Khi Thể nhận trách nhiệm và xin lỗi

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2018

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, vừa lên tiếng “xin nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước” và “xin lỗi gia đình các nạn nhân của bốn vụ tai nạn đường sắt, xảy ra liên tục trong bốn ngày từ 24 đến 27 tháng 5” (1).

Hoàn Cầu thời báo trơ trẽn bóp méo sự thật trên Biển Đông

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

13-4-2020

Ảnh: Global Times

Ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.

Trong bài viết, Cheng Hanping, nghiên cứu viên cao cấp về Biển Đông của Đại học Nam Kinh đã cáo buộc “một tàu đánh cá VN đã đâm vào mũi tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc” ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) hồi đầu tháng này.

Kể chuyện đêm giao thừa: Nỗi buồn của ông Nguyễn Xuân Phúc

Mai Hoa Kiếm

9-2-2024

Từng ngồi ghế thủ tướng, chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Nguyễn Xuân Phúc được xem là người ở trên tận cùng của đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, song hành với ông ngoài tiền bạc, vật chất, niềm vui, hạnh phúc… nguyên thủ quốc gia quyền lực ngút trời như ông cũng không tránh khỏi cay đắng, tủi nhục, khi rời chính trường và ông đã phải ôm những nỗi buồn nuốt không trôi theo suốt cuộc đời mình.

Tăng giá xăng có phải để bảo vệ môi trường?

21-9-2017

Sau khi đề xuất tăng thuế VAT, mới đây Bộ Tài chính lại đưa ra đề xuất tăng giá xăng, với lý do “bảo vệ môi trường”. Mức tăng tối thiểu mà bộ này đưa ra bằng mức thuế đang áp dụng và tối đa là gấp đôi khung thuế hiện hành, tức sẽ tăng từ 3.000-8.000 đồng cho mỗi lít xăng.

Tin độc quyền của Reuters: Trong bối cảnh khủng hoảng, Trung Quốc từ chối kế hoạch của Hồng Kông để xoa dịu người biểu tình

Phong Trào Dù Vàng – Hồng Kông

30-8-2019

Đầu mùa hè này, Carrie Lam, giám đốc điều hành của Hồng Kông, đã đệ trình một báo cáo tới Bắc Kinh nhằm đánh giá năm yêu cầu cơ bản của người biểu tình và đề xuất rằng việc rút một dự luật dẫn độ gây tranh cãi có thể giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị trên lãnh thổ này.

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

31-12-2021

Tiếp theo phần 1

2- Bối cảnh của vấn đề

Mở đầu sách là những trình bày về: Vị trí của VN trong thế giới hiện tại (1962), hình ảnh lịch sử của cộng đồng, Quốc gia, Cộng sản và sự phân chia lãnh thổ, Đường lối phát triển của dân tộc.

Bà Thư ăn mít hồn nhiên thật

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2019

Bà Thân Thị Thư ăn mít. Nguồn: Cắt từ clip của Việt Tự Do

Tuần này, phong thái, cách hành xử của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục hâm nóng mạng xã hội.

Một tình huống Hiến pháp

Lê Nguyễn Duy Hậu

27-1-2021

Một trong những khó khăn cho sinh viên luật ở Việt Nam đó là việc thiếu vắng những sự kiện, vấn đề đòi hỏi phải áp dụng các kĩ thuật giải thích pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực luật hiến pháp. Tuy nhiên, những tình huống thú vị lại xuất hiện khá nhiều trong hai kì đại hội đảng gần đây và là cơ hội cho sinh viên luật rèn luyện khả năng phân tích của mình, thay vì lười biếng chấp nhận hoặc bỏ qua.

Trên tinh thần đó, hãy thử phân tích một tình huống cho đến nay vẫn là “giả định”, và có thể là một bài test thú vị cho sinh viên luật hiến pháp thay vì những điều luật khô khan. Nếu như hiến pháp nói rằng không một ai có quyền được bổ nhiệm làm nguyên thủ quốc gia quá hai nhiệm kỳ, thực tế thì lại có một ứng cử viên quá đủ tiêu chuẩn và sự ủng hộ nhưng ông đã làm đủ hai nhiệm kỳ.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Quốc hội – với tư cách cơ quan quyền lực tối cao và có cả quyền sửa hiến pháp – có quyền nói rằng “đây là trường hợp đặc biệt” với một “nhân sự đặc biệt” nên vẫn sẽ bổ nhiệm ông mặc dù trái với câu chữ hiến pháp? Hay trước khi bổ nhiệm thì phải bắt buộc sửa đổi hiến pháp trước để phù hợp về mặt hình thức?

Tất nhiên lựa chọn nào cũng có cái dở và có cái được. Sửa hiến pháp nhìn chung khá dễ nếu Quốc hội đã đồng lòng. Nhưng vốn dĩ đây là “trường hợp đặc biệt”, việc sửa đổi hiến pháp như vậy sẽ khiến cho các trường hợp không đặc biệt về sau lợi dụng nó để làm quá hai nhiệm kỳ. Vì vậy đây cũng là vấn đề cần cân nhắc.

Vậy có thể tiếp tục với cách giải thích “sáng tạo” kia không? Cách giải thích này thật ra không tồi, vì nó cho phép “uyển chuyển” trong vận dụng hiến pháp, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc ý chí của Quốc hội phải được tôn trọng. Quốc hội vốn dĩ cũng có quyền sửa hiến pháp, tức là nếu Quốc hội đồng lòng đề cử một ai thì tuy hơi trái trình tự nhưng cũng không phải cái gì quá đáng xét về mặt ý chí.

Nhưng nếu chấp nhận cách giải thích như vậy thì cũng phải chấp nhận cả một kết luận rằng hiến pháp thành văn trong trường hợp này là không có giá trị tối cao. Nếu hiến pháp thành văn không áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, vậy thực chất hiến pháp là gì – nếu hiểu hiến pháp không chỉ là cuốn luật mà là tất cả những quy định liên quan đến vận hành nhà nước?

Theo logic trên thì hiến pháp trong trường hợp này đó là bất kỳ những gì Quốc hội quyết định. Có khi Quốc hội sẽ quyết định làm theo hiến pháp thành văn, hoặc có khi Quốc hội quyết định đây là trường hợp đặc biệt, hiến pháp thành văn không áp dụng. Kết quả đó là ta sẽ có một hệ thống Quốc hội tối cao thay vì hiến pháp thành văn tối cao. Hệ luỵ của nó chính là bản hiến pháp thành văn sẽ trở nên không còn giá trị trong mắt những người có quyền làm không đúng với câu chữ của nó, nhân danh các “trường hợp đặc biệt”.

Như vậy, lựa chọn phương án nào cũng sẽ dẫn đến một định nghĩa “luật hiến pháp ra gì” đáng suy nghĩ. Đây vốn dĩ là câu hỏi đầu tiên của bộ môn luật hiến pháp. Xuất phát từ câu hỏi này, giải pháp sáng tạo nghe chừng phù hợp cho tình huống trước mắt và rất hấp dẫn, nhưng nếu được phân tích kĩ lưỡng, chưa chắc các đại biểu Quốc hội sẽ chấp nhận với giải pháp này.

Trên thực tế, việc một quốc gia (hay một tổ chức) tạo ra những quy định thành văn chính là để kiểm soát con người, tránh trường hợp quá lạm dụng các tình huống để quyết định không theo hệ thống. Nhưng ở khía cạnh người thực thi pháp luật thì có khi sẽ thấy những quy định như vậy lỗi thời, không phù hợp, và có xu hướng “thay trời hành đạo”.

Một cái nhìn thực chứng thì sẽ chấp nhận rằng luật là những gì các tác nhân xã hội đồng ý và thực thi lâu dài, tạo thành những quy luật, và do đó nếu một quốc gia chọn hiến pháp là những gì Quốc hội nói đó là hiến pháp chứ không hẳn là hiến pháp thành văn thì cũng là điều chấp nhận được. Đây là vấn đề thứ hai của môn luật hiến pháp, đó là các cơ quan nhà nước nên làm gì với quyền lực mình được trao (ngụ ý hoặc minh bạch).

Vì vậy, rất có thể một đề xuất sẽ phải là tuy Quốc hội có quyền thay đổi hiến pháp thành văn và rằng việc dựa vào “tình huống đặc biệt” là không quá sai thì quyền lực này cũng không nên được thực thi một cách quá dễ dàng như vậy. Khi lựa chọn một giải pháp nào, các tác nhân có quyền quyết định phải hiểu là họ đang làm gì và hệ luỵ của nó về sau sẽ ra sao, chứ không đơn thuần là tìm lý lẽ để giải quyết xong chuyện trước mắt.

Lưu vong trên chính quê hương mình

Nếu có gì khó khăn, cứ nói cho chúng tôi biết, hãy trưng cầu dân ý, đừng để mấy năm nữa Venezuela vượt qua đất nước chúng mình thì buồn lắm. Xin chính phủ đừng để lũ con cháu đời sau phải sống trong cảnh mất nước, lưu vong, lưu vong trên chính quê hương mình“.

FB Đỗ Cao Cường

2-6-2018

Thời điểm 2014 – 2016, rất hiếm khi tôi vào facebook, tôi tập trung kiếm tiền, thi thoảng lang thang một mình vào vùng lũ, thăm hỏi bà con có nhà bị lũ cuốn trôi. Nhưng nhìn trong đôi mắt họ, tôi biết họ muốn nói với mình rằng:

WHO thất bại – AI sai?

Nguyên Đại

15-4-2020

Hôm thứ Ba, 14/4/20, tại Hoa Thịnh Đốn (Washington DC), TT Trump tuyên bố rằng, ông đã chỉ thị cho Nội các của ông ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO (World Health Organization). Quyết định này của TT Trump có thể sẽ dẫn đến những quyết định tương tự của các chính phủ đồng minh với Hoa Kỳ như Úc, Anh, Đức, Ý, Pháp… những quốc gia đang chống đỡ với đại dịch toàn cầu, do một loại virus xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Chợ, với bà con tiểu thương và chính quyền các địa phương

Thái Hạo

15-2-2024

Vụ việc thu phí chợ dã man ở chợ Trường Sơn (Nông Cống, Thanh Hóa) mà tôi phản ánh mấy ngày qua, một lần nữa cho thấy vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ đã bị buông lỏng đến mức tồi tệ như thế nào (điều đáng mừng và đáng ghi nhận là người quản lý chợ này đã tiếp nhận ý kiến và có điều chỉnh bước đầu kịp thời theo hướng đúng). Cho nên, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính hệ thống ngay. Xin nhấn mạnh lại mấy ý sau đây.

Đừng tin những gì Cộng sản nói

FB Trịnh Kim Tiến

25-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Life

Một lần nữa để thấu câu nói để đời của ông Thiệu, “đừng tin những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. Một lần nữa để hiểu rằng việc nâng cao dân trí, khơi nguồn tri thức cho sự phát triển của dân tộc là điều vô cùng khó khăn trong xã hội Cộng Sản.

Một chính quyền lúc nào cũng muốn dân ngu để dễ bề quản lý, một chính quyền thù hằn, căm ghét và nghi ngờ mọi thứ về tri thức, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa chúng ta thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, chúng ta tin rằng nó sẽ đưa Việt Nam “sánh bước cùng năm châu”. Chúng ta khờ dại hay tự bịt mắt, bịt tai trước những điều đang thấy?

Năm 1945: Liên Xô không ưa Pháp nhưng để Pháp quay lại VN

BBC

2-9-2019

Stalin và Truman ở Potsdam 7-8/1945. Tại hội nghị này, các đại cường thắng trận trong Thế Chiến 2 đã quyết định số phận của nhiều dân tộc nhỏ. Nguồn: Library of Congress

Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là không một đại cường nào thuộc phe Đồng Minh thắng trận công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.

Lăng mộ Nguyễn Bá Thanh và câu chuyện nhân quả ngay đời này

Đàm Ngọc Tuyên

5-1-2022

Vài ngày trước, trên đường đi về thăm quê vợ của thằng bạn, ở Điện Bàn, Quảng Nam, xe xuất phát từ ngã ba Huế. Đến tỉnh lộ 605 thì quẹo phải, hướng Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng, đi ngang khu lăng mộ ông Nguyễn Bá Thanh, nên tôi nói dừng lại. Bạn tôi ngạc nhiên hỏi: “Mày vào thắp hương à?!”. Tôi trả lời bạn rằng: “Tao có thể thành kính thắp hương cho một ngôi mộ vô chủ ven đường, nhưng quan chức trong thời đại này thì không”.

Từ đường tỉnh lộ 605, quẹo phải đi vào tầm 300 mét, là đến lăng mộ Bá Thanh, nằm bên phải mặt tiền đường. Đập vào mắt chúng ta là cái cổng khu lăng mộ đồ sộ nguy nga, đá làm cổng là loại đá con ong, có thể được đưa từ Tây Ninh về, còn những cánh cổng bằng gỗ, điêu khắc cầu kỳ. Để dễ hình dung, mức độ rộng lớn, tôi không ghi hình cái cổng, mà chụp từ phía sau ngôi mộ, phần mặt tiền đường, như bức hình, mới thấy dài tít tắp.

Đường vào lăng mộ Nguyễn Bá Thanh. Nguồn: Đàm Ngọc Tuyên

Quả thật chỉ bằng với lăng mộ này, đã phổ quát câu đồng dao của những người dân Đà Nẵng hiểu chuyện: “Con cá dưới nước, con chim trên trời cũng của Bá Thanh”.

Đương nhiên những người hiểu chuyện, đều biết rằng, đến tận khi chết đi, người ta vẫn còn cướp đất của hàng trăm ngôi mộ, buộc phải di dời đi nơi khác, đặng chôn cất, xây lăng tẩm này. Trong khi đó, khu nghĩa địa này vẫn còn nhiều nơi trống, vấn đề là phải xây lăng mộ ở mặt tiền đường chăng? Cho dù lý do nào, thì cũng quá bất nhân.

Những bất nhân của đời cha, đã có quả ngay trong đời này đó thôi. Người ta nói rằng, ngày ấy, Bá Cảnh là người con trai duy nhất Bá Thanh, khi cha chết, vẫn còn lắc lư trong tiếng nhạc quay cuồng. Nhưng chút tỉnh táo còn sót lại, vẫn biết ngửa tay xin tiền xây mộ phần cho cha, đến 9 tỷ đồng, từ một tập đoàn từng phá nát Sơn Trà, mà Bá Thanh có công giúp họ, khi còn đương nhiệm. Sau đó, Bá Cảnh phó mặc cho họ làm, mà không cần quan tâm người vừa nằm xuống là ai? Nhân quả đến ngay đời này.

Thật ra, có quá nhiều kẻ độc ác, bởi quyền lực, tiền bạc khiến họ như con thiêu thân nhảy vào ánh đèn. Thành thử họ không quan tâm đến nhân quả – một việc tất yếu sẽ xảy ra, vấn đề thời gian thôi. Mà nếu liệt kê ra hết, thì bút mực nào cho xuể. Như một Trần Bắc Hà khiến bao quan chức ở Bình Định sợ sệt, khúm núm. Nhưng cuối đời, mạng bỏ trong tù, còn gia đình ly tán, tội tù khắp nơi, không còn một nẻo về.

Hay như cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, khi vừa về hưu mới đây, thì vợ dẫn trai về ở ngay trong ngôi biệt phủ, mà đất đai và tiền bạc xây thành, hẳn không cần nói ra, chúng ta đều ngầm hiểu, là từ đâu mà có. Lúc này, Trần Ngọc Căng, mới buồn đời, lên sống ở một tỉnh thuộc Cao nguyên Trung phần, như cách xa rời sự ô nhục vậy.

Nhưng, nhân quả thì có chạy trốn khắp bầu trời, vẫn khó thoát. Đến Lâm Đồng, trong một lần đi ăn sáng, vị cựu chủ tịch gặp lại những đồng bào Quảng Ngãi, mà họ đã mất đất bởi Ngọc Căng. Thế là giống như câu chuyện vị cựu quan chức ở Gia Lai, được đồng bào ta ụp hẳn tô phở lên đầu.

Những ngày cuối năm, ngồi nhớ lan man, viết ra như thể dặn chính mình, và mấy đứa quan chức, thôi hãy bơn bớt ác lại một chút, đừng ngấu nghiến xương máu đồng loại nữa. Kiếp nhân sinh ngắn lắm, nhưng tiếng rủa nguyền còn mãi theo tháng năm.

Ba ngành kinh doanh siêu lợi nhuận của giới “tư bản đỏ”

Nhân Trần

15-1-2019

Ở Việt Nam từ khi chuyển sang nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đổi Mới), bộ mặt thật của các quan chức cộng sản dần dần lộ ra một cách rõ rệt. Họ không chỉ là một ông quan phong kiến, mà còn là một nhà tư bản tài tình luôn tìm mọi cách đục khoét ngân sách nhà nước và sách nhiễu nhân dân.

Việt Nam cần phải làm gì trước luật hải cảnh mới công bố của Trung Quốc?

Trương Nhân Tuấn

31-1-2021

Cho tới hôm kia phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN mới rụt rè lên tiếng về vụ luật hải cảnh của TQ đưa vào áp dụng. Nói “rụt rè” là nói nhẹ. Bởi vì VN không hề đá động gì tới nội dung hải cảnh TQ sẽ “sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí phóng trên thuyền, vũ khí phóng từ trên không” để chế ngự những tàu bè “xâm phạm” hải phận của họ.

Đặc khu là nhượng địa – Nhượng địa từng phần là mất nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

5-6-2018

Ảnh: internet

1. ĐẶC KHU LÀ NHƯỢNG ĐỊA

Có bào chữa kiểu gì đi nữa, có tô vẽ kiểu gì đi nữa, có khoác áo mục tiêu gì đi nữa, thì cuối cùng về bản chất, đặc khu là hình thức nhượng chủ quyền lãnh thổ.

Nếu nói về chính sách giảm thuế, giảm tiền thuê đất, ưu tiên thủ tục hành chính, thủ tục hải quan… thì tất cả các điều khoản đó có thể pháp quy cho bất cứ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ điều kiện, đầu tư ở bất cứ địa phương nào trên toàn quốc, mà không phải nằm trong một vùng lãnh thổ gọi là đặc khu.

Dư âm từ các công hàm ngoại giao

Viet-Studies

Việt Trung

18-4-2020

Động thái hiếm hoi: Từ 30/3/2020 đến 10/4/2020, Hà Nội đã gửi 3 công hàm lên Tổng thư ký LHQ. Các công thư này phản bác mạnh mẽ công hàm của Trung Quốc đệ trình hôm 23/3/2020, đồng thời thông báo cho Malaysia và Philipinnes về lập trường của Việt Nam đối với các công hàm của hai nước này cũng từng được lưu hành tại LHQ trước đó.

Khi CA vừa là… ‘công an’, vừa là… ‘chạy án’!

Blog VOA

Trân Văn

23-2-2024

Cựu tướng công an Đỗ Hữu Ca. Nguồn: Báo NLĐ

Biến ở Đà Nẵng: Liệu Tập đoàn SunGroup của đại gia Lê Viết Lam có “thoát”?

RedVN

27-9-2017

Bí thư Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ trao cúp cho Tập đoàn Sun Group, một trong 20 DN được tôn vinh là “DN Đà Nẵng tiêu biểu”. Nguồn: internet

Nhiều ngày qua, người ta không chỉ bàn tán xôn xao về việc xử lý vi phạm của Bí thư Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ mà còn một loạt sai phạm đất vàng liên quan đến đại gia mafia Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) tại TP. Đà Nẵng. Thế nhưng, ở Đà Nẵng lại không chỉ có Vũ Nhôm, mà còn hiện diện một đại gia BĐS khác với hàng loạt dự án tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường được dựng lên dưới sự “bảo kê” của các lãnh đạo tỉnh.

Son, Tuấn, Vũ chỉ là… ví dụ!

Blog VOA

Trân Văn

5-9-2019

Có quốc gia nào mà một doanh nghiệp của nhà nước, hoạt động bằng công quỹ như Mobifone dùng công quỹ mua lại một doanh nghiệp tư nhân như AVG và tự nguyện trả hớ 7.000 tỉ đồng, tính ra giá mua gấp 14 lần giá trị thật?

Có quốc gia nào mà cơ quan đặc trách trật tự – trị an như Bộ Công an thản nhiên lấy nhãn “an ninh quốc gia” dán lên những thương vụ như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG nhằm ngăn chặn lạm bàn về những mờ ám trong mua bán?

Có quốc gia nào mà chỉ vì lớn giọng dạy dỗ mọi người phải tận trung với đảng cầm quyền nên được chọn làm rường cột (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN), tham gia quyết định vận mệnh quốc gia, số phận dân tộc, như Son, Tuấn?

Có quốc gia nào mà một số doanh nhân vốn dĩ vô danh đột nhiên nổi như cồn vì thành tỉ phú. Nguồn gốc các khối tài sản kếch xù đều bắt đầu từ được hỗ trợ “mua rẻ, bán đắt” đất đai, cả công thổ lẫn ruộng vườn, nhà cửa của nhiều công dân như Vũ?

Có quốc gia nào mà doanh giới liên tục than như bọng vì bị “đè đầu, cưỡi cổ”, bị hệ thống công quyền “vắt” đủ kiểu cho đến khi kiệt sức, phải tuyên bố phá sản hoặc xin tạm ngưng kinh doanh nhưng vẫn có vài doanh nhân càng ngày càng “ăn nên, làm ra”?

Có quốc gia nào mà bên cạnh sự thành đạt của một số doanh nhân, luôn luôn có bóng dáng của các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đủ cấp, đủ ngành, chẳng công khai thì cũng có hơi hướm của sự hỗ trợ bằng chủ trương, chính sách?

Có quốc gia nào dù vợ một đàn, con một đống nhưng vẫn được xưng tụng là “cư sĩ”, vì được xem là mẫu mực của cả “kinh doanh” lẫn “tu tập, nên được chọn làm Phó Ban Truyền thông của một trong những giáo hội đông tín đồ nhất như Phạm Nhật Vũ?

Có quốc gia nào mà thần quyền tự nguyện trở thành trang sức cho thế quyền, thuyết phục thiên hạ tuân phục thế quyền, chỉ hướng tới “thiện lành”, quên đi sự bất toàn, phi nhân của thế quyền đang gieo rắc khổ đau cho tha nhân?

Có quốc gia nào thần quyền gắn bó chặt chẽ với thế quyền, giác ngộ không còn là mục tiêu, tu tập trở thành cơ hội để sống xa hoa, hưởng lạc? Có quốc gia nào mà thế quyền thành công đến thế trong việc tha hóa thần quyền để củng cố vai trò, vị trí của mình?

Có quốc gia nào mà thu nhập rất khiêm tốn nhưng đa số viên chức đều giàu có “nứt đố, đổ vách” và rất tự tin trong việc khoe sang, khoe giàu bất kể hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ra rả tuyên bố tham nhũng là “quốc nạn”?

Có quốc gia nào đã xác định chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng lại cấm công bố bản kê khai tài sản của các viên chức? Hệ thống tư pháp chưa bao giờ điều tra vì sao viên chức giàu có bất thường mà chỉ tìm xử những kẻ tiết lộ?

Có quốc gia nào thừa nhận tham nhũng là quốc nạn nhưng Quốc hội lại tìm mọi cách để gạt đề nghị xem “giàu có bất minh” (viên chức không thể giải thích hợp lý về nguồn gốc tài sản) là tội phạm, ra khỏi Dự luật sửa Luật Phòng – Chống tham nhũng?

Có quốc gia nào mà trước nay, tỉ lệ thành viên của đảng cầm quyền trong Quốc hội – nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân – luôn luôn vượt mức 90%, thành ra soạn thảo – ban hành – giám sát thực thi luật pháp luôn luôn bị bóp méo?

Có quốc gia nào mà cuộc sống càng ngày càng lầm than, sinh hoạt xã hội càng ngày càng nhiều rủi ro, đầy dẫy bất an nhưng đa số chỉ hoan hỉ khi những cá nhân như Son, Tuấn, Vũ,… ngã ngựa và bỏ qua việc truy nguyên để chặn từ gốc?

Có quốc gia nào mà chỉ những cá nhân như Son, Tuấn mới được lựa chọn – sắp đặt để lãnh đạo quốc gia, dân tộc và sát cánh với những cá nhân như Vũ để gom nhặt, biến mồ hôi, nước mắt đồng bào thành của nổi, của chìm, chia chác với nhau?

Hệ thống đã lựa chọn – sắp đặt những Son, những Tuấn, đã hà hơi, tiếp sức bơm thổi cho những Vũ trở thành tỉ phú đang tiếp tục lựa chọn – sắp đặt nhân sự cho “đại hội 13” lãnh đạo cả đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ và các ngành, các cấp.

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ không phải là mục tiêu. Đó chỉ là những ví dụ. Nếu không nhìn ra bản chất, không xác định được cội rễ dẫn tới thảm trạng thì xứ sở này, dân tộc này sẽ tiếp tục mất đủ thứ rồi trắng tay.

Chính đề Việt Nam của Ngô Đình Nhu: Cái nhìn tinh tế và sắc bén về hiểm họa Trung Hoa (Phần cuối)

Lê Thiên

14-1-2022

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

V. Ông Ngô Đình Nhu, trí thức yêu nước nhìn xa thấy rộng

CSVN phò Tàu và lệ thuộc Trung Cộng thế nào?

“Vườn Rau” và “EVFTA”

Thục Quyên

17-1-2019

Cái tựa đề có vẻ để câu người đọc? Kể ra thì có thể có tác dụng đó thật. “Vườn Rau” nghe còn mường tượng là cái gì có thể hiểu được nên còn muốn đọc. Chứ “EVFTA”, ngay cả dùng tiếng Việt Nam “Hiệp định Thương mại Tự do Việt nam-Liên minh Âu châu” thì cũng quá xa lạ, đọc chắc cũng không hiểu, nên không đọc luôn cho rồi.

Tại sao ông Dũng đụng ông Đam?

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2021

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng (trái) và Phó TT Vũ Đức Đam. Ảnh trên mạng

Ông Mai Tiến Dũng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, chức vụ tương đương Bộ trưởng nên còn được gọi là Bộ trưởng – vừa “chỉnh nặng” thượng cấp của mình: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối

FB Trần Đình Thu

6-6-2018

Ảnh: internet

Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.

Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.

Sự bất ngờ của lịch sử

Václav Havel

20-4-2020

Václav Havel (ở giữa) là cựu Tổng thống Cộng hòa Czech, nhà văn và nhà viết kịch. Ảnh: internet

Cũng giống như các quốc gia thành viên khác trong khối cộng đồng Liên Xô và Đông Âu, Tiệp Khắc ngay từ đầu cũng đẩy mạnh việc mở cửa trước các tổ chức của phương Tây, đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). Quá trình tham gia các tổ chức nói trên đều tốn rất nhiều thời gian, trong quá trình đó đã phải trải qua rất nhiều khó khăn.

Nguyễn Vũ Bình

Blog RFA

Tưởng Năng Tiến

4-3-2024

Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”.

Một cuộc cách mạng lật đổ thể chế đảng thống nhất xã hội chủ nghĩa Đức

Tác giả: Eckhard Jesse (1)

Dịch giả: Lê Quang NgọLê Quí Trọng

Luận đề: Những biến cố trong mùa Thu năm 1989 xuất phát từ bản tính cách mạng. Chúng đã tìm thấy nguyên nhân của chúng trong sự phá sản kinh tế, chính trị và đạo đức của thể chế SED toàn trị. Khi cuộc bầu cử chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989 bị cáo buộc gian lận, lần đầu tiên cuộc khủng khoảng có hiệu quả cộng đồng đã có thể nhận biết được. Đó đã là một cuộc cách mạng ôn hòa, dựa vào lời kêu gọi “Không sử dụng bạo lực” và vào sức mạnh của lời nói và của những ngọn nến. Những kẻ uy quyền trở nên bất lực, những người bị trấn áp trở nên có ảnh hưởng. Cuộc cách mạng thống nhất năm 1990 nối tiếp cuộc cách mạng tự do trong mùa Thu năm 1989 – Cuộc cách mạng ôn hòa đầu tiên thành công.

***

Cha con Bắc Son cao thủ, đừng đùa

Trần Quang Vũ

8-9-2019

Bắc Son khai đưa tiền cho con (KHOẢNG về số lần và mỗi lần KHOẢNG về số tiền). Con gái Bắc Son phủ nhận. Tôi chưa vội lên án đứa con và thiên về sự cao thủ của cả hai cha con. Vì sao?

Bộ đội biên phòng, tại sao kỷ luật nhiều thế?

Kim Văn Chính

16-1-2022

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang đặc biệt, chuyên canh gác các tuyến biên giới. Ngày xưa, bộ đội biên phòng thuộc lực lượng công an (gọi là công an vũ trang), sau đó chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành một binh chủng riêng – Bộ Tư lệnh Biên phòng.