Trung Quốc quả là… tài!

Blog VOA

Trân Văn

31-3-2018

Ảnh: Reuters

Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có nhiều nhà. Giống như nhiều xóm khác, xóm ấy có một căn to hơn, đông người hơn và có vẻ khá giả hơn những nhà khác.

Bên cạnh căn dường như to nhất, giàu nhất xóm ấy là một căn nhà nhỏ. Dân trong xóm chú ý tới cả hai không phải vì sự khác biệt về mức độ bề thế, phát đạt giữa hai căn nhà – những khác biệt vốn xóm nào cũng có – yếu tố khiến thiên hạ bận tâm là quan hệ, cách ứng xử kỳ quái của hai chủ nhà, đặc biệt là chủ căn nhà nhỏ.

“Điệp vụ Biển Đỏ” chỉ là cái cây trong cả khu rừng

Luật Khoa

Nam Quỳnh

30-3-2018

Trung Quốc tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc qua phim Điệp vụ Biển Đỏ. Ảnh: internet

Nếu quá chăm chú vào những tranh cãi ồn ào về bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” như đang diễn ra tại Việt Nam, người ta dễ rơi vào cảnh nhìn cái cây mà bỏ quên cả khu rừng.

Đó là một trong những cảm giác của người viết sau khi tham dự một buổi thuyết giảng mang tên “Dressing-up the Dragon? Chinese media as ‘Soft Power’”, diễn ra tại trường Đại học Westminster tại thủ đô London (Anh) vào ngày 28/3.

Bài báo không được đăng về bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ”

FB Vũ Thanh Ca

30-3-2018

Ảnh: internet

1. Việc Trung Quốc đưa thông điệp chung chung qua phim ảnh: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay” cho thấy mưu đồ gì của Bắc Kinh?

Các nhà nghiên cứu trên thế giới đều hiểu rõ Trung Quốc đang dùng những chiến lược, chiến thuật nào để hợp thức hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Vì những tuyên bố chủ quyền của họ là trái với luật pháp quốc tế, chiến thuật của họ dùng là mập mờ, hay nói như dân gian “lập lờ đánh lận con đen”. Họ không tuyên bố rõ quy chế pháp lý của vùng biển phía trong “đường lưỡi bò” với hai lý do: 1) họ khỏi phải viện dẫn luật pháp quốc tế để chứng minh cho tuyên bố của họ, và 2) họ có toàn quyền phát ngôn tiếp về vùng biển này. Như vậy, hoàn toàn có khả năng trong tương lai họ có thể nói rằng vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” là “lãnh hải’ của Trung Quốc. Cái này không gây ngạc nhiên khi nó song hành với chiến lược “nói mãi, nói khéo léo kết hợp với sức ép về kinh tế, chính trị và quân sự sẽ giúp người ta dần chấp nhận những tuyên bố phi lý”. Về mặt phi lý thì người bình thường nào cũng biết là Trung Quốc có thừa. Không một người có lương tri, hiểu biết luật pháp quốc tế về biển nào lại có thể tưởng tượng ra việc Trung Quốc tuyên bố về các “quyền” của họ tại vùng biển bên trong đường “lưỡi bò” chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông.

Bài học từ Hải chiến Trường Sa: Việt Nam đã chiến đấu và phải sẵn sàng chiến đầu một lần nữa

VNTB

Tác giả: Koh Swee Lean Collin

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

30-3-2018

Người Việt Nam tập hợp gần ĐSQ Trung Quốc tại Seoul, Nam Hàn, hôm 24/7/2016, trong một cuộc mít tinh phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Ảnh: AP/ Ahn Young-joon

Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1975, đây là cảng đầu tiên của Việt Nam được hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm. Ngoài ra, Đà Nẵng, còn là địa điểm đổ bộ đầu tiên của Lính thủy đánh bộ Mỹ, ngày 8 tháng 3 năm 1965 Cuối cùng, như một số nhà bình luận đã chỉ ra, động thái này tượng trưng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên mặt trận quốc phòng và an ninh, đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra sau quyết định của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội.

Sinh kế của cư dân duyên hải Miền Trung hiện nay: Những thách thức và tác động đối với đời sống và văn hóa cộng đồng

Trần Đức Anh Sơn

29-3-2018

Nỗi đau thương của những người dân Đà Nẵng có thân nhân bị mất tích trên biển trong cơn bão Chanchu. Ảnh: Trần Tuấn (Báo Tiền Phong)

Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia biển, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, rộng hơn 1 triệu km(chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông), gấp 3 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền. Cứ mỗi 100 km2lãnh thổ đất liền của Việt Nam thì có một km bờ biển, cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của thế giới.1

Mạng sống ngư dân và chủ quyền Việt Nam

Phạm Trần

29-3-2018

Đã có những bằng chứng Trung Cộng gia tăng áp lực ngư dân Việt Nam bỏ biển và đảng Cộng sản Việt Nam quy hàng Bắc Kinh ở Biển Đông từ đầu năm 2018 khi Chính phủ chỉ biết phản đối Trung Hoa bằng nước bọt.

Trung Quốc “bắt nạt” các công ty dầu khí trên Biển Đông như thế nào?

Luật Khoa

Cafe Luật Khoa

29-3-2018

Ảnh: internet

Sự kiện chính phủ Việt Nam dừng dự án Cá Rồng Đỏ, một dự án dầu khí quan trọng ở biển Đông, do áp lực từ Trung Quốc đang làm nóng lại các tranh luận về tranh chấp biển Đông tại Việt Nam.

Có thể điểm qua một số dữ kiện cơ bản của vụ việc:

Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Tư tưởng mãi quốc đang thời thịnh

FB Đỗ Ngà

28-3-2018

Thực sự những típ người thuộc loại quỳ gối leo cao trong chính quyền này đang chiếm tỷ lệ rất cao. Vì không minh bạch và chỉ xét lý lịch, điều đó tạo thành một tiền đề, đó là nó loại bỏ người ngay thẳng và người tài giỏi ra khỏi bộ máy nhà nước. Mà khi người giỏi và ngay thẳng vắng bóng, thì cuộc chơi trong môi trường chính trị là dành cho những level của thứ “nghệ thuật quỳ gối”. Thằng nào quỳ gối cầu xin đạt tới một trình độ thượng thừa, kẻ đó có triển vọng leo cao.

Chiến đấu bằng … phất cờ!

Lò Văn Củi

28-3-2018

Anh Sáu Nhặt vẫn là người ngồi sớm nhứt ở quán cô Tư Sồn, cùng với gương mặt chưa gỡ được bí xị. Bữa nay có xuất hiện trở lại của ông Thầy Lang vườn, bẵng lâu nay ông dìa quê… “lang chạ” với cỏ cây hoa lá, đó là cách nói của ông và ông nhìn nhiều thứ ra thuốc để giúp cho bà con cô bác. Bà con con cô bác kính nể kêu bằng Thầy, biệt danh Lang vườn, ông rất khoái, mặc dù có bằng bác sĩ Đông Tây Y đàng hoàng, ông hổng thèm xài như mấy cha nội háo danh, ghi tùm tum trên cạc-vi-sít, nào giáo sư, nào tiến sĩ, nào chuyên viên, nào… nào… nào… mà hổng ra cái giống ôn gì.

Nhất định phải miễn nhiệm bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch!

FB Ngô Nguyệt Hữu

28-3-2018

Ảnh: internet

Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì về dã tâm khởi phát cuộc chiến tranh mềm của Trung Quốc thông qua phim ảnh với 36 giây cuối cùng trong bộ phim chiếu rạp “Điệp vụ biển đỏ” do CGV nhập và công chiếu.

Ông Hoàng Việt, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng “Đoạn kết của “Điệp vụ Biển Đỏ” nằm trong âm mưu của Trung Quốc cũng như chiến lược tuyên truyền tổng thể của nước này về tranh chấp Biển Đông”.

Điệp vụ Biển Đỏ: Ban Tuyên giáo đang bỏ trống lĩnh vực điện ảnh!

FB Nguyễn Ngọc Chu

28-3-2018

Phim “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) đang làm cho công chúng phẫn nộ vì tuyên truyền sức mạnh hoang vẽ của hải quân Trung quốc tại Biển Đông Nam Á. Để lọt phim này là tội của “Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện”.

Nhưng tội đầu têu là công ty TNHH CJ CGV – đơn vị nhập phim. Vì lợi nhuận CJ CGV đã nhập bất phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, bất chấp mọi lợi ích của Việt Nam.

100% ngu dốt hay 100% đã bán linh hồn cho giặc

Phạm Đình Trọng

28-3-2018

Tháng ba, năm 2018. Tròn 30 năm Tàu Cộng cướp được một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm tám bãi cát san hô, giết 64 người lính Hải quân Việt Nam trên bãi Gạc Ma.

Tháng ba, năm 2018. Người dân Việt Nam mang nỗi đau 30 năm mất một phần Trường Sa và kẻ hí hửng 30 năm cướp được một phần Trường Sa của Việt Nam đều có hoạt động tưởng niệm, ghi nhớ sự kiện lịch sử này, đương nhiên với hình thức khác nhau.

Nếu tôi có quyền hỏi

FB Võ Xuân Sơn

27-3-2018

Trang đầu báo giấy Thanh Niên ngày 27/3/2018. Nguồn: internet

Nếu sống trong một thể chế dân chủ, tôi sẽ có quyền đặt câu hỏi cho Bộ VHTTDL, rằng tại sao họ lại để cho một bộ phim ca ngợi hải quân Trung quốc được chiếu tại Việt nam?

Nếu sống trong một thể chế dân chủ, tôi sẽ có quyền đặt câu hỏi, phải chăng, những kẻ duyệt cho bộ phim này chiếu tại Việt nam là bọn Việt gian, đang cố gắng phô trương sức mạnh của Trung quốc? Và nếu họ nói họ đã làm đúng qui trình, thì tôi lại đặt tiếp câu hỏi: Những kẻ duyệt qui trình này có phải Việt gian hay không?

Những kẻ ngu dốt và phá hoại

FB Lê Văn Luân

27-3-2018

Ảnh chụp từ báo TN.

Sự ngu dốt nào cũng đều phải trả giá, hoặc chúng giả ngu để tiếp tay cho việc chủ quyền biển đảo trở nên bị xâm hại ngày càng trắng trợn hơn từ kẻ bành trướng.

Bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ, như tôi có bài viết cách đây vài hôm, có nói rõ việc rồi đến khi Trung Quốc họ đưa ra bản gốc hoặc khẳng định vùng biển đó là ở đâu trên Biển Đông thì lúc đó tính sao khi Việt Nam đã công chiếu chính phần mà họ muốn được công khai thừa nhận nhất?

Điệp vụ Văn hoá

FB Ngô Nguyệt Hữu

27-3-2017

Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương xung quanh đoạn phim tuyên truyền cho dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc nhan đề “Điệp vụ biển đỏ”, công văn có đoạn:

Họ đã không còn biết hổ thẹn với trời đất, với tiền nhân, và với chính bản thân mình

FB Bạch Hoàn

27-3-2018

Không những không biết cúi đầu trước hương hồn của những người lính Việt đã đổ máu xuống biển Đông vì chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, không những không ý thức được sự nhạy cảm của vấn đề chủ quyền biển đảo liên quan đến Trung Quốc ở thời điểm này, những người duyệt cấp phép cho bộ phim Điệp vụ biển đỏ của Trung Quốc tiếp tục lì lợm bao biện rằng họ đã duyệt phim “đúng quy trình”.

Bộ Văn Thể Du làm gián điệp cho Tàu?

LTS: Chuyện Trung Quốc mang chủ quyền biển đảo lồng vào phim “Điệp vụ Biển Đỏ“, có thể thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh. Sau khi bộ phim được trình chiếu rộng rãi ở VN, báo chí lên tiếng báo động, Bộ Văn hóa phản bác: ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ không liên quan tới chủ quyền biển đảo.

Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho rằng, những hình ảnh, âm thanh và lời thoại ở 36 giây cuối phim “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”, không có căn cứ để kết luận phim Điệp vụ Biển Đỏ có liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo.

Lời thoại “Lãnh hải Trung Quốc” đó chính là quần đảo Trường Sa của VN mà Trung Quốc chiếm đóng và đang xây nhiều đảo nhân tạo. Thế nhưng, Bộ Văn Thể Du cho rằng bộ phim đó không có gì sai, và Bộ này đang tiếp tay, giúp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Phải chăng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam đang làm gián điệp cho Trung Quốc?

_____

Thanh Niên

Lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông!?

27-3-2018

Đó là khái niệm mà Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) trả lời về bối cảnh hạm đội Trung Quốc xuất hiện trong đoạn cuối của phim Điệp vụ Biển Đỏ. Thật bức xúc khi ‘lãnh hải Trung Quốc’ ấy chính là quần đảo Trường Sa của VN.

Chính sách “đu dây” và hậu quả

FB Trần Trung Đạo

26-3-2018

Ảnh: internet

Theo dõi phản ứng của Trung Cộng trước mọi biến cố quốc tế liên quan trực tiếp đến Trung Cộng sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình đều áp dụng một chính sách thỏa hiệp ngắn hạn để đạt mục đích dài hạn rất rõ nét trong bang giao quốc tế.

Có thể vì nắm được điểm đó, TT Philippines, Benigno Aquino Jr., tháng Giêng 2013, thách thức Trung Cộng trước tòa trọng tài quốc tế và thắng. Trung Cộng phản ứng như nhiều quan sát quốc tế tiên đoán, là thỏa hiệp thay vì dùng các biện pháp cứng rắn để trả đũa.

Sự bất ổn của xã hội

FB Võ Xuân Sơn

26-3-2018

Xã hội Việt nam càng ngày càng bộc lộ sự bất ổn: bạo lực, tai nạn giao thông, cháy nổ, lừa đảo… Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực đều không yên ổn, dù chỉ là tạm thời.

Việt nam được coi là nơi rất ổn định về chính trị, xã hội, không có những vụ biểu tình, bạo động, khủng bố… Nhưng có thực vậy không? Thực chất, các vấn đề xã hội ở Việt nam đang bị đè nén, do những tiếng nói khác với quan điểm của giới lãnh đạo đều bị dập tắt. Trong khi đó, những thông tin “nhạy cảm” lại không được công khai, ví dụ như vụ Repsol phải ngừng khai thác tại lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ mới đây.

VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?

BBC

26-3-2018

TS Trần Đức Anh Sơn và tướng Daniel Schaeffer. Ảnh: FB Trần Đức Anh Sơn

Một số chuyên gia về Biển Đông cho rằng với việc xuống thang ‘trước áp lực của Trung Quốc’ trong dự án Cá Rồng Đỏ khiến Việt Nam ở vào thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ và việc ký COC là ‘sai lầm lớn’.

Ngày 23/3, BBC đăng bài viết của phóng viên Bill Hayton về việc Việt Nam ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Cuộc xâm lăng và sự tiếp tay

FB Lê Văn Luân

25-3-2018

Ảnh: internet

Phim đã chiếu được gần 10 ngày và chỉ do dư luận phản ứng quá dữ dội thì Cục điện ảnh và các rạp chiếu phim mới có quyết định dừng chiếu bộ film này, đã được đặt hàng từ Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, mà thực chất là một bộ phim dùng để tuyên truyền phô trương về sức mạnh quân sự và chủ quyền ở Biển Đông (the South China Sea).

Có một sự lý giải cực kỳ ngu ngốc và thô bỉ khi cho rằng 2 phút cuối phim, với thông báo từ các chiến hạm Hải quân Trung Quốc hướng tới một tàu lạ cảnh báo không được xâm phạm vào hải phận Trung Quốc, không xác định rõ toạ độ hay vùng nào trên biển nên khán giả đã quá nhạy cảm mà biến sự việc trở nên căng thẳng.

Cương thổ quốc gia

FB Mai Quốc Ấn

26-3-2018

Nói về cương thổ Quốc gia, vị vua anh minh Lê Thánh Tông có nhận định quyết liệt: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự tiện vứt bỏ?… Nếu người nào dám đem một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di“. (Đại Việt Sử ký Toàn thư).

Điều 44 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013) quy định rất rõ như sau: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất“.

COC, cá Rồng Đỏ và Người nước Huệ

FB Trần Đức Anh Sơn

26-3-2018

Ảnh: internet

1. Tháng 9/2017, tướng Daniel Schaeffer – quan chức Bộ Quốc phòng nước Pháp đã hồi hưu, một chuyên gia hàng đầu về tranh chấp trên Biển Đông, gửi cho tôi bài viết của ông “The Code of Conduct of the Parties in the South China Sea: A Tremendous Mistake” (Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Một sai lầm to lớn), đã đăng trên website của Tổ chức tư vấn Asie21 ở Pháp). Bài viết cảnh báo các nước ASEAN về mưu đồ của Trung Quốc trong quá trình đàm phán COC và những nguy hiểm mà các nước ASEAN có thể đối mặt một khi COC được thông qua và ký kết, mà không loại bỏ được ‘đường lưỡi bò’ phi pháp do Trung Quốc tự ý vạch ra, ôm trọn hầu hết Biển Đông.

Việt Nam đang khôn khéo, mềm mại hay hèn nhát?

FB Đoàn Bảo Châu

25-3-2018

Việt Nam phải từ bỏ khai thác dầu do áp lực của Trung Quốc. Ảnh: internet

Bạn quyết định xây một cái chuồng gà trong sân nhà thì thằng hàng xóm gầm gừ đe doạ bảo nếu xây thì nó sẽ đánh bởi cái sân nhà bạn thực ra là của nó. Bạn quyết định tạm dừng vào tháng 7 năm ngoái, năm nay bạn định xây ở một góc sân khác, nó lại doạ, bạn lại dừng công trình, mặc dù đã đầu tư khá nhiều tiền. Bạn sẽ chọn giải pháp “khôn ngoan”, “khéo léo” tạm dừng. Vấn đề là thằng hàng xóm này quá to khoẻ, hôm nay bạn đang yếu hơn nó và có thể mãi mãi về sau bạn vẫn yếu hơn nó. Vậy bạn sẽ dừng vĩnh viễn công trình kia?

Người Hoa và đất vàng!

FB Ngô Nguyệt Hữu

24-3-2018

Ảnh: Zing

Trong lúc các anh chị đang bức xúc câu chuyện người Trung Quốc khuếch trương văn hoá mềm thông qua hình ảnh của bộ phim Điệp vụ Biển đỏ vừa tạm không công chiếu, Hữu kể cho các anh chị nghe chuyện khu đất vàng đẹp nhất Sài Gòn, toạ lạc tại số 2-4-6 Hai Bà Trung, Quận 1. Với diện tích 6.000m2, bốn mặt tiền (Hai Bà Trung – Thi Sách – Công trường Mê Linh – Đông Du).

Một lần nữa, Hà Nội lại nhục nhã cúi đầu

VNTB

Phương Thảo

24-3-2018

Theo nguồn tin của BBC, Việt Nam đã hủy bỏ một dự án dầu lớn tại Biển Đông lần thứ hai trong vòng một năm, do áp lực của Trung Quốc.

PetroVietnam – tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước yêu cầu Repsol – công ty năng lượng của Tây Ban Nha phải hoãn dự án ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Điều đó có nghĩa là Repsol và đối tác có thể mất đến 200 triệu đô la đã được đầu tư lần này.

Tin tức này hết sức bất ngờ khi các công việc chuẩn bị cuối cùng cho việc khai thác thương mại đang được tiến hành.

Bill Hayton nhận định rằng “với Trung Quốc có thể coi đây là một thắng lợi đáng kể. Quyết định yêu cầu Repsol hoãn khoan dầu lần thứ hai của Việt Nam dường như chứng minh rằng việc Hoa Kỳ phô diễn sức mạnh vừa rồi đã không có tác dụng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam”.

Việt Nam đã và đang tìm thăm dò và khai thác mỏ khí Cá Rồng Đỏ từ năm 2009. Tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt nam đã chấp thuận dự án phát triển mỏ khí Cá Rồng Đỏ cách bờ biển Vũng tàu 440km. Được biết mỏ dầu sâu nhất này có với trữ lượng 45 triệu thùng dầu có thể cho phép khai thác 25.000 – 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí mỗi ngày.

Theo dự tính, hôm thứ Năm giàn khoan Ensco 8504 sẽ khởi hành từ Singapore đến khu vực Block 07/03 để tiến hành khai thác thương mại. Đây là một phần của dự án Cá Rồng Đỏ mà Hà Nội kỳ vọng sẽ mang lại 15% lợi ròng cho PVS nhằm bù đắp cho việc PVS đã và đang chịu sụt giảm doanh thu 3 năm liền do giá dầu sụt giảm. Nếu thông suốt thì dự án sẽ mang lại lợi nhuận ổn định từ quý một năm 2020 và có lợi nhuận sau thuế là 180 tỷ đồng.

Thông tin từ CTCK KIS Việt Nam cho biết giá trị hợp đồng của PVS với công ty Yinson Malaysia có giá trị ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Liên doanh PVS (51%) và Yinson (49%) cũng đã ký kết được hợp đồng cung ứng FPSO trị giá 800 triệu USD cho mỏ Cá Rồng Đỏ.

Tháng 7 năm 2017 Hà nội đã lật đật cho Repsol rút lui ở bãkhu vực Block 136/03 sau khi bị Trung quốc đe doạ tấn công vào khu vực đảo Vành Khăn ở Biển Đông. Việc rút lui lần dầu tiên được cho là tránh đối đầu với Trung quốc theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đinh Xuân Lịch. Cuộc rút lui ấy được coi là sự cúi đầu nhục nhã của Hà nội trước sức ép của Trung quốc.

Hàng không Mẫu hạm Carl Vinson vừa mới rời Việt nam hai tuần lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa mới kết thúc các chuyến công du đến Ấn Độ, New Zealand, Australia. Các ký kết song phương về đối tác chiến lược vẫn chưa kịp ráo mực với một kỳ vọng Việt nam với sự ủng hộ của bộ tứ – Hoa kỳ Ấn Độ Australia Nhật – sẽ dám đứng thẳng lưng, nhìn thẳng vào mắt đối đầu với Trung quốc.

Nhưng không, một lần nữa, Hà nội lại nhục nhã cúi đầu…

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp VN?

LTS: Trong khi lãnh đạo CSVN không dám đưa chuyện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, dạy cho các em học sinh, mà chỉ mới đưa chủ quyền hai quần đảo này vào chương trình địa lý, thì Trung Quốc không chỉ đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào sách giáo khoa dạy cho cho học sinh của họ, mà họ còn in trên bản đồ, in trên quả địa cầu, phổ biến khắp thế giới.

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa

Tuổi Trẻ

Trần Mai

23-3-2018

Khi đang trú gió ở khu vực Đá Lồi (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngư dân Đặng Tự kể chuyện tàu Trung Quốc áp sát cướp phá tài sản – Ảnh: TRẦN MAI

Chiều 23-3, tàu cá QNg 90045 do ngư dân Đặng Tằm làm chủ tàu kiêm thuyền tưởng và tàu cá QNg 90440 do ông Đặng Bi làm chủ tàu (cùng trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã về đến cảng Sa Kỳ trình báo với cán bộ đồn kiểm soát biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam ‘bỏ dự án Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông

BBC

Bill Hayton

23-3-2018

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: BAN DO DAU KHI VN 12/2016

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, tạm ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

Gạc Ma — Vòng tròn “bất tử” hay vòng tròn “bức tử”?!

Lê Thiên

23-3-2018

Sáng nay 23/3/2018, báo Nhân Dân có bài: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong bài có đoạn:

Trả lời câu hỏi của phóng viên việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục ra thông báo điều chỉnh quy chế về nghỉ đánh bắt cá trên biển, bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982’.”