anh ấy, một bản kết tội quá hoang đường đẩy một người vô tội thành một người có tội một cách phi lý và sai pháp luật. Chính vì thế hôm nay tôi và gia đình côthay mặt một người bị án tử tù oan xin được kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả mọi người trong và ngoài nước hãy lên tiếng bằng mọi phương tiện để anh được minh oan và trở về với gia đình tiếp tục cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng cho một người bị oan và một người mẹ suốt 10 năm trời đi kêu oan cho con, kêu gọi cơ quan có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ quá trình tố tụng của vụ án một cách khách quan, trả lại công bằng cho người bị oan và tìm ra hung thủ thật sự để người bị hại chết được siêu thoát. ************************CÁC BẰNG CHỨNG CHỨNG MINH ANH HỒ DUY HẢI BỊ OAN: 1/. Dấu vân tay để lại tại hiện trường không phải là của Hồ Duy Hải.2/. Không có nhân chứng nào khẳng định nhìn thấy Hồ Duy Hải, và CQĐT cũng không chứng minh được đương sự có mặt tại hiện trường trong buổi tối xảy ra vụ án. 3/. CQĐT không tìm thấy và thu giữ được những tang vậy mà bị cáo Hồ Duy Hải khai đã dùng để gây án. CQĐT phải nhờ người ra chợ mua mới (dao và thớt) hoặc dùng chiếc ghế tương tự khác để thay thế cho “hung khí thật”!4/. Hồ sơ vụ án bị làm sai lệch: Lời khai của Hồ Duy Hải trong bản cung bị tự tiện tảy xóa, sửa chữa, không có sự xác nhận của bị cáo.5/. HĐXX chỉ chọn và sử dụng những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc buộc tội, ngược lại không sử dụng và loại bỏ những chứng cứ, lời khai có lợi cho việc gỡ tội! ********************Link các bài viết của các luật sư và của các nhà báo đã điều tra và chứng minh A Hồ Duy Hải bị kết án oan qua mười năm qua: ***Các bài viết của các luật sư và của các nhà báo đã điều tra và chứng minh A Hồ Duy Hải bị kết án oan qua mười năm nay. + báo mới đưa tin ngay 7/8/9https://m.baomoi.com/co-dung-ho-duy-hai-la-hung-thu/c/3033809.epi + Tạp Chí Khoa Luật tổng hợp và đưa tin ngay 17/3/2015https://www.luatkhoa.org/2014/12/cac-dien-bien-chinh-cua-vu-an-ho-duy-hai-lien-tuc-cap-nhat/amp/ + báo Pháp luật và đời sống đưa tin ngày 11/12/2014http://m.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/tai-sao-hang-loat-chung-cu-ngoai-pham-cua-ho-duy-hai-bi-bo-quen-a73598.html + bài điều tra của báo tuổi trẻ ngày 25/5/2017https://tuoitre.vn/lam-ro-nhan-chung-dac-biet-vu-tu-hinh-ho-duy-hai-1322151.htm + bài viết của báo PL và ĐS ngày 4/2/2015http://dandensg.blogspot.com/2015/02/bon-nguoi-tham-gia-vu-ho-duy-hai-bi-ot.html?m=1 + bài viết đc tổng hợp trên blog đại chúng http://daichung10.blogspot.com/2015/06/bi-khoa-hoc-53_24 XIN MỌI NGƯỜI CÙNG LÊN TIẾNG CỨU MỘT NGƯỜI VÔ TỘI!!! Ngày 11/5 /2018 Chung thép

Publiée par Chung Thép sur vendredi 18 mai 2018

Vụ Thủ Thiêm: Ai đã gởi tin nhắn ấy?

Blog VOA

Trân Văn

19-5-2018

Những yếu tố mờ ám liên quan đến câu chuyện qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) thành Khu Đô thị mới giờ lại trở thành mờ mờ, ảo ảo.

Tấm màn bất công chụp xuống đầu 15.000 gia đình cư trú ở bán đảo này suốt hai thập niên vừa qua, vừa được vén lên, nay đã thả xuống.