Chuyện đổi tiền (Phần 3): Cuộc đánh úp ăn cướp năm 1985

Nguyễn Thông

11-7-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Ngày 14.9, ông anh trai tôi đang là trưởng phòng ngoài Sở Tư pháp Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ vào Sài Gòn công tác. Anh là trưởng đoàn nên có nhiệm vụ giữ tiền ăn, tiền sinh hoạt cho cả đoàn. Tôi kể chuyện có tin đồn đổi tiền, anh Uy tôi bảo nếu đổi thì đổi chứ có sao.

Thổ Nhĩ Kỳ: Tệ Nạn Độc Tài Của Đa Số

Lê Minh Nguyên

16-9-2018

Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một dạng độc tài của đa số, hiện tuợng lãnh đạo do đa số dân chúng bầu lên, rồi quay ra dùng quyền lực chính phủ để bóp mũi thiểu số, không cho ngóc đầu lên được.

Gia phả Phạm Phú Quốc

Hoàng Dũng

27-8-2020

Theo “Báo cáo tình hình quản trị công ty cổ phần thương mại Hóc Môn“, năm 2012 mà Phạm Phú Quốc là đại diện phần vốn nhà nước tại đây, trang 14, 15 tài liệu cho thấy:

Mậu Thân 1968 và những sự thú nhận nửa vời

Blog RFA

Song Chi

14-2-2018

Những người dân Huế khóc thương cho hơn 400 nạn nhân đã được tìm thấy dưới những nấm mồ tập thể, su khi bị VC thảm sát. Ảnh: Getty Images

50 năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 lại trở lại thành một chủ đề nóng, từ trên báo chí truyền thông nhà nước cho đến trên facebook, trong các cuộc tranh luận cùa người Việt.

Ông Son và những nước cờ đời sai

Thanh Hằng

29-12-2019

Ông Nguyễn Bắc Son và vợ. Ảnh: internet

Khép lại phiên tòa xử AVG. Cuối cùng thì ông Son vẫn phải chịu án chung thân, thay cho án tử, sau khi gia đình đã chịu nộp 3 triệu tiền Trump. Trong câu chuyện này, ông Son đi sai cờ rất nhiều và mức án cao nhất trong những người cùng ra tòa chứng minh điều đó.

Dĩ nhiên, nước đầu tiên là ông chỉ đạo mua AVG với giá trên trời và tin rằng, chỉ có thắng chứ không có ngày hôm nay – một nước cờ quá tự tin!

Người Việt hải ngoại có đầu hàng?

Yên Khê

19-2-2023

Rã rời

Cách đây hơn 30 năm, một người bạn tôi ở Mỹ, nhưng đi đi về về Việt Nam để làm ăn, nói với tôi rằng, tiếng Việt của người Việt ở Mỹ và người Việt ở Việt Nam đã bắt đầu cách xa nhau, có khi nói cũng không hiểu nhau.

Góp ý về sửa đổi điều lệ Đảng

Nguyễn Đình Cống

21-5-2019

Đảng CSVN đã nhiều lần sửa đổi điều lệ. Lần này, tại Hội nghị Trung ương 10, TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra vấn đề “có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại đại hội sắp tới hay không?”

Viết trong ngày phong tỏa đầu tiên

Đỗ Duy Ngọc

9-7-2021

Tôi là thanh niên từ miền Trung vào Sài Gòn kiếm cái chữ và lập thân ở đây đã hơn 50 năm rồi. Người Sài Gòn không phân biệt, bất cứ ai đã vào đây, sống ở đây đã là người Sài Gòn. Và tôi đã là người Sài Gòn đã hơn nửa thế kỷ.

Bản tin Biển Đông ngày 18-9-2018

BTV Tiếng Dân

Cập nhật phiên họp Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt – Trung lần thứ 11

Như tin đã đưa, sáng ngày 16/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11, Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc. Bản tin Biển Đông ngày 17/9/2018 đã tổng hợp diễn biến phiên họp, phát ngôn của hai bên từ các báo cáo của truyền thông trong nước và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn tin từ Tân Hoa xã. Trong báo cáo của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc dẫn lại bản tin của Tân Hoa xã được dịch sang tiếng Việt, không có thông tin hợp tác thăm dò dầu khí chung.

Lại “mọi rợ”!

Đoản Kiếm

30-8-2020

Người Việt chỉ định cư ở Mỹ chủ yếu từ 1975 đến nay, khi mà nước Mỹ đã định hình là một quốc gia phát triển và có luật pháp rõ ràng. Chúng ta, những người đến sau, thừa hưởng tất cả những gì mà những người Mỹ các thế hệ trước đã đấu tranh, xây dựng và phát triển!

Quái vật Mác-Lê đội lốt Dân Tộc Chủ Nghĩa

Lê Minh Nguyên

17-2-2018

Cảnh nhảy múa sáng 17/2/2018 tại tượng đài Lý Thái Tổ để phá hoại lễ tưởng niệm các chiến sĩ ngã xuống bảo vệ đất nước. Ảnh: Facebook

Không bỏ được Mác-Lê vì bỏ Mác-Lê tức là phải trả quyền lại cho dân, nhưng Mác-Lê không còn sức thu hút quần chúng thì Đảng CSVN phải làm sao đây?

Thôi thì chồng lên nó cái áo Dân Tộc Chủ Nghĩa, một hình thức sói đội lốt cừu. Mà Dân Tộc Chủ Nghĩa ở Việt Nam là chống xâm lược.

Chống xâm lược trong lịch sử Việt Nam là chống ai? – Chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ (dù Mỹ vào VN không phải là để xâm lược).

“Nổ”

Trần Trung Đạo

1-1-2020

Ảnh: internet

Việt Nam không đốt pháo vào dịp Tết Dương Lịch nhưng pháo miệng vẫn nổ tưng bừng. “Nổ” lớn nhất là từ miệng Nguyễn Phú Trọng.

“Nổ” không hẳn là một căn bịnh nhưng chắc là một thói xấu trong những người thích khoe khoang, thích được tôn vinh trọng vọng nhưng lại không có khả năng, tư cách và đạo đức để xứng đáng được tôn vinh, kính trọng. Người đó chỉ “nổ” để thỏa lòng thèm khát.

Nghe Nguyễn Chí Vịnh nói chuyện về “chính nghĩa”

Trịnh Hải

29-2-2023

Tình cờ được nghe tướng Nguyễn Chí Vịnh bàn về cuộc chiến ở Ukraine và ông ta đã nhắc đi nhắc lại cụm từ “chính nghĩa” (*) khiến tôi phải suy nghĩ và tự đặt câu hỏi, “chính nghĩa” thực sự có sức mạnh nào để đem đến chiến thắng cho một quốc gia, hay ông ta đang muốn nói Ukraine tất phải thắng vì họ có “chính nghĩa” trong việc bảo về bờ cõi trước quân Nga xâm lược?

Cựu Viện trưởng ấu dâm Nguyễn Hữu Linh: Chưa xử đã muốn nhẹ tay

BTV Tiếng Dân

24-5-2019

Báo Thanh Niên đưa tin: Cáo trạng xác định hành vi của Nguyễn Hữu Linh ‘nguy hiểm cho xã hội’. Theo cáo trạng của VKSND quận 4, TP HCM, vừa ban hành, hành vi của ông Linh “là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội tại địa phương”.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 58)

Hồ Bạch Thảo

16-7-2021

Tiếp theo phần 1-57

58. Trần Thiếu Đế [1398-1400]

Tháng 3, năm Quang Thái thứ 11 [19/3-16/4/1398] (Minh Hồng Vũ thứ 31), Vua Trần Thuận Tông truyền ngôi cho Thái tử An tức Trần Thiếu Đế. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ nhất; tôn Khâm thánh hoàng hậu làm Hoàng thái hậu. Lê Quý Ly tự xưng là Đại vương, thay vua giữ chính quyền trong nước:

Quý Ly có chí cướp ngôi vua đã lâu, nhưng trót thề với Nghệ Tông [sự việc xảy ra vào năm 1394], nay trái lời thề cũng có ý ngại, bèn ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, khuyên nhà vua rằng:

Cảnh tiên thanh thú, khác hẳn trần gian, các thánh đế triều ta chỉ ham chuộng về Phật giáo, chưa có vị nào giao du với người tiên đắc đạo. Nay bệ hạ ở nơi cửu ngũ [chỉ ngôi Vua] (1) tôn nghiêm, nhọc lòng với muôn việc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung theo tiên tu đạo để cho cái đức khiêm cung thuần hoà ngày thêm sáng sủa.

Nhà vua nhận lời, bèn phụng lĩnh đạo giáo ghi tên vào sổ tu tiên. Quý Ly dựng cung Bảo Thanh ở phía tây nam núi Đại Lại [huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa], rước vua ra ở. Nhà vua bèn hạ chiếu truyền ngôi, đại lược tờ chiếu nói:

 Trẫm lúc trước vẫn mến tưởng phong vị thanh tao, không có bụng muốn ngự xe hoàng ốc [chỉ ngôi Vua]. Vả lại, Trẫm là người không có đức, làm nhục đến ngôi Vua, thực không sao đương nổi công việc. Nay truyền ngôi để nghiệp lớn được lâu dài. Hoàng thái tử An cần được lên ngôi Vua [tức là Thiếu Đế], Phụ chính thái sư Lê Quý Ly lấy danh nghĩa là Quốc tổ [ông ngoại Vua] thay giữ chính quyền, Trẫm tự xưng là Thái thượng nguyên quân hoàng đế, bồi dưỡng lòng trai khiết ở cung Bảo Thanh, để thoả được ý muốn trước kia của Trẫm’.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 11.

Lúc ấy Thái tử mới 3 tuổi, khi nhận tờ chiếu truyền ngôi, không biết lạy. Quý Ly sai Thái hậu lạy đằng trước để Thái tử theo sau. Quý Ly tự xưng là Khâm đức Hưng liệt đại vương. Lập bảng văn ghi:”Trung thư, Thượng thư sảnh phụng mệnh Nhiếp chính cai giáo hoàng đế thánh chỉ“.

Ngày hôm ấy lên ngự điện ở kinh đô mới, làm lễ khánh thành, ban yến cho các quan từ hàng ngũ phẩm trở lên, cho phép con trai con gái được ngày đêm dạo chơi ngắm cảnh ở cửa nam kinh thành.

Nhắm yểm trợ cho phép “Hạn điền” ban hành từ năm trước; triều đình cho đo đạc chính xác; ruộng đất nào không sở hữu hợp pháp, thì đem sung công. Lại giáng chức Hành khiển Hà Đức Lân, vì có lời nói trái với chính sách:

Hạ lệnh cho dân, người nào có ruộng phải cung khai báo cáo số mẫu ruộng, trên mặt ruộng phải cắm thẻ tiêu đề họ tên của mình, các quan ở lộ, phủ, châu và huyện phải hội đồng kiểm xét đo đạc, làm thành sổ sách 5 năm mới xong. Ruộng nào không có người cung khai đoan nhận, thì nhà nước lấy làm ruộng công. Lúc ấy, Đức Lân nói kín với người nhà rằng:

‘Đặt ra phép này chỉ để ăn cướp ruộng của dân đấy thôi’.  Quý Ly nghe biết, liền giáng chức Đức Lân. Cương Mục, Chính Biên, quyển 11.

Tháng 4 năm Kiến Tân thứ 2 [6/5-4/6/1399] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ nhất), sau khi đã truyền ngôi, Quí Ly bức Nguyên quân Thuận Tông dời ra ở quán Ngọc Thanh thuộc huyện Đông Triều, Hải Dương; lại ngầm sai nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để trông nom coi sóc; Nguyên quân hỏi Cẩn:

Anh đi theo ta, ý muốn làm gì?’.

Cẩn không nỡ nói rõ âm mưu. Trước đó Quý Ly đưa cho Nguyên quân 4 câu thơ, nhắm xui nhà Vua tự tử, nguyên văn như sau:

Tiền hữu dung ám quân,

Hôn Đức cập Linh Đức.

Hà bất tảo an bài,

Đồ sử lao nhân lực.

(Trước đó vua hèn ngu,

Hôn Đức [Dương Nhật Lễ] và Linh Đức [Phế Đế].

Sao không sớm liệu đi,

Để cho người nhọc sức?).

Sau lại bảo Cẩn rằng:

Nếu Nguyên quân không chết, thì nhà người phải chết“.

Cẩn dâng thuốc độc, Thuận Tông không chết, lại dâng nước dừa và không cho ăn, cũng không chết. Quý Ly bèn sai Xa kỵ thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh đem thắt cổ cho chết.

Rồi nhân lễ hội thề hàng năm, bọn Thái bảo Trần Nguyên Hàng và Thượng tướng quân Trần Khát Chân mưu giết Quý Ly không thành, nên bị giết:

Bọn Thái bảo Trần Nguyên Hàng và thượng tướng quân Trần Khát Chân bàn định đến ngày hội họp tuyên thệ sẽ giết Quý Ly. Đến ngày ấy, hội thề ở Đốn Sơn [xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa], Quý Ly lên trên lầu nhà Khát Chân để xem, nghi vệ y như Thiên tử đi tuần du. Lúc ấy Phạm Tổ Thu và thích khách là Phạm Ngưu Tất cầm vững tay kiếm muốn xông lên, Khát Chân trừng mắt nhìn, hai người bèn không quả quyết tiến lên nữa. Quý Ly thấy chột dạ, liền đứng dậy, vệ sĩ hộ vệ để xuống. Ngưu Tất quăng thanh kiếm xuống đất, nói:

Cả lũ chỉ chết uổng mất thôi!’.

Việc ấy bị tiết lộ, Thái bảo Nguyên Hàng, Trụ quốc Nhật Đôn, Tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, Thượng thư Hà Đức Lân, Hành khiển Lương Nguyên Bưu và bọn Phạm Ông Thiện, Phạm Tổ Thu, Phạm Ngưu Tất cùng người thân thích liêu thuộc hơn ba trăm bảy mươi người đều bị hại, gia sản bị tịch thu. Những người liên can bị bắt, hết năm này sang năm khác chưa xong. Ở ngoài đường sá, người ta chỉ lấy mắt nhìn nhau, dầu hai người cũng không dám nói chuyện. Lễ hội thệ từ đây bãi bỏ.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 11.

Tháng 6 [4/7-1/8/1399]. Quý Ly tự xưng là Quốc Tổ chương hoàng.

Quý Ly ở cung Nhân Thọ, bảng văn đề là “Phụng nhiếp chính Quốc tổ chương hoàng“, mặc áo sắc bồ hoàng (sắc vàng), khi đi ra đi vào dùng 12 cây lọng vàng, y như nghi trượng Thiên tử, nhưng còn xưng là “dư” (2), chưa dám xưng là “trẫm”(2). Còn con Hán Thương xưng quyền chức Thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên; Nguyên Trừng làm Tư đồ.

Tháng 7 [2/8-30/8/1399], Nguyễn Dụng Phủ đưa thư đả kích Lê Quý Ly, nên bị bắt giam, nhưng rồi được tha. Dụng Phủ người đất Hoằng Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa dâng thư lên Quý Ly đại lược nói: “Chương hoàng là hiệu gì? Bồ hoàng là sắc gì? Đối với việc Tiên đế xưa phó thác thì sao?”. Quý Ly nổi giận, bắt giam mấy ngày, sau lại tha ra.

Tháng 8 [31/8-29/9/1399], Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy tại Đà Giang; tháng 12 [28/12/1399-25/1/1400], An phủ sứ ở lộ Đông Đô là Nguyễn Bằng Cử dẹp yên được. Trước đây, Nguyễn Nhữ Cái ở Đà Giang, trốn đến Thiết Sơn làm tiền giấy giả; gặp lúc Thuận Tông bị hại, Khát Chân bị chết, Nhữ Cái liền chiêu dụ dân lành, được hơn một vạn người, đi lại quấy rối cướp bóc ở quãng sông Đáy, sông Đà, núi Tản, núi Lịch; châu, huyện không thể chống cự nổi. Quý Ly sai Bằng Cử điều binh đi đánh, dẹp yên được.

Tháng 9 [30/9-28/10/1399], dời các tội nhân giam ở Cảo Điền vào xã Tương Một, Thanh Hóa. Sai Trần Ninh dốc suất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía tây thành, phía nam từ Đốn Sơn, phía bắc từ An Tôn đến tận cửa Bào Đàm, phía tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây quanh làm toà thành lớn bọc phía ngoài. Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử. Dọc rừng rậm và đồng hoang dựng các quán xá, từ cầu Đại Tân đến bến Đàm Xá để tiện cho quân dân qua lại nghỉ ngơi. Đặt sở tuần kiểm ở sông Đại Lại, thuộc huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa. Sai chăng dây chão to ở giữa sông phàm các thuyền trên sông phải kéo dây theo thứ tự mà đi, không được tranh nhau đi trước.

Mùa đông, tháng 10 [29/10-27/11/1399], đổi người có tội đi đày làm lính khơi mương, sai đi khơi các con kênh Vi, kênh Trầm, kênh Hào, đến tận cửa biển Hà Hoa [Kỳ Anh, Hà Tĩnh] để tiện thuyền bè qua lại.

Tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2). Quý Ly truất nhà vua làm Bảo Ninh đại vương, Quý Ly tự xưng Hoàng đế:

Quý Ly nói thác ra rằng nhà vua truyền ngôi cho. Bầy tôi khuyên mời lên ngôi vua. Quý Ly giả vờ thoái thác nói:

‘Ta sắp đến ngày xuống lỗ rồi, nếu làm như thế, thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất được?’.

Bầy tôi ba lần dâng tờ biểu, mới nhận lời, xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu và đổi họ mình là họ Hồ (3), truất Thiếu Đế làm Bảo Ninh đại vương, vì Thiếu Đế là cháu ngoại (4), nên không giết chết.”

______

Chú thích:

1. Cửu ngũ: Tượng trưng ngôi vua, do hào Cửu Ngũ trong quẻ Kiền là một quẻ thuần Dương trong Kinh Dịch: “Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân“. Ý nói rồng bay trên trời, thì thiên hạ thấy có ông vua đức độ to lớn.

2. Chữ ““và chữ “trẫm“: Đều nghĩa là ta, nhưng theo chế độ phân biệt đẳng cấp đời quân chủ thì chữ “dư” dùng chung cho người trên đối với người dưới, chữ “trẫm” để riêng cho Vua xưng với thần dân.

3. Theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn; con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.

4. Vợ Vua Thuận Tông là con gái trưởng của Lê Quý Ly, nên Thiếu Đế gọi Quý Ly bằng ông ngoại.

 

Chuyện bùn thải

Lò Văn Củi

20-9-2018

Anh Năm Ba gác lắc đầu:

– Lại lay hoay, lại xà quần, lại hỏi tới hỏi lui bằng cách nào?

Anh Sáu Nhặt “trổ nghề” thắc mắc liền:

Đôi điều về mục tiêu năm 2025, 2030 và 2045 của Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

3-9-2020

Ngày 02/9/2020 Cổng TTĐT Chính phủ giới thiệu bài viết của TBT CTN Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới“. Trong bài viết có nêu ra mục tiêu cho các năm 2025, 2030 và 2045. Cụ thể là:

– Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

– Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

– Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

VÀI SỐ LIỆU VỀ XẾP HẠNG THU NHẬP GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

1. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2029 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2019 là 2.750 usd xếp thứ 129/187 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Singapore có thu nhập GPD bình quân đầu người 64.041 usd xếp thứ 7, Úc xếp thứ 10 (56.352 usd), Nhật Bản xếp thứ 24 (39.306 usd), Hàn Quốc xếp thứ 28 (31.346 usd), Kuwait xếp thứ 30 (30.839 usd), Slovakia xếp thứ 40 (19.582 usd), Palau xếp thứ 50 (16.091usd), Nga xếp thứ 60 (11.327 usd), Malaysia xếp thứ 63 (10.942 usd), Trung Quốc xếp thứ 67 (9.608 usd) Serbia xếp thứ 80 (7.243 usd), Thái Lan xếp thứ 81 (7.187 usd), Iraq xếp thứ 90 (5.930 usd), Tonga xếp thứ 100 (4.666 usd), Indonesia xếp thứ 115 (3.871 usd), Philippines xếp thứ 127 (3.104 usd).

2. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2017 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 là 2.343 usd xếp thứ 133/186 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Singapore có thu nhập GPD bình quân đầu người 57.714 usd xếp thứ 8, Vương quốc Anh xếp thứ 22 (39.720 usd), Slovenia xếp thứ 35 (23.597 usd), Hy lạp xếp thứ 40 (18.613 usd), Chile xếp thứ 50 (15.346 usd).

3. Theo thống kê của Liên hợp quốc năm 2017 thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 là 2.342 usd xếp thứ 135/192 quốc gia.

Trong bảng thống kê này, Mỹ có thu nnhập GDP bình quân đầu người là 60.055 usd xếp thứ 9, Đức xếp thứ 18 (44.976 usd), Tây Ban Nha xếp thứ 33 (28.354 usd), Latvia xếp thứ 50 (15.625 usd), Lào xếp thứ 134 (2.457 usd).

CÂU HỎI VỀ VỊ TRÍ VIỆT NAM?

1.

– “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.”

“Qua mức trung bình thấp” ở đây là bao nhiêu usd và giữ vị trí bao nhiêu trên bảng xếp hạng? Thứ 90? 100?

Xin lưu ý rằng, nếu bảng xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019 xếp Tonga thứ 100 với thu nhập GDP bình quân đầu người là 4.666 usd thì đến năm 2025 vị trí thứ 100 sẽ có thu nhập GDP bình quân đầu người lớn hơn 4.666 usd. Đó là do sự thay đổi sức mua của tiền tệ và sự tiến bộ của tất cả các nước. Các nước đều tiến lên, chứ không phải các nước dừng cho mỗi một mình Việt Nam tiến lên. Cho nên, ước lượng rằng, vị trí thứ 100 vào năm 2025 sẽ có mức thu nhập GPD bình quân đầu người lớn hơn 6.000 usd.

Bởi vậy, đến năm 2025 Việt Nam có được xếp hạng ở vị trí trong khoảng 90 – 100 không? Thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2025 có vượt 6.000 usd không?

Có nguồn tin cho biết có thể Việt Nam đến năm 2025 đạt thu nhập GDP bình quân đầu người là 4.688 usd. Con số này không đưa Việt Nam lọt vào top 100.

2.

– “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”.

Thu nhập trung bình cao là bao nhiêu usd? và tương ứng là vị trí thứ bao nhiêu trên bảng xếp hạng?

Thu nhập trung bình cao phải tương đương với vị trí xếp hạng trong khoảng 40 – 50. Tương ứng theo giá trị năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là Slovakia (19.582 usd, vị trí 40) và Palau (16.091 usd, vị trí 50).

Nhưng nếu tính sự thay đổi sức mua của tiền tệ và sự tiến bộ của các nước khác, thì để có vị trí thứ 50 vào năm 2030, tối thiểu phải có thu nhập GDP bình quân đầu người từ 22.000 usd trở lên. Việt Nam có thể đạt được con số 22.000 usd vào năm 2030?

Theo tính toán của ngân hàng Standard Chartered Ấn Độ thì với tốc độ tăng trưởng GDP 7% năm, đến năm 2030 thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 10.400 usd.

3.

– “Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Thu nhập cao phải nằm ở vị trí 1-30 trên bảng xếp hạng thế giới. Theo bảng xếp hạng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2019 thì vị trí thứ 30 là của Kuwait (30.839 usd).

Đến năm 2045, để giữ được vị trí thứ 30 thì thu nhập GDP bình quân đầu người phải đạt được ở mức khoảng 55.000 – 60.000 usd, tương đương với thu nhâp GPD bình quân đầu người của Úc năm 2019 (56.352 usd, vị trí 10).

CHỈ LẬP KẾ HOẠCH 5 NĂM

Mỗi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm. Cho nên chỉ lập kế hoạch 5 năm. Đừng đặt kế hoạch hộ đời sau. Vì trước hết là không bao giờ đúng. Thời cựu TBT Nông Đức Mạnh đã đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp. Mục tiêu đó đã trở thành mục tiêu hão.

Điều quan trọng nữa, là cờ đến tay ai người đó phất. Lịch sử Việt Nam 70 năm trở lại đây đã minh chứng, rằng người sau chẳng bao giờ nghe theo người trước. Sau Cụ Hồ, cố TBT Lê Duẩn thay đổi cả tên nước lẫn tên đảng. Vừa mới đây thôi, ước muốn cố TBT Lê Khả Phiêu được hoả thiêu và rắc tro trên 3 dòng sông cũng không thực hiện được.

Thế giới vô cùng phức tạp, lại diễn biến hàng ngày. Không lập kế hoạch dài hạn không ai chê không sáng suốt. Lập kế hoạch dài hạn không đúng, chỉ dẫn đến mất lòng tin.

CÓ CON ĐƯỜNG NÀO KHÁC KHÔNG?

Cách đây 50 năm Hàn Quốc và Singapore đều nằm vào nhóm các quốc gia có thu nhập thấp của thế giới. Thế mà nay Hàn Quốc trở thành cường quốc, còn Singapore lọt vào top 10 quốc gia có thu nhập GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Nếu Việt Nam không thay đổi, thì các mục tiêu 2025, 2030, và 2045 sẽ đi theo vết xe đổ của cựu TBT Nông Đức Mạnh.

47 dường như đã bại, cơ hội cho… n7

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2018

Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 – 2016. Photo Courtesy

Lần đầu tiên trên mạng xã hội, các facebooker tấn công lẫn nhau về việc tưởng niệm hay làm ngơ sự kiện đã xảy ra cách nay 39 năm: Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới để “dạy cho Việt Nam một bài học”…

Tuy đang trong những ngày đầu tiên của năm Mậu Tuất 2018 nhưng nhiều facebooker vẫn lên tiếng khẳng định, phàm đã là người Việt, chớ quên sự kiện phải “khắc cốt, ghi tâm” này.

Bá Thanh – Một tượng đài trên cát

Lê Trọng Vũ

3-1-2020

Một loạt quan chức xộ khám vì liên quan đến đất công và toàn bộ hệ thống truyền thông nhà nước đang chĩa mũi dùi về phía Vũ “nhôm”. Điều đó không sai nhưng sẽ là đúng hơn nếu báo chí chia sẻ với độc giả của mình về người đứng đằng sau tất cả những chuyện này. Vì một người xuất thân với hai bàn tay trắng như Vũ “nhôm”, lại chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh đã có thể sai khiến được cả dàn gồm 21 lãnh đạo hàng đầu của Đà Nẵng, qua nhiều thời kỳ, thì hẳn phải có thế lực rất lớn chống lưng ở phía sau.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích [1944-2023]

Huy Đức

16-3-2023

Ảnh: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và một trong những học trò của ông, luật sư Ngô Thanh Tùng [ảnh xin từ facebook Tung Ngo]

Chiều qua, khi nghe tin, luật sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, tự nhiên tôi nhớ tới cuộc nói chuyện với ông gần 20 năm trước, rồi, tìm mở kinh thánh, tìm lại bài giảng về Tám Mối Phúc Thật:

Mua ghế hết bao nhiêu?

Mạnh Quân

25-5-2019

Nhà cũ của tôi bên Long Biên, trong xóm, có nhiều người làm cho Công ty thoát nước Hà Nội, gọi là Mocomex (móc cống).

Thầy cô giáo văn, xin hãy tỉnh lại

Thái Hạo

20-7-2021

Bây giờ tuyệt đa số học sinh không còn thích Truyện Kiều nữa, nếu không muốn nói là thấy nhàm chán, ngớ ngẩn, nhạt nhẽo… Các bạn không tin thì cứ vào các trường phổ thông mà hỏi, 100 học sinh, khó có nổi một em trả lời rằng “thích”. Vì sao thế, vì văn học nhà trường đã trở nên hoàn toàn xa lạ với cuộc sống, nó chỉ còn là chuyện bình tán miên man, học thuộc và thi.

Thư kiến nghị khẩn cấp: Cần truy tố sư sãi làm nhục Chủ tịch nước

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

23-9-2018

Kính gửi: – Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

– Bộ chính trị

– Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng

Tôi là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản.

Tôi xin gửi đơn kiến nghị khẩn cấp này đến các cơ quan của Đảng một việc như sau:

Nhân ngày Quốc tế Từ thiện 5/9: Giá trị của việc làm từ thiện

Kim Anh

7-9-2020

Nếu cho người khác một con cá, bạn sẽ chỉ nuôi sống người đó một ngày. Còn nếu dạy anh ta cách câu cá, bạn sẽ nuôi sống anh ta cả đời“. Câu ngạn ngữ của người xưa được phát biểu ngắn gọn rằng: “Giúp cần câu chứ không cho con cá”.

50 năm – Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968), Từ tiết lộ của người trong cuộc… Nguyễn Đắc Xuân

Lê Thiên

29-1-2018

Những nạn nhân ở Huế bị thảm sát đã được tìm thấy trong những hố chôn người tập thể. Ảnh: Life

Hôm nay 29/01/2018, chúng ta nhớ cuộc đột kích của CS Miền Bắc vào các phố thi thuộc lãnh thổ VNCH, đặc biệt là cô đô Huế sau khi CS vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngưng chiến mừng Xuân trên toàn cõi Việt Nam. Riêng Huế, quân CS chiếm cứ chỉ trong 25 ngày (kể từ đêm Giao Thừa Mậu Thân, tức đêm 29 rạng 30/01/1968), tổn thất nhân mạng thường dân lên tới hàng ngàn sinh linh, chưa kể hàng vạn bộ đội và du kích CS cũng như quân cán chính VNCH và vài trăm lính Mỹ. Truyền thông Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài dày đặc những thông tin về những tử vong oan ức ngay sau khi Quân lực VNCH tái chiếm Huế. Nhưng phía CSCN tìm mọi cách để bưng bít, che giấu sự thật, thậm chí cho máy ủi cày xới, san bằng cả những nghĩa trang chôn cất các nạn nhân cuộc thảm sát nhằm xóa sạch mọi dấu vết.

Cần Giờ, lá phổi xanh của Saigon, sẽ bị bóp chết bởi dự án đô thị lấn biển của Vingroup?

Đặng Sơn

7-1-2020

Ảnh: internet

Ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển, sau khi về tay Vingroup gần đây, dự án đã được cấp phép phình to thành 2.870 ha…

Các nhà khoa học nói gì về dự án này?

Vingroup đã ước tính rằng họ cần 137,6 triệu mét khối cát san lấp – đủ để lấp đầy hơn 36.600 hồ bơi kích thước chuẩn Olympic – cho công việc lấn biển. Điều này gây ra lo ngại rằng một phần cát san lấp sẽ được lấy từ đáy sông ở ĐBSCL, nơi mà nạn khai thác cát bất hợp pháp, tràn lan đã gây ra sạt lở bờ sông nghiêm trọng.

Việc bắt giữ Tổng thống sẽ làm nền dân chủ mạnh hơn như thế nào

New York Times

Cù Tuấn, dịch

31-3-2023

Năm 1872, Tổng thống Ulysses S. Grant bị cảnh sát bắt vì điều khiển xe ngựa kéo quá tốc độ ở Washington. Viên cảnh sát giơ tay ra hiệu dừng lại, Grant tuân theo rồi đi cùng viên cảnh sát đến đồn cảnh sát.

“Thành phần thứ ba”

Nguyễn Lương Hải Khôi

29-5-2019

LS Ngô Bá Thành. Ảnh: internet

GS Ngô Vĩnh Long ở ĐH Main có một số nghiên cứu (và hướng dẫn nghiên cứu) về “thành phần thứ ba” – những người trí thức ở Sài Gòn đấu tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hoà.

Theo GS Ngô Vĩnh Long, những người “thành phần thứ ba” này là những “trí thức độc lập”, không thuộc phe cờ đỏ cũng không thuộc phe cờ vàng (nghĩa của tên gọi “thành phần thứ ba”)

Tuy nhiên, nhìn vào hành trạng chính trị của những người “trí thức độc lập” này sau năm 1975 thì ta thấy thật khó để nói họ “độc lập”.

“Cháy nhà lòi ra mặt chuột”

Lý Trần

23-7-2021

Điện thoại đổ chuông, ông hàng xóm gọi sang uống nước. Tôi đeo khẩu trang và đi luôn. Vào nhà thấy hai ông CB (cựu binh) đã ở đó, tôi bảo 3 người là vi phạm 5K rồi. Ông CB là thương binh không phải đảng viên CS cười bảo: “Vi rút CS còn sợ hơn covid nhiều, cứ vào đây. Lão chủ nhà này tuy là CS nhưng chơi được”.

Độc Quyền Sách Giáo Khoa Là Nhiệm Vụ Chính Trị!

Nguyễn Quang Duy

25-9-2018

Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động. Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ. Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.