Không được đánh đồng người chủ Trường Sa với kẻ cướp Trường Sa

Phạm Đình Trọng

15-3-2018

Ông Lê Mạnh Hà, cựu Phó Chủ nhiệm VPCP, con trai cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ảnh: VGP

Trả lời bài viết “Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng” của ông Lê Mạnh Hà, con trai cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đăng trên báo Tiếng Dân, ngày 15.3.2018.

Tháng ba về lại nhớ Gac Ma. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau tháng ba 1988 Tàu Cộng cướp Gạc Ma của tổ tiên ta. Mỗi trái tim Việt Nam lại đau nỗi đau 64 người lính Việt Nam trở thành 64 tấm bia thịt cho lính Tàu Cộng đâm lê, kề súng AK tận ngực bóp cò. Tháng ba năm nay cùng nỗi đau mất đảo, mất 64 người con yêu của Mẹ Việt Nam lại thêm sự phẫn nộ vì giọng lưỡi trí trá, lấp liếm sự thật lịch sử và sự đánh đồng người chủ đích thực của Trường Sa với kẻ cướp Trường Sa.

Từ Mậu Thân 1968 đến Gạc Ma 1988

Phạm Trần

15-3-2018

Muốn biết đảng và nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam khiếp nhược trước đồng tiền và áp lực quân sự của Trung Cộng như thế nào thì chỉ cần so sánh thái độ và việc làm của họ trong hai biến cố: Tổ chức ăn mừng 50 năm tấn công Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, nhưng lại không dám hé răng lên án Trung Cộng đã thảm sát 64 lính Công binh Hải quân ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

FB Lê Mạnh Hà

14-3-2018

1. Quá trình đóng giữ của các bên tại Trường Sa

Đây là một quá trình dài, phức tạp, tôi chỉ nêu một số điểm chính. Hiện nay các bên đóng giữ 47 thực thể địa lý (gọi tắt là đảo). Không phải ngay từ đầu Việt Nam có 21 đảo (33 điểm đảo) như hiện nay. Trước 30/4/1975 và cho đến 1986 Việt Nam chỉ đóng giữ 7 đảo. Nhưng đến năm 1988 Việt Nam đóng quân trên 21 đảo, nhiều gấp 3 lần trước đó. 1971-1973 Philippines đóng giữ 5 đảo, đến nay họ giữ 10 đảo. Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đóng giữ đảo Ba Bình. Năm 1956 quân đội Đài Loan tái chiếm đảo này.

Trên đồi cao giữa mây trời lộng gió

Tương Lai

15-3-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 35

Ngôi mộ tướng Cao Văn Khánh. Ảnh: Tương Lai

Đứng bên mộ anh mà cứ muốn ngước lên bầu trời khoáng đạt với những dải mây trắng trôi nhanh cuốn theo chiều gió để miên man những hoài niệm giằng xé trong đầu. Và rồi như vẫn văng vẳng dư âm giọng nói hào sảng và xúc động của tướng Lê Trọng Tấn năm nao trong giây phút tiễn đưa người bạn chiến đấu của mình về cõi vĩnh hằng: “Anh Khánh ơi, anh nằm đây giữa ngọn đồi trong khung cảnh quá thân quen: trước mặt là núi Tản Viên, kia là Đại Bục, Đại Phác đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta, kia là Tu Vũ bên bờ sông Đà, trận công kiên chiến mở đầu cho giai đoạn mới. Anh đang bên cạnh đồng đội của mình như những ngày chiến đấu năm xưa của chúng ta”.

Trần Quốc Quân: Cần trả lại sự thật lịch sử

LTS: Liên quan đến sự kiện Gạc Ma, bài viết của tác giả Trần Quốc Quân đưa ra quan điểm gây tranh cãi về những phát biểu của tướng Lê Mã Lương, tại Hội thảo Minh Triết Biển Đông ngày 14/6/2014. Tướng Lương nói:

“Bởi vì có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa, không được nổ súng. Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi, cho nên trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Trường THPT Nhân Việt tưởng niệm sự kiện Gạc Ma

FB Nguyễn Trường Uy

14-3-2018

Học sinh trường THPT Nhân Việt tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Ảnh: FB của tác giả.

Sáng nay 14-3, học sinh trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP.HCM) đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ 64 chiến sĩ hải quân hy sinh ở Gạc Ma 30 năm trước.

Gạc Ma

FB Nguyễn Hồng Lam

14-3-2018

Ảnh: internet

Ba chục năm trước, tôi đang học lớp 11 tại Trường PTTH An Phước, Ninh Phước, Thuận Hải. Buổi chào cờ giữa tháng 3 năm đó bỗng nhiên trở nên nghiêm trang và đầy lo âu khi thầy Hiệu trưởng, cũng là ông cụ thân sinh của tôi mở đầu bằng yêu cầu cả trường cúi đầu mặc niệm. Sau đó cụ lôi tờ báo Nhân Dân ra đọc cho cả trường nghe: Trung Quốc vừa gây thảm sát Gạc Ma, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam thiệt mạng.

Gạc ma, không thể không thù lâu nhớ dai

FB Hoàng Hải Vân

14-3-2018

Việt Nam thực thi chủ quyền đối với Trường Sa cũng như Hoàng Sa từ rất lâu đời trước khi Trung Quốc và các nước trong khu vực biết đến nó.

Cần nhớ cho rõ điều này: Năm 1975 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN, sau đó là Chính phủ của nước Việt Nam thống nhất đã tiếp quản toàn bộ các đảo trên quần đảo Trường Sa do quân đội VNCH đóng giữ trước đó, không để mất một đảo nào. Tuy nhiên, chính quyền VNCH của ông Ngô Đình Diệm đã để cho Đài Loan chiếm đóng trái phép thực thể lớn nhất của Trường Sa là đảo Ba Bình (sau này còn chiếm thêm 1 rạn san hô nhỏ), tiếp đó chính quyền của ông Nguyễn Văn Thiệu trước khi để mất Hoàng Sa (dù các binh sĩ chiến đấu rất dũng cảm) cũng đã “thả” cho Phippines chiếm mất 5 đảo, chỉ lấy lại được đảo Song Tử Tây.

Sau năm 1975, lợi dụng tình hình Việt Nam chưa đủ lực lượng và phương tiện đóng giữ tất cả các đảo mà chính quyền VNCH chưa đóng giữ, Malaysia và Philippines lén lút chiếm giữ và chiếm giữ thêm một số bãi đá và san hô.

Đối với Trung Quốc, sau khi chiếm Hoàng Sa của ta vào năm 1974, mãi cho đến năm 1988 họ vẫn chưa chiếm giữ được bất kỳ một thực thể nào của quần đảo Trường Sa. Điều đó cho thấy thêm một bằng chứng là quần đảo này chưa từng có một tí nào thuộc về họ.

Năm 1988, lợi dụng tình hình nước ta đơn độc trong vòng bao vây cấm vận, trong nước thì kinh tế khủng hoảng trầm trọng với lạm phát phi mã (giai đoạn 1985-1988, lạm phát bình quân hơn 400%, riêng năm 1986 lạm phát lên tới trên 700%), lần đầu tiên Trung Quốc cho hải quân chiếm đóng trái phép một số bãi đá mà ta chưa kịp cho quân đóng giữ ở một số khu vực trong quần đảo Trường Sa của ta. Trong tình hình khó khăn vô tiền khoáng hậu về mọi phương diện, chúng ta vẫn tiếp tục triển khai đóng giữ thêm nhiều đảo tại các khu vực trọng yếu nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Trong đó, việc đóng giữ đảo đá Gạc Ma cùng với hai đảo đá Cô Lin và Len Đao mang ý nghĩa then chốt.

Trung Quốc đã dùng thủ đoạn đê tiện, tiến hành cuộc thảm sát man rợ để chiếm giữ cho bằng được Gạc Ma của ta, thậm chí bất chấp công ước quốc tế về chiến tranh khi ngăn chặn tàu của Hội chữ thập đỏ đến cứu hộ tàu của ta đang chìm. 64 chiến sĩ ngoan cường của ta đã hy sinh anh dũng mà Gạc Ma không giữ được. Nhưng chúng ta đã giữ được Cô Lin, Len Đao và tiếp tục triển khai đóng quân trên nhiều thực thể khác của quần đảo này. Thực tế cho thấy lúc đó nếu như đem hải quân và không quân lấy lại Gạc Ma thì chỉ có thể là đem quân ra “nướng”, Gạc Ma không những không lấy lại được mà còn kích ngòi cho Trung Quốc mang hạm đội tấn công chiếm giữ toàn bộ quần đảo. Trong điều kiện quốc lực cạn kiệt, chúng ta đã khôn khéo kiềm chế được sự bành trướng của Trung Quốc trên quần đảo này.

Đến thời điểm này, chúng ta đã thực thi chủ quyền bằng quân sự và dân sự trên 21 thực thể địa lý của quần đảo, từ đây kiểm soát toàn bộ quần đảo không để cho bất kỳ đám lâu la nào đến cướp bóc hoặc hôi của nữa.

Trung Quốc chỉ chiếm giữ được 6 rạn san hô (trong đó có Gạc Ma) của ta vào năm 1988, đến năm 1995 chúng mới cướp thêm đảo đá Vành Khăn do Philippines cướp của ta thời VNCH. Các đồng bào hồ hỡi với thắng lợi của Philippines trong vụ kiện gần đây hãy nhớ cho rõ: ở vị trí của ta mà nhìn thì đó là thắng lợi của một thằng ăn cướp kiện một thằng ăn cướp lại.

Chúng ta cần hòa bình cho dân yên ổn làm ăn. Về phía nhà nước, như các vua Trần trước đây khiêm nhường trong ngoại giao để giữ yên bờ cõi, chúng ta cần giữ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, nhưng mối thù bị cướp đất, mối thù bị thảm sát thì không thể nào quên và không được phép quên. Nhưng chỉ có thể lấy lại những gì đã mất khi dân ta giàu nước ta mạnh và khi cả nước đồng lòng.

_____________

anh yêu biển mà đứng trên bờ
anh yêu nước mà không biết bơi

làm sao anh hiểu?
có những người lính đảo
trần lưng trước mưa đạn quân thù
“chỉ được xáp lá cà bằng lê”
nhưng với khoảng cách này là không thể
đành chỉ được chết vì đảo
đành cho lãng quên vùi mấy mươi năm

Gạc Ma Gạc Ma
hãy kể cho con cháu anh điều này:
có những người lính đảo
đã chết theo vòng tròn
tay họ giăng ra và siết chặt tay nhau
như một tràng hoa biển

không quỉ ma nào xé nổi
tràng hoa biển ấy

hãy kể cho con cháu anh
rằng từ Hoàng Sa từ Gạc Ma
những tràng hoa biển ấy
dạt trôi
về ôm chặt Mẹ

chân sóng
bắt đầu từ đó…

(Thanh Thảo, trích trường ca Chân đất)

Không được quên

FB Lưu Trọng Văn

13-3-2018

Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Từ vùng biển Hoàng Sa, Trần Song Hải điện thoại cho gã: Trời xanh lắm anh ơi, sóng êm, những vòng hoa tưởng nhớ các anh hùng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa và Gạc Ma cứ dập dềnh trôi…

Hôm nay, những con tàu do Hải đóng mang tên con tàu Xanh đã đưa những vòng hoa tưởng nhớ những người con thân yêu bảo vệ Biển Đông nhân dịp 30 năm ngày 64 chiến sĩ ở Gạc Ma bị quân Trung cộng thảm sát.

30 năm Gạc Ma 14.3.1988 – 2018

Phạm Đình Trọng

13-3-2018

Tròn 30 năm, Tàu Cộng chiếm dải cát Gạc Ma, trong quần đảo Trường Sa. Tròn 30 năm, 64 chiếm sĩ hải quân Việt Nam giữ Gạc Ma, tay nắm cán lá cờ Tổ quốc cắm trên cát đảo, tay ghì súng AK nhưng lệnh không cho nổ súng đã phải đưa thân ra hứng đạn của giặc.

Hằng năm nhắc lại sự kiện đau thương này để mỗi người Việt Nam đinh ninh trong dạ món nợ đòi lại Gạc Ma.

Phải sống!

Viet-studies

Nguyễn Trung

13-2-2018

(Suy nghĩ lan man về thời cuộc và đất nước)

I. Bức tranh  hôm nay của thế giới đã sang trang

Trong bài Sau thế kỷ “đỏ” sẽ là thế kỷ “xám”?[i] (06-11-2017)”, phần bàn về Trung Quốc, tôi kết luận:

“Tôi nghĩ, nên vượt lên trên mọi suy nghĩ cảm tính để nhìn thẳng vào sự thật: Trong trò chơi tranh giành quyền lực, tuyên ngôn này (Báo cáo Chính trị của Tập Cận Bình tại Đại hội 19 của ĐCSTQ) là sự lựa chọn có lý và cần thiết ở thời điểm này cho Trung Quốc trên con đường phục hưng đế chế của nó. Điều này còn hàm nghĩa với những rối loạn hiện thời, cục diện thế giới đã sang trang hôm nay đang mang lại cơ hội nhất định cho sự lựa chọn như vậy. Thậm chí đây còn là sự lựa chọn duy nhất có thể để Trung Quốc thoát khỏi nguy cơ tan rã trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay và nhất quyết không bỏ lỡ cơ hội phục hưng đế chế sờ thấy được trong cục diện quốc tế hiện đang rối loạn này. Nghĩa là một sự lựa chọn chớp thời cơ, vượt nguy cơ ách tắc và tan rã bên trong, tập trung quyền lực cao nhất, quyết đẩy Trung quốc lên phía trước, tất cả thể hiện không thể hiểu nhầm trong khẩu khí vừa hoành tráng vừa đe dọa trong suốt toàn bài nói hơn 3 tiếng đồng hồ!.. Đấy là sự lựa chọn rất quyết liệt chưa từng có của trí tuệ và ý chí của giới tinh hoa trong truyền thống đế chế Trung quốc cho Trung Quốc, nó khác hẳn với những gì rối bời đang diễn ra trong giới cầm quyền ở Mỹ! Sức nặng của mọi vấn đề mà thế giới nói chung và nước ta nói riêng sẽ phải chịu đựng trong đối mặt với đế chế Trung Quốc trên đường phục hưng nằm trọn vẹn trong sự lựa chọn này và khả năng thực thi nhất định của nó.”

Gạc Ma 30 năm: Không hy sinh nào vô nghĩa

Zing

Hà Hương

13-3-2018

Tháng 3/1988, biển động. Sau một lần phải trở về do gặp bão, đêm 11/3, tàu HQ 604 lặng lẽ ra khơi. Trước đó mấy hôm, trung sĩ Nguyễn Văn Lanh viết thư cho người yêu, trong đó có những dòng đầy dự cảm: “Khi vào lính anh hái hoa sim, hoa mua tặng em, nhưng giờ chỉ có máu anh tô thắm biển khơi”. Những đồng đội của Lanh cũng ít nhiều chộn rộn, cảm giác về một chuyến đi lành ít, dữ nhiều.

Đồ lô-can và óc vọng ngoại

Thạch Đạt Lang

11-3-2017

Thuở nhỏ, đầu thập niên 60, khi còn ở tiểu học, thỉnh thoảng nghe người lớn nhận xét về một vài món đồ dùng trong nhà: Ôi! Đồ lô-can! Hư là phải rồi! Tôi thật sự không hiểu lô-can là gì nhưng không hỏi thêm. Mãi đến khi lên trung học, bắt đầu học tiếng Pháp, tôi mới biết hai chữ lô-can (local) có nghĩa là địa phương. Đồ lô-can là đồ sản xuất tại địa phương, đồ nội địa, làm trong nước.

Việt Nam: Từ ‘mũi dùi của quốc tế cộng sản’ tới ‘lá chắn chống bành trướng TQ’

VOA

Hoài Hương

7-3-2018

Một tàu chở khách Việt Nam chạy gần Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đang neo ở cảng Tien Sa, Đà Nẵng ngày 5/3/2018. (AP Photo/ Hau Dinh)

Giữa lúc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ neo ở ngoài khơi Đà Nẵng để bắt đầu chuyến thăm 4 ngày thì Chủ tịch nước Việt Nam vừa kết thúc chuyến đi thăm Ấn Độ để dự đàm phán cấp cao với Thủ tướng nước chủ nhà. Hai nhà lãnh đạo tuyên bố quyết tâm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Thủ Tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực, mà không sử dụng tới vũ lực.

Cầu USS Carl Vinson giải hạn

FB Trần Trung Đạo

5-3-2018

Người Việt có lẽ chưa bao giờ sống trong tâm trạng tuyệt vọng hơn bây giờ. Dâng sớ xin thánh thần giải hạn hay chờ USS Carl Vinson đến giải hạn, xét cho cùng về tâm lý cũng giống nhau.

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng

Đoàn Phú Hòa

25-2-2018

Công an luôn canh chừng những người biểu tình chống Trung Quốc. Ảnh: internet

Khi nói đến Việt Nam, người ta thường mang lịch sử 4000 năm chống quân xâm lược để khẳng định rằng nếu lũ giặc xâm lược Bắc Kinh có kéo quân vào Việt Nam thì sẽ lại bị đánh tan tác, phải ôm đầu rút chạy như cha ông của chúng.

Tôi nghĩ rằng họ đã nhầm. Lịch sử đã sang trang và dân tộc Việt Nam đâu còn hào hùng, dũng mãnh như ngày xưa nữa. Cái không khí sợ hãi, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình đang ngày càng bao phủ lên cả đất nước. Hơn nửa số dân chìm đắm trong những hủ tục mê tín dị đoan, nhờ cậy vào đủ các loại thánh thần. Họ đi chùa, đi các lễ hội đâu phải để vui chơi mà hy vọng, trông cậy vào sự giúp đỡ, ban ơn của các đấng bề trên cho sự giàu có của họ. Số còn lại thì đa phần im lặng ngậm miệng ăn tiền hoặc tranh thủ cơ hội, tranh thủ các mối quan hệ với các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương để làm giàu bằng mọi cách, kể cả những thủ đoạn bẩn thỉu nhất, ác độc nhất.

Ngày 17-2-1979: Không được quên những ngày này, không được quên những người này

FB Hoàng Hải Vân

16-2-2018

Ngày 17-2-1979: Có thể khép lại quá khứ, hướng tới tương lai gì đó, nhưng không được quên những ngày này, không được quên những người này.

Sau đây là 29 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 mà tôi thống kê được từ 10 năm trước. Có thể còn nhiều hơn. Đó là những người anh dũng nhất trong cuộc chiến đấu. Và còn rất nhiều, rất nhiều các liệt sĩ ngã xuống trên biên giới phía Bắc mà nhiều người vẫn chưa tìm được hài cốt. Và còn rất nhiều, rất nhiều liệt sĩ ngã xuống để bảo vệ biên giới Tây Nam. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Trường Sa. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 nữa…

Tản mạn quanh CÂU ĐỐI TẾT năm Con Chó (Mậu Tuất 2018)

Hà Sĩ Phu

9-2-2018

1/ Thả hồn theo chiếc “Lò cừ” và bức tranh vân cẩu:

Không biết các bạn thế nào, chứ tôi sợ Tết lắm. Cả tháng nay bạn bè đã hỏi “Có câu đối Tết chưa? Tôi ậm ừ xin khất nhưng đêm cứ nằm xuống là lo. Lo cái năm Tuất, năm Con Chó này sao đến bây giờ vẫn chưa nảy ra một ý gì cho Câu đối cả?

Dứt khoát không trung thành mù quáng với đảng cộng sản

Trung Nguyễn

6-2-2018

Mới đây, một quan chức và cũng là một trí thức xã hội chủ nghĩa là Thượng tướng – Bộ trưởng công an Tô Lâm có viết một bài dài trên các báo công an. Dù bài viết dài nhưng nội dung bài viết vẫn chỉ xoay quanh ý chính là lực lượng công an phải trung thành với đảng cộng sản: “công an chỉ biết còn đảng [cộng sản] thì còn mình”.

Việt Nam-Trung Quốc: “Hai Quốc gia, Một trạm Kiểm soát Cửa khẩu”

VOA

6-2-2018

Hơn 100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.

Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.

“Tội lớn không gì nặng bằng”…

FB Mạc Văn Trang

1-2-2018

Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn (1528-1594) là đại thần nhà Mạc. Năm 1592, nhà Mạc thất thủ Thăng Long, rút lên Cao Bằng, thì tháng 7 năm 1594, Mạc Ngọc Liễn ốm nặng. Khi sắp mất ông để lại thư dặn vua Mạc Kính Cung như sau:

Thanh Đại Long đao của Mạc Thái tổ, được lưu giữ tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, Dương Kinh, Hải Phòng.

Điều gì khác bóng đá để cả dân tộc tự hào và đoàn kết?

Trung Nguyễn

1-2-2018

Thế là những ngày cả đất nước sôi sùng sục với thành công của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải vô địch bóng đá U23 châu Á dần khép lại. Báo chí bớt nói về bóng đá hơn. Người dân cũng quay lại với việc mưu sinh hàng ngày của mình.

Trong giải đấu, việc đông đảo người dân bày tỏ lòng tự hào là người Việt Nam, bày tỏ tình đoàn kết quốc gia, không phân biệt chính kiến, cờ vàng hay cờ đỏ, cũng gợi lên cho chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm.

Hãy tỉnh lại đi, những ai còn quan tâm đến vận mệnh đất nước!

Đoàn Phú Hòa

24-1-2018

Không người Việt Nam nào có thể phủ nhận chiến thắng của đội bóng U23 qua những trận đấu vừa rồi, nhưng cái gì cũng phải có mức độ của nó.

Người dân Việt Nam vui mừng cũng có lý do chính đáng vì từ trước đến giờ bóng đá Việt Nam, kể cả đội tuyển quốc gia cũng chưa hề giành được thắng lợi như vậy, nhưng bóng đá không phải là tất cả và đội tuyển U23 không phải là đội tuyển quốc gia. Ở các nước Châu Âu, rất ít ai quan tâm đến thắng lợi của những đội tuyển trẻ như vậy và tại các cuộc đấu quốc tế cũng không mấy người quan tâm.

Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi?

Blog VOA

Bùi Tín

22-1-2018

Những người nông dân đang lên thành phố bán sức lao động tại Hà Nội. (Hình: Nguyễn Đình Hà)

Những ngày đầu năm, tỉnh dậy là nhớ đến quê hương, đất nước, dân tộc ta, nhân dân ta. Càng ở xa, lại càng nhớ, da diết, thiết tha.

Đất nước ta, quê hương ta tài nguyên, gia tài tổ tiên cha ông để lại gồm có những gì, nay ra sao, rất cần được cháu con ngày nay điểm lại, đánh giá tỷ mỷ kỹ càng.

“Tiễn người đi mờ bóng cuối chân trời…”

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 30

22-1-2018

Nguồn: báo Quảng Ngãi

Nhân ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, xúc động đọc bài “Văn tế tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng sa 17.-19.1.1974” trên mạng, bất giác thả hồn mình ngược theo dòng chảy thời gian lùi trở lại của một thời xưa cũ với hình ảnh từng chìm sâu vào ký ức dân tộc:

Có thể chín người… một ý không?

Blog VOA

Trân Văn

19-1-2018

Hình ảnh được cho là vé buổi biểu diễn của một đoàn TQ ở HN trùng dịp tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, 19/1/2018. Ảnh: FB

Cuối cùng, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã quyết định hoãn buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Nội Mông.

Nội Mông (Inner Mongolia) là một khu tự trị của Trung Quốc. Khu tự trị này tọa lạc ở phía Bắc Trung Quốc, từng là lãnh thổ của những quốc gia mà trong sử sách, cha ông người Việt gọi là Yên, Triệu, Tần, Hung Nô, Ngụy, Tề, Chu, Đột Quyết, Hồi Cốt, Khiết Đan, Liêu, Kim, Mông Cổ,… Nỗ lực vô hiệu hóa phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai đã tạo cơ hội cho Trung Quốc biến một phần lãnh thổ Mông Cổ trở thành Khu tự trị Nội Mông (diện tích lên tới 1,2 triệu cây số vuông).

Nghịch lý Hoàng Sa – lộ rõ Mật ước Thành Đô

Nguyễn Hà Nội

19-1-2018

Nội dung Mật ước Thành Đô? Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được! Ít nhất là cho tới khi chúng thực hiện xong, hoặc đến khi CSVN sụp đổ. Tuy nhiên, có những cách khác để chúng ta thấy rằng nó đang thật sự hiện hữu. Và nội dung của nó nguy hiểm như thế nào đối với nước Việt chúng ta. Kìa, Hoàng Sa 19 -1: Địch mừng thắng lợi!

Những kẻ bán nước

Phạm Đình Trọng

19-1-2018

Từ 44 năm nay, ngày 19 tháng một đã đi vào lịch sử, là ngày đau đớn của giống nòi Việt Nam, ngày đen tối của lịch sử Việt Nam. 19.1.1974 Tàu Cộng mang hạm đội lớn với số quân và hỏa lực áp đảo đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, giết chết 75 người lính Việt Nam Cộng hòa giữ đảo.

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng

Tuổi Trẻ

Quốc Việt

19-1-2018

TTO – 20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay…

Chiến hạm Nhật Tảo. Ảnh tư liệu/ TT

“Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hi sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!”.

Biểu diễn nghệ thuật TQ trùng dịp tưởng niệm Hoàng Sa gây phẫn nộ

VOA

19-1-2018

Hình ảnh được cho là vé buổi biểu diễn của một đoàn TQ ở HN trùng dịp tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, 19/1/2018. Ảnh: FB

Nhiều người Việt Nam chia sẻ trên mạng xã hội thông tin cho hay một chương trình biểu diễn nghệ thuật của Trung Quốc sẽ được tổ chức trùng vào dịp tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa, và họ bày tỏ phẫn nộ về sự trùng hợp này.