Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa

LTS: Tưởng niệm 44 năm ngày mất Hoàng Sa, chúng tôi xin đăng lại hai tài liệu đã được phổ biến trên mạng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, lên tiếng về sự kiện Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa, cũng như chủ quyền lãnh thổ của đất nước đã bị xâm phạm.

Đăng lại hai tài liệu này cũng nhằm nhắc nhở các thế hệ mai sau, rằng chính quyền VNCH đã một thời chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, có nhiều quân nhân đã bỏ mạng để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam, dù hơn bốn thập niên qua, họ luôn bị gán cho cái mác là “ngụy quân, ngụy quyền”. Đâu là “ngụy quyền”, đâu là “chính quyền”, có lẽ sau hơn 40 năm, người dân Việt Nam đã rõ.

____

Tuyên Cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa về hành động gây hấn của Trung Cộng (19.1.1974)

Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.

Chuyện các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974

Một Thế Giới

Võ Hà

18-1-2018

Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn – Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH”.

Đống Xương Vô Định Đã Cao Bằng Đầu

FB Quang Cầu Muối

17-1-2018

Những mồ hoang, mả lạnh, những xương trắng dọc Trường Sơn, là cái giá người dân vô tội của hai miền Nam-Bắc phải trả, do cuộc chiến 21 năm mà cộng sản miền Bắc phát động. Để rồi 42 năm sau ngày chúng thống trị toàn bộ đất nước, đất nước chúng ta như thế nào?

Trận hải chiến Hoàng Sa dưới mắt một người còn sống sót

Trường VN Hàng Hải

Phó Thịnh Đường

Lời Giới Thiệu: Tất Ngưu là người bạn cùng lớp (Khóa 20) trường Hàng Hải Thương Thuyền (HHTT) – Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Việt Nam. Chúng tôi tốt nghiệp vào lúc nước nhà thất điên bát đảo, kiệt quệ trong khói lửa chiến tranh. Mộng tìm việc làm trên các thương thuyền tan theo mây khói. Cùng một số bạn cùng khóa chẳng hạn như Nguyễn Văn Kết, Trần Minh Trung, Phạm Tánh Dược, Nguyễn Chánh Nghĩa,… chúng tôi đành lên đường nhập ngũ tòng chinh. Một số anh em cùng với tôi đã gia nhập Hải Quân và Quân Vận VNCH với hy vọng có cơ hội áp dụng những kỹ thuật hải hành hấp thụ được ở trường HHTT. Thế rồi trong một trận hải chiến, chiến hạm bị đánh đắm. Lênh đênh trên biển cả ba đêm, bốn ngày không thực phẩm và nước uống, Tất Ngưu đã chết đi rồi sống lại.

“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật”

Tương Lai

16-1-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 29

Để rồi “anh hùng di hận kỷ thiên niên” nối tiếp câu thơ trên! Đây là lời Nguyễn Trãi. Phải chăng đây cũng là sự đúc kết về tính bi hùng của lịch sự từ sự trải nghiệm của chính sự nghiệp lẫy lừng và cuộc đời bi hận của người anh hùng. Quy luật nghiệt ngã này rồi sẽ vận vào cái kết cục bi thảm cuộc đời của người đứng vào hàng số một trong những danh nhân Việt Nam từ cổ chí kim.

Điều Quan Trọng của người dân VN là Đất Nước Việt Nam

Nguyệt Quỳnh­­­

15-1-2018

Tôi được dự xem một buổi văn nghệ truyền thống của người dân Mễ Tây Cơ, buổi trình diễn dành cho khách du lịch và người ngoại quốc. Trong cái không khí trang nghiêm, sâu lắng, khi giàn nhạc đại hòa tấu bắt đầu chơi thì ban tổ chức cho thả xuống bốn mặt sân khấu bốn màn hình thật lớn, với hai câu viết:

“Điều quan trọng của Mễ Tây Cơ là người dân Mễ Tây Cơ”

“Điều quan trọng của người dân Mễ Tây Cơ là đất nước Mễ Tây Cơ”.

Thác Bản Giốc những ngày cuối năm 2017

LTS: Tháng 12/2017, một cộng tác viên Tiếng Dân đi thăm thác Bản Giốc và đã trò chuyện cùng những người dân địa phương. Sau đây là bài tường thuật về chuyến viếng thăm này.

_____

CTV Tiếng Dân

13-1-2018

Thác Bản Giốc được coi là thác nước tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Con thác này từng được đưa vào sách giáo khoa và luôn ở trong tiềm thức những người Việt yêu nước.

Nếu đứng ở phía Việt Nam nhìn toàn cảnh khu vực thác sẽ thấy, con thác này đẹp và hùng vỹ không chỉ bởi những dòng thác trắng mượt như lụa, mà còn bởi rặng núi phía bên bờ Đông dòng thác. Rặng núi như một bức tường thành vừa cao, vừa dài, vừa kiên cố, che trở cả một vùng lãnh thổ rộng lớn và là sự thèm muốn của bất cứ quốc gia nào không sở hữu được nó.

Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

10-1-2018

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: internet

Đầu năm 2018 ông Trương Tấn Sang viết bài: “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”. Bài được nhiều báo đăng, có lắm người quan tâm và bình luận. Cựu Chủ tịch trình bày việc quan sát di tích Hoàng thành Thăng Long, nhìn ngắm Hồ Tây, xem tiểu thuyết Bão táp Triều Trần, đọc Đại Việt sử ký, ngẫm nghĩ về Thất trảm sớ của Chu Văn An, về 5 nguyên nhân gây mất nước do Lê Quý Đôn tổng kết v.v…, để rồi tức cổ nghiệm kim, suy nghĩ sâu xa về sự hưng vong của đất nước.

Lời bình sau khi đọc bài viết của ông Trương Tấn Sang

Nguyễn Đăng Hưng

8-1-2018

“Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”

Hôm nay, Ông Trương Tấn Sang, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cho đăng trên báo Nhân Dân, Thanh Niên và Dân Trí một bài viết rất đáng được quan tâm.

Ông đề cập đến những vương triều chính thống của dân tộc Việt, thời Trần, thời Lê, với những suy ngẫm về lẽ thịnh suy trong lịch sử. Đặc biệt ông đề cao vai trò và hành động “phản biện” của những các tầng lớp nho sỹ các thời bấy giờ. Về cụ Chu Văn An, ông viết:

Thế sự cong queo

Tương Lai

8-1-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 28

Đang mệt vì vừa từ bệnh viện về, cần thư dãn, thì ông bạn thân đến chơi tặng tập thơ “Cõi riêng tư” vừa mới in còn thơm mùi mực. Quả là buồn ngủ gặp chiếu manh. Bạn ra về, tôi ngả lưng ra ghế đọc thơ của bạn. Dừng lâu ở bài “Trang lão đi câu”, nhắm mắt nhấm nháp mấy dòng thơ:

Không chế độ nào có thể tồn tại mãi mãi nếu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc!

FB Võ Hồng Ly

7-1-2018

Võ Hồng Ly. Nguồn: FB tác giả.

Hôm nay là ngày chủ nhật đầu tiên của năm 2018 và cũng là lần đầu tiên tôi quyết định trải lòng cùng các cô chú, anh chị em về một số điều mà tôi đã giấu kín từ nhiều tháng nay.

Hãy về với nhân dân, đừng mơ cao chạy xa bay nữa!

Trung Nguyễn

7-1-2018

Thế là cuối cùng ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã không thoát được, dù Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tiết lộ ông Vũ là một thượng tá công an, còn gia đình ông cho biết ông là sỹ quan tình báo, nghĩa là kỹ năng lẩn trốn của ông phải cỡ… điệp viên 007 trở lên. Chẳng phải ngành công an Việt Nam vẫn tự hào là họ có nghiệp vụ thuộc hàng giỏi nhất thế giới hay sao, từng đánh bại Phòng Nhì của Pháp hay CIA của Mỹ trong các cuộc chiến trước đây.

Đẹp mặt: Mạng Trung Quốc lấy sự thừa nhận của sử gia Việt làm nguồn chứng cứ?

FB Chu Mộng Long

4-1-2018

Trước hết, xin nhắc lại, tôi không chống Hán một cách cực đoan. Tôi đã có nhiều bài viết tuyên bố rõ ràng về lập trường này và khuyến khích mọi người nên học chữ Hán, văn hóa Hán, vì đó cũng là văn hóa ngàn năm trước của cha ông. Tôi cũng hoàn toàn ủng hộ chính sách duy trì quan hệ bang giao Việt – Trung. Càng mâu thuẫn thù địch càng gây tổn thương về tinh thần lẫn xương máu của nhân dân hai nước. Nhưng quan hệ đó phải là quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau đúng tinh thần quan hệ quốc tế hiện đại.

“Suối đã đục dòng, chỉ lệ còn trong”

Tương Lai

2-1-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 27

Những ngày cuối năm miên man trong suy ngẫm về những diễn biến, những sự kiện của năm 2017, nỗi ám ảnh của hình tượng và tứ thơ của nhà thơ Pháp lại cứ trĩu nặng trong đầu mà đôi lần đã dẫn ra trong mênh mông thế sự:

            Giữa mùa phản phúc

            Tối đen tù ngục

            Suối đã đục dòng,

            Chỉ lệ còn trong

Vào mỗi cuối năm, người ta hay điểm lại những diễn biến lớn của thế sự trong năm bằng cách quy vào trong biểu đồ sự kiện theo dạng nổi bật nhất thu hút được sự chú ý của công luận trong và ngoài nước. Là người ngồi một chỗ rất ít bước ra khỏi nhà, chỉ qua chiếc máy tính và câu chuyện bên ấm trà của bạn bè đến chơi mà nắm thông tin từ những cuộc luận bàn thế sự, ếch ngồi đáy giếng, sao có thể cao giọng sơ kết, tổng kết tình hình mà dựng lên sơ đồ, biểu đồ khái quát.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”

FB Vũ Kim Hạnh

30-12-2017

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP

Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Trung Quốc với Một Năm Thầm Lặng Tích Cực Xây Dựng Căn Cứ ở Biển Đông

AMTI

14-12-2017

Biên dịch: Trần Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Huệ Việt | Dự án ĐSK Biển Đông

Dư luận quốc tế đã chuyển hướng chú ý khỏi cuộc khủng hoảng tranh chấp Biển Đông diễn tiến chậm chạp trong suốt năm 2017 vừa qua, nhưng tình hình ngoài thực địa vẫn chưa hề lắng dịu. Trong khi theo đuổi tiếp cận ngoại giao đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đáng kể tại các tiền đồn lưỡng dụng [quân sự và dân sự – BTV] ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã hoàn thành nạo vét và san lấp để từ đó đã tạo ra được 7 đảo mới ở quần đảo Trường Sa đầu năm 2016, và có vẻ như đã hoãn các hoạt động này để tập trung mở rộng các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa cho tới giữa năm 2017. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn giữ nguyên quyết tâm thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của hoạt động xây dựng [ở quần đảo Trường Sa – BTV] – đó là xây các cơ sở hạ tầng cần thiết cho phép các căn cứ hải quân và không quân có thể hoạt động đầy đủ trên những tiền đồn lớn hơn.

Giặc Ân nay không ở đâu xa

FB Trần Trung Đạo

16-12-2017

Ảnh: internet

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau. Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên biển Đông.

Có hay không “Mật ước Thành Đô”?

FB Trương Nhân Tuấn

16-12-2017

Những cựu lãnh đạo Việt Nam tham gia Hội nghị Thành Đô 1990. Ảnh: internet

Từ hội nghị Thành đô đến nay thời gian đã 27 năm. Những nghi vấn chung quanh cái gọi là “mật ước Thành đô” vẫn còn y nguyên. Nội dung của “mật ước Thành đô”, tôi có viết hôm qua, dẫn từ một bài viết trên BBC năm 2014. Bài báo này dẫn lại các ý kiến trên Tân Hoa xã và Hoàn cầu thời báo của TQ. Nội dung cho rằng lãnh đạo VN có cam kết sáp nhập VN vào TQ để VN trở thành một “tỉnh tự trị”.

Những chuyện khó tin ở VN

Blog Phương Thơ

11-12-2017

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – ga Hà Đông. Ảnh: internet

Đó là câu chuyện dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục chậm thêm 11 tháng, là phải tới cuối năm 2018. Dự án này có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD vào năm 2008, thì sau nhiều lần trì hoãn do thiếu vốn, thi công yếu kém, nhà thầu kém cỏi và vốn đầu tư phát sinh là đội vốn lên tới 868 triệu USD mà chủ yếu là vốn vay ODA của TQ. Tức là vốn vay ODA của TQ tới 669 triệu USD. Cái dự án con lừa thế kỷ này kéo dài tới 10 năm mà xây cất đoạn đường có mười mấy cây số. Và mang bóng dáng con kền kền là Exim Bank of China, hay  Export–Import Bank of China (của chính phủ Bắc Kinh làm chủ đầu tư), nó khác Export–Import Bank of the Republic of China (Đài Loan).

Tổng bí thư phạm tội phản quốc thì cơ quan nào có thẩm quyền xét xử?

FB Trương Nhân Tuấn

11-12-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình dự tiệc trà tháng 11/2017. Ông Trọng chê trà VN không ngon bằng trà TQ. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tháng Mười 2016, ông Đinh Thế Huynh (nghe đồn đoán là sẽ thay thế ông Trọng), có chuyến đi thăm TQ. Nhân dịp này Tập Cận Bình có nói với ông Huynh rằng: “hai nước là một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai”.

Ý nghĩa của câu “một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai” chỉ dành cho nhân dân trong một nước. Chỉ có người dân trong một nước mới chia sẻ một tương lai chung.

Quảng Ninh và Hoàng Sa và…

FB Vũ Kim Hạnh

9-12-2017

Trung Quốc đã vận hành nhiều tour du lịch cho các du khách nội địa thăm Hoàng Sa và nay sắp mở tour mới tới Trường Sa. Ảnh: BBC

1/ Hôm nay đổi kiểu viết, xin kể chuyện các bức ảnh. Các bức ảnh đều về Trung Quốc, liên quan Việt Nam, và sự việc diễn ra gần như cùng lúc.

Tấm ảnh thứ nhất. Bạn hãy xem hình cái khách sạn bên dưới, ở trên đất nước VN, mà nhóm “gian thương” TQ thuê hẳn nơi này làm trụ sở lắp dàn máy điều hành “ecommerce” trên mạng Taobao. Điều khiến ta phấn chấn và hi vọng là cách xử lý nghiêm khắc của Công An Quảng Ninh. Đầu tháng 12/2017, phòng Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Công An tỉnh Quảng Ninh vừa xử phạt và trục xuất 52 người Trung Quốc nhập cảnh du lịch nhưng chỉ nhằm… bán hàng online.

Đá Chữ Thập, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

7-12-2017

Đảo đá Chữ Thập. Ảnh: internet.

Đảo đá Chữ Thập nằm trên quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép.

Tên gọi: đá Chữ Thập; tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; giản thể: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

4-12-2017

Người dân Hà Nội tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa. Ảnh: internet

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc].

Trung Quốc tập thả dù trên đảo đá Biển Đông

FB Mai Thanh Hải

4-12-2017

Cận cảnh máy bay vận tải quân sự Y-9 của TQ. Ảnh: airliners.net

(Thuận Hóa) – Theo trang tin Quan Sát (guancha.cn) ngày 2/12 dẫn nguồn của không quân Trung Quốc, cho biết: mới đây, một tốp máy bay vận tải quân sự Y-9 đã vượt mấy ngàn cây số từ sân bay ở đất liền ra vùng biển “đảo đá X trên Nam Hải” (tức Biển Đông) diễn tập thả dù rồi quay về ngay trong đêm cùng ngày. Họ nhận xét: “Đây là lần đầu tiên loại máy bay vận tải hạng trung Y-9 của Trung Quốc thực hiện huấn luyện bay đường dài trên biển; cho thấy loại máy bay này đã hình thành được sức chiến đấu toàn diện”.

Đảng CS Việt nam đã làm được những gì cho Tổ quốc và Dân tộc?

Nguyễn Tiến Dân

4-12-2017

1- “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn”. Lời ru ấy đã thấm sâu vào tiềm thức của bao người và nó thôi thúc họ lên đường, khi đã đủ lông – đủ cánh. Trước, khám phá thiên hạ – sau, mở mang đầu óc. Khoác tay nải lên vai và bước chân ra khỏi cửa, họ giống nhau ở chỗ, đều mang thân phận lữ khách. Tuy vậy, trình độ và mục đích, thiên hình – vạn trạng. Nào phải, ai cũng giống ai:

– Người khôn, như con ong mật: Mắt, họ chỉ nhìn điều hay – tai, họ chỉ nghe lẽ phải. Tinh hoa của thiên hạ, được họ tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Thế và lực của họ, nhờ đó, hưng khởi.

Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!

Hàn Vĩnh Diệp

3-12-2017

Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.

Tư liệu: Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc 38 năm trước

Ngọc Thu

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Một bài báo đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, số 6345, ngày 15 tháng 2 năm 1979, có tựa đề: “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam“.

Trong văn bản này, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Trung Quốc là kẻ cướp, xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, như đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn 38 năm sau, những vùng lãnh thổ, lãnh hải đó vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng, thế nhưng, Trung Quốc đã được lãnh đạo đảng CSVN xem là “bạn vàng”, “bạn tốt”.

Xin được đánh máy và chụp lại toàn bộ nội dung văn bản ngoại giao này từ Thư viện Quốc gia, giới thiệu với độc giả, để người dân có thêm thông tin về những gì đã diễn ra trên đất nước ta gần bốn thập niên qua:

***

“Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định trong các Công ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) trong những năm 1887, 1895 và đã được chính thức cắm mốc.

Chịu đấm và ăn xôi

Kông Kông

2-12-2017

Phiên tòa Phúc thẩm, chỉ hơn 3 tiếng đồng hồ, xử cho có, đã y án 10 năm tù giam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Những phiên tòa chính trị loại nầy đã không còn xa lạ với công luận. Cho dẫu có sôi sục căm phẫn, như đang bùng nổ, thì những người yêu tự do dân chủ cũng chỉ biết giải tỏa cảm xúc trên các trang mạng xã hội. Rồi đến lượt các nước, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng… có bày tỏ “quan ngại sâu sắc…” có lên án hay yêu cầu gì đó, cũng như từ trước đến nay, rồi đâu lại vào đấy! Vì cộng sản đã thừa biết những phản ứng đó chỉ nhất thời. Họ từng trải nên nắm được quy luật. Quy luật đó là “chịu đấm và ăn xôi”!

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 30/11/2017

Câu “chịu đấm ăn xôi”, hiểu theo nghĩa rất bình dân, đó là một người chấp nhận “liều mạng để đạt được mục đích”. Nhưng ở đây “chịu đấm và ăn xôi” là hai chủ thể. Người chịu đấm và kẻ ăn xôi.

16 chữ vàng giữa 34 vòng dây

BNS Tự do Ngôn luận số 280

Ban Biên Tập

1-12-2017

Lịch sử Việt Nam chắc sẽ đặc biệt đánh dấu năm 2017 này, vì đầu năm và cuối năm, kẻ đứng đầu đảng Việt cộng đã ký kết 34 văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tàu cộng Tập Cận Bình.

Vào ngày 12 tháng 01, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau hội đàm, tên thái thú xác Việt hồn Tàu và tên bạo chúa Đại Hán đã chứng kiến lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa 2 nước:

(1) Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CSVN và đảng CSTQ.

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

____

FB Chu Mộng Long

30-11-2017

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.