Thân tại Hương Cảng, hồn tại Bắc Kinh

Đỗ Hùng

7-11-2019

Lập trường phò Bắc Kinh của Jackie Chan aka Trần Cảng Sinh aka Thành Long đến nay theo mình là nhất quán.

Ông ta từng chửi cuộc bầu cử tổng thống tại Đài Loan là “trò hề”. Khi tham gia rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và bị phản đối dữ dội thì Thành Long cũng chỉ trích người biểu tình rất là đanh thép.

Hãy tẩy chay!

Hoàng Linh

7-11-2019

Ngôi sao điện ảnh Thành Long được cho là ủng hộ đường lưỡi bò phi pháp và là người cha tồi. Tranh: DAD

Mời kẻ ủng hộ nhiệt tình Đường lưỡi bò Thành Long đến Việt Nam? Với tư cách công dân tôi đề nghị hủy bỏ buổi nói chuyện của diễn viên Thành Long ngày 10 tháng 11 sắp tới tại Hà Nội với tư cách Đại sứ bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.

Theo một thông báo của Operation Smile Vietnam phát đi ngày 3-11: “HANOI Join Operation Smile and its International Ambassador #JACKIECHAN to celebrate its 30th Year of serving Vietnamese children and families at our Appreciation Night on November 10th, 2019″.

Ngay sau bản thông báo, rất nhiều người đã có ý kiến phản đối vì Thành Long là diễn viên ủng hộ nhiệt tình Đường lưỡi bò và là một người thiếu trách nhiệm với gia gia đình bị chính cộng đồng Hoa ngữ tẩy chay về chuyện này.(Zing)

Hải quan VN làm mất dịp may…

Trương Nhân Tuấn

6-11-2019

Theo tôi thấy TQ đã “đưa” cho VN nhiều “đường banh” tuyệt đẹp. VN có nhiều cơ hội “làm bàn” để gỡ huề trong cuộc chiến bất đối xứng về tranh chấp biển đảo với TQ. Từ đầu đến cuối trận, sắp hết giờ, VN bị TQ áp đảo, banh vô cả thúng rồi.

Tin Biển Đông: “Đường lưỡi bò” tấn công trên “thực địa”, Hải cảnh 35111 của TQ chuẩn bị quấy phá trên biển?

BTV Tiếng Dân

6-11-2019

Báo Thời Đại đưa tin: Nhiều ô tô Trung Quốc cài “đường lưỡi bò” nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện. Ngày 5/11/2019, ông Nguyễn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, xác nhận, đơn vị vừa kiểm tra và phát hiện lô hàng của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai, chứa 7 xe ô tô nghi vấn vi phạm chủ quyền quốc gia. Lô hàng gồm 12 ô tô, mở tờ khai ngày 29/10/2019, trong đó có 7 xe bị phát hiện ngày 31/10, hiển thị hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” trên màn hình ứng dụng định vị dẫn đường.

Tin Biển Đông: Mỹ lên tiếng tại Thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đáp trả

BTV Tiếng Dân

5-11-2019

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN ở Bangkok, Thái Lan ngày 4/11/2019, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ chỉ trích Trung Quốc “hăm dọa” ở Biển Đông, VOV đưa tin. Tại Hội nghị, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có các hành vi “hăm dọa” và “cản trở” các nước láng giềng khai thác nguồn dự trữ dầu khí ở Biển Đông. 

Mấy giây mờ mờ và những con gà mờ

Lê Xuân Thọ

4-11-2019

Nhưng bằng mấy giây đó, bằng cái sự mờ mờ đó, bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò đã chui vô tận rạp phim trên đất Việt, hiện diện trong trường đại học trên đất Việt để dạy cho sinh viên Việt. Còn những vị có trách nhiệm trực tiếp, thì coi chủ quyền quốc gia nhẹ tựa lông gà.

Tin Biển Đông: Ngư dân bị “tàu lạ” bắn chết, TQ lại xâm phạm lãnh hải VN và đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

BTV Tiếng Dân

4-11-2019

Báo chí trong nước đưa tin: Một ngư dân bị bắn chết khi đánh bắt trên biển. Ngày 2/11/2019, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang xác nhận, hôm 30/10, ngư dân Nguyễn Văn Khởi đã bị trúng đạn tử vong khi đang đánh bắt cá tại “vùng biển giáp biên”.

Tàu Hải Dương Thạch Du 620 đang trên đường trở về bãi đậu tại đảo Hải Nam

Phạm Nam Thắng

3-11-2019

Ảnh: FB tác giả

Thời gian vừa qua, tàu này đã chạy qua đường phân định trên biển, đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và hoạt động ở đó một thời gian dài.

Như đã thông báo, tàu “Haiyang shiyou 620” (Hải Dương Thạch Du 620) đã khởi hành từ cảng MACUR (Macur harbor), trong vịnh CHENGMAI (Chengmai Bay), thuộc đảo Hải Nam vào lúc 17h48 pm ngày 25-10-2019 (giờ VN).

Đại học Kinh doanh Hà Nội: Sao lại chối bỏ trách nhiệm?

Nguyễn Ngọc Chu

3-11-2019

Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc có đường lưỡi bò. Ảnh: internet

1. Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa Trung – Nhật. Trong giáo trình này có hình “đường lưỡi bò” ở trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1 và ở trang 36 cuốn Đọc. Đây là lỗi lớn của Đại học Kinh doanh Hà Nội.

2. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội lại chối bỏ trách nhiệm: “Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy” (Vnexpress, 03/11/2019).

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

Trung Nguyễn

2-11-2019

Các “đại biểu quốc hội”, các “tướng quân” do giới lãnh đạo cộng sản “cơ cấu”, “quy hoạch” vẫn tiếp tục là đề tài đàm tiếu và phẫn nộ của người dân khi không dám nhắc tên kẻ xâm lược là Cộng sản Trung Quốc tại diễn đàn Quốc hội.

Chuyện vui: Kiêng húy

Chu Mộng Long

1-11-2019

Trong một hội trường có đến hơn ba trăm học sinh bổ túc văn hóa. Cô giáo dạy giáo dục công dân dạy đủ thứ về đạo đức Bác Hồ, về nhân tài của quốc gia, về nghĩa vụ nộp thuế và về bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo… Cô cũng có nói về tình yêu biển đảo. Nhưng cô không nói về Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính. Một em học sinh hỏi:

Đường lưỡi bò: Phải cương quyết cắt đứt

Nguyễn Ngọc Chu

1-11-2019

1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ như lúc này Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò.

Nghị trường ở Việt Nam: Sao không dám gọi tên Trung Quốc?

BTV Tiếng Dân

1-11-2019

Không dám gọi tên Trung Quốc

Báo Thanh Niên có bài: Ông Dương Trung Quốc: ‘Sao báo cáo trước Quốc hội lại phải né tránh gọi tên Trung Quốc’. Về báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, đã không dám gọi tên Trung Quốc, ĐBQH Dương Trung Quốc nói rằng, báo cáo đọc trước Quốc hội né tránh nhắc tên Trung Quốc, không chỉ khiến người dân Việt Nam mà cả người dân Trung Quốc cũng thấy khó hiểu.

Hệ lụy của sáng tạo Made in Quoc hoi

Tạ Duy Anh

31-10-2019

Trung tướng Trần Việt Khoa. Nguồn: quochoi.vn

Chưa biết thâm ý và viễn kiến của tướng Trần Việt Khoa đến đâu khi gọi Trung Quốc là nước ngoài. Cũng chưa biết ông gọi thế là theo chỉ đạo của ai, cấp nào. Nhưng hệ lụy của thứ sáng tạo thuộc bản quyền không thể tranh cãi của Quốc hội Việt Nam thì nhãn tiền ngay tức khắc. Chẳng hạn, theo cách của ông Khoa, thì hàng loạt văn bản hoàn toàn có thể có những câu sau đây:

Tin Biển Đông: Có lúc Hải Dương 8 được gần 35-40 tàu bảo vệ

BTV Tiếng Dân

31-10-2019

Báo Kiến Thức dẫn lời Trung tướng Trần Việt Khoa: Có thời điểm 35, 40 tàu xâm phạm chủ quyền biển Đông. Tướng Khoa thừa nhận: “Từ tháng 5 khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và nhất là từ đầu tháng 7 đến cuối những ngày tháng 10 vừa qua, nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta hết sức phi lý. Đây là điều chúng ta không thể chấp nhận được. Ngoài ra, họ đưa tàu xuống khảo sát và thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35 – 40 chiếc tàu xuống để bảo vệ.

Không để xảy ra tình trạng “nước tới chân mới nhảy” ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

30-10-2019

Trở lại vấn đề Biển Đông, VN không thể cứ “chờ nước đến chân mới nhảy”. Lãnh đạo VN thường khoe khoang tài năng với câu nói “giữ nước từ xa”. Nhưng thực tế “nói vậy chớ không phải vậy”.

Tin Biển Đông: Lãnh đạo VN “đấu tranh rất hiệu quả”, Hải Dương 8 rút lui?!

BTV Tiếng Dân

30-10-2019

Báo Tiền Phong có bài: Ðồng thuận để giữ vững chủ quyền trên biển Ðông. Vụ tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí ở Hà Nội cho rằng, đó là kết quả đấu tranh rất hiệu quả của Việt Nam. Ông Trí nói: “Phải xác định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, đừng nóng vội. Vấn đề quan trọng là giữ được biên giới, lãnh thổ, chủ quyền trên biển Đông”.

Một hành động chính trị hợp lý: Quyền cục trưởng Cục Điện ảnh bị giáng chức

Nguyễn Đức Thành

28-10-2019

Tôi không quan tâm lắm đến chuyện nội bộ đấu đá lặt vặt trong Bộ Văn hoá vì nhân sự Bộ ấy vốn rất lăng nhăng. Việc chị Hà, quyền Cục trưởng bị giáng chức về Cục phó đôi khi chỉ là vì nhân vụ duyệt phim vừa rồi thì đối thủ mượn gió bẻ măng, hoặc có vấn đề nội tình gì nữa, v.v… Người bên ngoài và không quan tâm như tôi thì không biết được, và cũng không cần biết.

“Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”

Nguyễn Quang Bô

28-10-2019

Mấy hôm trước, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thông báo tàu “Địa chất Hải Dương-8”(Hb) và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã rút về nước sau gần 3 tháng hoạt động trái phép tại Tư Chính(Hc) và biển Phú Khánh(Hd) trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam(Ha). Cuộc phỏng vấn giữa nữ biên tập viên gạo cội và ông tư lệnh hải quân trên vô tuyến truyền hình bữa rồi cũng nói sau khi ta đấu tranh mạnh mẽ thì “Tàu Địa Chất Hải Dương-8 của… nước ngoài đã rút về nước!”.

Trước sự kiện trên có rất nhiều luồng dư luận. Người thì bảo dưới sức ép quan ngại, rất quan ngại mạnh mẽ của nước chủ nhà nên tàu nước lạ phải rút. Người thì bảo do cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam buộc họ phải rút. Kẻ thì bảo họ rút vì giàn khoan của Nhật Bản khoan cho Rosnhef ở lô 06-1 bể Nam Côn Sơn đã kết thúc và rời khỏi Việt Nam. Kẻ khác lại nói họ đã đạt được mục đích khảo sát địa chấn và đe dọa hoạt động dầu khí của Việt Nam nên rút về nước để chuẩn bị cho các bước tiếp theo..v.v…

Là người am tường về công tác dầu khí, bạn tôi, nhà địa chất dầu khí, nhà thơ Nguyễn Quyết Thắng hôm 25/10/2019 đã viết trên trang facebook của mình nói toạc ra rằng nó khảo sát địa chấn xong nó về vì đã vào mùa biển động. Sang năm đến mùa biển lặng, nó sẽ trở lại khảo sát tiếp nếu chương trình còn dở hoặc sẽ vác giàn khoan sang khoan thăm dò rất “đúng quy trình”, đồng thời kêu gọi cộng đồng phải hết sức cảnh giác, mong mỏi nhà nước có các biện pháp đề phòng, đấu tranh thích hợp để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

Để làm rõ thêm ý “đúng quy trình” mà bạn tôi đã nói, sau đây xin có đôi lời về trình tự tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí để mọi người hiểu thêm chứ không phải dễ dàng “ra biển múc dầu lên đem bán” như một số vị thối mồm đã chửi ngành dầu khí.

Dầu khí là các hợp chất Hydrocarbon có công thức hóa học là CnHn+2. Ở dạng lỏng thì gọi là Dầu Thô(Crude Oil) ở dạng khí thì gọi là Gas (H1,H2). Dầu khí hình thành từ các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định trong trong vỏ trái đất rồi tích tụ vào các cấu trúc địa chất thuận lợi tạo mỏ(H3,H4). Cấu trúc này gồm Tầng Chứa(Reservoir) là cát kết, đá vôi, san hô ám tiêu hay đá granites dập vỡ nứt nẻ có Độ Rỗng(Porosity) và Độ Thấm(Permability) tốt trong một Bẫy(Trap)/Cấu Tạo(Structure) dạng vòm, uốn nếp bị đứt gẫy, vát nhọn địa tầng, các thấu kính hay địa hình móng bị chôn vùi có tầng Đá Chắn(Seal Rock) phủ lên trên.

Để đi tìm dầu khí trong lòng đất sâu từ vài cây số đến 4-5 cây số ngoài biển khơi mênh mông, bước đầu tiên là phải tiến hành khảo sát Địa Chấn 2D hoặc 3D (Seismic Aquisition)nhằm tìm ra các cấu tạo có khả năng chứa dầu(H5,H6). Tài liệu địa chấn thu được sau khảo sát sẽ đem đi Xử Lý (Processing) rồi Minh Giải(Interpretation) vẽ bản đồ nhằm tìm ra các cấu trúc tiềm năng(H7,H8). Như vậy, địa chấn giống như bác sỹ chụp X-Quang lòng đất đáy biển. Chi phí cho một chương trình khảo sát địa chấn biển tùy theo diện tích rộng hẹp cũng phải từ 4-5 triệu đến hàng chục triệu Dollar.

Sau khi phát hiện ra cấu tạo triển vọng thì phải Khoan Thăm Dò (Exploration Drilling) bằng Giàn Tự Nâng(Jack-up) ở vùng nước dưới 100m, Nửa Nổi Nửa Chìm (Semisubmersible) ở vùng nước sâu tới ngàn mét hoặc Tàu Khoan (Drillship). Nếu phát hiện dầu khí thì phải tiến hành Khoan Thẩm Lượng(Appraisal) để xem trữ lượng bao nhiều nhằm phát triển đưa mỏ vào khai thác (H9,H10). Chi phí cho một giếng khoan thăm dò sâu 3.500m ngoài khơi nước ta hồi những năm 1990 cỡ 10 triệu Dollar, hiện giờ khoảng 20 triệu Dollar.

Nếu khoan ở vùng biển sâu ngàn mét nước thì chi phí này khoảng 100 triệu Dollar/giếng. Xác suất thành công khoảng 15-20% tức là khoan 10 giếng thì có 1-2 giếng gặp dầu, chi phí tối thiểu 200 triệu Dollar. Phát triển đưa mỏ vào khai thác là chế tạo và lắp đặt Giàn Đầu Giếng (WHP), Giàn Khai Thác/Nhà ở (CPP/LQ ) hoặc Tàu Xử Lý Nổi (FPSO), Tàu Chứa Nổi (FSO), Phao Xuất Dầu (SBM), khoan và lắp đặt các Giếng Khai Thác( Producers)(H11).

Ở vùng biển sâu, các giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển đưa dầu lên xử lý trên FPSO rồi chứa vào FSO(H12)… Chi phí cho phát triển đưa một mỏ vào khai thác cũng từ 400-500 triệu Dollar đến hàng tỷ Dollar tùy theo quy mô của mỏ cũng như chiều sâu nước biển. Sau khi khai thác hết dầu, phải làm công tác Dọn Mỏ(Decommission &Abandonment) trả lại hiện trạng ban đầu cho môi trường biển. Vậy đấy, tìm và khai thác dầu khí ngoài biển là một quy trình chặt chẽ, chi phí tốn kém, rủi ro cao nhưng sinh lời cũng lắm. Chả thế mà thập niên 90- 2010, Dầu Khí đóng góp đến 25% GDP cho cả nước.

Trở lại việc tàu “Địa Chất Hải Dương-8” sau 3 tháng khảo sát địa chấn khu vực Tư Chính và Phú Khánh thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế EEZ của ta ngày 24/10/2019 đã về nước, tôi thiên về hướng chúng đã làm xong việc. Tài liệu thu được chúng sẽ xử lý, minh giải, vẽ bản đồ, tìm ra cấu tạo triển vọng để thời gian tới đem giàn khoan vào khoan.

Ngày 21/10/2019 tại “Diễn Đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ IX”, bộ trường quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa vẫn cao giọng: ”Các đảo ở Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” ngay trước mặt bộ trưởng quốc phòng Việt Nam! Tham vọng bành trướng chiếm hữu biển đảo Việt Nam của họ là không đổi mà Tư Chính là mũi đột phá. Tư Chính là điểm xa nhất của đường lưỡi bò phi lý khốn nạn mà họ vẽ nên; Tư Chính có tiềm năng dầu khí và băng cháy Gas Hydrate rất lớn; Tư Chính cận kề ngay các khu vực khai thác dầu của Việt Nam…

Trung Quốc đã ép được Repsol không tiếp tục thăm dò ở Tư Chính, không phát triển mỏ Cá Rồng Đỏ ở Nam Côn Sơn và họ lại vừa khảo sát xong địa chấn nên việc họ đem giàn khoan tới chỉ là vấn đề thời gian. Hoạt động của họ không đơn thuần là một phép thử thái độ của Việt Nam, dọa dẫm Rosnhef và Idemitsu mà là họ làm thật, làm “đúng quy trình”. Nếu để mất Tư Chính, liệu chúng ta còn giữ được Trường Sa, giữ được các mỏ dầu ở Nam Côn Sơn, Phú Khánh, Sông Hồng, giữ được phần lãnh thổ thiêng liêng của mình ở Biển Đông?

Tình hình cực kỳ nghiêm trọng chứ không phải “Địa Chất Hải Dương-8” rút đi là êm chuyện. Có người phỏng đoán là trước Đại Hội XIII, Trung Quốc sẽ đem giàn vào khoan tại Tư Chính. Tôi không dám nghĩ đến tình huống đó và lạy trời đừng bao giờ để nó xẩy ra! Vậy nên phải hết sức cảnh giác. Tác giả “Viết dưới giá treo cổ” Julius Fucik đã cảnh báo loài người về họa Phát Xít bằng câu nói nổi tiếng: ”L’humanité, Soyez Alerte!”

Trước tình hình căng thẳng rất nguy hiểm do Trung Quốc gây ra tại Tư Chính và Biển Đông của Việt Nam hiện nay, tôi xin mượn lời của Julius Fucik: ’’Hỡi Nhân Loại, Hãy Cảnh Giác!”

Ha: Các bể trầm tích Đệ Tam đã phát hiện thấy dầu khí ở TLĐ Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa cũng tồn tại các bể chứa dầu khí.
Hb: Mạng lưới tuyến khảo sát địa chấn của tàu “Địa Chất Hải Dương-8” Trung Quốc tại Tư Chính của Việt Nam.
Hc: Tàu “Địa Chất Hải Dương-8” của Trung Quốc hoạt động phi pháp tại Tư Chính và Phú Khánh từ tháng 7 đến 24/10/2019
Hd: Các tuyến khảo sát địa chấn của Trung Quốc tại vùng biển Phú Khánh của Việt Nam
H1: Định nghĩa về dầu thô. Dựa vào tỷ trọng có dầu nhẹ, dầu nặng và dầu siêu nặng. Dựa vào hàm lương lưu huỳnh có dầu chua, dầu ngọt. Dựa vào công nghệ thăm dò khai thác có dầu truyền thống và phi truyền thống.
H2: Định nghĩa về khí: khí tự do, khí đồng hành. Khí thiên nhiên, khí thiên nhiên lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng, khí dầu hóa lỏng. Khí khô, khí ướt.
H3: Khái niệm về đá mẹ sinh dầu, đá hứa, đá chắn. Dầu sinh ra từ tầng đá mẹ sẽ dịch chuyển tích tụ vào tầng đá chứa trong các bấy hay cấu tạo thuận lợi để thành mỏ…
H4: Cấu tạo dạng vòm chứa dầu khí
H5: Khảo sát địa chấn 2D
H6: Địa chấn 2D, 3D. Địa chấn 2D thường tiến hành để tìm cấu tạo cho khoan thăm dò. Địa chấn 3D thường tiến hành sau khi đã tìm thấy dầu nhằm chính xác hóa cấu trúc phục vụ khoan thẩm lượng hoặc lập sơ đồ phát triền khai thác mỏ
H7: Xử lý tài liệu địa chấn tại các trung tâm xử lý chuyên dụng nhầm chuyển hóa các tín hiệu thu được ngoài thực địa thành các mặt cắt địa chấn phục vụ cho minh giải vẽ bản đồ cấu tạo
H8: Bản đồ cấu tạo, kết quả của minh giải vẽ bản đồ duuaj trên tài liệu địa chấn
H9: Khoan dầu khí cần phải có giàn khoan, các hệ thống dung dịch, lấy mẫu vụn, mấu xườn, mẫu lõi,đo logging, chống ống, trám ximang, thử vỉa…
H10: Các loại giàn khoan trên đất liền, xà lan khoan, giàn tự nâng Jack-up, giàn nửa nổi nửa chìm, tầu khoan
H11: Phát triển đưa mỏ vào khai thác: giàn đầu giếng, tàu khai thác xử lý nổi hoặc giàn khai thác trung tâm/giàn nhà ở, tàu chứa nổi,hệ thống đường ống thu gom nội mỏ, các hiếng khai thác, bơm ép nước, đường ống dẫn khí…
H12: Ở vùng nước sâu phải dùng tới các loại giàn chuyên dụng, giàn bê tông hoặc tàu khai thác xử lý nổi, tàu chứa nổi, đầu giếng khai thác nằm ngầm dưới đáy biển… (Nguồn ảnh: internet)

Vì sao sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” không được cấp giấy phép tái bản

Nguyến Văn Phước

27-10-2019

Sự vô cảm đang thống trị, lũng đoạn, đẩy lùi tụt hậu văn hoá và thực sự đang làm lệch hướng tinh thần Việt Nam xuống dốc rất nhanh.

TQ “rút dù” vì bị Mỹ đe dọa?

Trương Nhân Tuấn

25-10-2019

Sau ba tháng “quần” trên vùng biển Kinh tế độc quyền của VN để “nghiên cứu cái gì không biết dưới thềm lục địa”, tàu Hải dương địa chất 8 cùng các tàu hộ vệ đã “hoàn tất công tác” rút về nước. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân bộ ngoại giao TQ nhân họp báo hôm kia có nói (đại khái) HD8 và tùy tùng đã rút về vì đã “hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học trên vùng biển do TQ kiểm soát”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Lùi về đâu?

Lê Học Lãnh Vân

24-10-2019

Họp, Họp nữa, Họp mãi
Quốc Hội ơi, có Lùi, Lùi nữa, Lùi mãi không?
Ai có nghe chăng bộ trưởng Quốc Phòng Tàu hất mặt
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông?
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam ngồi đó, ngẩng đầu hay cúi mặt?
Nở nụ cầu tài hay bừng bừng phẫn uất?

Chu Hảo “kiêu ngạo cộng sản” và “công thần”?

Mạc Văn Trang

24-10-2019

Tối 20 tháng 10/2019 chương trình Thời Sự trên VTV1 buổi 19h (giờ Vàng của VTV1 được tiếp sóng khắp 63 đài truyền hình các tỉnh và truyền ra quốc tế), diễn ra một sự kiện đặc biệt, ai cũng phải chú ý. Đó là màn “đấu tố” Thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương và GS Chu Hảo về “tội” “KIÊU NGẠO CỘNG SẢN” và “CÔNG THẦN”.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 quay về đảo Hải Nam?

BTV Tiếng Dân

24-10-2019

Sáng nay, Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 21 và đang chạy nhanh lên phía Bắc. Ông Nam cho biết, lúc 21h08’ đêm qua, Hải Dương 8 đã hoàn thành đường khảo sát thứ 21 và “chạy ngược lên phía Bắc với tốc độ rất nhanh, khoảng 13-15 knots (tốc độ di chuyển khi khảo sát chỉ là 5 knots). Hiện nay HD8 vẫn duy trì tốc độ di chuyển này”.

Ông thuộc dạng nào?

Ngô Trường An

23-10-2019

Ông Ngụy Phượng Hòa. Ảnh: internet

Đảng CSVN cứ lải nhải rằng, thì, là, mà… Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ, chứng minh 2 quần đảo Hoàng sa – Trường sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam không thể chối cãi.

Có nghĩa rằng, khi trưng bằng chứng pháp lý này ra, thì ngoài VN, không ai có thể nói rằng, 2 quần đảo đó là của họ? (Không thể chối cãi) mà? Vâng, đúng thế!

Vậy, thử hỏi ông bộ trưởng quốc phòng – Ngô Xuân Lịch có nắm được bằng chứng này không? Đảng có trao đổi, có huấn thị cho ông bộ trưởng quốc phòng biết chủ quyền 2 quần đảo HS-TS là của VN, mà không một ai có thể chối cãi không hả?

Tin Biển Đông: Ngụy Phương Hòa nhận vơ biển đảo

BTV Tiếng Dân

23-10-2019

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh ngày 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trắng trợn tuyên bố “chủ quyền” ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Ngô Xuân Lịch cũng có mặt ở đó nhưng không đối đáp được gì. BBC dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ: Các đảo Biển Đông là ‘một phần lãnh thổ’.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

VTV1 đánh lộn lòng yêu nước nồng nàn với kẻ công thần thực sự

Đào Tiến Thi

22-10-2019

Ảnh chụp màn hình VTV

Hơn ba tháng nay Trung Cộng cho tàu Hải Dương 8 và nhiều tàu hộ tống ngang nhiên vào Bãi Tư Chính – vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam – tiến hành các hoạt động như trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ. Đã thế nhà cầm quyền Trung Cộng còn lớn tiếng tuyên bố các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí của VN (đã từ lâu ở đây) là “vi phạm” và đòi VN phải rút khỏi vùng biển này.